You are on page 1of 6

Đề bài: “Con sông Đà gợi cảm..

thác lũ ngay đấy”


I. Mở bài
“Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu
Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát
Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”
(Nguyễn Khoa Điềm)
Những dòng sông trên quê hương đất nước Việt Nam luôn đẹp, gợi cảm những sáng tác cho
nhiều văn nghệ sĩ. Bước vào thế giới văn chương, ta bắt gặp một dòng sông Lấp “rày đã nên
đồng” trong thơ Trần Tế Xương; dòng sông Đuống “nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến
trường kỳ” trong thơ Hoàng Cầm hay sông Hồng lặng lẽ giữa đồng bằng gợi nỗi buồn trong
thơ Huy Cận. Đến với "Người lái đò sông Đà", ta lại bắt gặp một “Đà giang độc bắc lưu”
giữa bạt ngàn núi rừng Tây Bắc. Dòng sông Đà trong câu văn Nguyễn Tuân hiện lên như một
"nhân vật" có tính cách, có thần sắc. Vẻ đẹp gợi cảm của sông Đà cùng cảm xúc của nhà văn
được khắc đậm trong đoạn văn sau:
II. Thân bài
1. Khái quát
“Nguyễn Tuân là một định nghĩa về người nghệ sĩ”-Nguyễn Minh Châu. Nhắc đến Nguyễn
Tuân tức là nhắc đến người cầm bút đầy “sự độc đáo, tài hoa, uyên bác”, luôn đi tìm cái đẹp,
cái mới lạ, những cái “xưa nay chưa từng có”. Phong cách sáng tác của ông được gói gọn
trong một chữ “ngông”, thể hiện trên những trang viết mà ở đó các nhân vật dù thuộc loại
người nào, cũng đều là người nghệ sĩ tài hoa. Người lái đò sông Đà là một thiên tùy bút xuất
sắc mang đậm phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân, được in trong tập Sông Đà (1960) Đó là
kết quả của nhiều dịp đi và viết về Tây Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Người
nghệ sĩ tài hoa đã dùng cây bút của mình để khám phá, ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, đất
nước và con người lao động Việt Nam. Đoạn trích trên nằm ở phần gần cuối tác phẩm, miêu
tả con Sông Đà qua điểm nhìn của “người đi rừng lâu ngày” nay được gặp lại. Bằng ngòi bút
tài hoa của mình, Nguyễn Tuân đã vẽ nên một con sông rất đỗi thơ mộng, gợi cảm, đối lập
hoàn toàn với vẻ hung bạo, dữ dội khi đối đầu với ông lái đò trước đó.
Mở đầu đoạn văn, Nguyễn Tuân viết: “Con sông Đà gợi cảm”. Nhà văn đã vẽ một nét vẽ
hoàn toàn mới về con sông vắt ngang núi rừng, linh hồn của đất và người Tây Bắc. “Gợi
cảm” là tính từ vốn để chỉ sự quyến rũ, dịu dàng của người con gái đã được Nguyễn Tuân
đem vào trong trang viết để nhân hóa con sông. Từ đó nhà văn muốn ca ngợi vẻ đẹp hữu tình,
thi vị của dòng sông này. Quả thật, “Đối với mỗi người, sông Đà lại gợi một cách”: người
nhìn sông Đà gay gắt, dữ dội, hung bạo; người lại nhìn sông Đà duyên dáng, mềm mại, gợi
cảm. Và sông Đà trong tác phẩm của Nguyễn Tuân đã hiện lên qua cả hai nét thật độc đáo và
hoàn mỹ. Ở thượng nguồn, sông Đà mang trong mình vẻ đẹp kỳ vĩ, hung bạo còn về đến hạ
nguồn, sông Đà lại mang một vẻ đẹp khác, dường như đối lập hoàn toàn đó là vẻ đẹp gợi
cảm, trữ tình. Và ở trên phương diện này, Nguyễn Tuân nhìn nhận sông Đà như một món quà
vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho đất trời Tây Bắc. Dòng sông gợi cảm, trữ tình và nên thơ
