You are on page 1of 12

UBND TỈNH PHÚ THỌ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

BỘ TÀI LIỆU
RÈN KỸ NĂNG THU THẬP VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU
Học phần sử dụng: Phương pháp nghiên cứu kinh tế
Đối tượng sử dụng: Sinh viên đại học ngành Kinh tế

Giảng viên xây dựng: 1. TS. Lưu Thế Vinh


2. TS. Đặng Văn Thanh
3. ThS. Ngô Thị Thanh Tú
4. ThS. Phạm Lan Hương
Phú Thọ, 2022

2
A. HƯỚNG DẪN LIÊN QUAN ĐẾN BỘ TÀI LIỆU RÈN KỸ NĂNG THU
THẬP VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian
Đơn vị tính: tiết
Tổn Loại giờ tín chỉ
ST
Nội dung g số Lý TN/TL Tự Kiểm
T
tiết thuyết /TH học tra
1 Module 1. Giới thiệu về phương pháp
8 5 3 12
nghiên cứu kinh tế
2 Module 2. Thiết kế đề cương nghiên cứu
10 5 4 15 1
kinh tế
3 Module 3. Thu thập và xử lý dữ liệu 12 6 6 18
4 Module 4. Trình bày báo cáo kết quả
10 4 5 15 1
nghiên cứu
Cộng: 0 20 20 18 2

3
2. Nội dung và phân bổ thời gian rèn kỹ năng
T Modul Nội dung
Số tiết Tiêu chí đánh giá
T e rèn kỹ năng
- Nắm được quy trình tìm kiếm tài liệu.
-Thực hiện tốt việc tìm kiếm nguồn dữ
- Rèn kỹ
liệu thứ cấp và nguồn dữ liệu sơ cấp.
năng tìm
Thu 2 tiết - Thực hiện tìm đúng tài liệu phù hợp với
kiếm và thu
thập và trên lớp chủ đề
1 thập dữ liệu
xử lý 8 tiết tại - Tổng hợp, đánh giá khái quát nội dung
- Rèn kỹ
dữ liệu nhà tài liệu
năng phân
- Nhập dữ liệu và xử lý dữ liệu thuần thục
tích dữ liệu
- Biết lựa chọn đúng ứng dụng phần mềm
phân tích dữ liệu phù hợp với chủ đề

4
3. Hướng dẫn sử dụng bộ tài liệu
3.1. Bộ tài liệu gồm 2 phần chính:
A. Hướng dẫn liên quan đến Bộ tài liệu Rèn kỹ năng thu thập và xử lý dữ liệu
B. Nội dung rèn kỹ năng
3.2. Sinh viên khi được cung cấp Bộ tài liệu kỹ năng cần:
- Đọc kỹ các nội dung trong Phần A của Bộ tài liệu, cụ thể: (1) Phần nội dung
tổng quát và phân bổ thời gian của học phần để hiểu được các nội dung chính và phân
bổ thời gian cho các nội dung đó. (2) Phần nội dung và phân bổ thời gian rèn kỹ năng
để hiểu được các nội dung kỹ năng tương ứng với từng module của học phần và thời
lượng cụ thể áp dụng với việc rèn luyện kỹ năng.
- Đọc và thực hành các nội dung trong Phần B của Bộ tài liệu: (1) Đọc kỹ và
thực hiện theo hướng dẫn đối với từng nội dung; (2) Thực hiện nội dung thực hành tại
nhà và báo cáo kết quả theo hướng dẫn của giảng viên giảng dạy.
Ghi chú: Mọi sao chép từ tài liệu này cần ghi rõ nguồn trích dẫn: "Bộ tài
liệu rèn kỹ năng thu thập và xử lý dữ liệu” (áp dụng cho sinh viên ngành Kinh tế) của
Bộ môn Kinh tế - Luật, Khoa Kinh tế và QTKD – Trường Đại học Hùng Vương.
Các chủ thể trong tình huống đã được thay đổi tên so với tình huống thực tế
hoặc giả định nhằm đảm bảo quyền riêng tư của chủ thể.

