You are on page 1of 61

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

KHOA VẬT LÍ
MÔN: LỊCH SỬ VẬT LÍ
…………..o0o…………..

BÀI TIỂU LUẬN


Tiến trình lịch sử hình thành các kiến thức
Chủ đề: TRƯỜNG HẤP DẪN

Sinh viên thực hiện : Nhóm 5


Lớp : BK68
Giảng viên hướng dẫn : Trần Ngọc Chất

1
Mục lục:
1. Bảng kế hoạch phân công các nhiệm vụ từng tuần
và thời gian thực hiện…………………………………… 3
2. Nội dung
Phần 1: Tìm kiếm và trình bày nội dung Trường hấp dẫn
ứng với chương trình 2018 cho môn học Vật lí 11……………4
Phần 2: Tìm kiếm và trình bày tiến trình lịch sử về nội dung Trường
hấp dẫn…..………………………………………….. 12
Phần 3: Soạn thảo kế hoạch dạy học…………………………17
Bài 1: Trường hấp dẫn. Định luật vạn vật hấp dẫn…………...18
Bài 2: Cường độ trường hấp dẫn……………………………...
Bài 3: Ứng dụng cường độ hấp dẫn…………………………..
Bài 4: Thế hấp dẫn và thế năng hấp dẫn……………………...
Bài 5: Tìm hiểu vũ trụ cấp 1………………………………….
Ôn tập………………………………………………………...
Kiểm tra………………………………………………………
3. Tài liệu tham khảo……………………………………...

2
Bảng liệt kê các nhiệm vụ

Thời gian Tên nhiệm vụ Cách tiến hành Kết quả dự kiến
đạt được

Tuần 1 HĐ1: Đọc hướng dẫn - Phác thảo khung dàn ý của tiểu luận Có cái nhìn tổng
tiểu luận và tiến hành quát về bài tiểu
- Đọc kĩ file hướng dẫn thực hiện tiểu luận trên
phác thảo khung cấu luận, xác định
gg classroom
trúc tiểu luận được các nhiệm
vụ cần thực hiện
và yêu cầu cần đạt
của bài tiểu luận

HĐ2: Tiến hành lập kế - Lập được kế hoạch các nhiệm vụ và thời gian Lập được một kế
hoạch cụ thể các nhiệm thực hiện để hoàn thành tiểu luận đạt kết quả hoạch chi tiết, cụ
vụ và thời gian cụ thể. tốt thể, thời gian rõ
ràng.
- Suy nghĩ, tìm hiểu, hình dung ra các nhiệm vụ
và nội dung cần hoàn thành của bài tiểu luận

HĐ3: Tra cứu, tìm kiếm Tìm kiếm trên Wikipedia và Google Scholar , cố Tìm được các tài
tài liệu tham khảo về gắng tìm kiếm bằng tiếng Anh, nếu chỗ nào liệu chính thống
không hiểu thì dùng Google Translate để có thể và đa dạng có liên
nội dung Trường hấp
tìm được càng nhiều tài liệu liên quan càng tốt. quan đến đề tài.
dẫn ứng với chương
trình 2018 cho môn
học Vật lí 11
HĐ4: Sắp xếp, phân loại - Sắp xếp các phần mục tương ứng với bố cục Hệ thống tài liệu
tài liệu tìm được về chủ của yêu cầu của bài tiểu luận rõ ràng, cụ thể. được lựa chọn,
đề Trường hấp dẫn sắp xếp, phân loại
- Đọc tài liệu dưới cái nhìn tổng quát và sắp xếp
tương ứng với các
các kiến thức, lời giải thích, phân tích minh họa
phần cụ thể của
một cách phù hợp, logic
bài tiểu luận.

HĐ5: Tiến hành trình - Trình bày phần một theo hướng dẫn làm tiểu Thể hiện được
bày phần 1 trong phần luận trên gg classroom, trình bày cụ thể và rõ tiến trình hình
Nội dung của tiểu luận ràng về tiến trình hình thành các kiến thức có thành các kiến
liên quan đến chủ đề Trường hấp dẫn. thức vật lí chủ đề
Trường hấp dẫn.
- Liệt kê đầy đủ và trình bày rõ ràng, dễ hiểu các
kiến thức liên quan đến chủ đề để thấy được
tiến trình hình thành kiến thức chủ đề Trường
hấp dẫn
Tuần 2 HĐ1: Tra cứu, tìm kiếm Tìm kiếm trên Wikipedia và Google Scholar , cố Tìm được các tài

3
tài liệu tham khảo về gắng tìm kiếm bằng tiếng Anh, nếu chỗ nào liệu chính thống
không hiểu thì dùng Google Translate để có thể và đa dạng có liên
nội dung lịch sử
tìm được càng nhiều tài liệu liên quan càng tốt. quan đến đề tài.
Trường hấp dẫn ứng
với chương trình
2018 cho môn học
Vật lí 11
HĐ2: Đọc soát lại tiểu Đọc soát kĩ càng tiểu luận để phát hiện các lỗi Một bài tiểu luận
luận sai chính tả, lỗi trình bày, hình thức trình bày. rõ rang, đẹp đẽ,
sinh động, hấp
- Chỉnh sửa một số phần nội dung thêm hấp dẫn
dẫn
hớn và trang trí hình thức trình bày đẹp mắt, rõ
ràng

Tuần 3 Phân phối tiết, chia bài Sắp xếp các bài tương ứng với yêu cầu cần đạt Các bài đáp ứng
soạn của chủ đề Trường hấp dẫn đủ yêu cầu cần
đạt, các bài học
sát thực tiễn, hấp
dẫn và có tính ứng
dụng cao.

Tuần 4 Soạn ôn tập và kiểm tra - Chia các thành viên soạn bài dạy, soạn ma Hệ thống kiến
trận, soạn đề kiểm tra, thiết kế sơ đồ tư duy. thức đã được học,
sắp xếp, phân loại
- Bài ôn tập tổng hợp được kiến thức cả chủ đề
tương ứng với các
và bài kiểm tra đánh giá được năng lực thật của
phần cụ thể của
học sinh
chủ đề.

Tuần 5 - Soạn phần tài liệu - Rà soát lại bài tiểu luận, chỉnh sửa lỗi chính tả. Một bài tiểu luận
tham khảo theo kiểu rõ ràng, đáp ứng
- Chỉnh sửa một số phần nội dung thêm hấp dẫn
APA các yêu cầu đề ra.
hơn và trang trí hình thức trình bày đẹp mắt, rõ
- Hoàn thiện bài tiểu ràng
luận
- Đọc soát kĩ càng tiểu luận để phát hiện các lỗi
sai chính tả, lỗi trình bày, hình thức trình bày

4
Bảng phân công nhiệm vụ từng thành viên

Họ và tên SV Trần Thị Thùy Lê Thanh Mai Nguyễn Thị Nguyễn Thị Nguyễn Đức
Linh Suốt Huyền Trang Thanh Thủy
Tuần 1
Tuần 2
Tuần 3
Tuần 4
Tuần 5

Bảng báo cáo kế hoạch thực hiện hàng tuần từng thành viên

Họ và tên SV Trần Thị Thùy Lê Thanh Mai Nguyễn Thị Nguyễn Thị Nguyễn Đức
Linh Suốt Huyền Trang Thanh Thủy
Tuần 1
Tuần 2
Tuần 3
Tuần 4
Tuần 5

Phần 1: Trình bày ngắn gọn nội dung tri thức ứng với chương
trình 2018 cho môn học Vật lí 11

I. Trường hấp dẫn. Định luật vạn vật hấp dẫn

5
-Nhiều hiện tượng tự nhiên chứng tỏ rằng có vật có khối lượng luôn luôn tương tác lên nhau
những lực hút.Trọng lực là lực hút của Quả đất đối với các vật chung quanh nó. Qủa đất quay
chung quanh Mặt Trời là do lực hút của Mặt Trời; Mặt Trăng quay chung quanh Qủa đất là do
lực hút của Qủa đất. Mọi vật trong vũ trụ đều hút lẫn nhau, gọi là lực hấp dẫn vạn vật

- Mọi vật có khối lượng đều tạo ra một trường hấp dẫn xung quanh nó
-Trường hấp dẫn là trường lực được tạo ra bởi vật có khối lượng, là dạng vật chất tồn tại quanh
một vật có khối lượng và tác dụng lực hấp dẫn lên vật có khối lượng đặt trong nó

1. Đặc điểm của lực hấp dẫn

 Là lực hút


 Điểm đặt: Đặt ngay tại trọng tâm của vật (chất điểm)
 Giá của lực: Là đường thẳng đi qua tâm của 2 vật
 Định luật vạn vật hấp dẫn chỉ đúng khi khoảng cách giữa 2 vật rất lớn so với kích thước của chúng.
Hay có thể nhắc đến những vật đồng chất dạng hình cầu.

2. Công thức tính lực hấp dẫn


Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kì tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch
với bình phương khoảng cách giữa chúng.

6
- Công thức của lực hấp dẫn được biểu diễn như sau: 

m1 m2
F hd = G
r2

Trong đó:

 Fhd    là lực hấp dẫn


 m1, m2  là khối lượng của hai vật
 r là khoảng cách giữa hai vật
 G là hằng số hấp dẫn, G = 6,68.10−11 (N.m2/kg 2 ¿

-Lực hấp dẫn của một quả cầu đồng nhất tác dụng lên một chất điểm ở ngoài quả cầu, khối
lượng của quả cầu có thể xem như tập trung ở tâm của nó
- Lực hấp dẫn của một quả cầu rỗng đồng nhất lên một chất điểm ở trong quả cầu luôn bằng
không. Nói cách khác, vỏ quả cầu đồng nhất không hấp dẫn bất kì vật thể nào bên trong đó
3. Chuyển động trong trường hấp dẫn
Trường hấp dẫn là một trường thế, do đó cơ năng bảo toàn .
+Trường hợp 1: cơ năng E=-GMm/2r, chứng tỏ cơ năng có giá trị âm => các chuyển động trong
trường hấp dẫn với quỹ đạo là elipse thì cơ năng có giá trị âm
+Trường hợp 2: cơ năng E >0 cụ thể trong trường hợp này động năng Ek lớn hơn thế năng E p ,
xét khi khoảng cách r tiến đến vô cùng, khi đó cơ năng E=m v 2∞ /2 => quỹ đạo của vật m bây
giờ là một hypebol
+Trường hợp 3: cơ năng E=0, tại vô cùng chất điểm m có vận tốc triệt tiêu => quỹ đạo của vật
m là một parabol

Tài liệu tham khảo:


1. https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C6%B0%C6%A1ng_t%C3%A1c_h%E1%BA%A5p_d
%E1%BA%ABn
2. https://vatlydaicuong.com/bai-2-luc-hap-dan-trong-luc

7
https://mayvesinhmienbac.com.vn/luc-hap-dan-la-gi/

II. Cường độ trường hấp dẫn


Một vật bất kì nào đó có khối lượng đặt tại một vị trí trong không gian của một trường
hấp dẫn của một vật khác, sẽ chịu tác dụng của lực hấp dẫn. Trọng trường của nó là trường
hấp dẫn của Trái Đất.
Đại lượng đặc trưng cho trường hấp dẫn tại một điểm trong không gian là là cường độ
trường hấp dẫn. Ta xét một chất điểm có khối lượng m, để xác định cường độ trường hấp
dẫn tại một điểm trong không gian cách chất điểm m một khoảng r, ta làm như sau:

Tại vị trí cách m một khoảng r, đặt vào đó một chất


điểm khối lượng m’. khi đó, lực hấp dẫn do m tác dụng lên m’ là:

Trong đó, là vecto đơn vị có phương trùng với đường thẳng nối mm’ và có chiều
hướng ra xa m.
Kí hiệu là cường độ trường hấp dẫn tại điểm P (nơi đặt m’), độ lớn của là:

Biểu thức vecto cường độ trường hấp dẫn tại P do m gây ra là:

Cường độ trường hấp dẫn chính là gia tốc trọng trường g:


+ H=-g nếu lực là lực hút.
+ H=g nếu lực là lực đẩy.
Đơn vị của là N/kg hoặc m/s2.
Biết được ta có thể xác định được lực hấp dẫn tác dụng lên m’:

8
Nếu tại một điểm P trong không gian, có rất nhiều trường hấp dẫn do nhiều chất điểm
gây ra thì cường độ trường hấp dẫn tổng cộng sẽ bằng tổng các vecto cường độ trường hấp
dẫn do từng chất điểm gây nên:

Suy ra lực hấp dẫn tổng cộng là:

Tài liệu tham khảo


Sách Cơ học-Đoàn Trọng Thứ
III. Thế hấp dẫn và thế năng hấp dẫn
1 – Thế hấp dẫn
Định nghĩa:
- Thế hấp dẫn tại một vị trí trong trường hấp dẫn được định nghĩa là thế năng hấp dẫn trên 1 đơn vị
khối lượng cần thiết để di chuyển một vật đến vị trí đó từ 1 vị trí mốc cố định.
−W t
V= = -g.r
m
(với r là khoảng cách được đo từ tâm Trái Đất)
- Thế hấp dẫn còn được định nghĩa là công W của lực hấp dẫn F để đưa một vật từ điểm C nào đó ra
xa vô cùng (công này là công âm do lực ngược chiều dịch).
Vị trí mốc (nơi thế hấp dẫn V = 0) theo quy ước xa vô hạn so với bất kỳ khối lượng nào, dẫn đến thế hấp
dẫn âm ở bất kỳ khoảng cách hữu hạn nào.
Hiệu thế hấp dẫn so với khoảng cách r đối với vị trí mốc:
∞ ∞
W −1 −1 GmM −GM
V(r) = = ∫ F . dr= ∫ dr =
m m r m r r 2
r

(đơn vị: J/kg)


Trong đó: G là hằng số hấp dẫn,
F là lực hấp dẫn.

