You are on page 1of 22

KHOA QUẢN TRỊ

BÀI TIỂU LUẬN CÁ NHÂN


MÔN HỌC
CHIẾN LƯỢC VÀ KẾ HOẠCH KINH DOANH

Đề tài: KẾ HOẠCH MARKETING


CỦA SHOPEE

Họ và tên SV: Trương Cẩm Tú


MSSV: 519210019

Giảng viên hướng dẫn


ThS. LÊ THỊ PHƯỢNG LIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2021


MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ SHOPEE.............................................2
1. Sơ lược..................................................................................................................2
2. Sơ lược về Shopee Việt Nam................................................................................2
3. Hoạt động trên Shopee..........................................................................................3
CHƯƠNG 2. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ..........................................................................5
1. Yếu tố Chính trị.....................................................................................................5
1.1 Ổn định chính trị (Political Stability)............................................................5
1.2 Thuế..............................................................................................................5
1.3 Luật thương mại điện tử................................................................................5
1.4 Mức lương tối thiểu.......................................................................................5
1.5 Yêu cầu ghi nhãn sản phẩm...........................................................................6
1.6 Quyền lợi nhân viên bắt buộc........................................................................6
2. Yếu tố Kinh tế.......................................................................................................6
3. Yếu tố Văn hóa - Xã hội........................................................................................7
CHƯƠNG 3. MÔI TRƯỜNG VI MÔ..........................................................................8
1. Đối thủ cạnh tranh.................................................................................................8
2. Đối tác................................................................................................................. 10
3. Thị trường...........................................................................................................11
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SWOT...........................................................13
CHƯƠNG 5. KẾ HOẠCH MARKETING CỦA SHOPEE........................................14
1. Chiến lược Marketing Mix (4Ps).........................................................................14
1.1 Product (Sản phẩm).......................................................................................14
1.2 Price..............................................................................................................15
1.3 Place..............................................................................................................15
1.4 Promotion:.....................................................................................................15
2. Chiến lược, hình thức Marketing.........................................................................15
2.1 Hợp tác với Influencers...............................................................................15
2.2 Miễn phí vận chuyển...................................................................................15
2.3 Hoàn trả xu..................................................................................................16
2.4 Ví điện tử Airpay:........................................................................................16
2.5 Xếp hạng thành viên....................................................................................16
2.6 Giao hàng nhanh..........................................................................................16
2.7 Săn deal, flash sale:.....................................................................................17
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN...........................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................17

1
DANH MỤC HÌNH ẢNH

2
DANH MỤC BẢNG BIỂU

3
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ SHOPEE
1. Sơ lược
Shopee chính thức ra mắt vào năm 2015, trực thuộc tập đoàn SEA (trước vốn là
Garena) và có trụ sở tại Singapore. Shopee vốn là sàn giao dịch thương mại điện tử
với mô hình kinh doanh là B2C (doanh nghiệp tới người tiêu dùng) và C2C
Marketplace (mô hình trung gian trong quá trình mua bán giữa từng cá nhân). Là một
công cụ hoạt động phục vụ cho nhu cầu mua bán mọi lúc, mọi nơi và khiến cho việc
mua sắm dễ dàng hơn với các phương thức giao hàng và thanh toán tiện lợi.
Shopee hiện đã có mặt trên phần lớn các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam,
Malaysia, Philipines, Thái Lan và các nước như Đài Loan, Brazil.
2. Sơ lược về Shopee Việt Nam
Shopee thâm nhập vào thị trường Việt vào 8/8/2016 trong bối cảnh các nền tảng
thương mại điện tử khác đã đi vào trật tự ổn định. Dưới tốc độ phát triển của mạng
Internet và lượng người sử dụng mạng tại nước ta ngày càng cao, kết hợp với các
chiến lược kinh doanh phù hợp đã giúp Shopee “tăng tốc” trên đường đua. Cụ thể
Shopee Việt Nam đã dẫn đầu về số lượng người truy cập website cũng như ra mắt các
tính năng hỗ trợ người mua lẫn người bán, cạnh tranh gay gắt miếng bánh thị phần béo
bở, hấp dẫn.

Hình 1. Bảng xếp hạng 10 sàn thương mại điện tử được sử dụng nhiều nhất năm 2019
tại Việt Nam.
(Nguồn: https://kr-asia.com/shopee-remains-vietnams-most-popular-e-commerce-
platform-report)

4
3. Hoạt động trên Shopee
Bạn có thể tải Shopee bằng nhiều cách: truy cập CH PLAY đối với Android và APP
STORE đối với điện thoại IOS gõ tên ứng dụng và tải xuống. Đối với máy tính hoặc
laptop bạn truy cập mạng và gõ Shopee.vn.
Khi truy cập ứng dụng hoặc website màn hình sẽ hiển thị giao diện sau:

Hình 2. Giao diện Shopee (1).

