You are on page 1of 17

I.

Tổng quan về mỳ ăn liền dạng gói:


1. Mỳ ăn liền là gì ?
Mì ăn liền (cách gọi chủ yếu được dùng trong ngôn ngữ viết, ít khi đựoc dùng
trong khẩu ngữ), còn gọi là mì tôm (cách gọi trong phương ngữ tiếng Việt miền
Bắc), mì gói (phương ngữ tiếng Việt miền Nam), là một sản phẩm ngũ cốc ăn liền,
dạng khô và được đóng gói cùng gói bột súp, dầu gia vị, nguyên liệu sấy khô,… Gia
vị thường được đóng thành từng gói riêng hoặc được rót sẵn chung với vắt mì (mì ly).
Khi ăn chỉ cần đổ nước sôi vào hoặc có thể ăn sống. Sản phẩm này đặc trưng bằng
việc sử dụng quá trình gelatin hóa sơ bộ và khử nước bằng cách chiên (mì chiên) hoặc
sấy (mì không chiên).
Mì ăn liền được phát minh bởi Ando Momofuku, người sáng lập Tập đoàn Nissin
Foods tại Nhật Bản. Sản phẩm được ra mắt vào năm 1958 với thương hiệu Chikin
Ramen. Năm 1971, Nissin giới thiệu Cup Noodles, sản phẩm mì ly đầu tiên. Mì ăn
liền được bán trên thị trường toàn thế giới dưới nhiều thương hiệu.

Hình 1.1: Ảnh những gói mỳ ăn liền

2. Thành phần của 1 gói mỳ:


Bao gồm 2 phần chính là: vắt mì và gói gia vị.
- Thành phần của vắt mỳ gồm:
Nguyên liệu chính tạo nên vắt mỳ là bột lúa mì, dầu dùng để chiên mì là dầu cọ, phối
trộn cùng là nước và một số thành phần phụ gia, gia vị khác. Màu vàng của vắt mì
được tạo nên từ chiết xuất củ nghệ hoặc chiết xuất trái dành dành, bên cạnh đó E102
cũng được dùng trong hàm lượng cho phép.
- Thành phần gói gia vị:
+ Gói dầu gia vị: được nấu từ dầu thực vật tinh luyện cùng các nguyên liệu tươi như
hành tím, ớt, tỏi, ngò om,…
+ Gói súp: là hỗn hợp các loại gia vị như muối, đường, bột ngọt, bột tôm, tiêu, tỏi…
+ Gói rau sấy: bao gồm thịt, tôm, trứng, rau ( hành lá, ba rô, đậu hà lan, cà rốt, cải,
…) được sấy khô.
- Ví dụ: Thành phần của vắt mỳ Hảo Hảo:
+ Vắt mì: Bột mì, dầu shortening, tinh bột khoai mì, muối, dịch chiết xuất từ cá,
pentasodium triphosphate (E451i), chất ổn định (E500i, E501i), màu tự nhiên: nghệ
(E100), chất tạo ngọt tổng hợp (E950), chất chống oxi hóa (E320, E321).
+ Súp: Dầu tinh luyện, muối, đường, bột ngọt (E621), bột tôm, gia vị (tiêu, ớt, tỏi, rau
thơm), hành lá sấy, acid citric (E330), Disodium 5' - inosinate Disodium 5' - guanilate
(E631, E627), màu tự nhiên: hạt điều (E160b), chất tạo ngọt tổng hợp (E951), chất
chống oxy hóa (E320, E321).

