You are on page 1of 6

Khi nàng xuân nhẹ lướt trở về, khắp mọi nơi như phủ lên một sức

soongs
rạo rực kì diệu. Hương xuân quyện vào thiên nhiên, sông núi đất trời, tình
xuân thấm vào tâm hồn mỗi con người với bao niềm hạnh phúc. Cả mùa
xuân bừng nở giữa khoảng không gian xanh tươi ấy. Một thoáng bâng
khuâng, ta nhận ra hương xuâ, sắc xuân, tình xuân và cả mùa xuân đang
hòa vào trong bản sonata mùa xuân của nhà thơ Thanh Hải: Mùa xuân
nho nhỏ.
Khổ thơ mở đầu như một nét bút sơ khởi miêu tả khung cảnh trữ tình:
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.”
Một buwac tranh thơ thật đơn sơ và giản dị! Tác giả đã lựa chọn những
gam màu thật dịu, thật tươi để phác họa bức tranh xuân ấy, “dòng sông
xanh- hoa tím biếc”. Vài nét lướt nhẹ nhàng, nhưng tác giả đã cho người
đọc thưởng thức mùa xuân đầy sức sống, trẻ trung, tươi và xanh. Mùa
xuân của dòng sông, của bông hoa hay của đất nước, của quê hương xứ
Huế? Những mảng màu sắc, hình ảnh giản dị mộc mạc nhưng hài hòa và
nên thơ. Đoạn thơ gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Như con
tằm, tác giả đã rút những sợ tơ của lòng mình dết nên bài thơ về quê
hương. Câu thơ với âm điệu nhẹ nhàng mà duyên dáng, say sưa. Tiếng
chim chiền chiện vút cao là nốt thăng rộn ràng, tươi vui của của bản nhạc
mùa xuân. Tiếng chim ngân vang, kéo dài một âm sắc thánh thót, tiếng
chim ấy như lan tỏa, hòa quyện vời bầu trời xuân cao vợi. Giữa bức tranh
xuân đầy màu sắc, Thanh Hải như đón nhận, như lắng nghe âm thanh của
sự sống, của thiên nhiên đang trào dâng. “Từng giọt long lanh rơi” - Giọt
sương ban mai hay giọt âm thanh?Đúng rồi, đó là giọt mùa xuân êmđềm,
thiết tha, giọt mùa xuân của tiếng chim, của gọt sương được Thanh Hải
trân trọng nâng niu. Mua xuân trong ông là bức tranh đơn sơ, mộc mạc
nhưng đầy màu sắc. Là tiếng chim chiền chiện vút cao, là giọt sương ban
mai- mùa xuân là tất cả.
Để rồi từ mùa xuân của thiên nhiên, đất trời, Thanh Hải lại iên tưởng đến
mùa xuân của Cách Mạng:
“Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao.”
Các thế hệ đi trước đã ngã xuống để bảo vệ mầm hạnh ohucs của dân tộc,
và giờ đây, mầm hạnh ohucs ấy đã bừng nở thanh hoa hạnh phúc- bừng
nở thành niềm tin và hi vọng. Mùa xuân “người cầm súng với trách
nhiệm tiếp nối cha anh bảo vệ đất nước bảo vệ mùa xuân của dân tộc.
Hình ảnh “người ra đồng” là người tô diedmr cho mùa xuân, là họa sĩ vẽ
nên những mảnh màu xanh mát. Sức xuân đang bừng lên với hịp độ khẩn
trương, dồn dâp, tưng bừng của hoạt động trên quê hương, đất nước sau
ngày giải phóng:
“Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao.”
Hình ảnh thơ giúp ta hiểu được, trên mảnh đất vừa thoát khỏi đau thương,
tất cả như rạo rực, như nảy nở, sinh sôi trong cái men say của mùa xuân
trong cuộc sống hòa bình. “Hối hả”, “xôn xao”, hai từ láy vừa gợi âm,
vừa gợi hình, gợi cảm xúc và gợi cả suy tư. Ôi ! Một thanh âm từ rất xa
vẳng lại, thanh âm “xôn xao” của mùa xuân, của đất trời quê hương Việt
Nam.
Câu thơ nhịp nhàng với những vần bằng tha thiết, vần trắc khỏe mạnh
bỗng trầm hẳn, lặng đi trong thoáng suy tưởng của nhà thơ:
“Ðất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Ðất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.”
Tương lai Tổ quốc đang hiện lên rực rỡ, huy hoảng nhưng Thanh Hải lại
nướ về lịch sử dân tộc- nhớ về quá khứ 4000 năm oai hùng “vất vả và
gian lao”. Qua đó, ta càng hiểu thêm về tác giả một tâm hồn nồng nhiệt,
gắn bó với mùa xuân, với đất nước, và sự hi vọng “ đất nước như vì sao”
của tác giả về một ngày mai đẹp đẽ thật đáng quí, đáng yêu!
Say sưa trong khúc nhạc mùa xuân, tơ lòng tác giả cứ ngân lên như cây
đàn muôn điệu. Đọc đoạn thơ cuối, ta cảm nhận đước ý nguyện của tác
giả: muốn cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cah=chs mạng, cho
Tổ quốc:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.”
