You are on page 1of 10

3.2.

Thực tiễn áp dụng tại Shopee


3.2.1. Giới thiệu chung về Shopee
Shopee là nền tảng thương mại điện tử hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á có
trụ sở tại Singapore và trực thuộc công ty Sea (trước đây là Garena) ra đời từ
năm 2015 và tại thời điểm hiện tại Shopee đã có ở khu vực Đông Nam Á và
Đông Á, Mỹ Latinh. Nhà sáng lập Shopee là tỷ phú Forrest Li - người được biết
đến là đối đầu với Alibaba. 
Thành lập năm 2015 nhưng cho đến tháng 08/2016 Shopee mới chính thức
bước chân vào thị trường Việt Nam.
Giám đốc của Shopee ở Việt Nam là ông Trần Tuấn Anh
Mô hình kinh doanh của sàn giao dịch điện tử Shopee 
Mô hình kinh doanh của Shopee Việt Nam là C2C Marketplace - Trung gian
trong quy trình mua bán giữa các cá nhân với nhau. Tuy nhiên, hiện nay Shopee
Việt Nam đã trở thành mô hình lai khi có cả B2C - Doanh nghiệp đến người tiêu
dùng. Shopee đã tính phí của người bán/ hoa hồng và phí đăng bán sản phẩm.
3.2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về sàn giao dịch thương mại điện tử tại
Shopee.
3.2.2.1 Điều kiện đăng ký giấy phép sàn giao dịch thương mại điện tử.
3.2.2.1.1 Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật
đã được cấp đăng ký kinh doanh.
Theo nghị định số 32/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử, điều kiện
đầu tiên để doanh nghiệp đăng ký sàn giao dịch thương mại điện tử là giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố
nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính cấp phép. Đối Shopee, thời điểm “lăm
le” xuất hiện tại thị trường Việt Nam, cái tên này đang vươn mình trở
thành thế lực thật sự tại thị trường thương mại điện tử Châu Á và toàn cầu.
Năm 2015, nhận thấy tiền năng cũng như quy mô nền kinh tế hơn 90 triệu
dân (theo thống kê của ngân hàng thế giới năm 2015) công ty TNHH
Shopee được thành lập và hoàn thành thủ tục xin cấp phép kinh doanh
ngày 10/02/2015, văn bản do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội
cấp duyệt. Có thể nói sự xuất hiện của ông lớn về sàn giao dịch thương
mại điện tử như Shopee tại Việt Nam đã mở đầu cho giai đoạn bùng nổ về
thương mại có yếu tố công nghệ và một lần nữa chứng tỏ khả năng thu hút
đầu tư, cũng như sự phối hợp của Chính phủ nước nhà đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho doanh nghiệp ngoại quốc tiếp cận nền kinh tế quốc gia.
3.2.2.1.2 Có website thuộc sở hữu của doanh nghiệp.
Trên trang chủ website có quy chế hoạt động sàn giao dịch thương mại
điện tử.
Theo thống kê của Similarweb lượt truy cập website Shopee.vn tháng
01/2022 là 87,46 triệu lượt, qua mặt các tên tuổi khác như Thế giới di
động, Điện máy xanh, lazada,…xuất sắc nắm giữ vị trí số một về lượng
truy cập mỗi tháng của các doanh nghiệp thương mại điện tử tại Viện Nam
(iprice). Với vai trò là người mua, người bán hay các vị trí khác, mọi đối
tượng khi truy cập website chính thức của “siêu chợ điện tử” này đều có
thể dễ dàng tiếp cận và tìm đọc về quy chế hoạt động của Shopee, bao
gồm đầy đủ như nguyên tắc chung, quy định chung, quy trình giao dịch
hàng hóa hay kể cả quy trình thanh toán,…chi tiết này cho thấy sự tỉ mỹ,
chuyên nghiệp và hơn hết là việc tuân thủ đúng những điều khoản của
nghị định về thương mại điện tử 2013.
Ngoài ra, để thích ứng với sự thay đổi không ngừng của thị trường và
chính sách pháp luật Việt Nam, quy chế hoạt động của Shopee thường
xuyên được cập nhật và thay đổi, mới đây bản cập nhật ngày 05/08/2022
(tính đến thời điểm tác giả thực hiện nghiên cứu này) đã được Giám đốc
điều hành Shopee tại Việt Nam – Trần Tuấn Anh ký và đóng dấu. Dễ dàng
nhận ra, với vị thế vốn có, Shopee hiểu rằng quy chế hoạt động là thứ
không thể thiếu và đóng vai trò tiên quyết về sự thành bại của doanh
nghiệp không chỉ riêng về tính pháp lý mà là mọi khía cạnh ảnh hưởng
gián tiếp hay trực tiếp khác.

