You are on page 1of 3

1.

Giới thiệu Shopee

Shopee ra mắt vào tháng 12/2015, đây là một trang thương mại điện tử (E –
commerce) về mua sắm được phát triển chủ yếu trên thiết bị di động, thuộc quyền
sở hữu của tập đoàn SEA do Forrest Li thành lập ở Singapore. Sàn thương mại
điện tử này là trung gian kết nối giữa người mua và người bán nhằm phục vụ nhu
cầu mua bán mọi lúc, mọi nơi, giúp hoạt động kinh doanh trực tuyến trở nên dễ
dàng hơn.

Shopee hiện nay đã có mặt tại 11 quốc gia trên thế giới gồm 8 quốc gia vừa
có văn phòng đại điện vừa có app hoạt động như Brazil, Indonesia, Maylasia,
Phillipines, Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam và gồm 4 quốc gia chỉ có
văn phòng đại diện như Hong Kong, Trung Quốc (Thượng Hải, Thẩm Quyến) và
Hàn Quốc.

Shopee du nhập vào Việt Nam vào ngày 8/8/2016, có 2 văn phòng tại thành
phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Mặc dù “sinh sau, đẻ muộn” nhưng tính đến Quý
III/2021 sàn thương mại điện tử này đã vươn lên dẫn đầu trong bảng xếp hạng các
doanh nghiệp thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam với hơn 77 triệu lượng
truy cập mỗi tháng trên cả iOS lẫn Android, theo iPrice Insights.

Hình 1: Bảng xếp hạng các doanh nghiệp thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam, Quý
III/2021

Nguồn bảng xếp hạng: https://iprice.vn/insights/mapofecommerce/


1.1. Mô hình Kinh Doanh

Khởi đầu, mô hình kinh doanh mà Shopee theo đuổi là C2C – Consumer to
Consumer, tức là làm trung gian mua bán giữa cá nhân với cá nhân. Hiện nay,
Shopee đã mở rộng thêm mô hình B2C – Business to Consumer, tức là mua bán
giữa doanh nghiệp với cá nhân, ở đây Shopee vẫn đóng vai trò là người liên kết
trung gian. Cho đến nay, Shopee hoạt động nhịp nhàng giữa hai mô hình kinh
doanh này và mang lại hiệu quả rất cao.

Ở đó người bán đăng tải các thông tin về sản phẩm và dịch vụ mà không cần
lo lắng người tư vấn hay vận chuyển, đồng thời người mua cũng tiếp cận được các
thông tin ấy một cách trực quan mà không cần đến cửa hàng. 

1.2. Thị phần


Theo số liệu Quý III/2021 từ iPrice và SimilarWeb, Shopee, nền tảng thuộc
sở hữu của tập đoàn công nghệ Sea có trụ sở tại Singapore, là nền tảng TMĐT đa
ngành có thị phần về lượt truy cập cao nhất ở cả ba nước Việt Nam, Thái Lan và
Malaysia.

Hình 2: Dữ liệu truy cập trung bình top ba trang TMĐT tại Thái Lan, Malaysia và Việt Nam

Ở Việt Nam, sau nhiều quý liên tiếp dẫn đầu, số liệu Quý III/2021 cho thấy
Shopee vẫn là đối thủ khó vượt mặt khi chiếm 57% trong tổng số lượt truy cập trên
tất cả các sàn TMĐT đa ngành. Lazada Việt Nam và Tiki lần lượt chiếm 16% và
13%. Các nền tảng khác chia đều 14% còn lại trong bảng xếp hạng.
Theo dữ liệu từ iPrice Group, tổng lượt truy cập trung bình top 10
trang TMĐT Việt Nam đã gấp 2 lần Thái Lan và gần 3 lần Malaysia trong Quý
III/2021.
Báo cáo e-Conomy SEA 2021 do Temasek (quỹ đầu tư của chính phủ
Singapore), Google và công ty tư vấn quản lý Bain & Company công bố cho thấy
thị trường TMĐT Việt Nam đạt 13 tỷ USD trong năm 2021. Thị trường ước tính
tiếp tục tăng trưởng 32%, ước tính đạt 39 tỷ USD trong năm 2025 và được kỳ vọng
trở thành thị trường TMĐT lớn thứ hai trong khu vực Đông Nam Á, sau Indonesia.
Trong khi đó, Malaysia được dự báo mức tăng 8% và đạt 19 tỷ USD. Thái
Lan đạt 35 tỷ USD với mức tăng 14% từ 21 tỷ USD vào năm 2025.
Như vậy, Việt Nam đã và đang trở thành một trong những “ngôi sao” trong
thị trường TMĐT khu vực Đông Nam Á. Bước vào kỷ nguyên hậu COVID-19, khi
mà tiêu dùng kỹ thuật số đã trở thành một nếp sống mới và các nhà bán hàng kỹ
thuật số ngày càng nhiều, thì quy mô thị trường TMĐT nước nhà cũng phần nào
được tác động tích cực.
1.3. Các cột mốc quan trọng (đại sứ thương hiệu, các giải thưởng)

You might also like