You are on page 1of 25

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

---------***----------

BÀI THẢO LUẬN

MÔN: QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU MỘT MẶT HÀNG KIM NGẠCH LỚN CỦA
VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA. TRÌNH BÀY QUY TRÌNH TỔ CHỨC
NHẬP KHẨU MẶT HÀNG ĐÓ

Giảng viên hướng dẫn: Vũ Anh Tuấn

Nhóm thực hiện: Nhóm 7

Lớp: H2005ITOM0511

Hà Nội, 2020

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
BỘ MÔN QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

SẢN PHẨM TỰ HỌC VÀ THẢO LUẬN NHÓM


Học phần: Quản trị tác nghiệp TMQT
Nhóm: 7 Lớp: H2005ITOM0511
Kết quả đánh giá các thành viên trong nhóm

STT Họ và tên Lớp Mã SV Phân công Xếp Ký


loại nhận
1 Đào Thị Tươi K54E4 18D130267 Phần 2.2+2.3

2 Vũ Thị Tươi K54U3 18D210172 Phần 3.4

3 Nguyễn Thị Thanh Tuyền K54I6 18D140350 Phần 3.8

4 Mai Thị Uyên K54U4 18D210232 Phần 3.7


5 Nguyễn Hồng Vân K54E1 18D130059 Chương I+ phần
2.4+2.5+2.6+mở
đầu+ kết luận+ phụ
lục+tổng và chỉnh
sửa word
6 Trần Thị Vân K54H4 18D180233 Phần 3.5
7 Phạm Thị Khánh Vi K54H2 18D180114 Phần 3.6

8 Quách Thị Khánh Vy K54H2 18D180115 Phần 3.3

9 Ngô Hùng Vỹ K53U1 17D210042 Slide

10 Hà Thị Xuân K54I5 18D140294 Thuyết trình+ phần


2.1
11 Nguyễn Hoàng Yến K54E3 18D130200 Phần 3.1+3.2

Trưởng nhóm
(Ký và ghi rõ họ tên)

2
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1: Giới thiệu chung về hoạt động nhập khẩu
1.1.1: Khái niệm về nhập khẩu
1.1.2: Đặc điểm của nhập khẩu
1.1.3: Vai trò của nhập khẩu
1.2: Quy trình tổ chức nhập khẩu hàng hóa
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU MÁY VI TÍNH, SẢN PHẨM
ĐIỆN TỬ VÀ LINH KIỆN TỪ THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC VỀ VIỆT NAM (2018-
4 THÁNG ĐẦU NĂM 2020)
2.1: Tổng quan về ngành sản xuất máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
2.2: Nhu cầu nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện từ thị trường Trung Quốc
về Việt Nam
2.3: Tình hình nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện từ thị trường Trung
Quốc về Việt Nam
2.4: Thành tựu
2.5: Hạn chế
2.6: Một số biện pháp đề xuất
CHƯƠNG III: QUY TRÌNH TỔ CHỨC NHẬP KHẨU MÁY VI TÍNH, SẢN PHẨM
ĐIỆN TỬ VÀ LINH KIỆN TỪ THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC VỀ VIỆT NAM
TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
3.1. Xin giấy phép nhập khẩu
3.2. Kiểm tra hàng hóa nhập khẩu
3.3. Thuê phương tiện vận tải
3.4. Mua bảo hiểm cho hàng hóa
3.5. Làm thủ tục hải quan
3.6. Tổ chức giao nhận hàng hóa với phương tiện vận tải
3.7. Thanh toán hàng nhập khẩu
3.8. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
KẾT LUẬN

3
PHỤ LỤC: ĐƯA RA CÁC BỘ CHỨNG TỪ CẦN CÓ CHO VIỆC NHẬP KHẨU
MÁY VI TÍNH, SẢN PHẨM ĐIỆN TỬ VÀ LINH KIỆN TỪ TRUNG QUỐC VỀ
VIỆT NAM
NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, đó vừa là cơ hội mà cũng là một thách
thức lớn với nước ta, đặc biệt nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hoạt động
xuất - nhập khẩu. Việc gia nhập tổ chức thương mại, ký kết các Hiệp định thương mại song
phương và đa phương đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam phát huy những thế mạnh của
mình. Bên cạnh việc thực hiện các hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam ngày một nhiều
hơn thì cũng cần thực hiện các hoạt động nhập khẩu để thực hiện sản xuất, kinh doanh, …
nhằm phát triển kinh tế đa dạng. Nhập khẩu là một khâu cơ bản của hoạt động ngoại thương
hoạt động kinh doanh buôn bán diễn ra trên phạm vi toàn Thế giới, thể hiện sự phụ thuộc lẫn
nhau giữa các nền kinh tế Thế giới. Là một trong những lĩnh vực được quan tâm hàng đầu
trong lĩnh vực kinh doanh vì nó cho chúng ta biết vị thế của đất nước trên thị trường khu vực
và quốc tế, ngoài ra nó còn là yếu tố không thể thiếu trong việc cân bằng cán cân thương mại
quốc gia, giúp ổn định và phát triển nền kinh tế. Hiện nay tại Việt Nam, do sự bùng nổ của
các thiết bị điện tử, smatphone được sản xuất tại Trung Quốc và phân phối trực tiếp tại thị
trường Việt Nam như Xiaomi, Huawei, Oppo, Vivo… và nhiều các sản phẩm điện từ như
camera, máy ảnh, laptop, máy tính bảng, máy in, máy xét nghiệm, loa đài…và các sản phẩm
điện dân dụng khác làm cho nhu cầu sử dụng hàng linh kiện Trung Quốc là vô cùng lớn.
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là một trong những mặt hàng nhập khẩu chiếm
kim ngạch lớn của nước ta. Nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động nhập khẩu đối với
nền kinh tế của đất nước, nhóm đã lựa chọn đề tài: “ nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện
tử và linh kiện từ thị trường Trung Quốc về Việt Nam” để tìm hiểu, đánh giá tình hình và
quy trình tổ chức nhập khẩu mặt hàng ngày trong những năm gần đây (2018- 4 tháng đầu
năm 2020).
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Giới thiệu về hoạt động nhập khẩu
1.1.1. Khái niệm về nhập khẩu
Nhập khẩu của doanh nghiệp là hoạt động mua hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoàI phục vụ
cho nhu cầu trong nước hoặc táI xuất nhằm phục vụ mục đích thu lợi nhuận. Hay nhập khẩu
là việc mua hàng hóa từ các tổ chức kinh tế, các công ty nước ngoàI và tiến hành tiêu thụ
hàng hóa nhập khẩu tại thị trường nội địa hoặc táI xuất khẩu với mục đích thu lợi nhuận và
nối liền sản xuất với tiêu dùng.
1.1.2. Đặc điểm của nhập khẩu
Thị trường nhập khẩu rất đa dạng: Hàng hoá và dịch vụ có thể được nhập khẩu từ nhiều
nước khác nhau. Dựa trên lợi thế so sánh của quốc gia khác nhau mà các doanh nghiệp có
nhiều cơ hội để mở rộng,thu hẹp hay thay đổi thị trường nhập khẩu của mình.

