You are on page 1of 95

Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.

HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
---------------o0o---------------

BÁO CÁO ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ

ĐỀ TÀI : TÍNH TOÁN THIẾT KẾ TỦ CẤP ĐÔNG


ĐỐI LƯU CƯỠNG BỨC SỬ DỤNG CẤP ĐÔNG
TÔM CÔNG SUẤT 2500KG/MẺ LẮP ĐẶT TẠI BẠC
LIÊU
 GVHD : TS.ĐỖ HỮU HOÀNG

 SVTH : NGUYỄN THỊ HỒNG HÂN

 MSSV : 2004180339

 LỚP : 09DHHH5

Tp.Hồ Chí Minh ,Tháng… /2021

1
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

LỜI CẢM ƠN


Từ lâu con người đã biết tận dụng lạnh của thiên nhiên như băng tuyết để ướp lạnh bảo quản
thực phẩm. Từ thế kỷ thứ 19 phương pháp làm lạnh nhân tạo đã ra đời và phát triển đến đỉnh
cao của khoa học kỹ thuật hiện đại.
Ngày nay kỹ thuật lạnh đã đi sâu vào nhiều lĩnh vực khoa học như : Công nghệ thực phẩm,
công nghệ cơ khí chế tạo máy, luyện kim, y học và ngay cả kỹ thuật điện tử...... Lạnh đã được
phổ biến và đã gần gũi với đời sống con người. Các sản phẩm thực phẩm như : Thịt, cá, rau,
quả, tôm, mực.... nhờ có bảo quản mà có thể vận chuyển đến nơi xa xôi hoặc bảo quản trong
thời gian dài mà không bị hư thối. Điều này nói lên được tầm quan trọng của kỹ thuật lạnh trong
đời sống con người.
Sau một thời gian nghiên cứu và tham khảo để hoàn thành đồ án, em xin chân thành cảm ơn:
Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm Tp. Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện tốt nhất về cơ sở
vật chất kĩ thuật, trang thiết bị để em có thể hoàn thành đồ án trong thời gian ngắn.
Thư viện trường đã cung cấp những tư liệu hết sức có giá trị, là tài liệu thanh khảo tốt và quý
báu.
Đặc biệt gửi lời cảm ơn đến thầy ĐỖ HỮU HOÀNG người trực tiếp hướng dẫn tận tình để em
hoàn thành đồ án đúng thời hạn.

TP. Hồ Chí Minh, ngày ... tháng ... năm 2021

ii
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Sinh viên : Nguyễn Thị Hồng Hân MSSV : 2004180339

Nhận xét :
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Điểm đánh giá:
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………..
Ngày…….,tháng…….năm 2021
(ký tên và ghi rõ họ tên)

iii
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN

Sinh viên : Nguyễn Thị Hồng Hân MSSV : 2004180339


Nhận xét :
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………...
Điểm đánh giá:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

Ngày…….,tháng…….năm 2021
(ký tên và ghi rõ họ tên)

iv
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................................... ii


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH LẠNH...................................................................................3
1.1 Lịch sử phát triển ngành kỹ thuật lạnh............................................................................................3
1.2 Ứng dụng của kỹ thuật lạnh vào cuộc sống....................................................................................4
1.2.1 Ứng dụng trong điều hòa không khí........................................................................................4
1.2.2 Ứng dụng vào chế biến và bảo quản thực phẩm......................................................................5
1.2.3 Ứng dụng trong sản xuất bia...................................................................................................5
1.2.4 Ứng dụng trong công nghiệp hóa chất.....................................................................................6
1.3 Ứng dụng của kỹ thuật lạnh cho tôm tại Việt Nam.........................................................................6
1.3.1 Ngành " tôm tại Việt Nam.....................................................................................................6
1.3.1.1 Sản lượng......................................................................................................................... 6
1.3.1.2 Chế biến và xuất khẩu......................................................................................................7
1.3.1.3 Phát triển bền vững..........................................................................................................8
1.3.1.4 Ngành công nghiệp tôm tại Bạc Liêu...............................................................................9
1.4 Cấp đông....................................................................................................................................... 10
1.4.1 Cấp đông là gì ?....................................................................................................................10
1.4.2 Phân loại phương pháp cấp đông...........................................................................................10
1.5 Hệ thống trữ đông......................................................................................................................... 14
1.5.1 Hệ thông trữ đông là gì ?.......................................................................................................14
1.5.2 Phân loại hệ thống trữ đông..................................................................................................14
1.6 Hệ thống bảo quản lạnh................................................................................................................14
1.6.1 Hệ thống bảo quản là gì ?......................................................................................................14
1.6.2 Phân loại hệ thống bảo quản lạnh..........................................................................................14
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ.....................................................17
2.1 Thông số công nghệ...................................................................................................................... 17
2.1.1 Tôm....................................................................................................................................... 17
2.1.2 Qui trình công nghệ tôm........................................................................................................22

v
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

Thuyết minh quy trình công nghệ..................................................................................................23


