You are on page 1of 7

NGUYÊN TẮC TOÀN DIỆN TRONG NHẬN THỨC VÀ THỰC TIỄN VẬN DỤNG VÀO

CÔNG TÁC KHẢO SÁT, THI CÔNG DỰ ÁN TỰ ĐỘNG HÓA QUY TRÌNH NUÔI TRỒNG
THỦY SẢN Ở AN GIANG CỦA CÔNG TY ĐẠI THUẬN PHÁT

PHẦN MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, ngành thủy sản đã khẳng định vai trò và đóng góp rất lớn
vào nền kinh tế nước nhà. Tuy nhiên, các mô hình nuôi còn thủ công, nhỏ lẻ chưa
phát triển thành quy mô công nghiệp nên chưa phát huy hết tiềm năng nuôi trồng
thủy sản của nước nhà, chưa tạo được thương hiệu riêng cho các khu nuôi đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Công ty Đại Thuận Phát đã đưa ra giải pháp ứng
dụng công nghệ tự động vào nuôi trồng thủy sản. Đây là giải pháp giúp các hộ
nuôi có thể áp dụng đúng quy trình nuôi trồng thủy sản, có thể phòng bệnh cho
các vật nuôi, tăng năng suất và tránh ô nhiễm môi trường nuôi
Nguyên tắc toàn diện trong nhận thức cà thực tiễn là một trong những nguyên tắc
phương pháp luận cơ bản , quan trọng của phép biện chứng duy vật. Trong nhận
thức, nguyên tắc toàn diện yêu cầu khi xem xét sự vật hiện tượng cần xem xét
trong một chỉnh thể thống nhất với các mặt, các bộ phận, các yếu tố , các thuộc
tính cùng các mối quan hệ của chúng. Nguyên tắc toàn diện còn đòi hỏi chúng ta
cần xem xét các sự vật trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn của con người.
Công tác khảo sát là một công việc có vai trò quan trọng đối với việc đầu tư và thi
công dự án. Khi bắt đầu một dự án cần khảo sát kỹ lưỡng đưa ra giải pháp phù
hợp, báo giá với chủ đầu tư. Khi các bên đã đồng ý với giải pháp thì tiến hành thi
công. Khảo sát kỹ lưỡng sẽ dự tính trước thi công để giảm rủi ro trong quá trình
thi công. Để tiến độ công việc như dự kiến và tránh phát sinh chi phí khi thi công.

PHẦN NỘI DUNG


Chương 1 : Quan điểm toàn diện của chủ nghĩa mác-lênin
Phép biện chứng duy vật là môn khoa học nghiên cứu những quy luật chung nhất
của sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy. Phép biện chứng duy
vật được xây dựng trên cơ sở hệ thống gồm hai nguyên lý ( nguyên lý mối liên hệ
phổ biến, nguyên lý về sự phát triển), 6 cặp phạm trù cơ bản( cái riêng cái chung,
nguyên nhân-kết quả,tất nhiên-ngẫu nhiên,nội dung-hình thưc,bản chất-hiện
tượng,khản năng-hiện thực)và 3 quy luật phổ biến (quy luật lượng- chất, quy luật
phủ định của phủ định, quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập). Từ
2 nguyên lý cơ bản trên ta xây dựng được 3 quan điểm : Quan điểm toàn diện ,
quan điểm phát triển và quan điểm lịch sử cụ thể. Trong đó quan điểm toàn diện
đóng vai trò quan trọng bởi bất cư sự vật hiện tượng vào trong thế giới đều tồn
tại trong mối liên hệ với các sự vật khác và mối liên hệ rất đa dạng, phong phú. Do
đó, quan điểm toàn diện có ý nghĩa hết sức thiết thực trong cuộc sống.
1.1Lý luận chung về quan điểm toàn diện
1.1.1 nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng thế giới tồn tại như một thể thống
nhất. Các sự vật hiện tượng và các quá tình cấu thành thế giới đó vừa tồn
tại tách biệt với nhau vừa có sự liên hệ qua lại , thâm nhập và chuyển quá
lẫn nhau. Cơ sở của sự liên hệ đó chính là tính thống nhất của thế giới vật
chất.
Mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng là khách quan là vốn có của sự vật,
hiện tượng các quá trình mà nó nếu rõ tính đa dạng của sự liên hệ qua lại
có mối liên hệ bên trong và mối liên hệ bên ngoài , có mối liên hệ chung
bao quát toàn bộ thế giới, có mối liên hệ trực tiếp , mối liên hệ gián tiếp mà
trong đó sự tác độngqua lại đucợ thể hiện thông qua một vài khâu trung
gian, có mối liên hệ bản chất , mối liên hệ tất nhiên và liên hệ ngẫu nhiên,
có mối liên hệ khác nhau của sự vật . trong các mối quan hệ đó, mối liên hệ
chủ yếu giữ vai trò quyết định tùy thược vào quan hệ xác định

