You are on page 1of 17

HOCHIMINH CITY UNIVERSITY OF FOREIGN LANGUAGES

AND INFORMATION TECHNOLOGY


DEPARTMENTOF INTERNATIONAL BUSINESS ADMINISTRATION
---------***--------

BÁO CÁO CUỐI KHÓA

TÌM HIỂU PHƯƠNG THỨC NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU


THÔNG QUA HỆ THỐNG NHÀ HÀNG THỨC ĂN NHANH
KFC TẠI VIỆT NAM

Nguyễn Hoàng Minh Anh


Trần Khánh Ly
Nguyễn Vũ Thúy Nhi
Class: KQ1901
Course: 2019-2020
Instructor: Ngô Văn Bình

HCMC,11/2019
HOCHIMINH CITY UNIVERSITY OF FOREIGN LANGUAGES
AND INFORMATION TECHNOLOGY
DEPARTMENTOF INTERNATIONAL BUSINESS ADMINISTRATION
---------***--------

BÁO CÁO CUỐI KHÓA

TÌM HIỂU PHƯƠNG THỨC NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU


THÔNG QUA HỆ THỐNG NHÀ HÀNG THỨC ĂN NHANH
KFC TẠI VIỆT NAM

Nguyễn Hoàng Minh Anh


Trần Khánh Ly
Nguyễn Vũ Thúy Nhi
Class: KQ1901
Course: 2019-2020
Instructor: Ngô Văn Bình

HCMC,11/2019
MỤC LỤC

1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI.................................................................................3

1.1. Câu chuyện về KFC:............................................................................................................4

2. PHƯƠNG THỨC NHƯỢNG QUYỀN......................................................................................4

2.1. Nhượng quyền thương hiệu là gì?.......................................................................................4

2.2. KFC đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam như thế nào?.............................................5

2.2.1. Giữ vững thương hiệu và hệ thống nhà hàng.............................................................6

2.2.2. Sử dụng chiến lược để giải quyết khó khăn................................................................7

2.2.3. Bí quyết công nghệ........................................................................................................7

2.3. Thông tin, thủ tục nhượng quyền và xin nhượng quyền..................................................8

3. KẾT QUẢ....................................................................................................................................8

3.1. Ích lợi và bất lợi của nhượng quền thương hiệu................................................................9

3.2. Tiềm năng của nhượng quyền thương hiệu ở Việt Nam.................................................10

4. KẾT LUẬN................................................................................................................................12

5. TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................12


1.
2. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
- Trong môi trường kinh tế hội và phát triển, các tập đoàn hay doanh nghiệp đều muốn mở
rộng thị trường kinh doanh, gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, áp lực về vốn và rủi ro đầu tư lại
là một vấn đề gây cản trở không ít. Bài toán này tưởng chừng là nan giải cho tới khi hình
thức kinh doanh nhượng quyền (franchise) ra đời.
-Từ sau thế chiến thứ II kết thúc năm 1945, nhượng quyền thương hiệu đã được công nhận
là một trong những mô hình kinh doanh thành công nhất trong vòng hơn một thế kỉ qua. Có
lẽ mọi người nghĩ rằng nhượng quyền kinh doanh chỉ xuất hiện từ 20 năm trở lại đây nhưng
thật ra nó đã ra đời tại châu Âu vào thế kỉ XVII-XXVII. Từ thập niên 60, Franchise dần trở
thành phương thức kinh doanh phổ biến mang đến sự phát triển về kinh tế không chỉ cho
Mỹ mà còn cho các cường quốc khác trên thế giới.
-Vào những năm cuối của thế kỉ XX, nhượng quyền thương mại mới bắt đầu xuất hiện tại
Việt Nam, tuy nhiên vẫn còn tương đối mới và lạ lẫm. Chỉ sau khi Việt Nam là thành viên
chính thức của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) thì hoạt động nhượng quyền mới
thực sự bùng nổ và phát triển.
-Tính tới thời điểm hiện nay Franchise được áp dụng rộng rãi tại hơn 150 quốc gia trên toàn
cầu và Việt Nam cũng không ngoại lệ với sự xâm nhập của các thương hiệu nổi tiếng như
Lotte, Burger King, Pizza Hut, Jollibee, Pizza Domino,... nhưng thương hiệu có mặt sớm
nhất chính là KFC (Kentucky Fried Chicken).
1.1. Câu chuyện về KFC:
- Cửa hàng thức ăn nhanh đầu tiên của KFC xuất hiện tại trung tâm thương mại Sài Gòn Super
Bowl (cuối năm 1997) đã dần đưa thức ăn nhanh vào văn hóa ẩm thực Việt Nam. Trải qua
nhiều khó khăn và thách thức, KFC hiện tại đang nằm ở vị trí top đầu thị trường thức ăn nhanh
với thị phần là 60%. Vậy KFC đã làm thế nào để tiến vào thị trường Việt Nam và cách thức
nhượng quyền của thương hiệu lâu đời này ra sao, mọi thứ sẽ được tìm hiểu qua phần tiếp
theo.