2.1.3 Phân tích lựa chọn phương án bảo quản................................................................................25
2.2 Phân tích lựa chọn phương án thiết kế hệ thống lạnh....................................................................29
2.2.1 Yêu cầu về nhiệt động...........................................................................................................29
2.2.2 Tính chất hóa lý..................................................................................................................... 30
2.2.3 Yêu cầu về sinh lý................................................................................................................. 30
2.2.4 Các yêu cầu về kinh tế...........................................................................................................30
2.2.5 Các yêu cầu về an toàn môi trường.......................................................................................30
2.2.6 Một số loại môi chất lạnh......................................................................................................31
2.3 Tính toán thiết kế phòng lạnh.......................................................................................................33
2.3.1 Phân tích lựa chọn và tính toán chiều dày vật liệu cách nhiệt – vật liệu cách ẩm..................33
2.3.2 Tính toán thiết kế thể tích phòng lạnh...................................................................................34
2.4 Tính toán tổn thất nhiệt trong tủ cấp đông....................................................................................35
2.4.1 Tổn thất nhiệt do kết cấu bao che..........................................................................................36
2.4.2 Tổn thất nhiệt do sản phẩm mang vào...................................................................................37
2.4.3 Tổn thất động cơ quạt............................................................................................................ 37
2.4.4 Xác định tải nhiệt cho thiết bị và máy nén............................................................................37
2.5 Thiết bị chính................................................................................................................................ 38
2.5.1 Máy nén................................................................................................................................ 38
2.5.2 Thiết bị ngưng tụ................................................................................................................... 50
2.5.3 Thiết bị bay hơi..................................................................................................................... 59
2.5.4 Thiết bị tiết lưu...................................................................................................................... 69
CHƯƠNG 3 TÍNH TOÁN TỔN THẤT NHIỆT – XÂY DỰNG CHU TRÌNH HỆ THỐNG LẠNH...71
3.1 Xác định các thông số làm việc....................................................................................................71
3.1.1 Nhiệt độ sôi của môi chất lạnh..............................................................................................71
3.1.2 Nhiệt độ ngưng tụ tk..............................................................................................................71
3.1.3 Nhiệt độ quá lạnh tql..............................................................................................................72
3.1.4 Nhiệt độ hơi hút th.................................................................................................................73
3.2 Thành lập sơ đồ và tính toán chu trình lạnh..................................................................................73
3.3 Thiết bị phụ................................................................................................................................... 78
vi
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

3.3.1 Tháp giải nhiệt......................................................................................................................78


3.3.2 Bình chứa cao áp...................................................................................................................79
3.3.3 Bình chứa hạ áp..................................................................................................................... 79
3.3.4 Bình thu hồi dầu....................................................................................................................80
3.3.5 Bình tách dầu........................................................................................................................80
3.3.6 Bình tách lỏng....................................................................................................................... 81
3.3.7 Bình chống tràn..................................................................................................................... 82
3.3.8 Bình trung gian...................................................................................................................... 82
3.3.9 Ống Dẫn................................................................................................................................ 82
3.3.10 Các loại van......................................................................................................................... 83
3.3.10.1 Van tiết lưu tự động (van tiết lưu điện tử)....................................................................83
3.3.10.2 Van đóng mở................................................................................................................84
3.3.10.3 Van một chiều..............................................................................................................84
3.3.10.4 Van an toàn..................................................................................................................84
3.3.10.5 Van chặn......................................................................................................................84

HÌNH ẢNH THAM KHẢO


vii
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

Hình 1.0-1 Xuất khẩu tôm từ 2008-2018................................................................................................7