4
- Đầu vào (nguồn cung ứng trong đó có nguồn nhập khẩu), đầu ra (khách hàng) của
doanh ngiệp rất đa dạng thường thay đổi theo nhu cầu của người tiêu dùng trong
nước. Nguồn cung ứng hoặc đầu ra có thể ổn định, tập trung hoặc đa dạng phu thuộc
vào điều kiện kinh doanh của công ty, khả năng thích nghi và đáp ứng cầu thị trường
cũng như biến dộng của nguồn cung ứng.
- Phương thức thanh toán : Trong kinh doanh nhập khẩu các bên sử dụng nhiều
phương thức thanh toán , việc sử dụng phương thức thanh tóan nào là do hai bên tự
thỏa thuận được quy định trong điều khoản của hợp đồng và trong kinh doanh nhập
khẩu thường sử dụng các ngoại tệ mạnh chủ yếu là USD để thanh toán. Vì vậy mà
thanh toán trong nhập khẩu phụ thuộc rất lớn vào tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền
nội tệ(VND) và ngoại tệ.
- Chịu sự chi phối của nhiều hệ thống luật pháp, thủ tục: Hoạt động nhập khẩu có sự
tham gia của nhiều đối tác có quốc tịch khác nhau nên chịu sự chi phối bởi các hệ
thống luật pháp và các thủ tục liên quan của nhiều nước khác nhau.
- Việc trao đổi thông tin với đối tác phảI được tiến hành nhanh chóng thông qua các
phương tiện công nghệ hiện đại hơn như Telex, Fax. Đặc biệt trong thời đại thông tin
hiện nay giao dịch qua thư điện tử, qua hệ thống mạng internet hiện đại là công cụ
phục vụ đắc lực cho kinh doanh.
- Về phương thức vận chuyển: Hoạt động nhập khẩu liên quan trực tiếp đến yếu tố
nước ngoài, hàng hóa được vận chuyển qua biên giới các quốc gia, có khối lượng lớn
và được vận chuyển qua đường biển, đường hàng không, đường sắt và vận chuyển
vào nội bộ bằng các xe có trọng tảI lớn …Do đó hoạt động nhập khẩu đòi hỏi chi phí
vận chuyển lớn làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.3: Vai trò của nhập khẩu:
Nhập khẩu thúc đẩy nhanh quá trình sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước. Bổ xung kịp thời những
mặt mất cân đối của nền kinh tế, đảm bảo một sự phát triển cân đối ổn định, khai thác đến
mức tối đa tiềm năng và khả năng của nền kinh tế vào vòng quay kinh tế.
Nhập khẩu đảm bảo đầu vào cho sản xuất tạo việc làm ổn định cho người lao động góp phần
cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân. Có vai trò tích cực thúc đẩy xuất khẩu góp
phần nâng cao chất lượng sản xuất hàng xuất khẩu, tạo môi trường thuận lợi cho xuất khẩu
hàng hoá ra thị trường quốc tế đặc biệt là nước nhập khẩu.
Có thể thấy rằng vai trò của nhập khẩu là hết sức quan trọng đặc biệt là đối với các nước
đang phát triển (trong đó có Việt Nam) trong việc cải thiện đời sống kinh tế,thay đổi một số
lĩnh vực ,nhờ có nhập khẩu mà tiếp thu được những kinh nghiệm quản lí ,công nghệ hiện đại
…thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh chóng.
1.2. Quy trình tổ chức nhập khẩu hàng hóa:
Bước 1: Lên kế hoạch thực hiện hợp đồng nhập khẩu
Bước 2: Liên hệ, đàm phán hợp đồng
Bước 3: Soạn thảo, ký kết hợp đồng
5
Bước 4: Thực hiện hợp đồng
Bước 5: Thanh lý hợp đồng
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU MÁY VI TÍNH, SẢN PHẨM
ĐIỆN TỬ VÀ LINH KIỆN TỪ THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC VỀ VIỆT NAM (2018-
4 THÁNG ĐẦU NĂM 2020)
2.1: Tổng quan về ngành sản xuất máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
Ngành Linh kiện điện tử là ngành công nghiệp hỗ trợ có vai trò quan trọng trong sự phát
triển của ngành Công nghiệp Điện tử tại Việt Nam thông qua việc cung cấp các chi tiết, bộ
phận để từ đó lắp ráp lên các bộ phận hoàn chỉnh của sản phẩm điện tử. Do vậy, sự phát triển
của ngành Linh kiện điện tử gắn liền với sự phát triển của ngành Điện tử. Công nghiệp hỗ
trợ, sản xuất linh kiện của Việt Nam chưa phát triển vì đây là ngành đòi hỏi vốn đầu tư lớn.
Bên cạnh đó, trong một thời gian dài, thuế nhập khẩu linh kiện dưới 5% (theo thực thi AFTA
và WTO) thấp hơn thuế nhập khẩu vật tư để sản xuất linh kiện, do đó, gây ra sự mất cân đối
giữa lắp ráp sản phẩm và sản xuất phụ tùng linh kiện ngày càng gia tăng do các doanh
nghiệp trong nước dần chuyển sang nhập khẩu và kinh doanh sản phẩm thay vì sản xuất.
Việc Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại trong thời gian tới sẽ giúp thu hút mạnh
mẽ đầu tư nước ngoài, đặc biệt đối với nguồn vốn đầu tư trực tiếp, thúc đẩy chuyển giao
công nghệ, nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Giá
trị tiêu thụ của ngành Linh kiện điện tử trong 9 tháng đầu năm 2018 đạt 329,447 tỷ VND,
tăng mạnh 28.4% so với cùng kỳ năm ngoái do nhu cầu linh kiện điện tử ngày càng tăng cao
của các tập đoàn điện tử đa quốc gia tại Việt Nam như Samsung, LG, Nokia…Việt Nam
đang dần trở thành công xưởng sản xuất và lắp ráp linh kiện cho các sản phẩm điện tử của
nhiều hãng lớn trên thế giới như Samsung, LG, Canon, Toshiba. Theo Quy hoạch công
nghiệp Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030 đưa ra mục tiêu về tăng trưởng Giá trị sản xuất
công nghiệp ngành điện tử, công nghệ thông tin rất cao, giai đoạn đến 2020 đạt 17 –
18%/năm; giai đoạn đến năm 2030 đạt 19 – 21%/năm.
2.2. Nhu cầu nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện từ thị trường Trung Quốc
về Việt Nam
Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á nhờ ngành sản
xuất. Trong đó, công nghiê ̣p điê ̣n tử là ngành mũi nhọn với mục tiêu trở thành công xưởng
của thế giới. Ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam đang từng bước phát triển mạnh
trong những năm gần đây kéo theo nhu cầu lớn về dịch vụ logistics phục vụ cho ngành này.
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thực sự khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của
WTO đã mang lại cho ngành công nghiệp điện tử nhiều cơ hội, thể hiện trong sự tăng trưởng
nhanh chóng của kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng đầy tiềm năng này. Tốc độ tăng trưởng
của ngành điện tử Việt Nam sẽ tiếp tục tăng nhanh trong giai đoạn tới. Mục tiêu là xây dựng
ngành điện tử trở thành ngành công nghiệp chủ lực và tạo cơ sở hỗ trợ cho các ngành khác
phát triển. Trong dài hạn, chính phủ kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử sẽ đạt mức
40 tỷ USD trước năm 2017, tương ứng mức phát triển trung bình 5% mỗi năm. Tuy nhiên,
khả năng duy trì sự bền vững trong ngành công nghiệp này trong dài hạn còn phụ thuộc vào
việc Việt Nam có thể đẩy mạnh sản lượng và chuỗi giá trị không.
6
Một trong những thị trường lớn nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của
Việt Nam là Trung Quốc bởi:
Thứ nhất, Trung Quốc hiện đang là tổng kho linh kiện điện tử uy tín và lớn nhất trên thế
giới. Trung Quốc được biết đến với thiên đường các dòng sản phẩm từ nhỏ nhất đến hiếm
nhất, với giá thành rẻ, chất lượng ổn định các sản phẩm sản xuất ở đây đang được nhiều
nước trên thế giới ưu chuộng, trong đó có Việt Nam.
Thứ hai, do nhu cầu linh kiện điện tử ngày càng tăng cao của các tập đoàn điện tử đa quốc
gia tại Việt Nam như Samsung, LG, Nokia…dẫn đến Việt Nam đang dần trở thành công
xưởng sản xuất và lắp ráp linh kiện điện điện tử cho các hãng đó. Vì vậy, việc nhập khẩu các
thiết bị và linh kiện điện tử của Việt Nam tăng dần qua từng năm: Trong 9 tháng đầu năm
2018, giá trị nhập khẩu linh kiện điện tử đạt 21,58 tỷ, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm 2017.
Và trong 9 tháng đầu năm 2019 giá trị xuất khẩu linh kiện điện tử đạt 25,61 tỷ USD, tăng
17,7% so với cùng kỳ năm 2018..
Thứ ba, các thị trường xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện lớn nhất sang
Việt Nam là: Hàn Quốc với trị giá 11,84 tỷ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước; đứng
thứ 2 là Trung Quốc với 7,95 tỷ USD, tăng mạnh tới 60,1%; đứng thứ 3 là Đài Loan với trị
giá đạt 3,53 tỷ USD, tăng 42,1%; đứng thứ 4 từ Hoa Kỳ với trị giá 3,12 tỷ USD, tăng tới
52,2%; đứng thứ 5 là Nhật Bản với 2,69 tỷ USD, tăng 5,2%...Với tình hình như vậy, nhóm 7
quyết định chọn thị trường Trung Quốc để tìm hiểu do Trung Quốc là nước láng giềng với
Việt Nam nên thuận lợi trong việc tìm hiểu. Trung Quốc vừa là thị trường lớn vừa là nước
có đường biên giới gần Việt Nam nhất nên việc vận chuyển hàng hóa sẽ tiết kiệm chi phí
hơn so với các nước khác... Ngoài lợi thế về chi phí, vị trí địa lý cũng góp phần đưa Viê ̣t
Nam đến gần hơn với vai trò công xưởng của thế giới. Việt Nam nằm gần Trung Quốc, do
vâ ̣y viê ̣c thâm nhập chuỗi cung cấp đã có sẵn khá thuâ ̣n lợi. BDS nhâ ̣n định, sự vươn lên của
ngành công nghiệp điện tử tại Việt Nam một phần nhờ sự dịch chuyển mang tính cấu trúc
trong mạng lưới cung cấp khu vực. Khi tiền lương và chi phí lao đô ̣ng tại các quốc gia khác
tăng lên, cơ hô ̣i sẽ mở ra cho những “tay chơi mới” có chi phí sản xuất thấp hơn như Viê ̣t
Nam. Chẳng hạn, sau nhiều năm tăng trưởng nóng, tiền lương trung bình tại Trung Quốc
hiện cao gấp 3 lần Việt Nam. Thực tế này tạo sức ép lên tỷ suất lợi nhuận, buộc các nhà sản
xuất phải dịch chuyển trụ sở sản xuất. Trong những năm gần đây, dòng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài đổ vào lĩnh vực sản xuất của Việt Nam ngày càng tăng mạnh. Nhiều nhà sản
xuất điê ̣n tử hàng đầu thế giới như Samsung, Intel, LG, Panasonic… đã chọn Viê ̣t Nam làm
cứ điểm sản xuất mới thay cho Trung Quốc.
2.3. Tình hình nhập khẩu khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam từ
thị trường Trung Quốc từ năm 2018- 4 tháng đầu năm 2020
Trong 2 tháng đầu năm 2018, kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh
kiện của nước ta đạt 6,72 tỷ USD, tăng 45,85% so với cùng kỳ năm 2017. Kim ngạch nhập
khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của khối doanh nghiệp FDI trong 2 tháng
năm 2018 đạt 6,26 tỷ USD, tăng 46,76% so với cùng kỳ năm 2017 và chiếm trên 93,16%
tổng kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của nước ta.

