You are on page 1of 98

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1. Vai trò bao bì của bao bì đối với chuỗi cung ứng thực phẩm và khả năng bảo vệ
thực phẩm

- Bao bì dùng cho sản phẩm tiêu dùng là lĩnh vực mà cung và cầu liên tục thay đổi do ảnh
hưởng từ thị trường tiêu thụ, sự thích ứng của người tiêu dùng, khả năng phân phối, tính
pháp lý và tiềm lực công nghệ.

- Các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến bao bì sử dụng cho các loại thực phẩm tiện lợi chủ yếu
là:

o Tính công nghệ

o chính trị / pháp lý

o văn hóa xã hội

o Nhân khẩu học (Demographic)

o Hệ sinh thái

o Nguyên liệu sẵn có

o Nền kinh tế.


Hình: Hệ thống phân phối thực phẩm

- Bao bì kết hợp với sự phát triển của khoa học thực phẩm, kỹ thuật chế biến và bảo quản,
đã được áp dụng theo nhiều cách khác nhau để đảm bảo sự an toàn của người tiêu dùng
và tính toàn vẹn của sản phẩm. Bằng chứng là hàng tỷ gói hàng đang được sử dụng an
toàn hằng ngày.

- Để giúp giảm thiểu lượng thực phẩm hư hỏng trong suốt quá trình từ nguyên liệu thô
đến thành phẩm và phân phối đến tay người tiêu dùng, cũng như tiết kiệm chi phí sản
xuất, bao bì sử dụng cần là loại bao bì tối ưu nhất. Tổn thất thực phẩm đáng kể tồn tại ở
các nước kém phát triển - từ 30% đến 50%, lí do là vì thiếu các yếu tố kỹ thuật như: bảo
quản, bảo vệ, lưu trữ và vận chuyển thực phẩm đúng cách (Tổ chức Y tế Thế giới). Ở các
nước phát triển, các hệ thống xử lý, đóng gói và phân phối được hiện hiện đại hóa và phổ
biến hơn, vì vậy chỉ số thực phẩm tổn thất thực phẩm trước khi nó đến được tay người
tiêu dùng chỉ khoảng 2-3%.
- Chỉ khoảng 1% thực phẩm có sử dụng bao bì bị bỏ đi, trong khi tỉ lệ này đối với các loại
thực phẩm không sử dụng bao bì lên tới 10-20%.

2. Giá trị của bao bì đối với xã hội

- Các lợi ích xã hội của bao bì:

1. Hạn chế hoặc ngăn ngừa các tác động lên sản phẩm và hư hỏng thực phẩm, do đó tiết
kiệm năng lượng và chất dinh dưỡng quan trọng, giúp bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

2. Giảm chất thải rắn đô thị, dư lượng thực phẩm dùng làm thức ăn chăn nuôi hoặc phân
bón hữu cơ.

3. Giảm giá thành của nhiều loại thực phẩm thông qua các mẻ sản xuất và phân phối trên
quy mô lớn, cũng như giảm lượng thực phẩm hao hụt.

4. Giảm giả mạo và pha trộn sản phẩm

5. Nâng cao tính vệ sinh và cảm quan thực phẩm

6. Cung cấp các thông tin quan trọng về thực phẩm và giúp người tiêu dùng dễ lựa chọn.

7. Giúp thực phẩm trở nên tiện lợi hơn trong khâu sử dụng hoặc chuẩn bị, tiết kiệm thời
gian.

8. Marketing sản phẩm trong một thị trường có tính cạnh tranh và tăng lựa chọn cho
người tiêu dùng.

9. Tạo điều kiện cho việc phát triển các định dạng bán lẻ hiện đại, cung cấp người tiêu
dùng sự tiện lợi và sự sẵn có của thực phẩm có nguồn gốc từ khắp nơi trên thế giới ở mọi
thời điểm trong năm.
10. Kéo dài hạn sử dụng của sản phẩm, do đó làm giảm lãng phí.

11.Tiết kiệm năng lượng do một số loại bao bì cho phép phân phối không cần bảo quản
lạnh hoặc đông lạnh.

- Các mối quan tâm của công chúng đối với bao bì thực phẩm bao gồm:

1. Lượng bao bì bị vứt bừa bãi và khối lượng của chúng so với rác thải đô thị

2. Chi phí xử lý và thu hồi rác thải bao bì trong lượng rác thải đô thị

3. Ô nhiễm liên quan đến phương pháp xử lý, tức là bãi chôn lấp và thiêu đốt rác

4. Dễ mở

5.Kích thước của bao bì phải phù hợp với lượng sản phẩm bên trong.

6. Nhãn phải rõ ràng, đầy đủ thông tin

7. Ô nhiễm thực phẩm do chính bao bì gây nên

8. Các tai nạn liên quan đến bao bì.

9. Khác
3. Đinh nghĩa và chức năng cơ bản của bao bì

- Có rất nhiều cách để định nghĩa bao bì, tùy vào phương diện cần thể hiện:

o Phương cách đảm bảo an toàn khi phân phối sản phẩm đến tay người sử dụng sau
cùng trong tình trạng tốt và giá cả tối ưu
o Một hệ thống kết hợp giữa chế biến, vận chuyển, phân phối, tồn trữ, bán lẻ và sử
dụng
o Một chức năng kỹ thuật – thương mại nhằm mục tiêu tối ưu giá thành phân phối
và tối đa giá bán ( tăng lợi nhuận )

- Chức năng cơ bản cụ thể của bao bì:

1. Chứa đựng: phụ thuộc vào hình dạng vật lý và bản chất của sản phẩm. Ví dụ, bao bì
cho sản phẩm bột mịn dễ hút ẩm sẽ khác với sản phẩm sốt cà chua đậm đặc có tính acid.

2. Bảo vệ: phòng ngừa hư hỏng do tác động cơ học bắt nguồn từ khâu phân phối.

3. Bảo quản: Hạn chế hoặc ngăn chặn sự biến đổi của các hợp chất hóa học, sinh hóa và
tạp nhiễm vi sinh.

4. Thông tin về sản phẩm: yêu cầu pháp lý, thành phần sản phẩm, cách sử dụng, v.v.

5. Tính tiện lợi: bán lẻ hoặc theo pack

6. Cảm quan sản phẩm: loại vật liệu, hình dạng, kích thước, màu sắc, đơn vị bán hàng,
v.v.

7. Marketing thương hiệu: Cách thể hiện tên thương hiệu bằng kiểu chữ, biểu tượng,
hình minh họa, hình quảng cáo và màu sắc,

8. Khuyến mãi: mua 2 tặng một, dùng thử miễn phí sản phẩm mới sản xuất, ...

9. Tính kinh tế: ví dụ, hiệu quả trong khâu phân phối, sản xuất và lưu trữ

10. Thân thiện môi trường: trong sản xuất, sử dụng nhiều lần, tái chế và xử lý cuối
cùng.

4. Thiết kế và phát triển bao bì

Bảng 1.1. Các bước phát triển chiến lược của bao bì

Yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm và bao bì của chúng để đảm bảo chức năng bao gói và bảo
vệ/ bảo quản thực phẩm, qua đó tăng HSD, cải thiện khả năng phân phối và lưu trữ cho
đến khi chúng được sử dụng.
Giá trị của bao bì và các đặc điểm mà sản phẩm mang đến cho người tiêu dùng, ví dụ
như thẩm mỹ, mùi vị, tiện lợi, chức năng và thân thiện với môi trường.
Thỏa mãn các yêu cầu về mảng marketing đối với các sản phẩm và bao bì mới để tạo ra
sự khác biệt của thương hiệu, bảo vệ thương hiệu khỏi bị làm giả và thỏa mãn các giá trị
kinh tế và phù hợp với chiến lược markerting.
Phù hợp với chuỗi cung ứng ví dụ như tương thích với hệ thống bao bì hiện nay và/hoặc
hệ thống sản xuất sẵn có.
Tính pháp lý và khía cạnh sản xuất/ tài chính, ví dụ như các quy định về vệ sinh an toàn
thực phẩm, cách ghi nhãn, khối lượng và định lượng, thành phần liệu có gây ảnh hưởng
lên sản phẩm chứa đựng, quá trình thẩm định, ...
Tính kinh tế, ví dụ, giảm khối lượng bao bì giúp làm giảm ảnh hưởng từ thuế và giá trị
bao bì lên giá thành sản phẩm, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo chất lượng.

Bảng 1.2. Các giai đoạn cơ bản trong việc thiết kế và phát triển loại bao bì plastic
mới.

Xác định mô hình bao bì


Tóm tắt các thao tác chuẩn bị và tìm hiểu các yêu cầu về thiết kế loại bao bì, về mặt chức
năng và hình dạng
Tính toán chi phí, sàng lọc và xác định loại bao bì tối ưu nhất
Tìm nhà cung cấp nguyên vật liệu phù hợp
Chi phí dụng cụ, thiết kế và nhân công để tạo ra loại khuôn mới cho bao bì và nắp bao bì
Thử nghiệm lên mẫu thử: định hình, độ bền, kiểm tra rò rỉ, áp lực, loại nắp phù hợp
Chi phí thiết kế nhãn dán
Thử nghiệm độ dài hạn sử dụng của sản phẩm, đánh giá sự phù hợp của bao bì đối với
sản phẩm
Mô hình sản xuất: Hệ thống rót chai, hệ thống dán nhãn, hệ thống đóng thùng
Quảng bá mẫu thử
Thiết kế, tính toán, đánh giá độ bền, độ chịu nén ... khi phân phối mẫu thử
Sắp xếp và tính toán lượng hàng trên pallet, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng: kiểu xếp
hàng (xếp chồng thẳng hay xếp theo kiểu gạch xây nhà), độ ẩm không khí (ẩm tương
đối), thiết kế của pallet
Xác định các tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kĩ thuật của bao bì
Tiến hành sản xuất và thử nghiệm máy móc: tính toán hiệu quả và năng xuất dây chuyền
Lên kế hoạch sản xuất trên dây chuyền phụ
Phát triển các phương pháp kiểm tra và đảm bảo chất lượng quy trình
Vận hành quy trình sản xuất áp dụng loại bao bì mới phát triển
Tinh chỉnh và tối ưu hóa các thông số kỹ thuật

3. Cách vận hành dây chuyền điển hình ở các điều kiện bán lẻ thông thường

- Công đoạn sản xuất phải tương thích với nhau


- Vận chuyển hàng trên các băng tải và kiểm tra vệ sinh chúng thường xuyên
- Rót chai, ghép nắp, dán nhãn
- Đóng thùng, mã hóa
- Xếp thùng và bao gói stretch wrap
- Kho lưu trữ
- Chuyển đến warehouse
- Vận chuyển bằng xe tải đến Trung tâm Đáp ứng Chuỗi bán lẻ (retail regional
distribution centre - RDC)
- Lưu kho RDC
- Các đại lý đến dỡ hàng và lấy hàng theo đơn đặt hàng
- RDC chuyển hàng đến các của hàng bán lẻ theo đơn giao hàng
- Hàng được đưa vào kho chứa tại cửa hàng trong thời gian ngắn
- Hàng được đưa lên kệ hoặc trong tủ kính

4. Các bước thiêt kế và phát triển bao bì

Yêu cầu của sản phẩm


Nhu cầu và mong muốn đối với hệ thống phân phối
Vật liệu, máy móc và quy trình sản xuất
Nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng
Nhu cầu và mong muốn của thị trường
Yếu tố môi trường tác động

5. Yêu cầu của sản phẩm

Bản chất của sản phẩm


Tính chất vật lý Khí, Chất lỏng nhớt, khối rắn, hạt, bột mịn, nhũ tương,
paste ,...
Tính chất hóa học và hóa Thành phần nguyên liệu, thành phần hóa học, chỉ số dinh
sinh dưỡng, tính ăn mòn, tính dính, dễ bay hơi, không bền, có
mùi...
Hình dạng Kích thước và hình dáng
Thể tích, trọng lượng, khối Phương pháp rót bao bì, chia phần, độ chính xác, nghĩa vụ
lượng pháp lí ...
Tính nhạy cảm với các tác Độ bền cơ học, dễ vỡ,...
nhân bên ngoài
Sự thoái hóa của sản phẩm. Cơ chế thoái hóa gây ra các thay đổi về
Tính chất cảm quan Vị, mùi, màu, âm thanh, cấu trúc
Phân hủy hóa học Ví dụ (Vtm C bị phân hủy trong sản phẩm Ổi đóng hộp)
Biến đổi hóa học Ví dụ (Bánh mì để lâu)
Biến đổi hóa sinh Ví dụ (cho các phản ứng enzyme, hô hấp)
Trạng thái vi sinh Ví dụ (số lượng vi khuẩn)
Yêu cầu về hạn sử dụng của sản phẩm
Shelf life trung bình
Use-life
Technical shelf lìe Liệu thời gian phân phối sản phẩm về mặt pháp lý có
nên được tính vào hạn sử dụng của sản phẩm (hạn sử
dụng là khoảng thời gian từ khi sản phẩm được lưu trữ
đến khi chúng trở nên không phù hợp để sử dụng nữa)

6. Yếu tố khí hậu

Các yếu tố khí hậu cần biết để bảo vệ thực phẩm:


Nhiệt độ cao/thấp Có thể dao động lớn hoặc nhỏ
Độ ẩm Thẩm thấu hoặc khuếch tán
Ẩm tương đối Sự cô đặc, hút ẩm hoặc thoát ẩm
Ánh sáng Ánh sáng nhìn thấy, hồng ngoại, UV
Khí và hơi Thẩm thấu hoặc khuếch tán,: oxy, ẩm ...
Chất bay hơi và chất Thẩm thấu hoặc khuếch tán, mùi thơm hoặc mùi hôi
mùi
Cấu từ khí Hàm lượng muối gây ảnh hưởng đến tốc độ ăn mòn kim loại
Áp suất Áp suất bên trong/ngoài thay đổi phụ thuộc vào độ cao địa hình
hoặc khi hệ thống điều áp trong khoang máy bay bị hỏng
Bụi Do ảnh hưởng từ gió, mang theo cát, bụi, ...
7. Yếu tố vật lý

Bảo vệ thực phẩm khỏi các tác nhân vật lý trong quá trình lưu kho và vận chuyển.
Ví dụ:
Va chạm mạnh Các va chạm theo chiều thẳng đứng hoặc chiều ngang: rơi, vỡ,
ném ...
Rung lắc Rung lắc nhẹ do va chạm giữa phương tiện di chuyển và đường
(đường nhựa, đường sắt,...), khi phương tiện dừng, động cơ rung
lúc hoạt động, khi bốc dỡ hàng hóa, ...
Nghiền/Nén Chuyển hàng động hoặc tĩnh, chất hàng đè lên nhau, giữ hàng
trên băng tải, ...
Mài mòn Tiếp xúc với về mặt thô
Đâm thủng Tiếp xúc với vật nhọn, cí dụ lưỡi dao,...
Biến dạng Do lực phân bố không đều, các tấm pallet bị lỗi,...
Rách Bất cẩn khi xử lý

8. Yếu tố sinh học

Vi sinh vật Vi khuẩn, nấm mốc, nấm sợi, nấm men, virus
Côn trùng Gặm nhấm, bọ, ve, chim chóc

9. Tính năng đặc biệt của bao bì đối với quá trình phân phối và sử dụng hàng hóa

Dễ phân phối: xử lý, lưu trữ và giao hàng


Bảo vệ thực phẩm khỏi tạp nhiễm đất đá, vết bẩn, rò nước, tróc sơn, thấm dầu hay nước
bẩn
Ngăn ngừa nguy cơ ăn cắp, làm giả, trộn hàng.
Bảo vệ thực phẩm khỏi tạp nhiễm và sự rò rỉ từ các vật liệu bên cạnh khác.

