You are on page 1of 13

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP THU HOẠCH GIỮA KỲ


Học phần: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CĂN BẢN

CHỦ ĐỀ: Nghiên cứu kinh nghiệm triển khai các mô hình kinh
doanh thương mại điện tử của Shopee

Họ và tên sinh viên : Bùi Hà Chi

Mã số sinh viên : 11211034

Lớp học phần : 01

Tên giảng viên : ThS Lê Mai Trang


I. GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP

Shopee là nền tảng thương mại điện tử hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á có trụ sở tại Singapore
và trực thuộc công ty Sea trước đây là Garena (chủ sở hữu các thương hiệu như: Garena , Foody,
Now, Airpay) ra đời từ năm 2015 và tại thời điểm hiện tại đã có mặt trên tổng cộng 7 nước khu
vực châu á gồm: Singapore; Malaysia; Thái Lan; Đài Loan; Indonesia; Việt Nam, và Philipines.
Nhà sáng lập Shopee là của tỷ phú Forrest Li – người được biết đến là người đối đầu với Alibaba.

Shopee ra đời nhằm tạo ra một sàn thương mại điện tử để cung cấp cho khách hàng trải nghiệm
việc mua sắm trực tuyến một cách dễ dàng, an toàn và tiện lợi bởi quá trình thanh toán và vận
chuyển nhanh chóng. Trên nền tảng thương mại điện tử shopee, mọi ngành hàng (đồ ăn, quần áo,
đồ điện tử, phụ kiện, nội thất,...) đều được kinh doanh và rất đa dạng về mẫu mã. Về đối tượng
khách hàng, shopee không giới hạn trong một đối tượng cụ thể nào cả, sàn thương mại điện tử này
mong muốn có thể đáp ứng được nhu cầu của tất cả mọi người, hướng tới nhiều đối tượng người
tiêu dùng khác nhau.

Bên cạnh đó Shopee sẽ tạo ra một môi người kinh doanh cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp
muốn quảng bá, tiếp thị và phân phối sản phẩm của mình đến với khách hàng. Rất đơn giản chỉ
cần vài thao tác đăng ký và đăng tải, mô tả sản phẩm thì tất các mọi người để có thể mở một gian
hàng trên Shopee và đây cũng chính là cơ hội kinh doanh trực tuyến dành cho bất kì cá nhân, tổ
chức nào.

*Các mặt hàng không bán trên shopee (các mặt hàng cấm/ hoặc liên quan tới vấn đề sao chép bản
quyền,..)

Một số điểm nổi bật đáng chú ý của nền tảng Shopee bao gồm:

 Được xây dựng cho thiết bị di động – Giao diện người dùng Shopee được xây dựng cho thiết bị
di động, giúp người dùng trải nghiệm mua sắm di động nhanh chóng và trực quan cao.
 Trò chuyện trực tiếp trên Shopee – Người dùng có thể tham gia vào các cuộc trò chuyện trong
thời gian thực thông qua tính năng tích hợp sẵn của Shopee – khả năng nhắn tin trong thời gian
thực.
 Shopee bảo đảm – Người dùng có thể mua sắm miễn phí với Đảm bảo Shopee bảo vệ người dùng
bằng cách giữ thanh toán cho đến khi nhận được đơn đặt hàng.
 Hệ thống hậu cần/vận chuyển tích hợp – Shopee hợp tác với các công ty hậu cần hàng đầu để có
một ứng dụng tích hợp trong ứng dụng hệ thống hậu cần. Người dùng có thể dễ dàng chọn nhà
cung cấp dịch vụ hậu cần ưa thích sau khi đặt hàng.
 Miễn phí – cho tất cả mọi người sử dụng mà không có chi phí ẩn.
 Có sẵn để tải xuống miễn phí trên App Store và Google Play.

