You are on page 1of 14

CHƯƠNG 1

1. Anh chị cho biết những ưu nhược điểm của TMĐT ?


2. Thương mại điện tử có những đặc điểm gì ?
3. Anh chị hãy nêu một số văn bản hiện đang áp dụng đối với lĩnh vực TMĐT ?
4. Thương mại điện tử và Kinh doanh doanh điện tử có khác nhau ?
5. Anh chị cho biết một số doanh nghiệp đã thành công trong thương mại điện tử ở
trên thế giới và ở Việt Nam ?
6. Theo anh chị mô hình thương mại điện tử nào cần phát triển ở Việt Nam cho ví dụ
minh họa ?
7. Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển TMĐT?
8. Anh chị đưa ra một số giải pháp phát triển TMĐT?
Bài tập ứng dụng
1. EBAY: Website đấu giá lớn nhất thế giới
Ebay Là một trong các mô hình kinh doanh điện tử thành công và có mức lợi nhuận
hàng đầu hiện nay. Ý tưởng kinh doanh đến với Pam Omidyar, một nhà sưu tầm các đồ
cổ, đã được bạn trai của Pam là Pierre Omidyar phát triển thành một mô hình đấu giá trực
tuyến rất thành công.
Năm 1995, Omidyar thành lập một công ty đấu giá với tên gọi AuctionWeb, sau được đổi
tên thành eBay với số sản phẩm được đưa lên đấu giá trung bình 500,000 sản phẩm/ngày.
Đến nay có khoảng 20 triệu người sử dụng eBay. Hoạt động kinh doanh đầu tiên của
eBay là cung cấp một sàn giao dịch điện tử để tiến hành các giao dịch đấu giá. Trong mô
hình này, máy tính đảm nhiệm vai trò của người tổ chức đấu giá. Trên eBay, người ta có
thể đấu giá hầu như mọi thứ. eBay thu một khoản phí khi đăng tin đấu giá và trị giá các
giao dịch đấu giá. Phí đăng thông tin đấu giá cũng được chia theo các mức độ khác nhau,
phí cao nhất giành cho các sản phẩm đấu giá được đăng tải trên trang chủ.
Quy trình đấu giá được bắt đầu khi người bán điền vào form thông tin và đăng tải
trên eBay. Người bán cũng phải đặt ra mức giá tối thiểu và thời gian hiệu lực của chào
bán. Nếu đấu giá thành công, người mua và người bán có thể thương lượng hình thức
thanh toán, giao hàng, bảo hành và các điều khoản khác. eBay đóng vai trò trung gian,
qua đó, người mua và bán có thể tiến hành giao dịch.

Câu hỏi

a. Trong tình huống trên Ebay hoạt động theo mô hình thương mại điện tử nào? Phân
tích? Kể tên một số website ở Việt Nam hoạt động theo mô hình trên?
b. Nêu quy trình đấu giá trên Ebay?
2. Công ty xuất nhập khẩu khu vực Mekong được thành lập vào đầu năm
2006 nhưng đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu mặt hàng nội
thất và trang trí trong nhà từ các nguyên liệu đặc trưng của Việt Nam. Các sản phẩm chủ
yếu là đồ trang trí nhà bếp, trang trí bàn ăn và một số đồ trang trí trong nhà làm từ tre,
gỗ cùng với các loại sợi tự nhiên, sản phẩm được hầu hết các khách hàng đánh giá cao cả
về uy tín, chất lượng và giá cả.
Để tiến hành chào bán sản phẩm ra nước ngoài, công ty xuất nhập khẩu khu vực
Mekong đã tham gia vào Alibaba.com. Được thành lập từ năm 1999, Alibaba.com trong
nhiều năm luôn được đánh giá là website TMĐT dành cho doanh nghiệp giao
thương lớn nhất thế giới. Alibaba.com đã và đang hỗ trợ doanh nghiệp một cách hiệu
quả trong việc quảng bá, tìm đối tác, và giao dịch trực tuyến. Hoạt động kinh doanh chủ
yếu của SGDĐT Alibaba.com như một cổng giao dịch thương mại mở cửa cho tất cả
người bán và người mua, sử dụng trên một nền công nghệ chung. Ngoài ra,
Alibaba.com còn duy trì các hoạt động cộng đồng như phân phối tin tức, thống kê các
báo cáo theo ngành, thành lập các diễn đàn thảo luận trực tuyến, tiến hành các hoạt động
nghiên cứu, đánh giá xu hướng kinh doanh và cung cấp các dịch vụ thanh toán, vận
chuyển, xác thực uy tín doanh nghiệp. Hiện nay, trung bình mỗi tháng công ty xuất
nhập khẩu khu vực Mekong nhận được 5 hỏi hàng chất lượng, 2 trong số đó trở
thành đơn hàng thực sự và 60-70% doanh số bán hàng là qua Alibaba. Khách hàng mà
công ty có được qua Alibaba chủ yếu từ các nước Đức, Anh, Thụy Điển, Pháp,
Hà Lan, Mexico và Mỹ.
Câu hỏi:
1. Alibaba.com là mô hình kinh doanh gì?
1. Alibaba.com là mô hình kinh doanh gì? Phân tích mô hình kinh doanh này?
2. Alibaba.com đã mang lại lợi ích gì cho công ty XNK khu vực Mekong?

