You are on page 1of 17

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.

HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Mã số đề cương: MES310

TP. Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 10 năm 2019

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT GIẢNG DẠY MÔN HỌC


MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tên tiếng Anh: RESEARCH METHODS
Mã số môn học: MES310
Trình độ đào tạo: Đại học

A. THÔNG TIN CHUNG


1. Môn học: Phương pháp nghiên cứu khoa học
2. Đối tượng: Sinh viên đại học chính quy năm 1
3. Số tín chỉ: 2 tín chỉ (30 tiết), trong đó
- Lý thuyết : 1 tín chỉ
- Thảo luận : 0,5 tín chỉ
- Tiểu luận : 0,5 tín chỉ
- Khác (cụ thể là) : Tự học, tiểu luận cá nhân và thảo luận nhóm
4. Phân bổ thời gian:
- Trên lớp: 30 tiết
- Khác: Đọc tài liệu, làm bài về nhà, làm tiểu luận cá nhân và thảo luận nhóm
chiếm tối thiểu 2 lần so với thời gian học tập trên lớp.
5. Môn học trước: Không
6. Mô tả môn học:
Phương pháp nghiên cứu khoa học là môn học bắt buộc thuộc nhóm môn học kiến
thức cơ sở khối ngành được xây dựng để cung cấp cho người học những kiến thức
cơ bản về các phương pháp tiến hành hoạt động nghiên cứu một cách có hệ thống
và mang tính khoa học.
Cụ thể, môn học sẽ giới thiệu cơ bản về vấn đề nghiên cứu, vai trò của nghiên cứu,
cách thức xác định vấn đề nghiên cứu, thực hiện lược khảo tài liệu và các nghiên
cứu trước có liên quan; đặt câu hỏi nghiên cứu; đạo đức trong nghiên cứu, cách
trích dẫn và trình bày tài liệu tham khảo; cách thức thu thập số liệu và chọn mẫu;
thu thập và xử lý dữ liệu; cách lập đề cương nghiên cứu.
7. Mục tiêu và chuẩn đầu ra:
7.1. Mục tiêu:
Mục tiêu môn học thỏa mãn chuẩn đầu ra của chương trình được trình bày bên
dưới:

CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH PHÂN BỔ CHO MÔN HỌC1

Mức độ theo
Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3
Thang đo

1.2. Kiến thức 1.2.5. Áp dụng các kiến thức


[1] Kiến thức và
giáo dục đại khoa học tự nhiên, khoa học xã 3
lập luận ngành
cương hội để nghiên cứu vấn đề kinh tế

2.1. Phân tích và 2.1.1. Nhận dạng và phát hiện


3
giải quyết vấn đề vấn đề
[2] Kỹ năng và
phẩm chất của 2.4. Các kỹ năng
2.4.6. Đam mê nghiên cứu và
cá nhân và trong và phẩm chất cá 4
tìm hiểu kiến thức mới
nghề nghiệp nhân

2.5. Các kỹ năng


2.5.1. Thể hiện đạo đức nghề
và phẩm chất
nghiệp (trung thực, trách nhiệm, 4
trong nghề
chính trực)
nghiệp

Sự phù hợp của mục tiêu môn học với chuẩn đầu ra của chương
trình:

Mục Mô tả Mức độ CĐR của


tiêu theo thang chương

1
Các đề mục được sử dụng trong ngoặc vuông […] sử dụng theo đề mục của Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo
2018 đã mã hóa
đo trình

Áp dụng các phương pháp nghiên cứu khoa


G1 3 1.2.5
học phù hợp với vấn đề cần giải quyết

Có khả năng xác định và lựa chọn vấn đề


G2 3 2.1.1
nghiên cứu

Có khả năng thu thập và xử lý được các dữ 2.1.1


G3 3
liệu, tài liệu trong lĩnh vực kinh tế 2.4.6

Có khả năng xây dựng và tổ chức công việc


G4 4 2.4.6.
cũng như quản lý thời gian trong nghiên cứu

Cẩn trọng, trung thực, tuân thủ chuẩn mực


G5 2 2.5.1
đạo đức trong nghiên cứu khoa học

7.2. Chuẩn đầu ra của môn học:

Chuẩn đầu CĐR của


ra của môn Miêu tả chương
học trình

- Xác định được phương pháp nghiên cứu phù hợp với
G1; G5 1.2.5.
vấn đề cần giải quyết