Hình 1. 0-2 Tỷ lệ xuất khẩu tôm so với xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam........................................8
Hình 1. 0-3 Các chứng nhận dành cho Tôm tại Việt Nam.......................................................................9
Hình 1. 0-4 Tủ cấp đông tiếp xúc...........................................................................................................10
Hình 1. 0-5 Tủ cấp đông gió..................................................................................................................11
Hình 1.0-6 Máy sấy đông khô...............................................................................................................13
Hình 1. 0-7 Làm đông bằng cách phun nito lỏng...................................................................................13
Hình 1. 0-8 Kho bảo quản lạnh sử dụng panel PU.................................................................................14
Hình 2.0-1 Sơ đồ hệ thống cấp đông gió...............................................................................................26
Hình 2.0-2 Sơ đồ hệ thống cấp đông nhanh IQF...................................................................................27
Hình 2.0-3 Sơ đồ hệ thống đông tiếp xúc..............................................................................................28
Hình 2.0-4 Cấu tạo máy nén pittong......................................................................................................40
Hình 2.0-5 Sơ đồ nguyên lý hoạt động của máy nén pittong.................................................................41
Hình 2.0-6 Cấu tạo máy nén roto lăn....................................................................................................42
Hình 2.0-7 Cấu tạo máy nén roto quay.................................................................................................43
Hình 2.0-8 Cấu tạo máy nén trục vít......................................................................................................44
Hình 2.0-9 Cấu tạo máy nén xoắn ốc.....................................................................................................48
Hình 2.0-10 Cấu tạo bình ngưng ống nước nằm ngang NH3.................................................................53
Hình 2.0-11 Cấu tạo bình ngưng ống nước nằm ngang cho freon.........................................................53
Hình 2.0-12 Cấu tạo dàn ngưng xối tưới...............................................................................................55
Hình 2.0-13 Cấu tạo dàn ngưng bay hơi...............................................................................................56
Hình 2.0-14 Cấu tạo dàn ngưng đối lưu tự nhiên...................................................................................58
Hình 2.0-15 Cấu tạo dàn ngưng đối lưu cưỡng bức..............................................................................58
Hình 2.0-16 Cấu tạo bình bốc hơi freon................................................................................................63
Hình 2.0-17 Cấu tạo bình bốc hơi NH3................................................................................................64
Hình 2.0-18 Cấu tạo dàn lạnh Panel......................................................................................................65
Hình 2.0-19 Cấu tạo dàn lạnh xương cá................................................................................................66
Hình 2.0-20 Cấu tạo dàn lạnh tấm bản..................................................................................................66
Hình 2.0-21 Cấu tạo dàn lạnh đối lưu tự nhiên.....................................................................................67
Hình 2.0-22 Cấu tạo dàn lạnh đối lưu cưỡng bức..................................................................................68
Hình 3.0-1 Cấu tạo tháp giải nhiệt........................................................................................................79
Hình 3.0-2 Cấu tạo bình chứa cao áp....................................................................................................79
Hình 3.0-3 Cấu tạp bình chứa hạ áp......................................................................................................80
Hình 3.0-4 Cấu tạo một số loại bình tách dầu.......................................................................................81
Hình 3.0-5 Cấu tạo một số loại bình tách lỏng......................................................................................81
Hình 3.0-6 Cấu tạo bình chống tràn......................................................................................................82
Hình 3.0-7 Cấu tạo bình trung gian.......................................................................................................82
Hình 3.0-8 Cấu tạo van tiết lưu điện tử.................................................................................................84

viii
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Máy lạnh, Trần Thanh Kỳ NXB Đại học quốc gia TP.HCM
Giáo trình Kỹ Thuật Lạnh, Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM
Hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh, Nguyễn Đức Lợi, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật
Kỹ thuật lạnh thực phẩm, Ts. Nguyễn Xuân Phương, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật
2002 ASHRAE Refrigeration Handbook (SI) chapter 8,9,10

ix
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

BẢNG THAM KHẢO

Bảng 2.0-1 Thành phần hóa học của một số loại tôm trên thế giới........................................................20
Bảng 2. 0-2 Tính chất nhiệt động môi chất lỏng...................................................................................29
Bảng 2. 0-3 Tính chất an toàn với môi trường của môi chất lạnh..........................................................31
Bảng 2. 0-4 Các lớp vỏ tủ đông.............................................................................................................33
Bảng 2.0-5 So sánh một số loại máy nén...............................................................................................39
Bảng 2.0-6 So sánh máy nén hở, kín, nửa kín........................................................................................40
Bảng 2.0-7 Một số loại thiết bị ngưng tụ................................................................................................52
Bảng 2.0-8 Một số loại thiết bị bay hơi..................................................................................................63
Bảng 3.0-1 Khí hậu Bạc Liêu................................................................................................................. 71
Bảng 3.0-2 Một số loại chu trình nén 2 cấp...........................................................................................76
Bảng 3.0-3 Số liệu của chu trình............................................................................................................76
x
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

Bảng 3.0-4 Thông số ống dẫn................................................................................................................82

