You are on page 1of 4

Strengths (Điểm mạnh)

Trong phân tích mô hình SWOT của Shopee, có thể thấy thương hiệu này có nhiều điểm mạnh, vượt
trội hơn hẳn so với nhiều đối thủ như:

Nguồn tài chính mạnh

Công ty mẹ của Shopee là tập đoàn Sea Group - “kỳ lân công nghệ” hàng đầu Đông Nam Á với
nguồn tiền dồi dào đến từ việc kinh doanh mảng game Garena. Chỉ trong nửa đầu năm 2021, Garena
đem lại cho Sea Group lợi nhuận gần 1,5 tỷ USD. Và vì thế, trong cuộc đua “đốt tiền” trên thị
trường thương mại điện tử, Sea Group vẫn có thể dư sức rót vốn để duy trì hoạt động cho Shopee.

Kể từ khi ra mắt tại Việt Nam, dù luôn trong tình trạng kinh doanh thua lỗ nhưng “con nhà giàu”
Shopee vẫn không ngừng nhận được nguồn tài chính khổng lồ từ công ty mẹ. Năm 2016, Shopee
được rót vốn 50 triệu USD cho vốn điều lệ khởi đầu. Trong nửa đầu năm 2018, sàn thương mại điện
tử này nhận thêm hơn 1.200 tỷ đồng vốn điều lệ từ Sea Group. Và con số này không ngừng tăng lên
mỗi năm với gần 2.500 tỷ đồng vào năm 2019.

Chiến lược truyền thông mạnh

Mặc dù xuất hiện muộn nhưng Shopee vẫn tạo được ấn tượng mạnh trong công chúng tại Việt Nam
với những chiến dịch quảng cáo rầm rộ. Các hình ảnh quảng cáo của Shopee xuất hiện phổ biến trên
các nền tảng lớn của Việt Nam như Facebook, Google, các phương tiện giao thông công cộng,…
được đầu tư hình ảnh và màu sắc thu hút khi "đập" vào mắt.

Không chỉ thế, sàn thương mại điện tử này còn không ngại chi tiền mời những người nổi tiếng có
tầm ảnh hưởng để làm đại diện cho thương hiệu trong các chiến dịch quảng bá như: Sơn Tùng MTP,
Blackpink,...

Shopee cũng là một trong những sàn thương mại điện tử đầu tiên đẩy mạnh hình thức Affiliate
Marketing (tiếp thị liên kết) giúp các đối tác tiếp thị kiếm thêm hoa hồng từ việc giới thiệu thành
công và gián tiếp giúp Shopee có thể tiết kiệm được chi phí tiếp thị.

Chiếm phần lớn thị phần trong thương mại điện tử

Trong năm 2020, Shopee là ứng dụng thương mại điện tử có lượt tải về sử dụng ứng dụng cao nhất
tại Việt Nam và đứng đầu lượt truy cập website mua hàng ở Việt Nam với hơn 50 triệu truy cập vào
website trong tháng.

Với lợi thế về nguồn sản phẩm, quan hệ đối tác, logistics, người bán hàng, tiếp thị, dịch vụ khách
hàng và mô hình kinh doanh kết hợp giữa B2C và C2C … Shopee trở thành nền tảng thương mại
điện tử được ưu ái hàng đầu tại Việt Nam.

Theo báo cáo của Decision Lab, có khoảng 51% người tiêu dùng Việt Nam cho rằng Shopee là nền
tảng yêu thích khi mua sắm trực tuyến của họ. Đây cũng là nền tảng “phải ghé” với 73% người dùng
sống ngoài các thành phố lớn. Bên cạnh đó, hơn 70% người dùng Gen Z nhận định Shopee là nền
tảng thương mại điện tử tốt nhất.

Chất lượng dịch vụ được đánh giá cao

Shopee có những dịch vụ và chính sách giúp bảo vệ quyền lợi của cả người mua hàng lẫn người bán
cũng như nhiều dịch vụ hỗ trợ “được lòng” người dùng như:
1. Linh hoạt cho 2 phiên bản mobile app và online website, tiên phong cho xu hướng
thương mại điện tử trên nền tảng di động (M-Commerce & Mobile Commerce).
2. Cung cấp đa dạng hình thức thanh toán kỹ thuật số để đáp ứng mọi nhu cầu của người
dùng, bao gồm ví điện tử AirPay (nay là Shopee Pay)
3. Mạng lưới phân phối rộng lớn, nhanh chóng
4. Chính sách đổi trả hàng giúp bảo vệ quyền lợi và tạo nhiều thuận lợi cho mua.
5. Chính sách bảo vệ người mua hàng và người bán hàng được đánh giá tốt.
6. Nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn.
7. Giao hàng nhanh, phí ship hàng rẻ.
8. Cho phép người mua hàng trả giá sản phẩm với người bán thông qua tính năng Chat.
9. Cho phép thanh toán bằng Shopee Xu.