10. Tính chất cơ bản của bao bì thủy tinh

Trơ với thực phẩm


Trong suốt với ánh sáng, có thể có màu
Không thấm khí và hơi
Giòn, dễ vỡ
Dễ tái thu nhận và tái sử dụng
Cứng
Cần công đoạn đóng nắp riêng
Ứng dụng trong ngành hàng có kênh phân phối đơn hoặc đa cấp

11. Tính chất cơ bản của bao bì bao bì thiết và nhôm

Cứng, khối lượng riêng của thép lớn, khối lượng riêng của nhôm nhẹ hơn.
Độ bền kéo tốt
Cách ly tốt ánh sáng, chất lỏng và thực phẩm nói chung
Cần công đoạn ghép, gấp nếp và uốn để tạo hình bao bì
Ứng dụng cao: thực phẩm và nước giải khát, bình xịt, ống, khay và thùng đựng dầu
Có thể phản ứng với thành phần trong thực phẩm, làm phân tán các ion kim loại

12. Tính chất cơ bản của bao bì giấy và bao bì carton

Nhẹ
Chống ánh sáng kém nếu không có lớp phủ hoặc lamination
Chống thấm lỏng và khí, hơi kém khi không có lớp phủ hoặc lamination, hoặc bọc nhiều
lớp
Cứng
Chống dầu mỡ
Thấm nước và hơi nước
Dễ định dạng, gấp nếp, dán keo
Dễ xé
Không cứng dòn, cũng không có độ bền xé cao như kim loại
Thao tác in ấn bao bì dễ dàng, rẻ tiền

13. Tính chất cơ bản của bao bì plastic

Dùng được cho đa dạng sản phẩm


Thấm khí và hơi, ở nhiều mức nhiệt
Vật liệu nhẹ, tính chất vật lý và quang học đa dạng
Ít cứng
Độ bền kéo và độ bền nứt đa dạng
Có thể trong suốt
Có thể chịu được khoảng dao động nhiệt lớn tùy vào loại plastic
Co giãn và trong một vài trường hợp đặc biệt có thể gấp lại

14. Vật liệu, máy móc và quy trình sản xuất bao bì

Tương quan sản phẩm/bao bì


Nhận diện các vật liệu bao bì không tương thích. Ví dụ: các ảnh hưởng đến môi trường
của bao bì plastic.
Mối tương quan ở mọi điều kiện phân phối và sử dụng ?
Bao bì có cần thiết phải thông khí? Ví dụ như bao bì rau quả phải cho phép quá trình hô
hấp
Quy trình chế biến thực phẩm trong hoặc ngoài bao bì
Phương pháp sử dụng nhiệt độ cao Ví dụ: Thanh trùng tiệt trùng theo mẻ lớn,
nấu, rót nóng, sấy, chần, tiệt trùng UHT,
nung thuần trở (ohmic heating), microwave
Phương pháp sử dụng nhiệt độ thấp Làm đông, làm lạnh, làm nguội
Phương pháp thay đổi thành phần hoặc Phương pháp điều chỉnh khí quyển ...
hàm lượng không khí
Loại bỏ không khí Hút chân không
Phương pháp hóa học Hun khói, ướp đường, ướp muối, muối
chua ...
Lên men Ví dụ (Lên men lactic ...)
Chiếu xạ Ví dụ (Tia gamma có tác dụng tiêu diệt
mầm bệnh trong thịt gia cầm, thảo mộc, gia
vị)
Khác: Thanh trùng và tiệt trùng bằng tia electron, tiệt trùng bằng khí, áp suất cao và sử
dụng các màng lọc
Phương pháp đóng nắp
Nắp có cần phải nguyên khối với bao bì hay dễ tách rời ?
Nắp có cần phải dễ đóng mở để bảo quản tiếp phần sản phẩm chưa dùng hết hay không?
Mức độ kín của nắp để ngăn ngừa sản phẩm thoát ra ngoài ?
Lực cần để mở nắp và phương pháp thử nghiệm chúng ?
Cách thức và dụng cụ cần thiết để mở các bao thiếc bao quanh cũng như nắp bao bì ?

Các nhân tố cần quan tâm để sản xuất ra loại bao bì mong muốn
Máy móc sản xuất
Nguyên vật liệu
Dung tích, khối lượng, hàm lượng kim loại trong bao bì
Định mức và kiểu ghép mí
Phương pháp chế biến thực phẩm
Kiểu bao bì, nhãn dán, mã hóa
Loại thùng chứa
Vỏ bọc co giãn (stretch wrap or shrink wrap)
Mức độ xếp chồng
Yêu cầu sức lao động

15. Nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng đối với bao bì

Chất lượng Quy trình sản xuất và đóng gói sau cùng phải giữ được mùi vị, cấu
trúc, màu sắc, độ tươi, độ chấp thuận đối với sản phẩm
Thông tin Thông tin về sản phẩm, tính pháp lý, nhãn hiệu, hướng dẫn sử dụng
Tiện lợi Dễ sử dụng, dễ mở và dễ phân hủy, giúp kéo dài hạn sử dụng của
thực phẩm, có thể sử dụng trong microwave
Sẵn có Mọi lúc mọi nơi
Đa dạng Về kích thước, hình dáng, thiết kế, ...
Tốt cho sức khỏe Ví dụ: giúp kéo dài HSD thực phẩm mà không sử dụng chát bảo
quản
An toàn Chống tạp nhiễm và ngăn ngừa sử dụng phải thực phẩm giả
Ít ảnh hưởng từ Tính tương thích với môi trường cao
môi trường

CHƯƠNG 3: CHẤT LƯỢNG VÀ HẠN SỬ DỤNG CỦA SẢN PHẨM ĐƯỢC BAO
GÓI

1. Giới thiệu 
- Bao bì ảnh hưởng đến chất lượng và hạn sử dụng của thực phẩm dựa trên tác dụng
kéo dài hạn sử dụng của chúng. 
- “Shelf life là khoảng thời gian mà sản phẩm thực phẩm vẫn còn an toàn khi
sử dụng; đảm bảo các đặc tính cảm quan, hóa học, vật lý và vi sinh vật, cũng
như giá trị dinh dưỡng còn nguyên như trên bao bì thể hiện ” 
- Shelf lifecũng là một phần nghiên cứu khi phát triển sản phẩm
- Thử nghiệm shelf life của 1 sản phẩm được thực hiện bằng cách lưu giữ mẫu đại
diện của sản phẩm cuối trong điều kiện tương tự với điều kiện phân phối sản
phẩm.
- Sau khi thực phẩm được xác định an toàn về mặtvi sinh, bước tiếp theo là kiểm
tra các chỉ tiêu chất lượng, ví dụ như số lượng vi sinh vật, các thông số hóa học
hoặc đánh giá cảm quan.
- Bảo quản siêu tốc là phương pháp này tốn ít thời gian do áp dụng các mô hình
toán học để dự đoánshelf life hoặc tìm hiểu ảnh hưởng của thành phần sản
phẩm lênshelf life.
- Có nhiều mô hình dự đoán dựa trên chỉ tiêu vi sinh hiện nay đang được áp dụng, ví
dụ như tìm hiểu hoạt tính của vi khuẩn trong các điều kiện thực phẩm cụ thể, qua
đó thay đổi công thức sản phẩm nhằm hạn chế số lượng vi sinh vật và tăng tuổi thọ
sản phẩm.Ví dụ Campden & Chorleywood Research Association FORECAST
Service và Chương trình Mô hình hóa mầm bệnh của USDA. 
- Tại EU, không có quy định nào đề cập đến shelf lifehoặc cách xác định shelf life,
nhà sản xuất chỉ chịu trách nhiệm cho việc đưa các sản phẩm an toàn lên thị
trường. 
- Tuy nhiên yêu cầu của EU là phải ghi lên bao bì thực phẩm a date of minimum
durability (best before hoặc best before end) hoặc, đối với thực phẩm dễ hư
hỏng do tạp nhiễm vi sinh,use by date. The date of minimum durability (Best
before) được định nghĩa là 'ngày mà thực phẩm vẫn giữ lại các thuộc tính đặc
thù khi lưu trữ đúng cách'.
- Các quyết định về việc quy định thực phẩm “best before” hay “use by” thuộc về
những người chịu trách nhiệm ghi nhãn thực phẩm, bất kể hành vi xóa hoặc thay
đổi HSD của sản phẩm đều là vi phạm pháp luật.

2. Các yếu tố ảnh hưởng chất lượng và hạn sử dụng của sản phẩm

Shelf life của thực phẩm có thể dự đoán được thông qua các tính chất đặc thù từ
khi chúng vẫn chỉ là mẫu thử. Có các cách dự đoán: thử nghiệm trên sản phẩm tương tự
và quan sát các mẫu, hoặc là thông qua các yếu tố:

- Yếu tố bên trong


- Yếu tố bên ngoài
- Quy trình sản xuất có ảnh hưởng (kết hợp yếu tố bên trong và bên ngoài)

2.1. Yếu tố bên trong


- Là các đặc điểm tính chất của sản phẩm cuối cùng
o Hoạt độ nước aw
o pH, nồng độ acid, loại acid
o Lượng vi sinh vật tự nhiên và sống sót
o Sự có mặt của oxy
o Thế oxy hóa – khử (Eh)
o Bản chất hóa sinh của thực phẩm
o Chất bảo quản (muối, gia vị, chất chống oxy hóa)
o Công thức tạo nên sản phẩm
o Sự tương tác của bao bì với sản phẩm (nhiễm kim loại vào thực phẩm ...)
- Việc lựa chọn nguyên liệu ban đầu rất quan trọng đối với các yếu tố bên trong của
sản phẩm cuối cùng. Nguyên liệu ban đầu kém thì sản phẩm không thể tốt được
2.2. Yếu tố bên ngoài
- Là sự tương tác giữa sản phẩm và các yếu tố môi trường trong suốt quá trình thực
phẩm đi từ nguyên liệu đến khi được tiêu dùng:
o Nhiệt độ - thời gian chế biến
o Kiểm soát nhiệt độ lưu trữ và phân phối
o Độ ẩm tương đối (RH) lưu trữ và phân phối
o Tiếp xúc ánh sáng (UV hay IR) khi lưu trữ và phân phối
o Kiểm soát thành phần không khí trong bao bì
o Cách người tiêu dùng sử dụng sản phẩm.

3. Quá trình hóa học/ hóa sinh


3.1. Quá trình oxy hóa
- Một số thành phần hóa học của thực phẩm phản ứng với oxy gây ảnh hưởng đến
màusắc, hương vị, hàm lượng dinh dưỡng và đôi khi đến tính chất vật lý của thực
phẩm.
- Các loại thực phẩm có hàm lượng chất béo cao, đặc biệt là chất béo không bão hòa
rất dễ bị oxy hóa gây thay đổi hương vị.Axit béo bão hòa cũng bị oxy hóa nhưng
chậm hơn.
- Các chất chống oxy hóa có hai loại là tồn tại tự nhiên và được thêm vào, chúng
làm chậm tốc độ oxy hóa hoặc ngăn chặn sự khởi đầu ôi hóa.
- 3 cơ chế oxy hóa axit béo đó là:
o sự hình thành các gốc tự do khi có mặt chất xúc tác ion kim loại (sắt), nhiệt
độ, hoặc ánh sáng.
o Photooxidation, trong đó các chất nhạy cảm ánh sáng ( chất diệp lục,
myoglobin) ảnh hưởng đến trạng thái năng lượng của oxy;
o Do enzymelipoxygenase

Hình 3.1. Ước tính lượng oxytối đa đối với một số loại thực phẩm

- Bảo quản lạnh, lạnh đông không giúp chống oxy hóavì cả hai bước phản ứng đều
có năng lượng hoạt hóa thấp. Phương pháp khuyến nghị là giảm nồng độ oxy (cả
tan trong và tiếp xúc với thực phẩm) xuống < 1%, loại bỏ nhân tố khởi nguồn quá
trình oxy hóa cũng như sử dụng chất chống oxy hóa.

3.2. Hoạt tính enzyme


- Rau và quả sau khi được thu hoạch vẫn tiếp tục hô hấp  điều này gây ảnh hưởng
đến hạn sử dụng sản phẩm, thường cường độ hô hấp càng mạnh, hạn sử dụng càng
ngắn.
- Các sản phẩm Immature (thu hoạch lúc chưa chín) ví dụ như đậu, có cường độ hô
hấp khá cao  hạn sử dụng ngắn hơn sản phẩm mature (thu hoạch lúc đã chín) ví
dụ như khoai tây hoặc hành tây.
- Sự cạn kệt chất dinh dưỡng do dùng cho quá trình hô hấp gây ra hiện tượng lão
hóa và làm chậm các con đường trao đổi chất. Rau quả bị tổn thương thì quá trình
hô hấp diễm ra mạnh hơn, cũng như tạo điều kiện cho vsv xâm lấn.
- Phương pháp bảo quản điều khiển nhiệt độ giúp làm giảm cường độ hô hấp, qua
đó kéo dài tuổi thọ của sản phẩm. Kiểm soát nhiệt độ cùng với MAP ngoài ra còn
giúp ngăn chặn sự phát triển của nấm men, nấm mốc và vi khuẩn, kéo dài hơn nữa
shelf life.
- Độ chín của vụ mùa là yếu tố quan trọng nhất quyết định hoạt động sống của rau
quả sau thu hoạch và chất lượng cuối cùng (cảm quan, kết cấu, hương vị, giá trị
dinh dưỡng) của rau quả. Rau quả bao gồm hai nhóm:
o Immature (1), ví dụ ớt chuông xanh, ớt xanh, dưa leo, bí mùa hè, su su, đậu
lima, đậu xanh, đậu bắp, cà tím và
o Mature (2), như cà chua, ớt đỏ, dưa hấu, bí ngô, bí mùa đông.
- Đối với nhóm (1), chất lượng ăn ngon nhất là khi chúng chưa chín hoàn toàn. VÌ
vậy nếu thu hoạch chậm sẽ làm giảm chất lượng, nhanh hư hỏng.
- Đối với nhóm (2),chất lượng ăn ngon nhất là khi chúng chín hoàn toàn trên cây,
ngoại trừ cà chua, sau khi thu hoạch chúng không thể tiếp tục chín.
o Trái cây khi được thu hoạch mà chưa mature --> mức độ nhăn nheo cao
hơn, tổn thương cơ học lớn hơn, mùi vị kém hơn.
o Trái cây khi thu hoạch quá chín --> cấu trúc mềm/bột sớm sau khi thu
hoạch.
o Khi vận chuyển rau quả mature ở quãng đường dài --> khuyến khích thu
hoạch ở giai đoạn gần với độ chín lý tưởng. --> nhằm tạo sản phẩm tối ưu
với yêu cầu tiêu dùng.
- Ethylene (C2H4) là chất kích thích tăng trưởng thực vật, giúp tăng tốc độ lão hóa
và thúc đẩy quá trình chín. C2H4là một loại khí không màu với mùi ngọt giống như
ether.
- Lượng C2H4mà cây tạo ra phụ thuộc vào nhiệt độ và một số bộ phận của cây có thể
sinh ra lượng nhiều hơn các bộ phận khác.
- Hiệu quả của ethylene phụ thuộc vào loại thực vật trước tiên nhưng cũng phụ
thuộc vào nhiệt độ, thời gian và nồng độ.
- Rau quả nếu tiếp xúc với C 2H4trong thời gian dài thường nhạy với ethylene hơn,
ngay cả ở nồng độ thấp 0,1ppm. Ví dụ các loại Climacteric fruits như táo, bơ,dưa
hấu và cà chua đặc biệt nhạy cảm với ethylene.
- Rau củ khi bị tổn thương (cắt) hoặc bị bỏng lạnh kích thích sản xuất ethylene (đặc
biệt mô quả) do tác dụng lên enzyme giới hạn (1- acid aminocyclopropane-1-
carboxylic synthase), dẫn đến sự hình thành thêm ethylene (đi theo pathway hóa
sinh) và làm tăng độ nhạy của mô với ethylene  ảnh hưởng đến chất lượng quả.
- Có thể giảm hàm lượng ethylene bằng cách hấp thụ bằng than hoạt tính hoặc
KaliPermanganat (KMnO4). Tuổi thọ của xoài đóng gói MAP đã tăng lên từ 16đến
21 ngày bằng cách sử dụng đồng thời than hoạt tính vàKMnO4.
- Bao bì giúp giảm hàm lượng ethylene và O 2 trong thực phẩm gọi là active
packaging. (bao bì hoạt tính).
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của ethylene đến chất lượng rau quả

Loại rau quả Ảnh hưởng của ethylene

- Hóa vàng do mất chlorophyll


- Có các vết đốm nâu đỏ trên lá
Rau nhiều lá
- Héo lá
- Tổng hợp phenolic  hóa nâu, vị đắng
Dưa leo Hóa vàng, mềm

Quả chưa chín Tăng nhanh sự chín  làm mềm mô

Măng tây Gây cứng do làm dày khối xơ

4. Quá trình vi sinh


- Trong điều kiện thích hợp, hầu hết các vi sinh vật phát triển theo cấp số nhân, một
số trong chúng có chu kì nhân đôi mỗi 20 phút, lượng tế bào vi khuẩn do đó có thể
tăng lên đến 16x106 tế bào chỉ trong vòng 8 giờ.
- Ở điều kiện bất lợi,thời gian nhân đôi của vi sinh vật có thể bị trì hoãn  khai thác
khi phát triển các sản phẩm thực phẩm và quy trình sản xuất để đạt được thời hạn
sử dụng mong muốn.
- Để sinh trưởng trong thực phẩm, vi sinh vật sẽ tiêu thụ chất dinh dưỡng từthực
phẩm và sản xuất các sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất như sinh khí hoặc
acid. Chúng có thể giải phóng các enzym ngoại bào (ví dụ: amylase, lipases,
protease) gây ảnh hưởng đến kết cấu, hương vị, mùi và cảm quan của sản phẩm
thực phẩm. Một số loại enzyme sẽ tiếp tục tồn tại sau khi vi sinh bị tiêu diệt và
tiếp tục biến đổi gây hư hỏng thực phẩm.
- Khi mật độ vi sinh vật thấp, có thể không quan sát thấy dấu hiệu vi sinh trong thực
phẩm. Tuy nhiên ở mật độ cao, nấm men, vi khuẩn và nấm mốc, có thể quan sát
thấy các sợi nấm, thực phẩm xuất hiện chất nhờn, thực phẩm lỏng bị đục, sinh khí,
sinh acid và sinh mùi gây ra bởi các chất chuyển hóa thứ cấp. Mối quan hệ giữa
mật độ vi sinh vật và mức độ hư hỏng của thực phẩm không phải luôn luôn tương
đồng.
- Sự hiện diện của các sinh vật gây ngộ độc thực phẩm (pathogen) không nhất thiết
gây ra các thay đổi có thể nhìn thấy trong thực phẩm, tuy nhiên chúng lại gây ra
các chứng bệnh (nhẹ) hoặc tử vong (nặng). Mật độ vi sinh vật gây bệnh càng lớn,
thời gian ủ bệnh càng thấp, tỉ lệ mắc bệnh càng cao.
- Mức độ vi sinh ban đầu quyết định chế độ xử lý thực phẩm, qua đó tiêu diệt chúng
hoặc giảm tốc độ sinh trưởng của chúng --> kết hợp yếu tố bên trong và yếu tố bên
ngoài.

