You are on page 1of 8

BÀI TẬP NHÓM MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CĂN BẢN

(Placeholder1)Nhóm 9
Đề bài: Chọn một công ty TMDT và đánh giá theo 8 đặc điểm của công
nghệ Thương mại điện tử. Công ty đã triển khai những phần nào tốt và
phần nào chưa tốt?

Shopee là sàn giao dịch thương mại điện tử thuộc sở hữu của tập đoàn
SEA Ltd, lần đầu ra mắt vào năm 2017 tại Singapore. Đến nay, Shopee
đã trở thành ứng dụng hàng đầu tại 7 quốc gia trong khu vực Đông
Nam Á.
Ra mắt với phiên bản thử nghiệm vào tháng 6/2015. Shopee được định
hướng là sàn thương mại điện tử phát triển chủ yếu trên thiết bị di
động. Hoạt động như một mạng xã hội phục vụ nhu cầu mua bán mọi
lức, mọi nơi cho người dùng.
Shopee chính thức ra mắt thị trường thương mại điện tử Việt Nam vào
ngày 8/8/2016. Với mô hình phát triển ban đầu là trung gian mua bán
giữa các cá nhân với nhau (C2C). Đến nay, Shopee đã mở rộng sang mô
hình B2C với việc ra mắt Shopee Mall. Nơi dành riêng cho các doanh
nghiệp, thương hiệu lớn bán hàng chính hãng tại Shopee
1. Sự phổ biến
Với hơn 50 triệu lượt tải tại Việt Nam, Shopee dần trở thành
ứng dụng không thể thiếu trong điện thoại của mỗi người. Điều
đó cho thấy sự phủ sóng của Shopee đã lan ra khắp Việt Nam.
Tại Việt Nam, theo số liệu báo cáo Bảng xếp hạng các doanh
nghiệp thương mại điện tử hàng đầu do iPrice insights cập nhật
tính đến quý 1/2022, Shopee chứng kiến 84,5 triệu lượt truy
cập/tháng. Báo cáo của công ty dữ liệu Metric cho biết từ tháng
11/2021 đến tháng 5/2022, Shopee nắm 72% thị phần. Nền tảng
này cũng đứng đầu ở chỉ số xếp hạng ứng dụng di động trên cả 2
hệ điều hàng Android và IOS

2. Phạm vi toàn cầu


Shopee có trụ sở tại Singapore, hiện tại Shopee đã có mặt trên
tổng 7 nước khu vực Châu Á gồm: Singapore, Malaysia, Thái Lan,
Đài Loan, Indonesia, Việt Nam và Philipines
Không chỉ làm mưa làm gió trên thị trường “sân nhà” tại Đông
Nam Á, nền tảng thương mại điện tử Shopee bắt đầu “vươn đến”
các nước Mỹ Latin, Châu Âu, Ấn Độ và Hàn Quốc.
Chiến lược mở rộng mạng lưới kinh doanh ra toàn cầu, Shopee
tiến vào thị trường Mỹ Latin vào năm 2019. Tiếp đó là thiết lập
hoạt động kinh doanh ở Mexico, Chile và Colombia. Shopee nuôi
tham vọng ở Châu Âu, khởi đầu với việc ra mắt ứng dụng ở Balan
vào tháng 9/2021, tiếp đó là Tây Ban Nha và Pháp, Ấn Độ và Hàn
Quốc.
Mặc dù còn nhiều rào cản xong Shopee đã gặt được nhiều
thành công khi tìm ra thị trường tiềm năng lớn ở nước ngoài.

3. Tiêu chuẩn thế giới


Hoạt động trên rất nhiều quốc gia không chỉ riêng Việt Nam,
Shopee đã có những chính sách, chiến lược, quy định,… phù hợp
với tiêu chuẩn kỹ thuật của từng quốc gia vùng lãnh thổ nói riêng
và toàn thế giới nói chung. Tạo ra một không gian thị trường trên
toàn thế giới, trong đó giá cả và mô tả sản phẩm được hiển thị
cho người dùng thấy và khám phá một cách nhanh và chính xác.
Các tiêu chuẩn phổ biến làm giảm đáng kể chi phí gia nhập thị
trường đối với người bán, đồng thời cũng giúp người tiêu dùng
giảm chi phí và nỗ lực cần thiết để tìm kiếm sự phù hợp về sản
phẩm trên sàn Shopee.
4. Sự phong phú của thông điệp
Nhiều người thường nhầm slogan của Shopee với những câu
châm ngôn mà Shopee thường quảng bá trong các chiến dịch
marketing, chẳng hạn như “Muốn mua rẻ thì đến shopee ngay,
shopee mua tất”,…Tuy nhiên, slogan của shopee là một câu khác.
“Thích shoping, lướt shopee” câu slogan hay ngắn gọn, vui
nhộn và nghe rất bắt tai. Tính chất ngắn gọn của các câu Slogan
của Shopee cũng được thể hiện qua những lời bài hát có trong
những quảng cáo TVC. Đây được coi là những thông điệp của
shopee mà hãng muốn gửi đến người dùng.