1. Lịch sử

Vào năm 2015, Shopee được ra mắt tại Singapore với định hướng là sàn thương mại điện tử phát
triển chủ yếu trên thiết bị di động, hoạt động như một mạng xã hội phục vụ nhu cầu mua bán mọi
lúc, mọi nơi cho người dùng. Tích hợp hệ thống vận hành, giao nhận và hỗ trợ về khâu thanh toán,
Shopee là bên trung gian giúp việc mua sắm trực tuyến dễ dàng và an toàn hơn cho cả bên mua lẫn
bên bán.

2. Thị phần:

Tính đến năm 2017, nền tảng này đã ghi nhận 80 triệu lượt tải ứng dụng, tại Việt Nam là hơn 5
triệu lượt. Sàn này hiện đang làm việc với hơn bốn triệu nhà cung cấp với hơn 180 triệu sản phẩm.
Cũng trong quý 4 năm 2017, tổng giá trị hàng hóa của Shopee được báo cáo đạt 1,6 tỷ đô la Mỹ,
tăng 206% so với năm trước. Tuy nhiên, tình trạng thua lỗ ở tập đoàn mẹ là SEA group cũng tăng
đáng kể. Tập đoàn này ghi nhận khoản lỗ ròng 252 triệu USD trong quý 4/2017, tăng 306% so với
mức lỗ ròng 62 triệu USD của quý 4/2016.

3. Shopee lấy lợi nhuận từ đâu?

Việc các các nhân, tổ chức bán hàng trên Shopee sẽ bị trừ chiết khấu % hay còn gọi là commission
trên các đơn hàng.Ví dụ hơn hàng 200.000đ thì shopee sẽ lấy chiết khấu 2% thì người bán sẽ bị
khấu trừ 2.000đ. Cụ thể Shopee chính thức đưa ra chính sách mới từ ngày 1/4/2019 người bán tại
sàn sẽ chịu mức phí 1%- 2% trên mỗi đơn thành công. Phí thanh toán cho chủ sàn được tính trên
tổng giá trị thanh toán của người mua cho đơn hàng, bao gồm, tổng tiền hàng và phí vận chuyển
sau khi áp dụng khuyến mại (nếu có). Tùy vào phương thức thanh toán mà người mua đã chọn,
mức phí thanh toán được áp dụng cho mỗi đơn hàng sẽ tương ứng. Cụ thể, người mua thanh toán
khi nhận hàng (COD) hoặc bằng thẻ ATM nội địa (internet banking), người bán sẽ chịu mức phí
1%. Với phương thức thanh toán bằng thẻ tín dụng/ ghi nợ hoặc trả góp bằng thẻ tín dụng, mức
phí là 2%.

4. Giải thưởng

Kể từ khi ra mắt, Shopee đã đạt được sự tăng trưởng theo cấp số nhân. Nền tảng này hiện có hơn
160 triệu danh sách đang hoạt động với khoảng 6 triệu người bán, bao gồm hơn 7.000 thương hiệu
(Brand) và nhà phân phối hàng đầu. Hiện nay, nền tảng TMĐT này đã có mặt tại hầu hết các nước
Đông Nam Á như Singapore malaysia thái lan, Indonesia Việt Nam.

Vào năm 2015, Shopee đã được trao giải thưởng “Khởi Nghiệp Của Năm tại Singapore” trong ấn
bản thứ hai của tạp chí “Giải thưởng Vulcan”, được đăng tải bởi nhà xuất bản số Vulcan Post của
Singapore.
II. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TẠO THÀNH MÔ HÌNH KINHH DOANH CỦA SHOPEE

1. Mệnh đề giá trị (tại sao khách hàng mua hàng ở shopee?)

*Nhiều Shop bán hàng, giá cả cạnh tranh

Đến với Shopee, việc cùng một sản phẩm nhưng có đến hàng trăm nơi bán với hàng trăm giá khác
nhau là rất đỗi bình thường. Shopee không quan trọng bạn có một sản phẩm hay nhiều sản phẩm,
bất cứ sản phẩm nào của bạn cũng có thể đăng lên bán được. Tuy nhiên người bán hàng phải chịu
một số ràng buộc về sản phẩm đó, nếu làm sai quy định bạn phải chịu trách nhiệm. Nhẹ là phạt
tiền, nặng là khóa tài khoản.