sau khi đã đi qua thác ghềnh. Sông Đà tạo thành chất men say cho cuộc sống của con người
nơi đây. Qua bao thác ghềnh, con sông trở nên hiền hòa, mềm mại, uyển chuyển hơn bao giờ
hết. Nguyễn Tuân cảm nhận vẻ đẹp trữ tình của sông Đà ở nhiều góc độ khác nhau, trong
đoạn trích này là điểm nhìn gần khi đi từ rừng ra. Bằng những câu văn lai láng chất thơ, tác
giả ví sông Đà như một “cố nhân” đi xa thì nhớ, gặp lại thì mừng vui khôn xiết. Từ góc độ
này, Nguyễn Tuân không chỉ nhìn sông Đà như một con người – một tri âm, tri kỷ mà sông
Đà còn mang diện mạo của một thi sĩ đa tài, đa tình, không còn chút tâm địa độc ác nào, chỉ
thấy mối giao hòa thân ái giữa dòng sông với con người trong cảm thức của tác giả. Gặp lại
sông Đà, nhà văn có cảm giác “Đằm đằm, ấm ấm như gặp lại cố nhân”. Đây là một cảm xúc
vui mừng, hạnh phúc, ấm áp của sự trùng phùng giữa hai người bạn cũ - những người bạn tri
âm, tri kỷ lâu ngày mới gặp lại nhau. Từ “cố nhân” được lặp lại 3 lần trong đoạn văn nhằm
nhấn mạnh tình cảm, mối quan hệ thân thiết, gắn bó giữa sông Đà với nhà văn. Sông Đà
chính là bạn của Nguyễn Tuân. Người bạn này khoác lên mình vẻ đẹp tuyệt mỹ đặc trung cho
xứ sở Tây Bắc trù phú. Người bạn đã song hành cùng ông trong chuyến thực tế gian khổ mà
hào hứng tìm đến miền núi non điệp trùng. Cái nhìn độc đáo của Nguyễn Tuân: nhìn sông Đà
như một “cố nhân” – một người bạn cũ lâu ngày không gặp để rồi thương, rồi nhớ rồi háo hức
khi được tái ngộ sau khi ra khỏi rừng già. Đây là một cách nói khác biệt, một sự ví von tuyệt
vời thấm đượm nghĩa tình. Cái uy của rừng khiến Nguyễn Tuân ngột ngạt và thèm thuồng
“chỗ thoáng”, thèm sông, mải đi theo anh liên lạc, không có ý niệm “mình sắp đổ ra sông
Đà”. Cuộc tương ngộ giữa tác giả và cố nhân đã diễn ra, không bịn rịn xúc động mà thú vị,
tươi vui biết chừng nào.
Sông Đà gây ấn tượng trong mắt Nguyễn Tuân khi dòng sông phát tín hiệu với người bạn
của mình bằng ánh sáng “loang loáng như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ
chạy”. Một sự so sánh tài hoa đã đưa những trò chơi tinh nghịch của trẻ nhỏ vào không gian
yên ắng, vắng vẻ và hoang dã của núi rừng. Nhà văn cho người đọc cảm nhận được nỗi thèm
thuồng khoảng không gian thoáng đãng trên sông Đà khi ông lạc vào rừng sâu Tây Bắc. Nhớ
sông Đà, Nguyễn Tuân lặn lội đi tìm con sông như tìm một người bạn. Và rồi sông Đà hiện ra
trước mắt ông mà dấu hiệu nhận biết chính là vẻ đẹp của nước sông khi được ánh nắng chiếu
vào, gợi nhớ đến trò chơi của con trẻ. Sông Đà đẹp một cách hồn nhiên và trong sáng. Câu
văn gợi ra cái nhìn của một người chưa ra tới cửa rừng, mới chỉ nhìn thấy dòng sông lấp lánh
nắng, thấp thoáng ẩn hiện giữa những vạt cây mà đã háo hức, bồn chồn, đã vội vàng, khao
khát..
Và khi “nhìn cái miếng sáng lóe lên một màu nắng tháng ba Đường thi”, Nguyễn Tuân bỗng
nhớ lại câu thơ của Lý Bạch năm xưa tiễn người bạn thân là Mạnh Hạo Nhiên lên đường đi
Quảng Lăng tại lầu Hoàng Hạc trong mùa hoa khói: “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”.
