You are on page 1of 4

TÍNH TOÁN THÁP GIẢI NHIỆT – MEPFDESIGN.

VN | ĐÀO
TẠO THIẾT KẾ MEPF
Thứ Hai, Tháng Mười Hai 7, 2020 10:14 CH

Clipped from: https://mepfdesign.vn/tinh-thap-giai-nhiet/

TÍNH TOÁN THÁP GIẢI NHIỆT


I. Phân loại

• Dựa vào những đặc tính, thiết kế mà người ta chia tháp giải nhiệt thành
nhiều loại khác nhau. Có 3 cách phân loại tháp giải nhiệt
a. Dựa theo hình dáng thiết kế: Phân tháp giải nhiệt thành hai loại đó là
tháp hạ nhiệt tròn và tháp hạ nhiệt vuông.

• Tháp giải nhiệt tròn: Phổ biến trong việc sản xuất điều hòa không khí,
công nghiệp đông lạnh hoặc ngành ép nhựa hoặc ứng dụng trong những
quy mô nhỏ. Độ bền của tháp cao, chống được ăn mòn và gỉ sét, thích
hợp những nơi có điều kiện môi trường khắc nghiệt. Quan trọng nhất là
dễ lắp đặt cùng với giá thành phải chăng.

Tháp giải nhiệt vuông: Thiết kế theo cấu trúc hình khối, đơn giản,

MEPFDESIGN.VN | ĐÀO TẠO THIẾT KẾ MEPF 1


• Tháp giải nhiệt vuông: Thiết kế theo cấu trúc hình khối, đơn giản,
thuận tiên khi lắp đặt tại các công trường. Tháp hạ nhiệt dạng vuông có
thể liên kết để tạo thành một tổ hợp cho hiệu suất giải nhiệt và tối ưu
diện tích và linh hoạt trong chế độ vân hành và bảo trì. Tháp giải nhiệt
vuông thường đến từ các thương hiệu nổi tiếng như Tashin, Liang Chi và
được dùng chủ yếu trong ngành thực phẩm, dược phẩm, điện tử,…

b. Phân loại theo nguyên lý hoạt động: chia ra làm 2 loại

• Tháp giải nhiệt đối lưu tự nhiên: Sử dụng sự chênh lệch nhiệt độ giữa
không khí bên ngoài và bên trong để làm mát nước. Cụ thể là khí nơi
nước nóng trong tháp bay lên trên không thì khí mát ở bên ngoài sẽ đi
vào đáy tháp để tiếp tục làm mát nước. Chất liệu thường được làm bằng
bê tông, cao tới 200m và được dùng cho nhà máy có công suất lớn, nhu
cầu giải nhiệt cao.
• Tháp giải nhiệt đối lưu cơ học: Sử dụng vòng quạt lớn để hút khí cưỡng
bức trong nước lưu thông, tăng thời gian tiếp xúc giữa nước và không
khí. Tỷ lệ giải nhiệt của thiết bị này phụ thuộc vào đường kính của quạt,
tốc độ của quạt và khối đệm trợ lực của hệ thống.
c. Dựa vào cơ chế tuần hoàn nguồn nước: Phân loại thành ba loại tháp:
Tháp giải nhiệt không tuần hoàn, tháp giải nhiệt tuần hoàn kín và tháp giải
nhiệt tuần hoàn hở

• Tháp giải nhiệt không tuần hoàn: Thiết bị lấy nước từ những nơi có trữ
lượng dồi dào như sông, hồ vì được thiết kế không tái sử dụng nước nên
cần những nguồn nước rẻ để tiết kiệm kinh phí. Cho nước vào cũng phải
xử lý để chống cáu cặn vi sinh gây hỏng tháp.
• Tháp giải nhiệt tuần hoàn kín: Là loại tháp hạ nhiệt không loại bỏ nguồn
nước sau khi làm mát mà luông giữ một lượng nước cố định trong đường
ống. Thiết bị cũng cần giải pháp chống ăn mòn để ngăn ngừa vi sinh
theo thời gian.
• Tháp tuần hoàn hở: Là loại tháp giải nhiệt công nghiệp sử dụng phổ
biến. Với thiết bị này, nước tuần hoàn bị hao hụt do bay hơi sẽ liên tục
cung cấp bù bằng một lượng tương đương nên chất lượng sẽ thay đổi
liên tục. Vì là dạng hở nên người sử dụng cần kiểm tra thường xuyên
theo dõi, vệ sinh đảm bảo chất lượng cho thiết bị
II. Nguyên lý làm việc của tháp giải nhiệt

• Nguyên lý hoạt động của tháp giải nhiệt là trích nhiệt từ hơi nước và thải
nhiệt ra ngoài khí quyển. Kết quả của quá trình hạ nhiệt là phần nước
còn lại trong tháp được làm mát đáng kể.
• Tháp giải nhiệt nước được thiết kế theo dạng luồng khí trực tiếp theo
phương thẳng đứ ng xuống bồn nước. Luồng khí sẽ tiếp xúc trực tiếp với
bề mặt màng của tháp, lưu lượng nước sẽ chảy thẳng xuống bởi trọng
lực. Không khí luân chuyển qua màng giải nhiệt và hòa vào không khí
bên ngoài. Sơ đồ trạng thái không khí giải nhiệt là làm mát không khí
đẳng Etanpi:

MEPFDESIGN.VN | ĐÀO TẠO THIẾT KẾ MEPF 2


đẳng Etanpi:

III. Tính toán tháp giải nhiệt

a. Lưu lượng nước giải nhiệt:

Trong đó:

• Qk: Nhiệt lượng ngưng tụ của Chiller và một phần nhiệt gia tăng từ
máy nén, Qk = Qo + Qdc, kW với Qdc = 0.25.Qo
• Gk: Lưu lượng nước giải nhiệt, kg/s
• Δtgn: Chênh lệch nhiệt độ ra/vào của tháp giải nhiệt, thông thường
Δt = 5
• Cp: Nhiệt dung riêng của nước, Cp = 4.187 kJ/kg.K
• Ngoài ra, chúng ta phải hiệu chỉnh công suất tháp theo WB của môi
trường.
b. Tính lượng nước bù cho tháp (Make up water)

Lưu lượng nước bổ sung cho tháp giải nhiệt:

M=E+C+D

Trong đó:

• M: Lưu lượng nước bổ sung (Make up water)


• L: Lưu lượng nước tuần hoàn
• T1: Nhiệt độ nước vào
• T2: Nhiệt độ nước ra
• E: Lượng nước thoát do bay hơi, E=(T1 – T2) / 600 x L
• Lưu lượng nước thất thoát do lôi cuốn: C = 0.1% x L
• Lưu lượng thất thoát do tháo nước xả: D = 0.315% x L
Các bạn có thể tham khảo khoá học thiết kế MEPF bằng cách để lại thông tin
theo form bên dưới hoặc liên hệ MEPF TEAM để được hỗ trợ:

Tên của bạn:

Địa chỉ E-mail:

Số điện thoại:

Chi tiết về hỗ trợ, đóng góp:

MEPFDESIGN.VN | ĐÀO TẠO THIẾT KẾ MEPF 3


Chi tiết về hỗ trợ, đóng góp:

MEPFDESIGN.VN | ĐÀO TẠO THIẾT KẾ MEPF 4

You might also like