Tuy nhiều shop là vậy, nhưng ưu điểm lớn nhất vẫn là người mua hàng có thể tự do lựa chọn giá
cả sao cho được lợi nhất. Vậy chẳng may bạn mua nhầm hàng đểu, chất lượng không như quảng
cáo thì sao? Không sao cả, vì chính sách của Shopee rất hợp lí:

*Chính sách đổi trả, ràng buộc nhà bán hàng rõ ràng

Shopee quy định về đổi trả hàng trong thời gian nhất định, bạn có quyền khiếu nại sản phẩm rằng
sản phẩm khác với những gì nhà bán hàng đăng tin và được Shopee hoàn tiền nếu như bạn chứng
minh mình hoàn toàn là người bị hại. Shopee sẽ có những mức cảnh cáo/phạt dành cho những nhà
bán hàng có hành vi lừa đảo thích đáng. Và người mua sắm sẽ không phải chịu thiệt hại gì.

Cụ thể:

Bản đầy đủ hơn (bao gồm cả các bước hoàn trả, quy trình xử lý) em xin phép để ở đây, nếu cần
đọc kĩ hơn em mời cô truy cập vào link:
https://docs.google.com/document/d/1zIUu157ngiOUhyWFaUGsQNKlYn3hJYn42TxfGS64-
3A/edit?usp=sharing

*Đánh giá chất lượng đến từ người mua hàng

Chỉ những người đã từng mua sản phẩm được phép đánh giá chất lượng của sản phẩm, để lại bình
luận (có thể có hình ảnh). Sản phẩm chất lượng tốt hay không đều do người dùng quyết định
* Shopee Mall

Shopee Mall là một nhóm nhà bán hàng uy tín cao, bán hàng chất lượng, được người dùng tin
tưởng mua hàng. Những điều đó được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu mà Shopee đưa ra vào
từng thời điểm. Cho nên sản phẩm của Shopee Mall thường giá cao hơn so với mặt bằng chung
nhưng vẫn rẻ.

Giao diện và giá sản phẩm của shopee Mall và shopee thường
*Mã giảm giá ngành hàng, mã giảm giá từ shop mỗi ngày

Mã giảm giá là đặc điểm chung mà hầu hết trang thương mại điện tử nào cũng có, nhưng mã giảm
giá tại Shopee lại đặc biệt hơn. Đặc biệt ở chỗ mã giảm giá được tung ra mỗi ngày mỗi khác, thời
hạn sử dụng ngắn có dài có, số lượng có thể ít có thể nhiều, người dùng muốn mua hàng với mã
giảm giá để được giá rẻ hơn thì chờ mỗi ngày để xem mã ngày nào áp dụng cho sản phẩm gì.

Từ đó mà hình thành thói quen, và tạo sự kích thích người dùng thường xuyên vào trang shopee
hơn. Bản tính người ta thích trải nghiệm thử thách mà. Shopee cũng có chương trình nhận xu mỗi
ngày: mỗi này người dùng vào shopee để tích lũy 100 xu, sau này khi mua hàng có thể dùng số xu
tích góp để giảm giá, điều này cũng giúp giúp tăng thêm lượt truy cập shopee mỗi ngày và là một
trong những yếu tố quyết định tới mức giá cuối cùng trước khi người tiêu dùng đặt đơn, tăng nhu
cầu mua sắm.

Ngoài mã giảm giá cho ngành hàng, trang khuyến mãi thì còn có mã giảm giá đến từ nhà bán
hàng. Bạn có thể truy cập vào shop bán hàng, họ thường để mã giảm giá lên trên sản phẩm. Hoặc
có mục riêng ở ngay trang chủ của shop của họ.