5. Tổn thương vật lý


- Trong quá trình xử lý sản phẩm, đặc biệt là trong khâu lưu trữ, phân phối và
tiêu dùng, các sản phẩm thường phải chịu các tác động vật lý từ phương tiện vận
chuyển, chất hàng trong kho và bốc xếp hàng.
- Vì vậy bao bì phải có khả năng chịu được và hạn chế các tác động trên.
- Các bề mặt dễ bị va chạm phải được seal lại bằng nhiệt hoặc bằng các con ốc. Sự
rò rỉ có thể gây nên mất chức năng bảo quản của bao bì.

6. Hư hỏng do côn trùng


- Hư hỏng thực phẩm do côn trùng thường gây sự khó chịu cho người tiêu dùng vì
chúng không thể bị phát hiện cho đến khi sử dụng. Quá trình nhiễm có thể xảy ra
tại bất kỳ thời điểm nào sau khi sản xuất, nhưng thường xuyên nhất trong thời
gian lưu trữ kéo dài hoặc trong quá trình giao hàng.
- Mặc dù có thể không phải là lỗi của nhà sản xuất, điều này có thể gây mất uy tín
thương hiệu và chịu các khoản phí kiện tụng tốn kém.

7. Sự thay đổi độ ẩm.


- Sự thay đổi độ ẩm có nghĩa là bay hơi hoặc tăng hàm lượng ẩm  tác nhân vật lý
chủ yếu gây giảm hạn sử dụng sản phẩm.
o Thực phẩm dễ hút ẩm cần bảo vệ tuyệt đối khỏi tác nhân ẩm, ví dụ như sản
phẩm cereal breakfast. Việc hút ẩm sẽ gây mất cấu trúc, đặc biệt là độ giòn
của sản phẩm.
- Bảo vệ hoặc ngăn ngừa sự mất ẩm tốt nhất là bằng cách duy trì nhiệt độ và độ ẩm
chính xác trong kho. Đối với thực phẩm ướp lạnh và đông lạnh, sự mất nước (do
sấy khô, tách nước, bay hơi) có thể dẫn đến giảm chất lượng sản phẩm.
- Tổn thất trong quá trình bảo quản trái cây và rau quả chủ yếu thường do sự thoát
hơi ẩm. Hầu hết chúng có độ ẩm cân bằng là 97–98%, vì vậychúng sẽ bị mất ẩm
nếu như bảo quản ở độ ẩm nhỏ hơn.

Bảng 3.4. Lượng hơi ẩm bốc lên và cảm quan tương ứng của phần ngoài miếng
thịt bò sau 6 tiếng để ngoài trời.

Lượng hơi ẩm mất đi (g.cm-2) Sự thay đổi cảm quan


≤ 0.01 Thịt có màu đỏ, ẩm, độ sáng có thể mất đi ít
0.015 – 0.025 Bề mặt khô hơn, thịt vẫn ưa nhìn nhưng màu tối hơn
0.025 – 0.035 Màu tối thấy rõ, thịt khô và dai
0.05 Thịt khô, đen xám.
0.05 – 0.1 Thịt đen.

- Khi bảo quản lạnh đông, thực phẩm bị mất nước nhiều (do thăng hoa) và bị cháy
lạnh (thực phẩm bị thâm, dập bề mặt).
- Cháy lạnh khiến cho bề mặt thịt bị ôi hóa,đổi màu và biến đổi về mặt vật lý.
- Bao bì làm bằng vật liệu ít thấm hơi nước giúp bảo vệ thực phẩm, chống mất nước
trong quá trình lưu trữ và phân phối.

8. Hiện tượng ám mùi


- Trong thực tế, một số mặt hàng đôi khi được lưu trữ hoặc phân phối trong
cùng một container hoặc xe chở.
- Các sản phẩm từ sữa, trứng và thịt tươi rất dễ bị ám mùi mạnh. Sản phẩm từ sô cô
la có hàm lượng chất béo cao rất dễ bị bay mùi.
- Sự ám mùi có thể xảy ra do bao gói không cẩn thận hoặc lưu trữ bên cạnh các loại
hóa chất nặng mùi, chẳng hạn như chất tẩy rửa, hoặc trong các cửa hàng gần với
sản phẩm kẹo có hương vị mạnh (bạc hà).
- Bao bì giúp làm giảm thiểu nhiều vấn đề, tuy nhiên bao bì nhựa cho phép thấm hơi
đáng kể, vì vậy khi kết hợp với bao gói chân không và MAP tính thấm thấp,
giúp giảm nhưng không ngăn chặn hoàn toàn sự ám mùi từ môi trường bên ngoài.

5.1. Sự cạnh tranh mùi


- Nếu một hợp chất hóa học có trong thực phẩm có ái lực cao đối với vật liệu bao
gói, nó sẽ có xu hướng được hấp thụ vào hoặc hấp thụ lên bề mặt bao bì cho đến
khi nồng độ cân bằng giữa thực phẩm và bao bì. Đây gọi là hiện tượng scalping
(sự cạnh tranh).
- Scalping không gây nguy cơ trực tiếp đến sự an toàn của thực phẩm, hay gây mùi
hoặc hương vị khó chịu.
- Tuy nhiên, việc mất các hợp chất dễ bay hơi mà góp phần vào hương vị đặc trưng
thực phẩm gây ảnh hưởng đến chất lượng giác quan. Thường các mùi hương này
được dùng che đi các mùi hương khó chịu tự nhiên của thực phẩm. Dẫn đến khi
chúng mất đi sẽ biến thực phẩm trở nên nhạt nhẽo và giảm hương vị.

Vì vậy cần phải thiết kế và thử nghiệm loại bao bì phù hợp thật cẩn thận và đánh giá
thông qua mức độ cảm quan cao để đảm bảo rằng tính thấm mùi bị hạn chế thấp nhất.

CHƯƠNG 4: BAO BÌ THỦY TINH

1. Giới thiệu
- Thủy tinh được định nghĩa là sản phẩm vô cơ hỗn hợp nóng chảy được làm nguội
đến khi đạt được kết cấu cứng chắc mà không xảy ra hiện tượng kết tinh.
- Về mặt hóa học, thủy tinh là hỗn hợp Silica (SiO 2), vôi (CaO), soda (Na2CO3)
nung chảy (~1723oC) ta được dung dịch có độ nhớt cao và làm nguội. Sau khi làm
nguội, trạng thái lỏng là trạng thái liên tục tới khi độ nhớt tăng lên cao tới mức
chúng được gọi là trạng thái rắn.
- 2 dạng bao bì thủy tinh chính trong công nghệ thực phẩm
o Bình (bottle, cổ hẹp)
o Hũ(jar, pot, cổ rộng)

- Bảng 6.1. Thị trường bao bì thủy tinh ở UK


2. Các loại bao bì thủy tinh
2.1. Thủy tinh trong suốt (white flint - colourless glass)
- Làm từ soda, vôi và silica. Các thành phần này cũng có thể được dùng để chế tạo
thủy tinh màu khác.
- Công thức:
o silica (SiO2) 72%, nguồn từ cát có độ tinh khiết cao;
o vôi (CaO) 12%, nguồn từ đá vôi CaCO3
o Soda (Na2O), nguồn từ tro soda
o Nhôm oxit (Al2O3), thu nhận từ quặng hoặc Feldspar (một loại khoáng vật)
o Maggie oxit (MgO)
Thường không được bổ sung nhưng có sẵn
o Kali oxit (K2O) trong các vật liệu dùng làm thủy tinh.

feldspars (KAlSi3O8 – NaAlSi3O8 – CaAl2Si2O8)

2.2. Thủy tinh bán trong suốt (pale green – xanh nhạt)
- Tạo ra khi sử dụng nguyên liệu kém tinh khiết, hàm lượng sắt oxit (Fe 2O3) cao 
màu xanh
- Crom oxit (Cr2O3) có thể được bổ sung để tạo màu xanh đậm hơn.
2.3. Thủy tinh màu xanh đen
- Màu xanh đen là do bổ sung Crom oxit (Cr2O3) và sắt oxit (Fe2O3)

2.4. Màu amber – hổ phách (nâu, cường độ khác nhau)


- Màu amber được tạo thành bằng cách nung chảy hỗn hợp có chứa sắt oxit ở điều
kiện khử mạnh và bổ sung Cacbon.
- Thủy tinh amber có khả năng kháng tia UV và có thể được dùng đối với các sản
phẩm nhạy cảm ánh sáng
2.5. Thủy tinh xanh dương
- Thủy tinh xanh dương được tạo thành nhờ bổ sung Coban (Co) vào thủy tinh có
hàm lượng sắt thấp.
- Bất kì loại thủy tinh đều có thể được tạo nên hoặc bằng furnace (lò nung) hoặc
thủy tinh có màu bằng conditioning forehearth.
- Phương pháp forehearth cho ra loại thủy tinh màu đắt tiền hơn, nên không phù hợp
với hầu hết các loại nước ngọt có gas.
- A colouring forehearth là phương pháp tối ưu hơn khi sản xuất thủy tinh có màu vì
không cần phải thay đổi màu trong toàn bộ furnace. Lợi thế về việc có thể kết hợp
2 màu đồng thời và thay đổi màu liên tục.

3. Các thuộc tính của bao bì thủy tinh


- Giá trị cao: người tiêu dùng sẵn sàng trả thêm tiền để sở hữu sản phẩm có bao bì
thủy tinh do nhận thức về sản phẩm giá trị cao, đặc biệt là các sản phẩm rượu,
rượu vang…
- Sự trong suốt: người tiêu dùng có thể thấy rõ sản phẩm
- Bề mặt bao bì: thông thường là trơn láng, nhưng có thể tạo nhám (bằng acid) hay
gồ ghề (phủ sơn…)
- Màu sắc: xanh dương nhạt, lục, hổ phách, trong suốt…
- Dùng làm vật trang trí: phủ gốm, bột, màu, ...
- Khả năng chống thấm rất cao
- Trơ về mặt hóa học, không mùi
- Có nhiều hình dạng khác nhau --> tạo giá trị thương hiệu
- Ổn định nhiệt: phù hợp với quy trình rót nóng, thanh tiệt trùng trong bao bì,
microwave. Tuy nhiên khi microwave, khuyến cáo nên mở nắp (lí do an toàn)
- Bằng chứng chống hàng giả bằng nhựa co nhiệt ở phần nắp (thường sử dụng nắp
kim loại đúc sẵn hoặc nắp kim loại vặn) để nhận diện sản phẩm đã được sử dụng
hay chưa.
- Dễ mở khi sử dụng: bao bì cứng giúp dễ mở nắp hơn mặc dù áp suất chân không
thường hút nắp dính chặt vào bao bì.
- Chống tia UV: chống 1 phần (xanh dương/lục), chống gần như hoàn toàn (hổ
phách)
- Cứng --> dễ rót chai và phân phối --> tiết kiệm chi phí
- Dễ dàng vệ sinh, lau rửa bao bì thủy tinh
- Hiệu quả về môi trường: có thể tái chế, tái sử dụng
3.1. TÍnh toàn vẹn và khả năng tương thích của bao bì thủy tinh
- An toàn: Bao bì thủy tinh khá trơ về mặt hóa học, giảm nguy cơ về sức khỏe và an
toàn vệ sinh thực phẩm. Thủy tinh có thể được coi là bao bì tối ưu nhất cho thực
phẩm
- Khả năng tương thích với sản phẩm: Bao bì thủy tinh giúp tăng thời gian bảo
quản đối với cả thực phẩm lỏng và rắn, giúp giữ được chất lượng và mùi vị sản
phẩm.
- Sự chấp nhận của người tiêu dùng: Các khảo sát tiêu dùng đã chỉ ra rằng người
tiêu dùng có xu hướng đánh giá thực phẩm được chứa trong bao bì thủy tinh là
thực phẩm cao cấp. Kết luận từ các khảo sát chỉ ra 5 lợi ích nổi bật của bao bì thủy
tinh
o Hấp dẫn về mặt thẩm mỹ
o Nhận thức về sản phẩm chất lượng cao
o Có thể giữ được mùi vị
o Khả năng hiển thị sản phẩm tốt
o Có thể đóng mở nắp dễ dàng

4. Chế tạo bao bì thủy tinh


4.1. Nấu chảy
- Thủy tinh được nấu chảy trong lò luyện ở nhiệt độ 1350oC (2462oF)
- Được đồng hóa trong quá trình nấu chảy để tạo dịch lỏng không có bọt khí
- Đi qua kênh kiểm soát nhiệt độ (forehearth) để tới máy tạo hình
- Thủy tinh nóng chảy được cho vào khuôn tạo hình ở chính xác 1100°C (2012°F)

4.2. Tạo hình bao bì


- Thủy tinh nóng chảy trong feeder thoát ra khỏi lỗ định cỡ (orifice) có đường kính
và tốc độ dòng định trước, tạo thành gob
- “Gob” là các “giọt” thủy tinh có khối lượng bằng nhau, tốc độ như nhau
- Gob theo máng trượt đến khuôn tạo phôi, tạo thành Parison (phôi) bằng cách đúc
hoặc thổi
- Phôi sau đó được thổi thành hình dạng cuối cùng trong khuôn, nhiệt độ lúc này
khoảng 650 ° C (1200 ° F).