Điệp từ “ta làm” thật tha thiết, chần thành càng làm ta xúc động bởi thái
độ sống của nhà thơ. Sống phải làm nên cái gì đó cho đời, dù nhỏ.
Bản hòa ca ngân lên với những nốt thăng rộn rã, tươi vui và với bè trầm
tĩnh lặng, du dương. Nhà thơ lặng lẽ “nhập vào hòa ca”, nhập vào bản
sonata cuộc đời một cách lặng lẽ, một chút dễ thương. “Nốt trầm xao
xuyến”, một nốt trầm lặng lẽ đơn sơ nhưng không thể thiếu trong bản
giao hưởng mùa xuân. Nốt nhạc trầm ngân nga lặng lẽ sau âm hương cao
nhưng thường để lai trong lòng người ấn tượng xao xuyên, bâng khuâng,
sâu lắng, suy tư.
Thời điểm bài thơ ra đời cũng chính là lúc nhà thơ trọng bệnh, nhưng sức
sống diệu kì của mùa xuân đã bừng nở trong tâm hồn ông. Sức trẻ thôi
thúc, rộn rã cùng nhipj đập trái tim, nằm trên giường bệnh, nhà thơ nhìn
cuộc đời bằng đôi mắt thiết tha, tràn đầy tình yêu thương, lạc quan và hi
vọng:
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.”
Mùa xuân là khái niệm của thời gian, không thể cân, đo, đong , đếm được
thế mà Thanh Hải vẫn gọi nó là “nho nhỏ”. Phải chăng, trước lúc từ biệt
cõi đời, tác giả muốn gửi gắm tâm nguyện, ước vọng của mình. Cuộc đời
của chúng ta sẽ mãi là một mùa xuân hạnh phúc, nêu chúng ta biết tận
tâm, tận lực cống hiến. Điệp từ “dù là” như một lời khẳng định, cũng là
thể hiện sự thách thức gian khô, thời gian tuổi tác. Thanh Hải đã trở thành
tấm gương cho mọi người. Từ tuổi đôi mươi thanh niên trai tráng, cái tuổi
lí tưởng cho bầu nhiệt huyết đến lúc nhắm mắt xuôi tay, ông vẫn phục vụ,
cống hiến hết mình.
Nếu như mở đầu bài thơ, Thanh Hải vẽ nên một khung cảnh hữu tình của
Huế thì kết thúc bài thơ ông lại cất lên tiếng hát ngọt ngaofquen thuộc của
quê hương mình:
“Mùa xuân ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế.”
Điệu hò gợi thương, gợi nhớ của xứ Huế giàu truyền thống cất lên trong
lòng nhà thơ. Nó vừa thể hiện niềm yêu thương khôn nguôi khi phải rời
xa quê nhà mãi mãi, vừa làm bật lên sự lạc quan tuyệt vời của một hồn
thơ. Nó kết thành sợi dây vô hình níu kéo nhà thơ ở lại với đời. Nó khiến
chúng ta phải bồi hồi, xúc động, phải bịn rịn.
Với Thể thơ năm chữ, có nhạc điệu trong sáng, thiết tha gần gũi với dân
ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, nhiều so sáng và ẩn dụ sáng tạo,
bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” tràn đầy lòng yêu đời, yêu cuộc sống, thể
hiện sự gắn bó thiết tha, sâu nặng với cuộc đời, đặc biệt là tinh thần, ý
thức trách nhiệm của tác giả Thanh Hải đối với đất nước và dân tộc

Lúc sinh thời, Bác Hồ đã dành cho miền Nam tình cảm ưu ái, nớ thương
sâu sắc, đồng thời đồng bào miền Nam cũng yêu kính Bác vô vàn và ước
mong một ngày đất nước hòa bình để được ra thăm Bác cho vơi nooic
nhớ. Nhưng ngày đất nước hòa bình,thống nhất thì Bác đã ra đi vĩnh viễn.
Từ miền Nam, Viễn Phương đã hành hương ra Hà Nội để thăm viếng nơi
an nghỉ của Người. Với tâm tình con thảo, nhà thơ đã sáng tác bài thơ
“Viếng lăng Bác”
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
…..
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này…”
Lời thơ mở đầu tưởng như lời tâm tình chân thành:
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác.”
Nhà thơ xưng “con” gọi “Bác”. Đại từ “con” không chỉ mang nét đặc
trưng trong cách xưng hô của người Nam Bộ mà còn thể hiện tấm lòng
của người con đối với vị cha già, vì đối với dân tộc ta thì “Người là cha,
là Bác, là anh”. Yếu tố không gian “ở miền Nam” không chỉ diễn tả sự xa
cách về địa lí mà còn là vì thời gian xa chách vì miền Nam phải bao nhiêu
năm mới được giải phóng, miền Nam đã “đi trước về sau”. Sự xa cách ấy
càng nung cháy thêm nỗi mong nhớ về Bác.
