You are on page 1of 62

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

BÁO CÁO TỔNG KẾT


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2019 - 2020

NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO BÊ TÔNG NHẸ SỬ DỤNG


CỐT LIỆU POLYSTYRENE TÁI CHẾ
VL-2020-22

Sinh viên thực hiện:

NGUYỄN VĂN QUẢNG LỚP 61VL3 MÃ SV 188061


ĐỖ THỊ VÂN ANH LỚP 61VL3 MÃ SV 500461
ĐỖ THỊ THANH LỚP 61VL3 MÃ SV 211661
HOÀNG VĂN THẮNG LỚP 61VL3 MÃ SV 207661

Giáo viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN CÔNG THẮNG

PGS.TS NGUYỄN VĂN TUẤN

Hà Nội, 03/2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

BÁO CÁO TỔNG KẾT


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2019 - 2020

NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO BÊ TÔNG NHẸ SỬ DỤNG


CỐT LIỆU POLYSTYRENE TÁI CHẾ
VL-2020-22

Sinh viên thực hiện:

NGUYỄN VĂN QUẢNG LỚP 61VL3 MÃ SV 188061


ĐỖ THỊ VÂN ANH LỚP 61VL3 MÃ SV 500461
ĐỖ THỊ THANH LỚP 61VL3 MÃ SV 211661
HOÀNG VĂN THẮNG LỚP 61VL3 MÃ SV 207661

Giáo viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN CÔNG THẮNG

PGS.TS. NGUYỄN VĂN TUẤN

Cán bộ hướng dẫn Sinh viên trưởng nhóm


(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Hà Nội, 03/2021
i

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SỬ BÊ TÔNG


NHẸ.............................................................................................................................. 8

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, SỬ DỤNG CỐT LIỆU RỖNG.......................8


1.1.1. Tổng quan về các loại cốt liệu rỗng................................................................8
1.1.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cốt liệu nhẹ trong chế tạo bê tông............12
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG BÊ TÔNG NHẸ TRÊN THẾ GIỚI
VÀ VIỆT NAM...........................................................................................................15
1.2.1. Khái niệm về bê tông nhẹ.............................................................................15
1.2.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng bê tông nhẹ trên thế giới và ở Việt Nam. .16
1.3. TÍNH CHẤT CỦA BÊ TÔNG NHẸ CỐT LIỆU RỖNG.............................22
1.3.1. Tính công tác của hỗn hợp bê tông nhẹ........................................................22
1.3.2. Khối lượng thể tích của bê tông....................................................................23
1.3.3. Cường độ nén...............................................................................................24
1.3.4. Cường độ uốn...............................................................................................24
1.3.5. Độ hút nước bão hòa.....................................................................................25
1.3.6. Độ hút nước mao quản..................................................................................25
1.3.7. Sự phân tầng.................................................................................................25
1.3.8. Hệ số dẫn nhiệt.............................................................................................26
1.4. CƠ SỞ KHOA HỌC NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG CỐT LIỆU NHẸ
POLYSTYRENE TRONG CHẾ TẠO BÊ TÔNG NHẸ.............................................27
1.4.1. Cơ sở khoa học trong việc hạn chế phân tầng trong BTN CLR....................27
1.4.2. Cơ sở khoa học trong việc nâng cao cường độ của bê tông nhẹ sử dụng cốt
liệu Polystyrene............................................................................................29

CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG


PHÁP SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU.............................................................32

2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU.......................32


ii
2.1.1. Xi măng........................................................................................................32
2.1.2. Cốt liệu rỗng Polystyrene.............................................................................33
2.1.3. Silicafume.....................................................................................................34
2.1.4. Phụ gia biến tính độ nhớt..............................................................................35
2.1.5. Phụ gia siêu dẻo............................................................................................35
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................36
2.2.1. Phương pháp tiêu chuẩn................................................................................36
2.2.2. Phương pháp phi tiêu chuẩn..........................................................................36
2.3. NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN THÀNH PHẦN CẤP PHỐI BÊ TÔNG........37

CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO BÊ TÔNG NHẸ SỬ DỤNG


POLYSTYRENE TÁI CHẾ......................................................................................40

3.1. MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA BTN TỪ CẤP PHỐI SƠ BỘ.........................40


3.2. ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM LƯỢNG CỐT LIỆU RỖNG POLYSTYRENE
ĐẾN MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA BÊ TÔNG............................................................40
3.2.1. Ảnh hưởng của hàm lượng cốt liệu nhẹ đến khối lượng thể tích của hỗn hợp
bê tông..........................................................................................................41
3.2.2. Ảnh hưởng của hàm lượng cốt liệu nhẹ đến cường độ nén của bê tông........46
3.2.3. Ảnh hưởng của hàm lượng cốt liệu nhẹ đến độ hút nước của bê tông..........48
3.2.4. Ảnh hưởng của hàm lượng cốt liệu nhẹ đến độ hút nước mao quản của bê
tông............................................................................................................... 50
3.2.5. Đánh giá hệ số dẫn nhiệt của bê tông nhẹ sử dụng cốt liệu rỗng EPS...........51

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................54


3

MỤC LỤC HÌNH VẼ

HÌNH 1. 1 HẠT POLYSTYRENE TRƯỚC VÀ SAU PHỒNG NỞ 10


HÌNH 1. 2 HẠT POLYSTYRENE VÀ CẤU TRÚC BÊN TRONG HẠT 11
HÌNH 1. 3 TÒA NHÀ QUỐC HỘI – CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU SỬ DỤNG BÊ
TÔNG NHẸ 21
Y
HÌNH 2. 1 CỐT LIỆU RỖNG EPS NGUYÊN SINH VÀ TÁI CHẾ 34
HÌNH 3. 2 ẢNH HƯỞNG HÀM LƯỢNG EPS TỚI KHỐI LƯỢNG THỂ TÍCH CỦA
BÊ TÔNG (SF=0%) 43
HÌNH 3. 3 ẢNH HƯỞNG HÀM LƯỢNG EPS TỚI KHỐI LƯỢNG THỂ TÍCH CỦA
BÊ TÔNG (SF=10%) 43
HÌNH 3. 4 CẮT MẪU BÊ TÔNG ĐỂ THÍ NGHIỆM ĐỘ PHÂN TẦNG 44
HÌNH 3. 5 ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM LƯỢNG HẠT EPS ĐẾN CƯỜNG ĐỘ NÉN
BÊ TÔNG (SF=0%) 47
HÌNH 3. 6 ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM LƯỢNG HẠT EPS TỚI CƯỜNG ĐỘ NÉN
BÊ TÔNG (SF=10%) 48
HÌNH 3. 7 ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM LƯỢNG CỐT LIỆU TỚI ĐỘ HÚT NƯỚC
CỦA BÊ TÔNG (SF=0%) 49
HÌNH 3. 8 ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM LƯỢNG CỐT LIỆU TỚI ĐỘ HÚT NƯỚC
CỦA BÊ TÔNG (SF=10%) 49
HÌNH 3. 9 ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM LƯỢNG HẠT EPS TỚI ĐỘ HÚT NƯỚC
MAO QUẢN CỦA BÊ TÔNG ( SF=0%) 51
HÌNH 3. 10 ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM LƯỢNG HẠT EPS TỚI ĐỘ HÚT NƯỚC
MAO QUẢN CỦA BÊ TÔNG (SF=10%) 51
HÌNH 3. 11 KẾT QUẢ TÍNH THEO CÔNG THỨC THỰC NGHIỆM VỀ HỆ SỐ
TRUYỀN NHIỆT CỦA BÊ TÔNG (SF=0%) 53
HÌNH 3. 12 KẾT QUẢ TÍNH THEO CÔNG THỨC THỰC NGHIỆM VỀ HỆ SỐ
TRUYỀN NHIỆT CỦA BÊ TÔNG (SF=10%) 53
4
MỤC LỤC BẢNG BIỂU

BẢNG 1. 1 MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA BÊ TÔNG NHẸ CHO CÁC CÔNG TRÌNH
TRÊN THẾ GIỚI 18
Y

BẢNG 2. 1 TÍNH CHẤT CỦA XI MĂNG 32


BẢNG 2. 2 TÍNH CHẤT HẠT POLYSTYRENE 33
BẢNG 2. 3 TÍNH CHẤT CỦA SILICAFUME 34
BẢNG 2. 4 TÍNH CHẤT CỦA PHỤ GIA BIẾN TÍNH ĐỘ NHỚT. 35
BẢNG 2. 5 TÍNH CHẤT CỦA EPS 38
BẢNG 2. 6 BẢNG CẤP PHỐI SƠ BỘ BAN ĐẦU 39
BẢNG 3. 1 CẤP PHỐI SƠ BỘ VÀ CƯỜNG ĐỘ NÉN CỦA BÊ TÔNG 40
BẢNG 3. 2 CẤP PHỐI BÊ TÔNG SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU 40
BẢNG 3. 3 ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM LƯỢNG HẠT EPS ĐẾN TÍNH KHỐI
LƯỢNG THỂ TÍCH CỦA HỖN HỢP BÊ TÔNG 41
BẢNG 3. 4 ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM LƯỢNG HẠT EPS ĐẾN ĐỘ PHÂN TẦNG
THÔNG QUA KLTT CỦA BÊ TÔNG 44
BẢNG 3. 5 KẾT QUẢ NÉN CỦA BÊ TÔNG MẪU SF=0% (CP) VÀ MẪU SF=10%
(I) 46
BẢNG 3. 6 KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM ĐỘ HÚT NƯỚC CỦA MẪU BÊ TÔNG 48
BẢNG 3. 7 KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM ĐỘ HÚT NƯỚC MAO QUẢN CỦA MẪU BÊ
TÔNG 50
BẢNG 3. 8 KẾT QUẢ TÍNH TOÁN HỆ SỐ DẪN NHIỆT CỦA BÊ TÔNG BẰNG
CÔNG THỨC THỰC NGHIỆM 52

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


5
ACI: Viện bê tông Mỹ (American Concrete Institute)
ASTM: Tiêu chuẩn của Mỹ về thí nghiệm Vật liệu (American Socirty for Testing and
Material)
BTN CLR: Bê tông nhẹ cốt liệu rỗng
CKD: Chất kết dính
CWA: Độ hút nước mao quản
EPS: Expanded Polystyrene Beads
GOST: Tiêu chuẩn quốc tế cả Liên Bang Nga
HHBT: Hỗn hợp bê tông
KLTT: Khối lượng thể tích
N/CKD: Nước trên chất kết dính
NWC: bê tông thường
SF: Silicafume
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
XM: Xi măng
6
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Hiện nay bê tông nhẹ đã được ứng dụng rất nhiều để chế tạo bê tông cốt thép cho các
công trình xây dựng cầu đường, công trình dân dụng và công nghiệp. Việc sử dụng bê
tông nhẹ mang lại hai tác dụng chính. Thứ nhất là làm giảm nhẹ trọng lượng so với sử
dụng bê tông thường nên tiết kiệm được chi phí xây dựng. Thứ hai bê tông nhẹ còn
tăng khả năng cách âm cách nhiệt tốt cho kết cấu. Chính vì vật việc sử dụng các vật
liệu nhẹ để nâng cao hiệu quả kinh tế kĩ thuật của công trình đang là xu hướng trên thế
giới cũng như tại Việt Nam.
Tại Hoa Kì, tiêu chuẩn ACI 318-14, ACI 211.2-98 quy định bê tông kết cấu cần có
cường độ đặc trưng f’c không nhỏ hơn 17 MPa. Tại Nga, tiêu chuẩn GOST
25820:2014 quy định cường độ chịu nén tối thiểu của bê tông sử dụng cho cốt thép
chịu lực là B12,5. Tại Việt Nam theo TCVN 5574:2017, cấu kiện bê tông cốt thép chịu
lực có thể được thiết kế sử dụng bê tông nhẹ có cấp cường độ chịu nén tối thiểu là B15
với khối lượng thể tích nhỏ hơn 2.000kg/m3. Tuy nhiên tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho
bê tông thường và bê tông cốt liệu nhẹ vô cơ ( kemramzit, aglopolit..). Với bê tông nhẹ
cốt liệu hữu cơ thì chưa được đề cập tới.
Các nghiên cứu về Bê tông nhẹ cốt liệu rỗng Polystyrene đã được thực hiện tại Việt
Nam, tuy nhiên, cho đến nay loại vật liệu này vẫn chưa được ứng dụng nhiều trong
thực tế. Bê tông nhẹ cốt liệu rỗng Polystyrene đây là một loại bê tông nhẹ được sản
xuất theo công nghệ Pháp, từ hỗn hợp các loại vật liệu khác nhau như: xi măng, tro
bay, cát, cốt liệu nhẹ Polystyrene (hạt EPS - Expanded Polystyrene Beads), nước và
phụ gia hóa học. Hạt EPS (hay hạt nhựa nhiệt dẻo phồng nở) là hạt tạo rỗng, hình cầu,
không thấm nước, không độc hại, khối lượng thể tích hạt rất thấp chỉ đến khoảng 10
đến 20kg/m3, được sản xuất dễ dàng với nhiều nhóm kích thước hạt khác nhau nên khi
đưa hạt EPS vào hỗn hợp bê tông dẻo dính có lượng nước nhào trộn thấp thì việc tạo
hình không gặp khó khăn, cho phép đưa hạt EPS vào với hàm lượng lớn; đặc biệt, việc
tạo ra các cấu trúc rỗng tổ ong khác nhau có thể được thực hiện dễ dàng bởi sự phối
hợp nhiều cấp hạt EPS. Tuy nhiên, bê tông nhẹ cốt liệu rỗng polystyrene sử dụng một
lượng xốp lớn, vật liệu này chiếm tỷ trọng lớn về giá thành trong bê tông. Trong thực
tế hiện nay với quá trình phát triển của đất nước thì vấn đề rác thải vẫn diễn ra phức
tạp. Trong đó rác thải từ các hộp xốp là những loại đồ vật chúng ta thường sử dụng
như: thùng xốp, ly xốp, chai xốp, đĩa, muỗng xốp,…Theo nhiều nghiên cứu khoa học,
phần lớn các loại rác thải xốp thuộc dạng khó phân hủy, gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng
đến sức khỏe con người và môi trường sống. Rác thải xốp quá nhiều khi thải ra môi
trường nước hoặc đất có thể khiến cho biến đổi tính chất của đất, gây tắc nghẽn mạch
7
nước lưu thông. Không chỉ thế, mùi hôi thối do không có phương pháp xử lý rác thải
xốp đúng đắn qua nhiều ngày chính là nguyên nhân khiến cho nhiều loại vi khuẩn
không ngừng phát triển, gây ra nhiều loại bệnh nguy hiểm cho con người. Xuất phát từ
thực tiễn như vậy, nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu xử lý và sử dụng loại xốp thải này
trong chế tạo bê tông. Việc nghiên cứu sử dụng loại rác thải xốp này trong chế tạo bê
tông nhẹ vừa làm giảm giá thành do giảm lượng dùng hạt EPS nguyên sinh, đồng thời
vừa góp phần giảm lượng rác thải xốp thải ra môi trường, điều này có ý nghĩa thực tiễn
rất lớn.

Vỏ hộp xốp đựng đồ Hình 1: Hộp xốp trôi nổi trên mặt nước
2. Mục tiêu của đề tài.
Nghiên cứu sử dụng cốt liệu polystyrene tái chế để chế tạo bê tông nhẹ với khối lượng
thể tích từ 1000 – 1600 kg/m3.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: bê tông nhẹ cốt liệu rỗng polystyrene tái chế (BTN CLR) có
khối lượng thể tích từ 1000 kg/m3 đến 1600 kg/m3, cường độ chịu nén từ 5 - 10 MPa
- Phạm vị nghiên cứu:
+ Bê tông nhẹ sử dụng cốt liệu rỗng polystyrene tái chế và phụ gia khoáng
silica fume.
+ Bê tông nhẹ với khối lượng thể tích từ 1000-1600 kg/m3, cường độ nén của bê
tông từ 5-10 MPa;
4. Nội dung nghiên cứu

- Tổng quan về tình hình nghiên cứu và sử dụng bê tông nhẹ.

- Nghiên cứu lựa chọn nguyên vật liệu và phương pháp sử dụng trong nghiên
cứu.
8
- Nghiên cứu chế tạo bê tông nhẹ sử dụng cốt liệu rỗng polystyrene tái chế.
9

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ


SỬ BÊ TÔNG NHẸ

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, SỬ DỤNG CỐT LIỆU RỖNG


1.1.1. Tổng quan về các loại cốt liệu rỗng
Cốt liệu rỗng dùng trong bê tông nhẹ rất đang dạng, có thể phân loại cốt liệu rỗng [1]
như sau:

- Theo nguồn gốc được chia làm hai loại:

+ Cốt liệu rỗng tự nhiên: có nguồn gốc từ núi lửa ( đá bọt, tuff, núi lửa, xí núi lửa)
hoặc nguồn gốc trầm tích ( đá vôi, đá đolomit rỗng, trepen,...)