- Thường quy trình đúc thổi sử dụng khi làm hũ (jar), thổi thổi làm chai (bottle).
Tuy nhiên ở loại chai nhẹ, cổ hẹp có thể sử dụng phương pháp đúc thổi.
- Quy trình đúc thối giúp kiểm soát tạo hình tốt hơn quy trình thởi thổi, giúp tiết
kiệm lượng thủy tinh đến 30%.
- Qui trình ở Fig 6.3.
o Tạo hũ thủy tinh có đường kính cổ ≥35mm (≥1.25′′)
- Qui trình ở Fig 6.2 và Fig 6.4.
o Tạo chai thủy tinh có đường kính cổ ≤35mm (≤1.25′′)
4.3. Các thông số thiết kế
- Góc nghiêng của miệng bao bì Bore: miệng chai
o loại hũ miệng rộng nên ≥22°
Sealing surface: bề mặt được bịt kín
o loại chai thủy tinh ≥16°
Thread and lug: đường ren hay khấc
Hình: Bộ phận của bao bì thủy tinh.
Collar: Vòng đai

Root òf neck: chân cổ chai

Ring or finish: đai

4.4. Xử lý bề mặt Neck: cổ chai Shoulder: Vai

- Sau khi tạo hình, bao bì tiếp tục được xử Body: thân
lý bề mặt, có 2 phương pháp hot end và
Insweep
cold end.
o Phương pháp hot end: mục đích Push up
của phương pháp là để giảm ảnh
hưởng đến bề mặt thủy tinh do sự
thay đổi nhiệt lớn, giúp duy trì độ
rắn của bao bì. Chất phủ thường
là thiếc oxit (SnO2) hoặc dẫn xuất
của Titan (Ti). Phương pháp này tạo ra các bề mặt có tính ma sát cao, vì
vậy nên phủ thêm lớp chất bôi trơn.

o Phương pháp cold end: được áp dụng sau khi bao bì được làm nguội từ từ.
Mục đích của phương pháp là để tạo ra bề mặt có lớp chất bôi trơn, bền áp
lực và nước, có thể áp dụng trong các dây chuyền rót chai tốc độ cao. Phun
nước hoặc hơi, không được để phun lọt vào trong chai. Chất bôi trơn
thường dùng là dẫn xuất sáp polyester hoặc polyethylene., do đó để đầu
phun thấp.Sức căng bề mặt có thể được kiểm tra nhờ Dynes indicating
pens.
o Cần chú ý đến độ tương thích với nhãn dán của 2 phương pháp xử lý trên.
5. Lựa chọn nắp
- Nắp chai thủy tinh thường bằng kim loại, plastic hoặc nút bần (chai rượu vang,
rượu mạnh)
- Nắp (finish)
o Tight fitting plug
o Nắp vặn với vài vòng ren
o Nắp kim loại dùng để nhấn có khấc
- Các lớp niêm phong nhiệt có thể được sử dụng, đặc biệt đối với bao bì thủy tinh
dùng để nhận biết sản phẩm mới hay đã qua sử dụng.
- Các nắp nhôm sử dụng cho chai sữa là một trong những loại nắp đơn giản nhất.
- Nắp còn được gọi là the finish của bao bì.

Hình: Các loại cổ chai. Bên trái screw (ren), bên phải lug (khấc)
- Việc lựa chọn nắp cũng rất quan trọng. Nắp quá lớn có thể gây rò dịch (khi tác
động lực hoặc do áp suất hơi bên trong hoặc do gia nhiệt). Nắp quá nhỏ có thể gây
khó khăn trong việc ghép nắp.
- Có 3 loại kiểu đóng nắp
o Đóng nắp thông thường
o Đóng nắp chân không
o Đóng nắp áp lực
5.1. Đóng nắp thông thường
- Sử dụng cho các sản phẩm không hút chân không hoặc tạo áp suất dương
- Thường dùng nắp loại vật liệu composite plastic/kim loại
- Dùng cho sản phẩm: cà phê, sữa bột, bột
- Các lớp foils dùng để niêm phong, thường dùng cho sản phẩm sữa ... cho thấy đạt
hiệu quả cao.

5.2. Đóng nắp chân không


- Nắp kim loại với lớp đệm composite được hàn vào mép miệng chai
- Nắp được ép hay xoắn khi steam được thổi lên nắp, sau đó chai được đem đi thanh
trùng hoặc tiệt trùng tháp
- Kích cỡ dao động từ 28 đến 82 mm, đối với sản phẩm nước giải khát là 28-40mm.

5.3. Đóng nắp áp lực


- Nắp kim loại hay plastic với lớp đệm composite, có thể được ép hay xoắn vào cổ
chai.
- Bao gồm
o Nắp kim loại đúc sẵn, ví dụ crown hoặc twist crown
o Nắp kim loại vặn
o roll-on pilfer proof (ROPP)
o Nắp nhựa, có thể có dây chống hàng giả (tamper evidence band)

6. Quá trình xử lý nhiệt đối với thực phẩm trong bao bì thủy tinh
- Các sản phẩm thường được rót nóng ở ở 85 ° C và sau đó được làm lạnh.
- Chừa tối thiểu 5% thể tích bên trên (khi rót nóng) và 6% khi rót lạnh nếu tiệt trùng
ở 121 ° C.
- Khuyến nghị nên nhận thiết kế nắp chai trước khi bắt đầu thiết kế bao bì mới.
- Sự sốc nhiệt đối với bao bì thủy tinh khi làm lạnh cao gấp đôi so với khi gia nhiệt.
Vì vậy nhiệt độ làm mát không nên chênh lệch vượt quá 40 ° C và làm nóng không nên
vượt quá 65 ° C.

6.1. Chịu áp bên trong


- Bao bì thủy tinh được thiết kế tốt có thể chịu được áp lực bên trong lên đến 10 bar
(~ 9.87 atm), mặc dù yêu cầu sản phẩm hiếm khi vượt quá 5 bar (~ 4.93 atm).
- Đồng thời chịu được điều kiện chân không bên trong, rót dung dịch đặc, thổi hơi
nước để hình thành điều kiện áp suất phù hợp với đóng nắp chân không

6.2. Có thể tái đóng nắp


- Các loại nắp kim loại, nhựa đúc hoặc nắp vặn có thể dễ dàng được sử dụng lại.
- Loại nắp Pry-off crown (nắp bẩy lên) không thể đóng lại khi mở ra, còn twist-off
crown (nắp vặn) thì có thể.

CHƯƠNG 5: BAO BÌ KIM LOẠI


1. Yêu cầu của bao bì kim loại
- Cần phải đáp ứng được các chức năng cơ bản sau nếu muốn được phân phối đến
tay người tiêu dùng một cách an toàn và toàn vẹn:
o Bảo quản và bảo vệ sản phẩm
o Không phản ứng hóa học với thực phẩm
o Bền với các điều kiện chế biến và xử lý
o Bền với yếu tố môi trương
o Có cấu hình đúng như thiết kế và có thể thay đổi cấu hình đối với cùng loại
sản phẩm tùy thuộc vào nhà cung cấp nguyên liệu (chỉ khi thật sự cần thiết)
o Mẫu mã đẹp
o Dễ mở, an toàn/dễ lấy thực phẩm ra
o Dễ tái chế
- Thực phẩm đóng hộp thường có HSD kéo dài 2 -3 năm hoặc hơn do đã trải qa các
quá trình xử lý nhiệt. Bao bì phải chịu được các quá trình xử lý nhiệt và áp suất,
thường thực phẩm được gia nhiệt trong bao bì ở nhiệt độ và áp suất cao, trong môi
trường hơi nước / nước, do đó khi đồ hộp được đưa về nhiệt độ thường, chúng
thường tồn tại áp suất âm bên trong bao bì (áp suất chân không).
- Đối với sản phẩm nước giải khát có CO 2, sau khi đóng gói bao bì, áp suất do khí
CO2 tiếp tục tác động vật lý lên thành bao bì cho đến khi chúng được mở nắp, đây
gọi là áp suất dương. Đối với sản phẩm nước giải khát không bão hòa CO 2, ví dụ
như nước ép, rượu, khí N2 có thể được dùng để duy trì áp suất bên trong, giúp bao
bì DWI bản mỏng duy trì được hình dáng và độ cứng của chúng khỏi tác động
nén, ép, va đập gây biến dạng bên ngoài.

2. Thiết kế bao bì
- Đối với hầu hết bao bì kim loại, chi phí kim loại chiếm khoảng 50–70% tổng chi
phí bao bì.
- Độ dày thiết kế cần thiết phải tạo ra loại bao bì để sản phẩm sau cùng có thể chịu
được các tác động vật lý từ quá trình vận chuyển, sản xuất và lưu trữ.
- Để dễ sản xuất, xử lý, rót chai và đóng nắp, hầu hết bao bì dùng cho thực phẩm và
nước giải khát có mặt cắt ngang hình tròn. Tuy nhiên, để hiệu quả với các tác động
vật lý nhất định, cũng như chi phí và loại sản phẩm khác nhau, bao bì có thể thay
đổi từ nông (chiều cao thấp hơn đường kính) đến sâu (chiều cao lớn hơn đường
kính).
- Bao bì có mặt cắt ngang không tròn thường được sử dụng với sản phẩm cá và thịt
đóng hộp có trải qua giai đoạn chế biến nhiệt, ngoài ra còn có sản phẩm dầu ăn
không qua giai đoạn chế biến nhiệt
Bao bì có mặt cắt ngang không tròn Lớp niêm phong và khoen mở

- Các khay open trays (cả tròn và không tròn) dùng cho các sản phẩm nướng hoặc
sản phẩm ăn liền có nắp đậy. Các sản phẩm dạng bột như sữa bột, cà phê gói, thực
phẩm cho trẻ sơ sinh được đóng gói trong các can tròn, có nắp lever lid và lớp
niêm phong.

Hình: Bao bì có mặt cắt tròn điển hình cho thực phẩm và nước giải khát
Hình: Bao bì có mặt cắt không tròn điển hình dùng cho thực phẩm

3. Nguyên liệu thô


- Thép và nhôm được dùng làm bao bì và nắp đậy. Chúng có đặc điểm chung là
giá thành rẻ, không sinh độc tố, chịu lực tốt và có thể luyện.
3.1. Thép
- Thép Low-carbon trước tiên được dùng để sảnxuất blackplate. Từ blackplate tạo
ra tinplate hoặc thép tin – free (TFS) --> làm bào bì và nắp.
- Tinplate: 1 lớp thiếc mỏng được điện phân bao phủ lên blackplate ở cả hai mặt
của plate, giúp bảo vệ từ cả các yếu tố bên trong và môi trường bên ngoài.
o Lớp thiếc bên trong và bên ngoài có thể có bề dày khác nhau
o Có tác dụng chống ăn mòn cho thép.
o Tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm.
o Tuy nhiên, hầu hết bao bì được tráng lớp phủ hữu cơ ở mặt trong tinplate,
vừa giúp tạo nên lớp ngăn cách trơ giữa kim loại và sản phẩm bên trong,
giúp ngăn chặn các phản ứng hóa học xảy ra và ngăn sự biến đổi màu, mùi
của sản phẩm.
o Bề mặt thiếc giúp cân bằng điện trở trong quá trình hàn. Thiếc là kim loại
mềm, vì vật chúng đóng vai trò là lớp bôi trơn rắn trong quá trinhg ironing
bao bì để tạo thành bao bì 2 mảnh bản mỏng.
- Thép tin-free (TFS): :còn được gọi là chromium/chromeoxidecoated steel
(ECCS). blackplate được điện phân phủ 1 lớp mỏng chromium/chromeoxide bên
ngoài. Sau đó cần phủ thêm một lớp vật liệu hữu cơ bên ngoài để chống ăn mòn
tốt hơn.
o Lớp kim loại của ECCS là chất kết dính bền cho lớp phủ hoặc laminate
o ECCS rẻ tiền hơn tinplate, sau khi phủ laquer trong bề mặt vẫn không bóng
loáng như tinplate.
o ECCS không thể hàn được do có lớpchromium/chromeoxide.
o Nhà sản xuất thép ở Nhật phát triển loại lớp phủ modified tin-free metallic
cho steel --> hàn được.
3.2. Nhôm
- Tạo nên loại bao bì kim loại nhẹ, sáng màu, kim loại được dùng tương đối tinh
khiết, có bổ sung thêm Maggie hoặc Mangan để tăng độ cứng.
- Không thể hàn, do đó chỉ có thể dùng để chế tạo loại bao bì 2 mảnh (seamless
containers). Bề mặt bên trong của bao bì nhôm luôn được phủ lacquer hữu cơ
lacquer để tránh bao bì tiếp xúc với sản phẩm bên trong.

3.3. Tái chế bao bì kim loại


- Cả nhôm và thép đề là vật liệu dễ nung chảy.
- Vật liệu loại bỏ trong quá trình sản xuất bao bì có thể được đưa trở lại tái chế.
- Bao bi sau khi sử dụng sẽ được thu gom, phân loại bằng nam châm và tái chế.
- Nhôm và thép là loại vật liệu không bị thoái hóa trong quá trình tái nấu chảy và
tạo hình, vì vậy về lý thuyết có thể sử dụng vĩnh viễn.
- Một số quy trình tái chế nhát định cho phép tách thiếc ra khỏi thép trước khi tái
nấu chảy.

4. Quy trình sản xuất bao bì


- Bao bì sử dụng có thể là loại 2 mảnh hoặc 3 mảnh.
- Bao bì 3 mảnh làm từ 1 ống hình trụ được cuộn từ một miếng mỏng kim loại với
mép gấp dọc (thường là mép hàn) cùng với 2 can end được hàn vào 2 đầu hình trụ.
Có nhiều kích thước chiều cao và đường kính khác nhau.
- Bao bì 2 mảnh được làm từ 1 đĩa kim loại, plate được tạo hình thành một ống
hình trụ có 1 đáy, sau đó một can end được hàn vào đầu còn lại của hình trụ
- Drawing: tạo hình miếng kim loại mà không làm thay đổi độ dày
- Re-drawing: tạo hình two-piece can thành một dạng có đường kính nhỏ hơn
nhưng chiều cao cao hơn và cũng không làm thay đổi độ dày vật liệu
o Draw và Re-draw containers = DRD can
- Ironing: Làm mỏng vật liệu bằng thiết bị cán
o Lon dễbị đâmthủng, dễ biến dạng do va chạm (thường được hạn chế bằng
áp suấtdươngbêntrong lon)
o Draw + Ironing process (DWI): dùng để tạo bao bì KL có chiều cao lớn
hơn đường kính.

4.1. Bao bì hàn 3 mảnh


- Chỉ được làm từ thép (do phải hàn)
- Cuộn thép được cắt thành tấm 1m 2, sau đó phủ lacquer và in (nếu cần để bảo vệ và
trang trí bề mặt)
- Các khu vực làm mối hàn sẽ không phủ lacquer và không in để đảm bảo mối hàn
kín
- Tấm thép sau đó đi qua lò sấy 150-205 oC, tại nhiệt độ này lacquer và mực in sẽ
được làm khô.
- Ngoài ra để bảo vệ thực phẩm, có thể sử dụng các vật liệu nhạy UV, sau đó được
tráng lớp phủ ướt ngay lập tức và cho đi qua đèn UV.
- Các tấm thép sau đó được cắt nhỏ ứng với kích thước từng lon, mỗi miếng thép
được tạo hình (cuộn lại) thành hình ống. Phần mí chồng lên nhau có bề rộng 0.4
mm, sau đó hàn điện, mối ghép lúc này dày gấp đôi so với tấm thép → tăng nhiệt
độ để làm mỏng mối hàn.
- Nêu bên trong có lớp lacquer thì cần bổ sung thêm lớp lacquer ngay bên trong mối
ghép để đảm bảo toàn bộ bề mặt bên trong đều tráng lacquer.
Hình: Nguyên tắc hàn lon 3 mảnh
- Đối với lon thực phẩm, thân lon lúc này đi qua máy gấp mép (flanging machine),
phần trên và dưới của lon được tạo miệng loe (flange) để gắn 2 đáy.
- Đối với lon đồ uống, có 1 khoảng của phần trên và dưới của thân lon được bo nhỏ
hơn so với thân lon trước khi đến phần flange, mục đích là để giảm chi phí bao bì
và diện tích nếp gấp.
- Sau đó là công đoạn ghép đáy đối với cả hộp thực phẩm và đồ uống, được gọi là
maker's end (ME). ME có nghĩa là đáy có khoen mở. Canner’send (CE) có
nghĩa là đáy không có khoen mở.
- Trước tiên là hàn ME, sau đó rót sản phẩm rồi mới hàn CE. Mục đích là vừa để
kiểm tra rò rỉ và đảm bảo chất lượng sản phẩm cuối.
- Ở giai đoạn này, can thân cao được tạo bead nhờ beading machine. Các bead giúp
ngăn áp suất bên trong làm cho bao bì nổ tung.
- Tất cả can cuối cùng đi qua máy thử áp suất khó --> loại bỏ lon hở hoặc lon gãy.

4.2. Lon 2 mảnh drawn 1 lần và drawn nhiều lần


- Tinplate hoặc TFS trước tiên được tráng vật liệu và in ấn, sau đó chúng được cắt
thành mảnh hình tròn.
- Mảnh kim loại tròn được draw tạo thành một shallow can. Sau đó re-draw thành
một lon có đường kính nhỏ hơn, cao hơn. Đây là lon draw-redraw (DRD). Quá
trình này có thể lặp lại nhiều lần để đạt chiều cao mong muốn.
- Độ dày miếng kim loại không thay đổi trong các quá trình trên. Quá trình drawn
có thể diễn ra nhiều lần để tăng chiều cao lon.
- Cùng với quá trình tạo thân lon, quá trình tạo neck, flange và bead cũng được tiến
hành (giống three-piece welded can) dựa vào mục đích sử dụng và tỉ lệ cao –
đường kính.
- Các lỗ thủng và vết nứt trên lon được kiểm tra bằng đèn
- Loại lon này chỉ có 1 can end  hạn chế sự rò rỉ từ mí ghép.