Từ xa nhìn về lăng Bác, nhà thơ nhìn ra hình ảnh rất quen thuộc:
“Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.”
Hình ảnh “hàng tre” trong sương thật đẹp đẽ, huyền ảo làm gợi nhớ đến
lũy tra làng thân thuộc với con người Việt Nam. Hình ảnh ẩn dụ này để
chỉ về dân tộc Việt Nam đầy sức sống. Hàng tre mãi “bát ngát, xanh
xanh” cũng như con người VN luôn sống kiên cường, mạnh mẽ, tươi trẻ
để vươn lên trong trong cuộc sống. Thành ngữ “bão táp mưa sa” như
muốn nhắc đến những khó khăn, thử thách mà dân tộc ta đã và đang luôn
phải đối đầu.Hàng tre vẫn “đứng thẳng hàng” nư dan tộc ta luôn bất
khuất, kiên cường để tồn tại và phát triển.
Theo đoàn người vào trong Lăng, nhà thơ đã nhìn thấy:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…”
Mặt trời trên lăng là mặt trời trong thiên nhiên đem lại nguồn sáng và sức
sống cho muôn vật; “mặt trời trong lăng” là hình ảnh ẩn dụ để chỉ sự vĩ
đại, phẩ chất cao quí của Bác: Bác là mặt trời cách mạng soi đương cho
dân tộc Việt Nam thoát khỏi đêm đen để thấy được bình minh tươi sáng.
Hình ảnh dòng người như một “tràng hoa” khi vào lăng viếng Bác thật
đẹp và đầy ý nghĩa: cuộc đời mỗi ngườ đã nở hoa, tỏa sáng dưới ánh sáng
của Bác; nghệ thuật hóa dụ “bày mươi chín mùa xuân” đã làm ta liên
tưởng đến tuổi thọ, cuộc đời của Người, một cuộc đời quên mình, hi sinh
để cống hiến cho cách mạng, cho dân tộc, cho Tổ quốc.
Đứng trước thi hài của Bác, niềm cảm xúc của Viễn Phương bỗng dâng
trào:
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.”
Niềm cảm xúc đột ngột trào dâng khiến nhà thơ tưởng rằng Bác nằm
trong giấc ngủ”, Bác vẫn hiện diện, vẫn sống với dân tộc. Bác nằm ngủ
“giữa một vầng trăng sáng dịu hiền” thật đẹp đẽ. Lúc sinh thời Bác yêu
trăng vô vàn, vầng trăng theo Bác trên những chặng đường gian khổ của
cuộc kháng chiến, những ngày hoạt động cách mạng. Vầng trăng bây giờ
theo Bác vào trong lăng để bầu bạn, làm tri kỉ với Người. Bác vẫn tồn tại
mãi với dân tộc như “vầng trăng”, “trời xanh”. Nhưng lí trí đã đưa tác giả
trở về với hiện thực: Bác không còn nữa, Bác đã ra đi. Từ gợi cảm “nhói”
diễn tả nỗi đau đớn tột cùng, niềm xót thương vô hạn khi tác giả biết
rnagwf Bác đã vĩnh viễn ra đi.
Cuộc gặp gỡ, hội ngộ nào rồi cũng đến lúc chia tay. Nghĩ đến giây phút
ấy, tầm hồn nhà thơ bống dạt dào những cảm xúc lẫn suy tư:
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này…”
Hình ảnh “thương trào nước mắt” diễn tả nguồn cảm xúc mãnh liệt bởi
niềm yêu thương vô hạn, nỗi lưu luyến khi phải rời xa Bác. Tâm nguyện
của nhà thơ thể hiện qua điệp từ “muốn làm”. Một ước muốn vừa chân
thành, giản dị lại vừa mãnh liệt, nồng cháy. Làm “con chim” hót líu lo
nơi lăng Bác, làm đóa hoa “tỏa hương” ngát thơm nơi Người yên nghỉ.
Hình ảnh ẩn dụ này thể hiện ước vọng được sống gần Bác,
Làm người con luôn dạt dào yêu thương Bác: ước vọng cuối cùng làm
“cây tre trung hiếu” là hình ảnh ẩn dụ đầy ý nghĩa tốt đẹp.Một cây tre nhỏ
bé nhưng đã góp phần làm hàng tre thêm vững chắc. Hình ảnh này đã thể
hiện được một ước mơ, hoài bão, quyết tâm của nhà thơ: muốn tiếp nối sự
nghiệp cách mạng, tiếp nối những truyền thống của dân tộc bằng sự đóng
góp nhỏ bé của chính mình.
Với thể thơ bảy chữ, giọng điệu thơ trang trọng tha thiết và nhiều hình
ảnh thơ đẹp lãng mạn gợi nhiều xúc cảm, Viếng lăng Bác là một bài thơ
hay, đầy cảm xúc của Viễn Phương. Qua bài thơ, nhà thơ đã biểu lộ
những suy nghĩ, cảm nhận tốt đẹp về dân tộc, đất nước, những tình cảm
trân trong thết tha với Hồ Chủ tịch.

You might also like