Nguồn: Trường hấp dẫn 2

9
https://en.wikipedia.org/wiki/Gravitational_potential
3 - Thế năng hấp dẫn
Lực hấp dẫn là một lực bảo toàn, và thế năng trong trường hợp này gọi là thế năng hấp dẫn hay thế năng
trọng trường.
Ví dụ, tại một điểm nhỏ trên bề mặt hành tinh lớn, có thể coi lực hấp dẫn lên vật thể là trọng lực không đổi:
F = mg
Khi đó, thế năng hấp dẫn của vật thể được xác định bằng biểu thức:
Wt = m| ⃗g|h = mgh
Trong đó:
Wt là thế năng của vật trong trọng trường (đơn vị: J)
m là khối lượng của vật (đơn vị: kg)
⃗g là vectơ gia tốc trọng trường. (g = const = 9,81 (đơn vị: m/s2))
h là độ cao của vật so với mặt đất (đơn vị: m)
Khi ở trên mặt đất h=0 => Wt = 0 (gốc thế năng được chọn tại mặt đất)
Năng lượng được chuyển đổi sang các dạng khác khi thế năng hấp dẫn thay đổi do chuyển động trong
trường. Nếu quãng đường di chuyển song song với trọng trường là Δh thì sự thay đổi của thế năng (hiệu
thế năng hấp dẫn) là:
∆ Wt = mg.∆ h

https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%BF_n%C4%83ng
https://www.schoolphysics.co.uk/age16-19/Mechanics/Gravitation/text/Gravitational_potential_energy/
index.html?fbclid=IwAR2Nlubic-PtzX6bA2hAcJk01gN7VimAXRj3aOz4Bjhb5-nwJsb439ADCeI

IV - Chuyển động của vệ tinh địa tĩnh và công thức tính tốc độ vũ trụ cấp 1

10
4.1. Sơ lược chuyển động của vệ tinh địa tĩnh
a, Quỹ đạo địa tĩnh là quỹ đạo tròn ngay phía trên xích đạo Trái Đất (vĩ độ 0º). Bất kỳ điểm nào trên mặt
phẳng xích đạo đều quay tròn xung quanh Trái Đất theo cùng một hướng và với cùng một chu kỳ (vận tốc
góc) giống như sự tự quay của Trái Đất. Nó là trường hợp đặc biệt của quỹ đạo địa đồng bộ, và là quỹ đạo
được những người khai thác hoạt động của vệ tinh nhân tạo ưa thích (bao gồm các vệ tinh viễn thông và
truyền hình). Các vị trí vệ tinh chỉ có thể khác nhau theo kinh độ.

Các quỹ đạo địa tĩnh hữu ích do chúng làm cho vệ tinh dường như là tĩnh đối với điểm cố định nào đó trên
Trái Đất. Kết quả là các ăng ten có thể hướng tới theo một phương cố định mà vẫn duy trì được kết nối với
vệ tinh.
*Tính toán độ cao quỹ đạo địa tĩnh
Trên quỹ đạo địa tĩnh, vệ tinh không bị đẩy về phía Trái Đất mà cũng không bay ra xa khỏi nó. Vì thế,
các lực tác động lên vệ tinh phải triệt tiêu lẫn nhau (theo Định luật 1 Newton về chuyển động), chủ yếu
là lực ly tâm và lực hướng tâm (ở đây coi các lực khác là không đáng kể). Vậy ta có PT:
Fht = Flt
Áp dụng định luật 2 Newton về chuyển động, ta có: F=ma
 mvt.ag = mvt.ac
(mvt ≠ 0: khối lượng vật thể)
 ag = ac
- Cường độ gia tốc ly tâm là:
|ac| = ω 2 . r (1)
trong đó
 ω là vận tốc góc (rad/s),
 r là bán kính quỹ đạo (m) tính từ tâm Trái Đất.
- Cường độ của tương tác hấp dẫn là:
M e .G
|ag|¿ (2)
r2

11
trong đó
 M e là khối lượng của Trái Đất (kg),
m3 N . m2
 G là hằng số hấp dẫn ( hay ¿
kg . s 2 kg2
 Từ (1) và (2), ta thu được:

r=

3 Me.G
ω
2

Thay thế  M e . G = μ là hằng số hấp dẫn địa tâm: r = 3


√ μ
ω2
=42164( km)

Với vận tốc góc:


α 2π
ω= = = 7,29.10-5 (rad/s)ω
t 86184
trong đó: α=360 o=2 π rad : góc mà vệ tinh đi trong một chu kỳ quỹ đạo
t = 86.164 s: một ngày thiên văn - thời gian nó cần để thực hiện đủ một vòng quay.
Độ cao quỹ đạo địa tĩnh:
h = r – R = 35 786 (km)
trong đó: r = 42 164 (km)
R = 6 378 (km) là bán kính Trái Đất
Vận tốc quỹ đạo (cho biết vệ tinh quay trong không gian nhanh đến mức nào):
  v=ω . r=¿ 3,07 km/s = 11 052 km/h
https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BB%B9_%C4%91%E1%BA%A1o_%C4%91%E1%BB%8Ba_t
%C4%A9nh
b, Vệ tinh địa tĩnh là vệ tinh quay quanh Trái Đất theo quỹ đạo địa tĩnh nên nó ở độ cao khoảng 35.786
km trực tiếp trên đường xích đạo, quay theo cùng hướng Trái Đất quay (từ Tây sang Đông). Độ cao này là
đáng chú ý do nó tạo ra chu kỳ quỹ đạo bằng với chu kỳ tự quay của Trái Đất (ngày thiên văn).
Một vệ tinh địa tĩnh duy nhất nằm trên một đường ngắm với khoảng 40% bề mặt Trái Đất. Ba vệ tinh như
vậy, mỗi vệ tinh cách nhau 120o kinh độ, có thể cung cấp vùng phủ sóng của toàn bộ hành tinh, ngoại trừ
các vùng hình tròn nhỏ tập trung ở các cực địa lý Bắc và Nam. Một vệ tinh địa tĩnh có thể được truy cập
bằng cách sử dụng một ăng-ten định hướng, thường là một đĩa nhỏ, nhắm vào vị trí trên bầu trời nơi vệ tinh
dường như bay lơ lửng.
*Ưu điểm:

12
 Ưu điểm chính của loại vệ tinh này là thực tế có thể nhắm vào một ăng-ten định hướng trên mặt đất
và sau đó để ở vị trí mà không cần điều chỉnh thêm.
 Một ưu điểm khác: Do có thể sử dụng ăng-ten định hướng cao, nên giảm thiểu nhiễu từ các nguồn
trên bề mặt và từ các vệ tinh khác.
*Hạn chế: Vệ tinh địa tĩnh có 2 hạn chế lớn:
 Thứ nhất: Bởi vì khu vực quỹ đạo là một vòng cực kỳ hẹp trong mặt phẳng của đường xích đạo, số
lượng vệ tinh có thể được duy trì trong quỹ đạo địa tĩnh mà không có xung đột lẫn nhau (hoặc thậm
chí va chạm) bị hạn chế.
 Thứ hai: Khoảng cách mà tín hiệu điện từ (EM) phải truyền đến và đi từ vệ tinh địa tĩnh tối thiểu là
71.600 km. Do đó, độ trễ ít nhất 240 ms được đưa ra khi một tín hiệu EM, di chuyển với tốc độ
300.000 km/s, thực hiện một chuyến đi khứ hồi từ bề mặt đến vệ tinh và quay trở lại.
https://searchmobilecomputing.techtarget.com/definition/geostationary-satellite
4.2 Công thức tính tốc độ vũ trụ cấp 1
Vận tốc vũ trụ cấp 1 hay tốc độ vũ trụ cấp 1 là tốc độ một vật cần có để nó chuyển động theo quỹ đạo
tròn gần bề mặt của một hành tinh hay thiên thể chủ. Nó cũng là tốc độ tối thiểu của một vệ tinh phải có để
không bị rơi xuống bề mặt Trái Đất và điều kiện là cần có sự cân bằng giữa lực hấp dẫn và lực quán tính li
tâm do vật chuyển động tròn có được. Nói cách khác, khi xét hệ qui chiếu gắn với thiên thể chủ, lực hấp
dẫn đóng vai trò là lực hướng tâm giúp vật chuyển động tròn.
Từ điều kiện trên, ta suy ra:
m v2
mg = mg=¿ v=¿
R
v=√ gR
Trong đó:
 v là tốc độ bay trên quỹ đạo của vật thể
 m là khối lượng vật thể
 g là gia tốc trọng trường gây ra bởi thiên thể chủ gần bề mặt
 R là bán kính thiên thể chủ
Với Trái Đất thì vận tốc vũ trụ cấp 1 xấp xỉ bằng 7,9 km/s:

v I = √ 9,8. 10 .6378 ≈ 7,9(km/s ) = 28 440 (km/h)


−3

Gia tốc trọng trường  g có thể được tính theo công thức định luật vạn vật hấp dẫn của Newton:
GM
  g= 2 ~ 9,806m/s
2
R

13
Với: 
 G là hằng số hấp dẫn 
 M là khối lượng thiên thể chủ
Nếu vận tốc ban đầu vo < vI vệ tinh sẽ rơi xuống Trái Đất.
Nếu vo > 7,9km/s ( nhưng nhỏ hơn vận tốc cấp 2 vII = 11,2km/s) thì vệ tinh sẽ chuyển động xung quanh
Trái Đất theo quỹ đạo elipse.
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%91c_%C4%91%E1%BB%99_v%C5%A9_tr%E1%BB%A5_c
%E1%BA%A5p_1

Phần 2: Tiến trình lịch sử hình thành các tri thức


I - Thế giới cổ đại
- Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Archimedes đã phát hiện ra trọng tâm của một hình tam giác. Ông cũng cho
biết rằng nếu 2 trọng lượng bằng nhau không có cùng trọng tâm thì trọng tâm của 2 vật liên kết với nhau sẽ
ở giữa đường nối với trọng tâm của chúng.
- Kiến trúc sư và kỹ sư La Mã Vitruvius trong tác phẩm De Architectura quy định rằng trọng lực của một
vật thể không phụ thuộc vào khối lượng mà là "bản chất" của nó.
- Ở Ấn Độ cổ đại, Aryabhata lần đầu tiên giải thích tại sao các vật thể không bị ném ra ngoài khi Trái Đất
quay. Brahmagupta mô tả trọng lực là một lực hấp dẫn và sử dụng thuật ngữ "gurutvaakarshan" cho trọng
lực.

II - Cách mạng khoa học


- Lý thuyết hấp dẫn bắt đầu với công trình hiện đại của Galileo Galilei vào cuối thế kỷ 16 - đầu thế kỷ 17.
Trong thí nghiệm nổi tiếng (mặc dù có thể ông ngụy tạo) thả bóng từ Tháp nghiêng Pisa, và sau đó với các
phép đo cẩn thận, quả bóng lăn xuống theo mặt phẳng nghiêng, Galileo cho thấy gia tốc trọng trường là
như nhau cho tất cả các vật thể. Và niềm tin của Aristotle rằng các vật nặng hơn có gia tốc trọng trường
cao hơn có một sự khởi đầu lớn. Galileo cho rằng sức cản không khí là lý do khiến các vật thể có khối
lượng nhỏ hơn rơi chậm hơn trong bầu khí quyển. Công trình của Galileo đã tạo tiền đề cho việc hình
thành thuyết hấp dẫn của Newton.

III - Thuyết hấp dẫn của Newton


- Năm 1687, nhà toán học người Anh Sir Isaac Newton đã xuất bản tác phẩm Principia, trong đó đưa ra giả
thuyết về định luật nghịch đảo bình phương của trọng lực phổ quát. Newton đã viết, "Tôi đã suy luận rằng
các lực giữ các hành tinh trong quỹ đạo của chúng phải [tương ứng] với nhau như bình phương khoảng
cách của chúng từ các trung tâm mà chúng quay tròn: và do đó so sánh lực cần thiết để giữ Mặt trăng trong
quỹ đạo của nó với lực hấp dẫn ở bề mặt Trái Đất và thấy chúng gần như vậy. " Phương trình như sau:

14
m1 m2
F=G 2
r
- Trong đó: F là lực, m1 và m2 là khối lượng của các vật tương tác với nhau, r là khoảng cách giữa tâm của
hai vật và G là hằng số hấp dẫn.
- Lý thuyết của Newton đã có thành công lớn khi nó được sử dụng để dự đoán sự tồn tại của sao Hải
Vương dựa trên các chuyển động của sao Thiên Vương mà không thể giải thích được bằng chuyển động
của các hành tinh khác. Tính toán của cả John Couch Adams và Urbain Le Verrier đã dự đoán vị trí chung
của hành tinh này và tính toán của Le Verrier là điều khiến Johann Gottfried Galle phát hiện ra sao Hải
Vương.
- Nhưng lý thuyết của Newton cũng có những sai sót vì có sự khác biệt trong quỹ đạo của sao Thủy. Vào
cuối thế kỷ 19, người ta đã biết rằng quỹ đạo của nó cho thấy những nhiễu loạn nhỏ không thể giải thích
hoàn toàn theo lý thuyết của Newton, nhưng tất cả các tìm kiếm cho một vật thể nhiễu loạn khác (như một
hành tinh quay quanh Mặt trời và thậm chí gần hơn Sao Thủy) đã không có kết quả. Vấn đề này đã được
giải quyết vào năm 1915 bởi thuyết tương đối mới của Albert Einstein, tính toán cho sự khác biệt nhỏ trong
quỹ đạo của Sao Thủy. Sự khác biệt này là sự tiến bộ trong sự đi nhanh hơn của Sao Thủy với chênh lệch
42,98 giây cung trong mỗi thế kỷ.
- Mặc dù lý thuyết của Newton đã được thay thế bởi thuyết tương đối rộng của Albert Einstein, nhưng hầu
hết các phép tính hấp dẫn không tương đối hiện đại vẫn được thực hiện bằng lý thuyết của Newton bởi vì
nó đơn giản hơn để tính toán và nó cho kết quả đủ chính xác cho hầu hết các ứng dụng có khối lượng, tốc
độ và năng lượng đủ nhỏ.

