You are on page 1of 40

NỘI DUNG CHƯƠNG 4

v Phân tích độ nhạy


v Phân tích độ nhạy theo phương pháp đồ thị
• Phân tích độ nhạy theo các số ở vế phải ràng buộc
• Phân tích độ nhạy theo hệ số hàm mục tiêu
v Phân tích độ nhạy theo phương pháp đại số
• Phân tích độ nhạy theo các số ở vế phải ràng buộc
• Phân tích độ nhạy theo hệ số hàm mục tiêu
Phân tích độ nhạy

v Phân tích độ nhạy


Trong phương trình các tham số dữ liệu đầu vào của mô hình có
thể thay đổi trong giới hạn nhất định làm thay đổi lời giải tối ưu.
Hai trường hợp sẽ được xem xét:
1. Độ nhạy của giải pháp tối ưu đối với những thay đổi về khả
năng sẵn có của các nguồn lực (bên phải của các ràng buộc).
2. Độ nhạy của giải pháp tối ưu đối với những thay đổi của lợi
nhuận đơn vị hoặc chi phí đơn vị (các hệ số của hàm mục tiêu).
Phân tích độ nhạy theo phương pháp đồ thị
Để phân tích độ nhạy theo phương pháp đồ thị, ta xem ví dụ sau:
Bài toán sản xuất: Một nhà máy sản xuất ra hai loại sản phẩm P1 và P2 từ máy
M1 và M2. Số giờ máy cần để sản xuất cho một đơn vị các loại sản phẩm trên
các loại máy là A, số giờ máy sẵn có hằng ngày tương ứng các loại máy là B,
thu nhập của mỗi loại sản phẩm là C như bảng sau:

Sản phẩm A (giờ/đvsp) C (ngàn


M1 M2 đồng/sp)
P1 2 1 30
P2 1 3 20
B (giờ/ngày) 8 8
Phân tích độ nhạy theo phương pháp đồ thị
Phân tích độ nhạy theo phương pháp đồ thị

v Phân tích độ nhạy theo các số ở


vế phải ràng buộc
Theo phương pháp đồ thị, vùng khả
thi của mô hình bài toán là tứ giác
ABCD, điểm tối ưu là điểm C, giá trị
hàm mục tiêu z = 128.
Nếu công suất hàng ngày được
tăng từ 8 lên 9 giờ. Lời giải tối ưu
sẽ thay đổi như thế nào ?

Hình 4.1 Thay đổi điểm tối ưu theo giờ máy sẵn có
Phân tích độ nhạy theo các số ở vế phải ràng buộc

Cũng có nghĩa rằng nếu có sự gia tăng hay giảm đơn vị trong năng lực máy 1 sẽ làm tăng hoặc
giảm doanh thu 14 ngàn đồng.
Phân tích độ nhạy theo các số ở vế phải ràng buộc

Chúng ta tính toán nguồn lực máy 1 ở B và F như sau:

Nguồn lực máy 1 cực tiểu ở B (0; 2.67) = 2x0 + 1x2.67 = 2.67 giờ
Nguồn lực máy 1 cực đại ở F (8;0) = 2x8 + 1x0 = 16 giờ

Kết luận: mức giá trị 14,00 ngàn/giờ chỉ có ý nghĩa trong phạm vi:
2.67 giờ ≤ Nguồn lực máy 1 ≤ 16 giờ

Tương tự nguồn lực máy 2 biến thiên trong phạm vi:


4 giờ ≤ Nguồn lực máy 2 ≤ 24 giờ
Phân tích độ nhạy theo các số ở vế phải ràng buộc
v Khoảng khả thi biến thiên của nguồn lực
Bài toán giúp tìm ra nhiều quyết định kinh tế như:
ü Vấn đề 1: Nếu công ty có thể tăng nguồn lực của cả hai máy thì máy nào sẽ
được ưu tiên?
ü Vấn đề 2: Một đề xuất được đưa ra là tăng nguồn lực của máy 1 và 2 với chi
phí bổ sung là 10 ngàn/giờ cho mỗi máy. Điều này có được khuyến khích
không?
ü Vấn đề 3: Nếu tăng nguồn lực của máy 1 từ 8 giờ lên 13 giờ thì mức tăng này
sẽ tác động như thế nào đến doanh thu tối ưu?
ü Vấn đề 4: Giả sử tăng nguồn lực của máy 1 lên 20 giờ, mức tăng này sẽ ảnh
hưởng như thế nào đến doanh thu tối ưu?
ü Vấn đề 5: Làm cách nào chúng ta có thể xác định các giá trị tối ưu mới của
các biến liên quan đến sự thay đổi nguồn lực?
Trả lời:
ü Vấn đề 1: Từ mức giá cho máy 1 và 2, mỗi giờ của máy 1 sẽ tăng doanh
thu lên 14 ngàn/giờ, thay vì chỉ 2 ngàn/giờ cho máy 2. Do đó, nên ưu tiên
cho máy 1.
ü Vấn đề 2: Nếu chi phí gia tăng nguồn lực là 10 NĐ/g thì nếu gia tăng
nguồn lực máy 1 có tổng thu nhập là 14 NĐ/g, lợi nhuận khi gia tăng
nguồn lực là:
14 – 10 = 4 NĐ/g
Còn nếu gia tăng nguồn lực máy 2 có tổng thu nhập gia tăng 2 NĐ/g, lợi
nhuận khi gia tăng nguồn lực là:
2 – 10 = −8 NĐ/g
Do đó, chỉ nên xem xét máy 1 để tăng nguồn lực.
Trả lời:
ü Vấn đề 3: Xét số giờ máy 1 tăng từ 8h đến 13g. Ta thấy sự thay đổi
vẫn còn trong khoảng khả thi nên tổng thu nhập sẽ gia tăng với tốc
độ 14 NĐ/g. Tổng thu nhập sẽ tăng đến giá trị:
128 + 14 × (13 – 8) = 198 NĐ.
ü Vấn đề 4: Sự thay đổi nằm ngoài khoảng khả thi nên không tính
ngay được tổng thu nhập theo đơn vị nguồn lực như trên.
ü Vấn đề 5: Giá trị tối ưu của các biến sẽ thay đổi. Tuy nhiên, quy
trình xác định các giá trị này phải sử dụng phương pháp đại số.
Phân tích độ nhạy theo phương pháp đồ thị

Hình 4.2 Phân tích độ nhạy theo hàm số mục tiêu



Phân tích độ nhạy theo các hệ số của hàm mục tiêu
Giả sử rằng doanh thu đơn vị của sản phẩm 2 được cố định ở giá trị
hiện tại c2 = $ 20. Phạm vi tối ưu liên quan đối với doanh thu đơn vị
của sản phẩm 1, c1, sẽ giữ cho mức tối ưu không đổi là bao nhiêu?
Phân tích độ nhạy theo các hệ số của hàm mục tiêu

Thay C2 = 20 vào điều kiện: 1/3 ≤ c1/c2 ≤ 2 ta nhận được


6.67 ≤ c1 ≤ 40

Tương tự, chúng ta có thể xác định phạm vi tối ưu cho c2


bằng cách cố định giá trị của c1 ở mức $ 30.

c2≤ 30x3 và c2≥ 30/2 hay 15≤ c2≤ 90


Phân tích độ nhạy theo phương pháp đại số
v Phân tích độ nhạy theo các số ở vế phải ràng buộc
Ta xem bài toán sau:
Một công ty sản xuất ba sản phẩm P1, P2, P3 sử dụng ba máy M1, M2, M3.
Thu nhập đơn vị của các sản phẩm A (NĐ/ sản phẩm), thời gian gia công của
từng sản phẩm trên các máy B (phút/sp) và thời gian làm việc hàng ngày của
các máy C (phút) như ở bảng sau:
Sản phẩm A (NĐ/sp) B (phút/sp)
M1 M2 M3
P1 3 1 3 1
P2 2 2 0 4
P3 5 1 2 0
C (phút) 430 460 420
Phân tích độ nhạy theo các số ở vế phải ràng buộc
Công ty muốn xác định sản lượng hằng ngày của các loại sản phẩm nhằm cực
đại thu nhập hằng ngày. Để thiết lập mô hình, ta gọi x1, x2, x3 lần lượt là sản
lượng hằng ngày của các loại sản phẩm P1, P2, P3. Mô hình của bài toán như
sau:
Phân tích độ nhạy theo các số ở vế phải ràng buộc
Lập được bảng đơn hình:
Biến cơ bản x1 x2 x3 x4 x5 x6 Lời giải
z 4 0 0 1 2 0 1350
x2 -1/4 1 0 1/2 -1/4 0 100
x3 3/2 0 1 0 1/2 0 230
x6 2 0 0 -2 1 1 20