Ưu điểm đáng kể nhất của Shopee là khả năng tiếp cận toàn cầu, có nền tảng web và ứng dụng cho
phép người tiêu dùng tận hưởng trải nghiệm mua sắm ở mọi nơi. Mua sắm được sử dụng để bao
gồm việc đi lại thực tế đến một địa điểm cụ thể vào một thời điểm cụ thể. Giờ đây, người mua có thể
duyệt, tìm hiểu và mua những thứ từ sự thuận tiện của chính ngôi nhà của họ, bất kỳ lúc nào trong
ngày kể cả ban đêm. giá thấp hơn so với các nước khác. Ngoài ra, nó cung cấp chiết khấu bổ sung,
hệ thống tiền xu và phiếu giao hàng miễn phí để khuyến khích người tiêu dùng tránh xa các cửa
hàng thực và các ứng dụng thương mại điện tử khác. Cuối cùng, Shopee có tùy chọn tin nhắn với
dịch vụ chăm sóc khách hàng hiệu quả, cho phép khách hàng dễ dàng tranh cãi về hàng hóa mà họ
đã nhận. Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với người bán nếu họ cần thêm bất kỳ thông tin nào.
Weaknesses (Điểm yếu)

Một số điểm yếu có thể thấy trong mô hình SWOT của Shopee như:

Công nghệ chưa đáp ứng phần lớn người dùng

Mặc dù có giao diện thân thiện với người dùng và không khó để sử dụng, tuy nhiên, Shopee vẫn còn
tồn tại không ít hạn chế về công nghệ. Nền tảng thương mại điện tử này còn chưa đáp ứng được nhu
cầu sử dụng của lượng lớn người dùng trong cùng một thời điểm.

Đặc biệt, trong những đợt siêu sale,người dùng Shopee sẽ gặp phải không ít gián đoạn vì hệ thống
quá tải. Từ đó, nó làm giảm sự hài lòng trong quá trình mua sắm.

Khó kiểm soát chất lượng sản phẩm và uy tín người bán

Mô hình C2C (Consumer To Consumer) cho phép thu hút lượng lớn người bán và làm đa dạng danh
mục sản phẩm trên Shopee nhưng cũng mang lại không ít rủi ro. Rủi ro dễ thấy nhất mà mô hình này
mang lại đối với Shopee là khó kiểm soát được chất lượng sản phẩm và uy tín của người bán.

Tồn tại nhiều rủi ro cho người bán và người mua

Trên thực tế, một tài khoản người dùng có thể vừa là người bán hàng, vừa là người mua hàng trên
Shopee bởi Shopee coi người mua và người bán có vị trí tương đồng với nhau, không có sự khác
biệt quá lớn. Do đó, còn nhiều rủi ro vẫn tồn tại trong quá trình mua bán trên nền tảng này như:

1. Đơn phương hủy đơn hàng từ một phía mà không có sự hỗ trợ dành cho phía còn lại
mà chỉ ghi nhận và hủy đơn hàng.
2. Hệ thống đánh giá mua hàng hạn chế, cho phép người bán dễ dàng xóa đánh giá xấu từ
người mua gây ảnh hưởng đến điểm đánh giá thật của sản phẩm.

