You are on page 1of 8

Câu 1: Điều trị nha chu ở người cao tuổi: SAI

A. Cân nhắc về sức khỏe toàn thân.


B. Không cần tham khảo ý kiến người nhà bệnh nhân.
C. Ưu tiên than phiền chính
D. Tìm hiểu kỹ tiền sử bệnh y khoa và nha khoa, hội chẩn bác sĩ chuyên khoa
Câu 2: Người cao tuổi nằm điều trị tại bệnh viện và chế độ ăn có đường của họ?
A. Người cao tuổi bị bệnh có thời gian lưu giữ đường và các chất ngọt trong miệng
lâu hơn người bình thường nhưng vẫn ít bị nguy cơ sâu.
B. Người cao tuổi bị bệnh có thời gian lưu giữ đường và các chất ngọt trong miệng
ngắn hơn người bình thường nên ít bị nguy cơ sâu răng.
C. Người cao tuổi bị bệnh có thời gian lưu giữ đường và các chất ngọt trong miệng
lâu hơn người bình thường nên dễ bị nguy cơ sâu răng.
D. Người cao tuổi bị bệnh có thời gian lưu giữ đường và các chất ngọt trong miệng
tương tự với người bình thường nhưng vẫn dễ bị nguy cơ sâu răng.
Câu 3: Khi nào BN làm lại hàm giả mới?
A. Khi bờ hàm giả quá dài, gây khó chịu
B. Vị trí và chiều hướng của mặt phẳng nhai phục hình sai
C. Khi có sự thay đổi không nhiều ở mô nâng đỡ và khớp cắn
Câu 4: KHÔNG đúng về lão khoa
A. Lão khoa cơ bản: nghiên cứu nguồn gốc, quá trình và đặc điểm sự lão hoá
B. Lão khoa xã hội nghiên cứu mối liên hệ giữa tuổi già và xã hội, chủ yếu là vấn đề
xã hội đối với người già và đối với xã hội
C. Là khoa học nghiên cứu quá trình lão hóa nhằm cải thiện tuổi thọ ở người cao tuổi
D. Lão khoa lâm sàng nghiên cứu bệnh tật liên quan đến tuổi già và cách phòng, chữa
và phục hồi chức năng nâng cao tuổi thọ
Câu 5: Một BN 64t đến nhổ răng vì răng sâu hàm dưới lung lay nhiều, gây đau khi ăn.
Có bệnh lý THA đang điều trị ổn định, có dáng vẻ to béo. 2 tháng gần đây bệnh nhân hay
đi tiểu về đêm, khát nước nhưng lại không thèm ăn, sút khoảng 3kg, nghi ngờ
A. Suy giáp
B. Suy vỏ thượng thận
C. Cường giáp
D. Đái tháo đường
Câu 6: WHO 2003 tỷ lệ SMT của Việt Nam so với Nhật Bản:
A. thấp hơn
B. cao hơn
C. ngang
D. ko dữ liệu
Câu 7: Tổn thương niêm mạc miệng nào thường gặp nhất liên quan đến lão hóa?
A. Ung thư hốc miệng
B. Viêm miệng do nicotin
C. Bướu tuyến nước bọt
D. Amalgam tattoo
Câu 8: Dây chằng nha chu thay đổi thế nào theo quá trình tích tuổi?
A. Tăng cytokine
B. Giảm sợi chun, sợi collagen
C. Khoảng dây chằng nha chu tăng khi không có răng đối diện
D. Nhiều nguyên bào sợi hơn
Câu 9: Nam 65t có các sang thương sâu chân răng sớm màu nâu nhạt ở vùng cổ chân
răng 36,35,46,45,14,15 & 24. Bước đầu tiên trong xử trí các sang thương sâu chân răng ở
bệnh nhân này là?