xi
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH LẠNH


1.1 Lịch sử phát triển ngành kỹ thuật lạnh
Từ hàng ngàn năm nay, khi các ngành về kỹ thuật còn chưa kịp phát triển, chưa tìm ra cách làm lạnh
nhân tạo bằng nhiều chất hóa học nhưng con người đã biết cách sử dụng băng tuyết để giữ lạnh thực
phẩm chống ẩm mốc. Cách đây hơn 2000 năm, người Ấn Độ và Trung Quốc cũng đã biết tận dụng
muối cùng nước để làm lạnh nhanh hơn, người La Mã cũng biết cách lắp đặt các hệ thống ống nước
bao quanh tường nhà hay người Ba Tư làm một hệ thống gồm bể nước và các tháp gió để làm mát
không khí….. Cho thấy dù chưa phát minh ra công nghệ làm lạnh gì nhưng con người đã biết tận dụng
những thứ có sẵn làm cho không khí mát hơn hoặc làm lạnh nhanh hơn sử dụng cho nhiều mục đích
khác nhau.
Các nghiên cứu khoa học, phát minh về lạnh từ lúc bắt đầu đến bây giờ :
 Thế kỷ 17, nhà phát minh Cornelis Drebble đã giới thiệu với vua Jame I của nước Anh về mô
hình máy làm lạnh không khí bằng muối và nước.
 Nhà phát minh John Hadley là người đã phát hiện ra sự bay hơi của chất lỏng có liên quan đến
quá trình làm lạnh.
 Năm 1758, John Hadley và Benjamin Franklin đã khám phá ra nguyên lý của sự bay hơi và xác
nhận rằng sự bay hơi của một chất lỏng như rượu hoặc ete có khả năng làm giảm nhiệt độ xuống
dưới điểm đóng băng của nước.
 Năm 1761, giáo sư Black đã tìm ra nhiệt ẩn hóa hơi và nhiệt nóng chảy từ đó con người biết
cách làm lạnh bằng cách cho bay hơi chất lỏng ở áp suất thấp.
 Năm 1810, máy lạnh hấp thụ chu kỳ với cặp môi chất H20/H2SO4 do Lelise đưa ra và được kĩ sư
Carré phát triển rầm rộ với nhiều cặp môi chất khác nhau
 Năm 1820, nhà vật lý Michael Faraday đã thí nghiệm thành công nén và hóa lỏng khí amoniac
và phát hiện ra khi bay hơi, amoniac lỏng có thể làm lạnh không khí xung quanh.
 Năm 1842, bác sĩ Scotland John Gorrie đã sử dụng cách làm của Michael Faraday để nén khí
thành băng sử dụng trong bệnh viện và trong cả thành phố. Là người đầu tiên làm ra một hệ
thống làm lạnh không khí

3
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

 Vào năm 1851 ông Gorrie được trao bằng sáng chế máy tạo ra băng nhưng do nhiều nguyên do
máy làm băng của ông vấp phải nhiều sự phản đối và không được chế tạo, cuối cùng máy sáng
tạo ra băng bị đưa vào quá khứ.
 Kỹ sư James Harrison là người đầu tiên chế tạo thành công máy tạo ra băng và được đưa vào
vận hành năm 1851, cỗ máy của ông được thương mại hóa vào năm 1854.
 Năm 1855, ông Harrison phát minh ra tủ lạnh với hệ thống khí nén ete
 Năm 1873 Van Der Waals công bố phương trình trạng thái cùng lúc đó nhà bác học Charler
Tellier trình bày luận án về việc bảo quản lạnh thịt. Ông được cả thế giới xem là tổ ngành lạnh.
 Năm 1898, Dewar hóa lỏng được H2 và Linde hóa lỏng được O2, N2 và tách bằng chưng cất.
 Cuối thế kỷ 19,với hàng loạt cải tiến của Linde với việc sử dụng amoniac là môi chất lạnh cho
máy lạnh nén hơi làm cho máy lạnh nén hơi được sử dụng nhiều nơi
 Năm 1902, mô hình máy điều hòa đầu tiên được đưa vào vận hành bằng năng lượng điện được
phát minh bởi Willis Carrier tuy nhiên máy điều hòa đầu tiên có kích thước rất lớn, cực kỳ tốn
kém và rất nguy hiểm do dùng amoniac làm chất sinh hàn.
 Năm 1904,  Mollier xây dựng đồ thị i – s và logP – i.
 Năm 1906, kỹ sư Stuart Cramer đã nghĩ ra ý tưởng chế tạo thiết bị thông gió lắp vào nồi chứa
nước cất của xưởng dệt ông đang làm tạo ra độ ẩm giúp quá trình dệt diễn ra dễ dàng hơn, ông
gọi đó là quá trình điều hòa không khí.
 Sự kiện quan trọng phát triển kĩ thuật lạnh là việc sản xuất và ứng dụng môi chất lạnh Freon ở
Mĩ. Môi chất lạnh Freon là hợp chất hữu cơ hydro cacbua no hoặc không no như metal (CH 4)
hoặc etan (C2H6)…, được thay thế một phần hoặc toàn bộ các nguyên tử hydro bằng các nguyên
tử halogen như Clo (Cl), Flo (F) hoặc Brom (Br).
1.2 Ứng dụng của kỹ thuật lạnh vào cuộc sống
1.2.1 Ứng dụng trong điều hòa không khí
Ứng dụng kỹ thuật điều hòa được sử dụng rộng rãi không chỉ trong đời sống mà còn trong công nghiệp,
khâu được xem là quan trọng nhất trong điều hòa không khí là hệ thống lạnh. Máy lạnh được xử lý
nhiệt ẩm không khí trước khi cấp vào phòng. Không chỉ sử dụng vào mùa hè mà vào mùa đông cũng có
thể sưởi ấm do điều chỉnh được nhiệt độ với khoảng rộng đối với máy lạnh trong gia đình là khoảng từ
18° C đến 30° C
4
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