Hình 3. Giao diện Shopee (2).

5
Giao diện giúp khách hàng tìm kiếm sản phẩm tại thanh tìm kiếm hoặc các mục sản
phẩm được chia sẵn như: thời trang nam, nữ, thiết bị điện tử, đồng hồ, thể thao, túi ví,
trang sức, nhà cửa, nội thất…. Và các sản phẩm giảm giá theo khung giờ sẽ được hiện
thị ở đầu màn hình mục flashsale, đây là hạng mục thu hút nhất. Khi lướt xuống màn
hình ứng dụng hiển thị các sản phẩm mang tính liên kết các sản phẩm khách hàng
thường xuyên tìm kiếm, đề xuất cho khách hàng theo nhiều mẫu giá cả. Khách hàng
khi xem sản phẩm nào đó có thể chọn lọc thành phố, giá cả, thương hiệu. Sau khi tìm
thấy sản phẩm mong muốn, giá cả hợp lý người mua sẽ chọn cho vào giỏ hàng và tiếp
tục mua sắm hoặc có thể thanh toán. Khi vào giỏ hàng thanh toán khách hàng sẽ chọn
mục mã giảm giá giao hàng có sẵn hoặc được khách hàng ‘săn’, chọn lượng xu khách
hàng đag sở hữu có thể giúp giảm giá trị hóa đơn. Tiếp theo khách hàng chọn thanh
toán sẽ được cộng tổng sản phẩm và giá tiền và đặt hàng.Có nhiều phương thức thanh
toán giúp người dùng dễ chọn bước phù hợp như ví điện tử hoặc thanh toán khi nhận
hàng. Shopee giúp khách hàng theo dõi vị trí đơn hàng, đây là tính năng được yêu
thích của Shopee khá tiện lợi. Đó là hoạt động của Shopee dễ dàng và tiện ích.

6
CHƯƠNG 2. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
1. Yếu tố Chính trị
1.1. Ổn định chính trị (Political Stability)
Là độ bền vững và tính toàn vẹn của một chế độ chính quyền hiện hành dưới sự lãnh
đạo của đảng chính trị. Theo thống kê của Tạp chí điện tử tài chính cho thấy, Việt
Nam nằm trong số 78% các quốc gia trên thế giới có giao dịch điện tử và nằm trong số
38% quốc gia có chính sách bảo vệ người tiêu dùng; 45% quốc gia có chính sách bảo
vệ dữ liệu cá nhân và trong số 75% quốc gia có Luật An ninh mạng. Thị trường
thương mại điện tử cũng không tránh khỏi những gian lận, như cung cấp hàng giả,
hàng kém chất lượng, xâm phạm bản quyền về hình ảnh, quyền sở hữu trí tuệ. Một
hình ảnh về sản phẩm có thể được copy để đăng ở nhiều trang web khác nhau với
chênh lệch giá khá nhiều.
1.2. Thuế
Theo luật số 38/2019/QH14, hệ thống chính sách và quản lý thuế của Việt Nam ngày
càng được hoàn thiện đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh và nâng cao
năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
1.3. Luật thương mại điện tử
Theo nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử. Pháp luật về thương mại điện
tử có sự kết hợp các quy phạm truyền thống với quy phạm hiện đại. Pháp luật về
thương mại điện tử có sự giao thoa của các quy phạm pháp luật ở nhiều ngành luật.
Pháp luật về thương mại điện tử có độ trễ nhất định nhưng nhanh chóng lạc hậu. Pháp
luật về thương mại điện tử có đối tượng điều chỉnh bao gồm vật thể và phi vật thể.
Pháp luật về thương mại điện tử được thực thi chủ yếu trên môi trường mạng.
1.4. Mức lương tối thiểu
Trong ngành thương mại điện tử sẽ có nhiều vị trí công việc khác nhau:
- Vị trí Trợ lý Thương mại điện tử dao động từ 3 triệu – 4 triệu/tháng.
- Vị trí Chuyên viên Thương mại điện tử dao động từ 7 – 15 triệu/tháng.
- Vị trí Trưởng phòng Thương mại điện tử dao động từ 15 – 20 triệu/tháng.
- Vị trí Giám đốc Thương mại điện tử thu nhập sẽ tăng theo lợi nhuận sau thuế của
doanh nghiệp. Hội đồng Tiền lương quốc gia thống nhất sẽ tăng lương tối thiểu vùng
năm 2020 thêm 5,5% (tăng từ 150.000-240.000 đồng), mức tăng này đáp ứng 100%
mức sống tối thiểu cho người lao động.