IV - Nguyên lý tương đương


Nguyên lý tương đương được khám phá bởi một loạt các nhà nghiên cứu bao gồm Galileo, Loránd Eötvös
và Einstein, nêu ý tưởng rằng tất cả các vật thể rơi theo cùng một cách, và các tác động của trọng lực
không thể phân biệt được từ các khía cạnh nhất định của gia tốc và giảm tốc. Cách đơn giản nhất để kiểm
tra nguyên lý tương đương yếu là thả 2 vật có khối lượng hoặc thành phần khác nhau trong chân không và
xem liệu chúng có chạm đất cùng một lúc không. Các thí nghiệm như vậy chứng minh rằng tất cả các vật
thể rơi ở cùng một tốc độ khi các lực khác (như sức cản không khí hoặc hiệu ứng điện từ) không đáng kể.
Các thử nghiệm tinh vi hơn sử dụng cân bằng xoắn được phát minh bởi Eötvös. Các thí nghiệm vệ tinh, ví
dụ STEP, được lên kế hoạch cho các thí nghiệm chính xác hơn trong không gian.
Các công thức của nguyên lý tương đương bao gồm:
• Nguyên lý tương đương yếu: Quỹ đạo của khối lượng điểm trong trường hấp dẫn chỉ phụ thuộc vào vị trí
và vận tốc ban đầu vo của nó, và không phụ thuộc vào thành phần của nó.
• Nguyên lý tương đương của Einstein: Kết quả của bất kỳ thí nghiệm không hấp dẫn trong phòng thí
nghiệm rơi tự do là độc lập với vận tốc của phòng thí nghiệm và vị trí của nó trong không thời gian.
• Nguyên tắc tương đương mạnh đòi hỏi cả hai điều trên.

V - Thuyết tương đối rộng

15
- Trong thuyết tương đối rộng, ảnh hưởng của trọng lực được gán cho độ cong không thời gian thay vì một
lực. Điểm khởi đầu cho thuyết tương đối rộng là nguyên lý tương đương, đánh giá sự rơi tự do với chuyển
động quán tính là như nhau và mô tả các vật thể quán tính rơi tự do khi được gia tốc so với các quan sát
viên không quán tính trên mặt đất. Tuy nhiên, trong vật lý Newton, không có gia tốc như vậy có thể xảy ra
trừ khi ít nhất một trong số các vật thể đang được vận hành bởi một lực.
- Einstein đã đề xuất rằng không thời gian bị cong bởi vật chất và các vật thể rơi tự do đang di chuyển dọc
theo các đường thẳng cục bộ (trắc địa) trong không thời gian cong. Giống như định luật chuyển động đầu
tiên của Newton, lý thuyết của Einstein nói rằng nếu một lực được tác dụng lên một vật thể, nó sẽ lệch khỏi
một trắc địa. Ví dụ như, chúng ta không còn theo dõi trắc địa trong khi đứng vì sức cản cơ học của Trái
Đất tác động lên một lực hướng lên chúng ta và kết quả: chúng ta không có quán tính trên mặt đất. Điều
này giải thích tại sao di chuyển dọc theo trắc địa trong không thời gian được coi là quán tính.
- Einstein đã khám phá ra các phương trình trường (mang tên ông) của thuyết tương đối rộng, liên quan
đến sự hiện diện của vật chất và độ cong của không thời gian. Các phương trình trường Einstein là một tập
hợp của 10 phương trình đồng thời, phi tuyến tính, phương trình vi phân. Các giải pháp của phương trình
trường là các thành phần của thang đo hệ số không thời gian. Một tenxơ mét mô tả một hình học của không
thời gian. Các đường trắc địa cho một không thời gian được tính từ thang đo hệ mét.
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C6%B0%C6%A1ng_t%C3%A1c_h%E1%BA%A5p_d%E1%BA%ABn?
fbclid=IwAR28YlKfLGtJfbPoiTr-TJR3UIjBapj_AGDOJCscZmm0gBzrqN-uFqbu3os

VI – Vệ tinh và quỹ đạo địa tĩnh


Isaac Newton (1643-1727) đã đưa ra một ý tưởng khởi nguồn cho việc con người có thể đặt chân ra không
gian ngoài Trái Đất. Giả sử có một khẩu pháo được đặt ở một đỉnh núi rất cao nằm ngoài khí quyển của
Trái Đất, tại đó ta bắn một viên đạn, tùy vào tốc độ ban đầu vo của viên đạn sẽ xảy ra trường hợp:
+ vo nhỏ khiến viên đạn rơi trở lại Trái Đất do lực hấp dẫn của Trái Đất
+ vo của viên đạn đủ lớn khiến viên đạn chuyển động tròn quanh Trái Đất và trở thành một vệ tinh nhân tạo
của Trái Đất. Và khi đó vo được gọi là tốc độ vũ trụ cấp 1.
Vệ tinh nhân tạo đầu tiên
Người đầu tiên đã nghĩ ra vệ tinh nhân tạo dùng cho truyền thông là nhà viết truyện khoa học giả tưởng
Arthur C. Clarke vào năm 1945. Ông đã nghiên cứu về cách phóng các vệ tinh này, quỹ đạo của chúng và
nhiều khía cạnh khác cho việc thành lập một hệ thống vệ tinh nhân tạo bao phủ thế giới. Ông cũng đề nghị
3 vệ tinh địa tĩnh (geostationary) sẽ đủ để bao phủ viễn thông cho toàn bộ Trái Đất.
Tuy nhiên, Liên Xô đã phóng lên vệ tinh nhân tạo đầu tiên là Sputnik 1 vào ngày 4/10/1957. Sự kiện này
mở màn cuộc chạy đua vào không gian giữa hai cường quốc Liên Xô và Mỹ.

16
Sputnik 1
Một số hình ảnh các loại vệ tinh

Vệ tinh thời tiết thu ảnh đầu tiên, TIROS-1 Uhuru, vệ tinh khám phá bằng tia X đầu tiên vào năm 1970
Các loại quỹ đạo
Đa số các vệ tinh thường được mô tả đặc điểm dựa theo quỹ đạo của chúng. Mặc dù một vệ tinh có thể bay
trên một quỹ đạo ở bất kỳ độ cao nào, các vệ tinh thường được xếp theo độ cao của chúng.
• Quỹ đạo Trái Đất tầm thấp (LEO: 200 - 1200 km bên trên bề mặt Trái Đất)
• Quỹ đạo Trái Đất tầm trung (ICO hay MEO: 1200 - 35786 km)
• Quỹ đạo Trái Đất đồng bộ (GSO)
• Quỹ đạo địa tĩnh (GEO: quỹ đạo đồng bộ không nghiêng, cách xích đạo Trái Đất 35 786 km)
Ý tưởng về vệ tinh địa đồng bộ cho mục đích viễn thông đã được Herman Potocnik đưa ra lần đầu tiên năm
1928. Các quỹ đạo địa đồng bộ và địa tĩnh cũng đã được Arthur C. Clarke, tác giả truyện khoa học viễn
tưởng phổ biến lần đầu tiên năm 1945 như là các quỹ đạo có ích cho các vệ tinh viễn thông. Do đó, đôi khi
các quỹ đạo này còn được nói đến như là các quỹ đạo Clarke. Tương tự, "vành đai Clarke" là một phần của

17
khoảng không vũ trụ nằm phía trên mực nước biển trung bình khoảng 35.786 km trong mặt phẳng xích
đạo, trong đó các quỹ đạo gần-địa tĩnh có thể đạt được.
• Quỹ đạo Trái Đất tầm cao (HEO: trên 35786 km)
Các quỹ đạo sau là các quỹ đạo đặc biệt cũng thường được dùng để xác định đặc điểm của vệ tinh:
• Quỹ đạo Molniya
• Quỹ đạo đồng bộ Mặt Trời
• Quỹ đạo cực
• Quỹ đạo di chuyển Mặt Trăng
• Quỹ đạo di chuyển Hohmann Đối với kiểu quỹ đạo này thì vệ tinh thường là một tàu vũ trụ
• Quỹ đạo siêu đồng bộ hay quỹ đạo trôi dạt — quỹ đạo bên trên GEO. Các vệ tinh sẽ trôi dạt theo
hướng tây.
• Quỹ đạo dưới đồng bộ hay quỹ đạo trôi dạt - quỹ đạo gần nhưng bên dưới GEO. Được sử dụng cho
các vệ tinh đang trải qua những thay đổi tình trạng ổn định theo hướng đông.
Vệ tinh nhân tạo của Việt Nam
Tháng 4/2008, Việt Nam đã thuê Pháp phóng thành công vệ tinh Vinasat-1 (mua của Mỹ) lên quỹ đạo địa
tĩnh, với việc phóng được vệ tinh nhân tạo Việt Nam đã tiết kiệm 10 triệu USD mỗi năm. Việt Nam là
nước thứ 93 phóng vệ tinh nhân tạo và là nước thứ 6 tại Đông Nam Á. Theo các nguồn thông tin nước
ngoài, tổng trị giá của dự án Vinasat-1 là 250 triệu USD, trong đó bao gồm chi phí mua và phóng vệ tinh,
xây dựng trạm mặt đất, bảo hiểm... Dự tính vệ tinh hoạt động được từ 15 - 20 năm và được khoảng 20 công
ty phụ trách.
Năm 2007, sau khi được thành lập, Viện Công nghệ Vũ trụ Việt Nam đã tiến hành dự án chế tạo vệ tinh
nhỏ pico (10x10x10cm, 1 kg).
Năm 2008, công ty FPT thành lập Phòng nghiên cứu không gian FSpace với mục tiêu thiết kế chế tạo vệ
tinh nhỏ vệ tinh nano F-1 (10x10x20cm, 2 kg).

Vệ tinh F-1 do nhóm FSpace thiết kế và chế tạo


Ngày 16/5/2012, lúc 5g13p, tên lửa Arian 5 mang theo vệ tinh Vinasat-2 rời bãi phóng Kouru của Guyana.
Sau 36 phút bay, lúc 5g49p, vệ tinh Vinasat-2 rời khỏi tên lửa Arian 5, vào quỹ đạo an toàn. Vinasat-2 với
nhiệm vụ và thiết kế tương tự như Vinasat-1.

18
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BB%87_tinh

Phần 3: Soạn thảo kế hoạch dạy học Trường hấp dẫn

Chuyên đề trường hấp dẫn được dạy trong 15 tiết và được phân bố giảng dạy chuyên đề này như sau:
Tên bài học Số Yêu cầu cần đạt của bài học
TT
tiết
Trường hấp – Nêu được ví dụ chứng tỏ tồn tại lực hấp dẫn của Trái Đất.
– Thảo luận (qua hình vẽ, tài liệu đa phương tiện), nêu được: Mọi vật
dẫn. Định có khối lượng đều tạo ra một
trường hấp dẫn xung quanh nó; Trường hấp dẫn là trường lực được
1 luật vạn vật 4
tạo ra bởi vật có khối lượng, là
hấp dẫn dạng vật chất tồn tại quanh một vật có khối lượng và tác dụng lực hấp
dẫn lên vật có khối lượng đặt
trong nó.
– Nêu được: Khi xét trường hấp dẫn ở một điểm ngoài quả cầu
đồng nhất, khối lượng của quả cầu có thể xem như tập trung ở
tâm của nó.

– Vận dụng được định luật Newton về hấp dẫn


cho một số trường hợp chuyển động đơn giản trong trường hấp
dẫn.
Cường độ trường – Nêu được định nghĩa cường độ trường hấp dẫn.
hấp dẫn – Từ định luật hấp dẫn và định nghĩa cường độ trường hấp dẫn,
2 2

rút ra được phương trình cho trường hợp đơn giản.


Ứng dụng cường
độ hấp dẫn – Vận dụng được phương trình để đánh giá một số hiện
3 2 tượng đơn giản về trường hấp dẫn.
– Nêu được tại mỗi vị trí ở gần bề mặt của Trái Đất, trong một
phạm vi độ cao không lớn lắm, g là hằng số.
Thế hấp dẫn và thế – Thảo luận (qua hình ảnh, tài liệu đa phương tiện) để nêu được
năng hấp dẫn định nghĩa thế hấp dẫn tại một điểm trong trường hấp dẫn.
4 2
– Vận dụng được phương trình trong trường hợp đơn
giản
Tìm hiểu vũ trụ - Giải thích được sơ lược chuyển động của vệ tinh địa tĩnh, rút
5 3
cấp 1 ra được công thức tính tốc độ vũ trụ cấp 1.
6 Ôn tập 1 - Vẽ sơ đồ tư duy kiến thức chương
7 Kiểm tra 1 - Kiểm tra nội dung kiến thức môn học

19
Bài 1: Trường hấp dẫn. Định luật vạn vật hấp dẫn
(4 tiết)
Nội dung kiến thức:
- Mọi vật có khối lượng đều tạo ra một trường hấp dẫn xung quanh nó
- Trường hấp dẫn là trường lực được tạo ra bởi vật có khối lượng, là dạng vật chất tồn tại quanh một vật
có khối lượng và tác dụng lực hấp dẫn lên vật có khối lượng đặt trong nó
-  Lực hấp dẫn là lực hút của mọi vật trong vũ trụ.
- Lực hấp dẫn giữa 2 chất điểm bất kì tỉ lệ thuận với tích 2 khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình
phương khoản cách giữa chúng.