Hình 1.2: Các thành phần của mì ăn liền

3. Tính chất
Mỳ tôm có cấu trúc cứng, giòn, dễ vỡ, là sản phẩm được chiên qua dầu nên dễ
dàng bị oxi hóa bởi không khí, bị biến đổi tính chất do ánh sáng.
Các gói gia vị ở dạng bột khô, các loại rau sấy dễ dàng bị ẩm mốc, gói dầu dễ dàng
bị oxi hóa khi tiếp xúc với không khí.
4. Loại bao bì thích hợp
Bao bì mỳ gói đóng vai trò là bảo vệ, bao bọc các thực phẩm bên trong ( vắt mỳ, dầu
gia vị, rau sấy,…), có thể sử dụng bao bì plastic, giấy…
II. Bao bì thực phẩm
Hiện nay trên thị trường các bao bì sản phẩm mỳ liền chủ yếu là nhựa plastic với các
cấu trúc đa màng phức hợp đa dạng (giấy, nilon): OPP/PP, OPP/PE, OPP/MCPP,
OPP/LLDPE , PET/LLDPE…
1. Vai trò
- Bảo vệ sản phẩm: chức năng nguyên thủy nhất của bao bì giúp bảo vệ sản phẩm,
tránh sự ảnh hưởng của nhiệt độ và môi trường bên ngoài.
- Chức năng ngăn cách: ngăn cách không cho mỳ bên trong bị dính nước, bụi bẩn,
không bị oxy hóa hay bị nhiễm khuẩn.
- Truyền tải thông tin: nhiều thông tin được in ấn bên trên bao bì như: tên sản phẩm,
thành phần cấu tạo, ngày sản xuất, hạn sử dụng, ...
- Đảm bảo sự tiện lợi: đóng gói bao bì có thể dễ dàng vận chuyển, phân phối, bày
bán, sử dụng nhiều lần.
- Quảng bá thương hiệu: mẫu bao bì đẹp là mua vũ khí bí mật trong marketing.
Bao bì đẹp giúp tác động đến người mua và khích lệ hành vi của người tiêu
dùng.
Ngày nay, vai trò của bao bì càng trở nên quan trọng hơn trong việc xây dựng một
thương hiệu mạnh và nhất quán. Doanh nghiệp cần quan tâm đến việc thiết kế bao bì
chuyên nghiệp, ấn tượng như một lợi thế bán hàng hiệu quả, giúp doanh nghiệp tăng
dần doanh số đồng thời giảm chi phí cho các hoạt động quảng bá sản phẩm.

2. Yêu cầu
- Yêu cầu về vai trò bảo quản
Ngăn cách sự xâm nhập của oxy, hơi nước, tác nhân nhiễm khuẩn, gây độc.
- Yêu cầu về vai trò bảo vệ
+ Vận chuyển dễ dàng và trữ kho.
+ Bền vững.
- Yêu cầu với chế biến
+ Vật liệu sản xuất có giá cả phù hợp , dễ gia công, chế tác, in ấn.
+ Thích ứng với quy trình sản xuất , đóng gói.
+ Cho phép đóng gói với cường độ cao.
- Yêu cầu về phân phố (thương mại)
+ Nhãn hiệu rõ ràng, đầy đủ, chấp hành đúng quy định của pháp luật.
+ Kích thước, hình dáng, khối lượng hợp lý, hình thức đẹp, giá trị thấp.
+ Dễ mở dễ làm kín lại.
- Yêu cầu về môi trường
+ Ưu tiên có khả năng tái chế và tái sử dụng.
+ Chiếm thể tích nhỏ sau khi sử dụng thực phẩm.
3. Cấu trúc và tính chất bao bì
Cấu trúc chất liệu bao bì đóng gói mỳ tôm thường hiện này là:
OOP/MCPP,PET/MCPP, OPP/ MPET/CPP, PET/MPET/CPP, PET/AL/PE.

- Vai trò của những loại chất liệu mang sủ dụng trong bao bì màng ghép đựng gói
mỳ tôm:
+ Màng OPP hoặc PET: Là lớp màng ngoài cùng, thích hợp với công nghệ in
trục đồng cho chất lượng hình ảnh sắc nét. Các lớp màng ngoài này đảm nhiệm
vai trò bảo vệ, chống thấm, kháng nhiệt và oxy hóa, chịu lực tốt.

Hình 1.4. Màng OPP sản xuất bao bì màng ghép phức hợp
(vinpack.vn)

+ Màng CPP/LLDPE: lớp màng trong với khả năng hàn dán tốt giúp tạo
thành đường hàn biên chắc chắn và tăng độ bám dính giữa các màng. Màng
CPP cứng, giòn và màng PE mềm dẻo củng cố độ dày cho bao bì với đặc
điểm có độ bóng trong cao, cản khí và hơi ẩm tốt.
+ MCPP: Là màng nhôm hoặc mạ nhôm (Metalized + PET/Metalized + CPP)
có tác dụng tăng cường độ bền cơ lý, tăng khả năng chống thẩm thấu khí,
chống ẩm và chống thấm dầu, tạo ra môi trường lý tưởng kéo dài thời gian
bảo quản sản phẩm.

