You are on page 1of 4

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

Câu 1. Thuyết giải thích nào về cơ chế bệnh sinh nhạy cảm ngà được chấp nhận
và ứng dụng nhiều nhất?

A. Thuyết về thần kinh


B. Thuyết về thủy động học
C. Thuyết về dẫn truyền các nguyên bào tạo ngà
D. Tất cả đều sai

Câu 2. Nguyên nhân gây co tụt nướu trong nhạy cảm ngà?

A. Đánh răng quá nhiều


B. Vệ sinh răng miệng kém
C. Sau một điều trị nha chu
D. Tất cả đều đúng

Câu 3. Đặc điểm, hình dạng đặc trưng của mòn răng – răng (Attrition)?

A. Các diện mòn thường khớp với nhau giữa các mặt đối kháng.
B. Vị trí mòn phụ thuộc vào vị trí tác động của lực
C. Tổn thương lớp ngà xuất hiện hình dạng lõm đáy chén
D. Tổn thương thường có hình dạng lõm đối xứng
Câu 4. Đặc điểm tổn thương vùng cổ răng của mài mòn răng (Abrasion)?
A. Bên phải nặng hơn đối với người thuận tay phải và ngược lại
B. Tổn thưởng có tính chất đối xứng
C. Vùng cổ răng có tổn thương hình lõm đáy chén.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 5. Đặc điểm của tổn thương xói mòn răng?
A. Hình dạng đáy lõm chén.
B. Hình dạng lõm đối xứng
C. Hình dạng đáy lõm chén, vành men trong suốt.
D. Hình chêm, hình chữ V
Câu 6. Để điều trị nhạy cảm ngà có thể tác động vào các nhân tố trong chuỗi
thủy động học dựa trên nguyên tắc tăng ngưỡng kích thích thần kinh bằng các
muối có ion:
A. Kali
B. Magie
C. Sắt
D. Đồng
Câu 7. Để điều trị nhạy cảm ngà có thể tác động vào các nhân tố trong chuỗi
thủy động học dựa trên nguyên tắc làm đông dòng chảy trong ống ngà gồm các
chất:
A. Bạc nitrat
B. Strontri clorua và kẽm clorua
C. Glutaraldehyde
D. Cả 3 chất trên
Câu 8. Nhóm các hợp chất chứa ion kali làm tăng ngưỡng kích thích thần kinh
được đưa vào:
A. Kem đánh răng
B. Nước súc miệng
C. Kẹo cao su
D. Cả 3 loại trên
Câu 9. Ưu điểm của hợp chất kali trong điều trị nhạy cảm ngà là:
A. Điều trị tại nhà đơn giản, rẻ tiền
B. Có thể điều trị nhiều răng cùng lúc
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 10. Nhược điểm của hợp chất kali trong điều trị nhạy cảm ngà:
A. Hiệu quả không cao
B. Phải dùng thường xuyên liên tục để duy trì kết quả điều trị
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 11. Chọn câu SAI:

A. Hợp chất oxalat hoạt động bằng cách lắng đọng các tinh thể calci oxalat
trong ống ngà do đó có tác dụng bịt các ống ngà và làm giảm nhạy cảm
ngà.
B. Các sản phẩm chứa oxalat có nhược điểm cần tránh điều trị nhạy cảm
ngà trên diện rộng vì có thể kích thích dạ dày.
C. Hợp chất của muối kim loại nặng như thiếc, stronti: Cả hai muối stronti
và thiết tạo thành lớp kết tủa hợp chất kim loại không tan trên bề mặt
ngà răng để bịt các ống ngà mở.
D. Hợp chất của thiếc cũng được báo cáo có hiệu quả trong điều trị nhạy
cảm, hợp chất này có mùi dễ chịu và không gây nhuộm màu răng nên
được sử dụng phổ biến.
Câu 12. Vật liệu kết dính: ............. có thể được sử dụng trong điều trị nhạy cảm
ngà do tạo một lớp bao phủ bề mặt ngà răng. Phương pháp này cho kết quả
giảm nhạy cảm ngà ………..tuy nhiên chúng có xu hướng dễ bị mài mòn do sự
vắng mặt của các chất độn (fillers).

A. keo dán, bonding, resin………tức thì


B. keo dán, bonding, resin………sau 30 giây
C. resin………………………….tức thì
D. resin………………………….sau 30 giây
Câu 13. Laser năng lượng cao dùng trong điều trị nhạy cảm ngà, NGOẠI TRỪ:

A. Laser Nd: YAG.


B. Laser Er: YAG.
C. Laser Diode.
D. Laser CO2.
Câu 14. Laser năng lượng thấp dùng trong điều trị nhạy cảm ngà?

A. Laser He-Ne, laser Nd: YAG.


B. Laser He-Ne, laser Diode.
C. Laser Diode, laser Nd: YAG.
D. Laser Diode, laser Er: YAG.
Câu 15. Tác động của laser Diode lên mô đích thông qua hai cơ chế nhiệt học và
quang học. Vậy những tác động sinh học lên tuỷ răng của laser là do hiệu ứng:
A. nhiệt học
B. quang học
C. quang học nhiều hơn nhiệt học
D. nhiệt học nhiều hơn quang học

You might also like