You are on page 1of 6

Tại sao phải đóng gói sản phẩm thực phẩm

đúng quy định


Dưới sự phát triển của thị trường hiện nay, các sản phẩm được xây dựng và phát
triển với nhiều quy mô và doanh nghiệp khác nhau. Nhất là đối với sản phẩm thực
phẩm trong ngành nghề tiêu dùng được các công ty Việt Nam phát triển và đưa ra
thị trường trong nước và vươn ra các thị trường quốc tế hàng đầu hiện nay như:
Mỹ, Đức, Nhật Bản… Tuy nhiên, chỉ tập trung chế biến sản phẩm thôi thì chưa đủ.
Vì các sản phẩm được chế biến, xử lý tốt nhưng quá trình đóng gói sản phẩm
không đúng quy cách và quy định thì sẽ ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm khi
đến tay khách hàng.

Đóng gói sản phẩm không chỉ chứa, bọc hay đựng sản phẩm mà đóng gói còn đảm
bảo chất lượng sản phẩm. Chất lượng sẽ giữ tốt hơn trong quá trình vận chuyển và
bảo quản sản phẩm tốt hơn. Vì vậy, bảo quản sản phẩm đúng cách và đúng quy
định sẽ giúp giảm thiểu rủi ro trong vận chuyển và bán hàng.

6 Tác hại của việc đóng gói không đúng quy cách và quy định:
 Sản phẩm thực phẩm không bảo quản được trong thời gian lâu dài
 Sản phẩm biến đổi chất lượng, gây tác hại khi khách hàng sử dụng
 Đóng gói sản phẩm sai cách sẽ khó đưa sản phẩm vào các thị trường có
quy định nghiêm ngặt
 Đóng gói không đúng cách sẽ gây khó chịu khi khách hàng sử dụng sản
phẩm
 Sản phẩm hư hại trong quá trình vận chuyển
 Sản phẩm thẩm mỹ kém, khó cạnh tranh trên thị trường

Quá trình đóng gói sản phẩm thực phẩm


 Giai đoạn tạo hình sản phẩm
Trước khi sản xuất bất kỳ một sản phẩm nào cũng cần giai đoạn tạo hình. Giai
đoạn này, giúp định hình sản phẩm cũng như cố định kích thước và khối lượng sản
phẩm. Đối với những sản phẩm thực phẩm dưới dạng chất lỏng thì việc tạo hình
sảnh phẩm là công đoạn không thể bỏ qua được.

Quy cách tạo hình sản phẩm đa dạng và không giới hạn. Tuy nhiên, để thuận tiện
cho người sử dụng, quy cách đóng gói vẫn cần tuân thủ những yếu tố như: đảm bảo
kích thước, đảm bảo khối lượng, đảm bảo tính tiện dụng khi sử dụng. Đối với các
sản phẩm dạng lỏng và dung dịch sệt như: nước tương, tương ớt, nước mắm, . . .
thì hình dạng phổ biến là dạng túi hình chữ nhật. Nhưng đối với các sản phẩm khác
như sữa chua, sữa tươi thì thường bảo quản dưới hình dáng như túi, hộp vuông,
chai, lọ.

Tạo hình sản phẩm không chỉ chứa đựng, bảo quản sản phẩm của doanh nghiệp sản
xuất mà nó còn liên quan tới nhãn dán, thời hạn sử dụng và thương hiệu sản phẩm
và hướng dẫn sử dụng. Quy định về nhãn hàng hoá theo pháp luật yêu cầu được
viết ở mục dưới đây để quý vị dễ dàng lựa chọn cho bạn

 Giai đoạn lựa chọn chất liệu bao bì


Các nguyên liệu đầu vào có tốt và được lựa chọn kỹ càng hay công nghệ chế biến
tốt đến bao nhiêu, nhưng sản phẩm bảo quản trong điều kiện không phù hợp. Chất
lượng sản phẩm sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều, như vậy các giá trị dinh dưỡng và mùi vị
trong thực phẩm sẽ bị biến mất. Tất cả công sức trong giai đoạn sản xuất trên cũng
trở thành vô nghĩa. Vì vậy, sau khi lựa chọn hình dáng và kích thước của sản phẩm
của mình, các vị cần lưu ý về việc lựa chọn chất liệu bao bì bảo quản thực phẩm.
Như vậy, khách hàng mới có thể thưởng thức những sản phẩm thực phẩm với chất
lượng tốt nhất.