7
Thị trường Trung Quốc: Nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện từ thị trường
Trung Quốc tháng 2/2018 đạt 409,31 triệu USD, giảm 36,36% so với tháng trước và giảm
18,3% so với cùng kỳ năm 2017. Trong 2 tháng đầu năm 2018, nhập khẩu từ thị trường
Trung Quốc đạt 1,05 tỷ USD, tăng 6,95% so cùng kỳ năm 2017. Trong 2 tháng năm 2018,
kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này từ thị trường Trung Quốc chiếm 15,62% tổng kim ngạch
nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam. Sau khi dẫn đầu về kim
ngạch nhập khẩu trong tháng 6/2019, sang tháng 7/2019 nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm
điện tử và linh kiện tiếp tục đứng ở vị trí cao đạt 4,3 tỷ USD, chiếm 19,19% trong tổng kim
ngạch nhập khẩu của cả nước. Như vậy kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này tính từ đầu
năm đến hết tháng 7/2019 lên 28,2 tỷ USD, tăng 19% so với 7 tháng năm 2018, số liệu ước
tính từ Tổng Cục Thống kê.
Trước đó, theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục hải quan kim ngạch nhập khẩu mặt hàng
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện trong tháng 6/2019 đạt 3,82 tỷ USD, giảm 1,18%
so với tháng 5/2019, tính chung 6 tháng đầu năm 2019 đạt 23,9 tỷ USD, tăng 18,9% so với 6
tháng đầu năm 2018 – đây cũng là mặt hàng dẫn đầu trong bảng xếp hạng kim ngạch nhập
khẩu 6 tháng đầu năm 2019. Tuy là quốc gia có vị trí địa lý và khoảng cách không xa với
Việt Nam, nhưng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc chỉ đứng thứ hai, chiếm 24,4% tỷ
trọng trong 6 tháng đầu năm 2019, đạt 5,84 tỷ USD, tăng 77,26% so với cùng kỳ năm trước,
nếu tính riêng tháng 6/2019 đã nhập từ thị trường này 841,8 triệu USD, giảm 23,63% so với
tháng 5/2019 nhưng tăng 36,91% so với tháng 6/2018.
Trong bối cảnh nhiều nhóm hàng nhập khẩu sụt giảm mạnh, nhập khẩu máy vi tính, sản
phẩm điện tử và linh kiện trong 4 tháng đầu năm 2020 tăng 11,5%, tương đương 1,81 tỉ USD
so cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, kim ngạch đạt gần 17,6 tỉ USD, tăng 11,5% (tăng 1,81 tỉ
USD) so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam
hiện nay. Trong đó, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chiếm 14,7 tỉ USD, tương đương 84%,
trong tổng giá trị nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước. Số liệu của Tổng cục Hải quan cho
thấy, xuất khẩu máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện trong 4 tháng đầu năm đạt 12,14 tỉ
USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 3,42 tỉ
USD, tăng 40,9% so với cùng kỳ năm trước.
8
2.4: Thành tựu
Trong bối cảnh nhiều nhóm hàng nhập khẩu sụt giảm mạnh, nhập khẩu máy vi tính, sản
phẩm điện tử và linh kiện trong 4 tháng đầu năm 2020 tăng 11,5%, tương đương 1,81 tỉ USD
so cùng kỳ năm ngoái. Số liệu vừa được cập nhật của Tổng cục Hải quan, 4 tháng đầu năm,
nhóm hàng duy nhất có kim ngạch tăng thêm tỉ USD là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh
kiện. Cụ thể, kim ngạch đạt gần 17,6 tỉ USD, tăng 11,5% (tăng 1,81 tỉ USD) so với cùng kỳ
năm ngoái. Đây cũng là nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam hiện nay. Trong đó,
doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chiếm 14,7 tỉ USD, tương đương 84%, trong tổng giá trị
nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Hàn Quốc tiếp tục là đối tác lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam với giá trị nhập
khẩu 5,44 tỉ USD, giảm 6,1%; thứ hai là từ Trung Quốc với 3,9 tỉ USD, giảm 1%; từ Đài
Loan với 2,04 tỉ USD, tăng mạnh 33,4%; từ Mỹ với 1,55 tỉ USD, tăng 14,8%... Ngoài ra,
một số mặt hàng nhập khẩu có sự tăng trưởng đáng chú ý khác theo thống kê có dầu thô tăng
440 triệu USD; điện thoại các loại và linh kiện tăng 256 triệu USD…Ở chiều ngược lại, số
liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện
trong 4 tháng đầu năm đạt 12,14 tỉ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, xuất
khẩu sang Trung Quốc đạt 3,42 tỉ USD, tăng 40,9% so với cùng kỳ năm trước; sang thị
trường EU (28 nước) đạt 1,55 tỉ USD, giảm 6,3%; sang thị trường Mỹ đạt 2,67 tỉ USD, tăng
gấp 2,1 lần; sang Hồng Kông đạt 945 triệu USD, tăng 33,6%; sang Hàn Quốc đạt 851 triệu
USD, giảm 9,7%...
2.5: Hạn chế
Vì vẫn phải nhập khẩu một số lượng hàng hóa từ Trung quốc nên xét trong hoàn cảnh dịch
bệnh CoVid- 19 như hiện nay thì việc nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
bị gián đoạn dẫn đến việc sản xuất các mặt hàng trong nước cũng sẽ bị ảnh hưởng nên đây
có thể coi như là một hạn chế to lớn trong quá trình nhập khẩu hàng hóa .
Hàng hóa nhập khẩu nhiều dẫn đến tình trang khâu kiểm tra nhiều khi chưa thật chính xác và
cẩn thận.
2.6: Một số biện pháp đề xuất
a. Về phía Chính phủ:
- Tăng cường kiểm soát và tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để thông
quan hàng hoá xuất nhập khẩu thuận lợi nhưng vẫn giữ lành mạnh cho nền kinh tế,
đảm bảo lợi ích quốc gia.
- Có chính sách đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng thay thế hàng nhập khẩu từ Trung
Quốc.
- Có giải pháp giảm nhập siêu từ những thị trường có tỉ trọng nhập khẩu lớn, trong đó
có Trung Quốc bằng cách đàm phán để tăng xuất khẩu vào các thị trường này.
- Tuyên truyền, khuyến khích các doanh nghiệp trong việc chủ động nhập khẩu hàng
hoá, nguyên liệu sản xuất từ các thị trường của các nước khác, không chỉ phụ thuộc
vào thị trường nhập khẩu Trung Quốc.