+ Cốt liệu rỗng nhân tạo:

Cốt liệu thu được qua gia công cơ học các loại xỉ xốp là những thải phẩm luyện
kim, hóa chất hoặc năng lượng.

Cốt liệu được chế tạo bằng nung đất sét, diệp thạch, thủy tinh núi lửa..

- Theo kích thước hạt được chia thành hai loại:

+ Cốt liệu lớn (sỏi, đá dăm)

+ Cốt liệu nhỏ ( cát xốp hoặc cát tường)

Cốt liệu rỗng tự nhiên được chia thành nhiều loại:

- Loại thứ nhất: sản phẩm của quá trình phun trào núi lửa như: đá bọt, cát, tro núi lửa
hoặc tuýp núi lửa, dung nham núi lửa... Trong đó sỏi đá bọt có kích thước từ 5 đến 30
mm và khối lượng thể tích khoảng 500 kg/m3 với lỗ rỗng chiếm khoảng 80%, do có lỗ
rỗng kín nên sỏi đá bọt có độ hút nước nhỏ, hệ số dẫn nhiệt thấp, cường độ của sỏi từ
10-30 MPa, thích hợp trong chế tạo bê tông nhẹ cách âm, cách nhiệt.

- Loại thứ 2: sản phẩm của quá trình trầm tích hữu cơ như đá vôi sò, là loại đá rỗng có
khối lượng thể tích từ 500-1500 kg/m3, cường độ nén đạt từ 5-100 daN/cm2. Thường
được sử dụng làm vật liệu cách nhiệt hoặc làm cốt liệu cho bê tông nhẹ.

Cốt liệu rỗng nhân tạo được chia thành một số loại như sau:
10
Cốt liệu rỗng nhân tạo thu được từ tái chế công nghiệp như: xỉ lò cao, tro, xỉ
nhiệt điện hoặc các sản phẩm của quá trình chế biến nhiên liệu khác

Cốt liệu rỗng nhân tạo từ công nghệ đặc biệt như keremzit, agloporit, peclit...

- Kemrazit: là cốt liệu rỗng nhân tạo được chế tạo bằng cách nung làm phồng nở
những viên đất sét. Cốt liệu này có cấu trúc rỗng bé gồm chủ yếu là các lỗ rỗng kín,
bề mặt hạt nhẵn do thiêu kết.

- Agloporit: là loại hạt rỗng nhân tạo được tạo nên do thiêu kết và kết tụ trên ghi lò đối
với các loại đất sét dễ chảy, hoặc phế liệu khai thác than, cũng như các loại tro xỉ... Do
chủ yếu là lỗ rỗng hở thông nhau và bề mặt hạt gồ ghề lồi lõm nên agloporit có cấu
trúc kém ổn định, cường độ thấp hơn, độ hút nước cao hơn, lượng vữa và hồ xi măng
trong bê tông lớn hơn dẫn làm tăng đáng kể khối lượng thể tích của bê tông nhẹ.

- Xỉ xốp: Còn được gọi là đá bọt xỉ hoặc termozit được chế tạo bằng cách làm phồng
nở xỉ nóng chảy trong lò sau đó làm nguội, đập nhỏ và sàng phân loại. Loại cốt liệu
này tuy có cường độ cao nhưng cũng có nhược điểm giống như Agloporit.

- Xỉ hạt: là loại dạng hạt sỏi rỗng được tạo nên bằng phương pháp chuyên dụng như: xỉ
nóng chảy ở nhiệt độ ≥1200 °C. Đây là cốt liệu có chất lượng cao hơn so với xỉ xốp nói
trên. Xỉ hạt thường có độ rỗng không lớn, có khối lượng thể tích từ 400 đến 2000
kg/m3 và cường độ nén từ 25 đến 400 daN/cm 2. Xỉ hạt được gia công cơ học theo cỡ
hạt yêu cầu, được sử dụng trong chế tạo bê tông nhẹ hoặc bê tông nặng.

- Peclit là loại cốt liệu nhẹ, với cỡ hạt từ 5-20 mm có khối lượng thể tích từ 250 đến
400 kg/m3. Peclit được sản xuất từ sản phẩm của núi lửa, được sử dụng làm cốt liệu
cho bê tông nhẹ, đặc biệt khi kết hợp với các loại cốt liệu nhẹ khác sẽ chế tạo được
loại bê tông có khối lượng thể tích nhỏ, khả năng cách âm cách nhiệt tốt.

- Cốt liệu polystyrene: cốt liệu polystyrene phồng nở được sử dụng với vai trò là cốt
liệu nhẹ làm giảm khối lượng thể tích trong bê tông . Cốt liệu EPS là sản phẩm thu
được sau quá trình phồng nở các hạt polystyrene nguyên liệu ở nhiệt độ thích hợp. Các
hạt polystyrene nguyên liệu được chế tạo bằng cách polimer hoá nhũ tương styrol
(C6H5-CH=CH2) với sự có mặt của tác nhân gây nở izopentan (C 5H12). Dưới tác động
của nhiệt độ thích hợp, tác nhân gây nở sẽ tăng về thể tích và làm phồng nở hạt
polystyrene nguyên liệu.
11

Hình 1. 1 Hạt Polystyrene trước và sau phồng nở

Quá trình nở các hạt polystyrene nguyên liệu có thể diễn ra liên tục hoặc qua một vài
giai đoạn. Nếu được nở liên tục các hạt polystyrene nguyên liệu sẽ đạt kích thước yêu
cầu sau quá trình phồng nở. Theo công nghệ không liên tục, các hạt nguyên liệu được
nở sơ bộ trong công đoạn đầu, sau đó được chuyển qua các công đoạn sau để tiếp tục
quá trình phồng nở đến khi đạt kích thước yêu cầu.

Cốt liệu EPS sử dụng trong chế tạo bê tông không bảo dưỡng bằng biện pháp chưng
hấp là loại đã được hoàn thành quá trình phồng nở để có kích thước hạt ổn định. Các
hạt cốt liệu này được coi là đã hoàn thành quá trình phồng nở hoặc không còn khả
năng tiếp tục nở.

Cốt liệu EPS làm cốt liệu cho bê tông thường được phồng nở bằng hơi nước có nhiệt
độ cao trong điều kiện không giới hạn về mặt thể tích nên có dạng hình cầu. Kích
thước của các hạt sau khi nở có thể tăng tới 3,5- 5 lần so với kích thước hạt nguyên
liệu ban đầu hay thể tích của chúng có thể tăng từ 42,8 đến 135 lần. Kích thước các hạt
thu được phụ thuộc vào kích thước hạt nguyên liệu và chế độ phồng nở. Kích thước
các hạt thu được dưới cùng một điều kiện phồng nở (phụ thuộc vào công nghệ) là
tương đối đồng đều nhau.

Cốt liệu EPS có cấu trúc xốp, gồm các lỗ rỗng chứa khí và vách ngăn polystyrene.
Đường kính trung bình của lỗ rỗng từ 0,02 mm đến 0,2mm, chiều dày vách lỗ rỗng ừ
0,5 µm 18 µm. Các lỗ rỗng của hạt cấu tạo bởi các lỗ rỗng kín (từ 88,5 % đến 95,8%)
và lỗ rỗng hở ( từ 2,2 đến 2,8%) (pha rắn từ 1,4 % đến 9,3%).
12

Hình 1. 2 Hạt Polystyrene và cấu trúc bên trong hạt

Cốt liệu EPS có độ bền hoá cao, không bị phá huỷ trong môi trường kiềm. Đó là yếu tố
thuận lợi để sử dụng cốt liệu EPS trong bê tông. Khác với một số hợp chất hữu cơ
khác, polystyrene có độ bền thời tiết khá cao, ít bị lão hoá, chúng hầu như không bị
biến đổi dưới tác động của tia tử ngoại. Ngoài ra polystyrene bền vững dưới tác dộng
của các tác nhân gây ăn mòn vi sinh. Đồng thời, cốt liệu EPS cũng không tạo ra môi
trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn và nấm. Đây là một yếu tố quan trọng
khiến cho việc ứng dụng loại cốt liệu này đảm bảo độ bền cao và một môi trường vệ
sinh cho người sử dụng.

Cốt liệu EPS có khả năng biến dạng đàn hồi cao. Khi bị nén cốt liệu EPS không thể
hiện rõ ràng giới hạn bền nén và không xảy ra sự phá hoại dòn. Do đó giá trị giới hạn
bền nén của cốt liệu EPS thường được xác định bằng giá trị áp lực nén tương ứng với
giá trị biến dạng cho trước. Các nghiên cứu cho thấy cường độ cốt liệu EPS tỷ lệ
thuận với khối lượng thể tích của chúng. Mặt khác, cốt liệu EPS không độc, không thải
ra chlorofluorocarbon (CFC), hydro chlorofluorocarbon (HCFC) và formaldehyde, là
những chất có khả năng gây hại cho môi trường và người sử dụng. Cốt liệu EPS không
tạo ra khí nhà kính, không gây ô nhiễm không khí, nước hoặc hệ sinh thái.

Bên cạnh đó, kiệm tài nguyên thiên nhiên so với các sản phẩm tương tự ví dụ hạt
keramzit hay đá tup phồng nở. Bên cạnh đó, cốt liệu EPS là vật liệu có thể tái chế
được, không gây lãng phí rác thải. Đã có những nghiên cứu sử dụng tái chế
polystyrene định hình để tạo ra cốt liệu EPS tái chế và sử dụng cốt liệu tái chế này
trong bê tông.

Như vậy, với khối lượng thể tích nhỏ, độ bền hóa cao, cốt liệu EPS có thể sử dụng như
một loại cốt liệu nhẹ đầy tiềm năng để chế tạo bê tông nhẹ.
13
Cốt liệu EPS có dạng hình cầu chuẩn có cấu trúc xốp bên trong và bề mặt hạt trơn
nhẵn. Do cấu thành bởi phần lớn các lỗ rỗng kín nên cốt liệu EPS hầu như không thấm
nước. Do cốt liệu EPS hầu như không hút nước nên các tính năng của nó không thay
đổi ngay cả khi nó trực tiếp tiếp xúc với nước. Do đó, khác với các loại cốt liệu nhẹ
khác như keramzit hay aglopolit, vốn là loại cốt liệu nhẹ có đặc điểm hút nước mạnh,
sự có mặt của polystyrene phồng nở trong bê tông không làm thay đổi lượng nước tự
do, cũng như tỷ lệ nước trên xi măng của bê tông nền. Cốt liệu EPS không tương tác
về mặt hoá học với bê tông nền mà chỉ làm giảm khối lượng thể tích của hỗn hợp bê
tông. Tuy nhiên, sự có mặt của polystyrene phồng nở với mô đun đàn hồi thấp cũng có
ảnh hưởng nhất định đến các tính chất vật lý, cơ lý, biến dạng,... của bê tông nền.

Có thể coi bê tông polystyrene là hệ vật liệu composit mà ở đó cốt liệu EPS được phân
bố đều trong pha nền là bê tông nặng thông thường hoặc vữa. Trong đó, cốt liệu EPS
được đưa vào nhằm biến tính pha nền theo hướng làm giảm khối lượng thể tích và qua
đó cũng làm thay đổi các tính chất khác của hỗn hợp bê tông và bê tông.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cốt liệu nhẹ trong chế tạo bê tông
14
Những năm đầu của thế kỷ 20, S.I.huyde đã sử dụng lò quay để làm phồng nở đất sét
tạo thành vật liệu nhẹ và cứng được coi là loại cốt liệu rỗng lớn và có khối lượng thể
tích nhỏ. Cũng thời gian này, Stranb người đầu tiên đã sử dụng xỉ than bi tum để làm
cốt liệu chế tạo khối xây bê tông. Loại sản phẩm này ngày càng phát triển. Ở Mỹ năm
1931 keramzit đã được sản xuất bằng lò quay tại 7 nhà máy , đến năm 1954 lên tới 33
nhà máy và đến năm 1960 đã lên tới 60 nhà máy. Với tốc độ phát triển sản xuất
keramzit như vậy nên năm 1962 sản lượng trung bình của các nhà máy lên tới
65000m3 . Hàng ngày xuất xưởng tới 2003 keramzit. Tới những năm tiếp theo, bằng
các thiết bị hiện đại người ta cho ra lò từ 1000 đén 200m3 mỗi ngày. Năm 1962 với 22
nhà máy luyện kim thải ra hơn 2,3 triệu m3 xỉ lò cao. Loại xỉ này dùng sản xuất cốt
liệu rỗng keramzit được phân bố rộng rãi khắo trong 27 bang của Hoa Kỳ.

Bê tông nhẹ cốt liệu rỗng được sử dụng rộng rãi cho các công trình xây dựng dân
dụng, công nghiệp, giao thông… ở hầu hết các bang trong nước Mỹ. Năm 1937, Mỹ
sử dụng bê tông nhẹ cốt liệu rỗng làm mặt đường của cây cầu San – Francico- Oaklan.
Đây là giải pháp hữu hiệu đảm bảo tính kinh tế cho cây cầu này. Một ví dụ khác đầy
sức thuyết phục là công trình xây dựng khách sạn ở Lost-angiơlet, đã sử dụng tới
38000m3 bê tông keramzit, nhờ đó mà khối lượng kết cấu giảm đi 33500 tấn. Tính ra
chi phí xây dựng giảm được 15% giá trị tínnh bằng tiền.

Tương tự cầu Narron-Tamaco bị sập, được thay bằng cầu treo khác, sử dụng kết cấu bê
tông nhẹ trong thân cầu, với thiết kế hợp nhất các làn đường phụ thêm mà không cần
phảu thay trụ cầu mới. Từ những năm 5 những nhà nghiên cứu về bê tông nhẹ của Mỹ
đã đưa ra yêu cầu kỹ thuật về cốt liệu nhẹ. Đến năm 1960, đã có tiêu chuẩn ASTM-
C330-60, dến năm 1968 có tiêu chuẩn ÁTMC330-64T cho cốt liệu rỗng.

Đối với cốt liệu nhẹ, các nhà nghiên cứu đã đi sâu về thành phần hạt, cường độ hạt cốt
liệu, độ hút nước và các tính chất cơ lý khác nhau của cốt liệu ảnh hưởng tới các tính
chất của hỗn hợp bê tông và bê tông. Nhưng những nghiên cứu này cũng chỉ đề cập tới
những vùng ôn đới hoặc khô nóng riêng rẽ, mà chưa có nghiên cứu nào đề cập đến sự
ảnh hưởng của môi trường nóng ẩm như điều kiện khí hậu nóng ẩm của Việt Nam.
Hiện nay, những quy định về bê tông nhẹ cốt liệu rỗng được thể hiện trong tiêu chuẩn
ASTM C300, ACI 211.2-91.
15
Từ năm 1930 đến năm 1945 bê tông nhẹ cốt liệu rỗng được sử dụng rộng rãi ở các
nước Cộng hoà như Acmênia, Tbilixi thủ đô nước cộng hoà Cruzia, hoặc ở Matscơva
của Liên bang Nga, và nhiều thành phố khác. Năm 1949 – 1950 bê tông nhẹ cốt liệu
rỗng bắt đầu được sử dụng cho các công trình thuỷ lợi. Trong những năm 1950-1973
tại nước cộng hoà Acmênia đã sử dụng tới 2 triệu m3 bê tông nhẹ trong các công trình
thuỷ lợi.

Từ năm 1946, sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, các trung tâm nghiên cứu , các
trường đại học, đặc biệt là viện nghiên cứu bê tông và bê tông cốt liệu thép đã nghiên
cứu , đưa vào sử dụng các tấm tường, tấm sàn, tấm ngăn, tấm sàn mái, từ bê tông xỉ có
khối lượng thể tích 1260kg/m3 với cường độ chịu nén đạt 50daN/cm2 . Trên cơ sở cốt
liệu là xỉ lò cao, xỉ bọt, xỉ nhiệt điện, năm 1957 đã sản xuất hơn 1 triệu m3 blốc lớn và
tấm tường cho các công trình xây dựng. Những năm sau này, khi các ngành công
nghiệp năng lượng, luyện kim phát triển trong toàn Liên bang Xô Viết cũ, việc sản
xuất bê tông nhẹ từ nguồn cốt liệu rỗng càng phát triển mạnh hơn.

Vào những năm của thập kỷ 60 , người ta đã sản xuất cốt liệu rỗng trên cơ sở tro xỉ
nhiệt điện như : sỏi tro vê viên, cốt liệu agloporit. Đặc biệt từ đầu những năm 70, đã
sản xuất được bê tông agloporit. Năm 1973 một ngôi nhà 16 tầng đã được xây dựng,
bằng phương pháp cốt pha trượt với việc sử dụng cốt liệu là agloporit. Trong nhiều
nghiên cứu, các tác giả đã tìm ra mối quan hệ giữa thành phần hạt, cốt liệu bé, mô đun
độ lớn hạt của cát, nhiệt độ môi trường và ảnh hưởng củ chúng tới các tính chất kỹ
thuật của hỗn hợp bê tông và bê tông. Do đặc tính của cốt kiệu agloporit, trên bề mặt
có nhiều lỗ rỗng hở và các lỗ rỗng thường thông nhau, nên lượng xi măn cho 1m3 bê
tông thường lớn hơn, so với bê tông này.