CHƯƠNG 2
1. Mạng internet, Intranet, Extranet là gì? Sự khác nhau giữa các mạng này
2. Mạng LAN có các cách kết nối nào?
3. Tác dụng của Mạng Internet, Intranet, Extranet trong kinh doanh trực tuyến?
4. Vì sao Web lại được ứng dụng nhiều trong giao dịch trực tuyến?
5. Cơ sở dữ liệu là gì? Các loại cơ sở dữ liệu?
6. Dữ liệu/thông tin được đánh giá dựa trên các tiêu chí nào?

Bài tập ứng dụng


ERISIGN – LỰA CHỌN HÀNG ĐẦU CHO CHỨNG THỰC ĐIỆN TỬ

Chứng chỉ số SSL (còn gọi là chứng thư số SSL) có vai trò rất quan trọng trong các giao
dịch trực tuyến như: đặt hàng, thanh toán, trao đổi thông tin,... đặc biệt là trong các
sàn giao dịch vàng và chứng khoán, cổng thanh toán, ví điện tử, ngân hàng điện
tử, chính phủ điện tử. Khi được sử dụng, mọi dữ liệu
trao đổi giữa người dùng và website sẽ được mã hóa (phía người gửi) và giải mã (phía
người nhận) bởi cơ chế SSL mạnh mẽ nhất hiện nay.
Nếu website không sử dụng chứng chỉ số SSL, mọi dữ liệu nhập vào website từ người
dùng sẽ được truyền đi nguyên bản trên Internet. Khi đó, nguy cơ dữ liệu bị xâm nhập
trong quá trình trao đổi dữ liệu giữa người dùng và website sẽ rất cao. VeriSign® là nhà
cung cấp chứng thực số đầu tiên trên thế giới và vẫn luôn dẫn đầu trong nền công
nghiệp xác thực. Một website có gắn biểu tượng "VeriSign Secured Seal" sẽ gia tăng
mức độ tin cậy từ phía khách hàng lên rất nhiều lần. Mỗi ngày VeriSign hỗ trợ bảo mật
cho hàng tỉ giao dịch trực tuyến giữa hàng ngàn công ty và khách hàng của họ trên
Internet.
VeriSign hiện đang bảo mật cho hơn 1.000.000 máy chủ Web trên toàn thế giới, nhiều
hơn bất cứ nhà cung cấp chứng chỉ số nào khác.Hơn 40 ngân hàng lớn nhất thế giới
và hơn 95% trong số các công ty hàng đầu thế giới theo danh sách của Fortune
500 lựa chọn chứng chỉ số SSL cung cấp bởi Verisign.
Hơn 75% websites dùng cơ chế xác thực Extended Validation (EV) chọn VeriSign,
bao gồm cả những tên tuổi lớn nhất trong lĩnh vực TMĐT, chứng khoán và ngân
hàng. Hơn 90,000 tên miền tại 145 quốc gia hiển thị logo VeriSign Secured® Seal, dấu
hiệu được tin cậy nhất trên Internet. VeriSign sử dụng giải thuật mã hóa SSL. Giải thuật
mã hóa cao cấp từ 128 bits, an toàn gấp 288 lần so với giải thuật mã hóa 40 bits. Chứng
chỉ số VeriSign cho phép dữ liệu trao đổi giữa người dùng và website được mã hóa
từ 40-256 bits. Với các loại chứng chỉ số (Secure Site Pro) hỗ trợ Server-Gated
Cryptography (SGC)-enabled, dữ liệu được mã hóa từ 128-256 bits ngay cả trên các
trình duyệt web cũ vốn chỉ hỗ trợ 40 bits. VeriSign cho phép khách hàng dễ dàng theo
dõi, quản lý tất cả các chứng chỉ số của mình với công cụ VeriSign® Certificate
Center kèm theo khi cấp chứng chỉ số. VeriSign cung
cấp và phát triển dịch vụ Extended Validation nhằm đảm bảo cho người dùng nhận biết
được dấu hiệu của sự bảo mật và tin cậy ngay trên thanh địa chỉ của trình duyệt web,
với thanh địa chỉ màu xanh lá cây và có kèm theo tên doanh nghiệp sở hữu
website đã được Verisign xác minh
Câu hỏi
1. Tại sao các website ưu tiên chọn Verisign như một lựa chọn tốt nhất?
2. Verisign có lợi thế gì so với các cơ quan chứng thực điện tử khác ở Việt Nam?