G2; G3; G4; - Xác định và lựa chọn được vấn đề nghiên cứu phù hợp
1.2.5.
G5 với yêu cầu

- Hiểu và trình bày được báo cáo tổng quan tài liệu của
nghiên cứu
- Xác định cách thức thu thập dữ liệu phù hợp với từng 2.1.1
G2; G3; G4 loại dữ liệu 2.4.6
- Lựa chọn được phương pháp xử lý dữ liệu phù hợp 2.5.1
- Xây dựng, tổ chức hoạt động nhóm phù hợp với yêu
cầu

G1; G2; G5 - Trình bày được 1 đề cương nghiên cứu 2.1.1


- Hiểu biết và tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức trong trong 2.4.6
nghiên cứu
2.5.1
- Trình bày trích dẫn và danh mục tài liệu tham khảo theo
quy định

8. Phương pháp dạy và học:


Phương pháp “Người học là trung tâm” sẽ được sử dụng trong môn học để giúp
sinh viên tham gia tích cực. Kết quả học tập dự kiến sẽ đạt được thông qua một
loạt các hoạt động học tập ở trường và ở nhà.

 60% giảng dạy, 40% thảo luận, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi.
 Tại lớp, giảng viên giải thích các định nghĩa và nguyên lý cơ bản; đặt ra các
vấn đề, hướng dẫn và khuyến khích sinh viên giải quyết; sau đó tóm tắt nội
dung của bài học. Giảng viên cũng trình bày phân tích và tính toán mẫu.
 Sinh viên cần lắng nghe và ghi chép và được khuyến khích nêu lên các câu
hỏi, giải quyết các vấn đề và thảo luận để hiểu các chủ đề được đề cập dưới sự
hướng dẫn của giảng viên.
 Ở lớp, giảng viên dành một khoảng thời gian đáng kể (10-20%) để thực hiện
các hoạt động trong lớp và đưa ra các câu hỏi để đánh giá khả năng nhận thức
và giải đáp các câu hỏi của sinh viên liên quan đến bài học.

9. Yêu cầu môn học:

 Quy định về giờ giấc, chuyên cần, kỷ luật: Sinh viên phải đến lớp đúng giờ,
đảm bảo thời gian học trên lớp, có thái độ nghiêm túc và chủ động, tích cực
trong học tập, nghiên cứu.
 Đọc tài liệu môn học trước khi đến lớp theo yêu cầu của giảng viên.
 Thực hiện các hoạt động khác theo yêu cầu của giảng viên.

10. Tài liệu môn học:


- Tài liệu chính:
[1] Kumar, R. (2011). Research Methodology. A Step-by-Step Guide for
Beginners. Washington DC: SAGE Publications.
- Tài liệu tham khảo:
[2] Trần Tiến Khai (2014). Phương pháp nghiên cứu kinh tế- Kiến thức cơ bản.
TP. HCM: Nhà xuất bản Lao động xã hội.
[3] Nguyễn Thị Cành và Võ Thị Ngọc Thúy (2014). Phương pháp và phương
pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế và quản trị. TP. HCM: Nhà xuất bản
Đại học quốc gia.
[4] Saunders, M. N. K., Lewis, P., & Thornhill, A. (2016). Research methods
for business students. Harlow, England: Financial Times/Prentice Hall.
B. NỘI DUNG CHI TIẾT GIẢNG DẠY

CĐR
Thời Minh Mục tiêu chương
của
lượng Nội dung giảng dạy chi tiết Hoạt động dạy và học chứng (Kết quả học tập
môn
(tiết) đánh giá mong đợi)
học