3
2. PHƯƠNG THỨC NHƯỢNG QUYỀN

Trong vòng năm năm trở lại đây có lẽ mọi người đã không còn xa lạ với khái niệm
“Nhượng quyền thương hiệu” (Franchise). Nhiều thương hiệu nước ngoài đã có mặt ở thị
trường Việt Nam và thành công trong việc mở rộng thị phần cũng như đưa thương hiệu của
mình đến gần hơn với người tiêu dùng nước ta.
2.1. Nhượng quyền thương hiệu là gì?
- Nhượng quyền thương hiệu (Franchise) là hình thức kinh doanh mà một thương hiệu, một
tên sản phẩm hay dịch vụ nhất định được cho phép sử dụng bởi một cá nhân, tổ chức nào
đó trong một khoảng thời gian nhất định với một mức phí ràng buộc hoặc có thể là một
ràng buộc về tài chính, và cũng có thể chia phần trăm lợi nhuận, doanh thu theo thỏa thu
- Bên nhận nhượng quyền (Franchisee) đảm bảo sẽ được cung cấp đúng, đầy đủ và hỗ trợ
tốt nhất từ bên nhượng quyền (Franchisor) và đảm bảo phải thực hiện theo đúng quy định,
tiêu chuẩn, yêu cầu của bên nhượng quyền từ cách thức vận hành, đến cách trang trí, bày
trí sản phẩm,...

- Có 4 hình thức nhượng quyền thương hiệu trên thị trường hiện nay:

 Nhượng quyền có tham gia quản lý (Management franchise)

Là bên nhận nhượng quyền sẽ được cung cấp người quản lý và người vận hành doanh
nghiệp hoặc chi nhánh đó ngoài việc được chuyển nhượng thương hiệu, mô hình kinh
doanh, cách thức kinh doanh.

 Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn (Equity franchise)

Trong trường hợp bên nhượng quyền muốn tham gia trực tiếp vào việc kiểm soát hệ thống,
họ có thể đầu tư vốn với tỉ lệ nhỏ dưới dạng liên doanh để dễ kiểm soát cũng như họ có thể
trở thành cổ đông của công ty dù số vốn đầu tư của họ chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ, hình thức đó gọi
nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn (Equity franchise)

 Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện (Full business format franchise)
4
Khác với hai mô hình nhượng quyền trên, Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện
(Full business format franchise) được mang tính đầy đủ, cải tiến hơn với yêu cầu của cả hai
bên. Bên nhận nhượng quyền sẽ được chia sẻ ít nhất là 4 loại sản phẩm cơ bản, bao gồm:

o Hệ thống: chiến lược, mô hình, quy trình vận hành được chuẩn hóa, chính sách quản
lý, cẩm nang điều hành, huấn luyện, tư vấn và hỗ trợ khai trương, kiểm soát, hỗ trợ
tiếp thị, quảng cáo.
o Bí quyết quy trình sản xuất, công nghệ, kinh doanh.
o Hệ thống thương hiệu.
o Sản phẩm, dịch vụ

Phí nhượng quyền ban đầu (Up-front free) và phí hoạt động (Royalty free) là hai phí được
tính theo lợi nhuận hàng tháng và cũng là hai phí cơ bản mà bên nhận nhượng quyền phải
chi trả cho bên nhượng quyền.

 Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện (Non-business format franchise)

Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện (Non-business franchise) mang tính
chất quản lý lỏng lẻo hơn không gò bó như mô hình toàn diện, gồm các trường hợp phổ biến
sau:

o Nhượng quyền phân phối sản phẩm, dịch vụ (Product Distribution Franchise)
o Nhượng quyền công thức sản xuất sản phẩm và tiếp thị (Marketing Franchise)
o Nhượng quyền thương hiệu (Brand Franchise/Trademark License)
o Kinh doanh nhà hàng, khách sạn nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam.

Trong đó mô hình kinh doanh nhà hàng, khách sạn nhượng quyền thương hiệu được cho là
ngày càng phổ biến ở Việt Nam bởi bạn có thể dễ dàng bắt gặp một thương hiệu thức ăn nổi
tiếng nào đó ở trên đường phố như Dunkin’ Donuts, Domino’s Pizza, McDonald’s,
Gongcha, KFC…

2.1. KFC đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam như thế nào?

5
“ Gà rán KFC” có lẽ đã là cái tên vô cùng quen thuộc đối với người dân Việt Nam từ lâu.
Thật vậy, KFC (Kentucky Fried Chicken) là một thương hiệu điển hình về sự thành công
trong số các tập đoàn quốc tế đầu tư tại Việt Nam.

2.1.1. Giữ vững thương hiệu và hệ thống nhà hàng


- KFC đã đầu tư rất nhiều tiền bạc, công sức để xây dựng và duy trì thương hiệu nhằm đem
đến sự tin tưởng cho khách hàng khi nhắc đên KFC. Từ logo cho đến quảng cáo đều mang
lại sự tươi vui, mới mẻ, hấp dẫn mọi nguời ở mọi lứa tuổi. Chúng ta có thể nhớ đến giai điệu
và giọng hát bắt tai qua câu slogan ấn tượng “VỊ NGON TRÊN TỪNG NGÓN TAY” mỗi
khi xem quảng cáo. Logo nổi bật với màu chính: đỏ, trắng đen cũng làm thực khách khó
quên hình ảnh ông già râu tóc bạc phơ kèm theo nụ cười thân thiện. Đấy chính là hình ảnh
của ngài đại tá Sander- người sáng lập ra thương hiệu KFC nổi tiếng toàn cầu này. Và quan
trọng hơn hết là hình ảnh logo ấy đã được KFC gìn giữ trong suốt 50 năm qua. Dù đã trải
qua 5 lần sửa đổi các chi tiết nhưng vẫn không làm mất đi giá trị nguyên vẹn. Ấn tượng ban
đầu của khách hàng đối với KFC vẫn được giữ nguyên. Nói một chút về màu sắc, KFC cũng
rất khéo léo khi chọn màu đỏ làm màu chủ đạo, kết hợp cùng đen và trắng tạo cho đối
phương một ấn tượng độc đáo khi lần đầu nhìn thấy, và khoa học cũng đã chứng minh màu
đỏ còn có tác dụng kích thích sự ăn uống đấy!

- Hơn thế nữa, hệ thống các nhà hàng đều được chuẩn hóa. Tất cả các cửa hàng trên toàn
quốc đều có sự đồng bộ với nhau từ mặt màu sắc hình ảnh cho đến chất lượng sản phẩm và
dịch vụ. Sự bày trí không gain và phong cách phục vụ của nhân viên sẽ làm cho thực khách
có cảm giác như đang thưởng thức trong một nhà hàng Tây Âu, tuy vậy nhưng cũng không
kém phần thoải mái. Mỗi bàn ăn đều có một góc riêng, khách có thể vừa nhâm nhi miếng gà
giòn rụm vưaf nói chuyện hay bàn bạc công việc. Chưa kể tới cách phục vụ của đội ngũ
nhân viên KFC rất chuyên nghiệp, chu đáo và thân thiện. Đó cũng là nhờ hệ thống đào tạo
kỹ năng cho nhân viên nghiêm ngặt và chỉnh chu của KFC. Nhằm đem lại dịch vụ tuyệt vời
để phục vụ thực khách không chỉ ở chất lượng đồ ăn thức uống mà còn tạo một cảm giác
yêu thích , thoải mái khi đến với chuỗi nhà hàng.