2. Mô hình doanh thu

Những năm đầu hoạt động, Shopee tập trung phát triển mạng lưới mua bán giữa cá nhân với cá
nhân (C2C). Báo cáo tài chính cho thấy, Shopee dành đến 90% kinh phí marketing cho các chiến
dịch khuyến mãi, miễn phí vận chuyển, flash sale và phiếu giảm giá cho cả người mua và người
bán, nhằm thu hút khách hàng đến từ các nền tảng khác nhau.

Mô hình C2C tại thời điểm đó đã giúp Shopee xây nên một mạng lưới khổng lồ, kết nối người
mua và người bán mà không có bất kỳ mối lo nào về hàng tồn kho. Trái lại, Shopee còn tạo được
hiệu ứng marketing truyền miệng khi sở hữu “chợ” sản phẩm đa dạng với dịch vụ hậu cần, chăm
sóc khách hàng chuyên nghiệp, thúc đẩy làn sóng mua hàng online tăng lên chóng mặt. Từ nền
móng này, Shopee đã đưa các nhà cung cấp đầu ngành lên sàn thương mại điện tử khi kết hợp mô
hình B2C, cạnh tranh trực tiếp với Lazada – “gã khổng lồ” thương mại điện tử vào thời điểm đó.

*Dòng doanh thu của Shopee


Thông qua các khoản phí và hoa hồng khác nhau, Shopee sử dụng mô hình tạo doanh thu trên thị
trường phổ biến cho nhiều nền tảng.

Hoa hồng: Khi người bán bán hàng, họ phải trả cho Shopee một khoản hoa hồng (như đã giới
thiệu ở trên). Các sản phẩm được bán trên thị trường thông thường thu hút một khoản hoa hồng từ
1-2%. Mặt khác, các sản phẩm được bán trong Shopee Mall có thể thu phí cao tới 6%.

Phí giao dịch: Công ty cũng tính phí giao dịch cho người bán khoảng 2% để trang trải chi phí
thanh toán.
Để tăng khả năng hiển thị sản phẩm, người bán trên Shopee có thể trả tiền để quảng cáo sản phẩm
của họ trong tìm kiếm sản phẩm, tìm kiếm cửa hàng hoặc quảng cáo trên facebook, google.

Shopee sử dụng mô hình CPC để kiếm tiền. Khi người mua nhấp vào một quảng cáo, người bán sẽ
trả một khoản phí nhỏ cho công ty. Về cơ bản, mức phí phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh của từ
khóa với người bán sẵn sàng trả tiền để chiếm vị trí dễ thấy nhất.

Fulfillment: Fulfilled by Shopee (FBS) là tên gọi của một dịch vụ phân phối cho phép người bán
lưu trữ và vận chuyển hàng hóa của họ bởi Shopee. Phí cho dịch vụ này là trên cơ sở từng mặt
hàng và phụ thuộc vào kích thước và trọng lượng của mặt hàng.
Phí thanh toán: Người bán cũng có thể chọn hình thức thanh toán ShopeePay. Khi người mua sử
dụng dịch vụ này, người bán phải trả một khoản phí cho Shopee.
Phí giao hàng và hoa hồng cho nhà hàng: Shopee cũng vận hành dịch vụ giao đồ ăn mang tên
ShopeeFood. Một lần nữa, tỷ lệ sử dụng dịch vụ này không được tiết lộ. Nhưng có thể giả định
rằng Shopee thu hoa hồng đơn hàng từ mỗi nhà hàng tham gia và tính phí giao hàng của người
tiêu dùng.
3. Cơ hội thị trường
Để tận dụng điểm mạnh và khắc phục điểm yếu, Shopee có thể nắm bắt một số những cơ hội có lợi
để phát triển thương hiệu và tăng doanh số bán hàng như sau:

 Thời lượng sử dụng Internet của người Việt Nam cao: Trung bình 1 ngày, người Việt sử
dụng Internet lên đến 4 tiếng. Đây là một cơ hội lớn để phát triển kinh doanh online.
 Xu hướng mua hàng online đang tăng mạnh: Với sự phát triển vũ bão của kinh doanh
online, người tiêu dùng đang có xu hướng mua hàng online ngày càng nhiều, đây là một
cơ hội lớn để phát triển của Shopee nói riêng và các sàn thương mại điện tử nói chung.
 Thuộc top các ngành nghề được chính phủ khuyến khích và ưu tiên phát triển