Phải có thông tin của người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử
Đối với Shopee, mọi đối tượng tham gia mua bán tại website này đều
được gọi là “thành viên”, điều này được đề cập rất chi tiết ở mục quy định
chung thuộc những nguyên tắc chung trong phần “Quy chế hoạt động sàn
giao dịch thương mại điện tử Shoppee.vn”. “Thành viên” của sàn thương
mại điện tử này gồm Người bán và Người mua. Đối với mỗi vai trò, chủ
thể giam gia phải đáp ứng mọi yêu cầu chung trên danh nghĩa là thành
viên và bảo đảm thực hiện đúng nghĩa vụ riêng của mình với chức phận
bên mua hoặc bên bán. Đặt biệt đối với vị trí là người bán hàng, yêu cầu
của Shopee đối với bên tham gia này có phần chi tiết và khắc khe hơn, nỗi
bật có đoạn “riêng đối với Người bán phải cung cấp đầy đủ, trung thực và
chính xác các thông tin bao gồm tên và địa chỉ trụ sở của thương nhân, tổ
chức hoặc tên và địa chỉ thường trú của cá nhân; số, ngày cấp và nơi cấp
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân, hoặc số, ngày cấp
và đơn vị cấp quyết định thành lập của tổ chức, hoặc mã số thuế cá nhân
của cá nhân; số điện thoại hoặc một phương thức liên hệ trực tuyến khác;”.
Quy tắc hoạt động này giúp thượng tần Shopee có thể quản lý “thành
viên” của mình một cách linh hoạt và hơn hết là thực hiện đúng nội dung
Nghị định 52 của Thủ tướng Chính phủ cụ thể là điều 29 thông tin về
người sở hữu website hay điều 30 thông tin về hàng hóa dịch vụ.
Lập luận trên cho thấy, cung cấp thông tin của “thành viên” nói
chung và người bán nói riêng trên sàn giao dịch thương mại điện tử shopee
là mang tính bắt buộc theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Thao
tác này cũng là một trong những điều kiện tiên quyết trong quá trình đăng
ký giấy phép sàn giao dịch thương mại điện tử ở Việt Nam.

Thiết lập cơ chế cho phép thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia sàn giao
dịch thương mại điện tử thực hiện được quy trình giao kết hợp đồng nếu
website có chức năng đặt hàng trực tuyến.
Cơ chế hoạt động của Shopee cho phép mọi thao tác mua bán hàng hóa
được thực hiện một cách dễ dàng và nhanh chóng, miễn là không vi phạm
các tiêu chuẩn, chính sách của sàn giao dịch nói riêng và pháp luật Việt
Nam hiện hành nói chung. Bên cạnh đó, với vai trò là bên cung cấp dịch
vụ thương mại điện tử, Shopee luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho
việc giao kết hợp đồng bằng chức năng đặt hàng trực tuyến.
Cụ thể, bên bán thực hiện thông báo mời đề nghị giao kết hợp đồng
bằng cách cung cấp cho shopee những thông tin giới thiệu hàng hóa theo
đúng quy định. Lúc này, sàn giao dịch thương mại điện tử làm nhiệm vụ
cung cấp cho người mua thông tin hàng hóa dịch vụ, giá cả, điều kiện giao
dịch chung, vận chuyển, giao nhận và phương thức thanh toán đã được
bên bán cung cấp trước đó. Sau khi bên mua thực hiện đề nghị giao kết
hợp đồng bằng cách sử dụng chức năng mua hàng trực tuyến trên website
theo quy định tại điều 17 nghị định 52, lúc này Shopee kích hoạt cơ chế rà
soát và xác nhận, cho phép khách hàng kiểm tra, bổ sung, sửa đổi và xác
nhận đề nghị giao kết hợp đồng hoặc hủy giao dịch.
Thực tế áp dụng cho thấy, Shopee đã và đang thực hiện tốt việc thiết lập
cơ chế cho phép thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia sàn giao dịch
thương mại điện tử thực hiện được quy trình giao kết hợp đồng nếu
website có chức năng đặt hàng trực tuyến.
Lưu trữ thông tin cá nhân của chủ thể tham gia sàn giao dịch thương mại
điện tử.