Đối với cốt liệu rỗng polystyrene, các công trình nghiên cứu đã công bố thì những
nghiên cứu đầu tiên về bê tông polystyrene được tiến hành vào giữa thập niên 70 của
thế kỉ XX tại Newzealand tiếp đến là Liên Xô cũ và Pháp. Những nghiên cứu đầu tiên
về bê tông polystyrene ở Liên Xô cũ và Pháp,.. được tiến hành vào cuối các năm 80
đầu 90. Cho đến nay bê tông Polystyrene đã được ứng dụng trong lĩnh vực xây dựng ở
nhiều nước trên thế giới như LB Nga, CH Pháp, CH Séc, CH Italia, LB Đức,..
16
Các nghiên cứu tại LB Nga chủ yếu tạp trung vào bê tông Polystyrene có khối lượng
thể tích trong phạm vi từ 150 kg/m 3 đến 600 kg/m3 với cốt liệu EPS kích thước từ 20
mm và đã ban hành tiêu chuẩn kĩ thuật quốc gia GOST P 51263-99

Các nghiên cứ về bê tông nhẹ trên cơ sở cốt liệu EPS tại Pháp với thương hiệu Polys
Beto được tiến hành từ những năm 80. Điểm đặc biệt của Polys Beto là sử dụng cốt
liệu EPS đã qua công đoạn sử lý bề mặt đặc biệt bao gồm việc bao phủ bề mặt hạt
bằng một lớp ưa nước và làm cho chúng tích điện trái dầu với hạt xi măng. Sau khi sử
lý các hạt cốt liệu này sẽ dễ dàng nhào trộn với xi măng, nước và phụ gia tạo hỗn hợp
bê tông có độ đồng nhất cao.Tại CH Séc vật liệu được xử lý theo công nghệ
Prostyrene. Công nghệ này cho phép các hạt nguyên liệu mới phồng nở hoặc
polystyrene tái chế đã được nghiền nhỏ giúp làm hạ giá thành vật liệu và có ý nghĩa
lớn trong việc xử lý tái chế giúp bảo vệ môi trường.

Ngoài ra bê tông nhẹ trên cơ sở polystyrene cũng được sử dụng rộng rãi ở LB Đức
(Styrobeton) ở Italy (Izotego) và nhiều nước khác. Trong khoảng 20 năm trở lại đây
cùng với sự phát triển của các quốc gia công nghiệp mới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn
Độ, Trung Quốc, Đài Loan… thì các nghiên cứu ứng dụng của các quốc gia này trên
lĩnh vực nghiên cứu về bê tông polystyrene cũng xuất hiện nhiều

Ở Việt Nam việc nghiên cứu và sản xuất cốt liệu keramzit và bê tông kemramzit chưa
được chú ý đúng mức. Nguyên liệu để sản xuất keramzit ở nước ta được một số cơ
quan của Tổng cục Địa chất thuộc Bộ Công nghiệp nghiên cứu điều tra vào các năm
1975 đến năm 1977. Các kết quả khảo sát thăm dò địa chất cho thấy nguyên liệu để
sản xuất keramzit khá dồi dào. Viện Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) đã tiến hành
nghiên cứu công nghệ sản xuất keramzit và bê tông keramzit nhưng kết quả mới dừng
lại ở phạm vi thăm dò thử nghiệm chưa được triển khai áp dụng trong thực tế. Trường
Đại học Xây dựng Hà Nội đã có nghiên cứu về việc chế tạo bê tông keramzit trong
điều kiện khí hậu nóng ẩm Việt Nam nhưng cũng mới dừng lại ở mặt lý thuyết. Công
ty cổ phần thương mại và sản xuất Bemes là cơ sở duy nhất hiện nay đã đầu tư chế tạo
sỏi keramzit nhưng chỉ ở quy mô pilốt. Sản phẩm sỏi keramzit của Công ty Bemes đã
được sử dụng chế tạo bê tông keramzit mác 200 trong một số công trình nhà ở tại Hà
Nội, nhà tiền chế vùng bão lụt Nam Trung Bộ, trường học ở Lai Châu nhưng khối
lượng còn hạn chế.
17
Năm 1985 Nguyễn Đình Nghị và công tác viên đã nghiên cứu công nghệ sản xuất
keramzit từ nguồn đất sét Phú Long và cũng đã có một số nghiên cứu về bê tông sử dụng
sản phẩm đó. Từ những năm 90 của thế kỷ 20, sau khi sản xuất thành công sỏi nhẹ
KRZ, nhiều công trình nghiên cứu về bê tông keramzit đã được thực hiện. Năm 1997,
đã có tiêu chuẩn TCVN 6220-97 quy định các tính chất của sỏi, dăm sỏi và cát
keramzit. Gần đây các tác giả Nguyễn Văn Chánh và Lê Phúc Lâm đã nghiên cứu chế
tạo sỏi keramzit từ một số nguồn sét phía Nam đất nước. Đề tài đã lựa chọn được
nguyên liệu, tính toán được thành phần phối liệu và đề xuất công nghệ nung hợp lý,
tuy nhiên sản phẩm đang ở mức độ thử nghiệm.

Trong 20 năm trở lại đây, bê tông sử dụng cốt liệu polystyrene phồng nở cũng được
nghiên cứu và ứng dụng tại nhiều kết cấu công trình như tấm tường vách ngăn, viên
xây, trong các kết cấu sàn, dầm chịu lực… Hiện nay bê tông này chủ yếu được ứng
dụng trong sản xuất viên xây nhẹ, tấm tường ngăn.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG BÊ TÔNG NHẸ TRÊN THẾ
GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.2.1. Khái niệm về bê tông nhẹ
Bê tông nhẹ là vật liệu đá nhân tạo ược làm từ hỗn hợp chất kết dính, thường là xi
măng, cốt liệu, nước, phụ gia khoáng, phụ gia hóa học nếu có, được kết hợp theo một
tỷ lệ nhất định, trải qua quá trình trộn, tạo hình và rắn chắc có khối lượng thể tích <
1800 kg/m3.
Ngoài ưu điểm như bê tông thường bê tông nhẹ còn có tính cách âm, cách nhiệt tốt
hơn và đặc biệt tổng giá thành của công trình nhà cao tầng xây dựng bằng bê tông nhẹ
thường thấp hơn đáng kể.
Tại Việt Nam bê tông nhẹ có thể được phân loại theo [2] như sau:
- Theo khối lượng thể tích và phạm vi sử dụng:
+ Bê tông cách nhiệt còn gọi là bê tông rất nhẹ, có khối lượng thể tích ở trạng thái
khô mvbk ≤ 500kg/m3 và cường độ nén Rnén = 15÷35daN/cm3 được sử dụng với mục
đích cách nhiệt,
+ Bê tông công trình cánh nhiệt cần có cường độ tương đối lớn để chịu tải trọng
cần thiết, đồng thời có hệ thống có hệ số dẫn nhiệt để thoả mãn yêu cầu cánh nhiệt cho
công trình. Loại này cí cường độ nén Rnén = 35÷100daN/cm3 và khối lượng thể tích
mvbk ¿ 600÷1400 kg/m3 .
+ Bê tông công trình cần thoả mãn chủ yếu yêu cầu chịu lực : Rnén = 150÷400
daN/cm3 , mvbk ¿ 1400÷1800 kg/m3.
18
- Theo cấu trúc có:
+ Bê tông nhẹ cấu trúc đặc, còn gọi là bê tông vữa đặc, trong đó phần rỗng giữa csc
hạt cốt liệu rỗng được lấp đầy bằng vữa cát nhẹ hoặc cát thường hoặc phối hợp hai loại
cát đó.
+ Bê tông nhẹ cấu trúc bán đặc , còn gọi là bê tông nhẹ vữa rỗng, trong đó phần
vữa cũng được tạo rỗng theo phương pháp tạo bọt, tạo khí hay ngậm khí có dùng cát
hoặc không dùng cát.
+ Bê tông nhẹ cấu trúc rỗng lớn (phần rỗng giữa các hạt cốt liệu để hổng) được tạo
nên bằng cách liên kết khối các hạt cốt liệu rỗng bằng hồ xi măng thường không dùng
cát nên gọi là bê tông nhẹ cấu trúc rông lớn không cát và để giảm lượng dùng xi măng
có thể dùng các loại phụ gia khoáng nghiền mịn.
- Theo loại cốt liệu rỗng, chia làm hai loại:
+ Bê tông cốt liệu tự nhiên
+ Bê tông cốt liệu nhân tạo
- Ngoài ra có thể phân loại theo chất kết dính được sử dụng: vôi-silic, xi măng,…
Trên thế giới có một số cách phân loại bê tông nhẹ theo ASTM C 330 và ASTM C332.

1.2.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng bê tông nhẹ trên thế giới và ở Việt Nam
a. Tình hình nghiên cứu và sử dụng bê tông nhẹ trên thế giới
Ở các nước công nghiệp phát triển vật liệu bê tông nhẹ được sử dụng rất phổ biến
trong các lĩnh vực khác nhau với mục đích giảm tải trọng bản thân công trình, cách
âm, cách nhiệt tốt,… Bê tông nhẹ được sử dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong xây
dựng công trình. [10]
- Bê tông nhẹ có khối lượng thể tích thấp với phương pháp đổ tại chỗ:
+ Cách nhiệt cho mái nhà, mái hiên và mái dốc che mưa.
+ Tấm lát sàn nhà nhiều tầng và gắn vật liệu ưa thích trên vòm bê tông nhẹ có thép,
nhịp ngắn và tấm bê tông cốt thép và cốt thép ứng dụng trước.
+ Lớp cách ly của tường có lỗ cho nhà kho lạnh và kết nối không chịu được lực của
nhà ở khác.
+ Tường ngăn lửa - được bơm ở giữa các mô đun nhà đã xây dựng.
+ Lót và lấp đầy các bệ đỡ tường có đường kính lớn và các thùng được chôn, làm
móng và lấp đầy cho thùng nhựa có cốt sợi thủy tinh hoặc thùng thép, ở trên và ở dưới.
+ Lớp cách ly của ống dưới đất dùng cho tuyến nóng và tuyến lạnh.
Bê tông nhẹ có khối lượng thể tích thấp với phương pháp đúc trước:
19
+ Các khối cách ly cho tường bê tông hoặc tường xây dựng.
+ Làm mái và mái.
+ Panel chống cháy và tường ngăn lửa lắp ghép.
Bê tông nhẹ kết cấu với phương pháp đúc tại chỗ:
+ Tấm lát sàn cách âm trong nhà ở.
+ Trên ván khuôn vĩnh cửu bằng thép hoặc ván khuôn bằng gỗ tạm thời trong kết
cấu sàn nhà nhiều tầng.
+ Bảo vệ chống cháy cho thép kết cấu.
+ Tường chịu lực, sàn mái, móng đổ tại chỗ bằng bơm cho nhà giá rẻ, khối xây.
Bê tông hợp nhẹ kết hợp với phương pháp trước:
+ Đúc tường có cốt là lưới thép, mái nhà và panel sàn
Với nhiều đặc tính tốt, sản phẩm bê tông nhẹ đã được khẳng định và đứng vững trên
thị trường thế giới. Chính nhu cầu sử dụng một khối lượng lớn snar phẩm bê tông nhẹ
như vậy nên đã tạo điều kiện thuc đẩy phát triển công nghiệp bê tông nhẹ ở nhiều nước
trên thế giới đặc biệt là các nước Mỹ, Nga , Đức,…

Bảng 1. 1 Một số ứng dụng của bê tông nhẹ cho các công trình trên thế giới

Tên công trình Mục đích sử dụng

1. Oaklan, CA-xây dựng tại Cypren 76.300 m3 giảm lún của đường và nâng
expressway Dự án – Califonia Dot cao đường

2. Mương Tiên Bắc LosAngeles cống


thay thế (LAMORS) 64.092 m3 lấp hàng trăm năm cho PCP
Sở giao thông công chính LosAngeles

3. Trụ 8, Boston, MA – Trung tâm 59.514 m3 để ổn định đất và giảm tải


thương mại thế giới, chính quyền cảng tọng lên cọc
Massachunsett

4. Sân bay Egress Ramps Logan Bostom 25.170 m3 các đường vào cầu cho địa
Tunnen Teal Williams dự án CA/T hình chịu tải trọng
20

5. Chỗ đỗ xe cáo cấp và chợ Thay thế cho 12017 m3 đất yếu được dọn
Marthampton, MA Trof Reality Crarnett đi

6. Tunen cho nước chảy sông Missouri 9156 m3 đổ hàng năm cho 4569 m của
Thành phố KanSann, Misouri ống có đường kính tỏng 2,28m
Sở kiểm tra nước và môi trường

