You are on page 1of 2

2.4.

Mô hình SWOT
SWOT là viết tắt của 4 từ: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu),
Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức).
2.4.1. Điểm mạnh (Strengths)
Về điểm mạnh, Shopee sở hữu một số những điểm mạnh như sau:
- Bắt trend nhanh: Mặc dù “sinh sau đẻ muộn” so với Tiki, Lazada, Sendo nhưng khi
Shopee xuất hiện với những chiến dịch quảng cáo rầm rộ, ưu đãi cực hot, mã giảm giá
cho đến miễn phí vận chuyển đã thu hút người tiêu dùng Việt.
- Chiếm thị phần cao trong thị trường thương mại điện tử: Trong năm 2020, Shopee đứng
thứ nhất toàn quốc về cả lượt tải về lẫn sử dụng ứng dụng.
- Có nguồn tài chính lớn, rót vốn liên tục: Trong 6 tháng đầu năm 2018, cũng được công
ty mẹ là Tập đoàn SEA (Singapore) bổ sung thêm hơn 1.200 tỷ đồng vốn điều lệ.
- Mạng lưới phân phối rộng lớn, nhanh chóng
- Chính sách bảo vệ người mua hàng cũng như người bán hàng trên Shopee rất tốt.
- Các sản phẩm được bán giá rất ưu đãi, thường xuyên có những chương trình khuyến
mãi hấp dẫn.
2.4.2. Điểm yếu (Weaknesses)
Bên cạnh những điểm mạnh, Shopee cũng có những điểm yếu cần phải khắc phục. Một
số những điểm yếu chính trong mô hình SWOT của Shopee có thể được kể đến như sau:
- Đổi hàng thì bên mua phải chịu mất thêm phí ship.
- Shopee rất khó có thể kiểm soát nguồn hàng của người bán trên nền tảng của mình.
- Hệ thống đánh giá mua hàng không toàn diện với việc quản lý kém. Người bán có thể
dễ dàng xóa nhận xét hoặc đánh giá xấu từ người dùng (hoặc họ có thể trả tiền và thuê
người đánh giá nhận xét tích cực).
2.4.3. Cơ hội (Opportunities)
Để tận dụng điểm mạnh và khắc phục điểm yếu, Shopee có thể nắm bắt một số những cơ
hội có lợi để phát triển thương hiệu và tăng doanh số bán hàng như sau:
- Thời lượng sử dụng Internet của người Việt Nam cao: Trung bình 1 ngày, người Việt sử
dụng Internet lên đến 4 tiếng. Đây là một cơ hội lớn để phát triển kinh doanh online.
- Xu hướng mua hàng online đang tăng mạnh: Với sự phát triển vũ bão của kinh doanh
online, người tiêu dùng đang có xu hướng mua hàng online ngày càng nhiều, đây là một
cơ hội lớn để phát triển của Shopee nói riêng và các sàn thương mại điện tử nói chung.
- Thuộc top các ngành nghề được chính phủ khuyến khích và ưu tiên phát triển
2.4.4. Thách thức (Threats):
Đối với sự phát triển như vũ bão của thị trường thương mại điện tử hiện nay, Shopee có
nhiều đối thủ cạnh tranh đáng để lo lắng như Lazada, Tiki, Sendo, tiktok, ….
- Hình thức kinh doanh online: Tuy việc mua hàng online đang phát triển mạnh, song
song đó trước nhiều sự việc mua hàng fake, lừa đảo, đã tạo nên xu hướng dè chừng khi
không được kiểm hàng.
- Chi phí bán hàng cao: Thương mại điện tử là hình thức bán hàng còn khá mới ở Việt
Nam, do đó chi phí để duy trì trang, các kho và hỗ trợ khách hàng là rất cao.
2.5. Đối thủ cạnh tranh của shopee
Một số đối thủ cạnh tranh chính của Shopee trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Đông
Nam Á bao gồm:
- Lazada: Lazada đã hoạt động trong nhiều nước ở Đông Nam Á và là một trong những
đối thủ lớn của Shopee. Lazada được sở hữu bởi tập đoàn Alibaba, một trong những tên
tuổi lớn trong lĩnh vực thương mại điện tử.
- Tiki: Tiki là một trang web thương mại điện tử tại Việt Nam. Họ cũng cạnh tranh mạnh
mẽ với Shopee trong thị trường này.
- LazMall: Đây là một phần của Lazada và tập trung vào cung cấp sản phẩm từ các
thương hiệu lớn và đáng tin cậy.
- Zalora: Zalora chủ yếu chuyên về thời trang và là một đối thủ của Shopee trong lĩnh vực
này.
- Tokopedia: Được sáp nhập vào Gojek và hiện là GoTo Group, Tokopedia là một trong
những công ty thương mại điện tử hàng đầu ở Indonesia và cũng cạnh tranh với Shopee.

You might also like