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ G1; GIẢNG VIÊN: - Chuyên - Giải thích được các
5 BẢN CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC G5 - Giới thiệu mục tiêu và nội cần khái niệm về khoa học,
1.1. Nghiên cứu khoa học là gì? dung chương - Thảo vai trò, phân loại các
hình thức nghiên cứu
1.1.1. Khái niệm về nghiên cứu khoa - Luận giải và thảo luận nội luận
khoa học
học dung lý thuyết, xử lý tình nhóm
huống minh họa - Tiểu - Hoạt động nghiên cứu
1.1.2. Đặc điểm của nghiên cứu khoa
luận giữa khoa học, các hình
học SINH VIÊN:
kỳ thức tổ chức nghiên
1.1.3. Vai trò của nghiên cứu khoa học + Tại nhà: Đọc tài liệu cứu khoa học
chương 1 (chương 1 tài liệu - Kiểm
1.2. Các loại hình nghiên cứu khoa học
chính [1] và chương 1 tra viết
1.2.1. Phân loại theo tính ứng dụng cuối kỳ
TLTK [2]) và củng cố lại
1.2.2. Phân loại theo phương thức kiến thức nền
nghiên cứu
+ Tại lớp: Nghe giảng, thảo
1.2.3. Phân loại theo mục tiêu nghiên luận
cứu
CĐR
Thời Minh Mục tiêu chương
của
lượng Nội dung giảng dạy chi tiết Hoạt động dạy và học chứng (Kết quả học tập
môn
(tiết) đánh giá mong đợi)
học

1.2.4. Phân loại theo hình thức thu


thập dữ liệu
1.3. Các bước trong quy trình nghiên
cứu
1.4. Đạo đức trong nghiên cứu

8 CHƯƠNG 2. XÁC ĐỊNH VÀ MÔ TẢ G2; GIẢNG VIÊN: - Chuyên - Xác định được quy
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU G3; - Giới thiệu mục tiêu và nội cần trình nghiên cứu khoa
2.1. Xác định vấn đề nghiên cứu G4; dung chương - Thảo học
G5
2.1.1. Vấn đề nghiên cứu - Luận giải và thảo luận nội luận - Xác định và lựa chọn

2.1.2. Cách thức xác định vấn đề dung lý thuyết, xử lý tình nhóm vấn đề nghiên cứu phù
huống minh họa, hướng dẫn - Tiểu hợp với yêu cầu của
nghiên cứu
thảo luận nhóm luận giữa từng loại hình nghiên
2.1.3. Như thế nào là vấn đề nghiên cứu
SINH VIÊN: kỳ
cứu tốt?
- Kiểm - Xây dựng đề cương
2.2. Xác định mục tiêu và câu hỏi + Tại nhà: Đọc tài liệu
tra viết nghiên cứu khoa học
nghiên cứu chương 2 (chương 4, 5, 6 tài
liệu chính [1] và chương 2 cuối kỳ
CĐR
Thời Minh Mục tiêu chương
của
lượng Nội dung giảng dạy chi tiết Hoạt động dạy và học chứng (Kết quả học tập
môn
(tiết) đánh giá mong đợi)
học

2.2.1. Vì sao cần đặt mục tiêu và câu


hỏi nghiên cứu?
2.2.2. Một số chú ý khi đặt mục tiêu TLTK [2])và củng cố lại
và câu hỏi nghiên cứu kiến thức nền; thảo luận
2.3. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu nhóm
2.3.1. Giả thuyết nghiên cứu + Tại lớp: Nghe giảng, tham
2.3.2. Quan hệ giữa câu hỏi và giả gia thảo luận
thuyết nghiên cứu
2.3.3. Đánh giá và chọn lựa giả thuyết