4. Kích thước phổ biến


Mì ăn liền được đóng gói dưới nhiều kích thước đa dạng, thiết kế tùy chỉnh theo khối
lượng mì đựng bên trong để tạo sự chắc chắn cho sản phẩm. Các nhà sản xuất nên
chọn kích cỡ sao cho phù hợp để tăng tính thẩm mỹ sản phẩm, xây dựng hình ảnh
chuyên nghiệp cho thương hiệu.
5. Thông tin in ấn trên bao bì mì gói
Bao bì phải in đầy đủ những thông tin cần thiết theo quy định với tính xác thực cao,
mô tả đúng bản chất sản phẩm để người mua dễ dàng tìm hiểu:
- Tên sản phẩm, thương hiệu.
- Đơn vị sản xuất, nhà phân phối.
- Nguồn gốc, nơi sản xuất.
- Ngày sản xuất, hạn sử dụng.
- Khối lượng tịnh.
- Thành phần nguyên liệu, hàm lượng dinh dưỡng.
- Thông tin cảnh báo.
- Hướng dẫn sử dụng.
- Mã vạch, mã QR.
- Giá thành sản phẩm.

 Sản phẩm cụ thể


Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều loại mỳ gói với những mẫu mã đa dạng
cùng hương vị phong phú như: Mỳ Hảo Hảo, Mỳ Omachi, Mỳ 3 miền,…. Mì Hảo
Hảo với bao bì bắt mắt và các hương vị khác nhau đã được lòng rất nhiều người tiêu
dùng trong nước và quốc tế.
Hình: Ảnh gói mì Hảo Hảo

 Bao bì ( vỏ ) của gói mỳ Hảo Hảo:


- Nhận dạng vật liệu : Bao bì ghép màng phức hợp OPP/LDPE.
- Bao bì gồm 4 lớp:
+ Màng OPP: lớp màng ngoài cùng.
+ Lớp mực in.
+ Lớp keo.
+ LDPE: lớp màng trong cùng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
- Kết cấu hàn dính : Lớp keo mối hàn nhiệt.
- Kết cấu chống gian lận : Dựa vào các mối hàn nhiệt của bao bì.

 Ưu điểm và nhược điểm của bao bì mỳ gói Hảo Hảo:


- Ưu Điểm
+ Đường hán dán và độ bám dính giữa các màng tốt, khả năng kháng oxi, hơi
nước và cản sáng của bao bì cao,giữ được hương vị sản phẩm.
+ Có độ trong suốt, độ bóng cao, khả năng chống trầy xước rất tốt.
+ Chất lượng hình ảnh in đẹp chân thực sắc nét
+ Giá thành rẻ
- Nhược điểm
+ Không thân thiện với môi trường, khó khăn trong việc tái chế, xử lýchất thải.
+ Độ chịu va đập kém.
+ Không quan sát được sản phẩm bên trong.
+ Dễ cháy, khó kết dính, có độ giãn nở nhiệt cao, khả năng chống tia cực tím
kém.

 Bao bì gói gia vị mỳ Hảo Hảo:


- Nhận dạng vật liệu : Bao bì ghép màng.
- Được cấu thành từ 2 lớp phức hợp:
+ Lớp chất liệu màng in là OPP, PET, CPP,…
+ Lớp trong chất liệu màng ghép là PE, CPP, LLDPE, AL, MCPP, MPET,…
- Kết cấu hàn dính : Lớp keo mối hàn nhiệt
Hình: Ảnh gói gia vị của mì Hảo Hảo

III. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ ĐÓNG GÓI MỲ ĂN LIỀN VÀ THIẾT BỊ


a. Quy trình đóng gói

1. Chọn chất liệu bao bì:


thường dùng các cấu trúc phổ biến như OPP/PP , OPP/PE , OPP/MCPP, OPP/LLDPE,
PET/LLDPE…
2. Đặt Mì Lên Băng Tải
Công nhân sẽ chuẩn bị những phần mì cần đóng gói gồm : phần mì ăn liền, nước sốt,
gói muối gia vị… Sau đó đặt lên băng tải tự động của máy. Hoặc máy có thể kết nối
với dây chuyền sản xuất mì tự động từ trước.
3. Tạo Hình Gói Mì Từ Màng Nhựa
Lớp màng film sử dụng để làm bao bì cho gói mì sẽ được lắp đặt vào Rulo cuộn túi
của máy, và dẫn qua máng dẫn đến với bộ phận kéo xả màng. Máy sẽ sử dụng hệ
thống này để tạo hình túi nhựa cho gói mình, cắt màng nhựa thành những gói mì có
răng cưa dễ xé và hàn bụng giữa cho gói mì khi đóng gói.
4. Lồng Suất Mì, Kèm Những Gói Gia Vị Vào Trong Túi
Những phần mì ăn liền, mì ý, mì phở cùng với gia vị được công nhân đặt lên băng tải
ở bước 1 sẽ được máy đóng gói mì ăn liền đưa qua lớp màng và được lồng vào màng
nhựa. Rồi đến với công đoạn tiếp theo.
5. Hàn Và Đóng Gói Hoàn Tất
Máy sẽ sử dụng hệ thống dao cắt nhiệt để hàn và đóng gói cho gói mình đã được bọc
màng. Dao cắt sẽ hoạt động liên tục và sử dụng nhiệt độn cao để hàn chặt lớp bao bì
nhựa vào nhau để đóng gói cho mì ăn liền.

b. Công nghệ bao gói FFS (Form-Fill-Seal)


1. Giới thiệu về công nghệ bao gói FFS
Công nghệ bao gói FFS (Form-Fill-Seal) hay còn gọi là ép màng seal. Đây là công
nghệ đồng thời tạo hình bao bì, nạp thực phẩm và hàn kín bao bì.
(Nguyễn Trọng Thăng,2023).
Hệ thống đóng gói FFS được sử dụng cho nhiều loại vật liệu và được sử dụng cho
nhiều lĩnh vực, gồm: thực phẩm, đồ uống, mỹ phẩm, điện tử, văn phòng phẩm, hóa
chất,…
Có thể phân loại máy ép màng seal theo các loại bao bì sản xuất:
- Đóng gói dạng túi và dạng gối: Máy bao gói, máy cuộn màng dưới, máy
điền và niêm phong dạng đứng, …
- Chai / lọ: máy thổi niêm phong.
- Hộp carton: máy niêm phong hộp carton
- Khay chứa và vỉ: Máy niêm phong nhiệt, máy ép vỉ, máy trám khuôn
nguội.
- Túi và phong bì
Các loại thực phẩm thường được đóng gói với FFS: Thực phẩm chiên giòn, các
loại hạt, đường, cơm, kẹo, nước sốt, súp, đồ ăn cho vật nuôi, ngũ cốc, thịt hun khói,
bánh mỳ, đồ ăn nhẹ, bánh quy, túi trà, gia vị. Ngoài ra nó còn hỗ trợ rất nhiều trong
ngành dược: viên nén, viên nang và viên thuốc, …
 Đặc điểm:
- Ngày nay, nhiều hệ thống FFS rất phức tạp với các giao diện máy tính và mạng
điều khiển.
- Tăng tốc độ sản xuất và tính linh hoạt là những lợi ích chính của các hệ thống
FFS cho các công ty người dùng.
Máy ép màng seal chia thành 2 loại chính: máy ép màng seal dạng đứng (VFFS) và
máy ép màng seal dạng nằm (HFFS). Trong cả hai trường hợp vật liệu đóng gói được
kéo ra từ một cuộn, tạo thành hình túi rỗng. Các túi sau đó được làm đầy, đóng kín và
tách ra thành từng túi riêng. Đây là máy đóng gói bao bì được rất nhiều doanh nghiệp
lựa chọn.
2. VFFS (Vertical form fill seal)
Thiết bị đóng gói dạng đứng (VFFS) là cách đóng gói tạo thành một ống (túi) theo
chiều dọc, đổ đầy sản phẩm vào túi và sau đó hàn kín túi. Các loại đóng gói này
thường nằm trong khu vực đóng gói chính của dây chuyền đóng gói, nơi máy móc lấy
thành phẩm và đóng gói.
Thiết bị đóng gói dạng đứng (VFFS) được sử dụng trong ngành công nghiệp sản
phẩm tiêu dùng cho nhiều ứng dụng đóng gói. Các sản phẩm khác nhau như: bimbim,
muối, trà, đường, gia vị, đồ ăn nhẹ, … được đặt vào các túi định hình và sau đó được
đóng kín. Vật liệu túi là nhựa dẻo và thường có thể hàn nhiệt. Giấy cũng được sử dụng
và niêm phong bằng keo