Vậy công ty sẽ có thu nhập hằng ngày cực đại là 1350, khi sản xuất với
sản lượng hằng ngày 100 sản phẩm P2, 230 sản phẩm P3 và không sản xuất P1.
Phân tích độ nhạy theo các số ở vế phải ràng buộc

v Khoảng khả thi biến thiên nguồn lực


Nhằm xác định khoảng khả thi của biến thiên vế phải, trong bài toán trên, ta lần
lượt gọi D1, D2, D3 lần lượt là biến thiên thời gian làm việc của máy M1, M2, M3.
Mô hình trở thành.
Ta có bảng đơn hình:
Biến cơ x1 x2 x3 x4 x5 x6 Lời giải
bản Vế phải D1 D2 D3
z -3 -2 -5 0 0 0 0 0 0 0
x4 1 2 1 1 0 0 430 1 0 0
x5 3 0 2 0 1 0 460 0 1 0
x6 1 4 0 0 0 1 420 0 0 1
Nếu dùng phép lặp bằng giải thuật đơn hình ta có:

Biến cơ x1 x2 x3 x4 x5 x6 Lời giải


bản Vế phải D1 D2 D3
z 4 0 0 1 2 0 1350 1 2 0
x2 -1/4 1 0 1/2 -1/4 0 100 1/2 -1/4 0
x3 3/2 0 1 0 1/2 0 230 0 1/2 0
x6 2 0 0 -2 1 1 20 -2 1 1
Lời giải hiện tại sẽ khả thi nếu các biến cơ bản là không âm, điều kiện khả thi:
x2 = 100 + 1/2D1 – 1/4D2 ≥ 0
x3 = 230 + 1/2D2 ≥0
x6 = 20 – 2D1 + D2 + D3 ≥0
Nếu thỏa các điều kiện trên thì có thể tìm được lời giải tối ưu từ bảng đơn hình trên.
Giá trị của hàm mục tiêu có thể viết lại: 1350 + 1D1 + 2D2 + 0D3
Công thức thể hiện rằng:
- Một thay đổi đơn vị trong năng lực máy 1 (D1 = ±1 min) làm Z thay đổi $1.
- Một thay đổi đơn vị trong năng lực máy 2 (D2 = ±1 min) làm Z thay đổi $2.
- Một thay đổi đơn vị trong năng lực máy 3 (D3 = ±1 min) làm Z thay đổi $0.
Điều này có nghĩa là giá trị tăng đơn vị là 1, 2 và 0 ($/min) đối với máy 1, máy 2 và máy 3
tương ứng
v Giả sử nếu thời gian làm việc sẵn có của máy 1, 2 và 3 lần lượt là 480, 440 và 410
phút.
Vậy:
Suy ra: D1 = 480 – 430 = 50 x2 = 100 + 1/2×50 – 1/4×(-20) = 130 > 0
D2 = 440 – 460 = -20 x3 = 230 + 1/2×(-20) = 220 > 0
x6 = 20 – 2×50 + (-20) + (-10) = -100 < 0
D3 = 410 – 420 = -10
Thấy rằng x6 < 0, nên lời giải hiện tại không khả thi.
v Còn nếu biến thiên thời gian làm việc của máy là: D1 = -30, D2 = -12 và D3 = 10 thì:
x2 = 100 + 1/2×(-30) – 1/4×(-12) = 88 > 0
x3 = 230 + 1/2×(-12) = 224 > 0
x6 = 20 – 2×(-30) + (-12) + (10) = 78 > 0
Vậy lời giải trên khả thi và lời giải tối ưu.
Từ đó ta có thể tính ra hàm mục tiêu qua các giá trị biến đổi của nguồn lực:
Z = 1350 + D1 + 2D2 + D3 = 1350 +1(-30) + 2(-12) = 1296.
v Xét khoảng khả thi cho biến thiên từng nguồn lực một.
Ø Thời gian làm việc của máy M1 biến thiên: D2 = D3 = 0 từ điền kiện
khả thi suy ra: -200 ≤ D1 ≤ 10
Ø Thời gian làm việc của máy M2 biến thiên: D1 = D3 = 0 từ điền kiện khả
thi có thể suy ra: -20 ≤ D2 ≤ 400
Ø Thời gian làm việc của máy M3 biến thiên: D1 = D2 = 0 từ điền kiện khả
thi có thể suy ra: -20 ≤ D3
Ø Tóm lại ta có bảng sau:

Nguồn lực Giá trị Khoảng khả thi Thời gian thực hiện (phút)
tăng Min Hiện tại Max
đơn vị
M1 1 -200 ≤ D1 ≤ 10 230 430 440
M2 2 -20 ≤ D2 ≤ 400 440 460 860
M3 0 -20 ≤ D3 400 420 ∞
Bảng trên nêu điều kiện khả thi thành phần cho từng nguồn lực.
Vẫn khả thi ở trường hợp: D1 = 30, D2 = -12 và D3 = 100
Thấy rằng D1 = 30 không thỏa điều kiện trong bảng nhưng xét về điều kiện khả thi:
x2 = 100 + 1/2×(30) – 1/4×(-12) = 118 > 0
x3 = 230 + 1/2×(-12) = 224 > 0
x6 = 20 – 2×(30) + (-12) + (100) = 48 > 0
Hàm mục tiêu tính được : Z = 1350 + 1(30) + 2(-12) + 0(100) = 1356
Phân tích độ nhạy theo phương pháp đại số
v Phân tích độ nhạy theo hàm số mục tiêu
v Khoảng khả thi biến thiên hệ số hàm mục tiêu
Những thay đổi của hàng z trong bảng đơn hình xuất hiện như sau:
Biến cơ bản x1 x2 x3 x4 x5 x6 Lời giải
z 0 0 0 0
Qua các phép biến đổi, ta có bảng đơn hình tối ưu mới dưới đây:

Biến x1 x2 x3 x4 x5 x6 Lời giải


CB
z 4-1/4d2+3/2d3-d1 0 1+1/2d2 2-1/4d2+3/2d3 0 1350+100d2+230d3
x2 -1/4 1 0 ½ -1/4 0 100
x3 3/2 0 1 0 ½ 0 230
x6 -1/4 0 0 -2 1 1 20
Bảng đơn hình tối ưu mới có thể suy ra trực tiếp từ bảng đơn hình tối ưu ban đầu
bằng phép biến đổi hàng z qua các bước sau:
Bước 1: Thêm một hàng trên cùng với các biến thay đổi dj ứng với các biến
ban đầu xj của mô hình, các biến thiếu tương ứng với 0.
Bước 2: Thêm một cột ngoài cùng bên trái với số 1 ở hàng z và dj ứng với các
biến ban đầu xj của mô hình, các biến thiếu tương ứng với 0.
Bước 3: Biến đổi hàng z, ở các số hạng tương ứng bằng các bước
a. Nhân cột tương ứng với cột trái ngoài cùng.
b. Cộng toàn bộ các số hạng vừa tìm được.
c. Trừ kết quả với phần tử tương ứng ở hàng trên cùng.
Thấy rằng các biến không cơ bản sẽ có hệ số ở hàm mục tiêu là 0 theo tính chất
của bảng đơn hình chuẩn.
Bảng đơn hình mới:
Cột Biến cơ bản d1 d2 d3 0 0 0 Lời giải
trái x1 x2 x3 x4 x5 x6
1 z 4 0 0 1 2 0 1350
d2 x2 -1/4 1 0 1/2 -1/4 0 100
d3 x3 3/2 0 1 0 1/2 0 230
0 x6 2 0 0 -2 1 1 20
Các hệ số của biến không cơ bản ở hàng z phải không âm:
4−1/4d2+3/2d3−d1 ≥ 0
1+1/2d2 ≥0
2−1/4d2+1/2d3 ≥0
Đây là các điều kiện để giữ tính tối ưu cho lời giải.
Các biến thiên: Xét các điều kiện trên:
d1 = 2 – 3 = −1 4−1/4d2+3/2d3−d1 = 6,75 > 0
d2 = 1 – 2 = −1 1+1/2d2 = 0,5 > 0
d3 = 6 – 5 = 1 2−1/4d2+3/2d3 = 2,75 > 0