6
- Với những giá trị to lớn mà Franchise đem lại, KFC luôn cố gắng bảo toàn sự đồng bộ
trong hệ thống các cửa hàng nhằm bảo đảm uy tín thương hiệu, đồng thời bảo đảm chất
lượng dịch vụ đem đến cho khách hàng. Vì thế mà đối với bên nhận nhượng quyền phải cam
kết bảo toàn hình ảnh thương hiệu ở mức cao.

2.1.2. Sử dụng chiến lược để giải quyết khó khăn

- Bước đầu tiến vào thị trường Việt Nam, KFC gặp vô vàn khó khăn cùng thử thách. Bởi vì
vào thời điểm năm 1997 khái niệm “Thức ăn nhanh” hoàn toàn xa lạ với người Việt Nam.
Và rất khó để thay đổi thói quen ăn uống của người Việt Nam vì Việt Nam có một nền văn
hóa ẩm thực truyền thống rất đặc trưng. Không những thế khẩu vị của người Việt Nam cũng
rất khác và có sự phân biệt rõ giữa ba miền. Vì vậy, sau khi nghiên cưú và tìm hiểu được
nhũng đặc điểm ăn uống trên, KFC bắt đầu tung ra những chiến lược thay đổi về mùi vị,
màu sắc và kích thước của món ăn cho phù hợp với khẩu vị cũng như thị hiếu của những
khách hàng xứ Việt.

- Đầu tiên, KFC đã gây ấn tượng đặc biệt bằng vị gà giòn truyền thống và vị gà sốt cay. Vốn
biết người châu Á thích ăn cay nên KFC đã không bỏ qua điểm này và đó trở thành điểm
mạnh của KFC, có khả năng thu hút mọi khách hàng kể cả những người khó tính nhất cũng
khó lòng nào cưỡng lại.
- Ngoài ra, KFC còn thêm vào một số món mới để đáp ứng nhu cầu của người Việt như: gà
giòn không xương, cơm gà Gravy, gà sốt tiêu,... Kích cỡ của hamburger cũng được làm nhỏ
hơn để phù hợp với sức ăn và vóc dáng của người Việt Nam.
- Giá cả hợp lý, dịch vụ đáp ứng tối đa vì tính cạnh tranh trên thị trường ngày nay khi mà
thức ăn nhanh dần trở nên phổ biến hơn thì vấn đề về giá luôn được KFC xem xét. Thị hiếu
của người Việt Nam luôn là “ngon, bổ, rẻ”; hiểu được điều đó KFC đã thay đổi rất nhiều để
sản phẩm trở nên ngon hơn, rẻ hơn và làm hài lòng khách hàng hơn. Bên cạnh đó, KFC còn
sử dụng slogan “ĂN THẬT NO, KHỎI LO VỀ GIÁ” để thu hút khách hàng.
2.1.3. Bí quyết công nghệ

7
-Tất cả các sản phẩm của KFC đều được sản xuất theo một quy trình chế biến đặc biệt và
nghiêm ngặt, theo quy định tiêu chuẩn chung trên toàn thế giới.