Sử dụng điều hòa trong các ngành công nghiệp để sản xuất ra sản phẩm có chất lượng đồng đều cần có
duy trì nhiệt độ, độ ẩm trong một giới hạn nhất định.
Trong các ngành công nghiệp nhẹ điều hòa không khí cũng được sử dụng như dệt, thuốc lá,…
1.2.2 Ứng dụng vào chế biến và bảo quản thực phẩm
Tác dụng của nhiệt độ thấp đối với thực phẩm khi ở nhiệt độ thấp các phản ứng hoá sinh trong thực
phẩm bị ức chế. Trong phạm vi nhiệt độ bình thường cứ giảm 10° C thì tốc độ phản ứng giảm xuống 1/2
đến 1/3 lần.Vì vậy khi ức chế vi khuẩn thì thực phẩm sẽ sử dụng được lâu hơn.
Để bảo quản thực phẩm có rất nhiều cách tuy nhiên bảo quản bằng phương pháp lạnh lại rất được ưa
chuộng vì:
 Đa số các loại thực phẩm, nông sản đều thích hợp đối với phương pháp này.
 Việc thực hiện bảo quản nhanh chóng và rất hữu hiệu phù hợp với việc đến mùa vụ của nhiều
loại thực phẩm nông sản.
 Giữ được tối đa các hương vị, màu sắc và dinh dưỡng trong thực phẩm. 
Thực phẩm trước khi được đưa vào các kho lạnh bảo quản, cần được tiến hành xử lý lạnh để hạ nhiệt
độ thực phẩm từ nhiệt độ ban đầu sau khi đánh bắt, giết mổ xuống nhiệt độ bảo quản. 
Có 2 cách xử lý lạnh thực phẩm là xử lý lạnh và xử lý lạnh đông.
Xử lý lạnh: là làm lạnh các sản phẩm xuống đến nhiệt độ bảo quản lạnh yêu cầu. Nhiệt độ bảo quản
này phải nằm trên điểm đóng băng của sản phẩm. Đặc điểm là sau khi xử lý lạnh, sản phẩm còn mềm,
chưa bị hóa cứng do đóng băng.
Xử lý lạnh đông: là kết đông (làm lạnh đông) các sản phẩm. Sản phẩm hoàn toàn hóa cứng do hầu hết
nước và dịch trong sản phẩm đã đóng thành băng. Nhiệt độ tâm sản phẩm đạt -80° C, nhiệt độ bề mặt
đạt từ -180° C đến -120° C. 
1.2.3 Ứng dụng trong sản xuất bia
Bia thuộc loại đồ uống có nồng độ thấp, thu nhận bằng cách lên men rượu ở nhiệt độ thấp dịch đường,
nước và hoa bia. Qui trình công nghệ sản xuất trải qua nhiều giai đoạn cần phải tiến hành làm lạnh mới
đảm bảo yêu cầu.
Đối với nhà máy sản xuất bia hiện đại, lạnh được sử ở các khâu cụ thể là sử dụng để làm lạnh nhanh
dịch đường sau khi nấu, quá trình lên men bia, bảo quản và nhân men giống, làm lạnh đông CO 2, làm
lạnh nước, làm lạnh hầm bảo quản.
5
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

1.2.4 Ứng dụng trong công nghiệp hóa chất


Trong công nghiệp hoá chất như hoá lỏng các chất khí là sản phẩm của công nghiệp hoá học như clo,
amoniac, cacbonnic, sunfurơ,…
Hoá lỏng và tách các chất khí từ không khí là một ngành công nghiệp hết sức quan trọng, có ý nghĩa vô
cùng to lớn với ngành luyện kim, chế tạo máy, y học, ngành sản xuất chế tạo cơ khí, phân đạm, chất tải
lạnh vv...
Trong công nghiệp hoá chất cũng sử dụng lạnh rất nhiều trong các quy trình sản xuất khác nhau để tạo
ra nhiệt độ lạnh thích hợp nhất cho từng hoá chất.
1.3 Ứng dụng của kỹ thuật lạnh cho tôm tại Việt Nam
1.3.1 Ngành " tôm tại Việt Nam
Tôm phân bố ở cả biển và sông hồ, ở Việt Nam tôm là đối tượng rất quan trọng của ngành thùy sản
hiện nay vì nó chiếm 55% số lượng xuất khẩu của thủy sản. Xuất khẩu tôm tươi và tôm đông lạnh ở
Việt Nam năm 1990 đứng thứ chín trên thế giới, ngày nay đã vươn lên đứng thứ hai thế giới. Được sự
quan tâm của nhà nước, ngành nuôi trồng và xuất khẩu tôm đông lạnh ngày càng phát triển.
1.3.1.1 Sản lượng
 Việt Nam có hơn 600.000 ha nuôi tôm với hai loài tôm sú và tôm trắng.
 Việt Nam là nước sản xuất tôm sú hàng đầu thế giới với sản lượng 300.000 tấn mỗi năm. Đây là
loài nuôi truyền thống của Việt Nam trong khi tôm trắng được nuôi ở nhiều tỉnh trong nước kể
từ năm 2008.
 Nhờ đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nên năng suất và giá trị sản lượng của con
tôm cũng tăng theo từng năm. Trong đó, sản lượng nuôi tôm năm 2018, đạt hơn 3.300 tấn, tăng
trên 32% so với năm 2016. Hiện tôm của tỉnh Thái Bình đã xuất bán ở hầu khắp các tỉnh, thành
phố trong cả nước và xuất sang thị trường Trung Quốc.
 Hiện nay diện tích nuôi tôm nước lợ tập trung ở 2 huyện ven biển Tiền Hải và Thái Thụy với
tổng diện tích trên 2.960ha. Trong đó, diện tích nuôi đang được mở rộng theo từng năm và được
nhiều địa phương xác định là con nuôi chủ lực. Trong nuôi tôm thì những năm qua, diện tích
nuôi tôm thẻ chân trắng là tăng mạnh nhất với 44% , Từ 94 ha năm 2016 lên 360 ha năm 2019.
Còn lại là nuôi tôm sú bán thâm canh.