Gía trị hàm mục tiêu thay đổi:


Z = 1350 + 100d2 + 230d3
=1350 + 100(-1) +230 x 1
= 1480a
Ø Xét biến thiên chỉ có hệ số của x1, d2 = d3 = 0, từ điều kiện có thể suy ra:
d1 ≤ 4
Ø Xét biến thiên chỉ số của x2, d1 = d3 = 0, từ điều kiện có thể suy ra:
-2 ≤ d2 ≤ 8
Ø Xét biến thiên chỉ số của x3, d1 = d2 = 0, từ điều kiện có thể suy ra
d3 ≥ -8/3

Nhận xét: Điểm tối ưu không thay đổi khi các biến thay đổi dj của các hệ số hàm
mục tiêu thay đổi:
Bài tập
Câu 3:

Một công ty sản xuất 2 sản phẩm A và B, doanh thu đơn vị là 2$ và 3$ tương ứng. Hai vật
liệu thô M1 và M2 được dùng trong sản xuất 2 loại sản phẩm có mức độ sẵn sàng tương
ứng là 8 và 18 chiếc hàng ngày.
Mỗi đơn vị sản phẩm A dùng 2 đơn vị M1 và 2 đơn vị M2, và mỗi đơn vị sản phẩm B
dùng 3 đơn vị M1 và 6 đơn vị M2.

a) Xác định tỉ lệ gia tăng doanh thu theo sự thay đổi năng lực của M1 và M2 và hãy xác
định dãy biến động khả thi của M1 và M2
b) Giả sử rằng tăng thêm 2 đơn vị cho M1 với mức chi phí là 25 xu/1 đơn vị. Bạn có
muốn đề xuất mua thêm không?
c) Công ty phải chi trả nhiều nhất là bao nhiêu trên 1 đơn vị M2?
d) Nếu M2 sẵn sàng được tăng đến 3 đơn vị, hãy xác định doanh thu tối ưu?
Câu 4:
Công ty Wild West sản xuất 2 loại sản phẩm nón cao bồi. Loại 1 yêu cầu gấp 2 lần thời gian
lao động so với loại 2. Nếu tất cả thời gian lao động hiện có chỉ dành riêng cho loại 2, công
ty có thể sản xuất tổng cộng 400 chiếc mũ loại 2 mỗi ngày. Các giới hạn thị trường tương
ứng cho hai loại là 150 và 200 mũ mỗi ngày. Doanh thu là 8 đô la cho mỗi chiếc mũ Loại 1
và 5 đô la cho mỗi chiếc mũ Loại 2.
(a) Dùng phương pháp đồ thị để xác định số lượng mũ mỗi loại sao cho doanh thu lớn nhất?
(b) Xác định tỉ lệ gia tăng doanh thu theo năng lực sản xuất đối với mũ loại 2 và khoảng giá
trị thay đổi có thể chấp nhận được?
(c) Nếu giới hạn yêu cầu hàng ngày của mũ loại 1 được giảm đến 120 thì sẽ ảnh hưởng như
thế nào đến doanh thu tối ưu?
(d) Tốc độ gia tăng doanh thu đối với thị phần mũ Loại 2 là bao nhiêu? Thị phần có thể tăng
lên bao nhiêu trong khi vẫn mang lại giá trị tính toán trên mỗi đơn vị ?
THANK YOU!

You might also like