Trong đó:

 m1; m2 là khối lượng của 2 chất điểm. (kg)


 r: khoảng cách giữa chúng (m)

 :Gọi là hằng số hấp dẫn

- Trọng lực là trường hợp riêng của lực hấp dẫn: Trọng lực mà Trái Đất tác dụng lên một vật là lực hấp
dẫn giữa Trái Đất và vật đó.
- Lực hấp dẫn của một quả cầu đồng nhất tác dụng lên một chất điểm ở ngoài quả cầu, khối lượng của
quả cầu có thể xem như tập trung ở tâm của nó

I. Mục tiêu
1. Năng lực
a. Năng lực vật lí
- Nêu được ví dụ chứng tỏ tồn tại lực hấp dẫn của Trái Đất. VL3.1
- Thảo luận (qua hình vẽ, tài liệu đa phương tiện), nêu được: Mọi vật có khối lượng đều tạo ra
một trường hấp dẫn xung quanh nó; Trường hấp dẫn là trường lực được tạo ra bởi vật có
khối lượng, là dạng vật chất tồn tại quanh một vật có khối lượng và tác dụng lực hấp dẫn lên
vật có khối lượng đặt trong nó. VL1.4
20
- Nêu được: Khi xét trường hấp dẫn ở một điểm ngoài quả cầu đồng chất, khối lượng của quả
cầu có thể xem như tập trung ở tâm của nó.
- Vận dụng được định luật Newton về hấp dẫn cho một số trường hợp chuyển động đơn giản
trong trường hấp dẫn.
- Vận dụng được định luật vạn vật hấp dẫn để giải các bài tập liên quan
b. Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
+ Chủ động hợp tác với các thành viên trong nhóm – HT.2.1
+ Thảo luận, trao đổi với các thành viên khác trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập –
HT 2.6
- Năng lực tự chủ và tự học
+ Tự nghiên cứu tài liệu, tự vạch ra hướng giải quyết các nhiệm vụ học tập, tự chiếm lĩnh
kiến thức TC.1.6
+ Tự nhận ra và điều chỉnh sai xót, hạn chế của bản thân trong qua trình học tập, tự rút kinh
nghiệm để có thể vận dụng vào kiến thức khác, tự điều chỉnh cách học của mình TC.1.6
2. Phẩm chất
+Có ý thức tôn trọng ý kiến các thành viên trong nhóm khi hợp tác
+Có ý thức hỗ trợ, hợp tác với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ, tự giác
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Gv: Tranh vẽ chuyển động của các hành tinh xung quanh hệ mặt trời
Hoặc hình ảnh về chuyển động của các hành tinh xung quanh hệ mặt trời được mô phỏng
trong phần mềm Matlab
Hình vẽ, tài liệu đa phương tiện liên quan đến bài học
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Xác định vấn đề, nhiệm vụ học tập
a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi
vào tìm hiểu bài mới
b. Nội dung hoạt động
GV đưa ra các câu hỏi, tình huống, HS nhớ lại các kiến thức đã học và trả lời, các bạn còn lại nhận
xét và GV chốt lại câu trả lời, HS chỉnh sửa và bổ sung
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về kiến thức
d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Gv: Thả một vật nhỏ (cái hộp) rơi xuống
đất.

Yêu cầu: HS suy nghĩ trả lời: hướng từ trên xuống


+Khi rơi các vật luôn có hướng như thế nào? dưới về phía TĐ
+Điều gì khiến cho các vật rơi về phía Trái HS suy nghĩ trả lời
Đất Theo định luật III Newton thì vật sẽ hút lại

21
+Khi TĐ hút vật thì vật có hút TĐ không? TĐ
+Lực mà TĐ và vật hút nhau có cùng bản Không
chất với lực ta đã học không
Cho học sinh xem mô hình về chuyển động
của các hành tinh xung quanh hệ mặt trời
được mô phỏng trong phần mềm Matlab hoặc
tranh ảnh
Vấn đề: Lực nào giữ cho mặt trăng chuyển
Học sinh dự đoán câu trả lời
động quanh Trái Đất. Lực nào giữ cho Trái
Đất và các hành tinh chuyển động quanh mặt
trời?

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức về lực hấp dẫn và định luật vạn vật hấp dẫn
a. Mục tiêu:
- Nêu được ví dụ chứng tỏ tồn tại lực hấp dẫn của Trái Đất.
- Phát biểu được định luật hấp dẫn và viết được hệ thức liên hệ của lực hấp dẫn
- Phân biệt lực hấp dẫn với các loại lực khác như: lực điện, lực từ, lực ma sát,…
- Nêu được: Khi xét trường hấp dẫn ở một điểm ngoài quả cầu đồng chất, khối lượng của quả
cầu có thể xem như tập trung ở tâm của nó.
- Vận dụng được định luật vạn vật hấp dẫn để giải các bài tập liên quan

b. Nội dung hoạt động


HS trả lời các yêu cầu giáo viên đặt ra, giải thích được các câu hỏi trong thực tế
Từ gợi ý, hướng dẫn của GV, HS rút ra và viết được công thức của lực hấp dẫn
c. Sản phẩm
Câu trả lời của HS về kiến thức
d. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS


GV khái quát: mọi vật trong vũ trụ đều hút
nhau bằng 1 loại lực gọi là lực hấp dẫn.

- Lực này có đặc điểm gì khác với các loại HS trả lời: Khác với lực đàn hồi và lực
lực đã được biết? ma sát là lực tiếp xúc. Lực hấp dẫn là
lực tác dụng từ xa qua khoảng không
gian giữa các vật
Chú ý tiếp thu đặc điểm của lực
HS có thể trả lời: Lực hấp dẫn phụ thụ
vào khối lượng của các vật và khoảng

22
cách giữa chúng

GV chốt kiến thức: Mọi vật có khối lượng


đều tạo ra một trường hấp dẫn xung quanh
nó; Trường hấp dẫn là trường lực được tạo
ra bởi vật có khối lượng, là dạng vật chất
tồn tại quanh một vật có khối lượng và tác
dụng lực hấp dẫn lên vật có khối lượng đặt
trong nó

Bài toán: Cho 2 vật, khối lượng lần lượt là


m1; m2, đặt cách nhau một khoảng r (hình
vẽ) HS suy nghĩ và vẽ

a. Hãy vẽ các vectơ thể hiện lực hấp dẫn


giữa 2 vật.
HS đưa ra nhận xét
b. Nhận xét về đặc điểm của các vectơ lực
vừa vẽ.

- Nhận xét câu trả lời của HS

- Đọc nội dung định luật

GV chốt lại kiến thức về định luật vạn vật


hấp dẫn

- Viết công thức của lực hấp dẫn. HS viết câu trả lời
- Nhận xét về công thức hs vừa viết

- Trong đó:   gọi là HS giải thích và đưa ra câu trả lời
hằng số hấp dẫn

- Vì sao trong đời sống hàng ngày, ta


Nêu được các ví dụ chứng tỏ sự tồn tại

23
không cảm thấy được lực hút giữa các vật của lực hấp dẫn trên Trái Đất
thể thông thường?
HS thảo luận suy nghĩ: đo khoảng
cách hai tâm của Trái Đất và Mặt
-Lấy các ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của lực
Trăng
hấp dẫn trên Trái Đất

Yêu cầu: Vậy trong trường hợp lấy khoảng


cách giữa Trái đất và Mặt Trăng để tính lực hấp
dẫn, các em sẽ lấy khoảng cách thế nào?
- GV nhận xét và đưa ra lưu ý: Khi xét trường
hấp dẫn ở một điểm ngoài quả cầu đồng
chất, khối lượng của quả cầu có thể xem
như tập trung ở tâm của nó.

- GV yêu cầu HS nhắc lại trọng lực là gì? - HS trả lời: Là lực hút của Trái Đất
- Điểm đặt của trọng lực ở đâu? lên một vật.
- HS trả lời: Tâm của vật.

-GV kết luận: Trọng lực của một vật là lực - HS ghi chép
hấp dẫn giữa Trái Đất và vật đó.

(1)
- HS trả lời: P=mg (2)
-Theo định luật II Newton P bằng gì?
- HS thảo luận và suy ra:
- Từ (1) và (2) các em rút ra được gì?

- Khi vật ở gần Trái Đất thì sao? Xa Trái


Đất thì sao? - HS trả lời:
Càng xa Trái Đất thì g càng nhỏ.
Khi vật ở gần mặt đất thì:

- GV nhận xét và tổng hợp lại kiến thức.

Hoạt động 3:Luyện tập

24
a. Mục tiêu:
Ghi nhớ được những kiến thức đã học
Áp dụng được được công thức lực hấp dẫn để giải các bài tập nhằm củng cố kiến thức
b. Nội dung hoạt động
GV giao bài tập cho học sinh, HS làm bài độc lập. Sau đó trao đổi với bạn cùng bàn về cách làm và
phương pháp. GV gọi 1 số HS lên làm bài và các bạn khác nhận xét để thống nhất đưa ra kết quả .
GV nhận xét và đưa ra kết quả cuối cùng
Một số bài tập:
Câu 1: Khi nói về lực hấp dẫn giữa hai chất điểm, phát biểu nào sau đây sai?

    A. Lực hấp dẫn có phương trùng với đường thẳng nối hai chất điểm.

    B. Lực hấp dẫn có điểm đặt tại mỗi chất điểm.

    C. Lực hấp dẫn của hai chất điểm là cặp lực trực đối.

    D. Lực hấp dẫn của hai chất điểm là cặp lực cân bằng.

Câu 2: Một vài có khối lượng m đặ ở nơi cso gia tốc trọng trường g. Phát biểu nào sau đây sai?

    A. Trọng lực có độ lớn được xác định bởi biểu thức P = mg.

    B. Điểm đặt của trọng lực là trọng tâm của vật.

    C. Trọng lực tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

    D. Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.

Câu 3: Một viên đá đang nằm yên trên mặt đất, lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng vào hòn đá có giá trị

    A. lớn hơn trọng lượng của hòn đá.

    B. nhỏ hơn trọng lượng của hòn đá.

    C. bằng trọng lượng của hòn đá

    D. bằng 0.

Câu 4: Hai quả cầu đồng chất có khối lượng 20 kg, bán kính 10 cm, khoảng cách giữa hia tâm của chúng
là 50 cm. Biết rằng số hấp dẫn là G

Độ lớn lực tương tác hấp dẫn giữa chúng là

25
    A. 1,0672.10-8 N.

    B. 1,0672.10-6 N.

    C. 1,0672.10-7 N.

    D. 1,0672.10-5 N.

Câu 5: Hai khối cầu giống nhau được đặt sao cho tâm cách nhau khoảng r thì lực hấp dẫn giữa chúng là
F. Nếu thay một trong hai khối cầu trên bằng một khối cầu đồng chất khác nhưng có bán kính lớn gấp hai,
vẫn giữ nguyên khoảng cách giữa hai tâm (hai khối cầu không chạm nhau) thì lực hấp dẫn giữa chùng lúc
này là

    A. 2F.

    B. 16F.

    C. 8F.

    D. 4F.

a. Sản phẩm học tập: bài giải, đáp án của các bài tập
b. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV Hoạt động của HS


Đưa ra các bài tập HS nhận bài tập
Yêu cầu: HS làm các bài tập trên độc lập. Sau Giải bài tập trao đổi với bạn cùng bàn
đó trao đổi thảo luận với bạn cùng bàn
Mời 1 vài bàn lên trình bày Trình bày và nhận xét
Mời các HS khác nhận xét
GV nhận xét và chốt đáp án

Hoạt động 4: Vận dụng (15 phút)


a. Mục tiêu: Vận dụng giải được các bài tập, giải thích được các hiện tượng đời sống.
b. Nội dung hoạt động: HS làm việc theo nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi, sau
khi GV chữa thì ghi lại câu trả lời vào vở.
c. Sản phẩm học tập: Phiếu làm việc nhóm ghi lại câu trả lời của từng nhóm và vở
của từng cá nhân.
d. Tổ chức hoạt động:

26
1. Chuyển giao nhiệm vụ:
GV chia lớp thành 4 nhóm, và giao nhiệm vụ trả lời các câu hỏi sau:

- Tại sao hằng ngày ta không cảm nhận được lực hấp dẫn giữa ta với các vật xung
quanh như bàn,ghế,tủ,…?

-  Vì sao chỉ chú ý đến trường hấp dẫn xung quanh những vật thể có khối lượng rất
lớn (Mặt Trời, Trái Đất,…)?

- Tìm thêm ví dụ thực tế về lực hấp dẫn.

2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận


- Đại diện từng nhóm báo cáo.
- HS ghi lại câu trả lời sau khi Gv chữa và nộp vở.
- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.

BÀI 2: CƯỜNG ĐỘ TRƯỜNG HẤP DẪN


Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
– Nêu được định nghĩa cường độ trường hấp dẫn.
– Từ định luật hấp dẫn và định nghĩa cường độ trường hấp dẫn, rút ra được phương trình g =
GM/r2 cho trường hợp đơn giản.
2. Về năng lực:
 Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:
- Biết xác định và làm rõ ý tưởng mới về định nghĩa cường độ trường hấp dẫn.
- Tư duy độc lập.
 Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập.
 Xác định mục đích và phương thức hợp tác:
- Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác để giải quyết một vấn đề do bản thân và những người khác
đề xuất.

27
3. Về phẩm chất:
- Chăm chỉ - trách nghiệm: có trách nhiệm – chăm chỉ học tập và làm việc.
- Trung thực : Tính thật thà, không gian lận trong học tập và làm việc.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
- Máy chiếu, các thiết bị - dụng cụ dạy học, giáo án
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Xác định vấn đề nhiệm vụ học tập:
a) Mục tiêu:
– HS biết được vấn đề cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu
định nghĩa cường độ trường hấp dẫn.
b) Nội dung:
- GV đưa ra các câu hỏi, tình huống, HS nhớ lại các kiến thức đã học và trả lời, các bạn còn lại
nhận xét và GV chốt lại câu trả lời, HS chỉnh sửa và bổ sung.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
Đặt vấn đề: Người ta cho rằng xung quanh chúng ta một vật có khối lượng tồn tại một trường hấp
dẫn. Vậy theo các em đại lượng nào là đại lượng cho trường hấp dẫn?
- Học sinh đưa ra dự đoán kết quả
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức về định nghĩa cường độ trường hấp dẫn.
a) Mục tiêu:
- Học sinh nêu được định nghĩa cường độ trường hấp dẫn.
- Từ định luật hấp dẫn và định nghĩa cường độ trường hấp dẫn, rút ra được phương trình g = GM/r2
cho trường hợp đơn giản
b) Nội dung:
HS trả lời các yêu cầu giáo viên đặt ra, giải thích được các câu hỏi trong thực tế
Từ gợi ý, hướng dẫn của GV, HS nêu được định nghĩa cường độ trường hấp dẫn và thiết lập được
phương trình g = GM/r2 cho trường hợp đơn giản
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV đặt câu hỏi khơi gợi kiến thức: HS trả lời: Lực hấp dẫn phụ thụ vào
khối lượng của các vật và khoảng
Những vật đặt trong trường hấp dẫn có
cách giữa chúng.