1.1.2 Quan điểm toàn diện trong triết học Mác-Lênin

Từ việc nghiên cứu quan điểm biện chứng về mối liên hệ phổ biến của sự
vật hiện tượng, triết học Mác – Lênin rút ra quan điểm toàn diện trong
nhận thức. Vì bất cứ sự vật, hiện tượng nào trên thế giới đều tồn tại trong
mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác và mối liên hệ rất đa dạng,
phong phú, do đó khi nhận thức về sự vật, hiện tượng, chúng ta phải có
quan điểm toàn diện, tránh quan điểm phiến diện chỉ xét sự vật, hiện
tượng ở một mối liên hệ đã vội vàng kết luận về bản chất hay về tính quy
luật của nó.

Quan điểm toàn diện đòi hỏi để có được nhận thức đúng đắn về sự vật,
hiện tượng, một mặt chúng ta phải xem xét nó trong mối liên hệ qua lại
giữa các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính khác nhau của chính sự vật,
hiện tượng đó. Mặt khác, chúng ta phải xem xét nó trong mối liên hệ với
các sự vật khác (kể cả trực tiếp và gián tiếp). Đề cập đến 2 nội dung này,
Lênin viết “muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và
nghiên cứu tất cả các mặt, các mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp của sự vật
đó”.

Đồng thời quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt từng
mối liên hệ, phải biết chú ý tới mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất,
mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên…để hiểu rõ bản chất của sự vật
và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất
trong hoạt động của bản thân. Đương nhiên, trong nhận thức và hành
động, chúng ta cũng cần lưu ý tới sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các mối liên
hệ ở những điều kiện nhất định.

Trong hoạt động thực tế, theo quan điểm toàn diện, khi tác động vào sự
vật, chúng ta vừa phải chú ý tới những mối liên hệ nội tại của nó, vừa phải
chú ý tới những mối liên hệ giữa sự vật ấy với các sự vật khác. Từ đó ta phải
biết sử dụng đồng bộ các biện pháp, các phương tiện khác nhau để tác
động vào sự vật nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.

Hơn thế nữa, quan điểm toàn diện đòi hỏi, để nhận thức được sự vật cần
phải xem xét nó trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn của con người. Ứng
với mỗi con người, mỗi thời đại và trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định,
con người bao giờ cũng chỉ phản ánh được một số lượng hữu hạn những
mối liên hệ. Bởi vậy, tri thức đạt được về sự vật cũng chỉ là tương đối,
không đầy đủ trọn vẹn. Ý thức được điều này, chúng ta mới tránh được việc
tuyệt đối hóa những tri thức đã có về sự vật và tránh xem nó là những chân
lí bất biến, tuyệt đối không thể bổ sung, không thể phát triển. Để nhận thức
được sự vật, cần phải nghiên cứu tất cả các mối liên hệ, cần thiết phải xem
xét tất cả mọi mặt để đề phòng cho chúng ta khỏi phạm sai lầm và sự cứng
nhắc.

Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện không chỉ ở chỗ nó
chú ý tới nhiều mặt, nhiều mối liên hệ. Việc chú ý tới nhiều mặt, nhiều mối
liên hệ vẫn có thể là phiến diện nếu chúng ta đánh giá ngang nhau những
thuộc tính, những quy định khác nhau của sự vật được thể hiện trong
những mối liên hệ khác nhau đó. Quan điểm toàn diện chân thực đòi hỏi
chúng ta phải đi từ tri thức về nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật đến
chỗ khái quát để rút ra cái bản chất chi phối sự tồn tại và phát triển của sự
vật hay hiện tượng đó.