7 CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN LÝ G2; GIẢNG VIÊN: - Chuyên - Hiểu được vai trò của
THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN G3; - Giới thiệu mục tiêu và nội cần tổng quan lý thuyết và
QUAN G4 dung chương - Thảo nghiên cứu có liên
3.1. Giới thiệu tổng quan lý thuyết và quan
- Luận giải và thảo luận nội luận
nghiên cứu có liên quan dung lý thuyết, xử lý tình nhóm - Hiểu và trình bày
3.2. Vai trò của tổng quan lý thuyết và huống minh họa - Tiểu được báo cáo tổng
nghiên cứu có liên quan luận giữa quan nghiên cứu
CĐR
Thời Minh Mục tiêu chương
của
lượng Nội dung giảng dạy chi tiết Hoạt động dạy và học chứng (Kết quả học tập
môn
(tiết) đánh giá mong đợi)
học

SINH VIÊN:

3.3. Cách thực hiện tổng quan lý thuyết + Tại nhà: Đọc tài liệu kỳ
và nghiên cứu có liên quan chương 3 (chương 3 tài liệu
- Kiểm - Trình bày trích dẫn và
chính [1] và chương 3
3.4. Cách trình bày trích dẫn và tài liệu tra viết danh mục tài liệu tham
TLTK [2])và củng cố lại
tham khảo cuối kỳ khảo theo quy định
kiến thức ba chương đầu
+ Tại lớp: Nghe giảng và
tham gia thảo luận

5 CHƯƠNG 4. THU THẬP, XỬ LÝ VÀ G1; GIẢNG VIÊN: - Chuyên - Hiểu được các
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU G2; - Giới thiệu mục tiêu và nội cần phương pháp thu thập
4.1. Dữ liệu G3; dung chương - Thảo thông tin, dữ liệu
G4; nghiên cứu
4.1.1. Bản chất của dữ liệu - Luận giải và thảo luận nội luận
G5 dung lý thuyết, xử lý tình nhóm - Hiểu được phương
4.1.2. Dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp
huống minh họa - Tiểu pháp mã hóa thông tin,
4.2. Dữ liệu sơ cấp dữ liệu nghiên cứu
SINH VIÊN: luận giữa
4.2.1. Các loại dữ liệu sơ cấp và nguồn kỳ - Vận dụng xây dựng
+ Tại nhà: Đọc tài liệu
bảng câu hỏi khảo sát
CĐR
Thời Minh Mục tiêu chương
của
lượng Nội dung giảng dạy chi tiết Hoạt động dạy và học chứng (Kết quả học tập
môn
(tiết) đánh giá mong đợi)
học

thu thập
4.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
chương 3 (chương 9, 10 tài dữ liệu
4.2.3. Phân tích dữ liệu sơ cấp - Kiểm
liệu chính [1] và chương 8, - Phân tích các dạng dữ
4.3. Dữ liệu thứ cấp tra viết
9 TLTK [2]) liệu định tính và định
cuối kỳ
4.3.1. Những vấn đề về mẫu và chọn lượng
+ Tại lớp: Nghe giảng và
mẫu
tham gia thảo luận
4.3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
4.3.3. Phân tích dữ liệu thứ cấp

6 CHƯƠNG 5. CÁCH VIẾT ĐỀ CƯƠNG G1; GIẢNG VIÊN: - Chuyên - Nắm bắt được cách
VÀ BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA G2; - Giới thiệu mục tiêu và nội cần trình bày đề cương
HỌC G5 dung chương - Thảo nghiên cứu khoa học
5.1. Đề cương nghiên cứu là gì? - Tổ chức thuyết trình cho luận - Thảo luận được cấu
5.2. Cấu trúc và nội dung của đề cương các nhóm theo phân công nhóm trúc, yêu cầu của một
nghiên cứu - Tiểu đề cương khoa học,
SINH VIÊN:
luận giữa quy trình và cách thức
5.3. Tiêu chuẩn đề cương tốt + Tại nhà: Đọc tài liệu đánh giá một đề cương
CĐR
Thời Minh Mục tiêu chương
của
lượng Nội dung giảng dạy chi tiết Hoạt động dạy và học chứng (Kết quả học tập
môn
(tiết) đánh giá mong đợi)
học

chương 4 (chương 13 tài


liệu chính [1] và chương 7 kỳ
TLTK [2]) và củng cố lại - Kiểm
5.4. Viết và trình bày báo cáo khoa học
kiến thức nền, thực hiện bài tra viết nghiên cứu
thuyết trình theo phân công cuối kỳ
+ Tại lớp: Thuyết trình, thảo
luận
C. PHƯƠNG THỨC ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC
1. Các thành phần đánh giá môn học