7
1.5. Yêu cầu ghi nhãn sản phẩm
Theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa, điều 9: Tổ chức, cá nhân chịu
trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa kể cả nhãn phụ phải bảo đảm ghi nhãn trung thực, rõ
ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hóa. Hàng hóa sản xuất để lưu
thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất phải chịu trách nhiệm thực hiện ghi
nhãn hàng hóa. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng
hóa yêu cầu tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc ghi nhãn thì tổ chức, cá nhân đó vẫn
phải chịu trách nhiệm về nhãn hàng hóa của mình. Trong trường hợp hàng hóa xuất
khẩu không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường thì tổ
chức, cá nhân đưa hàng hóa ra lưu thông phải ghi nhãn theo quy định của Nghị định
này.
1.6. Quyền lợi nhân viên bắt buộc
Đây được xem là phúc lợi luôn có của người lao động khi làm việc tại doanh nghiệp.
Người lao động sẽ được tham gia cụ thể các phúc lợi như: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn, lợi ích phụ trợ, ngày nghỉ và ngày phép
với mức đóng được sự hỗ trợ của doanh nghiệp.
2. Yếu tố Kinh tế
Hệ thống kinh tế Nền kinh tế của Việt Nam hiện nay là nền kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Nó được mô tả là một nền kinh tế thị trường nhiều thành
phần, trong đó khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Một số lợi ích nổi bật
của nền kinh tế này là:
- Là nền kinh tế hỗn hợp, vừa vận hành theo cơ chế thị trường, vừa có sự điều tiết
của nhà nước.
- Là nền kinh tế đa dạng các hình thức sở hữu và đa dạng các thành phần kinh tế.
- Là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên, chúng còn nhiều mặt hạn chế:
- Chính phủ Việt Nam chưa tạo được môi trường kinh doanh thật sự lành mạnh, bình
đẳng.
- Hệ thống pháp luật của Việt Nam còn thiếu đồng bộ, chồng chéo, nhiều Bộ Luật
ban hành một thời gian chưa thi hành đã phải sửa, không ít Luật đã ban hành nhưng
không đi vào thực tiễn
Độ ổn định tỷ giá “Giá mua - bán USD tại các ngân hàng thương mại (NHTM) vào
cuối năm 2019 gần như không thay đổi so với cùng thời điểm năm 2018, dao động

8
quanh mức 23.100 VND/USD (mua vào) và 23.250 VND/USD (bán ra). Diễn
biến này trái ngược với những năm trước đây, khi tỷ giá VND/USD luôn theo sát
những diễn biến trên thị trường
3 tiền tệ quốc tế, đặc biệt là diễn biến của đồng CNY, cũng như phản ứng tương đối
mạnh mẽ
Chỉ số lạm phát Chỉ số lạm phát của Việt Nam năm 2019 là 2.73% thấp nhất trong 3
năm gần đây với 2018 là 3.54% và 2017 là 3.53%. Lạm phát thấp có tác động tích
cực thông qua kênh tiết kiệm và đầu tư. Lạm phát ở mức này sẽ giúp các nhà sản xuất
mua được nguyên liệu và sử dụng lao động với mức giá thấp hơn. Ngoài ra, chúng
giúp thị trường tiền tệ ổn định. Lạm phát thấp hỗ trợ nhà đầu tư đầu tư và thương mại
điện tử
3. Yếu tố Văn hóa - Xã hội
Từ nay đến năm 2049, cơ cấu dân số của Việt Nam vẫn nằm trong mức dân số vàng
với tỷ lệ công dân trong độ tuổi lao động chiếm xấp xỉ 2/3 so với tổng cả nước. Theo
dự báo của NCIF, GDP bình quân đầu người Việt Nam trong năm 2025 sẽ đạt 4.688
USD, thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình cao. Với thu nhập bắt đầu tăng sẽ ảnh
hưởng mạnh mẽ đến với hành vi mua sắm của khách hàng:
Thu nhập cao khiến người mua dễ dàng chi tiền cho những sản phẩm có sự ưu đãi về
giá, thứ mà hiện tại Shopee đang có sẵn. Thu nhập trung bình của NTD Việt Nam
ngày càng tăng trong đó nhóm có tốc độ tăng nhu nhập nhanh nhất trong từ 500 –
1000 USD/tháng.
Người VN tiêu dùng trung bình khoảng 70% thu nhập hàng tháng. Theo Vietnamnet,
chính phủ đã đặt mục tiêu: người Việt sẽ chi 350 USD/ năm cho việc mua sắm qua
mạng, tăng từ 210 USD/năm cho hoạt động này. Điều đó chứng minh Việt Nam có tốc
độ tăng trưởng thương mại điện tử nhanh nhất Đông Nam Á Yếu tố Công nghệ
*Người tiêu dùng tiếp nhận công nghệ:
Theo báo cáo Digital 2020, trong tổng số 96.9 triệu dân Việt Nam, có 68 triệu người
tiếp cận với Internet (tương đương với tỉ lệ thâm nhập là 70%); có tổng cộng hơn 145
triệu thuê bao di động. Trong nhóm người từ 16 - 64 tuổi người được khảo sát, có tới
93% người sử dụng smartphone. Ngoài ra, có 65% sở hữu smartphone, có 32% có ít
nhất một máy tính bảng. Khả năng tiếp cận công nghệ của người Việt Nam hiện nay
đã trở nên phổ biến, dễ dàng và đa dạng hơn.