6
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

 Cả năm 2019, diện tích nuôi tôm đạt 720 nghìn ha, sản lượng tôm nước lợ ước đạt 750 nghìn tấn
bằng 98,3% so với năm 2018, trong đó tôm sú ước đạt 270.000 tấn, tôm chân trắng là đạt
480.000 tấn.
 Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển ngành tôm, đặc biệt là ở đồng bằng sông Cửu Long, nơi
chiếm 95% sản lượng tôm và cũng là trung tâm của các nhà máy chế biến tôm. Cho đến nay, có
khoảng 200 nhà máy chế biến tôm được Ủy ban Châu Âu phê duyệt với các cuộc kiểm tra thực
địa định kỳ ngay tại Việt Nam. Các vùng nuôi chính tập trung ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long. 5 tỉnh có diện tích nuôi tôm lớn nhất gồm Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre và Kiên
Giang.
 Sản phẩm tôm đông lạnh vẫn chiếm tỷ trọng lớn  trong tổng xuất khẩu tôm Việt Nam. Tôm chế
biến chỉ chiếm tỷ trọng đáng kể ở một số thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản,... Tỷ trọng tôm
chế biến tại thị trường Mỹ cao nhất , tiếp đến là thị trường EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, trong khi
ASEAN và Trung Quốc ở mức thấp.
 Nhìn chung, về thuế nhập khẩu các sản phẩm tôm tại các thị trường chính, sản phẩm của Việt
Nam có lợi thế hơn so với các nước xuất khẩu, nhất là tại các thị trường có hiệp định FTA (Hiệp
định thương mại tự do) với Việt Nam. Đây sẽ tiếp tục là ưu thế cho xuất khẩu tôm Việt Nam
trong năm 2020 và những năm tới.
1.3.1.2 Chế biến và xuất khẩu

Hình 1.0-1 Xuất khẩu tôm từ 2008-2018


7
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

 Ngành tôm đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu thủy sản Việt Nam ra thế giới trong suốt 2
thập kỷ qua. Hàng năm, ngành tôm đóng góp khoảng 40- 45% tổng giá trị XK thủy sản, tương
đương 3,5- 4 tỷ USD. Hiện tôm Việt Nam được xuất khẩu đến 100 quốc gia, trong đó 5 thị
trường lớn nhất gồm: Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Với những nỗ lực
không ngừng, Việt Nam đã trở thành nước cung cấp tôm đứng thứ hai thế giới với giá trị xuất
khẩu chiếm 13-14% tổng giá trị xuất khẩu tôm của toàn thế giới.
 Xuất khẩu tôm trong 5 năm qua đạt tăng trưởng trung bình năm là 4%, tăng trưởng từng năm
không ổn định. Sau 5 năm, xuất khẩu tôm chân trắng ngày càng chiếm ưu thế trong sản phẩm
tôm xuất khẩu nhờ tăng trưởng mạnh.

Hình 1. 0-2 Tỷ lệ xuất khẩu tôm so với xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam
1.3.1.3 Phát triển bền vững
 Kể từ khi bắt đầu vào đầu những năm 1990, ngành tôm Việt Nam đã phát triển cả về quy mô và
quản lý kỹ thuật và năng lực về chất lượng, truy xuất nguồn gốc, quản lý các tác động môi
trường trong toàn bộ chuỗi cung ứng bắt đầu từ trại sản xuất giống, nhà máy thức ăn chăn nuôi,
trại nuôi và nhà máy chế biến đến xuất khẩu thông qua các kho lạnh hiện đại. Bằng chứng đáng
tin cậy nhất cho thấy nuôi tôm tại Việt Nam vừa an toàn vừa bền vững đó là các chương trình

8
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

chứng nhận ngày càng tăng của các tổ chức chứng nhận quốc tế về thực hành nuôi trồng thủy
sản tốt bao gồm BAP (Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất), Global Gap và ASC (Hội đồng
Quản lý nuôi trồng thủy sản). 
 Hàng chục doanh nghiệp tôm Việt Nam đã được phía Mỹ chấp nhận mức thuế còn 0%. 
 Hiện tôm Việt Nam được xuất khẩu đến 100 quốc gia.