a. Tình hình nghiên cứu và sử dụng bê tông nhẹ ở Việt Nam


21
Năm 1982 GS. Nguyễn Mạnh Kiểm đã nghiên cứu, sử dụng xỉ than làm cốt liệu cho bê
tông nhẹ, đến 1985 tác giả tiếp tục triển khai đề tài và đưa ra sản phẩm cấu kiện dạng
tấm lắp ghép làm mái cho công trình xây dựng. Từ 1984-1986 tác giả Lê Hữu Đỗ và
Nguyễn Đăng Do đã nghiên cứu sử dụng tro nhiệt điện để chế tạo hạt cốt liệu rỗng sỏi
tro nhân tạo không nung. Từ loại cốt liệu xỉ tro không nung này, tác giả đã ứng dụng
trong chế tạo bê tông nhẹ. Đầu những năm 90 công ty Bemes đã sản xuất thành công
cốt liệu rỗng nhân tạo keremzit thỏa mãn tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6220-97.
Năm 2001, bằng một công trình nghiên cứu khá đầy đủ về BTK sử dụng keramzit của
BEMES, tác giả Nguyễn Văn Đỉnh đã nghiên cứu ảnh hưởng của tính chất và thành
phần cốt liệu, cũng như điều kiện khí hậu nóng ẩm của nước ta đến hầu hết các tính
chất của BTK chịu lực có độ sụt thấp. Công trình nghiên cứu này đã xác định được các
thông số công nghệ chế tạo BTK: nên sử dụng máy trộn cưỡng bức để trộn HHBT; xác
lập được công nghệ trộn hai giai đoạn và thời gian chờ của HHBT không nên quá 45
phút; thời gian đầm hợp lý từ 15  45 giây tuỳ theo độ sụt; xác định được các thông số
trong công nghệ đầm lại; vv...
Tính chất biến dạng và chế độ dưỡng hộ BTK trong điều kiện khí hậu Miền Bắc Việt
Nam đã được nghiên cứu. Từ kết quả nghiên cứu về biến dạng thể tích của BTK mác
150-200, hỗn hợp bê tông có độ sụt 6  8cm tác giả đã rút ra các nhận xét sau:
''BTK co ngót nhiều hơn bê tông nặng có cùng mác, trị số độ co của BTK giảm khi
mác bê tông tăng. Trong điều kiện khí hậu nước ta bê tông nhẹ keramzit sau khi tạo
hình, nếu không được bảo dưỡng sẽ bị mất nước, đặc biệt vào những ngày hè. Tốc độ
mất nước càng nhanh, lượng hồ xi măng càng lớn thì tốc độ co mềm của bê tông càng
lớn. Giá trị co ngót đạt cực đại trong 5 giờ đầu đối với mẫu có mô đun hở Mh = 30 m -1
từ 1,153  1,367 mm/m mùa hè, còn mùa đông sau 7h đạt từ 1,1  1,27 mm/m. Mẫu
được phủ kín có giá trị co mềm đạt rất thấp, từ 0,265  0,364 mm/m vào mùa hè, và từ
0,22  0,36mm/m vào mùa đông, tuỳ theo mác bê tông. Do đặc điểm của khí hậu nóng
ẩm nước ta, bê tông keramzit không chỉ có biến dạng co mà còn nở mềm. Quá trình nở
mềm xảy ra ngay sau khi co mềm kết thúc và có thể kéo dài vài giờ sau đó trong mùa
hè, nhưng giá trị nở mềm nhỏ hơn nhiều so với bê tông nặng cốt liệu đặc chắc’’.
22
Năm 2001, Nguyễn Tiến Đích, Nguyễn Đăng Do và các cộng tác viên đã thực hiện
một chương trình nghiên cứu khá đầy đủ về vật liệu nhẹ dùng cho nhà và công trình,
trong đó có phần nghiên cứu về BTK chịu lực. Đề tài chủ yếu nghiên cứu khảo sát các
tính chất cơ lý của kết cấu BTK chịu lực chế tạo từ HHBT có độ sụt thấp. Các tác giả
đã cho thấy khả năng ứng dụng tốt của BTK với cường độ nén từ 150  300 daN/cm2,
khối lượng thể tích từ 1600  1800 kg/m3, trong chế tạo các kết cấu chịu lực. Không
những tính chất công nghệ và ứng xử của bê tông keramzit dưới tác dụng của tải trọng
được nghiên cứu, mà phương pháp tính toán kết cấu BTK cũng đã được đề xuất. Việc
ứng dụng thử làm dầm sàn cho công trình Trụ sở Công ty bê tông xây dựng Hà Nội
cho thấy các thông số công nghệ đã xác lập là phù hợp với thực tế thi công.
Để góp phần mở rộng phạm vi sử dụng BTK, một số công trình khác đã và đang được
các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu như khả năng chế tạo BTK vận chuyển bằng
bơm, công nghệ tái đầm chặt BTK, công nghệ chế tạo BTK cấu tạo rỗng, vv...
Một số nhóm sinh viên thuộc Trường ĐHKT Hà Nội đã tiến hành một số nghiên cứu
về BTK chịu lực. Công trình nghiên cứu đã xác lập được công nghệ tái đầm chặt để
chế tạo BTK có độ sụt (6  8cm), mác theo cường độ chịu nén M15 và M20, khối
lượng thể tích khô 1500 – 1700 kg/m3. Sử dụng bàn rung tiêu chuẩn tạo mẫu bê tông
nặng trong phòng thí nghiệm, hai thông số quan trọng đã được xác định là thời điểm
và thời gian đầm lại mẫu BTK. Thời điểm đầm lại phụ thuộc thời gian đông kết của bê
tông; Thời gian đầm lại phụ thuộc tỷ lệ N/X; sau khi đầm lại hợp lý, cường độ nén của
BTK tăng khoảng 5  15% tuỳ theo tỷ lệ N/X. Tỷ lệ N/X càng lớn, hiệu quả tăng
cưòng độ do đầm lại càng tăng. Từ một cấp phối BTK mác M30, nhóm nghiên cứu đã
chứng minh bằng thực nghiệm rằng, khi sử dụng thêm cốt sợi thuỷ tinh hoặc sợi PP
phân tán với hàm lượng và chiều dài nhất định, sẽ có hiệu quả trong việc giảm phân
tầng và co ngót cho BTK tự lèn.
Nhận thức được đặc tính ưu việt của BTK chịu lực nên gần đây, ở nước ta, một số đơn
vị đã mạnh dạn đầu tư nghiên cứu và triển khai sản xuất BTK chịu lực với nguồn sỏi
nhẹ trong nước hoặc nhập từ Trung Quốc. Sản phẩm đã được ứng dụng trong xây lắp
và cải tạo một số công trình như: sàn và chân tường Nhà hát Lớn (BTK mác M30); sàn
mái đổ liền khối, kết cấu 3D, dầm và cột, công son khách sạn Hintơn, khách sạn
Fortuna, Hà Nội Club... với BTK cấp độ bền B20, B25.
Ở Việt Nam năm 2008, sẩn phẩm bê tông nhẹ cụ thể là bê tông khí chưng áp của công
ty Q-CON Thái Lan sản xuất, được nhập khẩu và sử dụng ở Việt Nam, trên cơ sở đó
đã nghiên cứu xây dựng và công bố tiêu chuẩn kĩ thuật quốc gia về bê tông nhẹ như
TCVN 9030:2011 – Bê tông nhẹ - gạch bê tông bọt, không chưng áp .
23
Hiện nay sản phẩm bê tông nhẹ chủ yếu là khối xây (block), sử dụng để xây tường bao
che và tường ngăn không chịu lực cho các công trình xây dựng (nhà ở, khách sạn,
bệnh viện, trường học, trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, nhà công nghiệp...)
Theo báo cáo của Vụ vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng năm 2014, gạch bê tông nhẹ đạt
khoảng 28,6% so với tổng số gạch xây không nung.
Về gạch bê tông khí chưng áp AAC [10]: trên toàn quốc đã có khoảng 22 doanh
nghiệp đầu tư với tổng công suất thiết kế 3,8 triệu m 3/năm. Trong đó có 9 dự án (tổng
công suất 1,5 triệu m3 – tương đương 945 triệu viên/năm), giá trị đầu tư khoảng 1,000
tỷ đồng đi vào sản xuất năm 2012. Ngoài ra còn 13 dự án đang làm thủ tục đầu tư với
tổng công suất 2,3 triệu m3/năm. Về gạch bê tông bọt: hiện nay có 17 cơ sở sản xuất
với tổng công suất hơn 190.000m3, giá trị đầu tư khoảng 120 tỷ đồng. Tình hình sản
xuất gạch nhẹ chỉ đạt 20-30% công suất, chỉ duy nhất một công ty đạt gần 50% công
suất. Tình hình tiêu thụ gạch nhẹ cũng rất hạn chế , đa số tiêu thụ được 50-60% sản
lượng, đơn vị tiêu thụ tốt nhất cũng chỉ đạt 90-95% sản lượng, một số doanh nghiệp
không tiêu thụ được nên đã phải ngừng sản xuất. Từ khi được sản xuất ở Việt Nam đến
nay, các loại bê tông nhẹ chủ yếu là các sản phẩm bê tông bọt chưng áp hoặc không
chưng áp, một số công ty đã sản suất gạch bê tông polystyrene. Các loại vật liệu này
đã được sử dụng trong hàng trăm công trình xây dựng lớn, nhỏ. Có thể nêu một số
công trình, dự án cụ thể:
- Indochina Hanoi Plaza – 293 Xuân Thủy Hà Nội, chủ đầu tư Indochina Land
(Singapor). Dự án có tổng diện tích xây dựng 60.208 m 2, gồm một tòa nhà văn phòng
16 tầng, 2 tòa nhà chung cư căn hộ cao cấp 32 và 36 tầng.
- Tòa nhà 27 tầng Tổ hợp chung cư và dịch vụ thương mại Ocean View Manor tại Bà
Rịa - Vũng Tàu. Đây là dự án 27 tầng sử dụng 100% gạch bê tông khí chưng áp, tổng
khối lượng xây tường và vách ngăn là 6.000 m 3 gạch, sử dụng cả 2 loại sản phẩm bê
tông khí chưng áp là: tấm LC panel và gạch V-block.
- Nhà Quốc hội – Ba Đình, Hà Nội sử dụng các tấm LC- panel của công ty Vương Hải.
- Công trình Nhà máy pin năng lượng mặt trời First Solar (Mỹ) tại KCN Đông Nam –
Củ Chi – TP HCM. Công trình sử dụng khối lượng lớn gạch bê tông khí chưng áp
(20.000 m3) để xây toàn bộ tường bao và tường ngăn.
- Khu nhà ở CNCNV PVC-IC. Khu nhà ở CNCNV PVC-IC tọa lạc ở 242 Nguyễn Hữu
Cảnh, Phường Thắng Nhất, TP Vũng Tàu với tổng vốn đầu tư gần 318 tỷ đồng.
- Khách sạn 5 sao Pullman Saigon Center. Khách sạn 5 sao Pullman Saigon Center tọa
lạc trên đường Trần Hưng Đạo, Pullman Saigon Center bao gồm 3 tầng hầm và 24
tầng cao, với những yêu cầu khắt khe về khả năng cách âm, cách nhiệt chống cháy
24
cũng như cường độ khối xây. Gạch bê tông nhẹ là sự lựa chọn phù hợp nhất cho các
tính năng trên.
- Công trình nhà ở CBCNV Bộ Tư Lệnh Bộ Đội Biên Phòng, nằm trên trục đường
Nguyễn Văn Công, gồm 2 khối nhà với 408 căn hộ và tổng diện tích sàn hơn 46.000
m2. Mỗi khối nhà cao 14 tầng, sử dụng bê tông nhẹ xây toàn bộ tường bao che và
tường ngăn.

Hình 1. 3 Tòa nhà Quốc hội – công trình tiêu biểu sử dụng bê tông nhẹ

Ngoài ra bê tông nhẹ còn được sử dụng để xây hàng trăm công trình khác trên khắp cả
nước. Khi sử dụng bê tông nhẹ, hiệu quả kinh tế kỹ thuật mang lại trong quá trình xây
dựng và sử dụng công trình sau này như tiết kiệm khối lượng bê tông, cốt thép cho
phần gia cố móng và các kết cấu công trình ở những nơi có nền đất yếu, chi phí vận
chuyển , sử dụng máy, xử lý cách âm, cách nhiệt trong giai đoạn khai thác và vận
hành.
Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về bê tông nhẹ như đề tài nghiên cứu của GS.TS.
Nguyễn Tiến Đích – Nghiên cứu sử dụng vật liệu nhẹ cho nhà và công trình, PGS.TS
Nguyễn Mạnh Phát – Nghiên cứu chế tạo blcok nhẹ từ bê tông khí dùng trong xây
dựng nhà cao tầng; TS. Nguyễn Văn Đỉnh – Nghiên cứu chế tạo bê tông nhẹ Kezamit
cấu trúc rỗng; Nguyễn Trọng Lâm, Phạm Hữu Hanh – Nghiên cứu nâng cao chất
lượng bê tông khí chưng áp sử dụng cho nhà siêu cao tầng ở Việt Nam. Tuy nhiên việc
nghiên cứu chế tạo bê tông nhẹ sử dụng cốt liệu polystyrene tái chế hiện nay chưa có
và có ý nghĩa thực tiễn cao.
Các nghiên cứu về Bê tông nhẹ cốt liệu rỗng Polystyrene đã được thực hiện tại Việt
Nam, tuy nhiên, cho đến nay loại vật liệu này vẫn chưa được ứng dụng nhiều trong
thực tế. Từ năm 2015, Công ty Cổ phần tường nhẹ Nucewall và công ty An Quý Hưng
25
đã nghiên cứu và sản xuất tấm tường nhẹ sử dụng bê tông cốt liệu rỗng Polystyrene,
sản phẩm bước đầu đã được dùng trong các công trình xây dựng dân dụng và công
nghiệp. Việc sử dụng tấm tường nhẹ này trong các công trình bước đầu mở ra triển
vọng có thể ứng dụng đại trà làm cấu kiện bao che thay thế cho các sản phẩm truyền
thống như: tường gạch đất sét nung, tường dùng xi măng cốt liệu và tường sử dụng bê
tông khí chưng áp.