CHƯƠNG 3
1. Trình bày quá trình hình thành và phát triển của thanh toán điện tử từ các hoạt
động thanh toán truyền thống
2. Trình bày về các hệ thống thanh toán điện tử của Việt Nam hiện nay
3. Trình bày quy trình sử dụng séc điện tử, sự khác biệt giữa séc điện tử và séc truyền
thống?
Bài tập ứng dụng

1. Nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và giải quyết vấn đề tắc nghẽn giao thông,
Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội phát động chương trình “Tháng không khói xe”.
Căn cứ vào chương trình này, công ty sản xuất xe đạp A đã cung cấp Dịch vụ cho thuê xe
đạp trực tuyến. Công ty A triển khai dịch vụ này tới 30 điểm cho thuê trong nội thành Hà
Nội, khách hàng có nhu cầu thuê xe đạp sẽ lên website để xem kiểu dáng sản phẩm, điểm
thuê nào phù hợp nhất với lộ trình, điều kiện thuê và chi phí, các điều kiện và điều khoản
trong hợp đồng ký kết…sau đó sẽ kê khai thông tin chi tiết và ký hợp đồng thuê xe.

Câu hỏi:

a. Các hình thức thanh toán trực tuyến nào có thể được công ty A sử dụng để chấp
nhận thanh toán từ phía khách hàng?
b. Lợi ích của thanh toán điện tử so với thanh toán truyền thống?

2. Dịch vụ thanh toán trực tuyến của cổng thanh toán bảo kim
Cổng thanh toán trực tuyến Bảo Kim (Baokim.vn) trực thuộc Công ty Cổ phần
TMĐT Bảo Kim, đơn vị chủ quản là Công ty Cổ phần Vật Giá Việt Nam. Bảo Kim
được thành lập vào tháng 07/2010 theo mô hình thanh toán của Paypal,
Moneybookers..., đóng vai trò là cầu nối giữa người mua và
người bán, hỗ trợ thanh toán trực tuyến giữa hai bên.
Các dịch vụ được cung cấp bởi Cổng thanh toán Bảo Kim:
- Thanh toán khi mua hàng:
Khi thanh toán tiền mua hàng cho người bán, người mua có thể chọn 1 trong 2
phương thức: thanh toán an toàn hoặc thanh toán trực tiếp.
+ Thanh toán an toàn: là hình thức thanh toán mà số tiền thanh toán chưa chuyển ngay về
tài khoản người bán mà ở trạng thái đóng băng trong một khoảng thời gian an toàn
nhất định (thường từ 3-7 ngày) để thực hiện thỏa thuận giữa người bán và người mua.
Trong thời gian đóng băng, người mua xác nhận đồng ý chuyển tiền cho người
bán hoặc hết thời gian tạm giữ
tiền, thì tiền sẽ được chuyển về tài khoản của người bán. Với hình thức thanh
toán này, người mua sẽ phải trả phí 0.1% giá trị giao dịch cho Bảo Kim. Người mua
cũng được Bảo Kim xác nhận, hỗ trợ giải quyết khiếu nại nếu có phát sinh mâu thuẫn
với người bán.
+ Thanh toán trực tiếp: là hình thức thanh toán mà số tiền thanh toán của người mua được
chuyển ngay vào tài khoản của người bán. Người bán có thể rút số tiền này ngay sau khi
người mua thanh toán. Với hình thức thanh toán này, Bảo Kim sẽ không hỗ trợ
khiếu nại và rủi ro trong thanh toán, mọi vấn đề xảy
ra trong quá trình giao dịch, hai bên giao dịch tự chịu trách nhiệm. Bảo Kim sẽ
thu phí dịch vụ là 1% giá trị giao dịch của người bán đối với hình thức này.
- Tích hợp để bán hàng:
Đây là dịch vụ dành cho người bán. Khi sử dụng dịch vụ này, người bán sẽ được miễn
phí hoàn toàn: không phí tích hợp, không phí duy trì.
Câu hỏi
a. Lợi ích của người mua khi thanh toán sử dụng cổng thanh toán Bảo Kim?
b. Người mua được đảm bảo quyền lợi như thế nào khi người bán không cung cấp
sản phẩm đúng mô tả
c. Nêu những khó khăn, thách thức mà Bảo Kim có thể gặp hiện nay?