9
Công nghệ mới nổi Branded3 tuyên bố rằng tìm kiếm bằng hình ảnh và giọng nói có
thể chiếm 50% tổng số tìm kiếm vào năm 2020. Ngoài ra, dự đoán vào năm 2021,thực
hiện tìm kiếm bằng hình ảnh và giọng nói sẽ tăng 30% doanh thu Thương mại điện tử.
Smart Logistics
Lập kế hoạch và định tuyến giao hàng trực tuyến: Thương mại điện tử đã trở thành
một lực lượng lớn trong xã hội hiện đại, có nhu cầu rất lớn về việc giao hàng nhanh
qua Internet. Điều này có nghĩa là nếu một công ty thương mại điện tử muốn duy trì
sự cạnh tranh, họ cần tìm phương thức phân phối hàng hóa hiệu quả nhất.

10
CHƯƠNG 3. MÔI TRƯỜNG VI MÔ
1. Đối thủ cạnh tranh
Bản đồ thương mại điện tử quí II/2020 của iPrice chỉ ra rằng tại Việt Nam, Shoppe
hiện đang là sàn thương mại điện tử có lượng truy cập web lớn nhất với khoảng 52,5
triệu lượt/tháng. Theo sau là Tiki (21,1 triệu lượt/tháng) và Lazada (18,5 triệu
lượt/tháng).

Hình 4. So sánh về đối thủ cạnh tranh của Shopee.


(Nguồn:https://cdn.vietnambiz.vn/171464876016439296/2020/10/30/untitled-
16040512040281455562318.png)
Dẫu đang dẫn đầu thị trường, và thậm chí còn gia tăng cách biệt trong giai đoạn dịch
bệnh (quí II/2020), nhưng rõ ràng nói chưa thể nói rằng Shopee đang một mình một
ngựa trên thị trường đầy khốc liệt, nhất là khi các đối thủ xếp sau đang có những động
thái quyết liệt để cạnh tranh.
Cụ thể nhất phải kể đến nỗ lực sáp nhập của Tiki và Sendo trong hè 2020. Dẫu việc
sáp nhập sau đó đã không thành công, nhưng cũng cho thấy việc các sàn nội địa đang
không chịu thua trong cuộc đua giành thị phần với các sàn ngoại (Shopee và Lazada).
Báo cáo thương mại điện tử mới đây của Qandme chỉ ra rằng, Shopee đang chiếm ưu
thế về giá cũng như đa dạng mặt hàng nếu xét trong các sàn thương mại điện tử tại
Việt Nam. Trong khi đó, Tiki lại được đánh giá cao về độ tin cậy của khách hàng.