Nguyễn Tuân đã đem đến cho sông Đà vẻ lãng mạn của hoa khói, sự trong sáng rực rỡ của
sắc xuân. Thật đẹp, thật mềm mại, nên thơ; nhà văn đã biến con sông trở nên thi vị hơn. Ông
bắt gặp nắng sông Đà đẹp đến mê hồn trong ánh sáng “lóe lên một màu nắng tháng ba Đường
thi”. Nhà văn đã có cách cảm nhận về màu sắc thông qua thời gian nghệ thuật của thi ca cổ.
Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác khơi gợi những liên tưởng thú vị về màu nắng tháng ba –
cuối xuân – mùa hoa khói. Mượn một câu thơ trong bài thơ Đường nổi tiếng “Hoàng Hạc lâu
tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” , Nguyễn Tuân dường như đã ngầm khẳng định vẻ
đẹp cổ thi của dòng sông Tây Bắc: phẳng lặng, trong sáng, lấp lánh, hồn nhiên, thanh bình.
Hình ảnh bờ bãi sông Đà sau lần xa cách hiện ra trước mắt Nguyễn Tuân thật yên bình, trong
sáng, tràn đầy sức sống, thi vị. Đây là câu văn nối tiếp các chủ ngữ “Bờ sông Đà, bãi sông
Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên sông Đà”. Hai chữ “sông Đà” điệp lại cuối mỗi vế câu
đẳng lập gợi ra niềm say mê phấn khích và khoảng không gian phóng khoáng của bờ bãi Đà
giang. Dường như nhà văn đang hân hoan, choáng ngợp trước không gian mênh mông để rồi
say đắm òa vào không gian ấy, không kịp bình tĩnh quan sát bằng lý trí để miêu tả bằng
những vị ngữ cụ thể. Tất cả đều bị cuốn đi, dồn dập, gấp gáp theo nỗi khát khao. Có lẽ vì đẹp
và tình nghĩa như thế nên ta hiểu rằng vì sao Sông Đà chiếm trọn tâm hồn Nguyễn Tuân để
ông phát huy hết thế mạnh ngôn từ của mình mà thể hiện. Sông Đà mang một vẻ đẹp tuyệt
mỹ của núi rừng Tây Bắc. Hình tượng thiên nhiên trở nên lung linh, sống động trên trang văn
Nguyễn Tuân . “Đà giang độc Bắc lưu”, có lẽ vì “độc Bắc lưu” nên dòng sông này cũng trở
nên “lắm chứng bệnh”, khó lòng mà biết được.
Cảm xúc của tác giả gặp lại sông Đà được cụ thể hóa trong những so sánh bất ngờ thú vị:
“Chao ôi, trông con sông vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm
bao đứt quãng”. Nắng “giòn tan” là một ẩn dụ đẹp gợi tả cái nắng thật trong, thật sáng, thật
mỏng và thật nhẹ; nó vừa mong manh, quý giá, nó tương phản hoàn toàn với cái u ám trĩu
nặng của bầu trời những ngày “mưa dầm”, giúp người đọc dễ dàng hình dung cảm giác trìu
mến, nâng niu của nhà văn khi gặp lại con sông. Cách so sánh độc đá,o nhân hóa sông Đà
hiện lên đẹp bởi chiều sâu" thân thiện, dễ mến, phảng phất hơi ấm tình người của dòng sông.