Hình 1. 0-3 Các chứng nhận dành cho Tôm tại Việt Nam
1.3.1.4 Ngành công nghiệp tôm tại Bạc Liêu
 UBND tỉnh Bạc Liêu vừa phê duyệt đề án xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công
nghiệp tôm cả nước.
 Theo nội dung đề án, tỉnh sẽ lấy xuất khẩu làm động lực đồng thời quan tâm đến thị trường nội
địa và khách du lịch.
 Hai đối tượng tôm nước lợ chủ lực của tỉnh là tôm thẻ chân trắng và tôm sú sẽ được phát triển
theo hướng nâng cao chất lượng và phát triển bền vững, nhằm tạo thương hiệu tôm sạch Bạc
Liêu, từng bước xây dựng thương hiệu cho tôm giống Bạc Liêu.

9
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

 Mục tiêu của đề án là phát triển Bạc Liêu trở thành đầu mối của ngành tôm, đi đầu trong nghiên
cứu và ứng dụng khoa học công nghệ cao cho 2 đối tượng tôm nước lợ chủ lực, tập trung phát
triển các lĩnh vực sản xuất giống, nuôi thương phẩm và chế biến; là đầu mối liên kết các tỉnh
trong cụm sản xuất tôm của cả vùng.
1.4 Cấp đông
1.4.1 Cấp đông là gì ?
Cấp đông là phương pháp phổ biến được sử dụng để bảo quản các loại sản phẩm như thực phẩm, rau củ
quả, thịt, hải sản,… Phương pháp này thực hiện hạ nhiệt độ của thực phẩm xuống đến nhiệt độ đông
lạnh trong thời gian ngắn sau đó mới đưa vào kho lạnh để bảo quản.
1.4.2 Phân loại phương pháp cấp đông
 Cấp đông tiếp xúc
Tủ cấp đông tiếp xúc thường được sử dụng cho các mặt hàng dạng block. Khối lượng trung bình của
block vào khoảng 2kg.
Nguyên lý cấp đông: Sản phẩm được đặt trong các khay nhôm có nắp đậy và được xếp trên các tấm
trao đổi nhiệt của tủ đông tiếp xúc. Quá trình trao đổi nhiệt xảy ra trực tiếp từ sản phẩm qua khay đến
các tấm trao đổi nhiệt.
Nhờ hệ thống xy-lanh thuỷ lực ta có thể điều chỉnh để các tấm trao đổi nhiệt tiếp xúc tốt với hai mặt
của sản phẩm. Việc truyền nhiệt tiếp xúc đồng thời xảy ra ở cả hai bề mặt khay nên thời gian cấp đông
ngắn.

Hình 1. 0-4 Tủ cấp đông tiếp xúc


10
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

 Cấp đông gió


Cấp đông gió thường được sử dụng để cấp đông hải sản và các sản phẩm thực phẩm được sử dụng làm
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Kho, tủ thực hiện cấp đông sản phẩm theo cách sử dụng gió
lạnh cưỡng bức. Dàn lạnh sẽ tạo một luồng không khí có nhiệt độ thấp, sau đó luồng khí sẽ được hệ
thống quạt gió đẩy đi tất cả các khu vực trong kho để cấp đông sản phẩm.
Bên trong tủ có các cụm dàn lạnh, quạt gió, hệ thống giá đặt các khay chứa hàng cấp đông. Các sản
phẩm dạng rời như tôm, cá philê vv… được đặt trên khay với một lớp mỏng, được làm lạnh nhờ gió
tuần hoàn với tốc độ lớn, nhiệt độ rất thấp, khoảng –35oC đến -45oC, do đó thời gian làm lạnh ngắn.
Có 2 loại cấp đông gió là cấp theo mẻ và cấp đông liên tục

Hình 1. 0-5 Tủ cấp đông gió


Cấp đông theo mẻ :
Dạng tủ với sản phẩm nhỏ với thời gian cấp đông từ 30 phút – 4 giờ.
Dạng kho với các sản phẩm lớn hơn thời gian cấp đông có thể lên tới 12 giờ.
Cấp đông liên tục (băng chuyền cấp đông IQF):
Là hệ thống cấp đông siêu tốc cho các sản phẩm rời. Băng chuyền sử dụng cấp đông liên tục cho các
sản phẩm trong ngành chế biến thủy sản và thực phẩm. Công suất cấp đông 250kg/h; 350kg/h; 500kg/h
và tùy theo yêu cầu của khách hàng.
Trong buồng IQF, sản phẩm được di chuyển trên băng tải dạng tấm phẳng bằng vật liệu thép không rỉ.
Hàng ngàn tia và màn khí lạnh với tốc độ cực cao thổi trực tiếp và liên tục lên mặt trên của sản phẩm
và mặt dưới của băng tải, cùng với hệ số dẫn nhiệt cao của loại băng tải sử dụng, đã làm lạnh nhanh sản
phẩm bằng hai phương pháp là trao đổi nhiệt đối lưu và tiếp xúc. Do sự trao đổi nhiệt diễn ra đồng thời
11
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