28
khối lượng đặt tại một vị trí trong không
gian của một trường hấp dẫn một vật
khác, đều chịu tác dụng của lực gì?

- Như các em đã học ở buổi trước thì


Trường hấp dẫn của Quả Đất là gì? - Trường hấp dẫn của Quả Đất chính
là trọng trường của nó.
GV chốt kiến thức: Vậy qua đây chúng
ta có thể biết đại lượng đặc trưng cho
trường hấp dẫn tại một điểm trong không
gian được gọi là cường độ hấp dẫn.

Bài toán: Xét một chất điểm khối lượng


m, cường độ hấp dẫn tại một điểm trong
không gian cách điểm m một khoảng r
được xác định, đặt vào trường hấp dẫn
của m một chất điểm khối lượng m’ cách
m một khoảng r. (hình vẽ):

Câu hỏi: Lực hấp dẫn do m tác dụng lên


m’?

- Nhận xét câu trả lời của HS: HS suy nghĩ và trả lời:

HS đưa ra nhận xét

: véctơ đơn vị có phương trùng với


phương thẳng đứng đường thẳng nối mm’
và có chiều hướng ra xa m.
GV chốt kiến thức:
- Cường độ hấp dẫn tại điểm P nơi đặt m’

kí hiệu , có độ lớn:
- Học sinh ghi nhận kiến thức

29
- Biểu diễn bằng véctơ:

 Biểu thức này là véctơ cường độ hấp


dẫn tại điểm P do m gây ra.
GV đưa ra câu hỏi:
Theo các em, biết được ta có thể xác
định lực lực hấp dẫn tác dụng lên m’
tại một vị trí r cách m không? - Học sinh trả lời:
GV chốt kiến thức:
Biểu thức :
Biểu thức :
Trong đó: H ( N/kg ) hoặc (m/ )

Bài 3: Ứng dụng cường độ hấp dẫn


Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
– Vận dụng được phương trình g = GM/r2 để đánh giá một số hiện tượng đơn giản về trường hấp
dẫn.
– Nêu được tại mỗi vị trí ở gần bề mặt của Trái Đất, trong một phạm vi độ cao không lớn lắm, g là
hằng số.
2. Về năng lực:
• Năng lực tự chủ và tự học
- Xác định được nhiệm vụ học tập và hoàn thành nhiệm vụ dựa trên các kiến thức đã biết và được
cung cấp.
- Tự điều chỉnh sai sót trong quán trình học tập và rút ra được kinh nghiệm cho bản thân.
• Tự lực: chủ động, tích cực tìm hiểu về một số hiện tượng đơn giản về trường hấp dẫn.

30
• Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ ý tưởng mới về một số hiện tượng
đơn giản về trường hấp dẫn.
3. Về phẩm chất:
- Nghiêm túc, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học
- Yêu thích sự khám phá, tìm tòi và vận dụng các kiến thức học được vào giải quyết nhiệm vụ được
giao
- Có tinh thần trách nhiệm, hòa đồng, giúp đỡ nhau trong nhóm, lớp
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Máy chiếu, các thiết bị - dụng cụ dạy học, giáo án.
- Hình ảnh
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề - nhiệm vụ học tập/Mở đầu
a) Mục tiêu:
– HS biết được vấn đề cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu các
ứng dụng về cường độ trường hấp dẫn.
b) Nội dung: - GV đưa ra các câu hỏi, tình huống, HS nhớ lại các kiến thức đã học và trả lời, các bạn
còn lại nhận xét và GV chốt lại câu trả lời, HS chỉnh sửa và bổ sung.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Đặt vấn đề: Ở bài trước chúng ta đã được học Câu trả lời của học sinh:
về cường độ trường hấp dẫn. Cường độ trường hấp dẫn g = GM/r2 có thay
Theo các em cường độ trường hấp dẫn đổi theo độ cao
g = GM/r2 có thay đổi theo độ cao hay
không?

2. Hoạt động 2: Ứng dụng về sự thay đổi của cường độ trường hấp dẫn theo độ cao.
a) Mục tiêu:
– Vận dụng được phương trình g = GM/r2 để đánh giá một số hiện tượng đơn giản về trường hấp
dẫn.
– Nêu được tại mỗi vị trí ở gần bề mặt của Trái Đất, trong một phạm vi độ cao không lớn lắm, g là
hằng số..
b) Nội dung:

31
Giáo viên gợi ý cho học sinh cùng thiết lập sự phụ thuộc của gia tốc trọng trường theo độ cao h.
c) Sản phẩm: HS trả lời các yêu cầu giáo viên đặt ra, giải thích được các câu hỏi trong thực tế
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Giáo viên gợi mở và đưa ra câu hỏi: Câu trả lời của học sinh:
- Lực hút của quả đất đối với một chất
điểm khối lượng m (lực trọng trường)
chính là lực hấp dẫn vũ trụ.
- Nếu m ở ngay trên mặt đất thì lực hấp
dẫn do quả đất tác dụng lên m là gì? - ;trong đó M là khối
lượng của quả đất.
- Lực đó có phải là lực trọng trường - Lực trên cũng là lực trọng trường và
không?
bằng F=P0 = ; với g0 là giá trị
của gia tốc trọng trường ngay trên mặt
- Từ đây ta rút ra được công thức tính đất.
gia tốc trọng trường ngay trên mặt đất
như thế nào? -
- Tại một điểm cách mặt đất độ cao h lực
trọng trường tác dụng lên chất
điểm khối lượng m tính theo công thức
nào? Từ đó có thể suy ra giá trị của gia - (1)
tốc trọng trường ở độ cao h ?

- Từ 2 pt (1) và (2) hãy rút ra mối liên - (2)


hệ giữa gia tốc trọng trường và độ cao
h. - Từ 2 pt (1) và (2) ta có:

Giáo viên gợi ý:

Ta chi xét các độ cao hai, do đó h << R, và ta - Học sinh rút ra được mối liên hệ hệ
giữa gia tốc trọng trường và độ cao h.
có thể viết gần đúng:
Giáo viên đặt câu hỏi và chốt lại kiến thức:
- Các em có nhận xét gì về biểu thức
vừa tìm được?
- Mỗi vị trí ở gần bề mặt của Trái Đất,

32
trong một phạm vi độ cao không lớn
lắm g thay đổi như thế nào?
- Khi càng lên cao, g càng g.

- Vì h << R, trong một phạm vi độ cao


không lớn lắm g là hằng số

3. Hoạt động 3: Luyện tập


a) Mục tiêu: Vận dụng được phương trình mối liên hệ hệ giữa gia tốc trọng trường và độ cao h.

b) Nội dung: Giáo viên giao nhiệm vụ


Các học sinh hoàn thành và nộp sản phẩm
c) Sản phẩm: Bài giải trong vở của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện:
Câu 1: Bán kính Trái Đất là 6400 km, gia tốc trọng trường ở sát mặt đất là 9,83 m/s2.
a/ Ở độ cao nào so với mặt đất trọng lượng của vật bằng 0,4 lần trọng lượng của vật ở trên mặt đất
b/ Tính độ cao mà tại đó gia tốc trọng trường là 9,65 m/s2.
Câu 2: Một vật có m = 10kg khi đặt ở mặt đáy có trọng lượng là 100N. Khi đặt ở nơi cách mặt đất 3R thì
nó có trọng lượng là bao nhiêu?
Câu 3: Gia tốc rơi tự do trên bề mặt của mặt trăng là 1,6m/s2 và RMT = 1740km. Hỏi ở độ cao nào so
với mặt trăng thì g = 1/9 gMT.
Đáp án:
Câu 1:

Câu 2:

Ở mặt đất:

33
Ở độ cao h:
Câu 3:

Gia tốc ở mặt trăng: 

Gia tốc ở độ cao h: 

BÀI 4: THẾ HẤP DẪN VÀ THẾ NĂNG HẤP DẪN


Số tiết: 2 tiết
Nội dung kiến thức:
 Thế hấp dẫn: thế hấp dẫn tại một vị trí trong trường hấp dẫn được định nghĩa bằng công thực hiện
được để đưa một đơn vị khối lượng cần thiết để di chuyển một vật đến vị trí đó từ 1 vị trí mốc cố
định (điểm mốc này có giá trị bằng thế năng tại vô cùng)
−Wt
Vr =
m
 Thế hấp dẫn còn được định nghĩa bằng thế năng hấp dẫn của một đơn vị khối lượng đặt tại một
điểm trong từ trường có giá trị bằng không tại vô cùng.
 Vị trí mốc (nơi thế hấp dẫn V = 0) theo quy ước xa vô hạn so với bất kỳ khối lượng nào, dẫn đến
thế hấp dẫn âm ở bất kỳ khoảng cách hữu hạn nào.
 Hiệu thế hấp dẫn so với khoảng cách r đối với vị trí
mốc:
∞ ∞
W −1 −1 GmM −GM
V(r) = = ∫ F . dr= ∫ 2
dr =
m m r m r r r

(đơn vị: J/kg)

 Lực hấp dẫn là một lực bảo toàn, và thế năng trong


trường hợp này gọi là thế năng hấp dẫn hay thế năng
trọng trường.
 Thế năng hấp dẫn của một vật được xác định bằng biểu
thức:
Wt = m| ⃗g|h
Giải thích các đại lượng:
I- Mục tiêu

34
1. Năng lực:
 Năng lực vật lý:
- Thảo luận (qua hình ảnh, tài liệu đa phương tiện) để nêu được định nghĩa thế hấp dẫn tại một điểm
trong trường hấp dẫn.

- Vận dụng được phương trình trong trường hợp đơn giản
 Năng lực tự chủ và tự học
- Xác định được nhiệm vụ học tập và hoàn thành nhiệm vụ dựa trên các kiến thức đã biết và được
cung cấp TC 1.6
- Tự điều chỉnh sai sót trong quán trình học tập và rút ra được kinh nghiệm cho bản thân TC 1.6
 Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Chủ động hợp tác nhóm theo đúng yêu cầu HT 2.1
- Hôc trợ các thành viên khác trong quá trình học tập HT 2.1
- Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ HT 2.6
- Ghi chép kết quả làm việc nhóm HT 2.1
2. Phẩm chất:
- Khách quan, trung thực, rèn luyện được tác phong tỉ mỉ, cẩn thận trong quá trình học tập
- Có tinh thần hợp tác, trách nhiệm trong hoạt động nhóm.
I II- Thiết bị dạy học và học liệu:
- Hình vẽ mô tả thế hấp dẫn tại một điểm trên trường hấp dẫn Hoặc hình ảnh về thế hấp
dẫn được mô phỏng trong phần mềm Matlab
- Phiếu học tập
- Lớp chia thành 4 nhóm theo từng tổ , mỗi nhóm 8-10 người tùy thuộc sĩ số
- Hình vẽ, tài liệu đa phương tiện liên quan đến bài học

35
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Xác định vấn đề, nhiệm vụ học tập: (10ph)
a) Mục tiêu:
- Nắm được cơ bản nội dung bài học
- Tạo tình huống học tập cho học sinh về thế năng hấp dẫn (thế năng trọng trường)
b) Nội dung:
GV đưa ra các câu hỏi, tình huống, HS nhớ lại các kiến thức đã học và trả lời, các
bạn còn lại nhận xét và GV chốt lại câu trả lời, HS chỉnh sửa và bổ sung
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, nội dung ghi chép trong vở ghi
d) Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh


- GV yêu cầu HS làm việc cá - HS suy nghĩ trả lời
nhân giải quyết tình huống sau:
1. Một chiếc búa đang ở độ cao h
so với mặt đất. Thả búa xuống
đầu cọc làm cho cọc lún sâu
xuống đất. Hiện tượng đó chứng
tỏ điều gì? Khi búa ở trên cao

36
chưa được thả búa có dự trữ
năng lượng hay không?

Năng lượng trong tình huống


trên tồn tại dưới dạng nào? Phụ
thuộc vào yếu tố nào? Biểu thức - HS ghi vấn đề vào vở
của dạng năng lượng đó? Đây là
nội dung nghiên cứu của bài học
hôm nay
- GV đặt vấn đề

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới: Thế hấp dẫn và thế năng hấp dẫn (45 phút)
a) Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm thế năng.
- Nêu được khái niệm thế hấp dẫn tại một điểm trong trọng trường chính là thế năng trọng
trường trên một đơn vị khối lượng
- Định nghĩa và viết được biểu thức của thế năng trọng trường (hay thế năng hấp dẫn).
- Định nghĩa khái niệm mốc thế năng.
- Viết được công thức liên hệ giữa công của trọng lực và sự biến thiên thế năng.
b) Nội dung:
- HS trả lời các yêu cầu giáo viên đặt ra, giải thích được các câu hỏi trong thực tế
- Từ gợi ý, hướng dẫn của GV, HS rút ra và viết được công thức của thế năng hấp dẫn
- HS quan sát hình vẽ, nêu được định nghĩa thế hấp dẫn, viết được công thức tính thế hấp
dẫn và hiệu thế hấp dẫn
- HS xây dựng công thức tính thế năng hấp dẫn và hiệu thế năng hấp dẫn
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh và báo cáo kết quả làm việc nhóm
d) Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS


- GV thông báo cho học sinh về định nghĩa - HS tiếp nhận kiến thức
thế năng: Thế năng là một loại năng
lượng của một vật mà nó phụ thuộc vào
vị trí tương đối của vật so với mặt đất

GV đưa ra 2 tình huống và yêu cầu HS


trả lời:
- Thả một quả nặng rơi từ một độ cao h so
với mặt đất. Quả nặng rơi xuống nhờ tác
dụng của lực nào?
- Quả tạ búa máy khi rơi từ trên cao xuống
thì đóng cọc ngập vào đất, nghĩa là thực
hiện công. Vậy năng lượng của quả tạ
phụ thuộc vào yếu tố nào?