Hình 2.5. Hệ thống đóng gói theo chiều dọc (VFFS)


(Nguyễn Trọng Thăng, 2023)
3. HFFS (Horizontal form fill seal)
Phương pháp đóng gói này hoạt động theo chiều ngang. Khi các sản phẩm di
chuyển dọc theo băng chuyền, chúng được bọc trong màng nhựa sau đó được dán
kín ở cả hai đầu.
Hình 2.6. Hệ thống đóng gói theo chiều nằm ngang (HFFS)
(Nguyễn Trọng Thăng, 2023)
c. Thiết bị
1. Máy đóng gói HFFS
 Cấu tạo
- Bảng điều khiển
- Đường đi nguyên liệu
- Bộ phận tạo hình túi
- Bộ phận hàn cắt túi
- Băng chuyền sản phẩm

Hình 2.9. Cấu tạo thiết bị HFFS


(maytudonghoa.vn)
 Nguyên lý làm việc
Nguyên lý hoạt động của máy đóng gói ngang thường bắt đầu từ việc sản phẩm đặt
cố định trên bang tải. Sau đó, sản phẩm được đưa vào bộ phận hình túi, đóng gói
và đưa ra phần băng chuyền sản phẩm.

Hình 2.10. Nguyên lý hoạt động của HFFS


(Nguyễn Trọng Thăng, 2023)
 Thông số kĩ thuật
Máy đóng gói mì tôm, máy đóng gói mì ăn liền, máy đóng
Tên sản phẩm
gói mì ý, mì phở
Điện áp 220V-50Hz
Công suất 2.65kW (tùy loại)
Năng suất đóng gói 20-200 gói / phút (tùy trọng lượng gói )
Kiểu túi đóng gói Túi 3 biên hoặc hàn bụng giữa
Định lượng đóng gói Không
Điều khiển Màn hính cảm ứng HMI + PLC
Cài đặt ngôn ngữ Anh + Trung + Việt ….
Cân định lượng Không
Chất liệu túi OPP, PA, PE, PP, PVC, Màng nhôm, túi phức hợp,…
Kích thước túi đóng
Dài 50 - 350mm / Rộng 50 - 200mm
gói
Bề rộng màng túi Tối đa 450mm hoặc 600mm
Chiều dày màng túi 0.04 - 0.09mm
Áp lực khí nén 0.815MPa – 603L/phút
Động cơ kéo – xả
Động cơ bước
màng
Kích thước máy
4154x1040x1540mm
DxRxC
Chất liệu vỏ máy inox 304
Khối lượng máy 441 Kg
Xuất xứ Trung Quốc
Bảo hành 12 Tháng

2. Máy đóng gói VFFS


 Cấu tạo
- Phễu nạp thực phẩm
- Cuộn màng
- Cốc đo lường lượng nguyên liệu
- Máy in ngày
- Hàn túi
- Cắt túi
- Bảng điều khiển cảm ứng