B. NỘI DUNG RÈN LUYỆN


MODULE 3: THU THẬP VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU
2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
2.1.1.1. Nguồn dữ liệu thứ cấp
- Dữ liệu từ các hồ sơ tài liệu, văn bản của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp
- Dữ liệu từ sách báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình, internet và các
phương tiện thông tin đại chúng
- Dữ liệu từ niên giám thống kê, các báo cáo, kết quả khảo sát, điều tra
2.1.1.2. Các bước thu thập dữ liệu thứ cấp

5
2.1.1.3. Tình huống mẫu
* Chủ đề: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên trong
công việc tại công ty DGC.
* Hỏi: - Anh (chị) hãy xác định thông tin, nguồn thông tin và tìm tài liệu phù hợp
* Hướng dẫn thực hiện:
- Thông tin cần thu thập: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên
- Nguồn thông tin: - Các báo cáo hoạt động của doanh nghiệp
- Trang web, thư viện: sách, luận văn, báo, tạp chí
- Niên giám thống kê, báo cáo, kết quả điều tra, khảo sát
- Đọc, tổng hợp, sắp xếp tài liệu theo nội dung
2.1.1.4. Đánh giá
Trọng Mức 2 Mức 3
số (%) Mức 1
Tiêu chí (7,0 -8,4 (8,5- 10
(5,0-6,9 điểm)
điểm) điểm)
Yêu cầu thực hành 1: Xác 20 Làm thành
Làm đạt yêu Làm đúng
định đúng nội dung chủ đề thạo các
cầu cơ bản của các thao tác,
Yêu cầu thực hành 2: Tìm 40 thao tác,
các thao tác, sản phẩm
tài liệu phù hợp với chủ đề sản phẩm
sản phẩm cơ đáp ứng hầu
đáp ứng tất
bản đáp ứng hết yêu cầu,
Yêu cầu thực hành 3: Tổng 40 cả yêu cầu,
yêu cầu, chưa đúng thời
hợp và sắp xếp tài liệu phù đúng thời
đúng thời gian. gian.
hợp với các nội dung gian.

6
Nếu SV chưa đạt được mức 1 thì giảng viên hướng dẫn lại để SV thực hành.
2.1.1.5. Bài tập thực hành
- Xác định chủ đề về kinh tế và tìm các tài liệu liên quan phù hợp với chủ đề.
2.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
2.1.2.1. Quan sát tại chỗ (tham dự, không tham dự; công khai, bí mật)
Các bước quan sát thu thập thông tin
+ Xác định khách thể của quan sát, cần chỉ ra những đặc trưng, các tình huống
và những điều kiện hoạt động của đối tượng quan sát và những biến đổi của chúng
+ Xác định thời gian quan sát, địa điểm và thời điểm để thực hiện quan sát, thời
gian và cách thức tiếp cận với đối tượng.
+ Lựa chọn cách thức quan sát.
+ Tiến trình quan sát thu thập thông tin
+ Thực hiện việc ghi chép thông tin từ quan sát.
+ Tiến hành kiểm tra.
2.1.2.2. Phỏng vấn sâu
Quy trình, phương pháp thực hiện một cuộc phỏng vấn
1) Giai đoạn chuẩn bị; 2) Lựa chọn người trả lời; 3) Sắp đặt cuộc phỏng vấn; 4)
Chuẩn bị đề cương câu hỏi; 5) Một số công việc chuẩn bị khác; 6) Giai đoạn tiến hành
cuộc phỏng vấn
2.1.2.3. Thu thập thông tin bằng bảng hỏi
Bước 1: Xác định mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Bước 2: Xác định đối tượng khảo sát và mẫu khảo sát dự kiến
Bước 3: Xác định các cách thức thu thập dữ liệu
Bước 4: Xác định các câu hỏi trong bảng hỏi
Bước 5: Sắp xếp thứ tự các câu hỏi trong bảng hỏi
Bước 6: Phỏng vấn thử và tham khảo ý kiến chuyên gia
2.1.2.4. Tình huống mẫu
* Chủ đề: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên trong
công việc tại công ty DGC.
* Hỏi: - Anh (chị) xây dựng bảng hỏi để thu thập thông tin phù hợp
- Thực hiện phân tích dữ liệu và đọc kết quả phân tích dữ liệu
* Hướng dẫn thực hiện:
7
- Xác định phương pháp, cách thức thu thập dữ liệu sơ cấp (bảng hỏi)
- Xây dựng bảng hỏi, thực hiện khảo sát
- Mã hóa, nhập dữ liệu
- Phân tích dữ liệu

2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu


2.2.1. Tình huống mẫu
PHẦN 1: VÍ DỤ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN
1.1 Đề tài nghiên cứu
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên trong công việc
tại công ty DGC.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên trong công việc
tại công ty DGC
1.3. Mô hình nghiên cứu

1.4. Giả thuyết nghiên cứu


H1: Lương, thưởng, phúc lợi tác động tích cực (thuận chiều) đến sự hài lòng của
nhân viên trong công việc.
H2: Cơ hội đào tạo và thăng tiến tác động tích cực (thuận chiều) đến sự hài lòng
của nhân viên trong công việc.
H3: Lãnh đạo và cấp trên tác động tích cực (thuận chiều) đến sự hài lòng của
nhân viên trong công việc.
H4: Đồng nghiệp tác động tích cực (thuận chiều) đến sự hài lòng của nhân viên
trong công việc.