37
-Thông báo: Mọi vật xung quanh Trái
Đất đều chịu tác dụng của lực hấp dẫn
do Trái Đất gây ra.Lực này gọi là trọng
lực,
Nếu trong khoảng không gian nào mà
có ⃗g như nhau thì trong khoảng không
gian đó trọng trường đều
 Dạng năng lượng này gọi là thế
năng hấp dẫn (thế năng trọng
trường). Kí hiệu là Wt

- Yêu cầu học sinh xây dựng biểu thức - HS làm việc nhóm và xây dựng
tính thế năng biểu thức từ đó rút ra nhận xét
Gợi ý: Thế năng của một vật bằng công
của trọng lực sinh ra trong quá trình
vật rơi. Viết biểu thức tính công của
trọng lực.
- Đơn vị của các đại lượng có trong biểu
thức? Giải thích các đại lượng đó? - HS tiếp thu kiến thức và rút ra
Lưu ý: h là độ cao của vật so với vật công thức
chọn làm mốc để tính thế năng gọi là
mốc thế năng. Thông thường chọn mốc
thế năng là mặt đất. Thế năng tại mốc
sẽ bằng không.
GV chốt nội dung kiến thức: Thế năng
trọng trường (thế năng hấp dẫn) là dạng
năng lượng tương tác giữa Trái Đất và
vật, phụ thuộc vào vị trí của vật trong
trọng trường.
Wt = m| ⃗g|h = mgh
Trong đó:
Wt là thế năng của vật trong trọng
trường (đơn vị: J)
m là khối lượng của vật (đơn vị: kg)
⃗g là vectơ gia tốc trọng trường. (g =
const = 9,81 (đơn vị: m/s2))
HS suy nghĩ và đưa ra câu trả lời
h là độ cao của vật so với mặt đất
Khi ở trên mặt đất h =0 => W t = 0 (gốc
(đơn vị: m)
thế năng được chọn tại mặt đất)
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và viết công Năng lượng được chuyển đổi sang các
thức tính hiệu thế năng hấp dẫn khi vật dạng khác khi thế năng hấp dẫn thay đổi
di chuyển trong trọng trường quãng do chuyển động trong trường. Nếu
đường h so với mốc thế năng quãng đường di chuyển song song với
trọng trường là Δh thì sự thay đổi của

38
thế năng (hiệu thế năng hấp dẫn) là:
∆ Wt = mg.∆ h

Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn (mỗi


nhóm 5 HS): Các nhóm HS trao đổi
trong vòng 10 phút. Đại diện các
nhóm trình bày rút ra kết luận:
 - thế hấp dẫn tại một vị trí trong
trường hấp dẫn được định nghĩa
bằng công thực hiện được để
-GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các đưa một đơn vị khối lượng cần
HS xem hình ảnh, tài liệu và thảo luận theo thiết để di chuyển một vật đến vị
nhóm để đưa ra định nghĩa thế hấp dẫn và trí đó từ 1 vị trí mốc cố định
hiệu thế hấp dẫn (điểm mốc này có giá trị bằng
thế năng tại vô cùng)
−Wt
-GV nhận xét câu trả lời của các nhóm học V=
sinh m
 Hiệu thế hấp dẫn so với khoảng
cách r đối với vị trí mốc:
V(r) =
∞ ∞
W −1 −1 GmM −GM
= ∫ F . dr= ∫ dr =
m m r m r r 2
r
(đơn vị: J/kg)

Hoạt động 3:Luyện tập (25ph)


c. Mục tiêu:
Ghi nhớ được những kiến thức đã học
Áp dụng được được công thức thế năng hấp dẫn (thế nawg trọng trường) để giải các bài tập nhằm
củng cố kiến thức
d. Nội dung hoạt động
GV giao bài tập cho học sinh, HS làm bài độc lập. Sau đó trao đổi với bạn cùng bàn về cách làm và
phương pháp. GV gọi 1 số HS lên làm bài và các bạn khác nhận xét để thống nhất đưa ra kết quả .
GV đưa ra nhận xét và kết quả cuối cùng

Một số bài tập:

Câu 1. Một vật chuyển động không nhất thiết phải có:
A. Vận tốc
B. Động lượng
C. Động năng
D. Thế năng

39
Câu 2. Giả sử chọn nóc nhà cao 4m làm mốc tính thế năng, thế năng của một vật nặng 3kg
ở đáy giếng sau 5m tại nơi có gia tốc trọng trường g =10m/ s2 là
A. -30J
B. -120J
C. -150J
D. -270J
Câu 3. Một vật có khối lượng 2kg rơi từ độ cao h1 = 8m xuống độ cao h2 = 3m so với mặt
đất. Công cảu trọng lực sinh ra trong quá trình này có giá trị
A. 100J
B. 160J
C. 60J
D. 120J
Câu 4. Một vật được bắn từ mặt đất lên cao hợp với phương ngang góc α, vận tốc đầu ⃗
v 0.
Bỏ qua lực cản môi trường. Đại lượng không đổi khi viên đạn đang bay là

    A. thế năng.

    B. động năng.

    C. động lượng.

D.gia tốc.

Câu 5: Một thang máy khối lượng 1500 kg chuyển động từ tầng 29 cách mặt đất 120m
xuống tầng 10 cách mặt đất 40m. Lấy g = 9,8 m/ s2. Thế năng tại tầng 29 của thang máy là
bao nhiêu nếu chọn mốc thế năng tại tầng 10?

A. 1176 kJ

B. 980 kJ

C. 1000 kJ

D. 1566 kJ

e. Sản phẩm học tập: bài giải, đáp án của các bài tập
f. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV Hoạt động của HS


Đưa ra các bài tập HS nhận bài tập

40
Yêu cầu: HS làm các bài tập trên độc lập. Sau Giải bài tập trao đổi với bạn cùng bàn
đó trao đổi thảo luận với bạn cùng bàn
Mời 1 vài bàn lên trình bày Trình bày và nhận xét
Mời các HS khác nhận xét
GV nhận xét và chốt đáp án

Hoạt động 4: Vận dụng (20ph)


a) Mục tiêu hoạt động: Giúp học sinh tự vận dụng, tìm tòi mở rộng các kiến thức trong bài học. Tùy
theo năng lực mà các em sẽ thực hiện ở các mức độ khác nhau.
b) Nội dung:
c) Sản phẩm học tập: Bài làm của HS trong vở ghi chép
d) Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS


GV đặt vấn đề chuyển giao nhiệm vụ đã nêu HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào vở.
để thực hiện bên ngoài lớp học Sau đó thảo luận nhóm để đưa ra cách thực
GV ghi nhận kết quả của cá nhân hoặc nhóm hiện về những nhiệm vụ này ở ngoài lớp học.
HS.Hướng dẫn, gợi ý cách thực hiện cho HS,
hướng dẫn HS tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn
nhau.

BÀI 5: VỆ TINH VÀ TỐC ĐỘ VŨ TRỤ


Thời gian: 3 tiết
I – MỤC TIÊU

1. Năng lực vật lí:

- Phát biểu được các nguyên lý về quỹ đạo, trong đó bao gồm 3 định luật Kepler và định luật vạn vật
hấp dẫn.
- Nêu được các dạng quỹ đạo của vệ tinh.
- Nêu được các thông số chính của vệ tinh địa tĩnh.
- Rút ra được công thức tính tốc độ vũ trụ cấp 1.
- Vận dụng định luật Kepler để giải một số bài toán.
2. Góp phần phát triển phẩm chất và năng lực chung

a, Phẩm chất:

41
– Khách quan, trung thực và rèn luyện được tác phong tỉ mĩ, cẩn thận trong quá trình quan sát, thu thập
thông tin.

– Có tinh thần hợp tác, trách nhiệm trong hoạt động nhóm.

b, Năng lực:

– Năng lực tự chủ và tự học:

+ Xác định được nhiệm vụ học tập và hoàn thành nhiệm vụ dựa trên các kiến thức đã biết và học liệu được
cung cấp – TC1.6.

+ Tự điều chỉnh các sai sót trong quá trình học tập và rút ra kinh nghiệm cho bản thân – TC1.6.

+ Tóm tắt thông tin bằng sơ đồ tư duy, bản đồ khái niệm, bảng biểu, sơ đồ khối.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác:

+ Chủ động tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu – HT 2.1.

+ Hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm để thực hiện các nhiệm vụ học tập – HT 2.2.

+ Thảo luận với các thành viên trong nhóm (đưa ra các lập luận lô-gic, biện chứng) để cùng hoàn thành
nhiệm vụ – HT 2.6.

+ Ghi chép kết quả làm việc nhóm một cách chính xác, có hệ thống – HT 2.1.

– Năng lực giải quyết vấn đề:

+ Nắm bắt vấn đề.

+ Giải quyết vấn đề.

+ Kết luận, rút kinh nghiệm.

II - CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Chuẩn bị hệ thống câu hỏi, bài tập, câu hỏi tự luận, câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
- Chuẩn bị các tranh ảnh, phiếu học tập.
- Chuẩn bị phương tiện dạy học: Máy chiếu, Máy tính, powerpoint...
2. Học sinh
- Nghiên cứu kiến thức SGK và hoàn thành các bài tập về nhà theo hướng dẫn của GV.
III - PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, dạy học nhóm.
- Kỹ thuật: Động não, khăn trải bàn, thuyết trình 3 - 5 phút.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

42
1. Ổn định lớp (1p)
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
Mục tiêu: HS nhớ lại kiến thức, biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được,
tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi về kiến thức bài cũ.
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự chủ - tự học, năng lực giải quyết vấn đề.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của Nội dung
học sinh
- Kiểm tra bài cũ: Phát biểu và - Trả lời. + Lực hấp dẫn giữa hai vật (coi như chất
viết công thức về định luật vạn điểm) có độ lớn tỉ lệ thuận với tích của
vật hấp dẫn, gia tốc hướng tâm hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch
trong chuyển động tròn đều ? với bình phương khoảng cách giữa
Đáp án: chúng.
- Dẫn dắt: (2 phút) mm
F hd = G 1 2 2
Lực hấp dẫn và lực ly tâm của r
một vật thể cân bằng nhau thì Trong đó:
vật thể đó sẽ chuyển động tròn G: là hằng số hấp dẫn
xung quanh quả đất với vận tốc ( G=6,67.10-11 Nm2/Kg2 )
m1, m2: là khối lượng hai vật
không đổi, như chỉ ra trên hình
r: là khoảng cách hai vật
1.
+ Gia tốc hướng tâm của một vật tỉ lệ
thuận với lực tác dụng vào vật và tỉ lệ
nghịch với khối lượng của nó.

F
a⃗ =
m
v2
aht =
R

Hình 1
Định luật vạn vật hấp dẫn là
một trong các nguyên lý về
quỹ đạo của vệ tinh, vậy còn
các nguyên lý nào và có các
dạng vệ tinh nào? Ta cùng đi
tìm hiểu bài học hôm nay.
Dự kiến đánh giá kết quả hoạt động
+ Mức 3: Học sinh nhớ kiến thức, hăng hái trả lời.
+ Mức 2: Học sinh chưa nhớ đầy đủ kiến thức.
+ Mức 1: Học sinh không nhớ kiến thức.

43
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (100’)
2.1. Các nguyên lý về quỹ đạo (40’)
Mục tiêu: Sau hoạt động, HS phát biểu được các nguyên lý về quỹ đạo của vệ tinh, trong
đó có 3 định luật Kepler.
Phương pháp dạy học: Dạy học giải quyết vấn đề; sử dụng đồ dùng trực quan.
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự chủ, năng lực giải quyết vấn đề.
Hoạt động Hoạt động của học sinh Nội dung
của giáo viên
- Giới thiệu về - Lắng nghe và ghi nhớ I – Các nguyên lý về quỹ đạo
việc nghiên 1.Mở đầu
cứu vũ trụ. Trong hệ Mặt Trời, các hành tinh chuyển
động quanh Mặt Trời theo quỹ đạo hình
elip.
+ Thuyết địa tâm của Ptô-lê-mê cho rằng
Trái Đất là trung tâm của vũ trụ.
+ Thuyết nhật tâm: Mặt trời là trung tâm
vũ trụ hay các hành tinh chuyển động
quay quanh Mặt Trời.
Dựa vào những hiện tượng thiên văn và
qua quan sat thực tế trong nhiều năm thì
nhà bác học Kê-ple đã tìm ra 3 định luật
mô tả chính xác quy luật chuyển động của
Định luật 1: các hành tinh, vệ tinh năm 1619.
Các hành tinh - Nghe và chú ý các hình minh 2. Định luật thứ nhất của Kepler: vệ
trong hệ Mặt hoạ. Vẽ hình: tinh chuyển động vòng quanh quả đất theo
Trời quay
một quỹ đạo hình elip (hoặc quỹ dạo tròn
xung quanh
Mặt Trời, và khi bán trục lớn a bằng bán trục bé b) với
các vệ tinh tâm của quả đất trùng với một trong hai
quay quanh tiêu điểm của hình elip đó, như chỉ ra trên
Trái Đất, quỹ hình 2.
đạo của chúng
là hình Elip
mà Mặt Hình 2
Trời/Trái Đất Mỗi elip có hai trục vuông nhau.
là một tiêu Trong đó:
điểm. Quy luật a là bán trục lớn
này được nhà b là bán trục nhỏ
bác học r: bán kính quỹ đạo
Kepler tìm Cực điểm là điểm có bán kính
thấy năm 1619 quỹ đạo lớn nhất bằng rn.
chính là quy Cận điểm là điểm có bán kính
luật I Kepler. quỹ đạo nhỏ nhất bằng rp.

44
Định luật 2: 3. Định luật thứ hai của Kepler: Một vật
chuyển động theo quỹ đạo elip có vận tốc
giảm khi bán kính quỹ đạo tăng lên và có
vận tốc tăng lên khi bán kính quỹ đạo
giảm.
Một vật chuyển động theo quỹ đạo tròn sẽ
có vận tốc không thay đổi trong toàn quỹ
Hình 3
đạo (như chỉ ra trên hình 3).