9
- Nhà nước cần hợp tác với các sở, ban ngành trong công tác tuyên truyền, kêu gọi
doanh nghiệp Việt Nam phải có đạo đức trong kinh doanh, không vì lợi nhuận trước
mắt làm tổn hại đến người tiêu dùng.
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, hệ thống chính sách về kinh tế như chính sách thị
trường, chính sách thu nhập, chính sách đầu tư, chính sách xuất nhập khẩu… Giảm
bớt các quy định quản lý chuyen ngành phức tạp, chồng chéo, thiếu thống nhất.
- Tăng cường công tác đấu tranh chống gian lận thương mại, chống buôn lậu tại các
vùng biên Trung Quốc. Có các chính sách phát triển, đào tạo, nâng cao trình độ
chuyên môn và đoạ đức của cán bộ làm công tác xuất nhập khẩu, quản lý thị trường ở
vùng biên giới, hải quan.
- Củng cố quan hệ với Trung Quốc, giữ nguyên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện;
mặt khác xây dựng quan hệ đối tác toàn diện với Mỹ, phát triển mạnh quan hệ đối tác
chiến lược với các thành viên Hội đồng bảo an Liên hợp quốc ở mức ngang với quan
hệ với Trung Quốc và xúc tiến thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với các nước lớn
khác như Nhật Bản, Ấn Độ…
- Đẩy mạnh phát triển kinh tế gắn với bảo vệ an ninh – quốc phòng trên biển, cảnh giác
âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề bất đồng về chủ quyền lãnh thổ
nhằm chia rẽ quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
b. Về phía doanh nghiệp:
- Các doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử cần cố gắng hoàn thiện quy trình sản
xuất, nâng cao chất lượng hàng hoá, tạo cho hàng hoá sức cạnh tranh với hàng hoá
nhập khẩu.
- Hạn chế nhập khẩu những thiết bị, linh kiện Việt Nam đã sản xuất được.
- Tăng cường kiểm soát chất lượng các thiết bị nhập khẩu từ Trung Quốc. Ưu tiên nhập
khẩu vật tư, thiết bị và công nghệ tiến tiến phục vụ đầu tư trong nước. Xây dựng và
thực thi các tiêu chuẩn bắt buộc về máy móc, thiết bị nhập khẩu; kiểm soát chặt chẽ,
hạn chế mặt hàng máy móc, thiết bị cũ, lạc hậu, gây ảnh hưởng tới môi trường.
CHƯƠNG III: TỔ CHỨC NHẬP KHẨU MẶT HÀNG
3.1. Xin giấy phép nhập khẩu
Xin giấy phép nhập khẩu là vấn đề quan trọng đầu tiên về mặt pháp lý để tiến hành các khâu
tiếp theo trong quá trình nhập khẩu hàng hóa. Thông qua giấy phép nhập khẩu mà Nhà nước
có thể quản lý tình hình nhập khẩu của nước mình.
Ở nước ta, có 9 trường hợp sau đây cần phải xin giấy phép nhập khẩu: Hàng nhập khẩu mà
nhà nước quản lý bằng hạn ngạch; hàng tiêu dùng nhập khẩu theo kế hoạch được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt; hàng máy móc thiết bị nhập khẩu bằng nguồn vốn ngân sách; hàng của
doanh nghiệp được thành lập theo theo Luận đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; hàng phục vụ
thăm dò khai thác dầu khí; hàng dự hội chợ triển lãm; hàng gia công; hàng tạm nhập tái xuất;
hàng xuất, nhập khẩu thuộc diện cần điều hành để đảm bảo cân đối cung cầu trong nước.
Khi đối tượng hợp đồng thuộc phạm vi xin giấy phép phải xuất trình hồ sơ xin phép gồm:
hợp đồng, phiếu hạn ngạch (nếu hàng thuộc diện quản lý bằng hạn ngạch), hợp đồng uỷ thác
xuất nhập khẩu nếu đó là trường hợp xuất nhập khẩu uỷ thác, giấy báo trúng thầu của Bộ tài
chính ( nếu là hàng trả nợ nước ngoài)...
10
Việc cấp giấy phép nhập khẩu được phân công như sau:
 Bộ thương mại ( các phòng cấp giấy phép) cấp giấy phép nhập khẩu hàng mậu dịch
nếu hàng đó thuộc 1 trong 9 trường hợp nêu trên
 Tổng cục hải quan cấp giấy phép hàng phi mậu dịch
Đối với mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện không nằm trong danh mục
hàng hoá phải xin giấy phép nhập khẩu của cơ quan thẩm quyền nên sau khi ký kết hợp đồng
nhập khẩu với đối tác, công ty có thể làm các bước khác tiếp theo.
3.2. Kiểm tra hàng hoá nhập khẩu
Hàng nhập khẩu khi về đến cửa khẩu cần phải kiểm tra kỹ càng. Mỗi cơ quan, tuỳ theo chức
năng của mình phải tiến hành công việc kiểm tra đó. Mục đích của quá trình kiểm tra hàng
nhập khẩu là để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người mua và là cơ sở để khiếu nại sau này
nếu có.
Nội dung cần kiểm tra là:
 Kiểm tra về số lượng: số lượng hàng thiếu, số lượng hàng hỏng và nguyên nhân
 Kiểm tra về chất lượng:
Số lượng hàng hoá bị suy giảm về chất lượng, mức độ suy giảm, nguyên nhân suy
giảm,…
Số lượng hàng hoá sai về chủng loại, kích thước, nhãn hiệu,...
 Kiểm tra bao bì: sự phù hợp của bao bì so với yêu cầu được quy định trong hợp đồng.
Thông thường đơn vị nhập khẩu sẽ nhận được thông báo nhận hàng với các thông tin về tên
tàu, tên hàng, dự kiến thời gian hàng đến ga cảng,… Ngoài ra còn kèm theo hoá đơn hàng
nêu rõ số lượng kiện hàng, nội dung mỗi kiện, vận đơn, trong một số trường hợp còn cả giấy
chứng nhận chất lượng, số lượng,… Nếu có sự sai lệch cần chuẩn bị tốt kế hoạch để kiểm tra
hàng khi hàng đến. Khi nhận hàng, nếu có sai sót về số và chất lượng hàng hoá thì cần mời
đại diện của cơ quan bảo hiểm, cảng, hãng vận tải và đại diện của người bán. Khi nhận hàng
từ phương tiện ga, phải kiểm tra niêm phong, cặp chì trước khi dỡ hàng ra khỏi phương tiện
vận tải.
Nếu hàng chuyên chở bằng đường biển mà bị thiếu hụt mất mát phải lập “Biên bản kết toán
nhận hàng với tàu” - Report on Receipt of cargo. Nếu bị đổ vỡ phải lập “ Biên bản hàng đổ
vỡ hư hỏng” - Cargo Outurn Report (COR).
Nếu thấy hàng hoá bị sai chủng loại, kích thước, quy cách, bị tổn thất… thì phải yêu cầu
công ty bảo hiểm lập biên bản giám định, nếu tổn thất nằm trong phạm vi được bảo hiểm,
hoặc mời công ty giám định tiến hành kiểm tra hàng hoá và lập chứng thư giám định để có
cơ sở pháp lý khiếu kiện sau này đồng thời thông báo cho người bán biết.
3.3. Thuê phương tiện vận tải
Nhu cầu vận chuyển hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam tiêu thụ là rất lớn. Nhất là ở Trung
Quốc, hàng hóa nổi tiếng về giá cả cũng như chất lượng. Chính vì vậy mà chuyển hàng từ
Trung Quốc về Việt Nam bằng đường biển sẽ là giải pháp hoàn hảo bởi chi phí vận chuyển
rẻ, phù hợp với khối lượng hàng lớn, từ vài trăm ký đến vài tấn trở lên. Trong quá trình thực
11
hiện hợp đồng mua bán ngoại thương việc thuê tàu chở hàng được tiến hành dựa vào ba căn
cứ sau đây: Những điều khoản của hợp đồng mua bán ngoại thương, đặc điểm hàng mua bán
và điều kiện vận tải. Do điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng xuất khẩu là CIF hoặc C&F
(cảng đến) hoặc của hợp đông nhập khẩu là FOB (cảng đi) thì chủ hàng xuất nhập khẩu phải
thuê tàu biển để chở hàng. Tàu này có thể là tàu chuyến nếu hàng có khối lượng lớn và để
trần (bulk cargo). Do đó có thể có tàu chợ (liner) nếu hàng lẻ tẻ, lặt vặt, đóng trong bao kiện
(general cargo) và trên đường hàng đi có chuyến tàu chợ (regular line). Việc thuê khoang tàu
chợ còn gọi là lưu cước (Booking a ship’s space). Nếu ở điều kiện cơ sở giao hàng của hợp
đồng xuất khẩu là CPT (cảng đến) hoặc CIP (cảng đến) hoặc của hợp đồng nhập khẩu là
FCA (cảng đi), thì chủ của hàng xuất nhập khẩu phải thuê container hoặc tàu Ro/Ro để chở
hàng.
a. Lựa chọn và lập thông báo chỉ định tàu (tên tàu, số hiệu, tên chuyến, lịch trình, quốc
tịch, cùng đi, cùng đến, ngày dự kiến đi và đến, đặc biệt là tên người phụ trách và
hãng đại lí vận tải kèm theo số điện thoai, fax để có thể liên hệ tại quốc gia bên xuất
khẩu)
b. Theo dõi và giám sát việc liên hệ giữa hãng tài, đại lí vận tải và nhà xuất khẩu.
c. Thanh toán cước phí trả trước hay trả sau theo yêu cầu và ủy quyền cho bên xuất
khẩu lấy vận đơn.
Các bước được cụ thể hóa như sau:
 Vận chuyển door to door ( giao nhận tận nơi )
B1: Công ty sẽ liên hệ với đại lý trung gian để gửi các thông tin người mua người bán, hồ sơ
chứng từ xuất nhập khẩu để tiến hành đặt tàu và vận chuyển (sau khi đã thống nhất được về
giá cả vận chuyển)
B2: Đặt tàu từ Trung Quốc về Việt Nam
Đại lý sẽ đặt tàu, gửi khách hàng (bao gồm cả bên xuất-nhập khẩu) thời gian và địa chỉ để
nhận - đưa hàng ra cảng làm các thủ tục xuất khẩu tại cảng xuất tại Trung Quốc, nhằm thông
báo cũng như đặt lịch hẹn để hai bên mua bán có thế xác nhận được cụ thể nơi xuất và nhập
hàng hóa cũng như có thể đến địa điểm để hoàn thành đến giao và nhận hàng hóa.
B3: Vận chuyển hàng đường biển
Tàu được bên đại lý đặt sẽ vận chuyển hàng hóa theo thời gian dự kiến báo khách hàng, để
khách hàng có thể nắm bắt được lịch trình cũng như vị trí, sự an toàn của hàng hóa trong quá
trình vận chuyển. Sau khoảng thời gian vận chuyển trên biển thì sẽ chuẩn bị tờ khai và hồ sơ
làm thủ tục thông quan.
B4: Thông quan và vận chuyển hàng về kho khách hàng
Đại lý tiếp nhận thông tin hồ sơ và lên tờ khai hải quan, thông báo số tiền thuế phải nộp và
làm thủ tục thông quan hàng hóa theo quy định Luật hải quan và nhà nước.
 Vận chuyển theo điều kiện FOB ( giao tại cảng xuất )