CHƯƠNG 4

1. Trình bày những hiểu biết của mình về marketing trong thời đại công nghệ thông
tin và TMĐT
2. Trình bày các phương pháp nghiên cứu thị trường trên Internet
3. Trình bày hiểu biết của mình về các hình thức quảng cáo trên mạng Internet
4. Phân biệt Banner Ads và Pop-up?
5. Phân biệt giữa Marketing B2B và B2C
6. Trade Point là gì? Làm thế nào để quảng cáo trên Trade Point?
Bài tập ứng dụng
1. “Ông Hoàng Hùng sống tại Hà Nội có nhu cầu cần mua một tivi đời mới với kích
cỡ 65 inch độ phân giải 4K. Tìm kiếm thông tin trên Internet, ông thấy doanh
nghiệp HanoiXPC hiện đang bán sản phẩm tivi Sony 65 inch 4K mã sản phẩm là
AVC01 sản xuất năm 2021 trên website TMĐT của họ với giá 20 triệu rẻ hơn giá
của các doanh nghiệp khác 5 triệu. Ông Hùng tiến hành đặt mua sp này qua
website và đơn hàng đã được chấp nhận. Khoảng 15 phút sau, nhân viên bán hàng
online của HanoiXPC gọi điện trực tiếp đến cho ông Hùng, xin lỗi rằng sp tivi ông
đặt mua đã hết, mong ông mua tivi khác, có cùng kích cỡ, nhân viên đó giới thiệu
cho ông Hùng một sp khác của Sony cũng 65 inch, cũng 4K, chỉ khác một vài
thông số như tần số quét, sx năm 2020, giá bán là 18 tr, mã hiệu sp là AVC02. Sau
khi nghe, ông Hùng có chút bực mình vì sp mình đặt mua ban đầu đã ko đc đáp
ứng, ông định từ chối, nhưng thấy rằng sp thay thế mà nhân viên này chào mời
mình mua gần đáp ứng đc các tiêu chí đề ra so với sp trước, giá hời hơn so với thị
trường là 2 tr, ông đã chấp nhận và mua sp AVC02 này. Buổi chiều cùng ngày,
nhân viên giao hàng mang sp AVC02 đến để giao hàng, ông Hùng trực tiếp nhận,
qua kiểm tra thấy sp dường như là tivi trưng bày đc dóng mới lại, ông kiên quyết
từ chối, y/c hàng mới nguyên vẹn. Đến đợt thứ 2, nhân viên giao lại sp mới, nhưng
thái độ rất chi là không lịch sự, lắp đặt cẩu thả, do không muốn thêm phiền toái,
ông Hùng đã thanh toán, nhưng ông vẫn thấy không thoải mái”
Câu hỏi
a. Anh/chị hãy nêu quan điểm của mình khi mua 1 thiết bị điện tử nên đặt mua
qua website hay trực tiếp đến tận nơi? Tại sao?
b. Hãy cho biết tại sao, trong lần đặt mua đầu tiên sp AVC01, đơn hàng đã đc
chấp nhận, nhưng 15 phút sau nhân viên lại thông báo hết hàng và họ chào mời
sp khác, dn trên có dụng ý gì?
c. Trong lần nhận sp đầu tiên, ông Hùng đã từ chối nhận sp do nhận thấy sp ko
nguyên vẹn, nguyên nhân vì sao có tình trạng đó, do ai?
d. Thông qua tình huống trên, thái độ của nhân viên khi giao hàng và lắp đặt có
ảnh hưởng như thế nào đến hình ảnh của dn thương mại điện tử?
2. GOOGLE.COM - GÃ KHỔNG LỒ CỦA INTERNET
Google là một công ty Internet tầm cỡ thế giới có trụ sở tại Hoa Kỳ, được thành lập vào
năm 1998. Sản phẩm chính của Google là công cụ tìm kiếm. Hiện nay, Google được
nhiều người đánh giá là công cụ tìm kiếm hữu ích và mạnh mẽ nhất trên Internet
Tên miền www.google.com được đăng ký ngày 15 tháng 9 năm 1997.
Công cụ tìm kiếm Google được nhiều người ủng hộ và sử dụng vì có giao diện đẹp,
đơn giản, kết quả tìm kiếm nhanh, thích hợp và toàn diện hơn. Trong năm 2000,
Google đã bắt đầu bán quảng cáo bằng từ khóa. Những quảng cáo này chỉ dùng văn bản.
Mục đích để giữ độ đơn giản của trang web và tránh sự lộn xộn, đồng thời để trang được
hiển thị nhanh hơn. Hiện nay, Google cũng phải đối mặt với nhiều công ty trong lĩnh
vực tìm kiếm trên Web như Teoma.com, Dipsie.com, Clusty.com, Snap.com…
Để đối mặt với cuộc cạnh tranh này Google đưa ra nhiều công cụ. Rất nhiều công cụ
trong số này được cung cấp với phiên bản thử nghiệm, bao gồm: Froogle.com,
Catalogs.google.com, News.google.com, Scholar.google.com, Google wireless, Google
group, Google answer. Về mặt chiến lược, Google đang tận dụng thương hiệu để mở
rộng các lĩnh vực khác ngoài lĩnh vực tìm kiếm trên Web như:
- Print.google.com tương tự với chức năng của amazon.com “search inside the
book”.
- Gmail.google.com cạnh trang trực tiếp với hotmail và Yahoo.
- Google desktop cạnh tranh với chức năng tìm kiếm của Windows.
Những dịch vụ mới mà Google tung ra đã tận dụng khả năng về công nghệ tìm kiếm để
tìm kiếm thư điện tử, sách và file trên máy tính. Chiến lược này của Google nhằm
thực hiện sứ mệnh “to organize the world’s information and make it
universally useful and accessible”.
Chiến lược tiếp theo của Google là công nghệ tìm kiếm. Google xác định doanh số và
lợi nhuận chủ yếu từ quảng cáo giống như các cổng thông tin MSN và Yahoo.

Câu hỏi:

a. Nguyên nhân thành công của google là gì


b. Trình bày những dịch vụ mà google cung cấp
c. Bài học kinh nghiệm đối với các website tìm kiếm theo mô hình Google.com?
d. Chiến lược phát triển của googe trong thời gian tới?