Thành
Chuẩn đầu ra
phần đánh Phương thức đánh giá Trọng số
của môn học
giá

A1.1 Chuyên cần G1, G2 10%


A1. Đánh A1.2 Thảo luận nhóm G1, G2 20%
giá quá
trình A1.3 Tiểu luận giữa kỳ G1, G2, G3; G4 20%

A2. Đánh
A2.1 Kiểm tra viết cuối kỳ G1, G2, G3, G4, G5 50%
giá cuối kỳ

Cách tính điểm môn học: Trên thang điểm từ 1-10

Trọng
Nội dung tính điểm
số

Tham gia trên lớp 10%

Thảo luận nhóm 20%

Tiểu luận giữa kỳ 20%

Kiểm tra cuối kỳ 50%

Tổng cộng 100%

2. Phương pháp đánh giá:

 Chuyên cần
- Hình thức: Giảng viên lập danh sách sinh viên nhằm theo dõi và đánh giá ý
thức, thái độ tích cực, chủ động của sinh viên trong quá trình học tập
- Nội dung: đánh giá ý thức của sinh viên trong giờ học lý thuyết và thảo luận
nhóm thông qua mức độ tham gia và sẵn sàng tham gia của sinh viên
- Hướng dẫn đánh giá:
Tiêu Trọng Điểm
chí số Dưới 5 5 – dưới 7 7 – dưới 9 9 – 10

Tham gia ở Tham gia


Không hoặc rất Tham gia đầy
mức trung bình tương đối đầy
ít tham gia các đủ các hoạt
Sự các hoạt động đủ các hoạt
hoạt động học động học tập:
nghiêm học tập: giờ động học tập:
50% tập: giờ học lý giờ học lý
túc, chủ học lý thuyết, giờ học lý
thuyết, thảo thuyết, thảo
động thảo luận thuyết, thảo
luận nhóm và luận nhóm và
nhóm và bài luận nhóm và
bài tập. bài tập.
tập. bài tập.

Không phát Phát biểu ý Phát biểu ý Phát biểu ý


Sự sẵn biểu ý kiến. kiến 1 lần. kiến 2 lần. kiến từ 3 lần
sàng, 50% Không sẵn Chưa thực sự Trả lời tương trở lên.
tích cực sàng trả lời các sẵn sàng trả lời đối đầy đủ câu Trả lời đầy đủ
câu hỏi/bài tập. câu hỏi/bài tập. hỏi/bài tập. câu hỏi/bài tập.

 Thảo luận nhóm


o Làm việc trong 1 nhóm gồm 5 – 8 sinh viên, triển khai thực hiện sau
khi kết thúc chương 3.
o Nhiệm vụ:

 Nhóm nghiên cứu tự xác định đề tài nghiên cứu và xây dựng
bảng câu hỏi khảo sát phù hợp với đề tài nghiên cứu của từng
nhóm.
o Phương thức đánh giá:

Bảng hướng dẫn chi tiết chấm thảo luận nhóm:

Tiêu chí Điểm


Trọng
đánh giá
số Dưới 5 5 – dưới 7 7 – dưới 9 9 - 10

Vấn đề 20% Vấn đề Vấn đề Vấn đề Vấn đề nghiên cứu


nghiên cứu nghiên cứu nghiên cứu về nghiên cứu hợp lý, rõ ràng và
phù hợp không hợp cơ bản là hợp hợp lý, rõ cụ thể
lý, không rõ lý, rõ ràng ràng
ràng
Tiêu chí Trọng Điểm
đánh giá số Dưới 5 5 – dưới 7 7 – dưới 9 9 - 10

