You are on page 1of 9

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Bài 3:
SỬ HỌC VỚI CÁC LĨNH VỰC
KHOA HỌC KHÁC

Thời lượng : 1 tiết

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

Phẩm chất,
Yêu cầu cần đạt Mã hóa
năng lực
1. Năng lực chung

- Có ý thức tự giác chuẩn bị bài ở nhà; tìm hiểu thêm nội dung bài
học và tìm kiếm thông tin có liên quan đến bài học;
Năng lực - Giải quyết được các nhiệm vụ được giao; 1.1
tự học
- Nhận ra, điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân, giải
quyết các yêu cầu được giao.
- Biết tương tác, kết nối các thành viên trong nhóm để giải quyết
Năng lực
các thông tin liên quan đến bài học;
giao tiếp và 1.2
- Hiểu và phân tích được các yêu cầu, nhiệm vụ cần thực hiện của
hợp tác
bản thân để chia sẻ và hoàn thành công việc của nhóm.

Năng lực - Biết tư duy để giải quyết vấn đề (câu hỏi hoặc bài tập) giáo viên
giải quyết đặt ra;
1.3
vấn đề và - Biết sáng tạo trong quá trình tìm ra đáp án cho những yêu cầu
sáng tạo của giáo viên và làm mới những sản phẩm học tập của mình.

2. Năng lực đặc thù


2.1. Năng lực lịch sử

Hiểu biết và có kiến thức nền cơ bản về ngành khoa học lịch sử (Sử
Tìm hiểu
học), tìm hiểu sâu hơn về sự liên ngành giữa ngành khoa học lịch sử và 2.1.1
lịch sử
các ngành khoa học khác.

Hình thành cho bản thân khái niệm khoa học lịch sử, hiểu được vai trò
Nhận thức 2.1.2
của sử học để phân biệt với các ngành khoa học xã hội và nhân văn
và tư duy
khác, phân tích được vì sao ngành khoa học lịch sử lại mang tính liên
lịch sử ngành.
Nêu được vai trò của các môn khoa học tự nhiên và công nghệ đối với
công tác nghiên cứu lịch sử và sự hỗ trợ của Sử học đối với các ngành
2.1.3.1
Vận dụng khoa học tự nhiên và công nghệ.
2.1.3.2
kiến thức Trình bày và giải thích được được Sử học là ngành khoa học liên ngành,
lịch sử vận dụng kiến thức trả lời các câu hỏi và bài tập.

3. Phẩm chất

Hình thành cho bản thân sự sáng tạo, tư duy mới mẻ trong việc tìm tòi
Sáng tạo 3.1
nghiên cứu Sử học nói chung và các ngành khoa học khác nói riêng

Hình thành cho bản thân được thói quen tìm hiểu bài học trước ở nhà và
Chăm chỉ 3.2
hoàn thành bài tập được giao

Hình thành trách nhiệm gìn giữ và phát huy các giá trị của Sử học – các
Trách nhiệm 3.3
ngành khoa học khác

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Thiết bị dạy học: bảng, phấn, máy chiếu.


- Học liệu: Phiếu học tập (PHT)

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. TIẾN TRÌNH CHUNG

Hoạt động học Nội dung dạy học Phương án


Mục tiêu PP/KTDH
(thời gian) trọng tâm đánh giá

Hoạt động Giáo viên đánh giá,


Đặt câu hỏi khởi động liên quan đến
Khởi động Vấn đáp nhận xét dựa trên câu
bài học
(3 phút) trả lời của học sinh.
- Tìm hiểu về Sử học
Vấn đáp;
- Tìm hiểu về sự liên ngành
Đọc diễn Giáo viên nhận xét
Hoạt động giữa Sử học và các ngành khoa
cảm; phần trả lời, thảo luận
Khám phá học xã hội và nhân văn
Thảo luận nhóm của học sinh dựa
kiến thức - Tìm hiểu về sự liên ngành
nhóm; trên đáp án của giáo
(30 phút) giữa Sử học và các ngành khoa
Vở ghi viên.
học tự nhiên và công nghệ
Bình giảng
Hoạt động Củng cố những kiến thức trọng tâm Trò chơi Dựa trên kết quả học
Luyện tập mà học sinh vừa học thông qua trò sinh thực hiện trò chơi.
(5 phút) chơi.
Tóm tắt Giáo viên thực hiện viết
Tóm tắt lại các kiến thức bài học, cô Viết bảng; bảng và giảng dạy, trả
nội dung
động kiến thức, giải đáp thắc mắc. Vấn đáp lời câu hỏi học sinh đặt
(5 phút) ra
Dặn dò và Giáo viên dặn dò và
Giao bài tập của bài học, dặn dò học
giao bài tập giao bài tập, học sinh
sinh chuẩn bị bài học tiếp theo
(2 phút) ghi chép lời dặn vào vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( 3 Phút )

1. Mục tiêu:

2. Tổ chức hoạt động

Chuẩn bị

- GV chuẩn bị câu hỏi: “Các em hiểu Sử học có nghĩa là gì” - GV chuẩn bị câu hỏi liên quan để
khởi động bài học.
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV sẽ chờ học sinh xung phong phát biểu hoặc sẽ mời một bạn bất kì để trả lời câu hỏi.

Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS hoạt động cá nhân để trả lời câu hỏi.

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Gọi 2 HS trả lời câu hỏi.

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS thực hiện tìm kiếm nội dung trả lời câu hỏi;

- GV đánh giá trực tiếp câu trả lời của HS, dẫn vào bài mới:

" Sử học là ngành khoa học có đối tượng nghiên cứu rộng, liên quan đến nhiều ngành khoa học
thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau”
3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Phương án đánh giá: GV đánh giá, nhận xét kết quả HS sau khi trình bày.

II. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KIẾN THỨC (30 phút)

a. Hoạt động khám phá kiến thức 1: Tìm hiểu về Sử học – môn khoa học mang tính liên ngành
1. Mục tiêu :

- Giải thích được Sử học là một môn khoa học có tính liên ngành.
- Phân tích được mối liên hệ giữa Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác.

2. Tổ chức hoạt động


Chuẩn bị:
- GV chuẩn bị yêu cầu HS tìm hiểu về bài học ở nhà;
- GV chuẩn bị yêu cầu HS nêu khái niệm về Sử học – môn khoa học mang tính liên ngành;

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV yêu cầu 1-2 HS đọc sách, quan sát hình và trả lời câu hỏi khái niệm về Sử học – môn
khoa học mang tính liên ngành - chốt câu trả lời;

- GV giải đáp cho HS và giải thích khái niệm…;


- GV lưu ý một số phần quan trọng của nội dung bài học.

Thực hiện nhiệm vụ học tập : Hoạt động cá nhân


Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS khác bổ sung và nhận xét câu trả lời của bạn.


- GV đánh giá trực tiếp câu trả lời của HS, chốt ý:

+ Sử học là ngành khoa học liên quan đến nhiều ngành khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
+ Sử học sử dụng tri thức từ nhiều ngành khác nhau để nghiên cứu một cách toàn diện.
+ Có khả năng liên kết các ngành khoa học từ khoa học xã hội và nhân văn lẫn khoa học tự nhiên và
công nghệ.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Phương án đánh giá: GV đánh giá, nhận xét dựa trên kết quả HS thực hiện.

b. Hoạt động khám phá kiến thức 2: Mối liên hệ giữa Sử học với các ngành khoa học xã hội và
nhân văn khác
1. Mục tiêu:

- Phân tích được mối liên hệ giữa Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác.

2. Tổ chức hoạt động

Chuẩn bị

- GV máy chiếu và câu hỏi tìm hiểu “Quan sát các hình ảnh dưới đây cho biết tên các ngành
khoa học và các ngành khoa học này hỗ trợ gì cho Sử học”

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:
- GV đặt câu hỏi:

Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS hoạt động cá nhân để trả lời câu hỏi

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập : Gọi HS trả lời câu hỏi

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: HS nhận xét và bổ sung câu trả lời, GV đánh giá
trực tiếp câu trả lời của HS và chốt ý.

+ Đều lấy xã hội loài người làm đối tượng nghiên cứu nhưng mỗi ngành chỉ nghiên cứu một lĩnh
vực nhất định.

+ Sử học với các ngành khoa học và nhân văn khác luôn có mối liên hệ mất thiết với nhau.

+ Các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác cùng với Sử học luôn hỗ trợ nhau để cùng phát triển.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS


4. Phương án đánh giá: GV đánh giá, nhận xét dựa trên kết quả HS thực hiện.
c.1. Hoạt động khám phá kiến thức 3: Mối liên hệ giữa Sử học với các ngành khoa học tự
nhiên và công nghệ

1. Mục tiêu
- Nêu được vai trò của các môn khoa học tự nhiên và công nghệ đối với nghiên cứu lịch sử.
- Giải thích được sự hỗ trợ của Sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ.

2. Tổ chức hoạt động


Chuẩn bị
- GV chuẩn bị video về “Lịch sử và sự hình thành máy tính”
- GV chuẩn bị câu hỏi cho HS “Nêu cảm nhận về video”

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi;


- GV đặt câu hỏi;

Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS làm việc theo nhóm 2 người để trả lời câu hỏi.

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Gọi 1-2 nhóm HS để trả lời câu hỏi .

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV nhận xét trực tiếp câu trả lời của HS, chốt ý:

+ Sử học đóng vai trò quan trọng trong quá trình nghiên cứu sự vật, hiện tượng.

