You are on page 1of 2

1.

Mũ trắng – Dữ liệu, khách quan


Mũ màu trắng đại diện cho tư duy về mặt dữ liệu, các thông tin khách quan. Chiếc mũ này đưa ra
những lập luận cụ thể dựa vào việc xem xét, đánh giá các dữ liệu thực tế. Một số vấn đề cần
được giải đáp thông qua các câu hỏi:
 Vấn đề này đã có sẵn những thông tin gì?
 Cần thêm những thông tin gì liên quan đến vấn đề đang xem xét?
 Những thông tin, dữ kiện nào còn thiếu? Làm thế nào để bổ sung?
2. Mũ đỏ – Trực giác, cảm tính
Mũ màu đỏ đại diện cho tư duy về mặt cảm tính, trực giác. Những người đội chiếc mũ này sẽ
phát biểu dựa vào cảm xúc mà không cần phải đưa ra những luận điểm, chứng cứ để giải thích về
vấn đề hiện tại. Một số vấn đề cần được giải đáp thông qua các câu hỏi sau:
 Cảm giác hiện tại của bản thân là gì?
 Trực giác đang mách bảo điều gì về vấn đề này?
 Bản thân có thực sự hứng thú với vấn đề này hay không?
3. Mũ vàng – Tích cực
Mũ màu vàng đại diện cho tư duy theo chiều hướng tích cực. Những người đội mũ màu vàng
thường đưa ra những suy nghĩ, ý kiến lạc quan và logic về một vấn đề nào đó, bằng cách chỉ ra
những ưu điểm khi ứng dụng nó và chứng minh mức độ khả thi của một dự án. Phương pháp tư
duy này cung cấp nhiều động lực để tiếp tục đưa ra những giải pháp mới lạ, độc đáo hơn cho bất
kỳ tình huống nào trong cuộc sống.
Hãy sử dụng một số câu hỏi dưới đây để giải quyết vấn đề với mũ vàng:
 Những mặt tích cực của vấn đề này là gì?
 Lợi ích khi áp dụng giải pháp này là gì?
 Tính khả thi của dự án này?

4. Mũ đen – Tiêu cực, điểm tối


Trái ngược với mũ vàng, mũ đen đại diện cho tư duy sâu sắc hơn, nhận ra những điểm tối, tiêu
cực trong dự án hiện tại cần giải quyết. Những người đội chiếc mũ này thường có những quan
điểm sâu sắc hơn để nhìn nhận vấn đề một cách thận trọng, đảm bảo một dự án tránh khỏi những
sự cố, rủi ro, có thể chuẩn bị những phương án dự phòng hoặc điều kịp thời điều chỉnh khi có
vấn đề phát sinh.
Nếu chỉ tư duy theo mũ vàng với chiều hướng lạc quan, tích cực sẽ khiến chúng ta không trở tay
kịp với những sự cố. Chính vì vậy, khi tư duy theo cả 2 mặt tích cực và tiêu cực, điều này giúp
chuẩn bị tốt hơn cho mọi vấn đề, ngay cả những tình huống xấu nhất vẫn có phương án để ứng
phó kịp thời.
Trả lời một số câu hỏi dưới đây để giải quyết vấn đề với mũ đen:
 Tình huống rủi ro nào có thể xảy ra?
 Tình huống xấu nhất của vấn đề này là gì?
 Vấn đề này có nguy cơ tiềm ẩn gì không?
 Khó khăn khi triển khai dự án này là gì?
5. Mũ xanh lá cây – Sáng tạo, nhìn nhận vấn đề
Mũ màu xanh lá cây đại diện cho một tư duy sáng tạo, nhìn nhận vấn đề theo nhiều góc cạnh
khác nhau. Màu xanh lá thể hiện một sức sống mãnh liệt và bền vững, những người đội chiếc mũ
này sẽ luôn có những ý tưởng sáng tạo, dồi dào, phong phú. Những người này sẽ dễ dàng tìm ra
những giải pháp sáng tạo cho bất kỳ vấn đề nào trong cuộc sống.
Trả lời một số câu hỏi dưới đây để giải quyết vấn đề với mũ xanh lá cây:
 Vấn đề này còn cách khác để giải quyết không?
 Trường hợp này có thể làm gì khác không?
 Điểm tích cực của vấn đề này là gì?
 Tiến hành dự án này có khả thi không và có những lợi ích gì?
6. Mũ xanh dương – Tiến trình, tổng kết kết quả
Mũ màu xanh dương đại diện cho tư duy tổ chức, theo tiến trình, giúp hệ thống lại toàn bộ vấn
đề một cách bao quát nhất. Những người đội chiếc mũ xanh dương sẽ dễ dàng điều phối, tổ chức,
kiểm soát tiến trình tư duy của những chiếc mũ trên.
Chẳng hạn như nếu dự án có thể gặp những rủi ro trong tương lai thì người đội mũ xanh dương
có thể điều hướng tư duy sang mũ đen để nhìn thấy được những điểm tối, điểm hạn chế và rủi ro
có thể xảy đến.
Trả lời một số câu hỏi dưới đây để giải quyết vấn đề với mũ xanh dương:
 Vấn đề trọng tâm của vấn đề này là gì?
 Tư duy nào thích hợp với vấn đề này nhất?
 Mục tiêu cuối cùng và quan trọng nhất là gì?
 Cần thêm thời gian hay thông tin gì để giải quyết vấn đề?

You might also like