Một số lỗ hổng đầu tiên của Shopee là họ đã gặp phải tình trạng chậm trễ giao hàng nghiêm trọng do quyết
định loại trừ các lựa chọn chuyển phát nhanh khác, khiến khách hàng chỉ có một lựa chọn duy nhất: Shopee
Express. Khi khối lượng đơn đặt hàng tăng lên, thời gian giao sản phẩm cho khách hàng sẽ tăng lên, từ 1 đến
2 tuần. Điều này thậm chí còn khiến khách hàng khó chịu hơn, khiến họ không thể mua sắm được. Ngay cả
trước khi chậm trễ, Shopee cho người bán 7 ngày để giao hàng, điều này góp phần làm cho người bán bị
chậm trễ vì người bán có thể lãng phí thời gian và giao đơn hàng vào ngày cuối cùng của hạn mức. Trung
Quốc được biết đến là nơi có các lựa chọn thời trang đa dạng. Tuy nhiên, quần áo cho cả hai giới tính có kích
thước khác nhau so với phần còn lại của châu Á. Khách hàng đã thử những bộ quần áo mà họ đã đặt hàng và
phát hiện ra rằng họ trông khác hẳn so với trên mô hình của họ nên việc đổi trả gây ảnh hưởng khó khăn rất
lớn. Phần lớn người bán chỉ nói được tiếng Nội địa nơi mình đang sống, điều kỳ lạ là Shopee là một nền tảng
toàn cầu với khách hàng từ khắp nơi trên thế giới cũng gây ảnh hưởng đến việc giao tiếp khi tư vấn cho khách
hàng. Điểm yếu trên Shopee là việc hiển thị các trang web và mô tả sản phẩm kém hấp dẫn hơn. Điều này
làm cho người mua không muốn mua sản phẩm. Không có kiểm tra chất lượng của người bán tại Shopee. Bất
cứ ai cũng có thể bắt đầu kinh doanh tại Shopee, vì Shopee có một nền tảng bán hàng ngang hàng, không
kiểm tra và phê duyệt người bán trước, điều này sẽ khiến khách hàng bị lừa dối và khách hàng bị lừa sẽ trở
nên cảnh giác hơn trước khi mua hàng. Điều này cũng dẫn đến những người bán mới; người bán mới cần phải
dành nhiều nỗ lực để thuyết phục khách hàng của họ, ngoài ra dạo gần đây liên tục có những khách hàng liên
tục bị lừa gạt vì shopee để lộ thông tim đơn hàng hay thông thông tin của khách hàng ra bên ngoài khiến cho
việc lừa đảo ngày càng trở nên phổ biến làm mất lòng tin từ khách hàng.
Quản trị chuỗi cung ứng
- Khi Shopee đóng vài trò là người bán (mô hình kinh doanh
TMĐT B2C), cửa hàng trực tuyến là phần cốt lõi trong hoạt động kinh doanh của họ. Với mô hình này, Shopee là nhà
phân phối các sản phẩm đến tay người dùng cuối thông qua sàn TMĐT của mình. Shopee chịu trách nhiệm quản trị mối
quan hệ khách hàng từ khâu tiếp cận khách hàng cho đến hoạt động hoàn tất đơn hàng, chăm sóc khách hàng sau bán
hàng. Khi nhận được đơn đặt hàng của khách hàng, Shopee sẽ chọn kho trung tâm nào gần khách hàng nhất để thực
hiện việc xuất hàng và giao hàng đến tận tay khách hàng nhanh nhất.
- Shopee là đại lý trung gian, có thể chịu trách nhiệm về khâu kỹ thuật và dịch vụ hậu cần, hoặc chỉ hỗ trợ các cửa
hàng vận hành về mặt kỹ thuật. Những hoạt động này là tùy thuộc vào thỏa thuận hợp tác giữa Shopee và các cửa hàng
khi tham gia sàn giao dịch Shopee với các mô hình lưu kho khác nhau.
Cách vận hành chuỗi cung ứng Shopee
(1) Lưu kho Shopee(FBS); (2) Qua kho Shopee(ODF); (3)
Nhà bán tự vận hành (SD); (4) E – Delivery.
Mô hình lưu kho – Shopee (FBS)
Với mô hình Lưu kho Shopee, Nhà Bán hàng thực hiện việc gửi hàng hóa vào kho Shopee. Theo đó, Shopee chịu trách
nhiệm quản lý hàng hóa lưu kho và xử lý toàn bộ đơn hàng của khách hàng từ lấy hàng, đóng gói, xuất kho cho đến khi
giao hàng thành công. Hình thức lưu kho tại shopee(Fulfillment by
Shopee)
Mô hình qua kho – Shopee (OFD)
Mô hình qua kho Shopee có 2 lựa chọn để hợp tác: Shopee lấy hàng tại kho nhà bán về nhập kho và quản lý tại kho
Shopee hoặc nhà bán mang hàng trực tiếp đến kho Shopee.
Mô hình nhà bán tự vận hành – Shopee (SD)
Mô hình Nhà Bán tự vận hành (Seller Delivery – SD) là hình thức Nhà Bán chịu trách nhiệm từ quản lý hàng hóa tại kho
Nhà Bán đến xử lý đơn hàng bao gồm nhưng không giới hạn đóng gói, xuất kho, giao hàng đến khi hàng hóa được giao
thành công.
Shopee chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ đăng bán sản phẩm,
quảng cáo bán hàng cho Nhà Bán.
Áp dụng đối với các hàng hóa cồng kềnh có yêu cầu đặc biệt về lắp đặt, các thủ tục đăng ký quyền sở hữu, các sản
phẩm có thời gian sử dụng ngắn hoặc hàng hóa có điều kiện vận hành đặc biệt. Hiện tại chỉ áp dụng với 1 số nhóm hàng
hóa đặc biệt sau:
Hàng tươi sống, Hàng ngoại cỡ (Giường, Tủ, Bàn Ghế,…),
Hàng có điều kiện vận hành đặc biệt (Xe máy, Hoa tươi,..)
Mô hình E-Delivery
Mô hình giao hàng điện tử (E-Delivery): Là dịch vụ mà Shopee thay mặt Nhà Bán phát hành phiếu mua Hàng Hóa/Dịch
Vụ điện tử (“E-Voucher” như du lịch, khách sạn, giải trí, khóa học online, …) cho Khách Hàng thông qua hệ thống tin
nhắn và nhận thanh toán để ghi nhận việc Khách Hàng đã mua Hàng Hóa/Dịch Vụ của Nhà Bán Hàng trên SGD TMĐT
Shopee.
Quy trình vận hành:
Bước 1: Nhà Bán đăng ký voucher dịch vụ trên Shopee
Bước 2: Shopee tiếp nhận đơn hàng từ khách hàng
Bước 3: Shopee tiếp nhận thanh toán từ khách hàng
Bước 4: Shopee gửi mã E-voucher qua tin nhắn cho khách hàng
Bước 5: Shopee đảm nhiệm việc thanh toán, đổi trả voucher
Các đơn vị vận chuyển họp tác với Shopee
Đơn vị vận chuyển Khu vực lấy hàng Khu vực giao hàng