Hình 2.7. Cấu tạo thiết bị VFFS


(Internet)
 Nguyên lý làm việc
1. Tháo cuộn và vận chuyển màng
Máy đóng gói đứng (VFFS) sử dụng vật liệu màng đơn được cuộn quanh
lõi, gọi là rollstock (cuộn nguyên liệu). Vật liệu tạo túi được cuộn thành màng.
Khi làm việc, màng được kéo ra khỏi cuộn bằng đai kéo màng. Đai này được đặt
hai bên ống tạo túi, phía trước máy. Đây là phương pháp kéo màng phổ biến nhất
hiện nay. Cũng có một vài kiểu máy sử dụng chính tay hàn để kẹp và kéo màng
xuống, chuyển nó qua máy đóng gói mà không cần dây đai.
2. Kéo căng màng
Trong quá trình tháo cuộn, màng được dỡ khỏi cuộn đi qua tay dẫn gồm
một hệ con lăn. Hệ tay dẫn này gồm nhiều con lăn. Khi màng chuyển động, hệ
con lăn này di chuyển lên xuống để kéo căng màng. Thao tác này giữ cho màng
không bị lệch hướng.
3. Công đoạn in ngày (tùy chọn)
Sau công đoạn kéo căng, màng được chuyển qua máy in (nếu có trang bị
thêm). Máy in có thể là loại in nhiệt hoặc in phun. Máy in sẽ in lên màng các số
liệu ngày tháng/ mã sản phẩm, hoặc in các dáu hiệu đăng kí, hình ảnh hoặc logo.
4. Xác định đường đi và vị trí màng.
5. Tạo hình vỏ bao.
Từ đây, màng được đưa vào tổ hợp ống tạo hình. Khi vào tới vành đai trên
đỉnh ống tạo hình, màng bị gập xuống bọc xung quanh ống và kết quả cuối cùng
hai mép theo chiều dài màng chồng mí với nhau. Thanh hàn đứng được nung nóng
và di chuyên ép mép chồng mí của màng túi liên kết chúng lại với nhau.
6. Rót sản phẩm và hàn
Nguyên liệu được định lượng theo hệ thống cảm ứng từ phễu nạp liệu đi
vào vỏ bao sau tạo hình, trong công đoạn này đồng thời bơm khí.
7. Xả bao sản phẩm
Sau khi sản phẩm được rót vào bao, lưỡi dao sắc trên tay hàn nhiệt sẽ tiến
vào, cắt đứt bao. Tay hàn mở ra và bao rơi xuống. Túi đã hoàn thiện sau đó được
xả ra khỏi máy đi vào giỏ đựng hoặc được đưa vào băng chuyền và có thể được
chuyển đến công đoạn tiếp theo như: kiểm tra khối lượng, máy soi X quang ,thiết
bị đóng thùng.

Hình 2.8. Nguyên lý hoạt động của VFFS


(rockwellautomantion.com)
 Thông số kĩ thuật

Phạm vi cân 20-5000 gam, 50-1000ml

Các loại túi Túi đeo hông, túi đựng gối, túi bịt kín bên hông

Tối đa chiều rộng của phim Tối đa 420mm

Phương pháp đo Chất độn bơm thể tích

Dung tích 35-50 túi/phút

Phương pháp đóng gói Niêm phong và cắt nhiệt

Kích thước máy (D)1200x(W)760x(H)1880mm

Trọng lượng máy 650kg

Cung cấp bột 220V 50-60Hz (Máy biến áp điện áp cục bộ do


khách hàng chuẩn bị)

Cung cấp không khí 0,6MPa (do khách hàng cung cấp)
IV. MỘT SỐ SỰ CỐ TRONG BAO GÓI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Sự cố Nguyên nhân Cách khắc phục

1. Không kín - Máy đóng gói bị trục trặc. - Điều chỉnh lại máy đóng gói.
bị lệch hình - Kỹ thuật đặt máy đóng gói - Quan sát tốt, tích luỹ dần kinh
vào máy không tốt. nghiệm.
- Giấy xấu. - Thay giấy

2. Rách túi - Chất liệu túi plastic không đủ - Sử dụng chất liệu túi plastic dai hơn.
dai. - Thiết kế túi phù hợp với kích thước
- Thiết kế túi không phù hợp. và trọng lượng của mì tôm.
- Quá trình đóng gói không cẩn - Cẩn thận trong quá trình đóng gói.
thận. - Sử dụng hộp carton hoặc thùng để
- Va chạm trong quá trình vận bảo vệ mì tôm trong quá trình vận
chuyển. chuyển.

3. Mực in bị - Chất lượng mực in kém. - Sử dụng mực in chất lượng cao.
lem - Quá trình in ấn không được - Kiểm soát chặt chẽ quá trình in ấn.
kiểm soát tốt.