Nó trở thành người bạn hiền chung thủy, điềm tĩnh chờ đợi người đi xa trở về. Cảm xúc vỡ òa
khiến Nguyễn Tuân phải thốt lên“Chao ôi, trông con sông..”vì được chiêm ngưỡng cảnh đẹp,
vì được gặp lại người bạn sau bao ngày xa cách. Đó là niềm vui mừng, cuống quýt, thấp thỏm
đầy hạnh phúc. Chính tâm trạng vui sướng đó đã khiến nhà văn có những cảm nhận rất tinh
tế, độc đáo về sông Đà. Qua so sánh “vui như nối lại chiêm bao đứt quãng”, có thể thấy cảm
giác khi gặp lại dòng sông lần nào cũng tươi mới, kỳ diệu như được nối lại một giấc mơ đẹp,
lần nào cũng như được tận hưởng niềm vui chưa từng có trong đời, lần nào cũng như lần đầu
tiên, cuối cùng và duy nhất. Trong hình ảnh so sánh về cảm giác gặp lại sông Đà, nó “đằm
đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân”, sông Đà đã thực sự trở thành người bạn cũ, một tri âm với
bao kỉ niệm gắn bó trong quá khứ, bao nhớ thương trong hiện tại, bao chung thủy trong tương
lai, một cố nhân trái tính mà vẫn có sức hấp dẫn lạ kỳ. Qua đây, ta thấy Nguyễn Tuân say mê
miêu tả dòng sông với tất cả sự tinh tế của cảm xúc và một tình yêu thiết tha thiên nhiên đất
nước. Lòng ngưỡng mộ, trân trọng, nâng niu, tự hào vì một dòng sông, một ngọn thác, một
dòng chảy đã tạo nên những trang văn đẹp hiếm có.
3. Đánh giá
“Người lái đò sông Đà” là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiết
tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, vừa trữ tình, thơ
mộng của thiên nhiên. Là nhà văn có phong cách nghệ thuật đặc sắc, văn chương Nguyễn
Tuân hấp dẫn người đọc bởi cái tôi độc đáo, tài hoa, uyên bác, giác quan sắc nhọn, tinh tế, kỹ
thuật sử dụng ngôn từ điêu luyện, giàu hình ảnh, cảm xúc. Sức hấp dẫn của ngòi bút Nguyễn
Tuân trong bài tùy bút Người lái đò sông Đà nói chung và đoạn trích này nói riêng là sự độc
đáo, sự giàu có về chữ nghĩa, sự công phu trong quan sát và lựa chọn ngôn từ.. Tất cả đều
mang đậm chất Nguyễn Tuân. “Cái tôi” tài hoa ấy đã có những rung động say mê trước vẻ
đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, đất nước ở những trang văn đẹp như thơ, như nhạc, như họa.
Nhà văn đã phát hiện và miêu tả sông Đà như một sinh thể sống với tính cách trữ tình, ngân
nga những thanh âm dịu dàng, trong trẻo êm ái chốn hạ lưu. Cái tôi uyên bác thể hiện ở cách
nhìn và sự khám phá hiện thực có chiều sâu; ở sự vận dụng kiến thức và tri thức của đời sống
một cách đa dạng, phong phú; ở sự giàu có về chữ nghĩa. Đây chính là một cách thể hiện tình
yêu quê hương đất nước và lòng yêu cái đẹp của người nghệ sĩ chân chính, đồng thời cũng
cho thấy quan niệm của Nguyễn Tuân: Viết văn là để khẳng định sự độc đáo của chính người
cầm bút.
III. Kết bài
Qua đây, ta thấy cái tôi tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân thể hiện tài năng sáng tạo nghệ
thuật độc đáo của nhà văn, chắp bút nên những trang văn như để thương, để nhớ trong lòng
độc giả, giúp tác phẩm nâng cao giá trị và trường tồn cùng thời gian, khơi gợi lên những bài
học nhận thức về việc bảo vệ những danh lam thắng cảnh như sông Đà trong lòng các thế hệ
người đọc.
Có một sông Đà gầm thét, chảy trôi miên man giữa trời Tây Bắc vời vợi chất thơ của sông
núi, và có một sông Đà trong văn Nguyễn Tuân chảy vào lòng người. Văn chương đã làm cho
thiên nhiên đẹp lên bội phần. Con sông Đà sẽ mãi đồng hành cùng với con người cũng như
áng văn đẹp của Nguyễn Tuân sẽ luôn là hành trang của mỗi người, của dân tộc đi tới trong
cuộc sống hôm nay.
