You are on page 1of 6

3/26/12 di .go . n/De k opMod le /Vie To al.A icle /P in Vie .a p ?

I emID=2071

IN ĐÓNG

Sử dụng mô hình pearls trong hoạt đông giám sát đối với các tổ chức tài chính quy mô nhỏ
02 1 -11/14/2011
Pearls là gì? PEARLS là tên viết tắt của các cụm từ tiếng Anh gồm: P - Protection (chỉ tiêu đảm bảo
an toàn); E - Effective Financial Structure (Chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính hiệu quả); A - Asset
Quality (Chất lượng tài sản có); R - Rates of Return and Costs (Thu nhập và chi phí); L- Liquidity ( Khả
năng thanh khoản) và S - Signs of Growth (Dấu hiệu của s tăng trưởng).
Mô hình PEARLS là hệ thống được thiết kế để giám sát hiệu quả hoạt động tài chính cho riêng
đối với các tổ chức nhận tiền gửi, đặc biệt là các tổ chức tài chính có quy mô nhỏ . Nó được coi
là công cụ cần thiết cho các cơ quan quản lý trong hoạt động giám sát nhằm đánh giá , cảnh báo
và xếp hạng các tổ chức tài chính thành viên . PEARLS sử dụng một bộ các chỉ tiêu tài chính và
các tiêu chuẩn đánh giá có mối liên quan chặt chẽ với nhau, đánh giá chỉ tiêu này, phải xem xét
mức độ ảnh hưởng của chỉ tiêu khác và ngược lại. Chỉ tiêu giám sát theo mô hình PEARLS chủ
yếu dựa trên cơ sở số liệu từ bảng cân đối tài khoản kế toán, vì vậy, PEARLS rất thuận lợi cho
việc khai thác số liệu đầu vào và phù hợp với tình hình khai thác thông tin báo cáo từ các tổ chức
tài chính của Việt Nam hiện nay. Mô hình này đã được Hiệp hội tín dụng quốc tế (WOCCU) nghiên
cứu làm mô hình giám sát từ cuối những năm 1980.

Hệ thống chỉ tiêu và tiêu chuẩn giám sát theo mô hình PEARLS:

P - Chỉ tiêu đảm bảo an toàn:

Mục tiêu chính của chỉ tiêu này nhằm đảm bảo khả năng an toàn cho người gửi tiền. Những khoản
trích lập dự phòng rủi ro là hàng rào bảo vệ đầu tiên trước những rủi ro có thể xảy ra. Những
khoản dự phòng này rất cần thiết, đặc biệt khi có dấu hiệu khoản vay không có khả năng thu hồi,
bởi vậy các tổ chức tài chính nói chung phải để lại một phần thu nhập để trích lập dự phòng rủi ro.

Các trung gian tài chính không có khả năng nhận biết được những rủi ro trong hoạt động cho vay
khi: giá trị tài sản bị thổi phồng; thu nhập ròng được báo cáo sai sự thật; khoản dự phòng bị thiếu;
khoản tiền tiết kiệm của khách hàng không có bảo đảm; cổ tức bị phóng đại và sai sự thật

P gồm 6 chỉ tiêu nhỏ từ P1 đến P6. Hầu hết các chỉ tiêu quan trọng trong chỉ tiêu này là P1. Mục
đích của chỉ tiêu P1 là phải đáp ứng đủ 100% khoản dự phòng tổn thất cho vay đối với những
khoản nợ quá hạn từ 12 tháng trở lên.

Chỉ tiêu đảm bảo an toàn cân nhắc những khoản nợ quá hạn trên 12 tháng không có khả năng thu
hồi (P3 và P4). Việc tiến hành xóa nợ là rất quan trọng bởi sau khi cho vay 1 năm mà không thu
hồi được các tổ chức sẽ phải thanh tóan lại cho khách hàng những khoản vay đó. Các tổ chức sử
dụng dự phòng để bù đắp 100% giá trị của khoản vay quá hạn để xóa nợ các khoản này. Sau khi
xóa nợ, bảng cân đối kế toán sẽ phản ánh chính xác giá trị tài sản của tổ chức.

Xóa nợ khoản vay không có nghĩa là tổ chức sẽ ngừng việc thu hồi nó; vì lý do này chỉ tiêu đảm
bảo an toàn cũng xem xét tới các khoản thu từ những khoản nợ bị xóa này (P5).