Giao Hàng Nhanh Toàn quốc (*) 95% thành phố, huyện xã

Viettel Post Toàn quốc (*) Toàn quốc (*)

Vietnam Post Toàn quốc Toàn quốc

Vietnam Post Tiết


Hà Nội & Hồ Chí Minh Toàn quốc
Kiệm

J&T Express Toàn quốc (*) Toàn quốc (*)

1 số quận/huyện thuộc Hồ Chí Minh 1 số quận/huyện thuộc Hồ Chí Minh


Shopee Xpress
và Hà Nội Chi tiết và Hà Nội Chi tiết 

1 số quận/huyện thuộc Hồ Chí


1 số quận/huyện thuộc Hồ Chí Minh, Hà
GrabExpress Minh, Hà Nội và các tỉnh thành
Nội và các tỉnh thành khác. Chi tiết
khác.Chi tiết 

1 số quận/huyện thuộc TP. Hồ Chí 1 số quận/huyện thuộc TP. Hồ Chí Minh,


Shopee Xpress Instant Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và một số tỉnh Hà Nội, Đà Nẵng và một số tỉnh thành
thành khác khác

Khu vực nội thành Hà Nội hoặc TP.Hồ Khu vực nội thành Hà Nội hoặc TP.Hồ
beDelivery
Chí Minh (**) Chí Minh (**)

Ninja Van Toàn quốc (*) Chi tiết  Toàn quốc (*) Chi tiết 

Các Tỉnh/Thành phố thuộc Miền Bắc


BEST Express 95% thành phố, huyện xã
và Miền Nam

(*) Trừ một số huyện đảo xa (**) Chỉ áp dụng cho Người bán và Người mua ở cùng khu vực nội thành Hà Nội
hoặc TP. Hồ Chí Minh:

. TP. Hồ Chí Minh: Quận 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12 , Quận Bình Tân, Phú Nhuận, Tân Bình, Gò Vấp, Tân Phú,
Bình Thạnh, TP. Thủ Đức
. Hà Nội: Hoàng Mai, Long Biên, Thanh Xuân, Bắc Từ Liêm, Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn
Kiếm, Hà Đông, Tây Hồ và Nam Từ Liêm.

You might also like