----
----
Đề : Vẻ đẹp trữ tình của con sông Đà trong đoạn trích:
“Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình…mỗi độ thu về”
I. Mở bài
II. Thân bài
Con sông Đà trong trang văn Nguyễn Tuân là một hình tượng nghệ thuật đẹp, một "nhân vật
văn học" có tâm địa, tính cách trái ngược; có thần sắc, linh hồn. Sông Đà chính là "chất vàng"
quý giá mà Nguyễn Tuân khát khao tìm kiếm khi đến Tây Bắc. Đồng thời nó cũng là không
gian nghệ thuật, phông nền để nhà văn đặt người lái đò Lai Châu – nhân vật trung tâm biểu
tượng của con người lao động vô danh, bình dị –vào trong đó. Nhà văn đã nỗ lực nhìn ngắm
sao cho tỉ mỉ, kỹ càng từ đó dùng ngôn từ nghệ thuật – thế mạnh của Nguyễn Tuân – để miêu
tả con sông trên nhiều dáng vẻ, trong đó có hai cá tính đối lập nhau của “nhân vật” Đà giang
này là: hung bạo, dữ dội và thi vị, trữ tình.
Trong đoạn văn trên, bằng những câu văn dài, hơi hạn chế chấm câu, phẩy giữa, Nguyễn
Tuân đã gợi tả vẻ đẹp lãng mạn, trữ tình của con sông Đà. Xuôi theo dòng Đà giang qua
những quãng dữ dội, chảy xiết, nhà văn nhận ra khoảng dưới sông Đà đẹp và dịu dàng hẳn đi.
Dòng sông chính là chất men say cho cuộc sống, con người Tây Bắc, đất trời Tây Bắc. Trong
quá trình sáng tác nhiều tác phẩm nghệ thuật, điểm nhìn trần thuật của tác giả vô cùng quan
trọng. Để kể chuyện sông Đà, gợi tả vẻ đẹp sông Đà, Nguyễn Tuân lựa chọn nhiều góc nhìn
khác nhau. Hai điểm nhìn trong đoạn văn trên là từ trên tàu bay nhìn xuống mảnh đất Tây
Bắc và từ trên núi cao nhìn xuống sông Đà theo những thời điểm khác nhau trong năm.
Nhìn sông Đà từ trên tàu bay trong những lần Nguyễn Tuân "bay tạt ngang qua sông Đà", nhà
văn phát hiện ra sự nữ tính, duyên dáng, mềm mại của con sông Tây Bắc. Sông Đà được nhà
văn miêu tả ở hình dáng dài, uốn lượn, mềm mại. Với câu văn dài, nhịp điệu chậm rãi mô
phỏng sự lai láng, chảy tràn của dòng sông cùng với phép so sánh sông với người, nhà văn
cho ta thấy: Nếu mảnh đất Tây Bắc là khuôn mặt của người thiếu nữ thì con sông Đà vắt
ngang chính là mái tóc mềm mượt, buông dài: “Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng
tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc”. Hai chữ “tuôn dài” được lặp
lại có tác dụng nhấn mạnh dòng chảy vô tận của sông Đà. Nhưng không dừng lại ở đó, “áng
tóc trữ tình” của người thiếu nữ ấy còn được cài hoa làm duyên: “bung nở hoa ban hoa gạo
tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đất nương xuân”. Hoa ban, hoa gạo là những loài
hoa đặc trưng của Tây Bắc điểm tô cho sông Đà thêm thơ mộng, xinh tươi. Hoa ban trắng,
hoa gạo đỏ rực rỡ khói núi Mèo đất nương xuân vẩn lên khiến dòng sông ấy huyền ảo, bồng
bềnh, chẳng khác nào dòng sông cổ tích. Dòng sông đã hấp dẫn nhà văn, quyến rũ
Nguyễn Tuân chìm trong mê đắm: “Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông
Đà”. Dòng sông lại tiếp tục được ngắm nhìn trong hai mùa được xem là đẹp và để thương để
nhớ nhất của Tây Bắc: mùa xuân và mùa thu. Từ trên núi cao nhìn xuống, nhà văn phát hiện
ra sự biến sắc của dòng nước sông Đà. Tây Bắc vào xuân, cây xanh cỏ xanh. Trước mắt tác
giả, dòng nước sông Đà cũng xanh ngắt một màu: “Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ
nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm, Sông Lô.” Vì sao màu xanh
ngọc bích lại được tác giả lựa chọn để mô phỏng màu nước sông Đà? Trong Đây thôn Vĩ Dạ,
Hàn Mặc Tử đã từng mượn "ngọc" để chỉ sắc màu thiên nhiên: “Vườn ai mướt quá xanh như
ngọc”. Nguyễn Tuân cũng làm như thế phải chăng vì ngọc vừa xanh trong, vừa sáng loáng,
quý giá vô cùng nên ông dùng sắc màu đó để gợi tả sự xanh sáng, quý như ngà ngọc của sông
Đà như tác giả đã từng dùng "chất vàng" để ngợi ca thiên nhiên Tây Bắc.