*Biến nguy cơ thành cơ hội trong đại dịch Covid

Kể từ khi COVID-19 bắt đầu xuất hiện, Shopee cho biết thời gian mà người dùng app sử dụng ứng
dụng đã tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái và số lượng các thương hiệu sử dụng Shopee
Live đã tăng gấp 40 lần. Tại Singapore, các trò chơi trên app Shopee đã được chơi hơn 60 triệu lần
và 1,6 triệu lượt từ ngày 1 tháng 2 đến ngày 24 tháng 4. Có vẻ như những khó khăn khiến các doanh
nghiệp trên toàn cầu đang gặp phải lại không tác động nhiều đến Shopee.

Điều này có nghĩa là trong thời kỳ khủng hoảng, Shopee đã chuẩn bị khá tốt để thay đổi các chiến
lược của họ nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Không có
một kế hoạch cố định nào có thể sử dụng từ năm này qua năm khác mà đòi hỏi người kinh doanh
phải biết thay đổi một cách linh hoạt để phù hợp với thời cuộc. Do đó, các thương hiệu cần phải có
khả năng nhìn mọi thứ từ góc độ kinh doanh để có thể marketing thành công. Ví dụ: khi mọi người
được yêu cầu giãn cách xã hội trong đại dịch, ngày càng có nhiều người dùng mua sắm trực tuyến
cho một số loại sản phẩm khác nhau từ nhu yếu phẩm đến mỹ phẩm, hay các mặt hàng cao cấp như
TV, điện thoại. Các doanh nghiệp phải nắm bắt ngay thời điểm đó để đẩy mạnh kế hoạch marketing
của mình.

Tại tất cả các thị trường, Shopee đã triển khai chiến dịch “Shopee from home”, giúp người dùng dễ
dàng tìm kiếm và mua các sản phẩm họ muốn trên nền tảng app một cách dễ dàng. Đội ngũ nhân
viên cũng làm việc tích cực hơn để hỗ trợ người bán và đảm bảo họ có thể đối phó với nhu cầu trực
tuyến gia tăng bất ngờ, đồng thời thúc đẩy trải nghiệm mua sắm liền mạch cho người dùng trong
giai đoạn này. Có thể thấy thời điểm khan hiếm khẩu trang và nước rửa tay tại thị trường Việt Nam,
trên Shopee vẫn có nguồn hàng cung cấp đủ.

Trong thời điểm đại dịch diễn ra, Shopee cũng đã nâng cấp app của mình rất nhiều để hỗ trợ người
dùng như việc người dùng có thể theo dõi và nhận thông tin cập nhật nhanh chóng và hiệu quả theo
thời điểm mới nhất từ bạn bè cũng như người bán và thương hiệu. Shopee luôn làm tốt công việc hỗ
trợ những người dùng cá nhân cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Giai đoạn COVID-19 đặc
biệt khó khăn đối với những nhóm người bán này và Shopee đã ra mắt Gói hỗ trợ người bán trên
Shopee (SSSP) để tăng khả năng hiển thị trên app cho người bán địa phương.

4. Môi trường cạnh tranh

*Phân tích các đối thủ cạnh tranh của shopee

Một số đối thủ lớn đang cạnh tranh trực tiếp với Shopee có thể kể đến như Tiki, Lazada. Hiện tại
đây là 2 cái tên tranh giành thị phần với Shopee trên những sàn mua bán thương mại điện tử.

Đối thủ cạnh tranh là một trong những áp lực khá lớn đối với Shopee
- Hiện tại Tiki đang có chính sách giao hàng miễn phí trong 2h để kích thích gia nhập ngành. Một
thế mạnh lớn của Tiki đó là tỉ lệ hàng chính hãng cao và tỉ lệ hoàn trả hàng thấp <1%.