A. Điều trị tái khoáng hóa
B. Đánh giá nguy cơ sâu răng
C. Trám GIC
D. Đánh giá tính hoạt động của sâu răng
Câu 10: Đối với sang thương sâu chân răng ngưng hoạt động
A. Thường cần trám sang thương sâu răng và điều trị dự phòng
B. Thường không cần điều trị và chỉ cần điều trị dự phòng
C. Thường xử trí như một sang thương sâu răng thông thường
D. Thường cần trám thẩm mỹ và không cần điều trị dự phòng
Câu 11: Nguyên nhân gây ra những thay đổi trên răng và mô trong miệng:
A. Các kích thích nhiệt có thể gây hậu quả theo thời gian
B. Các thương tổn thường gây hậu quả tức thì mà không tích lũy theo thời gian
C. Các vận động cận chức năng (nghiến răng) không gây ảnh hưởng trên mô rãng
D. Các mô trong miệng không tự lão hóa theo thời gian
Câu 12: SAI?
A. Tình trạng hiện tại và sự hiểu biết của bệnh nhân ảnh hưởng đến việc lựa chọn và
tiên lượng điều trị
B. Có thể cần thiết thay đổi kế hoạch điều trị ban đầu dựa trên kết quả điều trị tiền
phục hình
C. PHTL BPKB có onlay mặt nhai không đòi hỏi VSRM của bệnh nhân phải quá tốt,
D. PHTLBP nền nhựa thường được sử dụng rộng rãi vì chi phí thấp và dễ thay đổi.
Câu 13: BN bị suy thận cần sử dụng kháng sinh, bác sĩ cần lưu ý
A. Liều ban đầu không đổi so với bệnh nhân bình thường, giảm liều duy trì
B. Liều ban đầu không thay đổi so với bệnh nhân bình thường, liều duy trì không đổi
Câu 14: Theo nghiên cứu Nagoya, tỷ lệ sinh viên bị đau răng thấp nhất ở:
A. Malaysia
B. Indonesia
C. Thailand
D. Việt Nam
Câu 15: BN nam, 65t đi khám và điều trị viêm nha chu mạn dạng toàn thể, mức độ trung
bình. BN THA, suy tim độ 2, cần lưu ý gì, SAI
A. Điều trị bình thường, chỉ cần dùng thuốc tê không gây co mạch
B. Hạn chế điều trị liên tục thời gian dài
C. Kiểm soát huyết áp trước khi điều trị
D. Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa
Câu 16: Lão nha
A. Được thành lập tại các quốc gia bị già hoá dân số để chăm sóc SKRM cho người
cao tuổi
B. Là chương trình sức khỏe công cộng quốc gia chăm sóc SKRM cho người cao tuổi
C. Cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng cho người cao tuổi
D. Là chương chăm sóc SKRM cho người từ 65 tuổi trở lên
Câu 17: Phát biểu nào SAI về mục đích của việc khám hàm giả cũ
A. Để điều chỉnh các sai sót
B. Xác định sự liên quan giữa hàm giả và các than phiền của bệnh nhân
C. Làm hàm giả mới giống hệt hàm giả cũ dù hàm cũ có sai sót
D. Chẩn đoán chính xác tình trạng hiện tại của bệnh nhân
Câu 18: Lý do nào làm cho bệnh nhân sau xạ trị có nguy cơ bị hoại tử xương hàm?
A. Thay đổi hệ vi khuẩn và giảm mạch máu nuôi dưỡng
B. Ức chế hệ thống miễn dịch và thay đổi hệ vi khuẩn
C. Thay đổi hoạt động sinh lý của tế bào xương và ức chế hệ thống miễn dịch
D. Giảm mạch máu nuôi dưỡng và thay đổi hoạt động sinh lý của tế bào xương
Câu 19: Tỷ lệ SR, nha chu, mất răng ở TPHCM so VN năm 2019
A. tương tự
B. thấp hơn rất nhiều
C. h cao hơn rất nhiều
D. không đáng kể
Câu 20: KHÔNG là đặc điểm tình trạng răng miệng của người cao tuổi?