Định luật 3: 4. Định luật thứ ba của Kepler:


Bình phương chu kỳ quỹ đạo thì tỷ lệ với
lập phương của bán kính quỹ đạo, được
biểu thị bởi công thức:

T =2 π √ r 3 /μ
(s) (1.1)
Trong đó :
R: là bán kính quỹ đạo vệ tinh (km)
: là hằng số bằng G.M = 398.600,5
km3/s2
G: là hằng số hấp dẫn bằng 6,673.10-20
km3/kg.s2
M: là khối lượng quả đất (kg)
Định luật vạn - Suy nghĩ, trả lời. 5. Định luật vạn vật hấp dẫn của
vật hấp dẫn Newton: Lực hấp dẫn và lực ly tâm của
của Newton: một vật thể cân bằng nhau thì vật thể đó
Từ điều kiện
lực hấp dẫn sẽ chuyển động tròn xung quanh quả đất
bằng lực ly với vận tốc không đổi, như chỉ ra trên
tâm, hãy rút ra hình 1.
vận tốc ly
tâm? Từ điều kiện GMm/r2 = mv2/r ta rút ra:
v = (/r)1/2 (km/s) (1.2)
Trong đó: m là khối lượng của vật thể, v
là vận tốc ly tâm
Dựa vào các định luật đã nêu trên, vệ tinh
được phóng lên với các quỹ đạo khác

45
nhau.
Dự kiến đánh giá kết quả hoạt động
+ Mức 2: Học sinh chú ý lắng nghe, ghi chép bài và hoàn thành được yêu cầu.
+ Mức 1: Học sinh chú ý lắng nghe, ghi chép bài.

2.2. Các dạng quỹ đạo của vệ tinh (10’)


Mục tiêu: HS nêu được các dạng quỹ đạo của vệ tinh.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; sử dụng đồ dùng trực quan.
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực hợp tác.
Hoạt động của
Hoạt động của HS Nội dung
GV
- Dẫn dắt: Theo - Lắng nghe, tập hợp nhóm theo II - Các dạng quỹ đạo của vệ tinh
ĐL I Kepler, ta yêu cầu và hoàn thành nhiệm - Có hai dạng quỹ đạo là quỹ đạo elip và
có hai dạng quỹ vụ. quỹ đạo tròn
đạo của vệ tinh
là quỹ đạo elip + Quỹ đạo elip chỉ có một dạng quỹ đạo
và quỹ đạo tròn. êlíp cao (HEO) mà điển hình là vệ tinh
Giờ chúng ta sẽ Molniya của Liên xô (nên còn gọi là quỹ
đi tìm hiểu từng đạo Molniya), độ nghiêng của mặt phẳng
loại. quỹ đạo so với măt phẳng xích đạo là 65o,
cận điểm là 1000 km và viễn điểm là
- Chia lớp làm 4 39.400 km, chukỳ quỹ đạo là 11gi58ph.
nhóm nghiên
cứu: Ba quỹ đạo cơ bản của + Dạng quỹ đạo tròn có thể có ba loại:
vệ tinh quỹ đạo thấp (LEO), quỹ đạo trung bình
+ Quỹ đạo elip - Tóm tắt các dạng quỹ đạo của
(MEO), quỹ đạo cao (HEO) hay quỹ đạo
vệ tinh bằng sơ đồ:
+ Quỹ đạo cực đồng bộ khi vệ tinh bay ở độ cao 35.786
tròn km, lúc đó chu kỳ bay của vệ tinh bằng
chu kỳ tự quay của quả đất bằng
+ Quỹ đạo tròn
23gi56ph04s. Trong quỹ đạo tròn lại có
nghiêng
thể chia ra:
+ Quỹ đạo xích
Quỹ đạo cực tròn, mặt phẳng quỹ
đạo
đạo vuông góc với mặt phẳng xích đạo,
nghĩa là mỗi vòng bay của vệ tinh sẽ đi
qua hai cực quả đất
Quỹ đạo tròn nghiêng khi mặt
phẳng quỹ đạo nghiêng một góc nào đó so
với mặt phẳng xích đạo

46
Quỹ đạo xích đạo tròn, khi mặt
phẳng quỹ đạo trùng với mặt phẳng xích
đạo. Trong quỹ đạo xích đạo tròn nếu
chiều bay vệ tinh cùng chiều với chiều
quay quả đất và có chu kỳ bằng chu kỳ
quay của quả đất gọi là quỹ đạo địa tĩnh
(GEO)

2.3. Các thông số chính của vệ tinh địa tĩnh (40’)


Mục tiêu: HS nêu được các thông số chính của vệ tinh địa tĩnh.
Phương pháp dạy học: Dạy học giải quyết vấn đề; sử dụng đồ dùng trực quan.
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Dẫn dắt: Qua việc tìm hiểu các dạng quỹ đạo
của vệ tinh nêu trên thì vệ tinh địa tĩnh là vệ
tinh sử dụng cho thông tin là lý tưởng nhất vì
nó đứng yên khi quan sát từ một vị trí cố định
trên mặt đất. Nghĩa là thông tin sẽ được bảo
đảm liên tục, ổn định trong 24 giờ đối với các
trạm nằm trong vùng phủ sóng của vệ tinh mà
không cần chuyển đổi sang một vệ tinh khác.

47
Bởi vậy hầu hết các hệ thống thông tin vệ tinh
cố định đều sử dụng vệ tinh địa tĩnh.
- Cho học sinh xem hình ảnh về vệ tinh địa
- Suy nghĩ và trả lời.
tĩnh
? Đặt câu hỏi: Để có một vệ tinh địa tĩnh phải
có các điều kiện gì?

- Áp dụng định luật III Kepler, tính


được bán kính quỹ đạo.
? Để có chu kỳ bay 1436 phút, theo định luật
thứ ba của Kepler, thì bán kính quỹ đạo sẽ là?

48
Nội dung:
III - Các thông số chính của vệ tinh địa tĩnh
Để có một vệ tinh địa tĩnh phải có các điều kiện:
-Vệ tinh phải có chu kỳ bay bằng chu kỳ tự quay xung quanh trục của quả đất, chu kỳ
đó theo giờ thiên văn là 23 gi 56 ph 04,1 s hoặc 1436 phút.
-Mặt phẳng quỹ đạo vệ tinh trùng với mặt phẳng xích đạo, nghĩa là vệ tinh phải bay ở
quỹ đạo xích đạo tròn và bay cùng chiều quay của quả đất
Với quỹ đạo địa tĩnh vệ tinh có các đặc điểm sau:
- Để có chu kỳ bay 1436 phút, theo định luật thứ ba của Kepler, thì bán kính quỹ đạo sẽ
là:
r = (T2/42)1/3 thay các giá trị T = 1436.60 (s);  = 398.600,6 km3/s2, tính được r = 42.164 km.
- Độ cao bay h = r - R e , trong đó Re là bán kính quả đất bằng 6378km, h = 42.164 km -
6378 km = 35.786 km.
- “ Góc nhìn” từ vệ tinh xuống quả đất, là góc hợp bởi hai đường thẳng nối từ tâm vệ
tinh và tiếp tuyến với mặt đất tại một điểm, như chỉ ra trên hình 1.11. Xét tam giác vuông AOS.
Ta có: sin = AO/OS = 6378/42.164, suy ra:  = 8o7 và 2 = 17o4, tương ứng với góc ở
tâm 2 = 180o - 17o4 = 162o6,  = 81o3
- Vệ tinh địa tĩnh chỉ “nhìn thấy” các vĩ độ 81 o3 Bắc và Nam, với góc ngẩng bằng 0o.
Như vậy ở các vĩ độ cao hơn 81o3 Bắc và Nam là không “nhìn thấy” vệ tinh địa tĩnh, có nghĩa
là các vùng cực không thể thông tin qua vệ tinh địa tĩnh.
- Vùng “nhìn thấy” của vệ tinh lên mặt đất có thể được xác định từ độ dài cung AB bằng
2Re. (rad) = 2.6378.1.42 = 18090,98 km. Chu vi quả đất 2.Re = 2.3,14.6378 = 40053,84 km. Tỷ
số độ dài cung AB trên chu vi quả đất bằng 45%, diện tích vùng “nhìn thấy” của một vệ tinh địa
tĩnh sẽ là 45% diện tích bề mặt quả đất.
Trong thực tế khi thông tin với vệ tinh yêu cầu góc ngẩng của trạm mặt đất phải lớn hơn
0o, thừơng  5o cho nên vùng thực tế có thể thông tin qua một vệ tinh địa tĩnh là nhỏ hơn 45%
diện tích quả đất. Bởi vậy phải có ít nhất ba vệ tinh địa tĩnh mới phủ sóng toàn cầu, trong đó sẽ
có những vùng hai vệ tinh phủ sóng chồng lấn lên nhau, có nghĩa là các địa điểm đó có thể
đồng thời thông tin với hai vệ tinh, còn các vùng cực có vĩ độ khoảng  80o trở lên không thông
tin được qua vệ tinh địa tĩnh, như chỉ ra trên hình 5.

49
Hình 4: “ Góc nhìn” từ vệ tinh địa tĩnh
- Cự ly xa nhất từ vệ tinh đến điểm “nhìn thấy” trên mặt đất
s = r.cos = 42.164cos8o7 = 41.679 km, tương ứng với góc ngẩng bằng 0 o, cự ly ngắn nhất khi
góc ngẩng là 90o bằng độ cao bay của vệ tinh là 35.786 km
Thời gian trễ truyền sóng từ một trạm mặt đất đến vệ tinh bằng:
t = s/c, trong đó s là cự ly từ trạm mặt đất đến vệ tinh, c là vận tốc ánh sáng = 299.792 km/s.
Khi s lớn nhất thời gian trễ là t = 41.679/299.792 = 0,139 s, thời gian trễ ngắn nhất bằng
35.786/299.792 = 0,119 s.
Khi truyền tín hiệu thoại, thời gian trễ sẽ gây ảnh hưởng tới cuộc đàm thoại hai chiều.
Khi một người hỏi và một người trả lời tín hiệu khi quay trở về người hỏi sẽ phải đi một đoạn
đường bằng bồn lần s, tổng số thời gian trễ tăng lên 4 lần, nghĩa là khoảng từ 0,447 s đến 0,556
s. Thời gian trễ cũng gây ra hiện tượng hồi âm, bởi vậy phải có thiết bị đặc biệt để khử hồi âm
Bảng 1.1 cho thấy quan hệ một số thông số hình học giữa trạm mặt đất và vệ tinh địa
tĩnh.
Trong đó: Re: bán kính quả đất; s là khoảng cách từ vệ tinh đến trạm mặt đất; r là bán
kính quỹ đạo vệ tinh; E là góc ngẩng là góc hợp bởi đường thẳng nối từ trạm mặt đất đến vệ
tinh với đường tiếp tuyến vơí mặt đất tại trạm; 0 là góc ở tâm chằn cung từ trạm mặt đất đến
điểm chiếu vệ tinh lên mặt đất;  là góc nhìn.
Bảng 1.1: Quan hệ của các thông số giữa trạm mặt đất và vệ tinh địa tĩnh
h  0 s Thời gian Tổn hao
(độ) (độ) (độ) (km) (s) (dB)

50
0 8,700 81,30 41.679 0,139 1,3
5 8,667 76,33 41.127 0,137 1,2
10 8,567 71,43 40.586 0,135 1,1
15 8,042 66,60 40.061 0,134 1,0
20 8,172 61,83 39.554 0,132 0,9
25 7,880 57,12 39.070 0,130 0,8
30 7,527 52,47 38.612 0,129 0,7
35 7,118 47,88 38.181 0,127 0,6
40 6,654 43,35 37.780 0,126 0,5
45 6,140 38,86 37.412 0,125 0,4
50 5,580 34,42 37.078 0,124 0,3
55 4,977 30,02 36.786 0,123 0,2
60 4.338 25,66 36.520 0,122 0,1
65 3,665 21,33 36.297 0,121 0,1
70 2,966 17,03 36.114 0,120 0,1
75 2,244 12,76 35.971 0,120 0,0
80 1,505 8,49 35.868 0,120 0,0
85 0,755 4,24 35.807 0,119 0,0
90 0,000 0,00 35.786 0,119 0,0

Chỉ cần 3 vệ tinh địa tĩnh có thể phủ sóng toàn cầu như chỉ ra trên hình 1.12. Các thông số hình
học được chỉ ra trên hình 1.13

51
Hình 5: Vị trí ba vệ tinh địa tĩnh phủ sóng toàn cầu
Hình ảnh thực tế:

Trung tâm Dự báo Thời tiết trực thuộc Cục Hải dương và Khí quyển Hoa Kì sử dụng 5 vệ tinh
địa tĩnh: GOES-11, GOES-13, MSG-2, Meteosat-7 và MTSAT-2. Ảnh: NASA/Goddard Space
Flight Center Scientific Visualization Studio

52
Hình 6: Các thông số hình học giữa trạm mặt đất và vệ tinh

2.4. Vận tốc vũ trụ (10’)


Mục tiêu: Sau hoạt động, HS nêu được công thức và tính được tốc độ vũ trụ cấp 1.
Phương pháp dạy học: Dạy học giải quyết vấn đề.
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học và tự chủ.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
Chúng ta đã học về vật ném xiên lên - Lắng nghe và ghi IV - Tốc độ vũ trụ
độ cao nào đó thì nó sẽ rơi trở lại Trái nhận. Tốc độ cần thiết để phóng một
Đất do lực hấp dẫn của Trái Đất. vệ tinh lên quỹ đạo quanh Trái
Vậy chúng ta nghiên cứu xem vận tốc Đất mà không trở về Trái Đất
ném xiên rất lớn thì vị trí rơi sẽ như gọi là tốc độ vũ trụ cấp 1.
thế nào? Giả sử m là khối lượng của Vệ
Nếu tiếp tục tăng vận tốc của vật đến tinh
giá trị nào đó thì vật sẽ không rơi trở M là khối lượng của Trái đất.
lại mà sẽ chuyển động quanh mặt đất. =>Lúc này lực hấp dẫn đóng
Lúc đó lực hấp dẫn đóng vai trò là vai trò là lực hướng tâm cần
lực hướng tâm giữ cho vật quay thiết giữ cho Vệ tinh chuyển
quanh Trái Đất. động tròn đều xung quanh Trái
Vật có khối lượng m được ném lên từ đất.
Mặt Đất vậy độ lớn vận tốc phải bằng Theo định luật II Nitơn, ta có:
bao nhiêu để vật trở thành vệ tinh Fhd = m.aht
nhân tạo của Trái Đất? Suy ra:
Gợi ý: Áp dụng định luật II Niutơn G.mM/R2=mv2/R
cho vật chuyển động quanh Trái Đất. Hoặc: mg=mv2/R
Coi vệ tinh chuyển động trên quỹ đạo
tròn thì lực nào đóng vai trò là lực
hướng tâm? - Trả lời:
v = √ gR =
√ GM
R


−20 24
- Vận tốc ta tính chính là vận tốc vũ Lực hấp dẫn đóng = 6,67. 10 .5,972. 10
trụ cấp I. vai trò là lực hướng 6378
GV nêu ý nghĩa của vận tốc vũ trụ tâm.  v = 7,9.10 (m/s)
3
cấp I. => Tính tốc độ vũ Là tốc độ vũ trụ cấp I
vI = 7,9 km/s trụ cấp I. Ký hiệu: vI = 7,9.103 m/s
Sau đó thông báo các vận tốc vũ trụ Nếu vận tốc của vệ tinh lớn hơn
cấp II, III : 7,9.103 m/s thì vệ tinh sẽ có quỹ
vII = 11,2km/s và vIII= 16,7km/s.