- Giống gà được lấy từ Mỹ và nuôi theo kỹ thuật, có hệ thống kiểm dịch chặt chẽ.
- Công thức chế biến bí mật và loại gia vị tẩm ướp đặc biệt cũng được chuyển từ Mỹ sang
Việt Nam một cách nguyên vẹn và rất ít người biết đến.
- Với tất cả những điều trên, bên nhận chuyển nhượng phải làm đúng theo những tiêu chí về
chất lượng, dịch vụ và giá trị nguyên bản của KFC. VÌ nếu KFC phát hiện ra những tiêu
chuẩn không được duy trì, họ có quyền rút lại giấy phép nhưọng quyền.
2.2. Thông tin, thủ tục nhượng quyền và xin nhượng quyền

- Thủ tục đăng kí nhượng quyền được chỉnh sửa bởi Nghị định 35/2006/ NĐ-CP do Chính
phủ ban hành ngày 31 tháng 03 năm 2006 hướng dẫn Luật thương mại về hoạt động nhượng
quyền thương mại  và Thông tư 09/2006/TT-BTM do Bộ thương mại ban hành ngày 25
tháng 05 năm 2006 hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. Nhượng
quyền thương hiệu từ nước ngoài vào Việt Nam hoặc từ Việt Nam ra nước ngoài đều phải
làm thủ tục hồ sơ để đăng kí chuyển nhượng thương hiệu.

- Hồ sơ đăng kí nhượng quyền thương hiệu gồm có:

 Đăng kí hoạt động nhượng quyền thương hiệu theo đơn được làm mẫu sẵn
 1 bản giới thiệu chung về nhượng quền thương hiệu theo mẫu
 Bản sao giấy chứng nhận kinh doanh hợp pháp hay giấy tờ của thương nhân nước
ngoài có chứng nhận thẩm quyền ở nơi mà thương nhân nước ngoài thành lập khi
nhượng quyền từ nước ngoài
 Giấy tờ chứng minh về bên nhượng quyền ban đầu đồng ý cho nhượng quyền lại
 Bản sao có công chứng văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam
hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng
sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo.

8
- Nhượng quyền thương hiệu luôn có những quy tắc chung là: bên nhượng quyền bắt buộc
phải cung cấp thông tin hoàn toàn chính xác và bên nhận nhượng quyền phải thực hiện đúng
theo quy trình kinh doanh.

- Khi được nhượng quyền lại từ bên nhượng quyền thì bên nhận quyền có thể sử dụng toàn
bộ những quy trình hoạt động từ chế xuất, sản xuất, công nghệ tiên tiến,….từ bên nhượng
quyền mà hai bên cùng thống nhất trong bản hợp đồng.

- Để thực hiện công việc nhượng quyền diễn ra một cách thuận lợi thì cần tìm đến các dịch
vụ tư vấn hoặc luật sư hỗ trợ thêm.

9
3. KẾT QUẢ
3.1. Ích lợi và bất lợi của nhượng quyền thương hiệu

Đối với chủ sở hữu:

- Ích lợi:
 Chủ sở hữu có thể mở rộng, phát triển quy mô thương hiệu một cách nhanh chóng thì
thương hiệu sẽ được biết đến nhiều hơn không những trong nước mà ngoài nước.
 Cũng là một cách để quảng bá thương hiệu đến người tiêu dùng dễ dàng hơn. Bên
cạnh đó, sẽ giảm bớt chi phí quảng bá cac sản phẩm của thương hiệu rất nhiều.
 Nhân rộng các chuỗi cửa hàng ở mọi nơi, tạo dựng hình ảnh cho thương hiệu.
 Chủ sở hữu thu về cho mình với lợi nhuận có thể gấp đôi, gấp ba và hơn thế nữa từ
việc nhượng quyên thương mại.
 Xâm nhập sâu hơn vào các thị trường hiệu quả hơn. Một quy mô to lớn về chuỗi các
cơ sở con được liên kết chặt chẽ với nhau.
 Khi nhượng quyền thì bên nhượng quyền sẽ được hưởng nguồn thu về chi phí về bản
quyền
- Bất lợi:
 Khi họ nhượng quyền càng với nhiều bên thì sẽ không tránh khỏi việc cạnh tranh gây gắt
giữa các bên về các cơ sở của chính thương hiệu được nhượng quyền.
 Nếu khi đi vào hoạt động mà chỉ cần một bên nhận quyền làm sơ suất thì cả thương hiệu bị
ảnh hưởng về mặt uy tín và tin dùng.
 Nếu không có cam kết hợp đồng thì khả năng mất quyền kiểm soát thương hiệu rất dễ.