+ Cung cấp thông tin quá khứ, hiện tại và dự báo tương lai.

+ Xác định không gian, bối cảnh lịch sử qua các thời kì.

+ Tái hiện lịch sử từ đó rút ra bài học cho hiện tại và tương lai.

3. Sản phẩm học tập : Câu trả lời của nhóm HS.

4. Phương án đánh giá: GV đánh giá, nhận xét dựa trên câu trả lời của HS.

c.2. Hoạt động khám phá kiến thức 3: Mối liên hệ giữa Sử học với các ngành khoa học tự
nhiên và công nghệ

1. Mục tiêu

- Nêu được vai trò của các môn khoa học tự nhiên và công nghệ đối với nghiên cứu lịch sử
- Giải thích được sự hỗ trợ của Sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nhiên.

2. Tổ chức hoạt động

Chuẩn bị:

- GV chuẩn bị hình ảnh và câu hỏi cho 4 nhóm “Các tác phẩm trong hình dưới đây có được
xem là tác phẩm lịch sử không. Vì sao ?”
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và thảo luận trả lời câu hỏi;
- GV chia lớp thành 4 nhóm tương đương với 1 tổ / 1 nhóm để cùng nhau thảo luận về câu hỏi
GV đưa ra:

+ Nhóm 1, 3: Sử học có vai trò như thế nào đối với các nghành khoa học tự nhiên và
công nghệ? Cho tối thiểu 1 ví dụ.

+ Nhóm 2, 4: Các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ có vai trò quan trọng như thế
nào đối với sử học? Cho tối thiểu 1 ví dụ.
- GV chọn HS bất kì. Nếu HS của nhóm nào trả lời hay, đúng đủ thì cả tổ sẽ nhận được quà.
Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập : Gọi HS trả lời câu hỏi

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: HS nhận xét và bổ sung câu trả lời, GV đánh giá
trực tiếp câu trả lời của HS và chốt ý.
+ Các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ sẽ cung cấp tri thức, kỹ thuật và phương pháp nghiên
cứu cho Sử học
+ Thành tựu của khoa học tự nhiên và công nghệ giúp Sử học sáng tỏ, thực hiện chức năng, nhiệm
vụ của mình.
3. Sản phẩm học tập : Câu trả lời của nhóm HS.

4. Phương án đánh giá: GV đánh giá, nhận xét dựa trên câu trả lời của HS.

III. Hoạt động luyện tập


1. Mục tiêu
- Vận dụng kiến thức vừa học vào làm một số bài học cụ thể để củng cố, khắc sâu kiến
thức vừa học
2. Tổ chức hoạt động
Chuẩn bị
- GV chuẩn bị hình ảnh và câu hỏi trắc nghiệm
+ Câu 1: Xem hình dưới đây và cho biết Các tư liệu đó là kết quả của việc ứng dụng tri
thức/ phương pháp nghiên cứu của ngành nào?

A. Địa lí học
B. Khảo cổ học
C. Địa chất học
D. Sinh học
+ Câu 2: Xem hình dưới đây và cho biết Các tư liệu đó là kết quả của việc ứng dụng tri
thức/ phương pháp nghiên cứu của ngành nào?

A. Khảo cổ học
B. Địa lí học
C. Địa chất học
D. Sinh học
+ Câu 3: Xem hình dưới đây và cho biết Các tư liệu đó là kết quả của việc ứng dụng tri
thức/ phương pháp nghiên cứu của ngành nào?

A. Địa chất học


B. Địa lí học
C. Sinh học
D. Toán học

Bàn tính của Trung


Quốc cổ đại
Bả đồ kháng
chiến chống
Câu hỏi 1 2 3
Tống lần 1
Đáp án A A D

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và thảo luận trả lời câu hỏi;
- GV đặt câu hỏi;

Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập : Gọi HS trả lời câu hỏi

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: HS nhận xét và bổ sung câu trả lời, GV đánh giá
trực tiếp câu trả lời của HS

3. Sản phẩm học tập : Câu trả lời của HS.


4. Phương án đánh giá: GV đánh giá, nhận xét dựa trên câu trả lời của HS.

IV. Hoạt động tóm tắt bài học


1. Mục tiêu
- Tóm tắt lại kiến thức đã học trong bài để HS nắm chắc kiến thức và yêu cầu cần đạt của bài.
2. Tổ chức hoạt động
Chuẩn bị
- GV soạn bảng tóm tắt nội dung của bài học
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Thực hiện nhiệm vụ học tập:

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập :

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

3. Sản phẩm học tập :


4. Phương án đánh giá:

B. CÁC HỒ SƠ KHÁC
-----------------------------------------------HẾT--------------------------------------------------

ĐÁNH GIÁ GÓP Ý CỦA GIÁO VIÊN


.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

You might also like