CHƯƠNG 5
1. Thương mại điện tử B2C là gì, xu hướng phát triển của TMĐT B2C trong thời
gian gần đây (thế giới và Việt Nam)
2. Các bước hoạt động mua hàng trực tuyến của khách hàng?
3. Dịch vụ khách hàng trong TMĐT là gì? Các vai trò và chức năng của dịch vụ
khách hàng?
4. Trình bày các công cụ hỗ trợ khách hàng trực tuyến

Bài tập ứng dụng

1. Thương mại điện tử B2C hay Business-To-Consumer là mô hình giao dịch


thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với khách hàng cá nhân, điển hình là việc doanh
nghiệp thông qua website bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng. Mô hình thành công
nhất đến nay và cũng là một trong các mô hình thương mại điện tử đầu tiên về bán lẻ
trực tuyến là Amazon.com. Khởi đầu bằng mô hình cửa hàng bán sách trực tuyến, đến
nay đã phát triển thành cửa hàng trực tuyến lớn nhất thế giới. Amazon.com có tên đầy
đủ là Amazon.com Inc., được thành lập năm 1994, có trụ sở tại Seattle, Washington,
Hoa Kỳ. Doanh số bán hàng của Amazon.com năm 2007 là 14,84 tỷ USD, lợi nhuận
ròng là 476 triệu USD với tổng số nhân viên 17.000 người đến năm 2013 doanh số là
67 tỷ USD, lợi nhuận ròng là . Mô hình ký kết hợp đồng B2C trên Amazon.com đã trở
thành mô hình chuẩn để các doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến tham khảo khi xây dựng
quy trình bán lẻ của mình. Quy trình được thực hiện giữa một bên là khách hàng thực
và một bên là hệ thống bán hàng tự động của Amazon.com thông qua Internet
Câu hỏi:
a. Phân tích đặc điểm mô hình TMĐT của Amazon.com? Lợi ích thương mại điện tử
B2C?
b. Phân tích một số hình thức thanh toán điện tử phổ biến trong mô hình B2C. Liên
hệ đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam?
2. Tháng 2/2012, Lazada đã có màn ra mắt thị trường thương mại điện tử Việt Nam
ấn tượng với khẩu hiệu: “Một click, ngàn tiện ích”.Lazada là công ty con thuộc Tập đoàn
Rocket Internet (Đức) tập trung phát triển theo mô hình B2C (bán lẻ trực tuyến các sản
phẩm tới người tiêu dùng), tương tự như con đường mà Amazon đã chọn. Với sự hậu
thuẫn vững chắc của công ty mẹ, cộng thêm kinh nghiệm kinh doanh thành công tại nhiều
thị trường Đông Nam Á khó tính như: Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia…
Lazada đặt ngay mục tiêu trở thành website bán lẻ trực tuyến số 1 tại Việt Nam bằng
phương thức “đánh nhanh, thắng nhanh”.
Theo ông Alexandre Dardy, Tổng giám đốc Lazada Việt Nam, sau 3 năm hoạt
động, lazada.vn có nửa triệu khách hàng, hơn 200 triệu lượt truy cập, dẫn đầu trong
ngành thương mại điện tử Việt Nam hiện nay. Trong năm 2014, số sản phẩm bán ra của
công ty đạt 300.000 món và hiện đang có trên 1.500 nhà bán hàng.
Gần đây, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin thuộc Bộ Công Thương
cũng đã công bố trang lazada.vn vượt qua 216 sàn giao dịch thương mại điện tử khác
trong nước đứng đầu về doanh thu chiếm 36,1% thị phần trong năm 2014, vượt qua các
trang sendo.vn với doanh thu cao thứ nhì chiếm 14,4% , thứ ba là zalora.vn với 7,2% thị
phần, tiki.vn nắm giữ 5,4%, ebay.vn là 3,6%...
Câu hỏi:
a. Mô hình kinh doanh B2C của Lazada có đặc điểm nào?
b. Người tiêu dùng mua hàng và đặt hàng qua sàn giao dịch thương mại có những lợi
ích nào so với hình thức mua hàng, đặt hàng truyền thống?
c. Phân tích một số hình thức thanh toán điện tử phổ biến trong mô hình B2C? Liên
hệ tình hình thanh toán điện tử đối với các doanh nghiệp Việt Nam?
3. Với những người nào mua sắm trực tuyến hẳn sẽ không còn xa lạ với
sàn thương mại điện tử Tiki. Tiki được biết đến là sàn giao dịch thương mại điện tử
được thành lập vào tháng 3/2010. Những năm đầu,Tiki chuyên bán về các loại sách với
đủ thể loại, với mọi lứa tuổi. Sau đó, hàng loạt các sàn thương mại điện tử khác ra đời.
Do đó, để “cạnh tranh” cùng các thương hiệu, Tiki đã bắt đầu bày bán thêm nhiều mặt
hàng khác nhau
Tương đồng với các sàn thương mại điện tử khác tại Việt Nam, thương mại điện tử
Tiki kinh doanh theo mô hình kết nối giữa doanh nghiệp, người bán hàng nhỏ lẻ với
người tiêu dùng nhằm tạo sự nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm thời gian cho quá trình
mua sắm trực tuyến.