- Lazada thì lại đề xuất giảm 50% hoa hồng cho mỗi đơn hàng thành công, rất nhiều voucher giá trị
từ những thương hiệu tên tuổi. Sự cạnh tranh giữa 3 thương hiệu này chưa có kết quả phân thắng
bại.

*Quyền thương lượng từ khách hàng

Khi các sàn thương mại điện tử ngày càng phát triển, quyền thương lượng của khách hàng ngày
càng tăng. Hiện tại đã và đang có rất nhiều thương hiệu tham gia vào các sàn thương mại điện tử để
kinh doanh, buôn bán. Điều này có nghĩa là quyền thương lượng của khách hàng trong ngành là rất
cao.

Với sự xuất hiện của rất nhiều nền tảng thương mại điện tử cùng với sự bùng nổ của ngành Digital
Marketing, khách hàng hoàn toàn có thể lựa chọn những kênh phân phối khác để mang sản phẩm
đến tay người tiêu dùng mà không cần đến Shopee. Chính vì vậy, những yếu tố như giá bán, hình
ảnh, chất lượng sản phẩm, dịch vụ… đều là những yếu tố hết sức cần thiết để tăng khả năng thương
lượng của một khách hàng.
*Quyền thương lượng từ các nhà cung cấp

Trước khi tung nền tảng mua bán online đến với khách hàng, Shopee đã tối ưu hoá những trải
nghiệm người dùng thông qua một số yếu tố như: Web vận hành mượt mà, thao tác mua sắm đơn
giản, chính sách thanh toán chuẩn xác… Để trở thành một nhà cung cấp cho các ông lớn trong
ngành thương mại điện tử, những nhà cung cấp cần phải thật chỉn chu trong việc thiết kế nền tảng
web, app…

Với sự phát triển mạnh mẽ như hiện nay, quyền thương lượng từ nhà cung cấp đối với shopee là
không lớn. Sẽ có rất nhiều đơn vị sẵn sàng hợp tác với Shopee vì tên tuổi của thương hiệu này. Do
đó, trong việc phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Shopee thì áp lực này là khá nhỏ.

Quyền thương lượng từ nhà cung cấp với Shopee là không quá lớn
*Sự đe dọa đến từ các sản phẩm thay thế

Thay vì mua sắm trên Shopee, khách hàng có thể mua trên Tiki, Lazada hay mua trực tiếp trên
website của công ty đó. Tuy nhiên, áp lực từ những sản phẩm thay thế đối với Shopee là không hề
lớn. Sản phẩm thay thế của Shopee được hiểu đơn giản là khách hàng có thể đến mua trực tiếp tại
cửa hàng. Điều này là rất ít khi xảy ra vì nhu cầu thực tại của khách hàng là cần mua sắm online.

Hiện tại, Shopee đang giao quyền cho người bán rất lớn khi để họ có thể tự chủ động trong khâu
hoàn thành đơn cho khách hàng mà không cần phải thông qua website, giảm chi phí kinh doanh cho
doanh nghiệp. Bên cạnh đó là hàng loạt những chương trình như giảm giá vận chuyển, voucher
hàng tháng vào những ngày đặc biệt… Tất cả đều kích thích khách hàng muốn đăng ký bán hàng
trên nền tảng này.

*Mối đe dọa từ những doanh nghiệp mới tham gia

Đối với hàng mua bán online, hiện tại chưa có một tên tuổi nào có thể vượt qua được Tiki, Shopee,
Lazada trên thị trường Việt Nam. Với chi phí gia nhập ngành cao cùng với những thành quả mà 3
ông lớn đã đạt được, áp lực từ doanh nghiệp mới đối với Shopee gần như rất nhỏ. Để có thể có tầm
ảnh hưởng trên thị trường, những cái tên này cần phải có một chi phí đầu tư cực lớn cho việc làm
truyền thông để có thể khách hàng có thể biết đến tên tuổi của mình.