Nhân tố cuối cùng được đề cập tới chỉ tiêu đảm bảo an toàn (P6) là khả năng thanh toán. Chỉ tiêu
này phản ánh giá trị tương đối của một đồng tiền gửi tiết kiệm sau khi điều chỉnh những rủi ro.

Bảng 1: Cách xác định chỉ tiêu an toàn và tiêu chuẩn đánh giá
di .go . n/De k opMod le /Vie To al.A icle /P in Vie .a p ?I emID=2071 1/6
3/26/12 di .go . n/De k opMod le /Vie To al.A icle /P in Vie .a p ?I emID=2071

Tiêu
P Xác định chỉ tiêu đảm bảo an toàn chuẩn

P1 Dự phòng tổn thất cho vay/Nợ quá hạn lớn hơn 12 tháng 100%
P2 Dự phòng tổn thất cho vay ròng/ Nợ quá hạn từ 1 đến 12 tháng 35%
P3 Tổng các khoản Nợ quá hạn >12 tháng không có khả năng thu hồi 100%
Các khoản cho vay không có khả năng thu hồi hàng năm/ Danh mục Tối
P4
cho vay trung bình thiểu
Những khoản nợ thu hồi được từ hoạt động cho vay được dồn
P5 100%
tích/Những khoản nợ không có khả năng thu hồi được dồn tích
Khả năng thanh toán(Giá trị ròng của tài sản có/ Tổng vốn cổ phần và >=
P6
tiền gửi) 110%

E - Chỉ tiêu cấu trúc tài chính hiệu quả:

Cấu trúc tài chính ảnh hưởng tới sự tăng trưởng, khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động của tổ
chức tài chính. Hiệp hội tín dụng thường dùng tối đa giá trị tài sản có của mình để cho vay nhằm
cơ hội thu được lợi nhuận nhiều nhất.

Cấu trúc tài chính luôn luôn thay đổi, đòi hỏi phải có sự quản lý thận trọng đặc biệt khi tốc tộ tăng
trưởng cao. Trong phần cấu trúc tài chính hiệu quả (thuộc hệ thống chỉ tiêu Pearls), chỉ tiêu này
tập trung đề cập việc huy động vốn của tổ chức ( gồm tiền gửi tiết kiệm, cổ phiếu, những khoản
vay bên ngoài và vốn tự có của tổ chức) và cả hoạt động sử dụng vốn (như cho vay, đầu tư có
tính thanh khoản, các khoản đầu tư tài chính và cả các tài sản không sinh lời). Hệ thống giám sát
Pearls cung cấp thông tin, bởi vậy những nhà quản lý, lãnh đạo, cơ quan giám sát có thể giám sát
tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của tổ chức đó.

Một tổ chức tài chính được coi là có cấu trúc tài chính hiệu quả nếu tài sản của họ được tài trợ
bằng tiền gửi tiết kiệm. Đây là khoản tiền tạo ra thu nhập chủ yếu cho tổ chức để có thể chi trả lãi
suất huy động, chi phí hoạt động và duy trì đảm bảo khả năng về vốn.

Vốn tự có của tổ chức bao gồm tất cả các khoản dự trữ và các khoản thặng dư từ lợi nhuận để
lại hoặc từ khoản tài trợ vốn tự có. Nó là hàng rào thứ 2 bảo vệ những rủi ro không dự tính trước
được. Vốn tự có của tổ chức có thể được sử dụng để mở rộng dịch vụ và sản phẩm của tổ chức.
Nó cũng có thể được sử dụng để mua sắm trang thiết bị và xây dựng cơ sở hạ tầng cho tổ chức
.

Bảng 2: Chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính hiệu quả và tiêu chuẩn đánh giá

E Chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính hiệu quả Tiêu chuẩn
E1 Cho vay ròng/ Tổng tài sản 70-80%
E2 Các khoản đầu tư có tính thanh khoản/ Tổng tài sản có Tối đa 20%
E3 Các khoản đầu tư tài chính/ Tổng tài sản có Tối đa 10%
E4 Các khoản đầu tư phi tài chính/ Tổng tài sản có 0%
E5 Tiền gửi tiết kiệm/Tổng tài sản có 70-80%
E6 Cho vay bên ngoài( ngoài ngành)/ Tổng tài sản có Tối đa 5%
E7 Vốn cổ phần/ Tổng tài sản có 10-20%

di .go . n/De k opMod le /Vie To al.A icle /P in Vie .a p ?I emID=2071 2/6


3/26/12 di .go . n/De k opMod le /Vie To al.A icle /P in Vie .a p ?I emID=2071

E8 Vốn tự có /Tổng tài sản có Tối thiểu 10%


E9 Vốn tự có ròng/Tổng tài sản có Tối thiểu 10%

A- Chất lượng tài sản có:

Chất lượng tài sản có là nhân tố chính ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của tổ chức tài chính.
Quá nhiều các khoản cho vay không thu hồi được hoặc các khoản cho vay nhưng trì hoãn trả nợ
nhiều lần; t lệ tài sản không sinh lời giữ lại nhiều sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận của tổ chức, vì
những tài sản này không mang lại lợi nhuận. Như đã đề cập ở phần chỉ tiêu đảm bảo an toàn (P)
rằng các khoản nợ không có khả năng thu hồi được phải được đo lường chính xác và nên hạn
chế tối thiểu những khoản này.

Để hạn chế nợ quá hạn, các tổ chức phải giám sát chỉ tiêu tài sản không sinh lời so với tổng tài
sản có và đảm bảo rằng những tài sản không sinh lời này không được tài trợ từ nguồn tiền gửi
tiết kiệm, vốn vay hoặc vốn cổ đông. Nhìn chung, vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm cần phải được
sử dụng vào những hoạt động mang lại hiệu quả để có khả năng thu được lợi nhuận cao nhất.
Cách duy nhất để đầu tư vào tài sản không sinh lời như tài sản cố định là sử dụng nguồn vốn
không phải trả chi phí (vốn tự có và những khoản dự trữ).

Bảng 3 Chỉ tiêu phản ánh chất lượng tài sản có và tiêu chuẩn đánh giá

Tiêu
A Chỉ tiêu phản ánh chất lượng tài sản có
chuẩn
A1 Tổng cộng các khoản cho vay không có khả năng thu hồi <= 5%
A2 Tài sản có không sinh lời/ Tổng tài sản <= 5%
(Vốn tự có ròng và vốn vay tạm thời + Tài sản nợ không chịu lãi
A3 >200%
suất)/ Tài sản có không sinh lời

R- Chỉ tiêu thu nhập và chi phí:

Chỉ tiêu thu nhập và chi phí đánh giá khả năng mang lại thu nhập trong quá trình hoạt động. Bên tài
sản có, xem xét loại tài sản nào có khả năng mang lại thu nhập cao nhất, còn đối với bên tài sản
nợ, phải xem xét loại tài sản nào huy động mất chi phí lớn nhất hoặc nhỏ nhất.

Thu nhập và chi phí ảnh hưởng trực tiếp tới t lệ tăng trưởng của tổ chức. Mục tiêu của tổ chức:
chi trả cổ tức và các khoản tiết kiệm với mức phù hợp với thu nhập và tính lãi suất đối với các
khoản cho vay sao cho bù đắp mọi khoản chi phí và trả mức lương cạnh tranh cho nhân viên. Chỉ
tiêu thu nhập và chi phí gồm các chỉ tiêu cụ thể sau:

R1- Thu nhập từ các khoản cho vay so với dư nợ cho vay ròng bình quân để đo lường thu nhập
trên danh mục cho vay.

R2 - Thu nhập từ các khoản đầu tư ngắn hạn so với đầu tư ngắn hạn bình quân đo lường thu nhập
của tất cả các khoản đầu tư ngắn hạn

R3 - Tổng thu nhập từ các khoản đầu tư dài hạn so với đầu tư dài hạn bình quân: Đo lường thu
nhập của tất cả các khoản đầu tư dài hạn

di .go . n/De k opMod le /Vie To al.A icle /P in Vie .a p ?I emID=2071 3/6


3/26/12 di .go . n/De k opMod le /Vie To al.A icle /P in Vie .a p ?I emID=2071

R4 - Tổng thu nhập từ các khoản đầu tư phi tài chính so với trung bình cộng các khoản đầu tư phi
tài chính

R5 - Tổng chi phí trả lãi tiền gửi tiết kiệm so với số dư tiền gửi tiết kiệm bình quân: đo lường chi
phí của tất cả các khoản vay

R6 - Tổng chi phí trả lãi tiền vay TCTD khác so với số dư tiền vay bình quân : Đo lường chi phí của
tất cả các khoản vay

R7 - Chi phí trả lãi vốn góp so với vốn góp bình quân: Đo lường thu nhập của vốn cổ phần.

R8 - Tổng lợi nhuận gộp so với tổng tài sản có bình quân: Để đo lường tổng lợi nhuận gộp so với
tổng tài sản.

