You are on page 1of 4

THẢO LUẬN (5)

Vận dụng “6 chiếc mũ tư duy” để giải quyết một vấn đề. Cụ thể vấn đề là khủng hoảng
truyền thông.
1. 6 chiếc mũ tư duy là gì?
“6 chiếc mũ tư duy” giúp nhìn nhận vấn đề từ những quan điểm khác nhau một cách
riêng biệt, tránh nhầm lẫn khi có quá nhiều góc độ trong suy nghĩ. Đây cũng là một kỹ
thuật hiệu quả để kiểm tra quyết định trong môi trường đội nhóm, khi mọi người khám
phá tình huống từ mỗi quan điểm cùng một lúc.
2. Khái niệm khủng hoảng truyền thông
Khủng hoảng truyền thông là là bất kỳ một sự kiện ngoài ý muốn nào mang mối đe dọa
nghiêm trọng đến hình ảnh, uy tín của một tổ chức hoặc niềm tin của các bên liên quan.
Sự kiện có thể là một hành động vi phạm lòng tin, một sự thay đổi trong môi trường
cạnh tranh, hoặc bất kỳ tác động tiêu cực nào được khơi mào trên các phương tiện truyền
thông đại chúng hoặc mạng xã hội.
3. Vận dụng
Chiếc mũ trắng
Thu thập các dữ kiện – Khi xảy ra khủng hoảng truyền thông thu thập các dữ kiện là
bước tuyệt đối quan trọng và cần phải được ưu tiên. Thu thập đầy đủ các dữ kiện liên
quan khủng hoảng truyền thông mà công ty đang mắc phải và bàn bạc với các chuyên
gia tư vấn hoặc chuyên gia pháp lý để xác định những điểm có thể cung cấp ra bên ngoài
cho dư luận. Việc xác định những thông tin nào cần được đưa ra hay những điểm phải
giữ kín là rất quan trọng vì nó sẽ làm đổi chiều dư luận tốt lên hoặc càng xấu đi trong
cơn khủng hoảng. Công ty cần nỗ lực cung cấp càng nhiều thông tin tốt càng tốt để làm
cải thiện hình ảnh trong lòng khách hàng. Ngoài ra, cần phải lắng nghe các luồng ý kiến
từ dư luận và nội bộ thông qua các khảo sát để có những số liệu, thông tin đa chiều của
dư luận về khủng hoảng truyền thông đang vướng phải. Phân tích xem hiện trạng của
khủng hoảng đang rơi vào giai đoạn nào và phản ứng của dư luận với nó đang tiêu cực
hay dần tích cực để có phương án, kịch bản đối phó phù hợp để kịp thời xoa dịu dư luận
tránh để khủng hoảng này vượt tầm kiểm soát của công ty.
Chiếc mũ đỏ

1
Khi khủng hoàng truyền thông,nhìn nhận vấn đề là rất quan trọng,chúng ta chỉ cần đưa
ra các giải thích, lý lẽ của bản thân về vấn đề đang giải quyết dựa trên trực giác, cảm
xúc mà không cần chứng minh logic,cơ sở dữ liệu.Hãy cố gắng đoán biết được cảm xúc
của người khác thông qua những phản ứng của họ và cố gắng hiểu được những phản
ứng tự nhiên của những người không hiểu rõ lập luận của bạn.Cần suy nghĩ đặt xuống
các trực cảm mà không cần bào chữa.
Chiếc mũ đen
Khi đứng trên sự kiện khủng hoảng truyền thông, với vấn đề này khi đội lên chiếc mũ
đen thì chúng ta sẽ phân tích và nhìn vấn đề với một góc độ tiêu cực , e dè. Chúng ta sẽ
phân tích những hậu quả mà vấn đề này có thể xảy ra. Với chiếc mũ đen ta sẽ dự đoán
trước những mặt hại và rủi ro có thể xảy ra với bản thân.. Vai trò của chiếc mũ đen rất
quan trọng trong khủng hoảng truyền thông. Khi tất cả mọi tin tức đã được số hóa ở
thời đại 4.0, việc sai sót của trong truyền thông sẽ rất nhanh được lan truyền rộng rãi.
Nên chiếc mũ đen sẽ giúp cho chúng ta dự đoán được các rủi ro sẽ xảy ra từ những
nguyên nhân nào bằng những liên kết khoa học chặt chẽ và loại bỏ ngay từ đầu trước
khi xảy ra. Thường sẽ trả lời cho 3 câu hỏi này
- Những rắc rối, nguy hiểm nào có thể xảy ra?
- Những khó khăn nào có thể phát sinh khi tiến hành làm điều này?
- Những nguy cơ nào đang tiềm ẩn?
Chiếc mũ vàng
Khi xảy ra khủng hoảng truyền thông, hay bất cứ khó khăn nào trong cuộc sống thì
phẩm chất lạc quan, sẵn sàng đương đầu với mọi hiểm nguy là đức tính vô cùng quý
báu nghị lực của một con người. Đặc trưng của chiếc mũ vàng thể hiện cho điều đó
trong “6 chiếc mũ tư duy”. Khi đối diện với khủng hoảng truyền thông thì người lãnh
đạo cần xác định tình trạng khủng hoảng và nguyên nhân sau đó sẽ xác định chiến lược
xử lí khủng hoảng. Sau khi xác định được chiến lược cần xây dựng ngay kế hoạch xử lí
khủng hoảng và bắt đầu thực hiện kế hoạch, chiến lược một cách nhanh chóng, hiệu
quả, tinh tế. Để thoát khỏi khủng hoảng cần có một leader cùng với đội ngũ nhân sự
hợp nhất, bình tĩnh đưa ra các phương án giải quyết. Trả lời cho các tình huống xấu
nhất có thể xảy ra. Nhìn nhận vấn đề một cách chuẩn xác, tư duy tích cực để đưa ra
hành động thích hợp trong quá trình xử lí khủng hoảng.