A. Men răng giòn và dễ gãy
B. Sâu các răng cửa hàm dưới
C. Nhạy cảm vùng cổ răng
D. Lộ vùng chẽ chân răng
Câu 21: Biểu mô nướu thay đổi
A. Mỏng hơn, giảm sừng hoá, làm tăng tính thấm với các antigen của vi khuẩn
B. Mỏng hơn, giảm sừng hoá, làm tăng sức kháng lại các chấn thương cơ học do ăn
nhai
C. Dày hơn, tăng sừng hoá, làm tăng sức kháng lại các chấn thương cơ học do ăn nhai
D. Dày hơn, tăng sừng hóa, làm giảm tính thấm với các antigen của vi khuẩn
Câu 22: Ung thư nào thường gặp nhất
A. Carcinôm tế bào đáy
B. Carcinôm tế bào gai
Câu 23: Dị ứng penicillins thì dùng?
A. Azithromycin 500mg hoặc Clarithromycin 500mg
B. Cephalexin 2g hoặc Azithromycin 500mg
C. Clindamycin 500mg hoặc Clarithromycin 500mg
D. Cephalexin 2g hoặc Clindamycin 500mg
Câu 24: AHA 2007, bệnh nhân cần được sử dụng kháng sinh dự phòng trước nhổ răng
A. Dị tật tim bẩm sinh, đặt máy tạo nhịp tim, ghép tim
B. Thay van tim nhân tạo, dị tật tim bẩm sinh, ghép tim
C. Thay van tim nhân tạo, dị tật tim bẩm sinh, đặt máy tạo nhịp tim
D. Thay van tim nhân tạo, đặt máy tạo nhịp tim, ghép tim
Câu 25: Ảnh hưởng của tích tuổi lên SKRM
A. Thể hiện ở toàn bộ hàm, niêm mạc, tuyến nước bọt và mô calci hoá
B. Lão hoá mô răng miệng chủ yếu chỉ xảy ra ở niêm mạc miệng và tuyến nước bọt
C. Gây tình trạng khô miệng dẫn tới sâu răng không kiểm soát được
D. Làm VSRM kém hơn
Câu 26: Việc nhổ răng trên bệnh nhân ung thư đã hoá trị nên hoãn đến khi
A. WBC > 2.000/mm3, NEU > 200/mm3, PLT > 50.000/mm3
B. WBC > 5.000/mm3, NEU > 200/mm3, PLT > 20.000mm3
C. WBC > 5.000/mm3, NEU > 500/mm3, PLT > 20.000/mm3
D. WBC > 2.000/mm3, NEU > 500/mm3, PLT > 50.000/mm3
Câu 27: Chuyển những sang thương hoạt động thành ngưng hoạt thì phù hợp nhất?
A. Fluor tại chỗ
B. Ghi nhật ký chế độ ăn đường
C. Bỏ thói quen ăn đường ngọt
D. Chải răng thường xuyên
Câu 28: Theo nghiên cứu Nguyen 2010: tỷ lệ trẻ 5 tuổi uống sữa có đường chiếm:
A. Trên 70%
B. Trên 60%
C. Trên 80%
D. Trên 90%
Câu 29: Cuộc vận động 8020 (80 tuổi còn ít nhất 20 răng trên cung hàm) bắt đầu từ
A. Kyoto
B. Tokyo
C. Nagoya
D. Osaka
Câu 30: Theo nghiên cứu Nagoya, tỷ lệ sinh viên có xoang sâu nhiều nhất ở:
A. Việt Nam
B. Malaysia
C. Indonesia
D. Myanmar
Câu 31: Phòng ngừa bệnh nha chu ở người cao tuổi
A. Mục tiêu chính là tái tạo, phục hồi lại mô nha chu khỏe mạnh
B. Chỉ cần hướng dẫn chải răng bằng bàn chải và nước súc miệng
C. Chỉ nha khoa là biện pháp hỗ trợ phù hợp nhất
D. Mục tiêu chính là kiểm soát mảng bám, duy trì tình trạng không hoạt động của
bệnh
Câu 32: Ở người cao tuổi, sự thay đổi ở phản ứng viêm và miễn dịch diễn ra theo hướng:
A. Các tế bào miễn dịch giảm khả năng hóa ứng động, trình diện kháng nguyên nên
khó gây viêm mạn
B. Các tế bào miễn dịch giảm khả năng thực bào, trình diện kháng nguyên, giảm khả
năng diệt vi khuẩn
C. Dễ bị viêm cấp, mức độ nặng
Câu 33: Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng nhiều nhất đến việc lập kế hoạch điều trị TLBP
A. Địa vị xã hội
B. Khả năng thích nghi của bệnh nhân
C. Sức khỏe chung và sức khỏe răng miệng
D. Ý kiến của bệnh nhân về phục hình cũ
Câu 34: Phân biệt sâu thân răng và sâu chân răng?