Trên thương mại điện tử Tiki hiện nay có rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp, các nhãn
hàng, thương hiệu với đủ sản phẩm khác nhau tham gia kinh doanh.

Câu hỏi
a. Mô hình kinh doanh của Tiki là mô hình nào? Mô hình đó có đặc điểm nào?
b. Người tiêu dùng mua hàng và đặt hàng qua sàn giao dịch thương mại có những
lợi ích nào so với hình thức mua hàng, đặt hàng truyền thống?
c. Phân tích một số hình thức thanh toán điện tử phổ biến trong mô hình B2C?
Liên hệ tình hình thanh toán điện tử đối với các doanh nghiệp Việt Nam?

CHƯƠNG 6

1. Hãy cho biết một số rủi ro thường gặp trong thương mại điện tử
2. Hãy cho biệt một số vấn đề về an ninh mà các doanh nghiệp gặp phải khi tiến hành
hoạt động thương mại điện tử.
3. Phishing là gì? Hãy cho biết một vài ví dụ về phishing trên thế giới và tại Việt Nam
4. DDoS là gì? Hãy cho biết một vài ví dụ về DDoS trên thế giới và tại Việt Nam trong
một vài năm gần đây.
5. Hãy cho biết một số biện pháp doanh nghiệp thường tiến hành để đảm bảo an toàn cho
các giao dịch thương mại điện tử.
Bài tập ứng dụng

1. Chỉ sau một đêm mất sạch 17 triệu đồng


Sáng ngày 16/8/2018, anh Vũ Thành Phương (quận 9, TP HCM) là chủ tài khoản:
00710xxxxxxxx thức dậy và kiểm tra điện thoại, thấy có 14 tin nhắn báo về việc
thẻ Master Card Debit của anh bị quẹt ở TOKYO DISNEY RESORT CHIBA JPN,
MARRIOTT HTL và BOOKHAVEN NY (ảnh). Trong số đó, có tất cả 5 giao dịch
chuyển tiền thành công và tổng số tiền anh Vũ Thành Phương bị mất trong một đêm là
khoảng 17 triệu đồng.
Trao đổi với PV, anh Phương cho biết: “Những lệnh thanh toán cuối trong thẻ
không thành công, vì tiền trong tài khoản đã bị lấy sạch, không còn đủ thanh toán theo
yêu cầu. Khoảng 5h53’ ngày 16/8, tôi gọi cho trung tâm hỗ trợ khách hàng Vietcombank
để khóa thẻ.
Đầu giờ sáng, lúc 8h10’ cùng ngày, tôi liên hệ với Vietcombank chi nhánh Thủ
Đức để trình báo và yêu cầu rà soát. Tại chi nhánh Vietcombank, tôi đã làm bản tường
trình, nộp lại thẻ Master Card cho ngân hàng. Sau đó 1 ngày, phía ngân hàng báo đã chặn
bước 1, tức là Vietcombank thông báo với Mastercard.
Tuy nhiên tôi sẽ phải chờ 30 - 45 ngày nhận sao kê để biết tiền của tôi đi về đâu,
có lấy được không.
Anh Phương chia sẻ: “Khi tôi đặt câu hỏi tiền của tôi đã ra khỏi Vietcombank
chưa thì nhân viên Vietcombank không trả lời được. Giờ tôi chỉ biết chờ đợi thôi. Nhân
viên Vietcombank nói với tôi rằng, trong trường hợp phía Mastercard đã in sao kê, đã lên
lệnh thanh toán cho hacker thì đại diện Vietcombank nói sẽ phải tiến hành bước 2. Còn
bước 2 cụ thể là thế nào thì họ cũng không nói cho tôi biết”.
Câu hỏi:
a. Đây là dạng rủi ro nào trong thương mại điện tử? Phân tích.
b. Hãy chỉ ra một số biện pháp khắc phục rủi ro trên với danh nghĩa là một nhà quản trị
của ngân hàng Vietcombank.
2. Trưa 12-6-2021, toàn bộ các nền tảng xã hội của Báo Điện tử VOV trên Google,
Facebook bị liên tục bị spam, kêu gọi tẩy chay... Nhiều tài khoản khác nhau vào bình luận
ác ý, chửi bới, đánh giá VOV 1 sao trên Google Map. Đến sáng 13-6, việc truy cập vào
địa chỉ vov.vn rất khó khăn, chập chờn. Đến 13h cùng ngày, báo Điện tử VOV không thể
truy cập trong nhiều giờ sau đó.
Theo bộ phận kỹ thuật của Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam, các đối tượng đã cho
một lượng lớn truy cập ồ ạt cùng một thời điểm, làm tràn băng thông, khiến người đọc
không thể truy cập vào trang web.

Sự việc hiện đang khiến rất nhiều người bức xúc, đồng thời cũng dấy lên sự lo ngại trước
sự manh động của những nhóm tội phạm công nghệ cao. Việc tấn công vào một trang
web chính thức của VOV chỉ ra rằng, không chỉ VOV, mà tất cả những trang web của bất
kỳ cơ quan báo chí nào cũng có thể là đối tượng để tin tặc thực hiện hành động ngông
cuồng này.
Câu hỏi:

1. Đây là dạng tấn công nào vào các Website? Cách thức tấn công?
2. Những tác hại của dạng tấn công này? Hãy chỉ ra một số biện pháp hạn chế rủi ro
trên?