Chức năng của bao bì gồm:

1. Chức năng đựng, giữ, chứa sản phẩm


2. Chức năng bảo quản an toàn của sản phẩm
3. Chức năng tiện nghi, thuận lợi và an toàn trong vận chuyển
4. Chức năng tạo tính thẩm mỹ
5. Chức năng truyền tải thông tin trong quảng cáo và tiếp thị sản phẩm

 Lựa chọn chất liệu bao bì sản phẩm theo đặc tính bao bì
Quy trình đóng gói sản phẩm thông minh là quy trình lựa chọn những phương pháp
và cách đóng gói sản phẩm phù hợp với nhiều yếu tố của nhà sản xuất. Chất liệu
bao bì bảo quản sản phẩm rất đa dạng và có nhiều đặc tính khác nhau. Đối với các
sản phẩm bao bì hiện tại có những đặc tính như: kim loại cứng, thuỷ tinh, nhựa
cứng, nhựa dẻo, gỗ, kim loại mềm, màng kim loại, chất liệu plastic, giấy, bọc ni
lông…
Với những đặc tính khác nhau và đa dạng như vậy, để lựa chọn chất liệu bao bì thì
mọi người nên lựa chọn theo đặc tính cụ thể của bao bì dưới đây. 

 Đặc tính bao bì của chất liệu thuỷ tinh

 Tính chịu ăn mòn cao


 Có thuỷ tinh trong suốt hoặc có nhiều màu sắc lựa chọn
 Đa dạng về hình thức và kiểu dáng
 Trọng lượng tương đối cao
 Chi phí bao bì cao hơn các loại khác nhưng có thể tái sử dụng nhiều lần.
 Vận chuyển dễ gây vỡ do va chạm
 Phí vận chuyển cao và phải đóng gói cẩn thận khi vận chuyển
 Đặc điểm của bao bì bằng giấy
 Chi phí rẻ nhưng cao hơn bọc ni lông
 Dễ dàng trang trí và đa dạng thiết kế
 Có thể chịu được lực tác động
 Đựng được hầu hết các sản phẩm thông thường
 Đảm bảo độ bề vững: không có phản ứng cơ, lý, hoá
 Thân thiện với môi trường, không gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người
 Khả năng tái chế cao
 Không trong suốt, dễ dàng in ấn và trang trí
 Đặc điểm của bao bì bằng kim loại
 Chịu lực và chịu áp suất tốt
 Không bị rò rỉ khí
 Ngăn cản ánh sáng tốt
 Dễ ăn mòn bằng phản ứng hoá học
 Trọng lượng cao
 Chi phí cao
 Đặc điểm của bao bì bằng Plastic PVC
 Trọng lượng của bao bì nhẹ
 Sức bền kém hơn kim loại nhưng cao hơn thuỷ tinh
 Dễ mua
 Chi phí rẻ hơn nhựa và kim loại
 Chịu ăn mòn hoá học tốt
 Dễ dàng in ấn
 Xử lý vệ sinh không tốt sẽ gây mùi khó chịu
 Những lưu ý về đóng gói sản phẩm thực phẩm
 Đối với các sản phẩm thực phẩm được đóng gói bằng các chất liệu dễ gây vỡ, hư
hại trong vận chuyển thì cần cố định và giảm thiểu lực tác động gây hư hại tới sản
phẩm. Chúng ta có thể sử dụng khuôn cố định sản phẩm để giảm thiểu xê dịch khi
vận chuyển. Như vậy, sản phẩm sẽ đảm bảo an toàn và tính hoàn thiện.

Tuy nhiên, để sản phẩm được chấp nhận trên thị trường và đảm bảo các mục tiêu
thương mại thì những lưu ý dưới đây bạn không nên bỏ qua khi xây dựng quy trình
đóng gói sản phẩm

1. Không gây độc hại và phản ứng với sản phẩm bảo quản
2. Đảo bảo yếu tố vệ sinh
3. Giữ được đặc tính sản phẩm như độ ẩm thực phẩm và chất dầu
4. Giữ khí và ngăn cản gây mùi
5. Tính cản quang
6. Bảo vệ tính nguyên vẹn của thực phẩm
7. Bảo vệ thực phẩm khi va chạm
8. Cấu tạo nắp dễ mở khi sử dụng
9. Miệng nắp dễ dàng lấy sản phẩm
10. Máy đậy kín sản phẩm
11. Dễ tiêu huỷ và tái chế
12. Kiểu dáng và kích cỡ phù hợp
13. Dễ dàng in ấn và dán nhãn trên bao bì
14. Chi phí sản phẩm phù hợp
15. Đạt tiêu chuẩn theo quy định
16. Có đầy đủ thông tin sản phẩm trên bao bì

