You are on page 1of 2

Tổng quan về các mô hình kinh doanh ăn uống, cách chọn mô hình phù hợp để triển khai

“Mô hình” là một khái niệm mơ hồ, mông lung, tùm lum, loạn xạ…. sau một hồi search Google
để tìm ý tưởng cho bài viết thì tôi không biết sẽ có cụ thể bao nhiêu mô hình, nên nhìn chung
bài viết này sẽ xét theo một tiêu chí để phân loại.

Xét theo kênh bán hàng


Đặc điểm của lĩnh vực F&B là sản phẩm tiêu dùng ngắn hạn, có thời hạn sử dụng ngắn hoặc rất
ngắn (vài ngày, vài tuần, hoặc trong vài giờ), nên nhiều phương thức kinh doanh như giao hàng
liên tỉnh, giao toàn cầu có thể không thực hiện được.
Chủ yếu có 2 kênh bán hàng chính: trực tiếp (khách ghé tận nơi để dùng) và gián tiếp (đặt mang
về, đặt giao hàng)
Vì vậy xét theo phương diện kênh bán hàng, ta có các mô hình kinh doanh ăn uống:
- Chỉ bán tại chỗ: các quán ăn dạng buffet, nhà hàng sang trọng hoặc siêu bình dân (quán vỉa hè)
- Vừa bán tại chỗ, vừa bán giao hàng: phần lớn các quán ăn, quán trà sữa và đồ uống, có không
gian cho khách hàng dùng tại chỗ và kết hợp bán giao hàng (tự giao hoặc qua các app giao đồ
ăn)
- Chỉ bán giao hàng: Mô hình chỉ bán qua các app giao đồ ăn hoặc quảng cáo online và khách
order qua web/app của cửa hàng hoặc nhắn tin trực tiếp cho cửa hàng

Xét theo mô hình vốn


Quán ăn thì chắc chắn là có quán to, quán nhỏ, quán chà bá, tất cả dựa trên vốn.
Vốn mạnh và muốn làm lớn thì ta mở quán to, tiếp khách sộp, vốn ít muốn khởi nghiệp và xây
dựng từ từ thì ta mở quán nhỏ, tại những địa điểm chi phí mặt bằng thấp (không tính đến việc
vay mượn để làm to). Vậy chung quy có thể chia làm các mô hình vốn sau:

- Vốn tự có (): Tự bỏ tiền mở, tự kinh doanh, lời ăn lỗ chịu, khi thiếu tiền thì xin bố mẹ hoặc vay
mượn thêm
- Hùn vốn với bạn bè người thân: Tự nhiên anh em bạn bè nhậu vài bữa rồi nghĩ ra ý định kinh
doanh, vậy là hùn chung cùng làm, lời thì chia, lỗ thì chịu (chung).
- Hợp tác với người định hướng: May mắn gặp được những người cùng định hướng và tầm
nhìn, cùng góp vốn làm chung
- Được đầu tư từ cá nhân, tổ chức: Lên sharktank gọi mấy triệu đô về để mở mấy trăm cửa
hàng ()

2 mô hình đầu thường áp dụng cho các quán truyền thống, tự doanh, mục tiêu chính là có lãi
nhanh
2 mô hình sau thường dùng cho những công ty hoặc thương hiệu muốn xây dựng và mở rộng
lâu dài

Xét theo quy mô cửa hàng


Như đã nói ở trên thì quy mô cửa hàng rất đa dạng và cũng rất dễ phân biệt
- Cửa hàng lớn: khả năng phục vụ trên 100 khách hàng, có không gian rộng và được đầu tư
trang trí tốt, nhân viên phục vụ chuyên nghiệp
- Cửa hàng vừa: khả năng phục vụ vài chục người, có đầu tư không gian phù hợp, chỉnh chu
trong khâu phục vụ, chế biến
- Cửa hàng nhỏ: các quán tự doanh, bếp online,

Xét theo sản phẩm kinh doanh

You might also like