1.3. TÍNH CHẤT CỦA BÊ TÔNG NHẸ CỐT LIỆU RỖNG.


1.3.1. Tính công tác của hỗn hợp bê tông nhẹ
Có các phương pháp khác nhau để xác định tính công tác của hỗn hợp bê tông. Tuy
nhiên, mỗi phương pháp chỉ xác định ở một khía cạnh cụ thể và không có một phương
pháp nào có thể xác định được toàn bộ tính công tác của hỗn hợp bê tông (Neville,
2011). Tính công tác của hỗn hợp bê tông là một đặc tính bao gồm các yêu cầu về độ
nhớt, độ kết dính, độ ổn định, độ lưu động, khả năng bơm, khả năng lèn chặt, đổ khuôn
và hoàn thiện bề mặt, (Sabaa và Ravindrarajah, 1999). Tính công tác của hỗn hợp bê
tông và một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng ứng dụng của loại bê tông này.
Bê tông có tính công tác tốt phải thỏa mãn yêu cầu về độ chảy, khả năng biến dạng,
khả năng lấp đầy ván khuôn tốt và khả năng chống lại sự phân tầng để có sự phân bố
đồng đều của hỗn hợp cốt liệu và khả năng điền đầy quan cốt thép trong bê tông ( Wu
và cộng sự, 2009). Thông thường, sự hút nước cao của bê tông dùng cốt liệu nhẹ
(LWA), do sự xuất hiện của các lỗ rỗng lớn trong cốt liệu, làm giảm tính công tác của
hỗn hợp bê tông. Tuy nhiên, khả năng hút nước của hạt polystyrene rất thấp do nó
được cấu tạo bởi cấu trúc tế bào kín (Tang và cộng sự, 2008b).
Tính công tác và khối lượng thể tích của bê tông polystyrene phụ thuộc chủ yếu vào
lượng dùng hạt EPS. Khi tăng lượng dùng EPS khối lượng thể tích của hỗn hợp bê
tông giảm đồng thời tính công tác giảm. Mức giảm tính công tác của hỗn hợp bê tông
tăng khi tăng kích thước hạt EPS.
Khi tăng độ xòe của hồ xi măng hay tăng hệ số dư hồ đều làm tăng độ sụt giảm độ
cứng của hỗn hợp bê tông polystyrene. Hỗn hợp bê tông có hệ số dư hồ nhỏ khá rời
rạc, hồ xi măngg trong hỗn hợp này chỉ đủ để hình thành một lớp mỏng bao quanh các
hạt cốt liệu chứ không đủ để điền đầy các lỗ rỗng giữa hạt. Tính công tác của hỗn hợp
bê tông polystyrene có khối lượng thể tích lớn nhạy cảm hơn với sự thay đổi độ xòe
của hồ xi măng. Điều này một phần có thể giải thích là do sự thay đổi hệ số dư hồ khi
chuyển sang sử dụng hồ xi măng có độ xòe cao hơn của các cấp phối bê tông có khối
lượng thể tích lớn hơn là lớn hơn.
26
Khi thay đổi tỉ lệ N/CKD hay lượng dùng nước của hỗn hợp bê tông, độ xòe của hồ xi
măng thay đổi khi đó nếu muốn giữ nguyên khối lượng thể tích của bê tông thì hệ số
dư hồ cũng thay đổi. Mặt khác khi sử dụng phụ gia tỷ lệ N/CKD để vữa xi măng đạt
cùng độ xòe phụ thuộc rất nhiều vào bản chất và lượng dùng phụ gia. Vậy nên để đảm
bảo tính công tác của hỗn hợp bê tông polystyrene nên điều chỉnh hai thông số bao
gồm độ xòe của hồ và hệ số dư hồ.
Việc thay thế một phần xi măng bằng phụ gia khoáng Silicafume không những làm
tăng lượng dùng của hồ xi măng mà còn làm tăng hệ số dư hồ của hỗn hợp bê tông
(trong điều kiện giữ cố định khối lượng thể tích) và do đó cải thiện tính công tác hỗn
hợp bê tông polystyrene. Để đạt được cùng độ sụt của hỗn hợp bê tông các cấp phối có
hệ số dư hồ thấp đòi hỏi vữa có độ xòe cao.
1.3.2. Khối lượng thể tích của bê tông
Với bê tông thường, khối lượng thể tích không đặt ra là một chỉ tiêu cần khống chế
như đối với bê tông nhẹ [2]. Khối lượng thể tích của bê tông EPS được xác định theo
công thức:
ρKh = ρeps.φ + ρv.(1- φ)
Công thức trên cho thấy muốn giảm khối lượng thể tích thì cần giảm 𝜌𝑒𝑝𝑠, 𝜌𝑣 hoặc tăng
cốt liệu EPS. Giảm 𝜌𝑒𝑝𝑠 bằng cách dùng cốt liệu có kích thước lớn, tuy nhiên nếu sử
dụng hạt có kích thước lớn sẽ gây ra hiện tượng phân tầng, mặt khác cốt liệu EPS nhẹ
khối lượng thể tích giữa các kích thước hạt chênh lệch nhau không nhiều nên ta vẫn ưu
tiên sử dụng hạt có kích thước nhỏ để đảm bảo không phân tầng. Tăng tức là giảm
tương ứng thể tích lượng pha nền trong bê tông, mà cường độ chịu nén của bê tông lại
phụ thuộc chủ yếu vào cường độ pha nền, do đó làm giảm cường độ chịu nén của bê
tông. Ngoài ra cũng có thể giảm khối lượng thể tích bê tông bằng cách sử dụng một số
phương pháp khác như: cải thiện cấp phối hạt cốt liệu, chọn tỷ lệ phối hợp hợp lý giữa
các cấp hạt và giảm khối lượng thể tích phần vữa nhờ sử dụng cát nhẹ, sử dụng xi
măng mác cao, tạo rỗng cho vữa…
Mối quan hệ giữa tỷ lệ thể tích bê tông nền, tỷ lệ thể tích cốt liệu EPS, khối lượng thể
tích bê tông polystyrene rất mật thiết. Do đó, nghiên cứu tính chất của bê tông
polystyrene kết cấu có thể thông qua việc nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ thể tích bê
tông nền.
1.3.3. Cường độ nén
Cấp phối bê tông trong thí nghiệm được lựa chọn theo hai bước. Trước tiên lựa chọn
tỷ lệ N/CKD phụ thuộc vào loại và lượng dùng phụ gia khoáng sao cho đảm bảo tính
công tác của của hỗn hợp bê tông. Lượng dùng cốt liệu polystyrene hay hệ số Kd được
tính toán để đảm bảo khối lượng thể tích cho trước. Hỗn hợp bê tông đực trộ bằng máy
27
và tạo hình thủ công (không sử dụng đầm rung). Bảo dưỡng mẫu bê tông polystyrene
được thực hiện trong điều kiện tiêu chuẩn. Các cấp phối được sử dụng xi măng Nghi
Sơn PC40 cốt liệu polystyrene tái chế. Song song với việc đúc mẫu bê tông tiến hành
đúc các mẫu xi măng đối chứng. Các mẫu xi măng này được đúc và bảo dưỡng trong
điều kiện tiêu chuẩn.
Một trong những đặc tính cơ học của bê tông là cường độ nén. Do liên kết thấp giữa bề
mặt EPS và đá xi măng, bản chất kỵ nước và độ bền cơ học của cốt liệu EPS có sự
giảm cường độ nén của bê tông khi sử dụng cốt liệu EPS. Cường độ của bê tông có thể
được cải thiện bằng cách gia nhiệt các hạt EPS ở nhiệt độ 130 °C trong 15 phút. Ngoài
ra giảm kích thước hạt EPS có thể nâng cao cường độ. Cường độ nén có thể dao động
từ 2 MPa đến 35 MPa trong đó đó kích thước và tỷ trọng hạt EPS có thể dao động từ
2,5 đến 6,3 mm và 150-300 kg/m3.
Ứng suất truyền trong bê tông EPS hoàn toàn khác với bê tông thường (NWC). Cốt
liệu EPS có độ cứng kém hơn vữa, điều này sẽ gây ra sự phân bố ứng suất bên trong bê
tông khác nhau so với bê tông thường. Ngoài ra vùng phá hoại và vùng chuyển tiếp
cho bê tông EPS khác với NWC. Do độ bền kéo của NWC cao hơn so với vữa ở bề
mặt xung quanh, sự phá hoại xảy ra xung quanh các hạt cốt liệu không giống như bê
tông EPS.
1.3.4. Cường độ uốn
Cường độ uốn được định nghĩa là ứng suất lớn nhất mà vật liệu đạt được khi phá hoại
do tải trọng uốn ba hoặc bốn điểm (Saika và de Brito, 2012). Chen và Liu (2004) đã
nghiên cứu đặc tính uốn của bê tông EPS với cường độ nén và tỷ trọng tương ứng dao
động từ 10 đến 25 MPa và 800-1800 kg/m 3. Cũng có thế thêm nhũ tương cao su
Styrene Butadiene (SB) vào bê tông EPS để cải thiện liên kết giữa các hạt EPS và đá
xi măng cũng như cường độ kéo và cường độ uốn của bê tông EPS. Có áp dụng sự kết
hợp giữa bảo dưỡng khô và bảo dưỡng ẩm đối với bê tông EPS biến tính polyme. Kết
quả đã cho thấy, đã có sự cải thiện rất lớn cường độ của bê tông EPS khi sử dụng
polymer biến tính (SBR) và biện pháp bảo dưỡng khô-ẩm, đặc biệt là cường độ uốn.
Họ cũng kết luận rằng cường độ nén của bê tông EPS biến tính polyme tăng dần đều
thậm trí sau 28 ngày so với bê tông EPS bình thường. Tương tự như cường độ nén, kết
quả độ bền uốn của đá xi măng hỗn hợp cũng được nghiên cứu khi sử dụng 3 loại EPS
tái chế được đánh giá mối quan hệ giữa tỷ lệ và khối lượng thể tích (Laukaitis và cộng
sự. (2005)).
1.3.5. Độ hút nước bão hòa
Độ hút nước của bê tông polystyrene được xác định theo TCVN 3113:1993. Độ hút
nước giảm khi tăng khối lượng thể tích của bê tông. Các hạt EPS không hút nước nên
28
độ hút nước của bê tông phụ thuộc vào độ hút nước của đá xi măng. Bên cạnh đó một
yếu tố ảnh hưởng lớn đến độ hút nước là cấu trúc của bê tông. Các cấp phối với hệ số
dư vữa thấp có cấu trúc hốc rỗng. Các hốc này sẽ làm tăng đáng kể độ hút nước của bê
tông Polystyrene. Theo chiều tăng của hệ số dư vữa, thể tích các hốc rỗng giảm dần do
đó độ hút nước cũng được cải thiện. Khi bê tông có cấu trúc liên tục độ hút nước tiến
tới giá trị bằng và nhỏ hơn độ hút nước của vữa xi măng. Chính vì vậy để cải thiện độ
hút nước của bê tông Polystyrene có khối lượng thể thấp cần tăng hệ số dư vữa. Còn
đối với bê tông Polystyrene có khối lượng thể tích cao thì cần giảm độ hút nước của
vữa. Mặc dù độ hút nước của bê tông Polystyrene với khối lượng thể tích khác nhau
dao động mạnh nhưng độ ẩm cân bằng của bê tông ít dao động.
1.3.6. Độ hút nước mao quản
Độ hút nước mao dẫn (CWA) của bê tông là hiện tượng nước được được hấp thụ vào
bê tông thông qua các lỗ rỗng mao quản (Khatib và cộng sự, 2013; Khatib và Clay,
Năm 2004). Babu và cộng sự (2006) cho thấy do sự co ngót của hạt EPS, CWA của bê
tông tăng lên khi hàm lượng EPS trong bê tông tăng lên. Điều này có thể được kết luận
rằng việc sử dụng EPS trong vữa làm giảm độ hút nước do hoạt động của mao quản
(Ferr ández-Mas và García-Alcocel, 2013). Các nghiên cứu gần đây của (Herki, 2017)
cho thấy, thường sự hút nước cao hơn khi hàm lượng EPS tăng (nghĩa là giảm khối
lượng thể tích của bê tông) ở giai đoạn cuối khi thí nghiệm độ hút nước mao quản. Tuy
nhiên, không có sự khác biệt đáng kể giữa CWA của hỗn hợp bê tông có sử dụng cốt
liệu SPS với hàm lượng khác nhau trong 5 phút đầu thí nghiệm.
1.3.7. Sự phân tầng
Trong thực tế hỗn hợp bê tông là một hệ không đồng nhất bao gồm các thành phần có
khối lượng thể tích khác nhau. Hiện tượng phân tầng khiến cho cốt liệu có khối lượng
thể tích lớn có xu hướng dịch chuyển xuống dưới và hồ chất kết dính có xu hướng dịch
chuyển lên trên. Vì vậy hiện tượng phân tầng trong bê tông cần được hạn chế để dảm
bảo độ đồng nhất các tính chất của hỗn hợp bê tông và bê tông.
Hiện nay tiêu chuẩn quốc gia chưa có quy định về độ phân tầng đối với bê tông nhẹ
polystyrene. Đối với bê tông trộn sẵn, TCVN 9340:2012 quy định mức độ phân tầng
đối với bê tông được đánh giá thông qua độ tách nước và độ tách vữa.
Cốt liệu polystyrene phồng nở có khối lượng thể tích nhỏ hơn nhiều so với hồ xi
măng , do đó nguy cơ phân tầng trong quá trình tạo hình là lớn hơn so với bê tông
thường. Độ phân tầng của hỗn hợp bê tông phụ thuộc kích thước cốt liệu trong bê
tông. Hỗn hợp bê tông sử dụng hạt EPS có kích thước càng nhỏ thì khả năng phân tầng
của hỗn hợp càng cao.
29
Ở nghiên cứu này đánh giá sự ảnh hưởng của phụ gia điều chỉnh độ nhớt đến độ phân
tầng của hỗn hợp bê tông. Phụ gia điều chỉnh độ nhớt là một hợp chất hữu cơ có khả
năng làm giảm lượng nước tự do trong hỗn hợp khiến độ nhớt của hồ chất kết dính
tăng. Khi tăng lượng dùng sử dụng phụ gia biến tính độ nhớt thì độ nớt của hồ chất kết
dính tăng lên hạn chế sự dịch chuyển của các thành phần trong hỗn hợp bê tông.
Như vậy để giảm độ phân tầng của hỗn hợp bê tông thì cần giảm tính công tác của cấp
phối hoặc sử dụng phụ gia biến tính đô nhớt.
1.3.8. Hệ số dẫn nhiệt
Do chi phí năng lượng ngày càng tăng trong các tòa nhà, việc cách nhiệt của các công
trình xây dựng đã trở thành một vấn đề toàn cầu rất quan tọng. Độ dẫn nhiệt thấp của
bê tông nhẹ như bê tông EPS là một tỏng những lý do chính cho việc sử dụng tỏng xấy
dựng. Tính dẫn nhiệt của bê tông bị ảnh hưởng bởi các đặc tính của cốt liệu và bởi các
yếu tố khác bao gồm cả độ ẩm, tỷ trọng và nhiệt độ của bê tông. Nhiệt độ dẫn nhiệt
của bê tông cũng phụ thuộc vào chế độ bảo dưỡng và mức độ đầm nén. Sayadi và cộng
sự (2016) đã kết luận rằng việc tăng hàm lượng của EPS dẫn đến độ dẫn nhiệt thấp
hơn do đặc tính dẫn nhiệt kém của cốt liệu EPS. Độ dẫn nhiệt của bê tông nhẹ EPS
giảm khi bê tông nhẹ hơn. Do đó hệ số dẫn nhiệt của bê tông EPS được đánh giá là tỷ
lệ thuận với tỷ trọng của bê tông và hàm lượng hạt EPS. Có một mối quan hệ giữa
khối lượng thể tích khô của bê tông (WC) và độ dẫn nhiệt (λ), có nghĩa là sẽ có thể
đánh giá độ dẫn nhiệt của bê tông EPS dựa trên khối lượng thể tích của nó. Công thức
thực nghiệm của ACI 213R14 như sau:
λ = 0.086e0.00125.Wc,W/m.°C.
Trong đó: e = 2.71828
Wc: khối lượng thể tích khô của bê tông, kg/m3