5. Tính tương tác giữa các bên tham gia TMDT


Mô hình kinh doanh của Shopee phát triển trên cả 3 nền tảng
là C2C, B2C và B2B. Trong đó:
- Tính đến thời điểm này, mô hình C2C của Shopee đã phát triển
rất thành công. Bằng chứng là Shopee đã tạo nên mạng lưới
bán hàng xuyên quốc gia rộng lớn. Số lượng người tham gia
mua – bán trên Shopee khiến bất kỳ website thương mại điện
tử nào cũng mong ước có được
- Từ nền tảng của mô hình kinh doanh C2C, Shopee đã mở rộng
thêm mô hình B2C – Business to Consumer. Với mô hình kinh
doanh này Shopee đã trở thành trung tâm kết nối giữa doanh
nghiệp với người mua hàng. Mô hình kinh doanh của Shopee
thể hiện rõ qua sự phát triển của Shopee Mall
- Mô hình B2B – Business to Business không phải là mô hình hoạt
động chính thức được Shopee phát triển. Tuy vậy, mô hình này
vẫn đang diễn ra trên Shopee dưới hình thức bán sỉ. Từ Shopee
các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, nhà phân phối,… có
thể hợp tác cùng nhau kinh doanh hoặc tạo ra sản phẩm có giá
trị cạnh tranh nhất so với thị trường
Các tính năng như đánh giá, bình luận, theo dõi, chia sẻ,… đã
cho phép sự tương tác giữa người mua và người bán hoặc
những người mua với nhau trở nên ngày càng phổ biến

6. Mật độ thông tin dày đặc


Shopee có khối lượng thông tin khổng lồ của các bên tham gia.
Điều này khiến các bên tham gia dễ dàng có được nhiều thông tin
cần thiết, rõ ràng cho bản thân hoặc doanh nghiệp khi tham gia
bán hàng hoặc mua sắm trên sàn điện tử này. Các thông tin về sản
phẩm, bên mua, bên bán đều vô cùng đa dạng, phong phú nên
việc đưa thông tin chất lượng hay không còn nhiều hạn chế. Mặc
dù Shopee đã đưa AI vào việc kiểm duyệt thông tin trên sàn sao
cho phù hợp nhưng chúng vẫn chưa được tốt lắm

7. Khả năng cá nhân và tùy chỉnh


Định vị thương hiệu bằng cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng
- Trải nghiệm khách hàng (Customer Experience) chính là những
trải nghiệm của khách hàng khi tương tác và mua hàng tại
doanh nghiệp. Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng là việc thiết
kế, cung cấp các dịch vụ và sản phẩm đáp ứng yêu cầu riêng
hoặc kết nối cảm xúc với từng khách hang
VD: Shopee giới thiệu đến bạn đôi giày thể thao khi bạn mua
găng tập, dây nhảy hay thảm yoga,.. được gọi là cá nhân hóa
trải nghiệm khách hàng. Shopee sau khi phân tích hành vi, sở
thích của người dùng thông qua việc nắm bắt họ xem gì, tìm
kiếm sản phẩm gì, đã từng mua sản phẩm gì,… từ đó gợi ý sản
phẩm theo đúng sở thích, nhu cầu của họ
Tối ưu hóa quản lý đơn hàng mang lại trải nghiệm cá nhân hóa khách
hàng
- Trải nghiệm khách hàng không chỉ là cảm giác nhất thời của
khách hàng về doanh nghiệp mà đây là cả một chu trình dài,
được tạo dựng từ những điểm chạm nhỏ nhất. Chính vì vậy, tất
cả mọi khâu từ tương tác đến việc định hình hình ảnh thương
hiệu với khách hàng.Vì vậy, Shopee rất chú trọng đến cảm xúc
và trải nghiệm của khách hàng. Một trong những yếu tố đó là
quản lý và xử lý tối ưu khi tương tác với khách hàng là quản lý
đơn hàng
Quản lý trạng thái và lịch sử đơn hàng
- Hệ thống của shopee lưu trữ tất cả các thông tin đơn hàng
ngay trên hệ thống, bao gồm tên khách hàng, mã đơn hàng, giá
trị đơn hàng, địa chỉ giao hàng, chương trình khuyến mãi,
phương thức thanh toán và vận chuyển… Doanh nghiệp có thể
quản lý các thông tin về đơn hàng của khách hàng và tận dụng
cho các chiến dịch tiếp thị và chăm sóc khách hàng. Khách hàng
cũng có thể dễ dàng xem lại các thông tin đơn hàng của mình
khi cần.
- Shopee có tính năng đánh, giá nhận xét giúp phản hồi các
thông điệp từ khách hàng , tăng tương tác, thêm thông tin về
sản phẩm mà khách hàng quan tâm.
Tùy chỉnh
- Shopee đã tận dụng cá nhân hoá để mang đến cho người dùng
gợi ý mua sắm dựa trên dữ liệu đã mua và đã xem trước đó.
Shopee thay đổi giao diện , các chương trình sự kiện, áp dụng
nhiều mã giảm giá , nhằm thu hút khách hàng vào các dịp lễ
tết,các sự kiện thường niên
- Gia tăng mức độ tương tác của người dùng bằng kho trò chơi
giải trí khổng lồ: Shopee liên tục đổi mới kho trò chơi giải trí
trên ứng dụng mua sắm Shopee nhằm mang đến cho người
dùng không gian giải trí vui nhộn. Tại Việt Nam, chúng tôi đã ra
mắt trò chơi Shopee Tiên Tri và Lì Xì Shopee nhằm đón chào
năm mới
- Thúc đẩy tương tác xã hội với tính năng Shopee Feed: Người
dùng trên toàn khu vực có cơ hội tận hưởng trải nghiệm mua
sắm mang tính xã hội hóa cao thông qua tính năng Shopee
Feed trong Quý I/2020. Shopee Feed cung cấp các tính năng
như tương tác với bạn bè, người mua hàng và người bán hàng
trên ứng dụng mua sắm Shopee