Mức độ chính 50% Mức độ Mức độ chính


Mức độ chính Mức độ chính xác
xác và trình chính xác ít xác lớn hơn
xác lớn hơn 100% yêu cầu bài
bày đẹp mắt hơn 50% 50% và bé
75% và bé tập
yêu cầu bài hơn 75% yêu
hơn 100%
tập cầu bài tập
yêu cầu bài
Hình thức trình
Hình thức Hình thức tập bày đẹp mắt, sáng
trình bày trình bày tạm Hình thức tạo
không đẹp ổn trình bày đẹp
mắt mắt

Mức độ đáp 30% Trình bày Nội dung thể Nội dung thể Nội dung thể hiện
ứng yêu cầu vài quan hiện quan hiện ý tưởng những ý tưởng
nội dung thảo điểm và lập điểm và lập sáng tạo, các được phân tích kỹ
luận nhóm và luận nhưng luận đúng; quan điểm càng với các lập
giải thích các hầu hết các đưa ra một số được phát luận sáng tạo và có
vấn đề yêu ý tưởng ý tưởng sáng triển đầy đủ bằng chứng vững
cầu chưa giải tạo với căn cứ vàng giải thích cho
thích đầy vững chắc các vấn đề yêu cầu
đủ yêu cầu
đặt ra

 Tiểu luận giữa kỳ


o Hình thức: làm bài cá nhân.
o Nội dung: Sinh viên viết một đề cương nghiên cứu dự kiến, trong đó
bao gồm: tên đề tài, lý do chọn nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi
nghiên cứu, cơ sở lý thuyết, phương pháp dự kiến và tài liệu tham
khảo.
o Tổ chức đánh giá: Giảng viên giảng dạy chịu trách nhiệm chấm bài.

Không đạt yêu cầu Đạt yêu cầu mức Đạt yêu cầu mức Đạt yêu cầu mức
Tiêu chí trung bình khá giỏi xuất sắc
(từ 0 đến dưới 4.0)
(từ 4.0 đến 6.2) (từ 6.3 đến 8.4) (từ 8.5 đến 10)

Cấu Bài viết tổ chức Bài viết mạch lạc Bài viết mạch lạc Bài viết thể hiện
trúc thiếu logic, thiếu và nhìn chung được và được tổ chức sự tập trung cao
tính thống nhất. Có tổ chức hợp lý. Vài hợp lý với cách vào tính logic và
nhiều lỗi đáng kể. chỗ chệch khỏi chủ chuyển đoạn, hợp lý của các
đề. Có sự chuyển ý, chuyển ý chặt quan điểm. Tính
chuyển đoạn nhưng chẽ. Nhìn chung thống nhất của bài
không xuyên suốt thể hiện tính rõ ràng đưa người
toàn bài. thống nhất trong đọc đi đến kết luận
nội dung. và quan điểm
trong bài.

Trình bày vài quan Nội dung thể hiện Nội dung thể hiện Nội dung thể hiện
điểm và lập luận quan điểm và lập ý tưởng sáng tạo, những ý tưởng
nhưng hầu hết các ý luận. Đưa ra một số các quan điểm được phân tích kỹ
Nội tưởng chưa được ý tưởng sáng tạo. được phát triển càng với các lập
dung phát triển đầy đủ và đầy đủ với căn cứ luận sáng tạo và có
không độc đáo. vững chắc. bằng chứng vững
vàng hỗ trợ cho
chủ đề bài viết.

Quan điểm chủ đạo Quan điểm chủ đạo Quan điểm chủ Quan điểm chủ
của bài không được của bài được phát đạo của bài được đạo của bài được
phát triển chi tiết triển chi tiết hóa ở phát triển tốt, các phát triển tốt, các
hóa. Các ý tưởng mức giới hạn. Vài nội dung chi tiết nội dung chi tiết
Phát
trong bài mơ hồ, chỗ thể hiện tư duy đầy đủ và có ý nhiều và có chất
triển ý
thiếu luận cứ, thiếu phản biện. nghĩa. Tư duy lượng. Thể hiện tư
tư duy phản biện. phản biện được duy phản biện tốt.
đưa vào các luận
điểm.