A. Sâu chân răng là sâu ở phía ngà răng
B. Bề mặt chân răng có ít carbon apatite hơn
C. Sâu chân răng thường xuất hiện sớm
D. Mất khoáng ngà răng chậm hơn men răng
Câu 35: Cuộc vận động 8020 ở Nhật đạt được kết quả về chỉ tiêu ăn nhai ở lứa tuổi >60
(những người trả lời “tôi có thể ăn được mọi thứ”)
A. Trên 60%
B. Trên70%
C. Trên 80%
D. Trên 50%
Câu 36: Mục đích của các biện pháp phòng ngừa và duy trì KHÔNG bao gồm?
A. Khám phá các thất bại của hàm giả
B. Kiểm soát VSRM
C. Tiến tới giải pháp điều trị lý tưởng
D. Huấn luyện kỹ năng cho người chăm sóc bệnh nhân
Câu 37: Điều trị nha chu ở người cao tuổi:
A. Tuổi càng lớn càng ít bị viêm nhiễm nên mô nha chu đáp ứng tốt với điều trị hơn
B. Khả năng đề kháng với bệnh tật cao
C. Mắt và tai kém, hay quên, vận động khó khăn nên khó vệ sinh răng miệng
Câu 38: Test đông máu nào khi BN dùng Warfarin?
A. TS
B. TC
C. TCK
D. TQ
Câu 39: Kiểm tra chức năng đông máu trên bệnh nhân có bệnh gan
A. TCK
B. TC
C. TS
D. TQ
Câu 40: Tình trạng mang hàm giả tháo lắp toàn hàm ở tp HCM so toàn quốc
A. cao hơn đáng kể
B. thấp hơn đáng kể
C. không khác biệt
D. cao gấp 3 lần
Câu 41: CCĐ thuốc tê có epinephrine trong tất cả tình huống?
A. Rối loạn nhịp tim
B. Nhồi máu cơ tim
C. Suy tim sung huyết
D. Tăng huyết áp
Câu 42: Mất bám dính lâm sàng ở mô nha chu của người cao tuổi do SAI
A. Phục hình sai gây viêm nhiễm mô nâng đỡ
B. Mảng bám tích tụ lâu ngày
C. Viêm nha chu
D. Chấn thương cơ học mạn tính
Câu 43: Mục tiêu của việc điều trị PHCĐ ở người cao tuổi là:
A. Ổn định vị trí răng và tương quan cắn khớp
B. Tái lập lại hình thái tiếp xúc bên dạng điểm
C. Tạo dạng mặt thoát tương đối cong lồi
Câu 44: Cải thiện SKRM cho người cao tuổi
A. Cần xây dựng chiến lược phòng ngừa chuyên biệt cho bệnh răng miệng
B. Nên theo nguyên tắc tập trung vào bệnh đặc hiệu
C. Là một trong những lãnh vực ưu tiên để cải thiện SKRM trên toàn thế giới
D. Nên nhắm vào vịệc loại bỏ yếu tố nguy cơ ở người cao tuổi
Câu 45: Yếu tố nguy cơ sâu răng của người cao tuổi?