1.4. CƠ SỞ KHOA HỌC NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG CỐT LIỆU NHẸ


POLYSTYRENE TRONG CHẾ TẠO BÊ TÔNG NHẸ.
Tính chất của bê tông polystyrene, bao gồm các tính chất của hỗn hợp bê tông và các
tính chất cơ lý của bê tông đã đóng rắn, có thể được nghiên cứu trong mối quan hệ ảnh
hưởng của tính chất cốt liệu EPS, tính chất bê tông nền và tỷ lệ giữa hai thành phần
trên
1.4.1. Cơ sở khoa học trong việc hạn chế phân tầng trong BTN CLR
Sự phân tầng do hiện tượng nổi lên của cốt liệu trong BTN CLR, đặc biệt đối với BTN
CLR có độ chảy cao hay có tính năng tự lèn, là yếu tố quan trọng ảnh hưởng quyết
định đến chất lượng của sản phẩm. Khả năng phân tầng của BTN CLR được đánh giá
30
theo hai phép đo: độ tách nước và tách vữa (tách CLR). Do CLR có khả năng hút
nước, lại có xu hướng nổi lên bề mặt trong thi công BT, nên độ tách nước của BTN
CLR khá nhỏ.
Giả thiết rằng các hạt rắn trong hỗn hợp BTN CLR có dạng hình cầu. Khi đó chuyển
động tương đối của các cấu tử có khối lượng thể tích hạt khác nhau trong hỗn hợp tuân
theo phương trình Stocke:
2
2.r .g. Δρ
v=
9.η (1)
Trong đó:
v - vận tốc chuyển dịch của hạt cốt liệu, (m/s);
r - bán kính của hạt cốt liệu, (m);
= m - h : chênh lệch khối lượng thể tích của pha nền và hạt, (kg/m3);
m- khối lượng thể tích của hồ hoặc vữa xi măng, (kg/m3);
h - khối lượng thể tích hạt cốt liệu, (kg/m3);
g - gia tốc trọng trường, (m/s2);
 - độ nhớt động lực của hồ hoặc vữa xi măng (Ns/m2).
Sự chuyển động của các cấu tử trong HHBT có thể ngược chiều nhau tuỳ theo dấu của
. Nếu quy ước chiều của trọng lực là dương thì các hạt nhẹ (có h nhỏ hơn m) sẽ có
vận tốc chuyển dịch mang dấu âm, nghĩa là chúng nổi dần lên trên theo chiều cao của
khối đổ.
Như vậy, để giảm sự phân tầng của bê tông khi tạo hình, có thể sử dụng các biện pháp
như: sử dụng cốt liệu nhẹ cỡ nhỏ (giảm r); dùng phụ gia cuốn khí hay tác nhân tạo bọt
hoặc tạo khí để giảm m; dùng phụ gia tăng độ nhớt  cho hồ xi măng; giảm bớt sự
chấn động khi tạo hình, kết hợp áp dụng công nghệ tái đầm chặt.
Để thực hiện điều đó, có thể sử dụng các biện pháp công nghệ riêng biệt hoặc thực
hiện đồng thời một số phương pháp khác nhau, nhằm mang lại hiệu quả lớn hơn cho
chất lượng sản phẩm cuối cùng.
a. Giảm kích thước cỡ hạt của CLR
Việc sử dụng CLR cỡ hạt nhỏ sẽ giảm đáng kể vận tốc nổi lên của hạt bởi sự phụ
thuộc bậc hai của vận tốc v vào bán kính hạt r (theo công thức 1). Mặt khác, với cùng
nguồn cốt liệu, khi kích thước hạt giảm thì khối lượng thể tích hạt sẽ tăng nên 
giảm, do đó vận tốc dịch chuyển v của CLR sẽ giảm. Hơn nữa, khi kích thước hạt giảm
thì cường độ hạt tăng, do đó cường độ của BTN CLR được cải thiện. Tuy nhiên khi đó
khối lượng thể tích của bê tông sẽ tăng nếu mật độ CLR trong bê tông không đổi.
31
Trong BTK chịu lực có độ chảy cao hay tự lèn, do lượng dùng xi măng lớn, mật độ
CLR giảm nên những nhược điểm hình thành do việc sử dụng CLR cỡ nhỏ có thể trở
thành thứ yếu so với những ưu điểm kỹ thuật đạt được.
b. Giảm chênh lệch về khối lượng thể tích của pha nền và hạt
Để giảm  thì việc giảm khối lượng thể tích của hồ CKD trong BTK chịu lực có độ
chảy cao là điều cần quan tâm bởi tỷ lệ pha nền trong loại sản phẩm này khá lớn. Về
nguyên tắc, có thể thực hiện các giải pháp sau để giảm :
- Sử dụng phụ gia khoáng mịn có khối lượng riêng thấp thay thế một phần xi măng.
Trong nhiều trường hợp việc sử dụng PGK phù hợp còn mang lại nhiều ưu điểm về
tính chất cơ lý và độ bền cho BTK.
- Sử dụng phụ gia cuốn khí hoặc chất tạo bọt để tạo cấu trúc rỗng cần thiết cho pha
nền. Xuất phát từ điều kiện này nên trong thực tế, việc sử dụng phụ gia cuốn khí, hoặc
loại phụ gia tổng hợp vừa giảm nước vừa cuốn khí, mang tính khả thi và thuận lợi hơn
nhiều so với việc sử dụng phụ gia tạo bọt. Chú ý rằng, bọt khí với hàm lượng phù hợp
và kích thước nhỏ không những giảm phân tầng, giảm khối lượng thể tích và hệ số
truyền nhiệt cho BT mà còn làm tăng độ lưu động và đặc trưng nhớt dẻo của hồ xi
măng, tăng khả năng chảy và tự lèn cho HHBT.
- Tăng khối lượng thể tích hạt của CLR. Những ưu và nhược điểm của việc giảm cỡ
hạt CLR đã được phân tích ở mục a. Có thể làm tăng h của CLR bằng phương pháp
cho nó hút nước trước khi trộn vữa bê tông. Do quá trình trao đổi nước giữa CLR và
nền xi măng nên giải pháp kỹ thuật này còn mang lại hiệu quả kỹ thuật xa hơn trong
vấn đề giảm co ngót và dưỡng hộ, cải thiện vi cấu trúc do đó nâng cao chất lượng cho
bê tông.
c. Tăng độ nhớt cho hồ xi măng
Độ nhớt  của hồ xi măng tăng lên sẽ làm giảm hiện tượng phân tầng CLR trong
HHBT. Tuy nhiên khi đó độ chảy của vữa bê tông cũng giảm do ứng suất cắt trong
hỗn hợp vật liệu tăng lên. Độ nhớt của hồ CKD phụ thuộc nhiều yếu tố: loại xi măng,
loại và hàm lượng phụ gia, trị số N/X hay N/B. Đối với BTN CLR tính phức tạp của
bài toán là ở chỗ: với một loại xi măng nhất định, cần phải lựa chọn và tính toán loại
phụ gia khoáng, phụ gia giảm nước, phụ gia biến tính độ nhớt và tỷ lệ nước-xi măng
để vữa BT có độ nhớt đủ nhỏ, độ chảy hợp lý nhưng ứng suất cắt phải đủ lớn để hạn
chế sự phân tầng tách nước, tách CLR. Hiện nay chưa có lời giải lý thuyết cụ thể cho
vấn đề này, đề tài sẽ tập trung vào ảnh hưởng của độ nhớt đến sự phân tầng trong BTN
CLR.
d. Sử dụng cốt sợi phân tán
32
Tương tự như bê tông nặng cốt sợi, cốt sợi phân tán trong BTN CLR có vai trò giảm
co ngót, tăng khả năng giữ nước, hạn chế vết nứt và bề rộng vết nứt, tăng độ bền va
đập và chỉ số dẻo dai cho BTN CLR... Trong nghiên cứu này, cốt sợi phân tán được sử
dụng như một phụ gia công nghệ nhằm mục đích chính là hạn chế phân tầng cốt liệu
nhẹ và giảm co ngót khi bê tông sự dụng với lượng CKD khá lớn.
Vai trò của cốt sợi trong việc giảm phân tầng của vữa BTN CLR được lý giải qua hai
hiệu ứng. Hiệu ứng thứ nhất liên quan đến sự phân tán ngẫu nhiên của sợi siêu mảnh
với tỷ lệ hướng sợi lớn, làm tăng khả năng giữ nước cho vữa xi măng và tạo mạng lưới
cản trở sự chuyển dịch nổi lên của các hạt CLR. Hiệu ứng thứ hai liên quan đến sự
tương tác của sợi có tỷ diện tích và năng lượng bề mặt lớn với nền vữa, làm tăng độ
nhớt động lực của vữa, tăng sự cố kết giữa các pha trong HHBT.
1.4.2. Cơ sở khoa học trong việc nâng cao cường độ của bê tông nhẹ sử dụng cốt
liệu Polystyrene.
Để bê tông polystyrene đạt được khối lượng thể tích yêu cầu, cốt liệu EPS được cho
vào hỗn hợp bê tông nền để làm giảm khối lượng thể tích của bê tông. Khi đó, vì cốt
liệu EPS có cường độ nhỏ, nên trong cấu trúc bê tông polystyrene, bê tông nền đóng
vai trò tạo thành khung chịu lực. Tính chất cơ học của bê tông polystyrene có thể được
cải thiện đáng kể khi bổ sung thêm silicafume, tro bay, cốt sợi vào bê tông nền làm
tăng lượng chất kết dính và cường độ của bê tông nền.
a. Ảnh hưởng của việc sử dụng phụ gia khoáng đến các tính chất của bê tông.
Hồ xi măng, bao gồm thể tích hồ và tính chất của hồ, có những ảnh hưởng
lớn đến tính chất của hỗn hợp bê tông. Nghiên cứu [18] đã cho thấy hệ số điền
đầy giảm làm giảm độ sụt hoặc tăng độ cứng của hỗn hợp bê tông. Vữa xi măng
trong các hỗn hợp bê tông này chỉ đủ để hình thành một lớp vỏ mỏng bao quanh
các hạt cốt liệu chứ không đủ để điền đầy lỗ rỗng giữa các hạt. Đó là do thể tích
hồ trong bê tông polystyrene cách nhiệt nhỏ hơn thể tích cốt liệu EPS, nên khi
giảm thể tích hồ để giảm khối lượng thể tích bê tông polystyrene thì cấu trúc bê
tông chuyển từ liên tục sang không liên tục. Chính việc hình thành cấu trúc không
liên tục này trong bê tông nhẹ cách nhiệt đã làm giảm mạnh tính công tác. Do đó,
nghiên cứu này đã sử dụng silicafume, tro bay làm phụ gia khoáng bổ sung vào thành
phần bê tông polystyrene có khối lượng thể tích thấp làm tăng hệ số điền đầy của bê
tông. Tuy nhiên, bê tông polystyrene kết cấu với khối lượng thể tích từ 1.400 kg/m³
đến 2.000 kg/m³ đã có cấu trúc liên tục, nên yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến các tính chất
của bê tông polystyrene kết cấu chính là tính chất của hồ xi măng.
Tính chất của hồ chịu ảnh hưởng lớn bởi tỷ lệ chất kết dính trên nước.. Sự có mặt của
tro bay làm giảm lượng nước yêu cầu của hỗn hợp bê tông, tăng cường độ tuổi dài
33
ngày, giảm khối lượng thể tích của bê tông. Nghiên cứu sử dụng chất kết dính là xi
măng phù hợp với tiêu chuẩn ASTM C150 loại I và tro bay F. Bê tông được thiết kế
theo tiêu chuẩn ACI-211.2. Các cấp phối bê tông polystyrene được thiết kế với việc
thay thế tro bay chiếm 50% tổng khối lượng của xi măng. Trong khi đó, nghiên cứu
đánh giá ảnh hưởng của silicafume đến sự phát triển cường độ chịu nén, cường độ bám
dính và một số tính chất của bê tông nhẹ sử dụng cốt liệu EPS như khả năng chống ăn
mòn. Các cấp phối thí nghiệm được thiết kế với lượng sử dụng silicafume tương ứng
là 3%, 5%, 9% theo khối lượng xi măng. Khối lượng thể tích hỗn hợp bê tông
polystyrene trong khoảng từ 1.500 kg/m³ đến 2.000 kg/m³, cường độ chịu nén đạt được
là từ 10 MPa đến 21 MPa. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy việc sử dụng silicafume
trong chế tạo bê tông nhẹ cốt liệu EPS đã làm tăng cường độ tuổi sớm ngày của bê
tông. Nghiên cứu cũng đưa ra kết luận rằng bê tông nhẹ kết cấu có mức khối lượng thể
tích và cường độ chịu nén đã nêu thì có khả năng chống thấm, chống ăn mòn, khả
năng chống thấm ion clo đạt yêu cầu cho việc sử dụng trong các công trình dân dụng.
b. Ảnh hưởng của việc sử dụng phụ gia siêu dẻo tới sự phát triển cường độ
của bê tông.
Tính công tác của hỗn hợp bê tông polystyrene cũng chịu ảnh hưởng của
rất nhiều yếu tố như lượng nước nhào trộn, hệ số dư vữa Kd.
Lượng nước nhào trộn bao gồm nước tham gia phản ứng thủy hóa với xi măng, nước
hấp thụ vào cốt liệu phụ thuộc vào tính chất bề mặt cốt liệu và nước tự do. Tăng lượng
nước trộn làm tăng tính công tác của hỗn hợp bê tông và giảm khối lượng thể tích,
đồng thời giảm cường độ chịu nén.
Nếu trong hỗn hợp bê tông có một lượng hỗn hợp vữa đủ để bao bọc các hạt cốt liệu
và lấp đầy phần rỗng cốt liệu để đẩy xa các hạt cốt liệu ra (𝐾𝑑 tăng) làm cho các hạt
cốt liệu ít có cơ hội tiếp xúc với nhau, lực ma sát khô sẽ giảm, tính lưu động của hỗn
hợp sẽ tăng, nếu lượng hỗn hợp vữa ít (𝐾𝑑 giảm), lực ma sát khô tăng, hỗn hợp sẽ kém
lưu động.
Vậy để tăng tính công tác cho hỗn hợp bê tông polystyrene thì có thể tăng hệ số dư
vữa 𝐾𝑑 và tỷ lệ N/X. Nhưng việc tăng tỷ lệ N/X sẽ dẫn đến giảm cường độ chịu nén
của bê tông polystyrene. Mặt khác, cốt liệu EPS có khối lượng thể tích rất nhỏ, nên khi
tăng N/X, cốt liệu EPS rất dễ nổi lên trên hỗn hợp tạo ra hiện tượng phân tầng. Vì vậy,
đề tài đã sử dụng thêm phụ gia siêu dẻo để làm giảm lượng nước trong hỗn hợp mà
vẫn giữ được tính công tác yêu cầu.
Việc sử dụng thêm phụ gia khoáng với độ mịn cao làm tăng nước của hỗn hợp bê tông
khiến cho cường độ của bê tông polystyrene giảm. Chính vì vậy, phụ gia siêu dẻo cần
34
được sử dụng trong thành phần bê tông nền để cải thiện tính công tác của bê tông
polystyrene mà giữ nguyên nước.
c. Ảnh hưởng của việc sử dụng sợi đến khả năng phân tầng của hỗn hợp bê
tông.
Polystyrene phồng nở (EPS) có khối lượng thể tích chỉ 8-20 kg/m3, do vậy khi sử
dụng trong bê tông các hạt EPS có xu hướng nổi lên bề mặt gây ra hiện tượng phân
tầng trong quá trình tạo hình. Đã có rất nhiều nghiên cứu để khắc phục sự phân tầng
của hỗn hợp bê tông này như Roy và cộng sự đã sử dụng phụ gia siêu dẻo kết hợp với
sợi phân tán để tránh sự phân tầng của hạt EPS tông.
Như vậy, sau quá trình tìm hiểu tổng quan về BTN CLR nhóm nghiên cứu nhận thấy:
có nhiều đề tài làm về bê tông nhẹ sử dụng hạt EPS nguyên sinh để chế tạo bê tông
nhẹ, và các nghiên cứu sử dụng EPS tái chế đã được thực hiện trong chế tạo vật liệu
gốm xốp các nhiệt, hiện nay chưa có nghiên cứu sử dụng EPS tái chế trong chế tạo bê
tông nhẹ. Chính vì vậy nhóm sinh viên chúng em quyết định chọn loại bê tông nhẹ
Polystyrene tái chế từ rác thải, vỏ hộp xốp để thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học. Đề
tài này vừa tạo ra được loại bê tông mới vừa góp phần giảm tải được một lượng rác
thải xốp khó phân hủy đang tràn lan trong môi trường sống xung quanh chúng ta.
35

CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN NGUYÊN VẬT LIỆU


VÀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Xi măng
Thị trường hiện nay có nhiều loại xi măng thương phẩm, chủ yếu là các loại xi măng
PC (PC30, PC40) xi măng PC hỗn hợp (PCB 30, PCB40). Tuy nhiên để tránh csc ảnh
hưởng khó kiểm soát của phụ gia trong xi măng đến tính chất của bê tông, nghiên cứu
đã chọn dùng xi măng PC. Để bê tông nền có được cường độ cao nghiên cứu đã tham
khảo một số tính chất của một số loại xi măng PC thương phẩm thương phẩm thyoong
dụng trên thị trường và đã chọn dùng PC40 Nghi Sơn. Các tính chất cơ lý của xi măng
[5][6][7] được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2. 1 Tính chất của xi măng
TT Chỉ tiêu cơ lý Đơn vị Kết quả
1 Khối lượng riêng g/cm3 2,94
2 Lượng sót sàng % 1,9
3 Độ dẻo tiêu chuẩn % 31,5
4 Thời gian đông kết
Bắt đầu phút 120
Kết thúc 165
5 Độ ổn định thể tích mm 1,7
6 Cường độ chịu uốn:
3 ngày Mpa 2,39
28 ngày 5,78
7 Cường độ chịu kéo:
3 ngày MPa 33,49
28 ngày 50,40
Bên cạnh một số tính chất trên, sau khi nghiên cứu phân tích thành phần của xi măng
đã có kết quả như sau:
36

2.1.2. Cốt liệu rỗng Polystyrene


Trong nghiên cứu này sử dụng hai loại cốt liệu rỗng là EPS nguyên sinh và EPS tái
chế có một số tính chất sau:
Bảng 2. 2 Tính chất hạt Polystyrene

Giá trị
Tính chất Đơn vị EPS nguyên sinh EPS tái
Loại hạt 1 Loại hạt 2 chế
Cỡ hạt mm 2,5 ÷ 5 1,25 ÷ 2,5 0,315 ÷ 5
Khối lượng thể tích đổ đống kg/m3 0,041 0,139 0,096
Khối lượng thể tích hạt kg/m3 6.9 23.3 20.8
37

Hình 2. 1 Cốt liệu rỗng EPS nguyên sinh và tái chế

2.1.3. Silicafume
Sử dụng Silicafume Elkem 920U có một số tính chất [8] được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 2. 3 Tính chất của Silicafume

Chỉ tiêu Giá trị

Kích thước cỡ hạt trung bình, µm 0.15

Chỉ số hoạt tính so với xi măng


10% 77.5
20% 82.67
30% 52.84
2.1.4. Phụ gia biến tính độ nhớt
Phụ gia điều chỉnh độ nhớt (HPMC) là các hợp chất hữu cơ có khả năng làm giảm
lượng nước tự do trong dung dịch và vì vậy làm tăng độ nhớt của bê tông. Trong hỗn
38
hợp hồ xi măng các chuỗi phân tử này đan xen vào nhau để đảm bảo sự ổn định của
hỗn hợp. Khi vậ tốc biến dạng trượt tăng lên các chuỗi phân tử có khả năng duỗi ra
theo hướng chảy làm giảm độ nhớt của hồ xi măng. Hiện tượng này đảm bảo sự ổn
định của hỗn hợp bê tông ở trạng thái tĩnh và đảm bảo độ linh động cần thiết của hỗn
hợp bê tông khi thi công. Nghiên cứu đã cho thấy ảnh hưởng trức tiếp của độ nhớt đến
tính công tác của hỗn hợp bê tông và cũng chỉ ra ảnh hưởng nhất định của thành phần
bê tông đến mối quan hệ trên. Đề tài sử dụng phụ gia dạng dẫn xuất của Methylcellulo,
khi hòa tan trong nước sẽ tạo nên những tính chất về chức hóa học khác nhau. Tính
chất của phụ gia biến tính độ nhớt theo công bố của nhà sản xuất như sau:
Bảng 2. 4 Tính chất của phụ gia biến tính độ nhớt.
TT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị
1 Độ pH - 5.0-7.5
2 Khối lượng riêng g/cm3 1-1.03
3 Phân tử lượng g/mol 8000
4 Độ nhớt (dung dịch 2%) mPa.s 60000
5 Kích thước hạt sót sàng 0.25 mm % 4.5

2.1.5. Phụ gia siêu dẻo.


Để tăng tính công tác cho hỗn hợp bê tông EPS thì có thể tăng hệ số dư vữa K d và tỷ lệ
N/X. Nhưng việc tăng tỷ lệ N/X sẽ dẫn đến giảm cường độ chịu nén của bê tông EPS.
Mặt khác cốt liệu EPS có khối lượng thể tích rất nhỏ nên khi tăng N/X cốt liệu EPS rất
dễ nổi lên trên hỗn hợp tạo ra hiện tượng phân tầng. Vì vậy đề tài sử dụng thêm phụ
gia siêu dẻo để làm giảm lương nước trong hỗn hợp mà vẫn giữ được tính công tác yêu
cầu.
Đề tài sử dụng phụ gia siêu dẻo ROADCON-SR 5000F. Tính chất của phụ gia siêu
dẻo theo công bố của nhà sản xuất như sau:
- Dạng lỏng
- Màu sắc: màu nâu
- Phù hợp theo tiêu chuẩn ASTM C494 loại F và G
- Liều lượng sử dụng: 0.3-1.5%/100 kg CKD

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.2.1. Phương pháp tiêu chuẩn
39
Các phương pháp thí nghiệm tiêu chuẩn được sử dụng chủ yếu để xác định các tính
chất kĩ thuật của vật liệu sử dụng trong nghiên cứu cũng như các tính chất của hỗn hợp
bê tông và bê tông. Các thí nghiệm được tiến hành nhằm thu thập thông tin cần thiết
trên cơ sở lựa chọn nguyên vật liệu sử dụng và đánh giá ảnh hưởng của các nguyên vật
liệu thành phần tới các tính chất cần quan tâm của đối tượng nghiên cứu. Các phương
pháp nghiên cứu tiêu chuẩn được sử dụng, cụ thể:
- Phương pháp xác định các chỉ tiêu cơ lý của xi măng
+ TCVN 6017:2015 Xi măng - phương pháp thử. Xác định lượng nước tiêu chuẩn,
thời gian đông kết và độ ổn định thể tích.
+ TCVN 4030:2003 Xi măng - phương pháp xác định độ mịn của bột xi măng.
+ TCVN 4030:2003 Phương pháp xác định khối lượng riêng của xi măng
+ TCVN 6016:2011 Xi măng - phương pháp xác định giới hạn bền uốn và nén
- Phương pháp xác định các chỉ tiêu cơ lý của phụ gia khoáng
+ TCVN 7131:2002 Xác định thành phần hóa học của phụ gia khoáng
+ TCVN 8827:2011 Xác định chỉ số hoạt tính của silica fume
- Phương pháp xác định các chỉ tiêu cơ lý của cốt liệu
+ TCVN 7572:2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa – Phương pháp thử
+ TCVN 7570:2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật
- Phương pháp xác định các tính chất của bê tông
+ TCVN 3105:1993 Đúc mẫu và bảo dưỡng mẫu
+ TCVN 3115-1993 Thí nghiệm khối lượng thể tích của bê tông được thực hiện.
+ TCVN 3118-2003 Phương pháp xác định cường độ nén

2.2.2. Phương pháp phi tiêu chuẩn


Ngoài các phương pháp nghiên cứu tiêu chuẩn được sử dụng, đề tài còn sử dụng một
số phương pháp thí nghiệm phi tiêu chuẩn tuy nhiên những phương pháp này đã được
các nhà khoa học trên thế giới và ở Việt Nam sử dụng và khẳng định có độ tin cậy
trong nghiên cứu. Một số phương pháp được sử dụng trong đề tài:
- Thành phần hạt của xi măng, SF được xác định bằng thiết bị phân tích hạt tia lazer-
LS Particle Size Analyzer.