Hình: Tạo hình lon 2 mảnh

- Quy trình drawn 1 lần cũng được sử dụng để sản xuất shallow tray phủ nhôm hoặc
thép với mục đích giữ nhiệt tốt hơn cũng như sản xuất baking tray bằng nhôm gấp
nếp và bao bì cho sản phẩm take away (tấm nhôm phẳng được gấp nếp để tạo hình
bao bì)
- Thân bao bì làm bằng kim loại laminate với màng hữu cơ

4.3. Two-piece drawn và wall ironed (DWI) cans – Lon 2 mảnh tạo hình
bằng cách drawning và ironing
- Sử dụng tinplate không phủ hoặc sử dụng nhôm. Tuy nhiên, lon nhôm mỏng thì
không chịu được quá trình xử lý nhiệt trong chế biến.
- Cuộn kim loại lớn được duỗi thẳng  tráng lớp bôi trơn tổng hợp tan trong nước
 Cắt tạo hình
- Tấm kim loại tròn được draw thành lon cạn (nhiều lon 1 lần cắt)  re-draw để
giảm đường kính và tăng chiều cao (độ dày không đổi)  ironing để tăng chiều
cao (thay đổi độ dày). Quá trình ironing được thực hiện khi lon ngâm trong cùng
loại chất bôi trơn ở trên (loại bỏ gỉ KL và hỗ trợ quá trình tạo hình lon), sau đó lon
được rửa để loại bỏ chất bôi trơn và làm sạch bề mặt trước khi phủ.
- Quá trình này không cần gia nhiệt. Nhiệt nếu có sinh ra là do quá trình cán mỏng
KL
- Lon lúc này có phần mép trên không đều, phần mép này sẽ được tỉa cho bằng nhau
 sau đó lon đi qua máy rửa bằng hóa chất và sấy khô, mục đích là để loại bỏ vết
chất bôi trơn còn sót và chuản bị cho quá trình phủ (cả trong và ngoài lon) và trang
trí (ở ngoài lon nước giải khát)

Hình: Tạo hình lon DWI

5. Quá trình ghép mí


- Can ends với mí ghép kép thường làm bằng nhôm, tinplate hoặc TFS.
- Nhôm và TFS luôn được phủ ở cả hai mặt bằng lacquer hữu cơ hoặc film laminate
khi chúng vẫn còn ở dạng sheet.
- Đối với tinplate, không bắt buộc phải sử dụng lớp phủ, tùy thuộc vào loại sản
phẩm bên trong và yếu tố môi trường ảnh hưởng.
- Đáy lon 3 mảnh luôn sử dụng plain end (non-easy open)
- Lon thực phẩm, phần top có thể sử dụng plain end (cần dụng cụ mở) hoặc
fullaperture easy-open (FAEO). Ví dụ như các hộp thịt hình chữ nhật thường có
các khoen mở để tách phần thân và nắp bao bì (ME)
- Lon đồ uống thường sử dụng Stay-on Tab (SOT), cho phép tab và pierce sau khi
mở vẫn còn dính lại trên nắp lon. SOT end hiện nay đã thay thế gần như hoàn toàn
ring-pull end.

- End của các thực phẩm chế biến sẵn được tạo bead vòng ở giữa panel để tăng độ
chịu áp của lon trong quá trình xử lý nhiệt, khi áp suất cao, panel vùng bead giãn
ra và phồng lên, qua đó giảm áp lực mà bao bì phải chịu, khi làm nguội các panel
này trở về lại trạng thái ban đầu.
- Ends của lon bia và thức uống có gas không yêu cầu tạo bead do áp suất bên trong
của chúng luôn dương. Độ dày và độ cứng của bao bì phải phù hợp với lượng khí
CO2, quá trình thanh trùng (nếu có), nếu không đảm bảo có thể gây biến dạng end.

5.1. Plain end (thực phẩm) và easy-open ends (thực phẩm/nước giải khát)
- Quy trình ban đầu của 2 loại ends này có thể giống nhau, gọi là phần tạo hình
shell.
- Plain end/shell: có thể được dập trực tiếp trên cuộn kim loại hoặc dập sau khi cắt
miếng  dập nhiều lần để tạo hình  uốn mép (để dễ seam cơ học với flange của
bao bì đã rót sản phẩm). Sau khi uốn mép, shell được đưa qua máy lining để tạo
lớp đệm (compound lining) ở phần đã uốn ở mép. Như hình sau

Hình: Quy trình làm plain end


- Compound lining là vật liệu đàn hồi, trong quá trình tạo hình cơ học sẽ chảy vào
các khe hở của mối ghép kép, giúp làm kín mối ghép.

5.2. Biến đổi shell thành easy-open ends


- Nguyên tắc là giống nhau giữa full aperture food easy-open ends và small aperture
drink easy-open ends. Quá trình biến đổi bao gồm scoring (khoét lỗ panel) và gắn
miếng tab kim loại (để mở panel). Quy trình theo hình
Hình: Quy trình biến đổi thành easy open end.
- Scoring giúp nắp dễ mở hơn (do dùng ít lực hơn)
- Pull – tap được làm bằng miếng phủ nhôm hoặc thép bản mỏng tạo thành dạng
ống  được đục lỗ và cắt  tạo hình theo 2 bước nữa  gắn lên shell end.
- Shell end đi qua 1 loạt các thiết bị scoring và tạo thành 1 cái đinh tán rỗng ở giữa
shell, đinh tán sau đó được làm biến dạng để tạo thành mối nối giữa 2 thành phần
là shell và pull – tap.
- Các end hoàn chỉnh sau đó được đóng gói và vận chuyển trên các pallet, chuẩn bị
để ghép nắp vào thân lon đã chứa sản phẩm

6. Phủ, tráng và in bao bì (đọc ở nhà)


7. Chế biến thực phẩm và đồ uống trong bao bì kim loại
7.1. Tiếp nhận bao bì
Bảng. Tổng quan về đảm bảo chất lượng khi tiếp nhận bao bì kim loại từ nhà sản xuất

Kiểm tra bên ngoài bao bì Kiểm tra bên trong bao bì Kiểm tra end bao bì
Hình dạng Vệ sinh Hình dạng
Seam (ở lon 3 mảnh) gây Lacquer bên trong: ngoại Sự tương thích giữa 2 thành
ảnh hưởng lên ME quan, đồng đều, độ dính phần của bao bì: ngoại quan
Mối hàn (non-drawn can) Dầu và khả năng phân phối
Plate bị gãy Uốn mép lỗi
Bị thủng (do quá trình cắt, Bị hư hại
tạo hình và in ấn – làm nổi)
Bị gãy
Bị hư hại
Bị biến dạng
Flange bị lỗi
Bị ăn mòn
Lacquer bề ngoài: ngoại
Bị hở easy – open score:
quan, đồng đều, độ dính
thuốc nhuộm đi vào bên
Rỉ sét
trong
Chất lượng in thạch bản trên
Easy – open tab
lon (lithographed cans)

7.2. Rót bao bì và bài khí


- Bao bì nên được rửa và làm khô trước khi rót sản phẩm bằng khí nén, hơi nước
nóng hay nước (hoặc hỗn hợp) để phòng nguy cơ tạp nhiễm
- Rót sản phẩm phải tránh làm sản phẩm dính lên flange và tránh gây hư hại can
o Trong một số loại sản phẩm, trường hợp dính lên flange là rất khó tránh, ví
dụ như đóng hộp sản phẩm cá bé, đậu mầm, củ cải trắng bào.
o Cần có các biện pháp để tối thiểu hóa các can như vậy được ghép mí, ví dụ
như phương pháp soi bằng mắt thủ công
- Luôn phải có một khoảng trống phía trên sản phẩm
o giảm áp suất bên trong trong quá trình gia nhiệt và làm nguội
o Lượng oxy dư thừa gây ăn mòn bên trong và ảnh hưởng đến chất lượng sản
phẩm
- Để tạo áp suất chân không, lon phải
o (a) rót nóng sảnphẩm đồng thời có thể phải sử dụng steam trực tiếp lên
khoảng trống trên sản phẩm trong quá trình ghép mí;
o (b) rót nóng (hay nguội) rồi bài khí (exhausting) trong lon trước khi ghép
mí (với/không với steam);
o (c) ghép mí trong điều kiệnchân không
- Bài khí: cho lon chứa sản phẩm đi qua một steam-heat chamber (exhaust box) ở
90oC
o Loại khí trong sản phẩm (salad trái cây)
o Tăng nhiệt độ ban đầu của sản phẩm trước khi đi vào chế biến nhiệt (giảm
thời gian chế biến/ảnh hưởng từ quá trình gia nhiệt)
o Đảm bảo áp suất chân không
- Phương pháp đóng nắp theo a) b) c) tùy thuộc vào nhiều yếu tố (giá thành, đặc tính
sản phẩm, hiệu suất sản phẩm và mức độ chân không yêu cầu)
- Áp suất chân không trong lon đã ghép mí thường trong khoảng:10-20in.Hg (70-
140kPa) hoặc áp suất chân không 0-6in.Hg (0-40 kPa) khi khoảng trống phần trên
lon ít hoặc áp suất chân không > 26in.Hg (180 kPa) với bắp ngọt ngâm muối.
- Áp suất chân không có nhiều chức năng:
o Kiểm soát chặt chẽ để ngăn nguy cơ dãn nở khí gây ảnh hưởng đến bao bì
trong quá trình thanh trùng, thường do không khí chưa bài hết gây ra
o Và do sự nhạy cảm của bao bì. Ví dụ bao bì easy – open end hoặc plate
mỏng, vì vậy cần thường xuyên kiểm tra chân không sau quá trình ghép mí
- Trước đây, áp suất chân không trong bao bì được sửu dụng để kiểm tra rò rỉ hoặc
tạp nhiễm, ví dụ như hệ thống dud – detection (Taptone sound detector) ở giai
đoạn trước dán nhãn.
- Tốc độ rót bao bì của nước giải khát có gas lên đến 2000 DWI lon / 1 phút sử dụng
rotary filler và seamer. Cần kiểm soát áp suất chặt chẽ, đảm bảo lượng CO 2 trong
giới hạn cho phép, tránh sủi bọt thái quá gây tạp nhiễm và tổn thất.
o Nếu rót bao bì ở lượng ít hơn lượng cần thiết, do đó không khí tồn tại
nhiều, gây ăn mòn bên trong và thoái hóa sản phẩm.

- Việc kiểm soát áp suất trong bao bì nước giải khát và bia khác với trong bao bì
thực phẩm (do là áp suất dương). Tuy nhiên không được để áp suất quá cao, biện
pháp
o Bài khí nguyên liệu
o Rót bao bì ở nhiệt độ thấp (thường là 5oC)
 quá trình bão hòa CO2 ổn định hơn. Tuy nhiên việc rót nhiệt độ thấp
lại gây nên nguy cơ đọng nước bên ngoài sau khi đóng nắp
- Đối với nước giải khát có gas, nắp cần đủ chắc chịu được áp lực bên trong lon phát
sinh sau quá trình rót.
- Cần rửa lon sau khi ghép mí kép để tránh rỉ sét, do syrup chua hoặc nước muối.
- Đối với thực phẩm chế biến nhiệt, hoạt động của máy seamer có thể là yếu tố quan
trọng và độ kín của seam thường được đề cập đến trong CCP (kiểm soát mối
nguy) của sản phẩm đó.
o CCP được kiểm soát bằng trực quan định kì
o Lấy mẫu 30 phút một lần và thực hiện các phép đo từ seam (lực xé hoặc
phần cắt), sản phẩm lỗi seam không được lớn hơn 1 can trong 4h sản xuất
liên tục
- Đối với lon nước giải khát, rủi ro an toàn ít quan trọng hơn, nhưng seam lỗi có thể
có những tác động tài chính rất lớn, vì vậy các tiêu chuẩn về seam là cao như
nhau.
- Thực hiện kiểm tra bổ sung sau khi seamer bị quá tải.
- Nhân viên cần được đào tạo tốt để duy trì và vận hành seamers, và để đánh giá
chất lượng seam.

7.3. Ghép mí
- Thường gặp nhất là double seam: gồm 2 bước để cuộn can end và flange của thân
lon

Hình: các giai đoạn trong quá trình ghép mí kép


Hình: Thông số mối ghép kép chính
- Theo UK, các thông số phải theo dõi của mí ghép
o Độ dày mí ghép
o Chiều cao mí ghép
o Phần chồng nhau (overlap)
o Khoảng trống (freespace)
o Độ cao của body hook
o % nếp nhăn hay tỉ lệ không rò rỉ (thường kiểm tra bằng mắt)

1. Đặt nắp lên thân bao bì


2. Nhấn chặt và khóa bằng áp suất
3. Con lăn thứ 1 làm mép móc vào thân
4. Con lăn thứ 2 làm mỏng (ép chặt) mối ghép
Hình: Lỗi mí ghép thường gặp
7.4. Quá trình chế biến nhiệt
- Thường lon sẽ đi qua quá trình tiệt trùng (115–135°C) hoặc thanh trùng (90
-105°C) thấp hơn so với quy trình sản xuất lon nên thường không cần có quy định
nghiêm ngặt. Vấn đề nằm ở sự kết hợp nhiệt độ và điều kiện cơ học trong tháp tiệt
trùng
o Trong quá trình gia nhiệt, áp suất bên trong lon tăng  có thể gây biến
dạng lon, hoặc gây bung score của easy – open end.
o Khả năng xảy ra cao nhất là ở công đoạn có sự chênh lệch môi trường chế
biến cao nhất, ví dụ như giữa gia nhiệt và làm nguội.
- Cần thiết kế lon chịu được áp suất dao động trong điều kiện chế biến thông
thường, ngoài ra còn phụ thuộc vào độ chính xác của thiết bị.
o VÍ dụ, trong thiết bị batch steam retort, khi bắt đầu quá trình làm mát
thường sử dụng cả nước và khí nén để bơm vào retort để duy trì áp suất mà
hơi nước tạo ra trước đó để tránh hiện tượng can phồng lên.
o Nếu quá trình này không được điều khiển cẩn thận  gây hư cả mẻ can
(phồng hoặc xì hơi) hoặc đối với hệ thống tiệt trùng liên tục (reel và spiral
retort) các van chuyển phải duy trì áp suất trong giữa các can một cách
chính xác.
7.5. Quá trình làm nguội, sấy khô và dán nhãn
- Bắt buộc phải sấy khô sau giai đoạn làm nguội  tối thiểu nguy cơ tái tạp nhiễm
vi sinh cũng như hạn chế ăn mòn bên ngoài (can thực phẩm và nước giải khát)
- Seam kép sau khi xử lý nhiệt có thể bị hở nước bị hút vào trong qua kẽ hở 
nguy cơ nhiễn vsv  gây hư hỏng  nước làm nguội có thể chứa biocides ví dụ
như clo, ở nồng độ có thể tiêu diệt vi sinh vật nhưng không gây ăn mòn.
- Quá trình sấy khô có thể sử dụng nhiệt độ 40°C khi can vẫn còn nằm trong retort.
- Tùy vào điều kiện phân phối (nhiệt độ, độ ẩm ...) có thể áp dụng thêm các kiểm
soát nghiêm ngặt khi tiệt trùng, ví dụ đối với quá trình sấy khô
o Trám seam để tránh hút ẩm
o Thổi khí
o Can được xoay tròn bên trên tầng sôi
o Nhúng chất hoạt động bề mặt

8. Shelf life của thực phẩm đóng hộp


- Đóng lon thực phẩm qua xử lý nhiệt là pp bảo quản sản phẩm dựa vào độ kín của
bao bì và hình thức xử lý nhiệt (sterilisation, pasteurisation)
- Về mặt lý thuyết thì không cần sử dụng chất bảo quản chống vsv
- Shelf life được định nghĩa bằng 2 cách:
o Minimum durability là khoảng thời gian dưới điều kiện tồn trữ bình thường
mà 1 sản phẩm vẫn còn có thể tiêu thụ được và vẫn duy trì những phẩm
chất đặc biệt đã được khẳng định. Tuy nhiên, vượt ngoài thời điểm này sản
phẩm thực phẩm vẫn còn có thể dùng được
o Technical shelf life là khoảng thời gian dưới điều kiện tồn trữ bình thường
mà sau đó sản phẩm thực phẩm không còn có thể ăn được.
o Ví dụ 1: 1 sản phẩm trái cây đóng lon được bán với công bố “chứa 10mg
vitamin C trên 100g sản phẩm”. Khi sản xuất sản phẩm chứa nhiều hơn
10mg vit.C/100g sản phẩm, sau 18 tháng tồn trữ lượng vit.C giảm xuống
còn 7.5mg/100g. Như vậy mimum durability đã bị vượt quá nhưng sản
phẩm vẫn có thể ăn được.
o Ví dụ 2: 1 sản phẩm sau 2 năm tồn trữ chứa 250mg.kg-1 thiếc. Mức này
trên mức 200mg.kg-1 (theo UK, Tin in Food Regulations, 1992). Như vậy,
technical shelf life đã bị vượt qua.
- Có 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến Shelf life
o Chất lượng cảm quan của thực phẩm bao gồm màu,mùi (hôi thối) và cấu
trúc
o Sự ổn định về mặt dinh dưỡng
o Sự tương tác với bao bì (đến từ cả bên trong thực phẩm và bên ngoài môi
trường).