Chính tả, dấu câu và Nhìn chung bài viết Bài viết có vài lỗi Không có lỗi chính
lỗi văn phạm gây đúng chính tả, sử về chính tả, dấu tả nào gây xao
Văn xao lãng, khó hiểu dụng dấu câu và câu, văn phạm lãng, không có lỗi
phạm, cho người đọc. văn phạm đúng, nhưng người đọc dấu câu hay văn
Trình Nhiều lỗi trình bày, người đọc vẫn hiểu vẫn hiểu được nội phạm; không có
bày đánh máy. được nội dung của dung rõ ràng. Rất lỗi trình bày, đánh
bài. Còn có lỗi trình ít lỗi trình bày, máy.
bày và đánh máy. đánh máy.
Chỉ dùng các cấu Gần như đạt được Đạt tới văn phong Thể hiện văn
trúc câu đơn giản, mức độ sử dụng cấu của bậc Đại học; phong xuất sắc
vốn từ ít, thuật hùng trúc câu, vốn từ, giọng văn thích vượt khỏi bậc Đại
biện, giọng văn thuật hùng biện, hợp và thuật hùng học; thuật hùng
Văn
kém. giọng văn của bậc biện được sử biện và giọng văn
phong
Đại học. dụng để làm nổi trong bài ấn tượng;
bật nội dung; cấu sử dụng và phối
trúc câu da dạng hợp các cấu trúc
và ấn tượng. câu sang tạo.

Không đáp ứng các Đạt các yêu cầu về Đạt các yêu cầu Đạt tất cả các yêu
yêu cầu về định định dạng và bố cục về định dạng và cầu về định dạng
dạng và bố cục của của bài viết; căn lề, bố cục của bài và bố cục của bài
bài viết; căn lề, cách cách đoạn, giãn viết; căn lề, cách viết; căn lề, cách
đoạn, giãn dòng sai dòng nhìn chung đoạn, giãn dòng đoạn, giãn dòng
Định
yêu cầu; trình bày đúng yêu cầu; bài đúng yêu cầu; bài đúng yêu cầu; bài
dạng
không rõ ràng. viết trình bày rõ viết trình bày rõ viết trình bày rõ
ràng nhưng vài ràng và các phân ràng, các phân
phân đoạn chưa đoạn kết nối đoạn kết nối đúng,
được kết nối đúng. đúng. hình thức trình bày
chuyên nghiệp.

 Kiểm tra cuối kì


o Đề thi do giảng viên ra đề theo chỉ định của Khoa/Bộ môn, mỗi ca
thi 2 đề độc lập.
o Bài kiểm tra tự luận, được phép sử dụng tài liệu giấy. Không được
phép sử dụng thiết bị điện tử và máy tính xách tay. Bài kiểm tra bao
gồm hai phần: câu hỏi tự luận và câu hỏi tình huống.
o Các câu hỏi trong đề thi liên quan đến nội dung của các chương
trong Mục B với tỷ lệ số câu hỏi của từng chương tương đương với
tỷ lệ của số tiết của chương đó so với tổng số tiết của môn học.
o Thời gian làm bài thi: 60 phút.
o Phương thức đánh giá: Được chấm 2 lượt độc lập bởi 2 giảng viên có
tham gia giảng dạy môn PPNCKH. Điểm bài thi được chấm theo đáp
án môn PPNCKH, theo đó: (i) câu hỏi tình huống: 4/10 điểm, (ii) câu
hỏi tự luận: 6/10 điểm. Tổng cộng 10 điểm.

TRƯỞNG BỘ MÔN NGƯỜI BIÊN SOẠN


TS. Nguyễn Thị Hồng Vinh TS. Nguyễn Minh Sáng

TRƯỞNG KHOA HIỆU TRƯỞNG

PGS. TS. Hạ Thị Thiều Dao

You might also like