A. Thất bại của các phẫu thuật ghép nướu rời
B. Lộ đường nối men-cement và chân răng
C. Phẫu thuật nha chu để điều trị bệnh nha chu
D. Cạo vôi và xử lý mặt gốc răng do bệnh nha chu
Câu 46: Yếu tố nguy cơ nào về khô miệng
A. Đái tháo nhạt
B. Thuốc anticholinergic
C. Cai thuốc lá
D. Nhiễm COVID 19
Câu 47: Đặc điểm của sang thương sâu chân răng hoạt động là?
A. Khó phát triển thành lỗ sâu, gần đường viền nướu, có phủ mảng bám
B. Có tính khuếch tán, gần đường viền nướu, có phủ mảng bám
C. Dễ phát triển thành lỗ sâu, có dấu hiệu nhạy cảm, có ngà khoáng hoá
Câu 48: Bối cảnh dân số hiện nay
A. Dân số tăng nhanh do tỷ lệ sinh tăng
B. Tuổi thọ tăng đáng kể góp phần làm thay đổi cơ cấu dân số, tạo gánh nặng cho xã
hội
C. Việt Nam nhờ chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình nên cơ cấu dân số duy
trì ổn định
D. Nhiều quốc gia bước vào giai đoạn già hoá dân số khi tỷ lệ người trên 70 tuổi đạt
ngưỡng 10% dân số
Câu 49: BN nữ, 64t, đang điều trị đái tháo đường type II 10 năm, đến khám vì rát bỏng
miệng khi ăn. Bệnh nhân đang mang hàm giả, VSRM kém, toàn bộ niêm mạc bên dưới
nền hàm đỏ, lốm đốm mảng trắng cạo tróc để lại bề mặt đò, rướm máu và đau. Chẩn đoán
A. Chấn thương niêm mạc do hàm giả
B. Viêm miệng do nhiễm nấm Candida
Câu 50: Lựa chọn điều trị hàng đầu cho BN trên là gì
A. Nystatin
Câu 51: Đến năm 2016: Cuộc vận động 8020 ở Nhật đạt được kết quả
A. Số người trong độ tuổi đạt mục tiêu 8020 chiếm trên 50%
B. Số người trong độ tuổi đạt mục tiêu 8020 chiếm trên 70%
C. Số người trong độ tuổi đạt mục tiêu 8020 chiếm trên 60%
D. Số người trong độ tuổi đạt mục tiêu 8020 chiếm trên 80%
Câu 52: Biến đổi trên men răng là:
A. Vùng cổ răng thường chỉ có hiện tượng mòn men răng
B. Làm giảm chroma và thay đổi hue
C. Mòn răng sẽ làm giảm kích thước dọc khớp cắn
D. Mòn men răng ở mặt nhai thường gặp ở đinh múi chịu
Câu 53: DALYs (Disability adjusted life years)
A. Tình trạng răng miệng xếp trong danh sách 100 tình trạng bệnh tật hàng đầu gây
DALY là viêm nha chu nặng, sâu răng không điều trị, mất nhiều răng
B. Tuổi thọ (life expectancy) tăng thì DALYs càng giảm
C. Là tổng thời gian trung bình (năm) một người bị ảnh hưởng bởi bệnh tật
D. Tỉnh trạng răng miệng xếp trong danh sách 100 tình trạng bệnh tật hàng đầu gây
DALY là ung thư miệng và mất nhiều răng
Câu 54: Biến đổi trên ngà răng là:
A. Lòng ống ngà bị thu hẹp
B. Ngà quanh ống mất đi
C. Tăng khả năng tạo ngà thứ cấp để bảo vệ tủy
D. Tăng cảm giác ê buốt

You might also like