R9 - Tổng chi phí hoạt động so với tổng tài sản bình quân: Đo lường chi phí liên quan đến quản lý
tất cả tài sản của tổ chức tài chính. Những chi phí này được đo lường như t lệ của tổng tài sản và
biểu thị mức độ hiệu quả hoặc không hiệu quả của hoạt động.

R10- Tổng chi phí dự phòng tổn thất cho vay so với tổng tài sản bình quân : Đo lường chi phí tổn
thất từ những tài sản rủi ro như nợ qúa hạn hoặc những tài khoản phải thu không thể thu hồi
được. Những chi phí này khác với chi phí hoạt động và nên được tách riêng để nhấn mạnh tính
hiệu quả của thủ tục và chính sách thu nợ.

R11-Thu nhập bất thường so với tổng tài sản bình quân : Đo lường số thu nhập bất thường ròng .
Trường hợp thu nhập -chi phí <0 thì đánh giá chi phí bất thường

R12- Thu nhập ròng so với tổng tài sản bình quân: Để đo lường sự đầy đủ của lợi nhuận cũng như
khả năng tích tụ vốn tự có .

Bảng 4- Chỉ tiêu phản ánh thu nhập và chi phí và tiêu chuẩn đánh giá

R Chỉ tiêu phản ánh thu nhập và chi phí Tiêu chuẩn
Thu nhập ròng từ các khoản cho vay/ Danh mục cho vay
R1 T lệ đấu thầu
ròng trung bình
Tổng thu nhập từ các khoản đầu tư có tính thanh khoản/
R2 T lệ thị trường
Trung bình cộng khoản đầu tư có tính thanh khoản
Tổng thu nhập từ các khoản đầu tư tài chính/ Trung bình
R3 T lệ thị trường
cộng các khoản đầu tư tài chính
Tổng thu nhập từ các khoản đầu tư phi tài chính/ Trung bình
R4 > T lệ đấu thầu
cộng các khoản đầu tư phi tài chính
Tổng chi phí chịu lãi của các khoản tiền gửi tiết kiệm/
R5 T lệ thị trường> t lệ lạm phát
Trung bình cộng các khoản tiền gửi tiết kiệm
Tổng chi phí chịu lãi từ các khoản tín dụng bên ngoài/Trung
R6 T lệ thị trường
bình cộng các khoản tín dụng bên ngoài
Tổng chi phí lợi tức cổ phần/Trung bình cộng cổ phần của
R7 T lệ thị trường >=T lệ lạm phát
các thành viên

Thay đổi phụ thuộc vào 3 chỉ tiêu:


R8 Tổng lợi nhuận gộp/ Trung bình cộng tổng tài sản có
R9,R11,R12
di .go . n/De k opMod le /Vie To al.A icle /P in Vie .a p ?I emID=2071 4/6
3/26/12 di .go . n/De k opMod le /Vie To al.A icle /P in Vie .a p ?I emID=2071

R9 Tổng chi phí hoạt động/Trung bình cộng tổng tài sản có 5%
Tổng chi phí dự phòng tổn thất cho vay/ Trung bình cộng Phụ thuộc vào những khoản cho
R10
tổng TSC vay không thu hồi được nợ
R11 Thu nhập( chi phí) bất thường/ Trung bình cộng tổng TSC Tối thiểu
R12 Thu nhập ròng/ Trung bình cộng tổng TSC Phụ thuộc vào chỉ tiêu E9

L- Chỉ tiêu thanh khoản:

Trong đó L1 phản ánh khả năng duy trì những khoản đầu tư ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu rút tiền
đột xuất của khách hàng. L2 đo lường lượng thanh khoản dự trữ tại NHNN hoặc các khoản dự trữ
khác. L3 đo lường tỉ lệ tổng tài sản có được đầu tư vào những tài sản lỏng không sinh lời.

Bảng 5: Các chỉ tiêu phản ánh tính thanh khoản và tiêu chuẩn đánh giá

L Các chỉ tiêu phản ánh tính thanh khoản Tiêu chuẩn
(Đầu tư ngắn hạn+Tài sản có tính lỏng- Những khoản có khả năng thanh toán ngắn Tối thiểu
L1
hạn)/Tiền gửi tiết kiệm 15%
L2 Dự trữ thanh khoản/ Tiền gửi tiết kiệm 10%
L3 Tài sản có lỏng không chịu lãi suất/ Tổng tài sản có <1%

S- Dấu hiệu của s tăng trưởng

Phản ánh sự hài lòng của khách hàng, sự cung ứng sản phẩm thích hợp và sự tăng trưởng tài
chính của tổ chức.