8
H5: Bản chất công việc tác động tích cực (thuận chiều) đến sự hài lòng của nhân
viên trong công việc.
H6: Điều kiện làm việc tác động tích cực (thuận chiều) đến sự hài lòng của nhân
viên trong công việc.
1.5. Bảng câu hỏi khảo sát
THÔNG TIN CÁ NHÂN
Câu 1. Hiện tại, Anh/Chị đang làm việc tại phòng/ban nào?
 Phòng Nhân sự Phòng Kế toán
 Phòng Sản xuất Phòng Marketing
Câu 2. Xin vui lòng cho biết, trình độ học vấn hiện tại của Anh/Chị?
 Trung cấp Cao đẳng
 Đại học Sau đại học
Câu 3. Giới tính của Anh/Chị?
 Nam
 Nữ
Câu 4. Anh/Chị đã làm việc tại Công ty TNHH DGC được bao lâu?
 Dưới 1 năm Từ 1 đến dưới 3 năm
 Từ 3 đến dưới 5 năm Từ 5 năm trở lên
Câu 5. Xin vui lòng cho biết, Anh/Chị nằm trong độ tuổi nào?
 Từ 18 – 25 tuổi Từ 26 – 35 tuổi
 Từ 36 – 45 tuổi Trên 45 tuổi
Câu 6. Thu nhập hàng tháng trung bình của Anh/Chị là khoảng bao nhiêu?
 Dưới 5 triệu Từ 5 – dưới 7 triệu
 Từ7 – dưới 10 triệu Từ 10 triệu trở lên
Khoanh tròn vào lựa chọn
1 2 3 4 5
Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý

LƯƠNG, THƯỞNG, PHÚC LỢI Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ


Lương phù hợp với khả năng và đóng góp
TN1 của nhân viên 1 2 3 4 5
Anh/Chị có thể sống hoàn toàn dựa vào
TN2 thu nhập từ công ty 1 2 3 4 5
Phân phối công bằng tiền lương, thưởng và
TN3 phụ cấp theo đóng góp của nhân viên 1 2 3 4 5
Thu nhập từ công ty ngang bằng với các
TN4 công ty khác 1 2 3 4 5
TN5 Chính sách phúc lợi thỏa đáng 1 2 3 4 5
CƠ HỘI ĐÀO TẠO & THĂNG TIẾN Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ
Được đào tạo các kỹ năng cần thiết để thực
DT1 hiện tốt công việc của mình 1 2 3 4 5
Công ty tạo cơ hội thăng tiến cho người có
DT2 năng lực 1 2 3 4 5
Công ty đảm bảo tính công bằng trong thăng
9
DT3 tiến 1 2 3 4 5
Anh/Chị biết rõ những điều kiện để được
DT4 thăng tiến 1 2 3 4 5
LÃNH ĐẠO VÀ CẤP TRÊN Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ
Cấp trên có năng lực, tầm nhìn và khả năng
LD1 1 2 3 4 5
lãnh đạo tốt
LD2 Lãnh đạo hỗ trợ nhân viên khi cần thiết 1 2 3 4 5
Lãnh đạo ghi nhận ý kiến đóng góp của nhân
LD3 viên 1 2 3 4 5
LD4 Lãnh đạo quan tâm, động viên nhân viên 1 2 3 4 5
LD5 Lãnh đạo đối xử công bằng với nhân viên 1 2 3 4 5
ĐỒNG NGHIỆP Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ
DN1 Đồng nghiệp sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau 1 2 3 4 5
DN2 Đồng nghiệp phối hợp tốt khi làm việc 1 2 3 4 5
DN3 Đồng nghiệp hòa đồng, thân thiện 1 2 3 4 5
DN4 Đồng nghiệp đáng tin cậy 1 2 3 4 5
BẢN CHẤT CÔNG VIỆC Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ
Công việc phù hợp với trình độ chuyên môn,
CV1 1 2 3 4 5
phù hợp với kỹ năng được đào tạo
Công việc cho phép phát huy khả năng cá
CV2 nhân 1 2 3 4 5
CV3 Công việc thú vị và có thử thách 1 2 3 4 5
CV4 Khối lượng công việc hợp lý 1 2 3 4 5
CV5 Có động lực để sáng tạo trong công việc 1 2 3 4 5
ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ
Môi trường làm việc sạch sẽ, đảm bảo vệ
DK1 1 2 3 4 5
sinh
DK2 Nơi Anh/Chị làm việc rất an toàn 1 2 3 4 5
Được cung cấp đầy đủ trang thiết bị hỗ trợ
DK3 cho công việc 1 2 3 4 5
DK4 Thời gian làm việc hợp lý 1 2 3 4 5
ĐÁNH GIÁ CHUNG Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ
HL1 Anh/Chị hài lòng với công việc hiện tại 1 2 3 4 5
HL2 Anh/Chị tiếp tục làm việc tại công ty lâu dài 1 2 3 4 5
Anh/Chị cảm thấy thoải mái trong lúc làm
HL3 1 2 3 4 5
việc