2
Chiếc mũ xanh lá cây
Khủng hoảng thường không diễn ra theo chu kì mà nó thường ập đến bất ngờ nên phản
ứng ở nhiều doanh nghiệp khá đa dạng. Một là… im lặng hoặc đưa ra những phát ngôn
gay gắt không nhất quán. Điều này vô tình "kích thích" khủng hoảng nổ lớn hơn. Vậy
chúng ta cần những giải pháp sau để xử lý:
- Chủ động đương đầu sóng gió: Cách tốt nhất để dập tắt đám cháy là có các
thiết bị cứu hoả sẵn sàng hoạt động. Lập một danh mục và bảng các công việc
cần chuẩn bị để ứng phó với tình hình.
- Thu thập các dữ kiện: Đảm bảo thu thập đầy đủ dưới sự hỗ trợ của các chuyên
gia tư vấn về vận hành hoặc pháp lý (xác định những điểm có thể cung cấp cho
báo chí, những điểm phải tuyệt đối giữ kín để không ảnh hưởng tới khách hàng).
- Sử dụng internet: Đây là cách nhanh nhất và đơn giản nhất để đưa thông tin tới
các phóng viên và biên tập viên trước khi công bố. Xây dựng địa chỉ internet
được duy trì 24x7 cung cấp tài liệu và hình ảnh liên tục của sự kiện khủng hoảng.
- Liên lạc với truyền thông và tổ chức họp báo: Tập hợp các số điện thoại di
động, số máy nhắn tin, địa chỉ email của các phóng viên đang tác nghiệp để
nhanh chóng liên lạc với báo chí.
- Người phát ngôn: Bạn cần sở hữu cho mình một "tổ chức phát ngôn" với các
chuyên gia được huấn luyện chuyên nghiệp và dày dạn kinh nghiệm có khả năng
ăn nói trôi chảy, tự tin trước ống kính máy quay.
- Ghi nhận sai lầm và tạo sự đồng cảm: nếu bạn mắc sai lầm cần công khai trung
thực và chân thành xin lỗi trước báo giới để kêu gọi sự đồng cảm, tôn trọng từ
phía truyền thông và công chúng.
Chiếc mũ màu xanh da trời
- Đảm bảo dòng chảy của cuộc họp. Đội chiếc này, mình sẽ giúp các chiếc mũ
còn lại nêu lên ý kiến, đồng thời đảm bảo đúng nguyên tắc rằng mọi người đều
đang sử dụng chiếc mũ phù hợp.
- Đưa ra kết quả thảo luận ở cuối cuộc họp: Cần đặt bản thân vô tình huống để
hiểu rõ bức xúc/mối quan tâm/lo ngại
- Xây dựng kế hoạch xử lý khủng hoảng bằng các biện pháp là ghi nhận sai
lầm và tạo sự đồng cảm. Tiếp theo, sau khi nắm bắt được những dữ kiện, bức

3
xúc truyền thông, ta sẽ đưa ra giải pháp hợp lý để xử lý. Ngoài ra, cần lên tiếng
để đính chính sự việc, tránh việc im lặng vì đám đông muốn có được đáp án
thì khủng hoảng mới được dẹp .

You might also like