Tùy vào quy định của pháp luật, Shopee có thể tiêu hủy dữ liệu cá nhân
của người dùng một cách an toàn mà không cần thông báo trước. Sàn
thương mại điện tử này sẽ duy trì dữ liệu cá nhân tuân theo các quy định
của pháp luật về bảo vệ bí mật thông tin cá nhân và/hoặc các điều luật hiện
hành khác. Có nghĩa là, công ty sẽ hủy hoặc xóa thông tin nhận dạng ra
khỏi dữ liệu cá nhân của người dùng khi Shopee có lý do hợp lý để xác
định rằng việc lưu giữ dữ liệu cá nhân đó không còn phục vụ mục đích thu
thập dữ liệu cá nhân đó nữa; việc lưu giữ không còn cần thiết cho bất kỳ
mục đích hợp pháp hay mục đích kinh doanh nào và không còn các lợi ích
hợp pháp nào khác để tiếp tục lưu giữ các dữ liệu cá nhân này. Nếu người
dùng ngưng sử dụng dịch vụ của Shopee, hoặc quyền của người dùng
được sử dụng dịch vụ của Shopee bị chấm dứt, công ty có thể tiếp tục lưu,
sử dụng và/hoặc tiết lộ dữ liệu cá nhân của người dùng tuân theo Chính
sách bảo mật của công ty và các nghĩa vụ của Shopee theo các quy định
của pháp luật có liên quan.
3.2.2.1.3 Có đề án cung cấp dịch vụ.
Đề án cung cấp dịch vụ phần lớn thuộc về yếu tố bảo mật trong quá
trình xin đăng ký giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp ở thị trường
Việt Nam. Xong để đạt được thành tựu như ngày hôm nay, có thể mường
tượng rằng CEO cùng bộ phận phát triển của Shopee đã nỗ lực và vạch ra
lộ trình một cách chi tiết, cụ thể và đạt hiệu quả cực cao. Tuy nhiên, những
thông tin tối thiểu như tổng quan về thương hiệu, đại diện thương hiệu, lộ
trình phát phát triển, lĩnh vực hoạt động hay cơ cấu tổ chức cơ bản vẫn
được doanh nghiệp này cung cấp cho khách hàng khi có nhu cầu.
3.2.2.1.4 Đã đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại
điện tử và được Bộ Công Thương xác nhận đăng ký với biểu tượng đăng
ký.
Năm 2015 công ty TNHH Shopee được thành lập và hoàn thành thủ tục
xin cấp phép kinh doanh ngày 10/02 cùng năm, văn bản do Sở Kế hoạch
và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp duyệt. Sau quá trình hoạt động thử
nghiệm, ứng dụng Shopee đã chính thức ra mắt thị trường Việt Nam vào
ngày 08/08/2016 trong một sự kiện offline bài bản. Ngày này cũng được
cho là ngày ra mắt hay sinh nhật của trang thương mại điện tử lớn nhất
Việt Nam. Với tên miền Sàn giao dịch là: www.shopee.vn cùng biểu
tượng quen thuộc là chữ “S” nỗi bật trên nền một giỏ sách đi chợ làm chủ
đạo, kết hợp với mày da cam sặc sỡ, không khó để bắt gặp biểu tượng này
tràn lan trên internet, chứng minh cho mức độ phổ biến và quy mô toàn
cầu của doanh nghiệp gốc Singapore.
3.2.2.2 Quy trình đăng ký sàn giao dịch thương mại điện tử Shopee.
Về quy trình đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, theo
Điều 15 Thông tư 47/2014/TT-BCT thì quy trình đăng ký website dịch vụ
thương mại điện tử được thực hiện như sau:
 Việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký website cung cấp dịch vụ
thương mại điện tử được Bộ Công Thương thực hiện trực tuyến tại
Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử tại địa chỉ
www.online.gov.vn.
 Để khai báo hồ sơ, thương nhân, tổ chức truy cập vào Cổng thông
tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử và tiến hành các bước
sau:
* Bước 1: Thương nhân, tổ chức đăng ký tài khoản đăng nhập hệ thống
bằng việc cung cấp những thông tin sau:
+ Tên thương nhân, tổ chức;
+ Số đăng ký kinh doanh của thương nhân, số quyết định thành lập của tổ
chức;
+ Lĩnh vực kinh doanh/hoạt động;
+ Địa chỉ trụ sở của thương nhân, tổ chức;
+ Các thông tin liên hệ.
* Bước 2: Trong thời hạn 3 ngày làm việc, thương nhân, tổ chức nhận kết
quả từ Bộ Công Thương qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký về một trong
các nội dung sau:
+ Nếu thông tin đăng ký tài khoản đầy đủ, thương nhân, tổ chức được cấp
một tài khoản đăng nhập hệ thống và tiến hành tiếp Bước 3;
+ Nếu đăng ký tài khoản bị từ chối hoặc yêu cầu bổ sung thông tin, thương
nhân, tổ chức phải tiến hành đăng ký lại hoặc bổ sung thông tin theo yêu
cầu.