CHƯƠNG 7
1. Phương pháp SDLC là gì? Hãy nêu các bước tiến hành của phương pháp SDLC.
2. Phương pháp thử nghiệm là gì? Hãy nêu các bước tiến hành của phương pháp thử
nghiệm.
3. So sánh phương pháp SDLC với phương pháp thử nghiệm.
4. Phương pháp phát triển ứng dụng nhanh là gì? Hãy nêu các bước tiến hành của phương
pháp thử nghiệm.
5. Hãy nêu ưu và nhược điểm của phương pháp phát triển nhanh
Bài tập ứng dụng
1. Lập kế hoạch kinh doanh thương mại điện tử cho một doanh nghiệp giả định
2. Vào ngày 25/02/2000 General Motor, Ford Motor và DaimlerClysler khai trương
sàn mua sắm điện tử B2B với tên gọi Covisint. Mục tiêu của sàn giao dịch này nhằm
giảm các khâu không cần thiết trong quá trình mua sắm thông qua tích hợp và phối hợp
giữa các nhà cung cấp nhằm giảm chi phí tăng mức độ thuận tiện và nâng cao hiệu quả
trong toàn bộ ngành ô tô.
Một trong những mục tiêu chính của sàn giao dịch là thiết kế sản phẩm. Covisint
cung cấp cho những nhà sản xuất những phát kiến lớn nhất trong ngành ô tô. Khả năng
tích hợp và phối hợp trong toàn bộ chuỗi cung ứng để hỗ trợ và phát triển sản phẩm đồng
thời để triển khai sản xuât. Hiện nay Covisint thu hút 30.000 nhà cung cấp. Do quy mô
lớn, quá trình triển khai tương đối chậm, tuy nhiên theo báo cáo tháng 5/2001 Daimler
Clysler sử dụng Covisint thành công trong đấu thầu mua linh kiện ô tô với giá trị 3 tỷ
USD chỉ trong 4 ngày. Đến năm 2004 Computerware Crop mua lại Covisint và mặc dù có
một số khó khăn về tài chính công ty này vẫn phục vụ 20.000 thành viên tại 96 nước.
Câu hỏi
a. Mục đích sàn giao dịch B2B của Covisint?
b. Trình bày 1 số hình thức thanh toán điện tử trong mô hình B2B? Các doanh nghiệp
Việt Nam thường sử dụng hình thức thanh toán điện tử nào là phổ biến hiện nay?
ỨNG DỤNG ERP TẠI DOANH NGHIỆP
Với tham vọng trở thành chuỗi siêu thị bán lẻ thiết bị số
chuyên nghiệp và lớn nhất Việt Nam, Công ty cổ phần Thế giới
số Trần Anh đã lựa chọn hướng cạnh tranh bằng công nghệ
quản lý.
Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Trần Anh được thành lập vào 11/03/2002, công
ty chuyển đổi từ mô hình công tyTNHH sang mô hình công ty cổ phần với tên gọi là
Công ty Cổ phần thế giới số Trần Anh kể từ ngày 08/08/2007. Sau gần 12 năm hoạt
động cùng với hoạt động kinh doanh trong môi trường truyền thống, Trần Anh nhanh
chóng bắt nhịp với xu thế phát triển của CNTT và TMĐT. Năm 2002, Trần Anh đã
chính thức đưa website www.trananh.vn phục vụ cho hoạt động giao dịch trên mạng
Internet. Website do chính đội ngũ nhân viên kỹ thuật CNTT của công ty xây dựng
và quản trị. Website xây dựng đầy đủ các tính năng bán hàng trực tuyến, hỗ trợ đắc lực
cho hoạt động bán hàng truyền thống và cung cấp thông tin, hỗ trợ khách hàng giải đáp
các thủ tục pháp lý liên quan đến hợp đồng mua bán và giải đáp các thắc mắc thông qua
các công cụ hỗ trợ trực tuyến như FAQs, Yahoo…
Về nguồn lực công nghệ, công ty trang bị 5 máy chủ, hơn 400 máy trạm, sử dụng
mạng LAN trong chia sẻ dữ liệu với nhau. Ngoài ra, công ty còn sử dụng các
phần mềm kế toán MISA, e-office trong quản lý tài chính, phần mềm văn bản và đồ
họa. Đặc biệt, công ty đầu tư 4 tỷ VNĐ cho hệ thống ERP (Enterprise Resource
Planning) phục vụ cho việc quản lý khách hàng, quản lý giao dịch, kế toán, tài chính,
marketing.. kết nối các hệ thống với nhau để chia sẻ dữ liệu.
Bên cạnh đó, quan điểm của Trần Anh là: xu hướng cạnh tranh tất yếu giữa các siêu thị
không còn là cạnh tranh về giá, phân phối hay nguồn hàng chất lượng mà là công nghệ
quản lý. Công nghệ quản lý sẽ mang lại cho siêu thị phong cách văn minh
trong mua bán và chuyên nghiệp trong phục vụ. Hơn thế nữa, công nghệ quản lý
còn giúp các nhà kinh doanh bán lẻ đẩy nhanh vòng quay của vốn và gia tăng độ chính
xác đối với các quyết định cung ứng, phân phối hàng hóa, dịch vụ
Hiện tại, lợi nhuận của các đơn vị ngành kinh doanh bán lẻ thường chỉ đạt khoảng
5%. Nhưng nhờ ứng dụng hệ thống ERP giúp hiệu suất quay vòng vốn nhanh,
nên lợi nhuận của Trần Anh có thể tăng thêm 3-5%. Đây là giá trị không hề nhỏ đối với
một siêu thị bán lẻ như Trần Anh, vì từ giá trị này Trần Anh giảm được áp lực vay vốn, từ
đó tạo nên thế mạnh cạnh tranh
Câu hỏi:
a. Cho biết mô hình kinh doanh TMĐT của Trần Anh?
b. Việc ứng dụng ERP mang lại lợi ích gì cho các Trần Anh?
c. Từ hiệu quả ứng dụng ERP, hãy phân tích các lợi thế cạnh tranh của Trần Anh so
với các đối thủ cạnh tranh ?