8. MXH và hiện tượng người dùng sáng tạo nội dung


Shopee là một thương hiệu có hoạt động mạnh mẽ trên ma
trận quảng cáo truyền thông, khi những chiến lược của hãng rất
thành công về mặt gia tăng độ phủ trên thị trường. Các chiến dịch
truyền thông của Shopee thường nhắm đến sự ngắn gọn, xúc tích,
dễ dàng tiếp cận người dùng.
Nhận thấy sức mạnh của việc sử dụng MXH trong chiến lược
Marketing thu hút khách hàng. Shopee đã liên kết với các trang
mạng xã hội khác như Facebook, Tiktok, Instagram,.. Bỏ tiền thuê
quảng cáo từ những người có sức ảnh hưởng, người nổi tiếng.
Người dùng hiện nay có thể tự do sáng tạo và chia sẻ nội dung
trên cộng đồng toàn thế giới trên bất kỳ trang MXH nào. Shopee
đã nắm bắt được mảnh đất màu mỡ này và cho ra nhiều chiến
dịch Marketing lớn bao phủ toàn MXH. Nhiều chính sách được
đưa ra để khuyến khích người dùng mua sản phẩm trải nghiệm và
review cho những người dùng khác. Hiệu ứng “chia sẻ trải
nghiệm” này đã mang lại cho Shopee nguồn lợi nhuận khổng lồ.
Bằng cách đưa ra các mã giảm giá hoặc cho người dùng trải
nghiệm sản phẩm miễn phí, sau đó để chính họ review lại trải
nghiệm của mình.

Shopee đã triển khai phần nào tốt, phần nào chưa tốt?
- Điểm mạnh
• Shopee đang làm tốt trong việc đưa thương hiệu của mình
phổ biến trên toàn quốc
• Các chiến lược Marketing rất hữu hiệu và đem lại nguồn lợi
nhuận khổng lồ
• Cố gắng tạo ra nhiều đột phá mới làm tăng trải nghiệm người
dung
• Thủ tục đăng ký, quy trình bán hàng đơn giản.
• Sản phẩm không cần qua kiểm duyệt khắt khe.
• Bán hàng không mất phí hay % hoa hồng.
• Tự tạo được mã giảm giá để kích thích khách mua hàng.
• Nhiều gian hàng, đa dạng hàng hóa
• Tỷ lệ hàng hoàn, hàng đổi trả thấp
- Hạn chế
• Cạnh tranh khốc liệt vì số lượng gian hàng trên shopee nhiều,
đặc biệt là cạnh tranh về giá vì shopee không quản lý về tình
trạng bán phá giá.
• Shopee không đứng ra kiểm tra và bảo đảm chất lượng hàng
hóa, tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng
không hề hiếm gặp nên độ tin cậy của khách hàng không cao.
• Chỉ hỗ trợ phí vận chuyển với những đơn hàng có giá trị cao,
gây khó cho những gian hàng bán các sản phẩm có giá trị thấp.
• Khâu kiểm duyệt hàng hoá sản phẩm còn nhiều hạn chế dẫn
đến trải nghiệm mua hàng của người dùng không được đảm
bảo
• Quy trình vận chuyển hàng hoá, hoàn đổi trả chưa thực sự dễ
dàng và tiện ích

You might also like