5. Lợi thế cạnh tranh

Như đã phân tích ở phần “Mệnh đề giá trị”, có thể thấy đó là những yếu tố chính tạo nên lợi thế
cạnh tranh của Shopee với các sàn thương mại điện tử khác.

Theo thống kê tỷ lệ truy cập trực tiếp vào website Shopee lên tới 55%, cao hơn nhiều so với
Lazada (46%) và Tiki (42%).“Đối với hành vi truy cập website của người tiêu dùng, Shopee đang
có độ nhận biết thương hiệu cao nhất trong số các sàn thương mại điện tử. Trong khi đó, các đối
thủ phải dựa vào lượt truy cập từ quảng cáo, SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm). Điều này giải
thích tại sao website Shopee vẫn liên tục tăng trưởng ngay cả trong các thời kỳ đối thủ sụt giảm
Một vài hình ảnh cho thấy lợi thế của Shopee so với Lazada và Tiki:

Đánh giá các tiêu chí trong báo cáo TMĐT của Qandme

(Số liệu từ báo cáo của Metric). Có thể thấy Shopee vượt trội hơn hẳn các sàn TMĐT khác với cả
10 ngành hàng
6. Chiến lược thị trường

Ngoài việc áp dụng mô hình 4Ps trong Marketing (price, place, product, promotion), thì một chiến
lược Marketing tiêu biểu khác của Shopee chính là Social và Viral Marketing. Ngay từ giai đoạn
đầu thâm nhập thị trường Việt Nam, Shopee đã nhận ra tiềm năng của mạng xã hội tại Việt Nam.
Công ty đã chọn mạng xã hội là công cụ chính để thực hiện các chiến lược Marketing.

Shopee đã sử dụng các kênh truyền thông như một công cụ để truyền bá thông điệp Marketing.
Cho đến thời điểm hiện tại, Shopee đã hoàn thành xuất sắc việc nắm bắt xu hướng và áp dụng
chiến lược Marketing trên tất cả các nền tảng mạng xã hội nổi tiếng tại Việt Nam như Facebook,
YouTube, Zalo, Instagram và Tiktok.

*Một vài chiến dịch truyền thông của Shopee nổi bật:

Chiến dịch sử dụng người nổi tiếng: Shopee rất khôn khéo trong việc lựa chọn người đại diện
nhằm quảng bá hình ảnh thương hiệu. Sơn Tùng MTP, Ronaldo hay Blackpink đều sở hữu lượng
fan khủng và trung thành.

Miễn phí vận chuyển: Shopee đã xây dựng hệ thống giao hàng chuyên nghiệp, vững chắc. Đồng
thời nhấn mạnh yếu tố “freeship” trong những chiến dịch quảng bá của mình. Shopee sẽ gửi tặng
khách hàng số lượng mã miễn phí vận chuyển nhất định trong tháng, kích thích hành vi mua sắm,
điều này đánh trúng vào tâm lý của khách hàng khi mua hàng online. Đây được coi là chiến lược
kinh doanh của Shopee đem lại hiệu quả rõ nét.

Slogan của Shopee yếu tố hỗ trợ sự thành công: “Thích shopping, lướt Shopee”. Câu Slogan ngắn
gọn, dễ nhớ nhưng nghe rất bắt tai này tạo sự thích thú cho người nghe. Mang thông điệp của
Shopee gửi đến người dùng. Shopee đã làm rất tốt khi khiến nhiều người tiêu dùng thuộc lòng câu
slogan, dù chưa dùng Shopee.
Ngoài ra những chiến dịch sale vào những dịp lễ quan trọng, dịp cuối năm cũng được Shopee triển
khai thường xuyên và đều đặn giúp gia tăng lượng khách hàng.