11
Cụ thể, điểm đa dạng sản phẩm (53%); giá tốt (44%); giao hàng tốt (39%) và thông tin
hữu ích (42%) của Shopee đều áp đảo hai đối thủ xếp dưới là Tiki và Lazada. Lợi thế
của Tiki đến từ điểm hàng cao cấp, độc đáo (33%) và đáng tin cậy (33%).
Còn lại, dường như Lazada đang đi theo hướng "trung dung" giữa Tiki và Shopee.
Trong các tiêu chí mà Qandme khảo sát, Lazada hầu như không nổi bật lên ở điểm
nào. Tuy nhiên ở hầu hết các chỉ số đánh giá, Lazada đều ở mức trung bình. Hai điểm
nhấn của Lazada được đánh giá cao nhất là sản phẩm dành cho người lớn (27%) và đa
dạng sản phẩm (27%).
Mỗi tiêu chí sẽ đem đến cho từng sàn thương mại điện tử những lợi thế riêng khi cạnh
tranh với đối thủ.
Trang Facebook chính thức của thường xuyên đưa các bài post về các minigame. Các
bài viết hiện nhận được khá nhiều tương tác từ người dùng. Đây cũng là một trong
những nguyên nhân giúp Lazada bứt phá và vượt trội về mặt truyền thông trên mạng
xã hội lớn nhất thế giới.
Cụ thể, quí II/2020 chứng kiến Lazada đạt mốc 29,9 triệu lượt tương tác trên
Facebook, cao hơn Shopee (17,8 triệu) và Tiki (2,9 triệu). Trong khi đó trên kênh
YouTube, Tiki lại là sàn đang chiếm lợi thế hơn với 724.000 lượt tương tác, hơn
Shopee (270.000 lượt) và Lazada (196.000 lượt).
Ngoài ra, dù lượt truy cập trên web của Lazada đang kém hơn so với Tiki, nhưng
những chỉ số xếp hạng truy cập trên ứng dụng di động của Lazada lại đứng thứ hai, ở
cả hai hệ điều hành. Tiki đứng thứ ba trong nhóm người dùng iOS và thứ tư trong
nhóm người dùng Android.
Chia sẻ tại Diễn đàn tiếp thị trực tuyến, ông Nguyễn Chí Thọ, Giám đốc kinh doanh
Tiki đã chia sẻ thêm về chiến lược cạnh tranh để tăng trải nghiệm giao hàng cho
khách. Theo đó, ông cho rằng việc giao hàng không những cần nhanh, mà còn cần vào
thời điểm phù hợp.
"Trước giờ Tiki có dịch vụ Tiki Now, giúp khách hàng có thể nhận hàng trong 2 tiếng.
Tuy nhiên Tiki hiện đang triển khai thêm tính năng Tiki Pro, qua đó giúp hẹn giờ giao
hàng, giúp khách nhận hàng đúng giờ mong muốn", ông Thọ cho biết.
Để làm được điều đó, đại diện Tiki tuyên bố công ty hiện sở hữu hệ thống kho bãi
80.000 mét vuông và 2.000 shipper tập trung chính ở 3 thành phố lớn là Hà Nội, TP
HCM và Đà Nẵng.

12
2. Đối tác
Các đối tác vận chuyển như: Giao hàng tiết kiệm, giao hàng nhanh, Viettel post,
Vietnam post, J& T express, Shopee express, Grab express, Ninja van, BEST express
Shopee công bố chương trình đối tác truyền thông, hợp tác cùng Dentsu Aegis
Network, Omnicom Media Group, Publicis Groupe, Havas Group và Mediabrands.
Chương trình đối tác truyền thông với Shopee (The Shopee Media Agencies Partner -
SMAP) được công bố trên 7 thị trường trong khu vực. Trong đó, Dentsu Aegis
Network, Omnicom Media Group, Publicis Groupe, Havas Group và Mediabrands là
những đối tác tham gia với Shopee trong chương trình lần này.
Các nhà bán hàng và các thương hiệu bán là đối tác trên Shopee như: Bitis, Sam sung,
Unilever, Vsmart, AHC, Aldo, Asanzo, bluestone, Casio, Baby-G, Deli, Dove….
3. Thị trường
Về bản chất, Marketplace trong thương mại điện tử cũng giống như chợ ở môi trường
truyền thống. Đây là nơi cho phép người bán có thể thuê một vị trí phù hợp, để xúc
tiến các hoạt động như trưng bày, giới thiệu, mua bán sản phẩm… Nói cách khác,
Marketplace chính là “chợ ảo” – nơi người bán và người mua cùng truy cập vào một
website để mua – bán hàng hóa.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại mô hình Marketplace không chỉ phát triển thông qua
các website thương mại điện tử, mà còn nhân rộng ở nền tảng mạng xã hội và ứng
dụng (app):
Marketplace trên Facebook:
- Là một “chợ online” được phát triển trên nền tảng của facebook.
- Cách bán hàng trên Marketplace của Facebook: người dùng đăng nhập bằng tài
khoản cá nhân của mình  vào phần Marketplace  đăng tải sản phẩm muốn bán.
C2C Marketplace là mô hình kết nối giữa tất cả các cá nhân, hộ kinh doanh có sản
phẩm cần bán với người tiêu dùng, thông qua sàn giao dịch. Với hình thức này, bất kỳ
ai có sản phẩm cần bán đều có thể trở thành nhà bán hàng trên Marketplace. Đây là
nhóm đối tượng ít chi phí Marketing, chưa có nhiều kênh để hỗ trợ bán hàng như
website, cửa hàng…
Ví dụ: Bạn là người mới bắt đầu kinh doanh online, chưa có nhiều vốn để mở cửa
hàng hay thiết kế website. Lúc này, ngoài việc tận dụng các kênh bán hàng miễn phí
như Facebook, Zalo… người mua có thể đăng ký tài khoản để trở thành nhà bán hàng
trên nền tảng Marketplace của Shopee.