Chương 2 : Vận dụng quan điểm toàn diện để khảo sát, thi công dự án tự động
quá quy trình nuôi trồng thủy sản ở An Giang

2.1 Khái niệm dự án tự động hóa quy trình nuôi trồng thủy sản.
2.1.1 Tự động động hóa quy trình nuôi trồng thủy sản là gì?
Hệ thống tự động hóa nuôi trồng thủy sản bao gồm :
- Hệ thống điều khiển từ xa : để điều khiển các bơm cấp nước và thải nước
cho các ao nuôi.
(Như trước thì phải ra tận các ao để bật tắt các bơm)
- Hệ thống giám sát từ xa : Giám sát chất lượng nước ao nuôi
+ Chất lượng nước cấp vào cho các ao nuôi phù hợp các quy định về chỉ số
an toàn trong nuôi trồng thủy sản.
+ Chất lượng nước thải ra môi trường từ các áo nuôi đảm bảo không gây ô
nhiễm môi trường theo các chỉ số an toàn của nhà nước quy định.
Kiểm soát về một số thông số chính:  Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ tăng
trưởng và tỉ lệ sống của tôm. Nhiệt độ tốt nhất cho tôm là 26 - 30°C. Cần
chú ý khi nhiệt độ tăng trên 32°C. Ở nhiệt độ 35°C, 100% tôm dưới một
tháng tuổi chết; trên 40°C thì toàn bộ tôm sẽ chết. Nhiệt độ thấp thì tôm sẽ
chậm lớn.  Độ mặn ảnh hưởng tới nguy cơ mắc bệnh của tôm (như bệnh
về gan tụy). Độ mặn thích hợp cho tôm sú và tôm thẻ chân trắng là 5 – 35
(‰ - phần ngàn) với nuôi tôm thẻ chân trắng được khuyến cáo ở độ mặn
5%.  pH ảnh hưởng tới thể trạng của tôm, không được dao động quá 0,5
đơn vị trong ngày để tránh sốc cho tôm, pH tối ưu cho tôm là 7,5 – 8,5 
Ôxy hòa tan là dưỡng khí cho tôm dưới nước. Nước nuôi tôm phải đảm bảo
ôxy hòa tan > 3,5 mg/l, nhưng tối ưu là > 5 mg/l.  Độ oxy hóa khử ORP tạo
môi trường thích hợp cho các vi khuẩn dị dưỡng có lợi phát triển, thúc đẩy
quá trình phân giải hiếu khí các hợp chất hữu cơ tốt hơn làm chất lượng
nước tốt và đáy ao sạch
- Hệ thống cảnh báo tự động các sự cố về bơm hoặc các chỉ số quan trắc
nước vượt ngưỡng....
- Hệ thống cho ăn tự động để đảm bảo giờ sinh học cung cấp thức ăn để đảm
bảo dinh dưỡng cho vật nuôi.
2.1.2 Dự án
- Dự án là một quá trình gồm các công tác nhiệm vụ có liên quan với nhau,
được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong điều kiện ràng buộc về
thời gian, nguồn lực và ngân sách.
- Hoạt động theo dự án là một hoạt đọng được kiểm tra để đảm bảo cho một
tiến trình chung với các nguồn lực đã được tính toán nhằm đạt được những
mục tiêu nhất định. Dự án là tiền đề của sự đổi mới và phát triển.
2.2 Vận dụng nguyên tắc toàn diện vào công tác khảo sát, thi công hệ thông tự
động hóa quy trình nuôi trồng thủy sản.
2.2.1 Vận dụng nguyên tắc toàn diện vào công tác khảo sát
- Khảo sát có ý nghĩa quan trọng, từ các yêu cầu của nhà đầu tư khảo sát để có
cái nhìn bao quát về dự án những công tác cần chuẩn bị, các thiết bị phù hợp
với yêu cầu, khảo sát về điều kiện tự nhiên, thời tiết, địa hình vị trí lắp đặt để
lựa chọn thiết bi. Vạch ra kế hoạch thi công để tiết kiệm thời gian công sức và
hiệu quả công việc đạt cao nhất.
- Các yêu cầu về hệ thống tự động hóa của chủ đầu tư bao gồm:
+ Điều khiển các hệ thống bơm , thiết bị cho ăn, các thiết bị tạo oxy cho ao
nuôi từ xa.