Quy trình đóng gói thực phẩm thường được sử


dụng trong sản xuất.
Trong phạm vi bài viết, chúng tôi không nhắc tới quá trình xử lý nguyên vật liệu,
bài viết chỉ tập trung vào đóng gói thực phẩm.  Mỗi một sản phẩm cụ thể thì quy
trình đóng gói có thể có sự khác biệt, bài viết mô tả những bước chính trong lĩnh
vực đóng gói thực phẩm. 
Các bước trong quy trình đóng gói thực phẩm gồm:
1. Tạo hình bao bì chứa, đựng thực phẩm. Ví dụ: như tạo hình túi bằng cách
hàn biên định hình.
2. Niêm phong bao bì. Ví dụ: đối với túi đựng thực phẩm thì sẽ là quá trình
hàn miệng túi, đối với bao bì dạng hũ, chai thì là quá trình đóng nắp hoặc
viền mí lon. Đối với một vài sản phẩm thì sẽ kèm theo quá trình hút chân
không hoặc thổi khí Nito trước khi niêm phong bao bì.
3. Dán nhãn và indate, số lô trên bao bì. Đây là quá trình in hoặc dán thông
tin liên quan tới sản phẩm trên bao bì.
4. Quá trình đóng thùng carton để giúp cố định và bảo quản khi vận chuyển.
Bài viết hữu ích về đóng gói mỹ phẩm nên đọc

Quy định về dán nhãn sản phẩm tại Việt Nam


Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định nội dung trên nhãn hàng hóa, cách ghi nhãn
hàng hóa lưu thông tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu, cách ghi xuất xứ, định
lượng, thông tin cảnh báo trên nhãn hàng hóa.

1. Những nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa


Nghị định 43/2017 quy định nhãn hàng hóa phải thể hiện những nội dung sau:

– Tên hàng hóa;

– Xuất xứ hàng hóa;

– Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;

– Những nội dung khác tùy vào tính chất loại hàng hóa.

Điển hình như nhãn hàng hóa đối với thực phẩm phải có định lượng, ngày sản
xuất, hạn sử dụng, thành phần, cảnh báo, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;
nhãn hàng hóa đối với rượu phải ghi định lượng, hàm lượng etanol, hạn sử dụng,
hướng dẫn bảo quản, cảnh báo, mã nhận diện lô.

2. Ngày sản xuất, hạn sử dụng được ghi trên nhãn hàng hóa
Theo quy định tại Nghị định số 43/CP, ngày sản xuất và hạn sử dụng được ghi theo
thứ tự ngày, tháng, năm của năm dương lịch.

Trường hợp bắt buộc phải ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng mà nhãn hàng hóa đã
ghi ngày sản xuất thì được phép ghi hạn sử dụng là khoảng thời gian kể từ ngày
sản xuất, nếu nhãn hàng hóa đã ghi hạn sử dụng thì được phép ghi ngày sản xuất là
khoảng thời gian trước sử dụng.

Đối với hàng hóa được san, chiết, đóng gói thì theo quy định tại Nghị định 43 năm
2017 phải thể hiện ngày san, chiết, đóng gói và hạn sử dụng được tính từ ngày sản
xuất.

3. Những thông tin bắt buộc thể hiện đối với hàng hóa dạng rời hoặc hàng
hóa có bao bì đóng gói đơn giản
Những hàng hóa có bao bì đóng gói đơn giản, hàng hóa dạng rời ví dụ như phụ gia
thực phẩm, hóa chất, bán trực tiếp cho người tiêu dùng theo quy định của Nghị
định số 43/NĐ-CP năm 2017 phải được công khai những thông tin sau:

– Tên hàng hóa;

– Hạn sử dụng;

– Tên cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm về hàng hóa;

– Hướng dẫn sử dụng;

Cảnh báo an toàn (nếu có).

4. Xuất xứ và thông tin cảnh báo trên nhãn hàng hóa


Nghị định 43 quy định tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu có trách nhiệm ghi
xuất xứ hàng hóa (nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa) theo quy định về
xuất xứ hàng hóa hoặc Hiệp định mà Việt Nam là thành viên.

Ngoài ra, cũng theo Nghị định số 43/2017, thông số kỹ thuật và thông tin cảnh báo
phải tuân thủ quy định của pháp luật (nếu có).

Hàng điện, điện tử, máy móc, thiết bị phải ghi thông số kỹ thuật. Hàng thuốc dùng
cho người, vắc xin phải ghi chỉ định, cách dùng, chống chỉ định, số đăng ký lưu
hành, dạng bào chế, quy cách đóng gói,…

Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định về nhãn hàng hóa, cách ghi nhãn hàng hóa và
các thông tin bắt buộc trên nhãn hàng hóa có hiệu lực từ ngày 1/6/2017 và bãi bỏ
Nghị định 89/2006 về nhãn hàng hóa.

You might also like