13
Tại đây, Shopee cung cấp cho bạn đầy đủ các tính năng của một website bán hàng:
quản lý đơn hàng, quản lý sản phẩm, quản lý nguồn thu, phân tích dữ liệu… và cả hỗ
trợ Marketing cho người bán.

Hình 5. Kênh người bán trên Shopee.


(Nguồn: https://gobranding.com.vn/wp-content/uploads/2020/05/marketplace-la-gi-
3.jpg)
B2C Marketplace là mô hình Marketplace kết nối các doanh nghiệp, hoặc nhà phân
phối chính hãng của các thương hiệu tại Việt Nam với người tiêu dùng. Đặc điểm để
nhận biết giữa B2C và C2C trên Marketplace là thông qua danh mục Mall (Shopee
Mall, Lazada Mall…). Đây là nơi bán hàng dành cho các doanh nghiệp bán sản phẩm
chính hãng, uy tín.
Doanh nghiệp muốn bán hàng trên Mall phải cung cấp đầy đủ các chứng từ, giấy tờ
gốc được pháp luật công nhận. Nên để trở thành nhà bán hàng C2C Marketplace sẽ
đơn giản hơn B2C Marketplace rất nhiều. Do đó các sản phẩm được bán thuộc danh
mục B2C Marketplace luôn tạo được sự tin tưởng cho khách hàng.
Ví dụ: Song song với hình thức C2C Marketplace, Shopee còn triển khai hình thức
B2C Marketplace thông qua Shopee Mall. Tại đây, người mua có thể yên tâm về chất
lượng sản phẩm, bởi nó được cung cấp từ những doanh nghiệp đã có thương hiệu và
uy tín trên thị trường như Friso, Nestle, Pantene, Pampers…
Shopee Mall là một trong những hình thức B2C Marketplace.

14
Hình 6. Giao diện Shopee Mall.
(Nguồn: https://gobranding.com.vn/wp-content/uploads/2020/05/marketplace-la-gi-4.jpg)

15
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SWOT

MA TRẬN SWOT CƠ HỘI THÁCH THỨC


O1: Khách hàng ngày T1: Nhiều đối thủ lớn và
càng có xu hướng mua tiềm năng (Lazada, Tiki,
online cao sendo, adayroi.)
O2: Cơ hội người bán hợp T2: Cần sáng tạo liên tục
tác trực tiếp Shopee không để thu hút khách hàng
qua trung gian T3: Khách dễ bị phân tán
O3: Có nhiều chương tư tưởng khi
trình ưu đãi khủng thu hút
khách hàng

ĐIỂM MẠNH SO: ST:


S1: Có mặt trên nhiều S1 + O1: Chiến lược thâm S2,3 + T 2,3: Chiến lược
quốc gia nhập thị trường. Không phát triển sản phẩm. Như
S2: Khoảng 62 triệu lượt ngừng phát triển, đổi mới cầu khách hàng ngày càng
truy cập website mỗi và quảng cáo thu hút thị cao nên đòi hỏi phải phát
tháng tại Việt Nam trường. triển không ngừng và toàn
diện.
S3: Chương trình tiếp thị
thành công

ĐIỂM YẾU WO: WT:


W1: Hàng hóa nhiều W2,3 + O3: Chiến lược W2 + T1: Chiến lược hội
khách hàng dễ phân tâm tăng trưởng hội nhập. nhập hàng ngang. Đối
W2: Phí ship cao, phức Nhiều người tham gia bán mặt với nhiều đối thủ
tạp hàng trên Shopee nhưng đáng gờm Shopee có thể
hàng thật giả lãn lộn, giá lên kế hoạch cộng tác phát
W3: Sản phẩm thật giả lẫn
cả không cân bàng gây rối triển cùng doanh nghiệp
lộn
người mua hàng. khác giúp tăng giá trị
thương hiệu.
Bảng 1. Ma trận SWOT của Shopee.