12
Đây là điều kiện mà bên bán đã làm các thủ tục xuất khẩu, đưa hàng ra mạn tàu cho mình,
công việc của mình là booking tàu và đưa hàng về cảng đến, làm thủ tục thông quan hàng
hóa và giao hàng tại địa chỉ khách yêu cầu. Các bước giống như bên trên.
 Vận chuyển theo điều kiện CIF ( giao tại cảng đến )
Đối với điều kiện này, hàng hóa đã giao tại cảng đến ví dụ như cảng Hải Phòng hoặc cảng
Cát Lái, bên hãng Tàu sẽ gửi thông báo hàng đến, bóc chứng từ và đóng các chi phí tại cảng
lấy lệnh để làm thủ tục thông quan hàng hóa tại cảng đến, sau khi thông quan xong thì kéo
container về kho bãi đã định. Khách hàng rất hay nhầm lẫn ở điều kiện này là giao tới địa chỉ
mà không phải đóng bất kỳ một khoản phí nào, trên thực tế mình phải đóng các chi phí tại
cảng đến và vận chuyển từ cảng về kho.
3.4. Mua bảo hiểm cho hàng hóa:
Bảo hiểm hàng hóa có thể hiểu một cách đơn giản là bảo vệ hàng hóa của các doanh nghiệp
trước những rủi ro, mất mát, hư hỏng trong quá trình vận chuyển hay bị lưu kho tạm thời
bằng tất cả những loại hình vận chuyển hiện nay như đường bộ, đường thủy, đường sắt,
đường hàng không trên phạm vi cả nước và trên toàn thế giới. Hình thức bảo hiểm của hàng
hóa (xuất) nhập khẩu: Là hình thức bảo vệ cho hàng hóa được vận chuyển bằng tất cả các
hình thức hiện hữu như đường sắt, đường bộ, đường hàng không, đường thủy trên phạm vị
toàn thế giới.
 Các rủi ro của hàng hóa xuất nhập khẩu được bảo vệ bao gồm:
- Cháy nổ phương tiện vận chuyển
- Các phương tiện vận chuyển bị mắc cạn, lật úp, trật bánh
- Gặp tai nạn với các phương tiện khác.
- Hư hỏng hàng do dỡ hàng tại cảng nơi tàu, thuyền gặp nạn.
 Các tổn thất khác được gây ra như: 
- Ném hàng ra khỏi phương tiện vận chuyển như tàu, thuyền, xe
- Hàng hóa bị mất do phương tiện vận chuyển bị mất tích.
- Hàng hóa thiệt hại do thiên tai như núi lửa phun, sóng thần
- Hàng hóa bị thiệt hại do cướp giật
- Nước biển, sông hồ, tràn vào các phương tiện vận chuyển làm hư hại hàng hóa.
 Phạm vi bảo hiểm hàng hóa: được tối ưu để bảo vệ quyền lợi. Bảo hiểm áp dụng theo
các phạm vi sau: 
- Bảo hiểm sẽ bắt đầu có hiệu lực đối với hàng hóa kể từ khi bắt đầu vận chuyển cho
đến khi được dỡ khỏi phương tiện vận chuyển ở bước cuối cùng.
- Được bảo vệ trong mọi phạm vi ở cả trong nước và toàn thế giới.
- Được bảo vệ trên mọi hình thức vận chuyển hiện tại ở Việt Nam.
- Quá trình lưu kho tạm thời làm ảnh hưởng đến hàng hóa cũng được bảo hiểm bảo vệ.
13
- Mức độ rủi ro và bồi thường sẽ được quy định theo giá trị hàng hóa và quy định của
các điều khoản có trong hợp đồng bảo hiểm.
Bảo hiểm cũng sẽ bồi thường cho những tổn thất vật chất bất ngờ không lường trước được
do những rủi ro không bị loại trừ nêu trong đơn quy tắc bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
như: 
Điều kiện bảo hiểm Rủi ro được bảo hiểm
1. Cháy, nổ
2. Tàu thuyền mắc cạn, nằm cạn, chìm, lật;
3. Phương tiện vận tải lật hay trật đường ray;
4. Ðâm va của tàu, thuyền, phương tiện vận tải với vật thể khác không
phải là nước;
  ĐK
“C” 5. Dỡ hàng tại cảng lánh nạn;
6. Hy sinh tổn thất chung;
  ĐK
7. Vứt hàng xuống biển;
“B”
8. Ðóng góp tổn thất chung;
9. Chi phí cứu hộ;
  ĐK
“A”   10. Trách nhiệm đâm va trên cơ sở đâm va hai tàu đều có lỗi;
  11. Ðộng đất, núi lửa phun, sét đánh.
12. Nước biển, sông hồ tràn vào tàu, thuyền, phương tiện vận tải,
 
container, nơi để hàng
  13. Nước biển cuốn hàng khỏi boong tàu.
14. Tổn thất toàn bộ của bất kỳ kiện hàng nào bị rơi mất khỏi boong
   
tàu hoặc bị rơi trong quá trình xếp, dỡ hàng từ tàu hoặc xà lan.
    15. Manh động, hành động manh tâm
16. Cướp biển
    17. Các rủi ro đặc biệt: nhiễm bẩn, rò rỉ, hao hụt trong quá trình vận
chuyển, …..
 Phí bảo hiểm: Phí bảo hiểm = Số tiền bảo hiểm x Tỷ lệ phí
 Số tiền bảo hiểm là giá trị của hàng hoá do người được bảo hiểm kê khai và được
VNI (Vietnam national aviation insurance corporation) chấp nhận. Thông thường tính
bằng 110% CIF/CIP.
14
 Tỷ lệ phí bảo hiểm được xác định dựa trên đối tượng, điều kiện, điều khoản tham gia
và biểu phí vận chuyển hàng hóa của VNI.
 Phí bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ được tính như sau:
CIF=(C+F)/(1-R)
I = CIF x R
Trong đó: I: Phí bảo hiểm
C: Giá hàng
F: Giá cước phí vận chuyển
R: Tỷ lệ phí bảo hiểm
Tỷ lệ phí bảo hiểm phụ thuộc vào loại hàng hóa, phương thức đóng gói, phương tiện vận
chuyển, tuyến đường  điều kiện bảo hiểm.
3.5. Làm thủ tục hải quan:
 Nhóm hàng hóa được thông quan có mã số HS (Harmoniized system):
- Nhóm 8473 : vỏ máy tính, quạt máy vi tính, loa, cạc âm tthanh , cạc màn hình, bo
mạch chính, cạc ghép nối mạng…
- Nhóm 8542 : chíp vi xử lí, bộ nhớ RAM và ROM, các mạch và linh kiện tích hợp
điện tử…
- Nhóm 8471 : CPU, màn hình, con chuột, bàn phím, máy in, ổ đía cứng (bộ lưu trữ)…
 Khi hàng hóa về tới Việt Nam sẽ được làm thủ tục để thông quan tại cảng như sau:
- Xuất trình hồ sơ giấy:
 Người giao nhận đến khu vực nhập số tờ khai để làm thủ tục phân công hải quan cán
bộ tiếp nhận hồ sơ.
 Khi tờ khai đã được phân công cán bộ hải quan tiếp nhận, người giao nhận sẽ ghi lại
số điện thoại của cán bộ đó để liên lạc.
 Cán bộ hải quan sẽ xem xét kiểm tra toàn bộ giấy tờ hồ sơ. Song song với kiểm tra
các chứng từ cán bộ hải quan sẽ kiểm tra tính hợp lý của giá, số lượng, chất lượng
hàng hoá, kiểm tra lại thuế suất theo thông tin khai báo. Sau khi kiểm tra tính thuế
xong, hải quan sẽ thông báo thuế vào gọi tên doanh nghiệp, lúc này người giao nhận
sẽ mang bản kê các loại tiền thuế nhập khẩu đến phòng giao dịch ngân hàng nộp theo
quy định.
- Kiểm tra hàng:
 Khi biết cán bộ được phân công kiểm tra hàng hóa, người giao nhận sẽ ghi lại số của
người đó để liên lạc.
 Bước tiếp là người giao nhận sẽ làm thủ tục cắt seal tại bộ phận điều độ của cảng.
 Sau khi có giấy cắt seal tại bộ phận điều độ của cảng, người nhận giao sẽ thông báo
cho cán bộ kiểm tra hàng vị trí của container kiểm hàng.
 Sau đó người giao nhận ra vị trí container, hải quan tiến hành kiểm tra. Trước khi hải
quan đóng dấu lên phiếu cắt seal để được cắt, khải quan sẽ kiểm tra lại một lượt các
thông tin trên phiếu xem đã trùng với biên lai chưa sau đó tiến hành cắt seal. Nếu
không giống người nhận hàng phải làm thủ tục điều chỉnh cho đúng với thực tế sau đó
hải quan mới cắt seal.