* Bước 3: Sau khi được cấp tài khoản đăng nhập hệ thống, thương nhân, tổ
chức tiến hành đăng nhập, chọn chức năng Đăng ký website cung cấp dịch
vụ thương mại điện tử, tiến hành khai báo thông tin theo mẫu và đính kèm
hồ sơ đăng ký quy định tại Điều 14 Thông tư này.
* Bước 4: Trong thời hạn 7 ngày làm việc, thương nhân, tổ chức nhận
thông tin phản hồi của Bộ Công Thương qua địa chỉ thư điện tử đã đăng
ký về một trong các nội dung sau:
+ Xác nhận hồ sơ đăng ký đầy đủ, hợp lệ và yêu cầu thương nhân, tổ chức
thực hiện tiếp Bước 5;
+ Thông báo hồ sơ đăng ký không hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung thông tin.
Khi đó thương nhân, tổ chức quay về Bước 3 để khai báo lại hoặc bổ sung
các thông tin, hồ sơ theo yêu cầu.
* Bước 5: Sau khi nhận được thông báo xác nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ,
thương nhân, tổ chức gửi về Bộ Công Thương (Cục Thương mại điện tử
và Kinh tế số) bộ hồ sơ đăng ký hoàn chỉnh (bản giấy) theo quy định tại
Điều 14 Thông tư này.
- Thương nhân, tổ chức có trách nhiệm theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ qua
thư điện tử hoặc tài khoản truy cập hệ thống đã được cấp để tiến hành cập
nhật và chỉnh sửa thông tin theo yêu cầu.
- Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo yêu cầu
bổ sung thông tin ở Bước 4 theo quy định tại Khoản 2 Điều này, nếu
thương nhân, tổ chức không có phản hồi thì hồ sơ đăng ký trên hệ thống sẽ
bị chấm dứt và thương nhân, tổ chức phải tiến hành đăng ký lại từ đầu.
Như vậy có thể thấy quy trình đăng ký sàn giao dịch thương mại điện tử
diễn ra khá chặt chẽ. Các bước đăng ký chủ yếu diễn ra thông qua kênh
trực tuyến vì vậy thương nhân, tổ chức có thể thực hiện một cách nhanh
chóng và tiện lợi. Cùng với sự phát triển của công nghệ 4.0 thì việc nộp hồ
sơ đăng ký thủ công sẽ dần bị lược bỏ và thay bằng hồ sơ điện tử, lưu trữ
thuận tiện bằng nhiều hình thức khác nhau đáp ứng nhu cầu tra cứu, kiểm
tra nhanh vào mọi thời điểm. Qua đó ta có thể thấy rằng, để có thể có được
shopee ngày nay thì việc thông qua quy trình đăng ký sàn giao dịch
thương mại điện tử với 5 bước khá chặt chẽ, với nhiều thông tin cần chuẩn
bị cho hồ sơ đăng ký và khả năng bị từ chối và đăng ký lại khá lớn. Từ đó
cho thấy chất lượng sàn giao dịch thương mại điện tử Shopee khá là cao
mới có thể được thông qua sau nhiều bước gắt gao kiểm định và cạnh
tranh với vô vàng sàn giao dịch thương mại điện tử khác
3.2.3. Đánh giá chung về thực tiễn áp dụng pháp luật về sàn giao dịch
thương mại điện tử Shopee
Qua thực tiễn nghiên cứu về các Quy chế hoạt động sản giao dịch thương
mại điện tử Shopee. Đánh giá chung cho thấy sàn giao dịch thương mại
điện tử Shopee đã tuân thủ hầu hết tất cả các yêu cầu mà pháp luật về
thương mại điện tử yêu cầu, song bên cạnh đó vẫn còn một số vướng mắc
về một vài quy chế lưu giữ thông tin của chủ thể tham gia sàn giao dịch
thương mại điện tử Shopee. Như đã nêu trên trong mục thời gian lưu trữ
thông tin của Quy chế hoạt động của Shopee có ghi “ Nếu người dùng
ngưng sử dụng dịch vụ của Shopee, hoặc quyền của người dùng được sử dụng
dịch vụ của Shopee bị chấm dứt, công ty có thể tiếp tục lưu, sử dụng và/hoặc tiết
lộ dữ liệu cá nhân của người dùng tuân theo Chính sách bảo mật của công ty và
các nghĩa vụ của Shopee theo các quy định của pháp luật có liên quan. Tùy
thuộc vào quy định của pháp luật, Shopee có thể tiêu hủy dữ liệu cá nhân của