16
CHƯƠNG 5. KẾ HOẠCH MARKETING CỦA SHOPEE
1. Chiến lược Marketing Mix (4Ps)
1.1 Product (Sản phẩm)
Là một sàn thương mại điện tử nên sản phẩm chính của Shopee không phải gì khác
chính là dịch vụ để người mua và người bán trao đổi trực tuyến, dễ dàng tìm thấy nhau
và thực hiện giao dịch trên chính ứng dụng Shopee.
Về ứng dụng, với thiết kế lấy khách hàng làm trọng tâm, Shopee đã lấy được lòng
khách hàng với giao diện dễ sử dụng, linh hoạt cho cả người mua lẫn người bán.
Ngoài ra, với chiến dịch marketing sản phẩm, ứng với mỗi thị trường, Shopee phát
triển một ứng dụng riêng dành cho thị trường của quốc gia đó với đặc điểm giao diện
theo thói quen người dùng và chuyển đổi sang nhiều ngôn ngữ khác nhằm tối ưu hoá
tiện ích người dùng.
1.2 Price
Dưới sức ép cạnh tranh khốc liệt, Shopee đã và đang thực hiện tốt chiếc lược về
giá thông qua các công cụ kích thích chủ kinh doanh bằng các hình thức ưu đãi khi
đăng ký trở thành thành viên của Shopee, hay hỗ trợ về phí vận chuyển cũng như giảm
giá các mặt hàng cũng được thường xuyên triển khai. Và đánh vào tâm lý của đa phần
người dân châu Á là chuộng cái rẻ, những chương trình khuyến mãi, ưu đãi của
Shopee đưa ra đã kích thích cầu của người tiêu dùng, góp phần vào việc tăng trưởng
thị phần của Shopee trên thị trường.
1.3 Place
Thương mại điện tử và kỹ thuật số ở Đông Nam Á phát triển nhanh và có tiềm năng.
Shopee đã tiếp cận thì trường các nước khu vực này nhằm tăng trưởng, tạo sự khác
biệt với các trang thương mại điện tử khác.
Shopee là nèn tảng mua sắm trực tuyến lớn tại Việt Nam, phát hành các ứng dụng
trên điện thoại thông minh, máy tính bảng, các trang web trên PC mang lại sự tiện lợi
cho khách hàng.
1.4 Promotion
Một trong những thành công của chiến lược marketing của Shopee đó chính là truyền
thông. Các đoạn video quảng cáo của Shopee xuất hiện phủ khắp các kên truyền hình,
những trang mạng xã hội lớn như Facebook, trên Youtube, đồng thời sự sáng tạo các
nội dung , giai điệu của video quảng cáo giúp để lại ấn tượng lâu với người tiêu dùng
và thu hút họ.

17
2. Chiến lược, hình thức Marketing
2.1. Hợp tác với Influencers
Shopee rất biết cách sử dụng tầm ảnh hưởng của người nổi tiếng, họ mời nhiều người
nổi tiếng, có lượng fan khủng để làm gương mặt đại diện, hoạc tham gia các buổi
livestream chương trình khuyến mãi để thu hút , quảng bá thương hiệu với khách
hàng.
2.2. Miễn phí vận chuyển
Đây là chiến lược đem lại hiệu quả lớn cho Shopee. Shopee đã xây dựng hệ thống
chuyên nghiệp , vững chắc , đồng thời sử dùng mã ‘freeship’ trong chiến dịch quảng
bá đánh vào tâm lý người mua hàng thường e ngại phí ship.
2.3. Hoàn trả xu
Mỗi tài khoản Shopee sẽ có một ví xu, và bạn điểm danh mỗi ngày sẽ được lượng xu
nhất định. Đồng thời sau khi nhận sản phẩm vừa mua và đánh giá sản phẩm bạn sẽ
nhận được lượng xu tương ứng phù hợp. Các bạn có thể sử dụng xu khi mua hàng để
giảm giá trị thanh toán đơn hàng, hoặc với lượng xu tích góp bạn có thể đổi được các
voucher giảm giá giá trị.
2.4. Ví điện tử Airpay:
Là ví điện tử trên di động, đáp ứng nhu cầu thanh toán 1 cách nhanh chóng, an toàn ,
bảo mật cao, được tích hợp trực tiếp trên ứng dụng Shopee.
2.5. Xếp hạng thành viên
Shopee cập nhật chương trình từ ngày 6/1/2021 ‘ Tích lũy mua sắm, thỏa thích
nhận quà ‘ ,người dùng sẽ được thống kê thành tích bằng điểm tích lũy dựa trên mức
chi tiêu và số đơn hàng của 6 tháng liền trước để phân hạng và ưu đãi cho các thứ
hạng thành viên giúp tạo thêm sức hút mới và giữ chân khách trung thành. Các ưu đãi
sẽ được thêm vào ví các thành viên mỗi tháng như sau
Thành viên: Mã miễn phí vận chuyển + voucher độc quyền
Bạc: Mã miễn phí vận chuyển + ngày hội thành viên + voucher hot từ shop (bổ sung
mỗi 2 tuần) + ưu đãi giá bộ sưu tập độc quyền ( thứ 2 đến thứ 6)
Vàng: Mã miễn phí vận chuyển + ngày hội thành viên + voucher hot từ shop (bổ sung
mỗi 2 tuần) + ưu đãi giá bộ sưu tập độc quyền ( thứ 2 đến thứ 6) + ưu đãi sinh nhật
( hoàn tối đa 30.000 xu) + voucher độc quyền của thương hiệu ( có hạn )