CHƯƠNG 6: BAO BÌ GIẤY


1. Giới thiệu
- Ngày nay bao bì giấy rất phổ biến, từ loại bao bì nhẹ không nóng chảy (sản phẩm
trà, cà phê) đến loại bao bì cứng, dày dùng để chứa và phân phối sản phẩm.
- Bao bì giấy chiếm khoảng 1/3 thị trường bao bì
- Khoảng 10% lượng giấy dùng để làm bao bì, hơn 50% trong đó dùng trong công
nghệ thực phẩm
- Ứng dụng trong nhiều ngành bán lẻ, siêu thị, chợ, dược phẩm, bệnh viện, ...
- Ứng dụng trong thực phẩm bao gồm nhiều mảng chính:
o Sản phẩm dạng khô – cereal, biscuit, bánh mì, bánh nướng, trà, cà phê,
đường, bột, ...
o Sản phẩm đông lạnh, lạnh và kem
o Sản phẩm ướt và NGK – nước ép, sữa và các sản phẩm từ sữa
o Chocolate và kẹo
o Thức ăn nhanh
o Thực phẩm tươi – trái cây, rau củ, thịt cá
- Bao bì giấy thường xuất hiện ở trên kệ bán lẻ (bao bì cấp 1), trong kho lưu trữ và
phân phối (bao bì cấp 2)
- Bao bì giấy bản chất là loại vật liệu dạng tấm làm từ các mạng cellulose fibre đan
xen nhau. Chúng dễ in ấn, có thể dẻo dai hoặc cứng tùy vào quá trình cắt, gấp nếp,
gấp hộp, tạo hình, dán ...
- Có nhiều loại bao bì giấy, rất khác nhau về mặt cảm quan, độ cứng và nhiều yếu tố
khác, tùy vào loại bao bì và lượng xơ sử dụng cũng như quy trình xử lý fibre.
- Lượng xơ được tính theo khối lượng trên đơn vị diện tích ( g/m2, lbs trên 1000 ft
vuông), độ dày (micron, μm hoặc 0,001mm) và ngoại quan (màu sắc, đặc điểm
bề mặt).
- Paperboard dày hơn paper, khối lượng trên đơn vị diện tích cũng cao hơn.
o Paper > 200g/m2 theo ISO (Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế) định nghĩa là
paperboard hoặc board.
o Tuy nhiên một số sản phẩm paperboard được sản xuất với gsm < 200g/m2
- Giấy (Paper và Paperboard) được sử dụng làm bao bì có những độ dày khác nhau.
Một số công dụng chính:
o Túi giấy, giấy gói, khăn giấy không tan , ... đối với sản phẩm trà, cà phê, túi
hương liệu, giấy bao bên ngoài, túi đựng đường và bột, túi xách
o Bao bì nhiều lớp
o Carton gấp nếp và cứng
o Hộp fibreboard gấp nếp được và cứng (hộp ship hàng)
o Ống, tub và bao bì composite
o Thùng
o Bao bì chất lỏng
o Bao bì bằng bột giấy đúc
o Nhãn
o Dán
o Vật liệu đệm
o Nắp lót (chống rò rỉ) và diaphragm (màng)

- Bao bì giấy được sử dụng ở đa dạng mức nhiệt độ, từ thực phẩm đông lạnh đến
thực phẩm chế biến nhiệt (nước sôi, microwave, lò nướng bức xạ nhiệt)
- Bao bì giấy có thể tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm, có tính thấm nước, hơi nước,
chất lỏng và hệ nhũ tương, dung môi hữu cơ và chất béo (từ giấy chống thấm dầu),
khí (oxy, CO2, N2), phản ứng với hóa chất và làm thất thoát các chất thơm bay hơi.
Bao bì được làm kín nhờ chất kết dính, bởi bản thân chúng không để được ghép
mí lại bằng nhiệt.
- Bao bì giấy để đạt hiệu quả về chức năng (có thể ghép mí bằng nhiệt, ngăn rò rỉ,
chống thấm) phải đi qua công đoạn phủ và laminate nhựa, ví dụ như PE
polyethylene,PP polypropylene, PET hoặc PETE polypropylene terephthalate và
EVOH ethylene vinyl alcohol) và với aluminium foil, sáp cùng một số công đoạn
khác.
- Bao bì paperboard có nhiều công dụng khi được bọc bằng lớp màng nhựa có thể
seal nhiệt như polyvinylidene chloride (PVdC), tương tự polypropylene (OPP hoặc
BOPP).

2. Nguồn fibre và sản phẩm tách từ fibre (bột giấy)


- Giấy là loại vật liệu dạng sheet có cấu trúc là mạng sợi cellulose fibre thu nhận từ
cây gỗ. Cellulose fibre có khả năng phát triển các liên kết hóa lý giữa các sợi khi
chúng tiếp xúc  tạo sheet. Độ cứng của sheet phụ thuộc vào nguồn gốc và loại
fibre, phương thức xử lý fibre, khối lượng trên 1 đơn vị diện tích và độ dày. Loại
fibre đồng thời ảnh hưởng đến màu sắc.
- Hầu hết paperboards có cấu trúc đa lớp, để thực hiện chức năng cụ thể và nhà sản
xuất có thể linh hoạt lựa chọn dựa trên mục tiêu sản xuất, chức năng này phụ thuộc
vào số lớp và loại fibre sử dụng trong mỗi lớp.
- Virgin (primary) là loại fibre làm trực tiếp từ gỗ, quy trình gọi là pulping. Quy
trình có thể được thực hiện bằng cơ khí hoặc bằng hóa chất, các chất non -
cellulose trong gỗ hầu hết được hòa tan và dùng để tạo năng lượng.

Cấu trúc mạng lưới fibre


Quy trình tạo bột giấy bằng phương pháp cơ khí

- Các thuật ngữ sulphate và sulphite đề cập đến các quá trình hóa học được sử dụng
để tách fibre từ gỗ, sulphate được sử dụng nhiều hơn.
- Fibre được tách bằng máy vẫn giữ nguyên màu gỗ, màu có thể nhạt hơn nhờ kết
hợp xử lý nhẹ bằng hóa chất
- Tách fibre bằng phương pháp hóa học ban đầu fibre có thể có màu nâu, nhưng có
thể tẩy trắng để loại bỏ tất cả các chất non - cellulose.
- Sợi cellulose nguyên chất có màu trong suốt nhưng có màu trắng khi gắn vào với
nhau.
Quy trình sản xuất bột giấy bằng phương pháp hóa học

- Sợi sau khi tái chế (fibre secondary) từ giấy và carton tái chế, thường không qua
quá trình tách mực in và tẩy trắng, do đó có màu xám hoặc nâu.
- Fibre thứ cấp nếu làm từ bao bì tái chế màu nâu sẽ có màu nâu, nếu bao bì tái chế
có dính mực thì pulp có màu xám. Pulp có thể được nhuộm màu trong quá trình
làm bao bì.
Quy trình tái chế bao bì giấy

- Fibre có thể được tái chế nhiều lần, tuy nhiên sau mỗi lần tái chế thì sợi fibre càng
ngắn và các liên kết fibre - fibre bị mất dần, điều này gây ảnh hưởng đến độ cứng
của sản phẩm.
- Một số loại giấy không thể tái chế được do đặc tính sử dụng của chúng, vì vậy cần
phải tạo ra thêm virgin fibre, cũng như duy trì độ cứng của fibre. Nghiên cứu cho
thấy ở nhiều quốc gia, lượng fibre tái chế chỉ chiếm 40 - 60%.
- Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến đặc tính của sheet là loại cây mà fibre làm
từ. Thường người ta sử dụng fibre sợi dài cho bao bì cứng và fibre sợi ngắn cho
bao bì cần bề mặt láng, fibre sợi ngắn cũng dễ sản xuất hơn.
- Fibre sợi dài làm từ loài cây gỗ mềm lá kim như Spruce, Pine và Douglas Fir, độ
dài trung bình 3 - 4.5 mm. Fibre sợi ngắn làm từ cây Birch, độ dài 1.0 - 1.5 mm.

3. Quy trình sản xuất bao bì giấy


3.1. Chuẩn bị dịch sữa
- Bột giấy được hòa vào nước ở hydrapulper. Tất cả các loại bột giấy, kể cả loại lấy
trực tiếp từ pulpmill (máy nghiền bột) được hoàn tan mà không qua công đoạn
sấy, sau đó được xử lý bằng nhiều cách để chuẩn bị cho vào máy sản xuất.
- Các liên kết fibre - fibre có thể được tạo thành nhờ luyện cơ học (hydrat hóa bề
mặt fibre  tăng diện tích bề mặt fibre). Mức độ luyện cũng gây ảnh hưởng đến
tốc độ ép nước ở giai đoạn sau, chúng được điều khiển để tạo ra đặc tính mong
muốn của sản phẩm bao bì.
- Các phụ gia ví dụ như alum hoặc resins tổng hợp được sử dụng để tăng độ chống
thấm nước của fibre. Wet strength resin dùng để tăng độ cứng của bao bì khi nó
bị ngấm nước. Fluorescent whitening agents (FWAs), còn gọi là chất làm sáng
trắng optical brightening agents (OBAs) được thêm vào để tăng độ trắng sáng.
Alum: phèn KAl(SO4)2·12H2O;

- Phát quang là khả năng 1 vật hấp thụ bức xạ ánh sáng và phản xạ lại chúng ở một
bước sóng khác dài hơn.
- Fluorescent whitening agents (FWAs) là một chất hóa học đặc biệt có khả năng
hấp thụ UV và chuyển chúng thành ánh sáng nhìn thấy (visible light). Thường
dùng trong sản xuất cotton, PE, nylon và tơ lụa.

3.2. Tạo tấm (sheet forming)


- Fibre phân tán trong nước (2% fibre, 98% nước) được tạo hình thành các lớp bằng
nhau nhờ trải lên các rây mesh nhựa chuyển động, còn gọi là wire, sợi fibre được
giữ lại trên rây.
- Một số máy có wire mesh hình trụ (wire mesh covered cylinder), sheet sau đó
được ép loại bỏ nước, có thể hỗ trợ quá trình có thể kết hợp áp suất chân không.
Khăn giấy, giấy, bìa mỏng có thể chỉ có 1 lớp pulp. Loại paperboards dày và nặng
hơn (grammage lớn - grammage là cân nặng/diện tích) cần nhiều lớp pulp, có thể
là pulp cùng loại hoặc khác loại, tùy vào loại board, được ép tạo lớp khi chúng còn
đang ướt.

- Tạo hình trên wire mesh bằng cách này dẫn đến 2 ảnh hưởng chính
 Thứ nhất, bề mặt giấy giữa mặt trên và mặt tiếp xúc với wire khác nhau
(mặc dù ít). Sự khác biệt nhỏ này được che đi nếu phủ lớp chất làm trắng
(china clay) hoặc sử dụng wire mặt đôi (cả hai mặt của giấy đều tiếp xúc
với wire)
 Thứ hai, phương pháp tạo hình này ảnh hưởng đến định hướng của fibre
trong sheet. Fibre thường có cấu trúc dạng sợi dài và mảnh nên chúng
thường xếp theo hướng chuyển động của wire.

- Hướng chuyển động của wire gọi là The machine direction (MD). Các đặc tính về
độ bền như độ bền kéo và độ cứng cao hơn đối với MD. Một trong những yếu tố
quyết định sự thành công trong quá trình tạo hình là tạo nên các sheet mà bên
trong đó fibre xếp ngẫu nhiên. Tuy nhiên, sự định hướng của fibre luôn xảy ra, vì
thế độ bền của sheet được đánh giá theo cả hai hướng, MD và góc vuông của nó
CD (cross section). Các fibre sắp xếp ngẫu nhiên có thể được tạo nên nhờ 2 cách:
tạo dòng chảy rối ngay trước khi rót wire tạo tấm và lắc wire theo chiều ngang.
3.3. Ép (pressing)
- Sau khi tạo hình, sheet được làm bền nhờ ép nhẹ giữa tấm vải thấm nước và tấm
thép cuộn, kết hợp với chân không để hỗ trợ quá trình ép, cho đến khi độ ẩm còn
60 -65 %.
HÌnh: Quy trình sản xuất giấy/carton - Sô lượng headbox tùy thuộc vào sản phẩm

3.4. Sấy
- Giảm độ ẩm xuống < 10%, tùy thuộc vào hạng sản phẩm nhờ đi qua steam heated
cylinders.. Một số loại máy có bao gồm bộ phận sấy trục kích thước lớn với các bề
mặt thép bóng, gọi là trục sấy MG (machine glazing) - còn gọi là Yankee cylinder.
- Một số loại giấy yêu cầu có 1 mặt bóng  sử dụng MG để tạo thành mặt bóng mà
không làm thay đổi độ dày giấy, do đó độ cứng đạt được cao hơn với cùng gsm.
- Dung dịch tinh bột đôi khi được sử dụng ở gần cuối giai đoạn sấy ở một hoặc cả
hai mặt sheet, gọi là quá trình surface sizing. Quá trình này giúp tăng độ bền của
sheet và giúp giữ fibre dính chặt vào các tấm sheet.
- Ép sheet thông qua nhiều cuộn thép có thể cải thiện độ mịn và làm đều độ dày
sheet, gọi là quá trình calendering. Sheet có thể được calendering ở tốc độ cao
trong một quy trình riêng, đây gọi là supercalendering.
3.5. Phủ (Coating)
- Chất phủ làm trắng, bao gồm mineral pigments (china clay, calcium carbonate) và
chất kết dính tổng hợp, được hòa tan trong nước có thể được sử dụng trên 1 hoặc
cả 2 mặt giấy/carton. Thường sử dụng lớp phủ dư, sau đó cà mịn và loại bỏ phần
dư.
- Có thể phủ từ 1-3 lớp. Giấy được phủ sẽ được sấy khô bằng phương pháp bức xạ
nhiệt hoặc đi qua cylinder sấy bằng hơi nước. Sau đó có thể đến giai đoạn đánh
bóng (tùy vào yêu cầu về ngoại quan, màu, độ mịn, độ bóng, in ấn). Có thể phủ
off- line.
- Quá trình phủ lớp phủ ướt lên bề mặt kết hợp với bề mặt trục máy sấy có phủ
chrome (có độ bóng cao) tạo thành bề mặt lớp phủ khô có độ mịn và độ bóng cao.
3.6. Cuộn lại
- Cuộn giấy/ carton lại sau đó là hoàn thiện sản phẩm
3.7. Hoàn thiện
- Cuộn giấy/carton có kích thước lớn (chiều dài, đường kính) được chia nhỏ thành
các cuộn có cùng đường kính hoặc bé hơn, cũng có thể cắt thành sheet tùy theo
yêu cầu của khách hàng.
- Các sheet sau đó có thể đi qua công đoạn xén giấy, đóng trục, bọc lại, chất lên
pallet, dán nhãn và bọc bảo vẹ, thường dùng các vật liệu chống ẩm ví dụ như giấy
bọc PE hoặc màng PE.