người dùng một cách an toàn mà không cần thông báo trước”. Chính sách này
một mặt nêu trách nhiệm của sàn giao dịch thương mại điện tử trong việc bảo vệ
thông tin người tiêu dùng theo quy định pháp luật; mặt khác, bao hàm cả quyền
của sàn giao dịch thương mại điện tử trong việc được phép sử dụng thông tin đó
để nghiên cứu thói quen tiêu dùng, định hướng tiếp cận người tiêu dùng trong
các giao dịch khác. Câu hỏi đặt ra, liệu các thông tin được sử dụng đó có ảnh
hưởng tiêu cực tới người tiêu dùng; có bị thương mại hóa, bán cho các bên thứ
ba để tiếp cận thị trường hay không; hoặc việc bảo mật thông tin khách hàng có
đúng theo cam kết hay không? Vấn đề này cũng được quy định chi tiết tại
Chương 5 mục 1 Nghị định 52/3013/ NĐ-CP về việc bảo vệ thông tin cá nhân
trong thương mại điện tử. Cụ thể tại Điều 70 Nghị định trên có nêu rõ về việc
xin phép người tiêu dùng khi tiến hành thu thập thông tin nhưng với những điều
khoản của Chính sách bảo mật ở Shopee thì họ lại nêu ra rằng “Nếu người dùng
ngưng sử dụng dịch vụ của Shopee, hoặc quyền của người dùng được sử dụng
dịch vụ của Shopee bị chấm dứt, công ty có thể tiếp tục lưu, sử dụng và/hoặc tiết
lộ dữ liệu cá nhân của người dùng tuân theo Chính sách bảo mật của công ty và
các nghĩa vụ của Shopee theo các quy định của pháp luật có liên quan” ở đây
liệu người dùng có thật sự biết được thông tin cá nhân của mình được Shopee sử
dụng với mục đích nghiên cứu hay còn mục đích khác, hay lúc họ đăng kí tài
khoản Shopee người dùng có thật sự được cảnh báo điều này. Năm 2020, theo
khảo sát của Cục Thương mại điện tử, trong các lĩnh vực ngân hàng, dịch vụ du
lịch, sản xuất hàng hóa, dịch vụ phần mềm, đào tạo, bất động sản, xây dựng,
hiệp hội... về bảo vệ DLCN cho khách hàng, trong đó, đã có 84% doanh nghiệp
thông báo trước về mục đích sử dụng thông tin cá nhân của khách hàng; hầu hết
cho biết không tiết lộ thông tin của khách hàng cho bên thứ ba. Tuy nhiên, mới
có 18% xây dựng qui chế bảo vệ DLCN cho khách hàng, 40% cho biết sẽ xây
dựng quy chế này trong tương lai. Riêng về biện pháp bảo vệ có khoảng 67%
doanh nghiệp có triển khai cả hai nhóm giải pháp công nghệ và quản lý để bảo
vệ thông tin cá nhân của khách hàng. Với những con số trên liệu Shopee có
đang thực hiện tốt các Chính sách bảo mật thông tin của mình với lượng người
dùng được ghi nhận vào năm 2020 là tăng 40 triệu người dùng mới. Tháng
3/2020, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) khuyến
cáo các DN kinh doanh TMĐT một số vấn đề liên quan đến bảo vệ thông tin của
người tiêu dùng trước tình trạng hiện có nhiều vấn đề liên quan đến bảo mật
thông tin, dữ liệu, gây lo lắng cho người tiêu dùng và tạo ra nguy cơ hạn chế sự
phát triển của lĩnh vực TMĐT. Người tiêu dùng không thể nào biết được và
cũng không có kênh giám sát và báo cáo chính thức nào. Chỉ biết rằng, người
tiêu dùng vẫn thường xuyên nhận được các thông tin mời chào, tiếp thị qua tin
nhắn, cuộc gọi điện thoại, mạng xã hội... mà bên đề nghị biết đầy đủ họ tên,
tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ, thậm chí cả những tìm kiếm gần nhất của người tiêu
dùng dù giữa 2 bên chưa hề có giao dịch nào trước đó. Tuy nhiên, sàn giao dịch
thương mại điện tử Shopee có đưa ra cam kết bảo mật thông tin cá nhân người
dùng, nhưng những cam kết đó vẫn chưa thực sự hiệu quả và mang tính xác thực
vì trong thực tế vẫn còn nhiều vụ việc liên quan đến việc lộ thông tin người
dùng cho bên thứ ba.

You might also like