18
Kim cương: Mã miễn phí vận chuyển + ngày hội thành viên + voucher hot từ shop (bổ
sung mỗi 2 tuần) + ưu đãi giá bộ sưu tập độc quyền ( thứ 2 đến thứ 6) + ưu đãi sinh
nhật ( hoàn tối đa 30.000 xu) + voucher độc quyền của thương hiệu ( có hạn ) +
voucher duy trì thứ hạng giá 50.000đ + tin khuyến mãi ưu tiên
2.6. Giao hàng nhanh
Shopee triển khai dịch vụ giao-nhận hàng hỏa tốc 2-4H tại TP.HCM và Hà Nội.
Shopee cũng hợp tác cùng Now food giúp khách hàng trải nghiệm dịch vụ ngay trong
tích tắc giúp nhanh chóng đặt được các món ăn yêu thích kèm ưu đãi nhiều voucher
khuyến mãi
2.7. Săn deal, flash sale:
Các chương trình flashsale Shopee diễn ra theo các khung giờ : 9h, 12h, 15h, 18h, 21h
cùng với các deal đồng giá 1k, 9k, 50k, 99k, …. , mua kèm deal 0đ , siêu sale hàng
quốc tế gây sự ảnh hưởng lớn và được quan tâm nhiều, và thu hút được khách hàng
trung thành của Shopee.

19
KẾT LUẬN

20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Khánh Khiêm. “Chiến lược marketing của Shopee”. takexinh.com Truy cập ngày 10
tháng 4
https://tackexinh.com/chien-luoc-marketing-cua-shopee/
Giang. “Chiến thuật marketing trên ứng dụng di động lazada và shopee”.
marketingai.admin.vn. Truy cập ngày 12 tháng 4
https://marketingai.admicro.vn/chien-thuat-marketing-tren-ung-dung-di-dong-cua-
lazada-va-shopee/
Shopee.vn. Truy cập ngày 8 tháng 4
https://shopee.vn/
Shopee.vn. Truy cập ngày 8 tháng 4
https://help.shopee.vn/s/
Tiểu Phượng. “Shopee tiếp tục vượt xa tiki, lazada, sendo về lượt truy cập website”.
Vietnam.biz.vn. Truy cập ngày 12 tháng 4
https://vietnambiz.vn/shopee-tiep-tuc-vuot-xa-tiki-lazada-va-sendo-ve-luot-truy-cap-
website-2020111216414828.htm
SWOT Shopee là gì?. Truy cập ngày 10 tháng 4
https://www.google.com/search?
q=swot+shopee&source=lnms&tbm=isch&sa=X&ved=2ahUKEwj2746tifPvAhWLFo
gKHU7ICkkQ_AUoAXoECAEQAw&biw=1536&bih=666#imgrc=7D6B4Ky2Mwjz
YM
Nguyễn Kim khang. “Chiến lược marketing của shopee”. hbr.edu.vn. Truy cập ngày
13 tháng 4
https://hbr.edu.vn/marketing/chien-luoc-marketing-cua-shopee.html
Khoa marketing trường Đại học tài chính. 123.doc. Truy cập ngày 13 tháng 4
https://text.123doc.net/document/6711741-phan-tich-marketing-chien-luoc-cua-
shopee.htm
Tiểu Phượng. “Thế mạnh của shopee’. vietnam.biz. Truy cập ngày 13 tháng 4
https://vietnambiz.vn/the-manh-de-canh-tranh-cua-tiki-lazada-shopee-trong-thi-
truong-thuong-mai-dien-tu-viet-20201030165029048.htm
Hà Thanh. “Đối tác của Shopee”. vnexpress.net Truy cập ngày 13 tháng 4
https://vnexpress.net/shopee-hop-tac-voi-5-doi-tac-truyen-thong-quoc-te-
4172363.html
Đoàn Thị Thúy Huyền. “Market place là gì?”. gobranding.com. Truy cập ngày 13
tháng 4
https://gobranding.com.vn/marketplace-la-gi/#:~:text=Marketplace%20hay%20Online
%20Marketplace%20l%C3%A0,%E1%BB%9F%20m%C3%B4i%20tr
%C6%B0%E1%BB%9Dng%20truy%E1%BB%81n%20th%E1%BB%91ng.

21

You might also like