7. Phát triển tổ chức và Đội ngũ quản lý

Thường sẽ là những cổ đông lớn trong Shopee mới có vai trò và vị trí quản lý cấp cao trong Shopee.
Họ chịu trách nhiệm giữ cho Shopee có được lợi nhuận và đảm bảo về sự tăng trưởng của công ty.
Định kỳ sẽ có những cuộc họp cổ đông để bàn, biểu quyết và quyết định thành lập ban giám đốc, sa
thải những cá nhân quản lý không hiệu quả hoặc kém hiệu quả trong Shopee.

Quyền hạn và trách nhiệm của đội ngũ quản lý Shopee


Hiệu suất tăng trưởng, tốc độ thành công của Shopee nói riêng và những công ty nói chung thường
gắn liền với nhiệm vụ, trách nhiệm và sự chuyên nghiệp của những cá nhân, đội ngũ quản lý của
Shopee.

Đối với những nhân viên bình thường trong Shopee thường được đánh giá thông qua các tiêu chí
như chỉ tiêu đạt được hằng ngày, doanh số, năng lực làm việc, số lượng khách hàng phục vụ được,
… Nhưng đối với cá nhân, đội ngũ quản lý của Shopee thì được đánh giá năng lực thông qua các
tiêu chí khác hoàn toàn so với những nhân viên bình thường.

Nếu như một công ty như Shopee không đạt được chỉ tiêu đã đề ra trong kế hoạch thì rất có thể các
cá nhân, đội ngũ quản lý của Shopee sẽ phải chịu hậu quả. Cá nhân, đội ngũ quản lý của Shopee sẽ
phải đối mặt với sự giám sát của các cổ đông trong công ty.

Nếu thông qua sự giám sát đó, cá nhân hay đội ngũ quản lý của Shopee thể hiện không có năng lực
trong việc quản lý thì sẽ bị điều chỉnh bởi hội đồng cổ đông.Việc thay đổi các cá nhân, đội ngũ quản
lý của Shopee sẽ là biện pháp cứu vãn tình trạng hoạt động kinh doanh của Shopee nếu như tình
hình hoạt động của Shopee bị sa sút.

Các vai trò trong đội ngũ quản lý shopee


Chúng ta sẽ đi chi tiết để biết thêm trong đội ngũ quản lý của Shopee sẽ bao gồm có những chức vụ
nào.

CEO – Giám đốc điều hành Shopee


Đây là chức vụ cao nhất của công ty, giám đốc điều hành thường được xem như là bộ mặt của công
ty. Là người đưa ra quyết định quan trọng liên quan tới các về đề của công ty. Giám đốc điều hành
thường có kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng đưa ra quyết định rất tốt.

CFO – Giám đốc tài chính


Là chức vụ cao nhất liên quan tới tài chính của công ty. Giám đốc tài chính sẽ có khả năng phân
tích tài chính và kế toán cực kỳ tốt. Quản lý nhiều danh mục liên quan tới tài chính như: đầu tư, kế
toán, quản lý nghiên cứu đầu tư, phân tích tình hình tài chính,…

CIO – Giám đốc thông tin


Đây là vị trí mà thương xuyên xuất phát điểm sẽ ở vị trí là một nhà phân tích kinh doanh, sau đó
mới trở thành giám đốc thông tin. Giám đốc thông tin thường có những kỹ năng như lập trình, mã
hóa dữ liệu, quản lý được dự án đang hoạt động và lập bản đồ cho nó.

CMO – Giám đốc marketing


Giám đốc marketing là vị trí mà sẽ phải đảm bảo được các hoạt động marketing của công ty được
hoạt động trơn tru thông suốt trong suốt quá trình từ bắt đầu cho đến kết thúc của các chiến dịch.
Giám đốc marketing cũng sẽ có kỹ năng đưa ra những ý tưởng, sáng kiến về việc phát triển sản
phẩm, dịch vụ của công ty.

Còn những thành viên mang trong mình những chức vụ trong đội ngũ quản lý của Shopee khác
như: giám sát trưởng (CCO), giám đốc dữ liệu (CDO), giám đốc phân tích (CAO), giám đốc nhân
sự (CHRM),…

You might also like