Tây Bắc chuyển sang thu, đất trời có những đổi thay chóng vánh. Dòng nước sông Đà cũng
mau chóng đổi sang sắc “chín đỏ” phù sa: “Mùa thu, nước sông Đà lừ lừ chín đỏ”. Cái màu
đỏ ấy ta đã từng bắt gặp ở những dòng sông Bắc Bộ trong thơ ca, chẳng hạn: “Những dòng
sông đỏ nặng phù sa” (Nguyễn Đình Thi). Thông thường, ta bắt gặp những sắc độ của màu
đỏ là đỏ thắm, đỏ tươi, đỏ lòe, đỏ chót nhưng đọc đến đây ta gặp thêm một màu đỏ khác nữa
là "lừ lừ chín đỏ". Nếu khó hình dung thì hãy đọc vế tiếp theo của câu văn như một sự giải
thích đầy hình ảnh cho cái màu đỏ ấy: “lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực
bội gì mỗi độ thu về” hay hình ảnh so sánh độc đáo: “như da mặt một người bầm đi vì rượu
bữa”. Nhà văn so sánh con sông với khuôn mặt người, với sắc thái, tâm trạng của con người
khi “bực bội”, khi “bất mãn”. Rõ ràng, Nguyễn Tuân đã trao linh hồn, thần thái cho con sông
khiến nó không còn vô tri, chai lì cảm xúc nữa. Việc lấy người để tả sông tạo nên sự độc đáo,
mang đậm dấu ấn Nguyễn Tuân. Ngay cả chuyện đặt hai màu của hai mùa khác nhau trong
năm xanh và đỏ ở cạnh nhau cũng vô cùng tinh tế. Hai màu vốn đối chọi nhau giờ lại hài hòa,
êm dịu một cách lạ thường. Cái tài của Nguyễn Tuân nằm ở đó!
Viết về dòng sông trữ tình, Nguyễn Tuân cho ta thấy thiên nhiên Tây Bắc đâu chỉ có hùng vĩ,
dữ dội mà còn thi vị, say đắm lòng người, đẹp tựa một bức tranh. Qua đây ta thấy rằng thiên
nhiên Việt Nam đâu đâu cũng đẹp. Tố Hữu nói không sai: “Nước non mình đâu cũng đẹp
như tranh”.
Đoạn văn tuy ngắn nhưng cho ta thấy phần nào tài năng, phong cách của nhà văn Nguyễn
Tuân ở thể loại bút ký. Sau Cách mạng, Nguyễn Tuân vẫn giữ được những nét thống nhất
trong văn phong của mình. Ngôn từ của nhà văn phong phú, vô cùng đa dạng ở nhiều lĩnh
vực. Trong đoạn văn này, từ ngữ Nguyễn Tuân dùng rất thơ, mang tính tạo hình cao độ. Danh
hiệu "chuyên viên tiếng Việt" sẽ không ngoa khi dành cho Tuân thừa sắc. Câu văn dài hơi gợi
tả hình ảnh con sông Đà vắt ngang mảnh đất Tây Bắc duyên dáng. Cách so sánh độc đáo, tài
tình, có sức gợi hình, gợi cảm. Ôi sông Đà, “áng tóc mun dài ngạn vạn sải” đẹp làm sao trong
trang viết Nguyễn Tuân:
“Dải sông Đà bọt nước lênh đênh 
Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” (Tản Đà)

You might also like