15
 Sau khi kiểm tra hành hóa đúng với khai báo trong tờ khai và các chứng từ liên quan,
hải quan sẽ bấm niêm phong vào container và ghi chú vào các tờ khai xác nhận đúng
với khai báo, viết nội dung kiểm hóa vào phiếu ghi kết quả kiểm hóa và chuyeenr lên
chi cục duyệt.
- Thông quan hàng hóa.
 Nhận tờ khai hải quan.
 Lấy phiếu xuất/ nhập bãi.
 Nhận hàng từ cảng và kiểm tra hàng hóa
 Thanh lí hải quan cổng: nhân viên giao nộp một tờ khai bản photo kèm tờ khai bản
gốc, một danh sách container đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan, cùng 2
phiếu xuất/nhập bãi cho hải quan giám sát cổng để thanh lí. Hải quan nhập số liệu về
lô hàng này vào máy và sẽ kí tên, đóng dấu, lên danh sách container đủ điều kiện qua
khu vực giám sát hải quan và lên phiếu xuất/nhập bãi sau đó chuyển lại cho nhân viên
giao nhận hoặc tài xế sẽ xuất trình phiếu xuất/nhập bãi cho bảo vệ cổng, bảo vệ cổng
sẽ giữ lại một liên.
3.6: Tổ chức giao nhận hàng với phương tiện vận tải:
Theo hợp đồng đã ký kết, nhà nhập khẩu giữ liên hệ với nhà xuất khẩu để theo dõi khi
nào hàng sẵn sàng để sắp xếp lịch gửi hàng (shipping schedule). Người mua phải đặt cọc
30% giá trị đơn hàng , hoặc mở tín dụng thư (L/C),... trước khi người bán hoàn tất việc sản
xuất và giao hàng. Hàng đã sẵn sàng, theo điều kiện giao hàng cụ thể trong hợp đồng (nhà
nhập khẩu) nhập hàng theo điều kiện trong Incoterms 2010. Phân nhóm theo phương thức
vận tải, Incoterms 2010 có thể chia làm 2 nhóm:
 Nhóm 1: Sử dụng cho bất kì phương tiện vận tải nào, kể cả vận tải đa phương thức (7
điều kiện ): EXW, FCA, CIP, CPT, DAT, DAP, DDP.
 Nhóm 2 : Chỉ sử dụng cho vận tải đường biển và đường thuỷ nội địa (4 điều kiện ) :
FAS, FOB, CFR, CIF.
1. Theo điều kiện EXW – Giao hàng tại xưởng
 Người bán
- Hàng hoá chưa được làm thủ tục thông quan xuất khẩu, chưa bốc lên phương tiện vận
tải.
- Đặt hàng hoá dưới quyền định đoạt của người mua trong thời gian và địa điểm do hợp
đồng quy định.
 Người mua
- Nhận hàng tại xưởng người bán.
- Chịu mọi rủi ro và chi phí để lo liệu việc chuyên chở về địa điểm đích của mình.
2. FCA - Giao hàng cho người vận tải
 Người bán
- Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp phí và lệ phí xuất khẩu.
- Giao hàng tại địa điểm và trong thời gian quy định cho người vận tải thứ nhất đã được
người mua chỉ định.

16
- Cung cấp bằng chứng về việc giao hàng cho người vận tải.
 Người mua
- Chỉ định kịp thời người vận tải
- Ký hợp đồng vận tải và cước vận tải.
- Chịu rủi ro và tổn thất về hàng từ khi hàng được giao cho người vận tải đã được chỉ
định.
3. CPT – Cước trả tới đích:
 Người bán
- Chịu trách nhiệm kí kết hợp đồng và trả tiền cước đến địa điểm đích theo quy định.
- Là các thủ tục thông quan xuất khẩu.
- Giao hàng cho người vận tải đầu tiên chỉ định.
- Cung cấp cho người mua đầy đủ các chứng từ cần thiết chứng minh hàng hoá đã giao
lên phương tiện vân tải.
 Người mua
- Nhận được chứng từ từ người bán chứng minh hàng hoá đã được bốc lên phương tiện
vận tải tại cảng đi.
- Chịu mọi rủi ra và tổn thất hàng hoá kể từ khi hàng hoá đã được giao cho người vận
tải đầu tiên.
4. CIP – Cước và bảo hiểm trả tới đích:
 Người bán
- Kí kết hợp đồng chuyên chở và trả cước tới địa điểm đích quy định giống CFR.
- Làm các thủ tục thông quan xuất khẩu.
- Giao hàng cho người vận tải đầu tiên mà mình chỉ định.
- Có nhiệm vụ kí kết và trả tiền bảo hiểm cho hàng hoá.
 Người mua
- Chịu mọi rủi ro và tổn thất hàng khi giao cho người vận tải đầu tiên.
- Nhận đủ các chứng từ hoá đơn chứng nhận từ người bán là hàng đã được giao cho
người vận tải đầu tiên.
5. DAT – Delivered at terminal – Điều kiện giao hàng tại cảng/ga
 Người bán
- Làm thủ tục hải quan xuát khẩu và quá cảnh (nếu có).
- Kí hợp đồng vận chuyển hàng hoá đến cảng cuối hoặc địa điểm đến được chỉ định dỡ
hàng khỏi phương tiện vận tải.
 Người mua
- Nhận hàng và làm thủ tục hải quan nhập khẩu.
- Rủi ro và tổn thất về hàng hoá được chuyển giao khi hàng hoá đặt tại nơi yêu cầu của
người mua tại địa điểm quy định.
6. DAP – Delivered at place – Giao tại địa điểm
 Người bán
- Làm thủ tục hải quan xuát khẩu và quá cảnh (nếu có).
17
- Kí hợp đồng vận chuyển hàng hoá đến địa điểm được chỉ định , hàng còn trên phương
tiện vận tải và sãn sàng cho việc dỡ hàng.
 Người mua
- Nhận hàng và làm thủ tục hải quan nhập khẩu.
- Rủi ro và tổn thất về hàng hoá được chuyển giao khi hàng hoá trên phương tiện sẵn
sàng cho việc dỡ hàng tại điểm quy định.
7. DDP – Delivered at paid – Giao tới đích đã nộp thuế
 Người bán
- Giao hàng cho người mua tại địa điểm đích quy định.
- Hàng hoá đã được làm các thủ tục thông quan cả xuất khẩu và nhập khẩu nhưng chưa
dỡ hàng khỏi phương tiên vận tải.
- Chịu mọi rủ ro về chi phí hàng hoá từ nơi đi đến khi hàng hoá nằm dưới sự định đoạt
của người mua tại địa điểm đích quy định.
 Người mua:
- Nhận hàng hoá khi người bán đã làm các thủ tục thông quan nhập khẩu cần thiết
nhưng vẫn trên phươnng tiện vận tải.
- Chịu mọi rủi ra về chi phí và hàng hoá kể từ khi hàng hoá nằm dưới quyền định đoạt
của mình tại địa điểm đích quy định.
8. FAS – Free alongside ship – Giao dọc mạn tàu
 Người bán
- Giao hàng dọc mạn con tàu là do người mua chỉ định tại cảng bốc hàng đã định.
- Cung cấp chứng từ chứng minh hàng hoá đã được giao theo dọc con tàu.
- Làm thủ tục thông quan và nộp lệ phí xuất khẩu.
 Người mua
- Kịp thời chỉ định tàu chuyên chở và địa điểm bốc hành cho người bán.
- Trả cước phí vận chuyển hàng.
- Chịu mọi rủi ra và tổn thất về hàng hoá kể từ khi hàng hoá đã được giao theo dọc mạn
tàu.
9. FOB – Free on board - Giao hàng lên tàu:
 Người bán
- Giao hàng an toàn lên boong tàu tại cảng bốc hàng quy định.
- Cung cấp chứng từ vận tải chứng minh hàng đã được bốc lên tàu.
- Chịu mọi chi phí, tổn thất, rủi ro trước khi hàng được xếp lên tàu.
- Thông quan xuất khẩu, cung cấp giấy phép xuấ khẩu và trả thuế.
- Chuyển giao hóa đơn thương mại và các chứng từ có liên quan.
- Thông báo cho người mua là hàng đã lên tàu.
 Người mua
- Thanh toán tiền hàng.
- Chịu mọi chi phí, tổn thất, rủi ro khi hàng đã xếp lên tàu.
- Chịu chi phí vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
- Chịu phí dỡ hàng.
- Mua bảo hiểm hàng hóa.
18
- Thông quan nhập khẩu và trả thuế.
 FOB SHIPPING POINT (FOB điểm giao hàng): Shipping point - địa điểm giao
hàng: Trên lan can tàuTại đây quyền sở hữu và trách nhiệm đối với hàng hóa sẽ
chuyển từ người bán sang người mua khi hàng hóa được xếp lên tàu.
 FOB DESTINATION (FOB điểm đến): Ngược lại, quyền sở hữu và trách nhiệm đối
với hàng hóa sẽ chuyển cho người mua, khi hàng được giao đến địa điểm chỉ định
trên nước người mua. Người bán sẽ chịu trách nhiệm với hàng hóa trong quá trình
vận chuyển.
10. CFR – Tiền hàng cộng cước
 Người bán
- Kí hợp đồng vận tải đương biển và trả chi phí vận tải.
- Làm thủ tục thông quan xuất khẩu.
- Giao hàng an toàn trên boong tàu tại cảng bốc hàng quy định.
- Cung cấp cho bên mua hàng bằng chứng đã giao hàng lên tàu hoàn hảo.
- Phải trả chi phí bốc dỡ hàng nếu như chi phí này nằm trong tiền cước chuyên chở.
 Người mua
- Nhận các chứng từ ngoại thương.
- Trả tiền chi phí dỡ hàng nếu chi phí này không nằm trong tiền cước vận chuyển.
- Chịu mọi rủi ra và tổn thất về hàng hoá sau khi người bán đã xếp hàng xong trên tàu ở
cảng bốc hàng đi.
11. CIF – Tiền hàng ,bảo hiểm, cước
 Người bán
- Thông quan xuất khẩu
- Thuê tàu
- Giao hàng an toàn trên boong tàu
- Ký hợp đồng bảo hiểm cho hàng hoá theo mức bảo hiểm tối thiểu với trị giá bảo hiểm
CIF + 10%
 Người mua
- Nhận các chứng từ chứng minh hàng hoá đã được vận chuyển đến địa điểm cho mình.
- Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng hoá kể từ khi hàng đã được xếp hàng xong trên
tàu ở cảng bốc hàng.
3.7: Thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu:
Trong quá trình thanh toán tiền hàng với Trung Quốc, đơn vị tiền tệ được sử dụng trong
nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là đồng đô la Mỹ (USD). Thời gian
thanh toán dựa theo hợp đồng nhập khẩu hàng hóa giữa 2 bên.Trong thanh toán quốc tế thì
cần chuẩn bị chứng từ đúng theo hợp đồng. Cho ví dụ trong hợp đồng ghi rõ điều khoản
thanh toán toàn bộ 100% sau khi nhận được bản copy của BL, invoice, packing list thì phải
có đầy đủ những giấy tờ đó. Ngoài ra, các thông tin về người hưởng lợi, tên ngân hàng
hưởng lợi, địa chỉ cũng phải khớp nhau trong hợp đồng, hóa đơn. Thường dùng phương thức
L/C hoặc T/T, trong đó L/C an toàn cho cả bên bán và bên mua. Cách thực hiện như sau:

19
 Đối với phương thức T/T: có hai phương thức là chuyển tiền trả trước và chuyển tiền
trả sau. Đối với phương thức chuyển tiền trả trước thì bên mua sẽ đến ngân hàng của
bên mua và ra lệnh chuyển tiền cho bên bán. Ngân hàng bên mua sẽ gửi giấy báo nợ
đến bên mua và sau đó chuyển tiền cho ngân hàng bên bán. Ngân hàng bên bán sẽ gửi
giấy báo cho bên bán, bên bán giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho bên mua. Còn
đối với phương thức trả sau thì bên bán sẽ giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho
bên mua. Người mua ra lệnh cho ngân hàng bên mua chuyển tiền trả và ngân hàng sẽ
gửi lại giấy báo nợ cho bên mua. Sau đó ngân hàng bên mua sẽ gửi tiền qua cho ngân
hàng bên bán. Ngân hàng bên bán sau khi nhận được tiền sẽ báo lại cho bên bán.
 Đối với phương thức L/C: Bên mua yêu cầu Ngân hàng của mình mở Thư tín dụng
(Letter of Credit – L/C), qua đó ngân hàng người mua cam kết sẽ thanh toán giá trị
hàng hóa cho người bán thông qua ngân hàng của người bán. Sau khi có L/C bên bán
sẽ tiến hành giao hàng theo quy định Hợp đồng và gửi đến ngân hàng bên mua bộ
chứng từ để chứng minh đã hoàn thành nghĩa vụ bán hàng. Ngân hàng bên mua nếu
nhận được bộ chứng từ phù hợp theo quy định đã đưa ra trong L/C thì buộc phải
thanh toán tiền hàng cho bên bán.
Bộ chứng từ nhập khẩu cơ bản gồm:
- Vận đơn đường biển (Bill of Lading – B/L)
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoicce)
- Phiếu đóng gói (Packing List)
- Hợp đồng ngoại thương (Contract)
- Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Orgin – C/O form E khi nhập hàng hóa từ
Trung Quốc)
- Các chứng từ khác
3.8: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại:
a. Khiếu nại:
Khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu, nếu người nhập khẩu phát hiện hàng nhập khẩu bị tổn
thất (mất mát, thiếu hụt, đổ vỡ,…) hoặc người xuất khẩu không thực hiện hoặc thực hiện
không đầy đủ, không đúng nghĩa vụ quy định trong hợp đồng (giao hàng chậm, chậm giao
hàng,…) thì cần khiếu nại ngay để tránh lỡ mất thời gian khiếu nại. Trước hết người nhập
khẩu cần xác định người bị khiếu nại là ai?
- Người bị khiếu nại là người xuất khẩu nếu: hàng có chất lượng không đúng trong hợp
đồng, giao hàng thiếu, bao bì không đúng quy định, giao hàng không đúng thời hạn,
… 
- Người bị khiếu nại là người vận tải nếu hàng bị tổn thất trong quá trình chuyên chở
hoặc tổn thất do lỗi của người vận tải.
- Khiếu nại công ty bảo hiểm nếu hàng hóa bị tổn thất do những rủi ro nằm trong
phạm vi được bảo hiểm.

20
Nếu không xác định được người bị khiếu nại, người nhập khẩu có thể đi khiếu nại người có
thời hạn khiếu nại ngắn nhất trước, sau đó đến người có thời hạn khiếu nại dài hơn để tận
dụng khả năng được giải quyết khiếu nại. Hồ sơ khiếu nại bao gồm: 
- Đơn khiếu nại 
- Các chứng từ có liên quan (hàng hóa, vận tải, bảo hiểm,…)
- Các loại biên bản (biên bản giám định, ROROC, COR,..)
- Bản tính toán tổn thất
- Biên lai bưu điện chứng nhận đã gửi bản sao hồ sơ khiếu nại cho những người có liên
quan.
b. Cách giải quyết khiếu nại
- Tiếp tục giao những hàng hóa bị thiếu hụt vào một khoảng thời gian tiếp theo mà hai bên
thỏa thuận.
- Nhận lại các máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện hư hỏng và thay bằng hàng hóa mới.
- Giảm giá hàng hoặc khấu trừ tiền hàng một mức tương ứng với tổn thất của hàng bị khiếu
nại.
KẾT LUẬN
Trong quá trình nhập khẩu hàng hóa, hầu hết các doanh nghiệp đều tuân thủ đủ các bước của
quy trình nhập khẩu. Các doanh nghiệp nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
cần chú trọng, cẩn thận trong từng khâu nhập khẩu để giảm thiểu các chi phí không đáng có:
hỏng hóc, thuế quan…Đặc biệt, trước tình hình dịch bệnh CoVid- 19 diễn biến phức tạp nên
việc nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện nói riêng và nhập khẩu các ngành
khác cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Vì vậy, các doanh nghiệp phải xác định rõ các phương án
dự phòng để ứng phó với các tình trạng xấu khi dịch bệnh kéo dài, việc thông quan tắc
nghẽn. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua
thời kỳ khó khăn này.
PHỤ LỤC
CÁC CHỨNG TỪ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TỪ THỊ
TRƯỜNG TRUNG QUỐC VỀ VIỆT NAM

Để xuất khẩu hoặc nhập khẩu một loại mặt hàng cụ thể, bạn cần phải có 1 bộ chứng từ đi
kèm để chứng minh sự việc, làm cơ sở cho việc thanh toán tiền hàng hoặc khiếu nại đòi bồi
thường... Những chứng từ cơ bản của quá trình thực hiện Hợp đồng ngoại thương là những
chứng từ xác nhận việc chấp hành hợp đồng đó, như là xác nhận việc người bán giao hàng,
việc vận tải hàng, việc bảo hiểm hàng hoá, việc làm thủ tục hải quan.
Căn cứ vào chức năng của chúng, các chứng từ được chia thành các loại: Chứng từ hàng
hoá, chứng từ vận tải, chứng từ bảo hiểm, chứng từ kho hàng và chứng từ hải quan.  Ngoài ra
trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên luôn tiếp xúc với các phương tiện tín dụng như
Hối Phiếu, séc v.v...