+ Giám sát liên tục tình trạng bơm của các ao nuôi, giám sát chất lượng nước
trong và ngoài ao nuôi
+ Cảnh báo các lỗi về bơm và chỉ số chất lượng nước không đạt kịp thời và
thông báo qua điện thoại cho những người có trách nghiệm quản lý.
+ Lưu thời gian hoạt động tính toán điện năng sử dụng hàng tháng để làm tài
liệu lưu trữ cho các đợt sau.
+ Hệ thống ổn định đáp ứng chạy 24/7, có phương thức dự phòng khi có sự cố
mất điện lưới.
- Từ các yêu cầu trên vận dụng nguyên tắc toàn diện công ty Đại Thuận Phát
cần khảo sát như sau :
+ Khảo sát địa hình các ao nuôi để lựa chọn vị trí lắp đặt thiết bị, cách nối
dây điện sao cho phù hợp và tiết kiệm chi phí.
+ Khảo sát thời tiết để có giải pháp bảo quản thiết bị tối ưu
+ Khảo sát về nguyên lý hoạt động và công suất để lựa chọn thiết bị phù
hợp.
+ Liên hệ những người có trách nhiệm và kinh nghiệm lâu năm để có các
trường hợp có thể xảy ra trong quá trình vận hành.
+ Tìm hiểu các nhà đầu tư trước đã gặp phải những vấn đề gì trong thi công
để sẵn sàng các phương án dự phòng khi cần.
+ Ước tính thời gian và chi phí lắp đặt cho chủ đầu tư.
2.2.2 Vận dụng nguyên tắc toàn diện trong thi công
- Sau khi đã khảo sát kỹ lưỡng trình bày giải pháp với chủ đầu tư. Đưa ra giải pháp
và thời gian thi công hai bên đồng ý ký kết hợp đồng công ty thực hiện thi công.
- Trong quá trình thi công nguyên tắc toàn diện được vận dụng để bao quát quá
trình thì công lường trước các vấn đề xảy, quản lý nghiệm thu từng phần từng
công đoạn để hạn chế sai sót nối tiếp. Quá trình giám sát kiểm tra diễn ra trong
suốt quá trình thi công.
- Phân rã công việc theo từng bộ phận, từng nhóm để tối ưu quá trình thi công và
phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận để công việc diễn ra đúng hạn. tránh
trường hợp xảy ra mâu thuẫn giữa các bộ phận các nhóm với nhau.
- những công việc trên đòi hỏi người giám sát cần có kiến thức sâu rộng về lĩnh
vực có kinh nghiệm và có cách nhìn sâu rộng về các vấn đề nhìn vấn đề trên nhiều
phương diện nhiều mặt để có quyết định đúng đắn cho việc thi công.
KẾT LUẬN
Áp dụng nguyên tắc toàn diện của Mác- Lenin đã cho công ty Đại Thuận Phát các
nhìn tổng quát trong công tác khảo sát và thi công hệ thống tự động hóa quy trình
nuôi trồng thủy sản. Vận dụng vào công tác khảo sát giúp công ty vạch ra các
bước , lựa chọn thiết bị phù hợp giảm chi phí phát sinh. Có thời gian và mục tiêu
rõ ràng khi thi công.
Vận dụng vào công tác thi công giúp công tác thi công diễn ra thuận lợi đúng mục
tiêu đặt ra từ quá trình khảo sát. Nguyên tắc toàn diện giúp người giám sát giám
sát tổng quan quá trình thi công , hạn chế phát sinh , lường trước phương án dự
phòng trường hợp xấu xảy ra, rút ngắn thời gian thi công. Hoàn thành trước thời
hạn. Đưa hệ thống vào vận hành sớm hơn dự tính để đáp ứng kịp thời cho chủ
đầu tư.
Hệ thống vận hành giảm nhân công, hoạt động 24/7 giảm sai sót do yếu tố con
người, giảm sát tổng quan các thiết bị tại phòng trung tâm cảnh báo sự cố cho
người có trách nhiệm để khắc phục kịp thời hạn chế sự tổn thất trong quá trình
nuôi trồng.

You might also like