CHƯƠNG 8
1. Doanh nghiệp cần quan tâm tìm hiểu khung pháp lý nào
khi tham gia vào thị trường thương mại điện tử trên thế giới (thị trường B2B)?
2. Đối với cá nhân kinh doanh TMĐT C2C cần am hiểu điều
luật gì?
Bài tập ứng dụng
Công ty X chuyên cung cấp trò chơi điện tử. “Tiền” dùng để giao dịch trong trò chơi
được tính bằng Icoin (1 Icoin=15,000 đồng). Người chơi có thể mua thẻ Icoin để nạp tiền
hoặc nạp tiền bằng nhắn tin điện thoại thông qua số tổng đài các nhà cung cấp dịch vụ
như Mobifone, Vinaphone, Vietel... (một tin nhắn sẽ bị trừ 15,000 đồng - tương ứng với 1
Icoin sẽ được nạp vào tài khoản game của khách hàng). Tuy nhiên, có một sự cố đã xảy
ra, đó là rất nhiều khách hàng nhắn tin không hợp lệ để nhận được Icoin trong tài khoản
trò chơi của mình. Số tin nhắn bất hợp pháp này theo Công ty X lên tới 1,5 tỷ đồng. Căn
cứ để cho rằng tin nhắn đó bất hợp pháp là người chơi đã dùng tin nhắn spam, thông qua
máy tính, nhắn liên tục hoặc dùng sim đã hết tiền để nhắn tin nạp tiền vào tài khoản. Kết
quả là Icoin vẫn được nạp vào tài khoản người chơi nhưng trên thực tế nhà cung cấp viễn
thông không thu được tiền cước (vì sim không còn tiền hoặc nhắn qúa số tiền có trong tài
khoản điện thoại, trên hệ thống của nhà cung cấp có lưu đầy đủ các thông số để chứng
minh một thuê bao đã nào đó đã nhắn tin không hợp lệ) Khi phát hiện ra việc này, Công
ty X lập tức tuyên bố sẽ thu hồi số tiền bị coi là nhắn tin không hợp lệ mà có của các
khách hàng bằng cách tự động trừ tài khoản Icoin hiện tại của người chơi (số tiền bị trừ
tương ứng với số tiền đã nhận được từ việc nhắn tin không hợp lệ). Lý lẽ của Công ty X
là: Acoin là tiền trong game nhưng có thể mua được các món đồ trong game, thậm chí
còn mua được điện thoại di động, máy tính... trên Shop do công ty X cung cấp. Công ty
X cho rằng mình là một Công ty nhà nước nên việc người chơi có được tiền bất hợp pháp
để quay ra mua đồ sẽ làm cho Nhà nước bị thất thu. Tuy nhiên, hành động thẳng tay trừ
tài khoản của Công ty X lại bị các khách hàng phản đối. Lý do các khách hàng đưa ra là:
hệ thống của nhà cung cấp không đảm bảo an ninh, vì vậy, mặc dù điện thoại của họ
không còn tiền họ vẫn có thể gửi được tin nhắn lên tổng đài để được nạp Acoin vào tài
khoản game của họ. Vì vậy họ đương nhiên được lợi từ sơ hở này của nhà cung cấp.
Câu hỏi:
1. Những khách hàng đã nhắn tin không hợp lệ nhằm nạp tiền vào tài khoản có bị coi là
vi phạm không? Họ có phải trả lại số tiền đã nạp được (không hợp lệ) vào tài khoản của
mình cho nhà cung cấp không?
2. Việc Công ty cung cấp trò chơi cho rằng một số tin nhắn của khách hàng không hợp lệ
rồi tuyên bố lấy lại tiền bằng cách tự ý trừ thẳng tiền trong tài khoản của người chơi như
vậy có sai luật không

You might also like