Đối với bên nhận quyền:

- Ích lợi:

10
 Khi tạo dựng được một thương hiệu thành công đã tiêu tốn bao nhiêu nhân lực, công sức và
thời gian bỏ ra của chủ sở hữu thì bên nhận quyền sẽ được sử dụng thương hiệu này mà
không chút tiêu tốn về khoản thời gian đó và đã có “cái mác” bên ngoài.
 Chỉ cần tập trung vào việc phát triển kinh doanh còn mọi việc khác từ xây dựng hình ảnh
hay quảng bá, đầu tư, marketing đề do bên nhượng quyền sẽ điều hành tất cả.
 Giảm sự rủi ro thấp nhất có thể khi phải đầu tư một thương hiệu mới.
 Được giảm bớt về chi phí nhập khẩu nguyên liệu từ bên nhượng quyền.
 Các hệ thống chuỗi cửa hàng đều được đồng bộ hóa , đồng thời cũng được hỗ trợ rất nhiều
từ bên nhượng quyền.
- Bất lợi:
 Tất nhiên ai cũng muốn có riêng thương hiệu của chính mình nhưng khi được nhượng
quyền lại thì bên nhận quyền chỉ được hưởng quyền lợi từ bên nhượng quyền và giúp cho
thương hiệu bên nhượng quyền ngày càng phát triển.
 Khi chủ sở hữu nhượng quyền lại cho nhiều bên thì xuất hiện nhiều chuỗi cơ sở lớn nhỏ
khác dẫn đến việc cạnh tranh nhau giữa các bên sẽ xảy ra
 Các quá trình làm việc sẽ phải bắt buộc làm theo quy định mà bên nhượng quyền đặt ra.
3.2. Tiềm năng của nhượng quyền thương hiệu ở Việt Nam

Thế giới đang ngày càng phát triển, dẫn đến mọi người muốn chất lượng cuộc sống của
mình cải thiện hơn. Từ đó nhu cầu của mọi người cũng sẽ ngày càng nâng cao và đó là cơ
hội cho các thương hiệu nước ngoài du nhập vào Việt Nam. Không chỉ thế dân số Việt Nam
còn đạt tỉ lệ vàng (70% là dân số trẻ). Chính vì vậy, Việt Nam được đánh giá là một trong
những đất nước có thị trường hấp dẫn và đầy tiềm năng để phát triển theo hình thức nhượng
quyền thương hiệu. Theo số liệu thống kê thì chỉ trong vòng 10 năm trở lại đây thôi Việt
Nam đã có hơn 200 các doanh nghiệp, các thương hiệu được cho phép nhượng quyền. Điều
đó cũng chứng minh rằng Việt Nam đang từng bước phát triển mô hình kinh doanh này từ
các thương hiệu nước ngoài. Và ngoài ra, Việt Nam cũng có khả năng đưa các thương hiệu
về ẩm thực truyền thống Việt ra ngoài các nước bạn như: Phở, bánh xèo, bún đậu mắm
tôm,... Hiện tại đã có không ít các nhà hàng nhượng quyền từ Việt Nam ra thế giới và tương

11
lai sẽ còn phát triển hơn nữa không chỉ về ngành thực phẩm ăn uống mà còn nhiều ngành
khác.

12
4. KẾT LUẬN

Trong môi trường kinh tế cạnh tranh và phát triển không ngừng như hiện nay, bất cứ doanh
nghiệp nào đều có mục đích là muốn phát hiển thương hiệu, mở rộng thị trường, tăng doanh
số. Để thu được lợi nhuận cao nhất, mỗi doanh nghiệp cần phải có những phương án hiệu
quả sao cho giảm chi phí và tăng doanh thu. Trong số các hình thức kinh doanh thì nhượng
quyền thương mại là một giải pháp xuất sắc, có thể tránh được những rủi ro khi đầu tư vốn
và đem lại các lợi ích lớn lao. Mặc dù hình thức kinh doanh hiện đại này còn một số mặt bất
cập nhưng nhìn chung những ưu điểm mà “Franchise” đem lại thật sự là một thành quả tuyệt
vời cho tài chính của doanh nghiệp đó nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung.

