You are on page 1of 3

BỆNH CÒI XƯƠNG DO THIẾU VITAMIN D

1. Bệnh còi xương ở trẻ em Việt nam chủ yếu là do:


A. Di truyền.
@B. Thiếu vitamin D.
C. Suy dinh dưỡng protein-năng lượng.
D. Thiếu canxi.
E. Bệnh lý thận mãn tính.
2. Bệnh còi xương do thiếu vitamin D gặp chủ yếu ở lứa tuổi:
A. < 3 tháng.
@B. 3-18 tháng.
C. 24-36 tháng.
D. 36 tháng - 5 tuổi.
E. > 5 tuổi
3. Tỷ lệ trung bình trẻ em nước ta mắc bệnh còi xương là:
A. < 5%.
@B. 8-10%.
C. 12-15%.
D. 20-25%.
E. >30%.
4. Yếu tố nào sau đây không phải là yếu tố làm hạn chế sự tổng hợp vitamin D qua
da:
A. Khói bụi công nghiệp.
B. Sương mù.
C. Cửa kính.
D. Đông dân cư sinh sống.
@E. Dân tộc da trắng.
5. Vitamin D có chức năng:
@A. Tăng sự hấp thu Ca và P ở ruột.
B. Giảm huy động Ca từ xương vào máu.
C. Tăng thải Ca và P ở thận.
D. Kích thích tuyến cận giáp sản xuất parathyroid hormon.
E. Giảm sự gắn kết Ca vào xương.
6. Ở phụ nữ mang thai, nhu cầu Ca và P tăng lên cao nhất vào thời điểm:
A. Tháng đầu tiên của thai kỳ.
B. 3 tháng đầu của thai kỳ
C. 3 tháng giữa.
@D. Những tháng cuối của thai kỳ.
E. Giống nhau ở mọi thời điểm.
7. Bệnh còi xương thể cổ điển:
@A. Gặp nhiều nhất ở trẻ 6-18 tháng.
B. Không bao giờ gặp ở trẻ suy dinh dưỡng.
C. Ca++ máu thường giảm nhiều và gây cơn Tétanie.
D. Biến dạng xương chủ yếu ở hộp so.
E. Ít biểu hiện triệu chứng kích thích thần kinh cơ.

73
8. Hình ảnh đầu xương dài bị khoét hình đáy chén trong bệnh còi xương thường gặp ở
lứa tuổi:
A. < 6 tháng.
@B. 6-18 tháng.
C. 18-24 tháng.
D. > 2 tuổi.
E. Ở tất cả mọi lứa tuổi.
9. Yếu tố nào sau đây không phải là nguyên nhân hay yếu tố nguy cơ của bệnh còi
xương:
A. Nhà ở chật chội.
@B. Trẻ sống ở nông thôn
C. Trẻ hay bị nhiễm khuẩn tiêu hóa, hô hấp
D. Trẻ sống ở vùng nhiều sương mù
E. Trẻ bị tắc mật bẩm sinh.
10. Thời gian điều trị bệnh còi xương sớm thể cổ điển chủ yếu dựa vào:
A. Lượng Ca++ máu.
B. Lượng Phospho máu.
C. Lượng phosphatase kiềm trong máu.
@D. X quang xương.
E. Triệu chứng lâm sàng.
11. Các biến dạng xương hay gặp trong bệnh còi xương sớm là:
A. Vòng cổ tay, cổ chân.
B. Chi cong hình chữ X, chữ O.
C. Tay cán vá.
D. Lồng ngực hình ức gà.
@E. Biến dạng hộp sọ: bươú trán, bướu đỉnh.
12. Trong bệnh còi xương Phosphatase kiềm:
A. Tăng chậm và ít trong thể còi xương sớm.
@B. Tăng nhanh và sớm ở cả 2 thể còi xương cổ điển và còi xương sớm
C. Hồi phục chậm sau điều trị Vitamin D.
D. Chỉ tăng trong còi xương thể cổ điển.
E. Câu B và C đúng.
13. Liệu trình tấn công điều trị vitamin D để điều trị còi xương thể cổ điển là:
@A. 5000đv/ngày uống liên tục trong 2-3 tuần.
B. 6000đv/tuần uống liên tục trong 3-5 tuần.
C. 10.000đv/ngày uống liên tục trong 5-8 tháng.
D. 1000đv/ngày uống liên tục trong 2-3 tháng.
E. 100.000đv/ngày uống liên tục trong 2 tuần.
14. Để phòng bệnh còi xương cho trẻ :
@A. Từ ngày thứ 7 sau sinh cho trẻ uống vitamin D 400 đv / ngày cho đến tuổi
biết đi.
B. Từ tháng thứ 2 cho trẻ uống vitamin D 100.000 đv/ mỗi tháng cho đến 15 tuổi.
C. Từ ngay sau sinh cho trẻ uống vitamin D mỗi 6 tháng 1 liều 50.000 đv.
D. Chỉ nên cho vitamin D phòng bệnh còi xương khi trẻ sinh non.
E. Đối với trẻ < 1 tuổi, cho vitamin D liều 100.000 uống 1 lần duy nhất.

74
15. Trẻ da đen, da nâu ít có nguy cơ mắc bệnh còi xương hơn trẻ da trắng. Nhận định
trên:
A. Đúng
@B. Sai
16. Để phòng bệnh còi xương, cho trẻ uống vitamin D mỗi 6 tháng 1 liều 50.000 đv và
uống sữa can xi 0,5 g /ngày.
A. Đúng
@B. Sai
17. Thời gian điều trị tấn công vitamin D trong còi xương thể cổ điển và còi xương
sớm phụ thuộc vào hình ảnh x – quang xươngdài. Nhận định này:
A. Đúng
@B. Sai
18. Vitamin D có nhiều trong sữa mẹ nhưng sữa bò có rất ít, vì vậy trẻ được nuôi bằng
sữa mẹ không bị còi xương . Nhận định trên:
A. Đúng
@B. Sai
19. Liều vitamin D phòng bệnh còi xương như sau: Từ ngày thứ 7 sau sinh cho trẻ
uống ..(A).. cho đến tuổi biết đi. Đối với trẻ sinh non, sinh đôi, sinh ba: trong tháng
đầu tiên cho…(B)…Đối với phụ nữ mang thai ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cho
uống mỗi ngày (C).. từ tháng thứ 6 của thai kỳ cho đến khi sinh.
20. Trẻ ăn nhiều chất bột sớm dễ bị còi xương vì trong bột có nhiều acide phytinic,
chất này kết hợp với Ca thành muối calciphitinat không hoà tan làm cho sự hấp thu Ca
ở ruột bị giảm. Nhận định này
A. Đúng
@B. Sai

75

You might also like