21
I./ Chứng từ hàng hoá
Chứng từ hàng hoá có tác dụng nói rõ đặc điểm về giá trị, chất lượng và số lượng của hàng
hoá. Những chứng từ này do người xuất trình và người mua sẽ trả tiền khi nhận được chúng.
Những chứng từ chủ yếu của loại này là hoá đơn thương mại, bảng kê chi tiết, phiếu đóng
gói, giấy chứng nhận phẩm chất.
1. Hóa đơn thương mại (Commercial invoice): là chứng từ cơ bản của khâu công tác thanh
toán. Nó là yêu cầu của người bán đòi hỏi người mua phải trả số tiền hàng đã được ghi trên
hoá đơn. Hoá đơn nói rõ đặc điểm hàng hoá, đơn giá và tổng trị giá của hàng hoá ; điều kiện
cơ sở giao hàng; phương thức thanh toán; phương thức chuyên chở hàng.
Hoá đơn thường được lập làm nhiều bản và được dùng trong nhiều việc khác nhau: hoá đơn
được xuất trình chẳng những cho ngân hàng để đòi tiền hàng mà còn cho công ty bảo hiểm
để tính phí bảo hiểm khi mua bảo hiểm hàng hoá cho cơ quan quản lý ngoại hối của nước
nhập khẩu để xin cấp ngoại tệ, cho hải quan để tính tiền thuế.
2. Bảng kê chi tiết (Specification)
Là chứng từ về chi tiết hàng hoá trong lô hàng. Nó tạo điều kiện thuận tiện cho việc kiểm tra
hàng hoá. Ngoài ra nó có tác dụng bổ sung cho hoá đơn khi lô hàng bao gồm nhiều loại hàng
có tên gọi khác nhau và có phẩm cấp khác nhau.
3. Phiếu đóng gói (Packing list)
Là bảng kê khai tất cả các hàng hoá đựng trong một kiện hàng (hòm, hộp, Container).v.v...
Phiếu đóng gói được đặt trong bao bì sao cho người mua có thể dễ dàng tìm thấy, cũng có
khi được để trong một túi gắn ở bên ngoài bao bì.
Phiếu đóng gói ngoài dạng thông thường, có thể là phiếu đóng gói chi tiết (Detailed packing
list) nếu nó có tiêu đề như vậy và nội dung tương đối chi tiết hoặc là phiếu đóng gói trung
lập (Neutrai packing list) nếu nội dung của nó không chỉ ra tên người bán. Cũng có khi,
người ta còn phát hành loại phiếu đóng gói kiêm bản kê trọng lượng (Packing and Weight
list).
4. Giấy chứng nhận phẩm chất (Certiicate of quality)
Là chứng từ xác nhận chất lượng của hàng thực giao và chứng minh phẩm chất hàng phù
hợp với các điều khoản của hợp đồng. Nếu hợp đồng không quy định gì khác, giấy chứng
nhận phẩm chất có thể do xưởng hoặc xí nghiệp sản xuất hàng hoá, cũng có thể do cơ quan
kiểm nghiệm (hoặc giám định) hàng xuất khẩu cấp.
Trong số các giấy chứng nhận phẩm chất, người ta phân biệt giấy chứng nhận phẩm chất
thông thường và giấy chứng nhận phẩm chất cuối cùng (Final certificate). Giấy chứng nhận
phẩm chất cuối cùng có tác dụng khẳng định kết quả việc kiểm tra phẩm chất ở một địa điểm
nào đó do hai bên thoả thuận.
5. Giấy chứng nhận số lượng (Contificate of quantity)

22
Là chứng từ xác nhận số lượng của hàng hoá thực giao. Chứng từ này được dùng nhiều trong
trường hợp hàng hoá mua bán là những hàng tính bằng số lượng (cái, chiếc) như: chè gói,
thuốc lá đóng bao, rượu chai v.v... Giấy này có thể do công ty giám định cấp.
6. Giấy chứng nhận trọng lượng (Certificate of quantity)
Là chứng từ xác nhận số lượng của hàng hoá thực giao, thường được dùng trong mua bán
những hàng mà trị giá tính trên cơ sở trọng lượng.
II./ Chứng từ vận tải
Chứng từ vận tải  là chứng từ do người chuyên chở cấp xác nhận rằng mình đã nhận hàng để
chở. Các chứng từ vận tải thông dụng nhất là:
 Vận đơn đường biển ; Biên lai thuyền phó ; biên lai của cảng; Giấy gửi hàng đường
biển, v.v...
 Vận đơn đường sắt, khi hàng được chuyên chở bằng đường sắt;
 Vận đơn hàng không, khi hàng được chuyên chở bằng máy bay
Ðó là chứng từ do người chuyên chở (chủ tàu, thuyền trưởng) cấp cho người gửi hàng nhằm
xác nhận việc hàng hoá đã được tiếp nhận để chở.
1. Biên lai thuyền phó (Mates receipt)
Là giấy xác nhận của thuyền phó phụ trách về hàng hoá trên tàu về việc đã nhận hàng
chuyên chở. Trong biên lai thuyền phó, người ta ghi kết quả của việc kiểm nhận hàng hoá
mà các nhân viên kiểm kiện của tàu (Ships tallymen) đã tiến hành trong khi hàng hoá được
bốc lên tàu.
Biên lai thuyền phó không phải là chứng chỉ sở hữu hàng hoá vì thế người ta thường phải
đổi biên lai thuyền phó lấy vận đơn đường biển, trừ trường hợp điều kiện của hợp đồng mua
bán cho phép.
2. Giấy gửi hàng đường biển (Sea waybill)
Giấy gửi hàng đường biển là chứng từ thay thế cho vận đơn đường biển. Tuy nhiên giấy gửi
hàng đường biển thường được ký phát đích danh cho nên không có tác dụng chuyển nhượng
(negotiable). Nó chỉ được dùng trong trường hợp hai bên mua bán quen thuộc nhau và
thường thanh toán bằng cách ghi sổ.
3. Phiếu gửi hàng (Shipping note)
Phiếu gửi hàng là do chủ hàng giao cho người chuyên chở để đề nghị lưu khoang xếp hàng
lên tàu đây là một cam kết gửi hàng và là cơ sở để chuẩn bị lập vận đơn.
4. Bản lược khai hàng (Manifest)
Bản lược khai hàng là chứng từ kê khai hàng hoá trên tàu (canifest), cung cấp thông tin về
tiền cước (freight manifest). Bản lược khai thường do đại lý tàu biển soạn và được dùng để
khai hải quan và để cung cấp thông tin cho người giao nhận hoặc cho chủ hàng.
23
5. Sơ dồ xếp hàng (Stowage plan - Cargo plan)
Sơ đồ xếp hàng là bản vẽ vị trí sắp đặt các lô hàng ở trên tàu. Nắm được sơ đồ này chúng ta
có thể biết được thời gian cần phải bốc hàng lên tàu, đồng thời biết được lô hàng của mình
được đặt cạnh lô hàng nào.
6. Bản kê sự kiện (Satement of facts)
Ðó là bản kê những hiện tượng thiên nhiên và xã hội liên quan đến việc sử dụng thời gian
bốc/dỡ hàng (ví dụ như mưa, nghỉ lễ không thể tiếp tục bốc/ dỡ hàng). Bản kê này là cơ sở
để tính toán thưởng phạt bốc/ dỡ hàng).
7. Bản tính thưởng phạt bốc dỡ (Time - sheet)
Ðó là bản tổng hợp thời gian tiết kiệm được hoặc phải kéo dài quá thời hạn bốc/dỡ hàng quy
định. Trên cơ sở đó, người ta tính toán được số tiền thưởng hoặc tiền phạt về việc bốc/dỡ
hàng.
8. Biên bản kết toán nhận hàng ( Report on Receipt of Cargies - ROROC)
Ðó là biên bản ký kết giữa cảng (kho hàng của cảng) với lãnh đạo tàu về tổng số kiện hàng
được giao và nhận giữa họ.
9. Biên bản hàng đổ vỡ hư hỏng (Cargo outturn Report- COR)
Là biên bản ký kết giữa cảng (kho hàng của cảng về tình trạng hư hỏng, đổ vỡ, tổn thất của
hàng hoá khi được dỡ từ tàu xuống cảng.
10. Giấy chứng nhận hàng thiếu (Certificate of shortlanded cargo - CSC)
Là chứng từ do công ty Ðại lý tài biển (Vietnam Ocean shipping Agency - VOSA) cấp sau
khi kiểm tra về hàng hoá được dỡ từ tàu biển xuống cảng.
Vận đơn đường sắt (Waybill, bill of freight, railroad bill of lading)
Là chứng từ vận tải cơ bản trong việc chuyên chở hàng hoá bằng đường sắt. Vận đơn đường
sắt có chức năng là bằng chứng của hợp đồng chuyên chở hàng hoá bằng đường sắt và là
biên lai của cơ quan đường sắt xác nhận đã nhận hàng để chở. Trong vận đơn đường sắt
thường có những chi tiết cơ bản như: Tên người gửi hàng; tên, địa chỉ người nhận hàng; tên
ga đi; tên ga đến và tên của ga biên giới thông qua; tên hàng, số lượng kiện, trọng lượng cả
bì của hàng hoá tiền cước chuyên chở. Cơ quan đường sắt thường ký kết phát một bản chính
của vận đơn đường sắt và một số bản phụ (duplicate). Bản chính được gửi kèm theo hàng và
sẽ được trao cho người nhận hàng. Bản phụ được trao cho người gửi hàng để người này
dùng trong việc của mình như: thanh toán tiền hàng thông báo giao hàng.
NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217
https://www.container-transportation.com/chung-tu-xuat-nhap-khau.html
http://icccftu.vn/

24
https://advantage.vn/vi/quy-trinh-nhap-khau-hang-hoa-tu-trung-quoc-ve-viet-nam/?
fbclid=IwAR2W6-YN-
bGndGTnQDLObqV3STJf7nhehEXGnQ4W4YX6AqpJAoLsxnjkJRQ

25

You might also like