53
Gv nhận xét và cũng cố lại bài học. đạo elip.
+ Với vII = 11,2km/s là vận tốc
vũ trụ cấp hai. Khi đó, vệ tinh
sẽ trở thành vệ tinh nhân tạo
của Mặt trời.
+ Với vIII = 16,7km/s là vận tốc
vũ trụ cấp ba. Khi đó, vệ tinh
chuyển động theo quỹ đạo
hyperbol và thoát khỏi hệ Mặt
trời.

HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập (15’)


Mục tiêu: Luyện tập, củng cố nội dung bài học
Nội dung hoạt động: Học sinh làm phiếu bài tập trắc nghiệm.
Sản phẩm học tập: Phiếu học tập của học sinh.

Tổ chức hoạt động: GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm phiếu bài tập trắc nghiệm:

l. Chọn công thức đúng


Gọi a1, a2 là hai bán trụ lớn của quỷ đạo hai hành tinh quay quanh mặt trời và T1, T2 là chu kì quay của các
hành tinh ấy thì:

A.    = . 

B.     =    

C.    =    

D.    =    

2. Chọn câu sai     
A. Mọi hành tinh đều chuyển động trên các quỹ đạo elip với mặt trời là một tiêu điểm  
B. Coi quỹ đạo chuyển động của các hành tinh gần đúng là tròn thì lực hấp dẫn tác dụng lên hành tinh này
đã gây ra gia tốc hướng tâm
C. Vận tốc để đưa vệ tinh lên quỹ đạo tròn quanh trái đất là tốc độ vũ trụ cấp I
D. Nếu vận tốc đó đưa vệ tinh lên quỹ đạo lớn hơn tóc độ vũ trụ cấp 1 thì vệ tinh sẽ đi xa khỏi trái đất theo
quỹ đao parabol

3. Một hành tinh đang quay quanh mặt trời (khối lượng mặt trời là M) theo quỹ đạo coi như tròn với bán
kính R. Chu kì quay T của hành tinh được tính bởi công thức nào sau đây? (trong đó G là hằng số hấp dẫn)

A. T2 = 

54
B. T3 = 

C. T =    R

D. T = 

4. Một vệ tinh chuyển động tròn quanh tâm trái đất và cách tâm này 6600km với chu kì T = 89 phút. Biết

hằng số hấp dẫn G = 6,67.1011.   Khối lượng trái đất là bao nhiêu?
A. 5.1020kg
B. 6.1024kg
C. 3.1025kg
D. 8.1026kg

5. Một vệ tinh được đặt trên một quỹ đạo tròn có bán kính bằng nửa bán kính quỹ đạo của mặt trăng cùng
quay xung quanh trái đất. Biết chu kì quay của mặt trăng xung quanh trái đất là 27,5 ngày. Chu kì quay của
vệ tinh xung quanh trái đất là bao lâu?
A. 5,3 ngày
B. 6,4 ngày
C. 8,2 ngày
D. 9,7 ngày

6. Trái đất quay quanh mặt trời vẽ một quỹ đạo gần tròn có ban kính trung bình 150 triệu km. Biết khối

lượng mặt trời là l,97.1030kg. Lấy G = 6,67.10-11 .   Chuyển động của trái đất quanh mặt trời là bao
lâu?
A. 3,18107s
B. 7,5210;S
C. 2831 0KS
D. 6,4710’S

7. Cùng gia thiết như bài 6, vận tốc trung bình của tâm trái đất là bao nhiêu?
A. 15,3 km/s
B. 29,6 km/s
C. 34,8 km/s
D. 67,5 km/s

ĐÁP ÁN
 
1.C 2.D 3.A 4.B 5.D
6.A 7.B  

55
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (15’)
Mục tiêu:
Phương pháp dạy học: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề.
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự chủ - tự học, năng lực giải quyết vấn đề.
GV giao bài:
Bài 1: Khoảng cách R1 từ Hoả tinh tới Mặt trời lớn hơn 52% khoảng cách R2 giữa Trái đất và Mặt trời.
Hỏi một năm trên Hoả tinh bằng bao nhiêu so với một năm trên Trái đất?
Bài 2: Tìm khối lượng MT của Mặt trời từ các dự kiện của Trái đất: khoảng cách từ Mặt trời r= 1,5.10 11 m,
chu kỳ quay
T=365.24.3600≈ 3,15.107 s
Cho hằng số hấp dẫn G=6,67.10-11 Nm2/kg2
Bài 3: Mặt trăng là một vệ tinh của trái đất. hãy thiết lập công thức tính khối lượng của trái đất từ bán kính
quỹ đạo (coi là tròn) của mặt trăng và chu kì quay của mặt trăng quanh trái đất.

HS: Đọc kỹ đề và giải; kết hợp với hướng dẫn của GV.
Giải
Bài 1:

Ta có:
R1 là khoảng cách từ Hoả tinh tới Mặt trời.
R2 là khoảng cách từ Trái đất tới Mặt trời.
Theo đề bài, ta lại có:
R1 = 52%.R2 + R2
Gọi T1 là năm trên Hoả tinh
T2 là năm trên Trái đất.
Áp dụng định luật III Keple:
3 3 3 3
a1 a2 R1 T 1
2
= 2 hay 2
= 2
T1 T 2 R2 T 2
Suy ra:
(T1/T2)2 = (1,52R2/R2)3
= (1,52)3
= 3,5
 T1 = 1,87T2
Vậy một năm trên Hoả tinh bằng 1,87 năm trên Trái đất.
Bài 2:
Vì Fhd do Mặt trời tác dụng lên Trái đất đóng vai trò là lực hướng tâm
Nên ta có:
Fht = MTĐ.aht

56
G.MTĐ.MT/r2= MTĐ.(4π2r/T2)
2 3
4π r 4 ( 3,14 )2 (1,5. 1011 )3
=> M T = 2
= −11 7 2
=¿ 2.1030 kg.
GT 6,67. 10 (3,15.10 )
Bài 3:
Gia tốc hướng tâm của mặt trăng quanh trái đất:

Theo định luật II niuton:

Lực này chính là lực hấp dẫn:

So sánh (1) và (2):

KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ


I. Ma trận kiểm tra đánh giá

Nội dung Bao gồm Nhận biết Thông Vận dụng Vận dụng
mức độ hiểu cao

Trường hấp dẫn. Định luật


vạn vật hấp dẫn

Cường độ trường hấp dẫn TH,VD 1 1

57
Ứng dụng cường độ hấp dẫn VD, VDC 1

Thế hấp dẫn và thế năng hấp


dẫn

Cường độ trường hấp dẫn

Tìm hiểu vũ trụ cấp 1 NB, 1 1


TH,VD

II. Đề kiểm tra đánh giá

Thời gian: 45 phút

1. Trắc nghiệm (5 điểm)


Câu 1: Trái đất chuyển động gần như tròn quanh mặt trời là vì:
A. Chuyển động theo quán tính
B. Mặt Trời và Trái Đất đều tròn
C. Trái Đất có chuyển động tự quay quanh nó
D. Lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trời
Câu 2: Phát biểu nào sau đây về trọng lực là sai:
A. Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.
B. Trọng lực của một vật là lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vật đó.
C. Trọng lực là trường hợp riêng của lực hấp dẫn.
D. Trọng lực là lực hút giữa hai vật bất kì.
Câu 3: Một quả bóng có khối lượng m ở tại nơi có gia tốc là g. Khối lượng của Trái Đất là M.
Kết luận nào dưới đây là đúng?
A. Quả bóng hút Trái Đất một lực có độ lớn bằng Mg
B. Quả bóng hút Trái Đất một lực có độ lớn bằng mg
C. Trái đất hút quả bóng một lực bằng Mg
D. Trái Đất hút quả bóng một lực lớn hơn lực mà quả bóng hút Trái Đất vì khối lượng của Trái Đất lớn
hơn
Câu 4: Lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên Mặt Trăng và lực hấp dẫn do Mặt Trăng tác dụng lên Trái
Đất là hai lực:
A. Trực đối C. Cùng phương, ngược chiều
B. Cân bằng D. Cùng phương, cùng chiều
Câu 5: Nếu bán kính của hai quả cầu đồng chất và khoảng cách giữa tâm của chúng đều giảm đi 2 lần, thì lực
hấp dẫn giữa chúng thay đổi như thế nào ?

58
A. Giảm 8 lần B. Giảm 16 lần C. Tăng 2 lần D. Không thay đổi
Câu 6: Điểm đặt của trọng lực vào vật là:
A. Trọng tâm vật. B. Bề mặt vật.
Câu 7: Theo thứ tự 1, 2, 3 trong hình vẽ dưới đây tương ứng với vận tốc vũ trụ cấp mấy?

1

2

3

Quỹ đạo vệ tinh ứng với các tốc độ vũ trụ khác nhau

A. vI, vII, vIII B. vII, vI, vIII C. vIII, vII, vI

Câu 8: Biểu thức gia tốc rơi tự do của vật là:

A. B. C. D.
Câu 9: Hai tàu thủy, mỗi chiếc có khối lượng 50000 tấn ở cách nhau 1 km. So sánh lực hấp dẫn giữa chúng với
trọng lượng của một quả cân có khối lượng 20 g. Lấy g=10 m/s2
A. Lớn hơn C. Bằng nhau
B. Nhỏ hơn D. Chưa thể kết luận được

Câu 10: Một vật nằm tại mặt đất có gia tốc rơi tự do bằng 9,8 m/s2. Biết bán kính Trái Đất là 6400km. Tìm
độ cao của vật tại vị trí nó có gia tốc rơi tự do là 8,9 m/s2?
A. 26500 km B. 62500 km C. 316 km D. 5100 km

Câu 11:  Biết rằng khoảng cách trung bình giữa tâm Trái Đất và tâm Mặt Trăng gấp 60 lần bán kính của
Trái Đất; khối lượng Trái Đất lớn hơn khối lượng Mặt Trăng là 81 lần. Xét vật M nằm trên đường thẳng
nối tâm Mặt Trăng và tâm Trái Đất mà ở đó lực hấp dẫn của Mặt Trăng và của Trái Đất cân bằng nhau.
So với bán kính của Trái Đất thì khoảng cách từ M đến tâm Trái Đất gấp

59
   A. 56,5 lần. B. 54 lần. C. 48 lần. D. 32 lần.

Câu 12: Tìm gia tốc rơi tự do tại một nơi có độ cao bằng nửa bán kính trái đất. Biết gia tốc trọng
trường tại mặt đất là g=10 m/s2.
A. 40/9 m/s2 B. 30/4 m/s2 C. 6/10 m/s2 D. 30/9 m/s2
Câu 13: Một vật có m = 10kg khi đặt ở mặt đáy có trọng lượng là 100N. Khi đặt ở nơi cách mặt đất 3R thì nó
có trọng lượng là bao nhiêu?

A. 7,56N B. 6,25N C. 4,25N D. 3,65N


Câu 14: Mối liên hệ hệ giữa gia tốc trọng trường và độ cao h là:

( ) ( )
2
R h 2
A. g=g 0 C. g=g 0
R+ 2 h R+ h

(
B. g=g 0 1−2
R
h
) D. g=g 0 2−( )
h
R

Đáp án: 1-D, 2-D, 3-B, 4-A, 5-B, 6-A, 7-C, 8-C, 9-B, 10-C, 11-B, 12 – A, 13 – B, 14 - B

2. Tự luận (5 điểm):

Câu 1. Một vật ở trên mặt đất có trọng lượng 6 N. Khi đặt vật ở một điểm cách bề mặt Trái Đất một
khoảng 2R ( với R là bán kính Trái Đất) thì trọng lượng của nó bằng bao nhiêu? Biết gia tốc rơi tự do ở
mặt đất g = 10 m/s2. 
Câu 2. Một trạm vũ trụ bay quanh Trái Đất trên quỹ đạo tròn có bán kính là R = 1,5R0, động cơ không hoạt
động.
a) Tính vận tốc dài và chu kì quay của trạm.

b) Động cơ của trạm hoạt động trong thời gian ngắn để tăng vận tốc lên đến cho trạm chuyển sang quỹ
đạo elip. Cho khoảng cách đến tâm Trái Đất nhỏ nhất là R 1 và lớn nhất là R2, với R2 = 2R1. Tính và chu
kì chuyển động của trạm trên quỹ đạo elip.

Biết vận tốc vũ trụ cấp I là (km/s); bán kính và khối lượng của Trái Đất là R 0 = 6400km, M =
6.10 kg; bỏ qua lực cản của không khí.
24

Câu 3. Trong một quả cầu bằng chì có bán kính R, người ta khoét một lỗ hình cầu bán kính R/2 .

60
Tìm lực do quả cầu tác dụng lên vật nhỏ m trên đường nối tâm hai hình cầu, cách tâm hình cầu lớn một
đoạn d, biết rằng khi chưa k

61

You might also like