Dấu hiệu tăng trưởng ảnh hưởng trực tiếp tới cấu trúc tài chính của tổ chức và đòi hỏi phải có sự
giám sát chặt chẽ để đảm bảo sự cân bằng. Ví dụ: sự tăng trưởng ở nguồn tiền gửi tiết kiệm
(S5) sẽ kéo theo sự tăng trưởng của tổng tài sản có (S11), nhưng nếu các khoản cho vay (S1)
không tăng trưởng nhanh bằng các khoản tiền tiết kiệm, tổ chức sẽ đáp ứng nhu cầu thanh khoản
cao, song lợi nhuận thu được lại thấp (R12). Tương tự, khi những khoản tiền gửi tiết kiệm tăng
cao thì điều quan trọng nên xem xét vốn tự có của tổ chức (E8) có cùng tốc độ tăng trưởng tương
ứng hay không, bởi vì vốn tự có là yếu tố bảo vệ trước những rủi ro khó lường. Chỉ tiêu tăng
trưởng (S) của Pearls có thể giúp nhà quản lý duy trì cấu trúc tài chính cân bằng và hiệu quả.

Tăng trưởng tài sản có là chỉ tiêu quan trọng, lý do là các chỉ tiêu khác của Pearls có liên quan
đến nó. Các tổ chức cần thu thập chính xác những thông tin vĩ mô, cụ thể là t lệ lạm phát hàng
năm để duy trì mức tăng trưởng phù hợp.

Bảng 6- Các chỉ tiêu phản ánh khả năng tăng trưởng và tiêu chuẩn đánh giá

S Các chỉ tiêu phản ánh khả năng tăng trưởng Tiêu chuẩn
S1 Mức tăng trưởng các khoản cho vay đối với thành viên Phụ thuộc vào E1
S2 Mức tăng trưởng các khoản đầu tư có tính thanh khoảnPhụ thuộc vào E2
S3 Mức tăng trưởng các khoản đầu tư tài chính Phụ thuộc vào E3
S4 Mức tăng trưởng các khoản đầu tư phi tài chính Phụ thuộc vào E4
S5 Mức tăng trưởng tiền gửi tiết kiệm Phụ thuộc vào E5
S6 Mức tăng trưởng các khoản tín dụng bên ngoài Phụ thuộc vào E6
S7 Mức tăng trưởng cổ phần của các thành viên Phụ thuộc vào E7

di .go . n/De k opMod le /Vie To al.A icle /P in Vie .a p ?I emID=2071 5/6


3/26/12 di .go . n/De k opMod le /Vie To al.A icle /P in Vie .a p ?I emID=2071

S8 Mức tăng trưởng vốn tự có của tổ chức Phụ thuộc vào E8


S9 Mức tăng trưởng vốn tự có ròng của tổ chức Phụ thuộc E9
S10 Mức tăng trưởng số lượng thành viên >12%
S11 Mức tăng trưởng tổng tài sản có > T lệ lạm phát

Tóm lại: Qua phân tích có thể nhận thấy, mô hình PEARLS và mô hình CAMELS có những yếu tố,
chỉ tiêu giám sát khác nhau. PEARLS hoàn toàn sử dụng các chỉ tiêu định lượng, trong khi đó
CAMELS sử dụng cả chỉ tiêu định tính (M-quản lý). PEARLS chủ yếu dựa trên cơ sở số liệu từ
bảng cân đối tài khoản kế toán, còn CAMELS sử dụng dữ liệu là báo cáo thống kê từ các tổ
chức tài chính thành viên. Ngoài ra, PEARLS còn đo lường chỉ tiêu tăng trưởng (S). CAMELS
đang được sử dụng là phương pháp giám sát chính thức của các cơ quan quản lý nhà nước. Vì
vậy, có thể sử dụng kết hợp giữa mô hình CAMELS và PEARLS trong hoạt động giám sát các tổ
chức nhận tiền gửi, đặc biệt là các tổ chức tài chính có quy mô nhỏ, như hệ thống QTDND cơ sở
ở Việt Nam hiện nay, để có thêm thông tin trong việc đánh giá, xếp hạng tổ chức tham gia bảo
hiểm tiền gửi trong thời gian tới.

Phòng Giám sát II


IN ĐÓNG

di .go . n/De k opMod le /Vie To al.A icle /P in Vie .a p ?I emID=2071 6/6

You might also like