2.3. NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN THÀNH PHẦN CẤP PHỐI BÊ TÔNG
Khối lượng thể tích của bê tông được quyết định bằng thể tích của Polystyrene sử
dụng. Vì khối lượng thể tích của hạt Polystyrene rất nhỏ nên có thể coi thể tích của
40
phần Polystyrene chiếm chỗ là phần thể tích rỗng của bê tông. Các bước tính toán
thành phần cấp phối bê tông nhẹ cốt liệu rỗng được thực hiện theo tài liệu hướng dẫn
thí nghiệm Vật liệu cách nhiệt như sau:
(1) Tính thể tích Polystyrene chiếm chỗ
 vbkho N
rb  1  (  )
Độ rỗng của bê tông có thể tính theo công thức: kc R

Thể tích của phần Polystyrene chiếm chỗ (thể tích rỗng) được tính:
V p  Vr  rb  V

Trong đó: V - là thể tích của hỗn hợp bê tông (thường tính cho 1 m 3 hoặc một mẻ
trộn)
rb - độ rỗng của bê tông
kc – Hệ số tính đến lượng nước liên kết hóa học với tổng thành phần chất
rắn ở trạng thái khô (trong tính toán sơ bộ lấy kc = 1.1)
 - thể tích riêng phần của hỗn hợp các thành phần rắn (l/kg);  được xác
1
định theo công thức  = ρ .
hh

(2) Tính thể tích phần vữa


Vv  V  V p  Vkk

Trong đó: Vv - thể tích phần vữa


V - thể tích hỗn hợp bê tông
Vp - thể tích Plystyron chiếm chỗ (thể tích đặc không có độ hổng)
Vkk - thể tích không khí cuốn vào. Vkk =  .V; với  là hàm lượng bọt khí
cuốn vào, %
(3) Tính lượng dùng vật liệu
- Tính lượng Polystyrene có thể tính theo khối lượng hoặc theo thể tích đổ đống
+ Tính theo khối lượng:
m p  V p   0hat

Trong đó:  0 là khối lượng thể tích trong hạt của Polystyrene
hat

+ Tính theo thể tích đổ đống:


 0hat
V dd
 Vp 
0
p

V pdd
Trong đó: - thể tích đổ đống của Polystyrene
41
 0hat - khối lượng thể tích trong hạt của Polystyrene

 0 - khối lượng thể tích đổ đống của Polystyrene

- Tính lượng dùng ximăng, tro bay và nước


X N
Vv  VX  VN  
X N

Trong đó: VX - thể tích của ximăng


VN - thể tích của nước

X , N ,  X ,  N - lượng dùng và khối lượng riêng của ximăng và nước.


N
 0,3
+ Trong thí nghiệm sử dụng tỷ lệ X
Vv
X
1
 0,3
X

(4) Khối lượng thể tích hỗn hợp bê tông:


 Vr  VDXM  1

 p  Vr   DXM  VDXM  1  BT

Trong đó: Vr : thể tích polystyrene


VDXM : thể tích đá xi măng

p
: khối lượng thể tích polystyrene
 DXM : khối lượng thể tích đá xi măng (2200 kg/m3)

 BT : khối lượng thể tích bê tông cần thiết kế

Qua thí nghiệm xác định được khối lượng của 3 loại hạt polystyrene là:
Bảng 2. 5 Tính chất của EPS
Loại hạt Hạt nhỏ Hạt to Hạt tái chế
KLTT (kg/m3) 23.3 6.9 20.8

Tính toán cấp phối sơ bộ bê tông nhẹ sử dụng EPS: trong đề tài này, bê tông nhẹ lựa
chọn nghiên cứu với khối lượng thể tích tương ứng: 1200 kg/m 3 và 1000 kg/m3. Tỷ lệ
N/X lựa chọn là 0.3. Để cải thiện tính công tác của hỗn hợp bê tông đề tài sử dụng phụ
gia siêu dẻo (PGSD), các tính chất của PGSD đã được đề cập ở phần trên. Do thể tích
của PGSD không lớn, do vậy đề tài không đưa vào phần tính toán cấp phối, đồng thời
42
lượng phụ gia siêu dẻo lấy theo khối lượng chất kết dính. Hàm lượng bọt khí lựa chọn
là 3%, tính toán cấp phối sơ bộ sử dụng hạt EPS tái chế được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2. 6 Bảng cấp phối sơ bộ ban đầu

KLTT, 3
PGSD, Lượng vật liệu tính cho 1m3
TT Vr, m N/CKD
kg/m3 % XM, kg N, kg PG, kg VEPS, lít
CP1 1000 0.495 0.3 0.4 767 230 3.1 495
CP2 1200 0.394 0.3 0.4 920 256 3.7 394
43

CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO BÊ TÔNG NHẸ SỬ


DỤNG POLYSTYRENE TÁI CHẾ

3.1. MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA BTN TỪ CẤP PHỐI SƠ BỘ


Sau khi tính toán cấp phối sơ bộ đề tài đã tiến hành đúc thử mẫu sơ bộ ban đầu có khối
lượng thể tích lần lượt 1000 kg/m3 và 1200 kg/m3 trong đó đề tài khảo sát thay đổi V EPS
để đánh giá một số tính chất của hỗn hợp bê tông và bê tông. Kết quả thí nghiệm cấp
phối sơ bộ của bê tông được thể hiện như bảng dưới đây:
Bảng 3. 1 Cấp phối sơ bộ và cường độ nén của bê tông
Kết quả thực nghiệm
KLTT, PGSD,
TT Vr, m3 N/CKD KLTT thực
kg/m3 % SN, cm Rn28, MPa
tế, kg/m3
CP1 1000 0.495 0.3 0.4 0 1160 6.25
CP2 1200 0.394 0.3 0.4 22 1250 9.65

Từ cấp phối sơ bộ thấy được khối lượng thể tích, cường độ và tính công tác của bê
tông có ảnh hưởng bởi sự thay đổi hàm lượng sử dụng EPS.
3.2. ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM LƯỢNG CỐT LIỆU RỖNG POLYSTYRENE
ĐẾN MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA BÊ TÔNG
Thí nghiệm từ những cấp phối sơ bộ nhận thấy khối lượng thể tích có thay đổi so với
tính toán ban đầu tuy nhiên phù hợp với yêu cầu đặt ra. Trên cơ sở các kết quả sơ bộ
đạt được, đề tài tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng cốt liệu rỗng EPS, tỷ
lệ N/CKD và phụ gia khoáng SF đến các tính chất của bê tông nhẹ, đề tài tiến hành
thực nghiệm như sau:
Bảng 3. 2 Cấp phối bê tông sử dụng trong nghiên cứu
Tỷ lệ thành phần vật liệu Lượng vật liệu tính cho 1m3
TT VEPS, PGSD,
N/CKD SF, % XM SF SD N VEPS
m3 %
1 0.30 0.25 0.4 1150 0.0 4.6 345 250
2 0.30 0.30 0.4 1074 0.0 4.3 322 300
3 0.30 0.40 0.4 920 0.0 3.7 276 400
4 0.30 0.50 0.4 767 0.0 3.1 230 500
5 0,25 0.25 0.6 1194 0.0 7.2 299 250
6 0,25 0.30 0.6 1115 0.0 6.7 279 300
44
7 0,25 0.40 0.6 955 0.0 5.7 239 400
8 0,25 0.50 0.6 796 0.0 4.8 199 500
9 0,2 0.25 0.9 1241 0.0 11.2 248 250
10 0,2 0.30 0.9 1158 0.0 10.4 232 300
11 0,2 0.40 0.9 993 0.0 8.9 199 400
12 0,2 0.50 0.9 827 0.0 7.4 165 500
13 0.30 0.25 10 0.4 1035 115.0 4.6 345 250
14 0.30 0.30 10 0.4 966 107.4 4.3 322 300
15 0.30 0.40 10 0.4 828 92.0 3.7 276 400
16 0.30 0.50 10 0.4 690 76.7 3.1 230 500
17 0,25 0.25 10 0.6 1075 119.4 7.2 299 250
18 0,25 0.30 10 0.6 1003 111.5 6.7 279 300
19 0,25 0.40 10 0.6 860 95.5 5.7 239 400
20 0,25 0.50 10 0.6 717 79.6 4.8 199 500
21 0,2 0.25 10 1.0 1116 124.0 12.4 248 250
22 0,2 0.30 10 1.0 1041 115.7 11.6 231 300
23 0,2 0.40 10 1.0 893 99.2 9.9 198 400
24 0,2 0.50 10 1.0 744 82.6 8.3 165 500

3.2.1. Ảnh hưởng của hàm lượng cốt liệu nhẹ đến khối lượng thể tích của hỗn
hợp bê tông.
Bảng 3. 3 Ảnh hưởng của hàm lượng hạt EPS đến tính khối lượng thể tích của hỗn
hợp bê tông
Tỷ lệ Thể tích Tỷ lệ Thể tích
Kí hiệu KLTT Kí hiệu KLTT
N/CKD hạt EPS N/CKD hạt EPS
CP1 0,3 0.25 1491 I1 0,3 0.25 1666
CP2 0,3 0.30 1391 I2 0,3 0.30 757
CP3 0,3 0.40 1238 I3 0,3 0.40 1273
CP4 0,3 0.50 1010 I4 0,3 0.50 1049
CP5 0,25 0.25 1552 I5 0,25 0.25 1592
CP6 0,25 0.30 1474 I6 0,25 0.30 1471
CP7 0,25 0.40 1310 I7 0,25 0.40 1304
CP8 0,25 0.50 1127 I8 0,25 0.50 1097
45

CP9 0,2 0.25 1737 I9 0,2 0.25 1678


CP10 0,2 0.30 1610 I10 0,2 0.30 1476
CP11 0,2 0.40 1436 I11 0,2 0.40 1327
CP12 0,2 0.50 1185 I12 0,2 0.50 1125

Ảnh hưởng của hàm lượng hạt polystyrene tái chế đến khối lượng thể tích của hỗn hợp
bê tông được thể hiện . Kết quả thí nghiệm cho thấy việc sử dụng hạt EPS với hàm
lượng khác nhau có ảnh hưởng trực tiếp tới khối lượng thể tích của bê tông.Khi tăng
hàm lượng hạt EPS thì thể tích bê tông giảm.
Đối với mẫu không sử dụng phụ gia hoạt tính Silicafume hàm lượng EPS sử dụng đến
70% thì khối lượng thể tích nhỏ nhất của bê tông là 1010 kg/m 3 và lớn nhất là 1184
kg/m3. Khi hàm lượng EPS giảm xuống 60%, 50%, 40% và 30% thì khối lượng thể
tích của bê tông tăng lên.
Bên cạnh đó tỷ lệ N/CKD cũng ảnh hưởng đến khối lượng thể tích của bê tông. Tỷ lệ
N/CKD càng lớn thì khối lượng thể tích càng nhỏ và ngược lại. Qua thí nghiệm cho
thấy tỷ lệ N/CKD quá nhỏ thì hỗn hợp bê tông khó đạt tính công tác.
2000
V(EPS)=0,25% V(EPS)=0,3%
Khối lượng thể tích của bê tông, kg/m3

V(EPS)=0,4% V(EPS)=0,5%
1600

1200

800

400

0
N/CKD=0.3 N/CKD=0.25 N/CKD=0.2
Thể tích hạt xốp EPS

Hình 3. 1 Ảnh hưởng hàm lượng EPS tới khối lượng thể tích của bê tông (SF=0%)
Đối với mẫu không sử dụng phụ gia hoạt tính Silicafume hàm lượng EPS sử dụng đến
70% thì khối lượng thể tích nhỏ nhất của bê tông là 1049 kg/m 3 và lớn nhất là 1125
kg/m3. Khi hàm lượng EPS giảm xuống 60%, 50%, 40% và 30% thì khối lượng thể
tích của bê tông tăng lên.
46

2000
V(EPS)=0,25% V(EPS)=0,3%

Khối lượng thể tích bê tông, kg/m3


V(EPS)=0,4% V(EPS)=0,5%
1600

1200

800

400

0
N/CKD=0.3 N/CKD=0.25 N/CKD=0.2

Hình 3. 2 Ảnh hưởng hàm lượng EPS tới khối lượng thể tích của bê tông (SF=10%)
Trong nghiên cứu này còn đánh giá tỷ lệ N/CKD cũng ảnh hưởng đến khối lượng thể
tích của bê tông. Tỷ lệ N/CKD càng lớn thì khối lượng thể tích càng nhỏ và ngược lại.
Qua thí nghiệm cho thấy tỷ lệ N/CKD quá nhỏ thì hỗn hợp bê tông khó đạt tính công
tác.
Bên cạnh đó nghiên cứu cũng đưa ra được kết quả sự phân tầng theo khối lượng thể
tích của bê tông.
Để xác định độ phân tầng làm thí nghiệm như sau :
- Chia mẫu có kích thước 100×100×100 mm thành 4 phần bằng nhau theo chiều cao
đổ của mẫu.
- Dùng máy cắt cắt mẫu ra thành 4 phần như đã chia ở trên
- Sau đó sấy khô mẫu đã cắt đến khối lượng không đổi
- Tiến hành cân và đo chiều cao của từng phần đã cắt sau sấy để tính khối lượng thể
tích từng phần để so sánh.
47

Hình 3. 3 Cắt mẫu bê tông để thí nghiệm độ phân tầng


Qua tiến hành thí nghiệm có được kết quả như sau:
Bảng 3. 4 Ảnh hưởng của hàm lượng hạt EPS đến độ phân tầng thông qua
KLTT của bê tông
Mẫu Số KLT Dr, % KLTTT Mẫu Số KLT Dr, % KLTTT
T B T B
1 1614 1,92 1 1469 2,58
I.1 2 1599 0,93 1584 CP1 2 1495 0,89 1508
3 1541 2,72 3 1499 0,57
4 1582 0,13 4 1569 4,04
1 1308 5,80 1 1358 0,49
I.3 2 1261 2,02 1236 CP2 2 1359 0,50 1352
3 1182 4,35 3 1344 0,54
4 1193 3,47 4 1346 0,45
1 896 13,28 1 941 5,19
I.4 2 1122 8,62 1033 CP4 2 1009 1,71 992
3 948 8,24 3 1021 2,88
4 1167 12,89 4 998 0,60
1 1667 4,17 1 1459 5,26
I.5 2 1641 2,54 1600 CP5 2 1568 1,83 1540
3 1559 2,58 3 1572 2,05
4 1534 4,13 4 1561 1,38
1 1546 4,53 1 1372 2,41
48

I.6 2 1475 0,29 1479 CP6 2 1421 1,08 1406


3 1444 2,41 3 1413 0,47
4 1452 1,82 4 1418 0,86
1 1284 2,54 1 1225 3,60
I.7 2 1247 0,42 1253 CP7 2 1258 1,01 1270
3 1218 2,78 3 1292 1,67
4 1261 0,66 4 1308 2,94
1 1116 32,86 1 1090 2,31
I.8 2 121 85,65 1080 CP8 2 1141 2,30 1115
3 1072 27,58 3 1145 2,65
4 1052 25,20 4 1086 2,65
1 1610 0,39 1 1666 0,05
I.9 2 1618 0,84 1604 CP9 2 1679 0,76 1667
3 1564 2,52 3 1640 1,61
4 1625 1,29 4 1682 0,90
1 1483 0,95 1 1567 0,50
I.10 2 1466 0,18 1469 CP10 2 1588 0,87 1575
3 1449 1,37 3 1596 1,33
4 1478 0,59 4 1548 1,69
1 1384 3,87 1 1367 4,40
I.11 2 1363 2,30 1332 CP11 2 1463 2,32 1430
3 1309 1,77 3 1476 3,27
4 1274 4,40 4 1412 1,19
1 1157 2,14
I.12 2 1157 2,14 1132
3 1118 1,28
4 1098 3,00

Qua kết quả có thể thấy các mẫu có độ chênh lệch khối lượng theo chiều cao của mẫu
không đáng kể thể hiện mức độ phân tầng là không nhiều.