4. Dính túi - Chất liệu túi plastic dễ dính. - Sử dụng chất liệu túi plastic chống
- Do môi trường ẩm ướt. dính.
- Bảo quản mì tôm ở nơi khô ráo.

5. Sai thông - Lỗi trong quá trình thiết kế - Kiểm tra kỹ lưỡng thông tin trước khi
tin hoặc in ấn. in ấn.
V. ỨNG DỤNG NGHIÊN CỨU BAO BÌ SINH HỌC DỄ PHÂN HỦY VỚI MỲ
ĂN LIỀN:
Mì gói dường như là món ăn nhanh không thể thiếu được trong cuộc sống của mỗi
người. Nhưng đa số các loại mì gói hiện nay có mặt trên thị trường đều có bao bì nhựa
bên ngoài hơn thế nữa một gói mì ăn liền có ít nhất là hai gói gia vị kèm theo. Vậy để
ăn một gói mì ăn liền đã thải ra môi trường không hề nhỏ lượng bao bì nhựa.

Hiện nay trên thị trường đang có rất nhiều các sản phẩm được sử dụng để thay thế
bao bì làm từ nhựa giúp giảm thiểu được lượng rác xả thải ra môi trường giúp cải
thiện môi trường, góp phần tránh làm biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường có thể
kể đến như sản phẩm bao bì giấy và bao bì hữu cơ.
 Mì Gói Với Bao Bì Giấy
Hiện tại các bao bì giấy là giải pháp an toàn hữu hiệu và đảm bảo được nhu cầu
tiêu dùng của khách hàng nhất trên thị trường ngày nay. Là sản phẩm bao bì thay thế
cho các sản phẩm nhựa gây hại cho môi trường và có thời gian phân hủy lên tới cả
trăm năm.
Có một hãng mì từ xưa cho tới tận nay vẫn dùng bao bì giấy cho các dòng sản phẩm
của mình. Hãng mì Miliket là sản phẩm mì ăn liền với bao bì hoàn toàn làm từ giấy,
đây cũng được xem như là bước đi giúp cải thiện môi trường.

Chúng ta đều biết rằng giấy là vật phẩm dễ phân hủy, tiện lợi tái chế và cực kỳ thân
thiện với môi trường. Giấy là một trong những sản phẩm vừa phục vụ được nhu cầu
tiêu dùng hàng ngày vừa dùng để đóng gói các loại hàng hóa. Bao bì giấy ra đời là
một bước chuyển mình cho thế giới càng tiến gần hơn với thiên nhiên.
 Mì Gói Với Bao Bì Sinh Học
Tại London, bạn sinh viên quá đau đầu vì ăn mì gói với vô số các loại bao bì cho
gói mì ăn liền của mì. Bạn đã sử dụng lớp bao bì sinh học này là một lớp phim không
mùi không vị được làm từ các nguyên liệu tự nhiên như tinh bột khoai tây, glycerin và
nước. Lớp phim được làm kín bằng phương pháp hàn nhiệt an toàn để giữ cho vắt mì
không bị hỏng. Đồng thời, khi tiếp xúc với nước sôi, lớp phim sẽ tự động tan ra và hòa
vào nước trong thời gian chưa đầy 1 phút.

Các loại gia vị, hạt vừng, rau củ sấy sẽ được trộn lẫn vào lớp phim, khi nhúng mì vào
nước, các gia vị này hòa tan trở thành nước dùng mì. Các nguyên liệu có kích cỡ lớn
hơn như tôm khô sẽ được đóng gói riêng.
Cô bạn Holly Grounds giải thích. “Các nguyên liệu được pha trộn và làm nóng cho
đến khi nó đạt độ dày nhất định, sau đó tôi cho thêm rau sấy, gia vị rồi để vào khuôn
trong 24 giờ.”

Kết luận
Túi đựng mì sinh học là một giải pháp thay thế tiềm năng cho túi nhựa ( nilon ) truyền
thống. Việc sử dụng túi sinh học góp phần bảo vệ môi trường và đảm bảo sức khỏe
cho người sử dụng.

You might also like