-Đề xuất:

Để khắc phục những bất lợi đã nêu trên, giữa bên nhượng quyền và bên xin nhượng quyền
cần có sự thống nhất các tiêu chi chung và bên nhận nhượng quyền phải tuân theo các điều
khoản đã được nêu ra trong hợp đồng từ đầu. Còn về vấn đề cạnh tranh trong cùng một
thương hiệu thì phía “công ty mẹ” nên có sự phân bố hợp lý về vị trí đặt các chi nhánh
nhượng quyền vừa tránh được cạnh tranh không đáng có, vừa tiếp cận được nhiều nhóm
khách hàng hơn.

13
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách:
William Nickels and James McHugh and Susan McHugh. (2019) . Understanding
Business.
- Internet:
1. Thắng Nguyễn – Marketing AI.(2018). Nhượng quyền thương hiệu là gì? Liệu có
nên sử dụng phương thức này. Retrieved from https://kenhtuyensinh.vn/ly-thuyet-co-
ban-ve-ky-nang-lam-viec-nhom-cach-phat-trien-nhom
2. Nhượng quyền thương hiệu là gì? Retrieved from https://tuvanvietluat.com/bai-
viet/nhuong-quyen-thuong-hieu-la-gi
3. Lê Minh Trường.(2018). Nhượng quyền thương mại: Thủ tục và trình tự đăng kí hoặt
động nhượng quyền thương mại. Retrieved from https://luatminhkhue.vn/nhuong-
quyen-thuong-mai-thu-tuc-va-trinh-tu-dang-ky-hoat-dong-nhuong-quyen-thuong-
mai-.aspx
4. Janusholding.(2016). Ưu và nhược điểm nhượng quyền thương hiệu. Retrieved from
https://janusholding.com.vn/uu-va-nhuoc-diem-nhuong-quyen-thuong-hieu/
5. 7 lợi ích mang lại từ nhượng quyền thương hiệu. Retrieved from
http://www.dangkybanquyenvn.com/7-loi-ich-mang-lai-tu-nhuong-quyen-thuong-
mai.html
6.  LANTABRAND.(2006). KFC. Retrieved from
http://www.lantabrand.com/cat43news3978.html
7. Nguyễn Phi Vân - Tác giả sách Nhượng quyền khởi nghiệp - Con đường ngắn để
bước ra thế giới.(2016). Tổng quan về nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam.
Retrieved from https://www.brandsvietnam.com/8523-Tong-quan-ve-nhuong-quyen-
thuong-hieu-tai-Viet-Nam
8. Thu Uyên. (2019). Cách viết kết luận báo cáo thực tập cực hay và ấn tượng.
Retrieved from https://123job.vn/bai-viet/cach-viet-ket-luan-bao-cao-thuc-tap-cuc-
hay-va-an-tuong-311.html
14
9. Mẫu kết luận cho báo cáo thực tập về chủ đề công tác kế toán bán hàng và xác định
kết quả kinh doanh. (2019). Retrieved from http://dayhocketoan.edu.vn/mau-ket-
luan-cho-bao-cao-thuc-tap-ve-chu-de-cong-t-ke-toan-ban-hang-va-x-dinh-ket-qua-
kinh-doanh-nd,17932
10. Doanh nhân Sài Gòn. (2011). KFC: 7 năm chịu lỗ và chiến lược thận trọng.
Retrieved from https://doanhnhansaigon.vn/thoi-su-trong-nuoc/kfc-7-nam-chiu-lo-
va-chien-luoc-than-trong-1027725.html
11. Kfcvietnam.com.vn. KFC Việt Nam. Retrieved from
https://kfcvietnam.com.vn/vi/lich-su-hinh-thanh.html
12. Wikipedia. KFC. Retrieved from https://vi.m.wikipedia.org/wiki/KFC

15

You might also like