3.2.2. Ảnh hưởng của hàm lượng cốt liệu nhẹ đến cường độ nén của bê tông.
Trong nghiên cứu này sẽ trình bày kết quả ảnh hưởng của hạt EPS, ảnh hưởng của việc
sử dụng phụ gia hoạt tính Silicafume đến cường độ chịu nén của bê tông.
49
Bảng 3. 5 Kết quả nén của bê tông mẫu SF=0% (CP) và mẫu SF=10%(I)
Thể Thể
Tỷ lệ Tỷ lệ
tích Rn KH tích KLTT Rn
KH N/CKD KLTT N/CKD
EPS MPa EPS kg MPa
% %
(%) (%)
CP1 0,3 0.25 1491 15,5 I1 0,3 0.25 1666 19,1
CP2 0,3 0.30 1391 13,4 I2 0,3 0.30 1513 16,0
CP3 0,3 0.40 1238 9,6 I3 0,3 0.40 1273 8,5
CP4 0,3 0.50 1010 6,3 I4 0,3 0.50 1049 5,9
CP5 0,25 0.25 1552 21,0 I5 0,25 0.25 1592 16,0
CP6 0,25 0.30 1474 16,6 I6 0,25 0.30 1471 9,7
CP7 0,25 0.40 1310 10,6 I7 0,25 0.40 1304 8,6
CP8 0,25 0.50 1127 6,6 I8 0,25 0.50 1097 5,3
CP9 0,2 0.25 1737 30,8 I9 0,2 0.25 1678 24,9
CP10 0,2 0.30 1610 19,9 I10 0,2 0.30 1476 14,2
CP11 0,2 0.40 1436 14,6 I11 0,2 0.40 1327 10,6
CP12 0,2 0.50 1185 7,5 I12 0,2 0.50 1125 8,7

Để thấy được sự ảnh hưởng của hàm lượng hạt EPS tới cường độ nén của bê tông
chúng em đã thể hiện kết quả dưới dạng biểu đồ để đánh giá được một cách khách
quan nhất.
350
V(EPS)=0,25% V(EPS)=0,3%
300
V(EPS)=0,4% V(EPS)=0,5%
Cường độ nén, MPa

250
200
150
100
50
0
N/CKD=0.3 N/CKD=0.25 N/CKD=0.2
Thể tích hạt EPS

Hình 3. 4 Ảnh hưởng của hàm lượng hạt EPS đến cường độ nén bê tông (SF=0%)
50

300
V(EPS)=0,25% V(EPS)=0,3%
250 V(EPS)=0,4% V(EPS)=0,5%

Cường độ nén, MPa


200

150

100

50

0
N/CKD=0.3 N/CKD=0.25 N/CKD=0.2
Thể tíc hạt EPS

Hình 3. 5 Ảnh hưởng của hàm lượng hạt EPS tới cường độ nén bê tông (SF=10%)
Kết quả thí nghiệm cho thấy tùy thuộc vào hàm lượng hạt EPS sử dụng cường độ nén
của bê tông đạt từ 3,6 Mpa đến 30,8 Mpa đối với mẫu không sử dụng Silicafume và
5,3 – 24,9 Mpa đối với mẫu sử dụng Silicafume. Khi giảm hàm lượng hạt EPS thì khối
lượng thể tích của bê tông tăng đồng thời cường độ nén của bê tông tăng. Cường độ
nén lớn nhất đạt 30,8 MPa và 24,9 MPa khi sử dụng 40% hạt EPS.
Tỷ lệ N/CKD cũng ảnh hưởng tới cường độ của bê tông., tỷ lệ N/CKD càng giảm thì
cho cường độ bê tông càng cao. Cường độ nén của bê tông đạt cao nhất ở tỷ lệ N/CKD
bằng 20%. Tuy nhiên với hỗn hợp bê tông có sử dụng Silicafume thì cường độ nén của
bê tông có tỷ lệ N/CKD bằng 30% lại lớn hốn với 25%. Như vậy ta có thể thấy phụ gia
hoạt tính Silicafume cũng có ảnh hưởng tới cướng độ nén của bê tông.
3.2.3. Ảnh hưởng của hàm lượng cốt liệu nhẹ đến độ hút nước của bê tông.

Bảng 3. 6 Kết quả thí nghiệm độ hút nước của mẫu bê tông
KH Tỷ lệ Thể KLTT Độ KH Tỷ lệ Thể KLTT Độ hút
N/CKD tích (kg/m3) hút N/CKD tích (kg/m3) nước
% EPS nước % EPS (%)
(%) (%) (%)
CP1 0,3 0.25 1494 3,56 I1 0,3 0.25 1608 0,71
CP2 0,3 0.30 1353 4,14 I2 0,3 0.30 1487 1,12
CP3 0,3 0.40 1204 4,98 I3 0,3 0.40 1276 1,3
CP4 0,3 0.50 975 5,79 I4 0,3 0.50 1061 1,5
CP5 0,25 0.25 1548 2,58 I5 0,25 0.25 1645 0,55
51

CP6 0,25 0.30 1445 3,12 I6 0,25 0.30 1518 0,58


CP7 0,25 0.40 1302 3,4 I7 0,25 0.40 1276 0,76
CP8 0,25 0.50 1103 4,12 I8 0,25 0.50 1108 1,3
CP9 0,2 0.25 1683 0,72 I9 0,2 0.25 1620 0,31
CP1 0,2 1588 1,22 I10 0,2 1491 0,31
0.30 0.30
0
CP1 0,2 1452 1,55 I11 0,2 1298 0,48
0.40 0.40
1
CP1 0,2 1236 2,1 I12 0,2 1158 0,62
0.50 0.50
2

7
V(EPS)=0,25% V(EPS)=0,3%
6
V(EPS)=0,4% V(EPS)=0,5%
Độ hút nước bão hòa, %

0
N/CKD=0.3 N/CKD=0.25 N/CKD=0.2
Thể tích hạt EPS %

Hình 3. 6 Ảnh hưởng của hàm lượng cốt liệu tới độ hút nước của bê tông (SF=0%)
52

1.6
V(EPS)=0,25% V(EPS)=0,3% V(EPS)=0,4%
1.4
V(EPS)=0,5%
1.2
Độ hút nước bão hòa %

1.0
0.8
0.6
0.4
0.2
0.0
N/CKD=0.3 N/CKD=0.25 N/CKD=0.2
Thể tích hạt EPS %

Hình 3. 7 Ảnh hưởng của hàm lượng cốt liệu tới độ hút nước của bê tông (SF=10%)
Trong cùng một tỷ lệ N/CKD thì độ hút nước của bê tông tăng khi tăng hàm lượng hạt
EPS. Đối với tỷ lệ N/CKD khác nhau thì độ hút nước khác nha, cụ thể là khi giảm tỷ lệ
N/CKD thì độ hút nước giảm.
Khi sử dụng phụ gia khoáng Silicafume thì độ hút nước giảm so với mẫu không sử
dụng. Đối với mẫu không sử dụng SF độ hút nước nằm trong khoảng 0,72% đến
5,98%. Mẫu sử dụng SF độ hút nước nằm trong khoảng 0,31% đến 2,19%.

3.2.4. Ảnh hưởng của hàm lượng cốt liệu nhẹ đến độ hút nước mao quản của bê
tông
Bảng 3. 7 Kết quả thí nghiệm độ hút nước mao quản của mẫu bê tông
KH Tỷ lệ Thể KLTT Độ KH Tỷ lệ Thể KLTT Độ hút
N/CKD tích (kg/m3) hút N/CKD tích (kg/m3) nước
% EPS nước % EPS (%)
53

(%) (%) (%)


CP1 0,3 1521 0,009 I1 0,3 1608 0,0024
0.25 0.25
8
CP2 0,3 1380 0,009 I2 0,3 1488 0,0019
0.30 0.30
4
CP3 0,3 1240 0,007 I3 0,3 1277 0,0015
0.40 0.40
5
CP4 0,3 1006 0,006 I4 0,3 1061 0,0009
0.50 0.50
2
CP5 0,25 0.25 1570 0,009 I5 0,25 0.25 1645 0,0022
CP6 0,25 1436 0,008 I6 0,25 1277 0,0016
0.30 0.30
7
CP7 0,25 1327 0,006 I7 0,25 1109 0,0011
0.40 0.40
7
CP8 0,25 0.50 1201 0,005 I8 0,25 0.50 1620 0,0010
CP9 0,2 1702 0,007 I9 0,2 1621 0,0014
0.25 0.25
2
CP1 0,2 1625 0,005 I10 0,2 1491 0,0013
0.30 0.30
0 4
CP1 0,2 1435 0,004 I11 0,2 1298 0,0009
0.40 0.40
1 1
CP1 0,2 1128 0,003 I12 0,2 1158 0,0006
0.50 0.50
2 2
54
0.01
V(EPS)=0,25% V(EPS)=0,3%
0.01
Độ hút nước bão hòa, % V(EPS)=0,4% V(EPS)=0,5%
0.01

0.01

0
N/CKD=0.3 N/CKD=0.25 N/CKD=0.2
Thể tích hạt EPS %

Hình 3. 8 Ảnh hưởng của hàm lượng hạt EPS tới độ hút nước mao quản của bê tông
( SF=0%)
0
V(EPS)=0,25% V(EPS)=0,3%
0
V(EPS)=0,4% V(EPS)=0,5%
Độ hút nước bão hòa, %

0
N/CKD=0.3 N/CKD=0.25 N/CKD=0.2
Thể tích hạt EPS %

Hình 3. 9 Ảnh hưởng của hàm lượng hạt EPS tới độ hút nước mao quản của bê tông
(SF=10%)
Nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng việc sử dụng nhiều EPS trong vữa bê tông làm
tăng độ hút nước mao quản

3.2.5. Đánh giá hệ số dẫn nhiệt của bê tông nhẹ sử dụng cốt liệu rỗng EPS
55
Kết quả về ảnh hưởng của hàm lượng EPS đến hệ số dẫn nhiệt được tính toán dựa theo
ACI 213R14. Kết quả tính toán được thể hiện ở Bảng 3.8 và Hình 3.11 và Hình 3.12
Kết quả thí nghiệm cho thấy, khi tăng hàm lượng EPS thì hệ số dẫn nhiệt của bê tông
giảm đồng thời, với cùng tỷ lệ N/CKD và hàm lượng EPS thì khi sử dụng SF, hệ số
dẫn nhiệt của bê tông tăng. Cả hai biểu đồ trên đều cho thấy sự giảm mạnh độ dẫn
nhiệt của bê tông với sự gia tăng hàm lượng hạt Polystyrene. Độ dẫn nhiệt của bê tông
EPS giảm đi khi bê tông nhẹ hơn. Do đó hệ số dẫn nhiệt của bê tông EPS được đánh
giá là tỷ lệ thuận với khối lượng thể tích của bê tông.
Bảng 3. 8 Kết quả tính toán hệ số dẫn nhiệt của bê tông bằng công thức thực nghiệm
Kí KLTT Hệ số dẫn nhiệt Kí KLTT Hệ số dẫn nhiệt
hiệu Kg/m3 W/m.°C hiệu Kg/m3 W/m.°C
CP1 1494 0,56 I1 1621 0,65
CP2 1353 0,47 I2 1468 0,55
CP3 1204 0,39 I3 1283 0,43
CP4 975 0,29 I4 1037 0,31
CP5 1563 0,61 I5 1644 0,67
CP6 1445 0,52 I6 1498 0,56
CP7 1302 0,44 I7 1303 0,44
CP8 1103 0,34 I8 1091 0,34
CP9 1683 0,71 I9 1612 0,65
CP10 1589 0,64 I10 1487 0,55
CP11 1452 0,53 I11 1323 0,45
CP12 1090 0,34 I12 1130 0,35
56
0.8

0.7

0.6

Hệ số dẫn nhiệt, W/m.°C


0.5

0.4

0.3

0.2

0.1

0
975 1090 1103 1204 1302 1353 1445 1452 1494 1563 1603 1690
Khối lượng thể tích kg/m3

Hình 3. 10 Kết quả tính theo công thức thực nghiệm về hệ số truyền nhiệt của bê tông
(SF=0%)
0.80

0.70

0.60
Hệ số dẫn nhiệt, W/m.°C

0.50

0.40

0.30

0.20

0.10

0.00
1037 1091 1130 1283 1303 1323 1486 1487 1498 1612 1621 1644
Khối lượng thể tích kg/m3

Hình 3. 11 Kết quả tính theo công thức thực nghiệm về hệ số truyền nhiệt của bê tông
(SF=10%)
57

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Kết luận:
Từ kết quả thực nghiệm, đề tài rút ra một số kết luận như sau:
- Hoàn toàn có thể sử dụng cốt liệu rỗng EPS tái chế để chế tạo bê tông nhẹ thỏa mãn
yêu cầu: khối lượng thể tích của bê tông từ 1000 - 1600 kg/m 3; cường độ nén của bê
tông đạt trên 5MPa.
- Kết quả nghiên cứu Khi sử dụng EPS với hàm lượng 25%-50% theo thể tích bê tông,
khối lượng thể tích của bê tông tương ứng giảm, tùy theo tỷ lệ N/CKD mà mức độ
giảm khác nhau; khi sử dụng SF với hàm lượng 10% thì khối lượng thể tích của bê
tông tăng so với mẫu không sử dụng SF. Kết quả thí nghiệm cho thấy, việc sử dụng
EPS tái chế đến 50% khối lượng thể tích của bê tông theo chiều cao mẫu không có sự
chênh lệch đáng kể, tương ứng không xảy ra hiện tượng phân tầng;
- Khi sử dụng EPS với hàm lượng 25%-50%, cường độ nén của bê tông tương ứng
giảm, với tỷ lệ N/CKD = 0.3 mức độ giảm tương ứng từ 15.5MPa xuống 6.3MPa; tuy
nhiên khi tỷ lệ N/CKD = 0.2 mức độ giảm là rất lớn, cường độ nén giảm từ 30.9MPa
xuống 7.5MPa.
- Kết quả thí nghiệm cho thấy, khi tăng hàm lượng EPS đồng thời tỷ lệ N/CKD tăng
thì độ hút nước của bê tông tăng. Ngược lại với độ hút nước, độ hút nước mao quản
của bê tông giảm khi tăng hàm lượng EPS đồng thời giảm tỷ lệ N/CKD.
- Kết quả tính toán hệ số dẫn nhiệt của bê tông theo ACI 213R14 cho thấy; khi tăng tỷ
lệ N/CKD đồng thời tăng hàm lượng EPS thì hệ số dẫn nhiệt của bê tông giảm; đồng
thời với hỗn hợp khi sử dụng 10%SF, hệ số dẫn nhiệt của bê tông tăng….
Kiến nghị:
- Đề tài tiếp tục nghiên cứu một số tính chất của bê tông khi sử dụng cốt liệu rỗng EPS
tái chế như: cường độ uốn, mô đun đàn hồi, biến dạng co ngót, hệ số dẫn nhiệt.
- Đánh giá tính năng của kết cấu bê tông nhẹ sử dụng cốt liệu rỗng EPS tái chế.
58
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] N. N. Qúy, Công nghệ bê tông xi măng. Hà Nội: Nhà xuất bản Xây Dựng,
2002.
[2] L. P. Ly;, "Nghiên cứu chế tạo bê tông nhẹ kết cấu sử dụng cốt liệu
polystyrene," Luận án tiến sỹ kỹ thuật, Viện Khoa Khoa Học Công Nghệ Xây
Dựng, Hà Nội, 2019.
[3] TS. H. M. Đức, Th.S. L. P. Ly"Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến
tính công tác và độ phân tầng của hỗn hợp bê tông Polystyrene kết cấu," (in v),
Tạp chí KHCN Xây Dựng, vol. 1, 12, pp. 22-47, 1/2018.
[4] N. C. Thắng, H. N. Đức, and H. T. Nghĩa;, "Nghiên cứu thực nghiệm nâng
cao một số tính chất của bê tông nhẹ cốt liệu rỗng," (in v), Tạp chí Khoa học
Công Nghệ Xây Dựng, vol. 2, 12, pp. 105-109, 2018.
[5] TCVN 6017:2015 xi măng - phương pháp xác định thời gian đông kết và độ
ổn định thể tích, Hà Nội, 2015
[6] TCVN 4030 : 2003 xi măng – phương pháp xác định độ mịn, Hà Nội, 2003.
[7] TCVN 6016:2011 xi măng - phương pháp thử - xác định cường độ, Hà Nội,
2011.
[8] TCVN 8827:2011 phụ gia khoáng hoạt tính cao dùng cho bê tông và vữa -
silicafume và tro trấu nghiền mịn, Hà Nội, 2011.
[9] TCVN 7572-4:2006 cốt liệu cho bê tông và vữa - phương pháp thử -phần 4:
Xác định khối lượng riêng, khối lượng thể tích và độ hút nước, Hà Nội, 2006.
[10] N.H.Đăng;, "Nghiên cứu chế tạo bê tông nhẹ sử dụng chất tạo bọt kết hợp
với hạt polystyrene," Luận văn thạc sĩ, Kỹ thuật Vật Liệu, Hà Nội, 2017.
59
60

You might also like