1.6. Kích thước mẫu

10
Có nhiều công thức lấy mẫu, tuy nhiên, các công thức lấy mẫu phức tạp tác giả
sẽ không đề cập trong tài liệu này bởi vì nó thiên về toán thống kê. Nếu lấy mẫu theo
các công thức đó, lượng mẫu nghiên cứu cũng là khá lớn, hầu như chúng ta không đủ
thời gian và nguồn lực để thực hiện. Do vậy, chúng ta lấy mẫu trên cơ sở tiêu chuẩn
5:1 của Bollen (1989), theo đó để đảm bảo phân tích dữ liệu (phân tích nhân tố khám
phá EFA) tốt thì cần ít nhất 5 quan sát cho 1 biến đo lường và số quan sát không nên
dưới 100. Bảng câu hỏi khảo sát tác giả trích dẫn có tổng cộng 30 biến quan sát (các
câu hỏi sử dụng thang đo Likert), do vậy mẫu tối thiểu sẽ là 30 x 5 = 150. Chúng ta lưu
ý, mẫu này là mẫu tối thiểu chứ không bắt buộc chúng ta lúc nào cũng lấy mẫu này,
mẫu càng lớn thì nghiên cứu càng có giá trị. Cụ thể trong nghiên cứu này, ta lấy mẫu
là 220.
PHẦN 2: KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO CRONBACH’S ALPHA
2.1. Đo lường độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha

11
Để thực hiện kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha trong SPSS 20,
chúng ta vào Analyze > Scale > Reliability Analysis…

PHẦN 3. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA


Để thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA trong SPSS 20, chúng ta vào
Analyze >Dimension Reduction > Factor…
PHẦN 4: TƯƠNG QUAN PEARSON
Để thực hiện phân tích tương quan Pearson trong SPSS 20, chúng ta vào Analyze
> Correlate > Bivariate…
PHẦN 5: HỒI QUY ĐA BIẾN
Để thực hiện phân tích hồi quy đa biến trong SPSS 20, chúng ta vào Analyze >
Regression > Linear…
Đưa biến phụ thuộc vào ô Dependent, các biến độc lập vào ô Indenpendents:
Vào mục Statistics, tích chọn các mục như trong ảnh và chọn Continue:
Vào mục Plots, tích chọn các mục như trong ảnh và chọn Continue. Mục Plots sẽ
xuất ra các biểu đồ phục vụ cho việc kiểm tra vi phạm các giả định hồi quy.
2.2.2. Đánh giá
Trọng Mức 2 Mức 3
số (%) Mức 1
Tiêu chí (7,0 -8,4 (8,5- 10
(5,0-6,9 điểm)
điểm) điểm)
Yêu cầu thực hành 1: Thu 20 Làm thành
Làm đạt yêu Làm đúng
thập được dữ liệu sơ cấp thạo các
cầu cơ bản của các thao tác,
Yêu cầu thực hành 2: Mã 40 thao tác,
các thao tác, sản phẩm
hóa và nhập dữ liệu sản phẩm
sản phẩm cơ đáp ứng hầu
đáp ứng tất
bản đáp ứng hết yêu cầu,
Yêu cầu thực hành 3: Phân 40 cả yêu cầu,
yêu cầu, chưa đúng thời
tích và đọc kết quả phân đúng thời
đúng thời gian. gian.
tích dữ liệu gian.
Nếu SV chưa đạt được mức 1 thì giảng viên hướng dẫn lại để SV thực hành.
2.2.3. Bài tập thực hành
- Xác định các chủ đề về kinh tế, thu thập dữ liệu sơ cấp và phân tích dữ liệu.

12

You might also like