4. Bao bì giấy
4.1. Giấy thấm nước (wet strength paper)
- Loại bao giấy này trong điều kiện thấm nước có khả năng duy trì ít nhất 30% độ
bền khi khô của chúng khi chúng thấm nước bão hòa. Để có thể duy trì độ bền khi
thấm nước, ure formaldehyde ([(O)CNCH2]n)và melamine formaldehyde
([NCH2OCH2N]n) được thêm vào dịch sữa (stock).
- Các chất này giúp tăng các liên kết ngang trong công đoạn sấy, chúng tập trung ở
bề bặt cellulose fibre và giảm độ hấp thụ nước.
- VD: khăn giấy, giấy lọc, hộp đựng chất lỏng, túi giấy…
- 80-350 grammage  (gsm)
4.2. Microcreping (giấy gấp nếp)
- Nhờ quá trình Clupak  tạo thành các nếp gấp không nhìn thấy được trong quá
trình sấy  Giấy được gấp nếp trong khi sấy giúp MD có thể kéo dài 7% (so với
2% ở giấy thường) giúp giấy chịu được ứng suất động lực (VD: khi bao bị rơi).
- ~80 gsm.
4.3. Greaseproof (giấy không thấm dầu)
- Quá trình hydrate hóa fibre trong dịch sữa diễn ra lâu hơn, còn gọi là beating 
làm cho chúng gần như keo hóa (gelatinous)
o giấy có độ xốp thấp
- Tinh bột, alginate hoặc CMC được thêm vào để bít các lỗ trống hoặc giấy được xử
lý hóa chất để làm giấy không thấm dầu/mỡ
- Giấy không thấm dầu/mỡ: dùng cho các sản phẩm có chứa dầu mỡ, thường dùng
trong nấu nướng hoặc bao gói.
- Dùng: đế cupcake, túi giấy…
- 30-70 gsm
4.4. Glassine (giấy không thấm)
- Là loại giấy Greaseproof cán kỹ cho láng (supercalendering sau khi ép và sấy)
bằng các trục thép hoặc trục bọc fibre  thành phẩm có độ đặc cao
o rất mỏng và láng
o Không thấm khí và nước
o Có màu trắng mờ, có thể sản xuất thành nhiều màu
o Không xốp, không thấm dầu/mỡ
o Có thể được cán mỏng và có thể được phủ silicon
o Dùng: giấy cân, gói các sản phẩm có dầu/mỡ…
- 30-80 gsm

4.5. Vegetable parchment (butter paper)


- Bột giấy được tẩy trắng bằng hóa chất sau đó được cho qua một bể sulfuric acid.
Một vài nơi trên bề mặt cellulose bị hồ hóa khi đi qua nước và tái bố trí nằm lại
trên bề mặt sợi tạo một lớp không thấm nước, còn gọi là parchment paper
- Kháng dầu/mỡ mạnh, không thấm nước và có wet strength cao
- Dùng: gói bơ/margarine, gói thực phẩm, gói phomai
- 30-230 gsm

Wet strength: độ bền của giấy dưới lực kéo đứt. Thường thể hiện dưới dạng tỉ lệ của
lực kéo đứt giấy ướt và giấy khô

4.6. Giấy thấm (tissues)


- Có pH trung tính, dư lượng chloride và sulfate thấp do hấp phụ vào bề mặt nhôm
- 12-30 gsm
- Túi trà/cà phê: tissues nhẹ có thể hàn nóng (có chứa một tỉ lệ sợi Polypropylene)
hoặc không hàn nóng được, 12 – 17 gsm. Khi kết hợp với các sợi cellulose dài
(thu được từ manilla hemp)
o tăng độ thấm nước và giảm grammages
- Dùng: khăn giấy, giấy toilet, tã giấy…

4.7. Paper labels (giấy bóng)


- Chúng có thể là MG (MG (machine glazed), MF (machine finished) hoặc
calendered kraft papers (100% sulphate chemical pulp)
- 70 – 90 msg
- Giấy có thể được phủ on – machine hoặc đúc  tạo độ bóng cao nhất khi off –
machine hoặc trong công đoạn thứ cấp.
- Thuận ngữ finish trong ngành công nghiệp giấy là dùng để chỉ bề mặt của sản
phẩm giấy tạo thành. Bao gôm
o MF: machine finish, mượt nhưng khong bóng
o WF: water finish, một hoặc cả hai mặt, được làm ướt nhẹ và làm smooth,
smooth và gloss hơn MF
o MG: machine glazed, độbóng cao ở chỉ 1 mặt
o SC: supercalendered, làm ướt nhẹ và đánh bóng off-machine để tạo thành 2
bề mặt có độ bóng cao.

4.8. Bag paper (Túi giấy)


- 90-100 gsm, có thể phủ hoặc không phủ chất làm trắng, có màu nâu (kraft)
- Có thể làm giả kraft bằng cách trộn kraft với fibre tái chế hoặc làm bằng fibre tái
chế 100%
- MG hay ribbed finish (có gân)
- Đựng đường hay bột
- Gồm 1 hay nhiều lớp vật liệu dẻo khác. Để tạo thành túi mỏng  cán với lá nhôm
hoặc PE (sử dụng cho các máy tạo hình/chứa sản phẩm/đóng gói)

4.9. Sack kraft (bao gói hàng)


- Thường dùng unbleached kraft (kraft không tẩy màu), có khi dùng bleached kraft
- 70-100 gsm
- Kraft paper, gọi tắt là kraft là loại giấy/carton sản xuất từ pulp theo phương pháp
hóa học theo quy trình kraft.
- Sack kraft paper, gọi tắt là sack paper, là loại kraft paper rỗng xốp có độ đàn hồi
và độ bền xé cao  dùng cho sản phẩm có nhu cầu độ bền và độ chắc bao bì cao
- Bột giấy được sản xuất từ quy trình kraft cứng hơn các quy trình khác: khi quá
trình sulfite acid hóa phân hủy nhiều cellulose hơn  làm yếu mạng fibre. Quá
trình cơ học không giúp loại bỏ lignin trong fibre, trong khi quy trình kraft loại bỏ
hầu hết lignin tồn tại trong gỗ. Hàm lượng lignin thấp là nhân tố quan trọng tạo
nên độ cứng (bền) của giấy, do lignin bản chất là chất kị nước, do đó cản trở sự
hình thành các liên kết cellulose (và hemicellulose) trong hệ fibre.
- Bột giấy kraft có màu sẫm hơn bột giấy khác  có thể tẩy trắng. Bột giấy kraft đã
tẩy trắng được dùng cho các sản phẩm chất lượng cao nhờ độ bền cao, trắng và
không bị ố vàng.

Quá trình kraft (còn được gọi là kraft pulping hoặc quá trình sulfate) là một
quá trình chuyển gỗ thành pulp, trong đó bao gồm các sợi cellulose gần như
tinh khiết, là thành phần chính làm ra giấy.
Quá trình kraft đòi hỏi phải xử lý vụn gỗ với hỗn hợp nước nóng, NaOH và
natri sulfua, hỗn hợp được gọi là white liquor, quá trình này giúp phá vỡ liên
kết giữa lignin, hemicellulose và cellulose. Công nghệ đòi hỏi một số bước, cả
cơ khí và hóa học.
Đây là phương pháp chủ yếu để sản xuất giấy. Trong một số trường hợp, quá
trình này gây tranh cãi vì quá trình kraft có thể giải phóng các sản phẩm có
mùi và gây ô nhiễm môi trường.

4.10. Impregnated papers


- Thường tẩm sáp hay xử lý fluorocarbon (CxFy) on – machine để kháng dầu/mỡ
- Giấy có độ giữ nước và độ thấm nước cao, làm từ bột sợi bông hoặc gỗ tự nhiên
- Có thể làm giấy với độ dày 0.5 – 1.0 mm và 300 – 500 msg.

4.11. Laminating paper


- 40-80 gsm
- Làm từ bột giấy xử lý sulfate hoặc sulphite
- Giấy được laminate aluminium foil và phủ ép đùn PE
- Có thể tăng khối lượng nhờ laminate PE với màng nhựa và sáp hoặc laminate keo
với unlined chipboard.
- Dùng làm giấy in panel, giấy dán tường…
5. Bao bì paperboards
5.1. Solid bleached board (SBB), còn gọi SBS (solid bleached sulphate)
- Làm hoàn toàn từ bột giấy đã tẩy trắng bằng hóa chất
- Thường được phủ mineral pigment ở mặt trên, đôi khi phủ cả mặt dưới
- Bề mặt tốt, có thể in được.
- Có thể tạo tác tốt : dập nổi, cắt, gấp, làm nhăn, dán keo một cách dễ dàng.
- Đây là sản phẩm bao bì làm từ cellulose primary (virgin)  Dùng làm bao bì cho
sản phẩm nhạy cảm với mùi (chocolate, bánh kẹo, thực phẩm lạnh đông, phomai,
trà, cà phê… các sản phẩm làm nóng sẽ chảy ra)

5.2. Solid unbleached board (SUB), còn gọi solid unbleached sulphate.
- Làm từ bột giấy không tẩy trắng bằng hóa chất, màu nâu.
- Có thể phủ mineral pigment hoặc 1 lớp sợi trắng để làm trắng
- Dùng làm bao bì cho sản phẩm chịu lực, kháng đâm xuyên và xé rách, wet
strength tốt (hộp chứa thực phẩm lỏng, thực phẩm lạnh/lạnh đông, ngũ cốc)
5.3. Folding boxboard (FBB)
- Bao bì này có 3 lớp: 2 lớp ngoài là bột giấy đã tẩy trắng bằng hóa chất, lớp giữa
làm bột giấy xử lý cơ học.
- Lớp coating trên mặt là mineral pigment trắng, lớp coating ở trong màu kem
(manilla), lý do của lớp coating bên trong là do lớp bao bì bên ngoài làm từ bột
giấy tẩy trắng hóa học  chúng trong suốt  có thể nhìn thấy màu sắc lớp giữa.
- Tuy nhiên, nếu lớp giữa (lớp bột giấy cơ học) có đi qua khâu xử lý hóa học nhẹ 
khiến chúng có màu nhạt hơn và tạo nên màu nhạt hơn trong bóng râm.
- Lớp phủ trong có thể dày hơn hoặc trộn thêm mineral pigment màu trắng  sản
phẩm hộp có lớp đệm trắng bên trong.
- Kết hợp bột giáy hóa học và bột giấy cơ học ở lớp bên trong Độ cứng cao
- Phủ tốt  Tạo bề mặt nhẵn, in ấm tốt
- Đây là sản phẩm bao bì carton làm từ cellulose primary (virgin)  Dùng làm bao
bì cho sản phẩm có mùi và hương vị: chocolate, bánh kẹo, trà, cà phê…
- Phù hợp với sản phẩm nhạy mùi (thực phẩm lạnh/lạnh đông, trà, cà phê, bánh kẹo,
thuốc lá)
5.4. White lined chipboard (WLC)
- White lined chipboard có lớp giữa làm từ bột giấy tái chế từ carton và giấy hỗn
hợp, thường có màu xám.
- Lớp trên cùng, gọi là lớp bột giấy tẩy trắng hóa học, thường được phủ bằng
mineral pigment trắng.
- Lớp thứ hai, lớp ở dưới, cũng làm từ bột giấy tẩy trắng hóa học hoặc làm từ bột
giấy cơ học, còn gọi là newsboard, đôi khi gọi là chipboard, nhưng tên chipboard
thường gắn liền với bao bì không line.
- Hoảng 80 – 100% là fibre tái chế, tùy vào loại fibre lựa chọn của các lớp.
- Có thể coating bằng PE, có thể coating với chất khoáng để làm trắng
- Dùng làm bao bì cho sản phẩm lạnh, lạnh đông, ngũ cốc khô
6. Đặc điểm của bao bì giấy và carton
6.1. Cảm quan
- Liên quan đến tác động trực quan của bao bì (màu sắc, độ láng, độ bóng ...)
- Màu sắc: tùy theo loại sợi ở bề mặt, có tẩy màu hay không, màu trắng, nâu hoặc
xám hoặc kết hợp nâu trắng trên bao bì gợn sóng.
o Về mặt kỹ thuật bao bì có thể có nhiều màu khác nhờ nhuộm hoặc phủ
mineral pigment màu, thường lớp phủ được phủ lên để hỗ trợ in ấn, lớp phủ
thường sử dụng là màu trắng, có thể coating china clay (đất sét trắng) hay
calcium carbonate. Có thể phủ lên reverse side nếu cần in 2 mặt.
- Performance: Liên quan đến hiệu quả của bao bì khi
o In ấn, cắt, làm nhăn, dán keo, khả năng bao gói, độ bền khi lưu trữ và vận
chuyển, khi bán lẻ và tiêu dùng
o Cụ thể: Độ cứng, lực kéo đứt, wet strength, khả năng kéo căng (%), lực xé
rách, khả năng dãn dài, khả năng kháng đâm xuyên…
o Ngoài ra: Độ ẩm, tính thấm khí, khả năng thấm ẩm, ma sát bề mặt, sức căng
bề mặt, khả năng giữ mực in ...
o Tính chất hóa học: pH, do dư lượng chloride và sulphate liên quan đến lớp
nhôm cán.
o Độ phẳng: do nhiều nguyên nhân như tính nhạy ẩm của fibre, do quá trình
sản xuất, xử lý bao gồm in ấn và sử dụng
o Trung tính với cấu tử hương (trong và ngoài), khả năng bảo quản sản phẩm.
6.2. Chức năng
- Xử lý trong quá trình sản xuất – Hard sizing
o Sizing: thuật ngữ chỉ phương pháp xử lý làm chậm tốc độ hấp thụ nước của
bao bì, từ cả phần rìa và bề mặt
o Bổ sung một số hóa chất (alum, 1 loại resin tự nhiên) vào stock, pulp,
preparation stage, còn gọi internal sizing
o Alum là loại resin tự nhiên, sản xuất từ gỗ. Tuy nhiên ngày nay thường sử
dụng thay thế bằng vật liệu tổng hợp
o Bao bì cho sản phẩm lạnh đông hoặc sản phẩm dạng lỏng phải được hard
sizing
- Xử lý trong quá trình sản xuất – Sizing with wax on-machine
o Phủ Acrylic resin dispersion (water based) 1 mặt, on – machine: hàn được,
ngăn thấm ẩm và oxygen ở mức trung bình
o Phủ Fluorocarbon dispersion 1 mặt, on – machine: kháng dầu mỡ tốt
o Note: Thuật ngữ on – machine/ off – machine thường được dùng để phân
biệt tương ứng giữa quy trình diễn ra trong quá trình làm giấy/carton và
diễn ra sau đó trong thiết bị riêng có liên quan.
- Lamination (dát mỏng)
o Dùng trang trí hoặc chức năng đặc biệt, khi ở dạng sheet hoặc dạng cuộn,
với sự trợ giúp của chết kết dính.
 Aluminium foil: được phủ 1 hoặc 2 mặt làm hàng rào ngăn ẩm, mùi,
khí, UV. Có thể tiếp xúc trực tiếp với TP được nấu, sấy hay
microwave; hoặc để tạo ánh kim trang trí trên bào bì (chocolate…)
 Greaseproof paper laminated to paperboard: Kháng dầu mỡ tốt,
kháng nhiệt đến 180oC, có thể được dùng cho sách sản phẩm có tính
dính nếu có thêm lớp phủ đặc biệt
 Glassine paper laminated to paperboard: Kháng dầu mỡ ở mức trung
bình (bánh ngọt, hộp bánh nướng). Nếu glassine có màu  không
nên dùng cho các loại thực phẩm mà có thể hâm nóng, tuy nhiên nếu
có lớp phủ chống tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thì có thể sử dụng
(socola).
o Chất kết dính sử dụng trong lamination bao gồm nhũ tương PVA, tinh bột,
resin/dung môi, hợp chất liên kết chéo, sáp nóng chảy hoặc PE tùy vào yêu
cầu của laminate. Sáp và PE có chức năng ngăn chặn hơi nước bay hơi. Khi
sử dụng PE như chất kết dính, quy trình gọi là extrusion lamination.
- Plastic extrusion coating and laminating
o Polyethylene (PE) heat sealable moisture barrier: Low density polyethylene
(LDPE) thường được sử dụng, nếu có bổ sung EVA (Ethylene vinyl
acetate) thì sẽ tăng khả năng hàn bằng nhiệt; Medium and high density PE
(MDPE và HDPE) chịu được nhiệt tốt hơn, kháng trầy tốt hơn, barrier
properties tốt hơn LDPE
o Polypropylene (PP) heat sealable, moisture and fat barrier: Có thể chịu
nhiệt đến 140oC, sử dụng cho thực phẩm hâm nóng trong oven. Có thể phủ
1 hoặc 2 mặt.
o Polyethylene terephthalate (PET) heat sealable, moisture and fat barrier: Có
thể chịu nhiệt đến 200oC, có thể microwave và oven được. Chỉ phủ lên mặt
không in
o Polymethylpentene (PMP) moisture and fat barrier and not heat sealable.
Sử dụng cho flat sheet, deep drawn trays và trays có móc khóa. chỉ phủ lên
mặt không in
o Ethylene vinyl alcohol (EVOH) and polyamide (PA) heat sealable, fat,
oxygen and light barrier: EVOH nhạy cảm với ẩm thường kẹp giữa vật liệu
kị nước (PE), thường dùng để thay aluminium foil.
o Ionomer resin (Surlyn™): là một polyolefin (có nguồn gốc từ tinh dầu họ
cam chanh) kháng dầu mỡ và ẩm, có khả năng hàn tốt; sử dụng làm lớp
“dính” giữa aluminium foil và PE.
o Quá trình extrusion bao gồm cả extrusion lamination nên các cấu trúc ví dụ
như paper hoặc paperboard/PE/aluminium foil/PE có thể được ép đùn 1
hoặc 2 lần. NOTE: Bằng cách chọn các polyme đặc biệt, ví dụ: cho nắp
và tray, có thể tạo nên các con dấu nhiệt easy-open.

7. Loại bao bì
7.1. Túi trà và cà phê
- Làm từ very light-weight porous tissues. Có thể hàn nóng miệng gói nhờ sợi
PP.
- ~17 gsm
- Túi có thể phẳng, hình vuông, bốn cạnh chu vi được hàn kín, tuy nhiên chúng
cũng có thể có hình trong hoặc kình kim tự tháp. Có thể gấp nếp để tăng diện tích
bề mặt  tăng khả năng khuếch tán, có thể sử dụng tissue nhẹ hơn ~ 12 gsm.
- Để làm ra túi, cần có thiết bị tạo hình, nhồi và hàn kín miệng túi (theo chuỗi hoặc
từng gói). Có thể kết hợp các thiết bị trên với thiết bị laminate bao bì giấy giúp tạo
khả năng chống thấm ẩm và khí. Thiết bị sản xuất bao bì cho trà và cà phê có thể
bao gồm hoặc kết hợp với máy cartonning và máy bagging (đóng bao).
7.2. Túi giấy, giấy gói
- Túi giấy là loại bao bì truyền thống. Dùng để đựng rau củ quả, bánh nướng, bánh
mì, ... làm tù giấy chưa tẩy, tính chất cơ lí không tốt ,
- Giấy gói là các mảnh sheet được cắt nhỏ, sử dụng trong cửa hàng thịt hoặc cá tươi,
- Túi giấy có tay cầm có rất nhiều loại, tùy vào loại sản phẩn đựng, có thể đựng các
loại hàng đắt tiền hoặc đựng quà, ...
giấ này k thấm dầu
7.3. Gói giấy (Sachets/pouches/overwraps)
- Gói nhỏ mà đựng đường á
- Thường là giấy kết hợp plastic (PE), nếu cần chống thấm có thể kết hợp
aluminium foil hoặc metallised PET. Loại bao bì này có thể hàn nhiệt bề mặt bên
trong. Phủ lớp hàn lạnh vào bên trong bao bì để hàn các loại sản phẩm nhạy nhiệt.
- Loại bao bì này liên quan đến thiết bị tạo hình và nhồi sản phẩm (Thiết bị
Horizontal form/fill/seal). Túi được tạo hình theo chiều ngang và nhồi sản phẩm
theo chiều dọc, có thể tạo hình tam giác.
- Thiết bị Horizontal form/fill/seal được dùng để đóng gói dòng sản phẩm đi theo
băng tải hoặc dạng lỏng. Bao bì dạng này có thể phẳng hoặc hình tam giác (dạng
khối đáy phẳng).
- Ngoài ra còn có các loại bao bì cho dòng sản phẩm dạng rắn trên băng tải, bao gói
từng sản phẩm theo chiều ngang, ví dụ sản xuất các thanh kẹo socola,...
- Có thiết bị đóng gói tạo hình ngay tại máy cắt, mối ghép sử dụng chất kết dính,
giúp tạo hình mặt cắt hình chữ nhật và phình ra ở đáy (Loại máy này cũng giúp
bọc carton xung quanh giấy ngay tạo máy cắt để tạo carton có đường line).
- Máy bọc dạng cuộn dùng cho các sản phẩm xếp theo hàng, như bánh quy, ... Mỗi
đơn vị sản phẩm (1 miếng bánh quy) có thể được gói bằng giấy sáp để tránh hút
ẩm và ngăn các miếng bánh dính lại với nhau.
- Bao gói bên ngoài (Overwrapping) thành hộp hình vuông hoặc hình chữ chật,
bằng giấy phủ PE hoặc sáp, phần seal nhiệt mỏng có gấp nếp.
Mối hàn chữ C

HÌnh: máy pouch/sachet form/fill/seal nằm ngang cho sản phẩm khô hỗn hợp.

Mối hàn chữ Y

Ly giấy: đáy ly được dán


bằng plastic, bên hông ly
có đường gân, miếng thân
cắt theo hình rẻ quạt, đáy
từ tren miêng nhét xuống
dưới thân, hàn lại

Có 2 loại chịu được nhietj


và không chịu dc nhiệt
HÌnh: máy sachet form/fill/seal dạng đứng cho dòng sản phẩm rơi tự do.
Khay ở dưới có chứa thực
phẩm, rồi bao bì giấy nó thả
từ tren xuống bao lấy

Hình: Máy có băng chuyền ngang, bao bì thả rơi từ trên xuống, form/fill/seal cho sản
phẩm dạng rắn.

7.4. Bao giấy đa lớp (multiwall paper sack)


- Từ 2-6 lớp giấy. Thông số kỹ thuật thay đổi tùy vào nhu cầu của sản phẩm và yêu
cầu đầu ra, khác nhau ở loại sản phẩm cần bao gói, đầu seal nhiệt, cách seal (khâu
miệng theo chiều ngang (bằng giấy nhăn hoặc bằng dây kin loại) hoặc thiết kế van
mở), cách mở seal, seal có cần phải làm nhăn hoặc làm rộng ra để dễ tạo thành
stack.
Chống thâm nước khi
dầu ánh sáng

Ngta dung mấy lớp


plastic để hàn lại
- Dùng chủ yếu giấy kraft nâu (do độ bền kéo, % kéo dãn; khả năng hấp thụ năng
lượng kéo dài, khả năng của giấy để chịu được cú sốc khi chịu lực kéo căng đột
ngột, áp lực thủy tĩnh cần thiết để phá vỡ một mẫu bìa khi nó được tiến hành trên
mặt bao bì, độ bên xé, wet strength cao)
- Độ thấm khí rất quan trọng đối với khi nhồi sản phẩm bột vào bao (hoặc sản phẩm
chứa nhiều khí khác)
- Độ hấp thụ nước. Ma sát bê mặt với pallet.
- Có thể tráng PE hay sáp, PVdC hoặc laminate aluminium foil để giảm sự thấm
nước., nhờ máy lớp này mới hàn các lớp lại với nhau bằng nhiệt, không dùng nhịt
đẻ tiệt trùng, mà dùng h202 rồi phun nước nóng lên rồi thổi khô bao bì bằng khí
khô sạch. Đóng gói trong một thiết bị đogs gói vo trùng,
- Có thể sử dụng thêm kraft tẩy trắng để làm lớp bên ngoài  để tăng cảm quan
- Các loại kraft cứng hơn như extensible microcreped kraft và creped kraft (đối với
MD paper)
- Sử dụng cho nhiều loại sản phẩm: đường, sữa bột, ...
- Có thể kết hợp tay cầm và miếng nhựa trong để có thể thấy được sản phẩm bên
trong.

7.5. Folding carton (hộp giấy gấp) hộp caton


- Có nhìu cách dán, cấp 2 3 thì dùng keo (vì k tiếp xúc trục tiếp voiwss sp), cấp 1
dùng nhịt
- Phân phối ở dạng phẳng (gấp hoặc không gấp)
- Sử dụng cho sản phẩm cereal, thực phẩm lạnh hoặc lạnh đông, kem, chocolate, sản
phẩm có thể gia nhiệt lên 200oC (trong oven hoặc microwave)
- Có thể tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm hoặc thông qua chai, hộp, ...
- Nhiều loại  lựa chọn tùy theo loại sản phẩm, phân phối, lưu trữ và sử dụng, bản
chất hộp (bề mặt và cấu trúc bên trong)
- Thường dùng solid bleached board (SBB), solid unbleached board (SUB), folding
box board (FBB) và white lined chip board (WLC).
- Tăng khả năng bảo vệ  lớp phủ (laminations, dispersion coatings, plastic
extrusion coatings)
- Tạo hình hộp nhờ seal nhiệt, dùng tab hoặc dán keo dính nhiệt.
- Hộp PET line có thể sâu 25 mm, hoặc 45–50 mm (dùng chứa 2 lớp sản phẩm)

- Bao bì cấp 1 bao bì c2


- Carton có thể được đệm bằng lớp vật liệu co giãn ở lớp giữa. Lớp vật liệu co giãn
này thường có thể seal nhiệt – ví dụ paper/aluminium foil/PE và laminate plastic
films. Loại này thường dùng cho sản phẩm cà phê bột, thực phẩm khô và lỏng, có
thể sử dụng bản lề nhựa để tạo con dấu chống hàng giả.
- Loại carton line khác, lớp đệm được làm từ kraft tẩy trắng.
o Trước tiên giấy được tạo hình ở trục máy, sử dụng nhiệt hoặc keo để kết
dính, sau đó bọc carton bằng chất kết dính  cho sản phẩm vào và đóng
bao bì.
o Phù hợp với rót sản phẩm theo chiều đứng: sản phẩm bột, hạt, trà dạng
nước ,...
- Folding cartons (hộp giấy gấp) hộp caton (có thể sử dụng tấm nhựa trong để nhìn
thấy sản phẩm bên trong.
7.6. Liquid packaging cartons (hộp giấy chứa sản phẩm lỏng) thuongf chứa sữa
và nước ep trai cay
- Yêu cầu: giữ ẩm, seal được khi chứa các sản phẩm nhạy nhiệt, không rò rỉ, không
thấm nước, kín chứa được chất lỏng. Loại bao bì đầu tiên đáp ứng được các điều
này là do Pure-Pak sản xuất vào năm 1915, bao bì này có thể seal nhiệt và khả
năng bảo vệ thực phẩm tối ưu.
- Sản phẩm dc chứa thường là sản phẩm tịt trung UHT
- Chủ yếu rót sản phẩm ở phía trên, sau đó đóng nắp và seal nhiệt.
- Mặt cắt ngang của bao bì loại này có thể là hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình
tròn, được bo lại ở mép.
- Trong quy trình sản xuất, bao bì được đưa đến máy đóng gói ở dạng dẹt  để làm
cứng hoặc lồng container để dễ rót sản phẩm.
- PE thay thế sáp vào 1950s

The Pure-Pak® Diamond carton


- Đáp ứng yêu cầu chức năng
- Hình dạng cố định
- Chóp ở đỉnh được thiết kế để tạo
không gian  đễ mở, dễ rót sản
phẩm
- Có thể rót nóng, thanh trùng, UHT.
- Đối với sản phẩm tươi (sữa), có shelflife ngắn  bao bì có thể lưu trữ ở 0-4oC,
với 2 mặt laminate PE.
- SP thanh trngf bảo quản ở nhit độ mát, con sp tiệt trùng thì gu ở to thường
- Đối với sản phẩm có shelflife dài ở nhiệt độ trung bình, sản phẩm rót róng và sản
phẩm bảo quản lạnh (nước ép) laminate aluminium foil. Một số trường hợp lớp
laminate bao gồm PE/paperboard/PE/aluminium foil/PE. Có thể thay thế
aluminium foil bằng EVOH, giúp chống thấm oxy và dễ xử lý rác thải hơn.
- Quy trình đóng gói vô trùng: TP tietj trùng riêng còn bao bi tt riêng. là quy trình
với sản phẩm đã tiệt trùng được rót vào bao bì vô trung dưới điều kiện vô trùng.
- Hình dạng thường
- là mặt cắt ngang vuông hoặc chữ nhật, có chóp nhọn (gable top and brick design),
ngoài ra còn có hình lục giác, tứ diện, nêm, túi gối với góc bo tròn.
- Thực phẩm dạng lỏng được rót bao bì từ phía trên để giảm gây ảnh hưởng đến
phần seal của bao bì form/fill/seal.
- Thường sử dụng solid bleached, hoặc unbleached board  dễ in ấn, cắt, tạo nếp
hoặc gấp lại. Làm từ pure fibre  không gây ảnh hưởng đến mùi vị sản phẩm
- Dùng cho các sản phẩm sữa, rượu vang, nước ép, các sản phẩm nhạy mùi, yêu cầu
xử lý và bao gói cẩn thận.
7.7. Rigid carton and box (thùng và hộp carton cứng)
- Dùng gói quà và các sản phẩm sang trọng (chocolate, chai rượu vang và rượu
mạnh)
- Bao gồm baseboard, loại và dộ dày tùy vào nhu cầu khách hàng, cách cắt tạo hình.
Các góc được làm cứng nhờ gummed paper. Có trang trí (bằng giấy hoặc film
hoặc laminate aluminium foil). Phần keo dính bảo vệ line có thể được in.
- Khác với folding carton
7.8. Paper based tubes, tubs and composite containers (ống giấy, hộp kem, ống
tổng hợp)
- Tubes: ống giấy có đường kính nhỏ, chứa bánh kẹo, 2 đầu là bìa cứng hoặc nhựa §
- Tub: ống chứa kem hay yoghurt, chống rò rỉ, chống thấm nocus không tác động
tới sản phẩm, chịu được nhiệt độ thấp; được phủ PE hay sáp. Mặt cắt ngang
thường hình tròn, elip hoặc vuông góc tròn. Mặt bên có thể đều hoặc nhọn dần.

- Composite container: thường có mặt cắt ngang hình tròn, có thể hình vuông hoặc
chữ nhật góc tròn. Dùng cho sản phẩm khô hay sản phẩm lỏng; phần thân là bìa
hay bìa laminate tráng nhựa; phần rìa đậy nắp bằng kim loại. Nắp lever lid, snap-
on hoặc seamed ring-pull lids. Đáy băng kim loại

- Fibre drum: được dùng để vận chuyển thực phẩn và nguyên liệu ở dạng khô,
paste hoặc lỏng. Thường có mặt cắt ngang hình trong, cạnh bên song song, làm từ
winding paper hoặc thin paperboard. thin paperboard làm từ kraft không tẩy (nâu)
và các lớp được kết dính lại  tạo độ bền. Phần nắp và nắp có thể được làm từ
fibre, kim loại hoặc nhựa. Phương pháp nắp đậy có thể tape, metal lugs hoặc
locking metal bands. Phần mép trên có thể làm bằng kim loại gia cố.
7.9. Corrugated fibreboard packaging (carton gợn sóng/ bìa cong)
- Thường là bao bì cấp 2 hoặc cấp 3 ỏ ngoài cùng
- Gồm 3 lớp. Hai lớp bên ngoài hoặc lớp lót được ngăn cách bởi lớp giữa gợn sóng,
gọi là fluting (rãnh). Lớp lót được dán vào đầu cong của fluting  bao bì có độ
cứng uốn cong cao  đựng được trọng lượng lớn và chịu nén cao. Các đường viền
hộp được dán lại bằng keo hoặc tape (tape kim loại không cho phép sử dụng đói
với bao bì cấp 1)
- Thường sử dụng như bao bì cấp 3
- Tùy theo kích thước gợn sóng mà khả năng chịu lực khác nhau

Corrugated board bao gồm 1 hoặc 2 lớp ở 1 hoặc hai bên lớp sóng, các rãnh
và sóng 1 hay nhiều lớp. Corrugated board gồm 3 loại : single wall, double
wall và triple wall, dựa vào lớp lót và flute (lớp uốn)

Hình: Loại single wall, 1 lớp lót và 1 lớp flute được dán keo.
Ngoài cùng ở trên

Hình: Loại single wall, với 2 lớp lót và 1 lớp flute được dán keo

Hình: Loại double wall, 2 lớp flute và 3 lớp lót


Hình: Loại triple wall, 3 lớp flute và 4 lớp lót

- Lớp lót thường làm bằng virgin kraft 100% fibre tái chế (không tẩy), còn gọi là
test liner hoặc làm bằng hỗn hợp fibre, có màu nâu. Có dùng kraft đã tẩy trắng
hoặc hỗn hợp 2 loại (trắng/đen)
- 115 – 400 msg, thực phẩm bên trong thường là 125, 150, 175 msg.
Hình: Bao bì Corrugated fibreboard dùng để chứa nhiều đơn vị gói. (cấp 3)

You might also like