trên tất cả bề mặt sản phẩm, nên quá trình cấp đông diễn ra nhanh và hiệu quả hơn IQF belt tấm phẳng
truyền thống.
Có 4 dạng băng chuyền IQF :
 Thẳng một tầng
 Thẳng nhiều tầng
 Xoắn nhiều tầng
 Tầng sôi
 Cấp đông dạng phun
Phương pháp cấp đông chủ yếu được sử dụng để làm đông các sản phẩm đặc biệt hoặc sản phẩm có giá
trị kinh tế cao.
Nguyên lý hoạt động:
Khí hóa lỏng được phun lên sản phẩm trên băng chuyền theo chiều ngược chiều chuyển động của băng
tải.
Cần thực hiện làm lạnh sơ bộ trước khi đưa sản phẩm vào cấp đông và đợi sản phẩm giữ được nhiệt độ
ổn định trước khi lấy ra. Các thao tác này sẽ hạn chế tình trạng nhiệt độ sản phẩm bị biến đổi quá đột
ngột gây tình trạng mất cân bằng, ảnh hưởng tời nhiệt độ sản phẩm.
 Đông khô ( sấy chân không – sấy thăng hoa )
Phương pháp sấy thăng hoa từ lâu đã được ứng dụng, phổ biến nhất là trong các ngành công nghiệp
thực phẩm và dược phẩm. Ngoài ra có nhiều lĩnh vực khác cũng ứng dụng công nghệ này, như : bao
gồm sự điều chế mẫu cảm ứng nhiệt, sự nghiên cứu tiêu bản thực vật, sự ổn định các vật liệu sống như
nuôi cấy vi khuẩn, lưu trữ lâu dài các mẫu HPLC, bảo quản tiêu bản động vật cho việc trưng bày tại
bảo tàng, phục hồi sách và các vật liệu khác bị hư hại bởi nước, sự cô đặc và thu hồi của các sản phẩm
phản ứng.
Nguyên lý hoạt động: Đông khô là quá trình tách nước hoặc dung môi khác từ sản phẩm đông lạnh
bằng quá trình thăng hoa. Sự thăng hoa xảy ra khi một chất lỏng đông lạnh ở thể rắn chuyển trực tiếp
sang thể hơi mà bỏ qua pha lỏng. Ngược lại, trong quá trình sấy truyền thống ở nhiệt độ phòng từ pha
lỏng thường làm thay đổi chất lượng của sản phẩm sấy, và phương pháp này chỉ có thể áp dụng được
với một số vật liệu sấy dễ dàng. Tuy nhiên, trong sấy thăng hoa, vật liệu sấy không đi qua giai đoạn thể
lỏng, và do đó sản phẩm sau sấy ổn định, dễ sử dụng và có tính mỹ quan cao.
12
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

Hình 1.0-6 Máy sấy đông khô


 Đông phun
Phương pháp cấp đông chủ yếu được sử dụng để làm đông các sản phẩm đặc biệt hoặc sản phẩm có giá
trị kinh tế cao.
Nguyên lý hoạt đông: Khí hóa lỏng được phun lên sản phẩm trên băng chuyền theo chiều ngược chiều
chuyển động của băng tải.Cần thực hiện làm lạnh sơ bộ trước khi đưa sản phẩm vào cấp đông và đợi
sản phẩm giữ được nhiệt độ ổn định trước khi lấy ra. Các thao tác này sẽ hạn chế tình trạng nhiệt độ
sản phẩm bị biến đổi quá đột ngột gây tình trạng mất cân bằng, ảnh hưởng tời nhiệt độ sản phẩm.

Hình 1. 0-7 Làm đông bằng cách phun nito lỏng

13
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

1.5 Hệ thống trữ đông


1.5.1 Hệ thông trữ đông là gì ?
Là hệ thống được sử dụng bảo quản sau cấp đông và trước khi chuyển sang hệ thống bảo quản lạnh. Có
nhiệt độ khoảng từ -22℃ đến -25℃
1.5.2 Phân loại hệ thống trữ đông
Kho lạnh dự trữ đông xây dựng: là loại kho lạnh được thiết kế vững chắc mang kiến trúc xây dựng.
Bên trong kho lạnh được trang bị các vật liệu cách nhiệt, kho lạnh kiểu này thường được xây với diện
tích lớn và có quy mô rộng. Tuy nhiên loại kho này có nhược điểm là không dịch chuyển được, vệ sinh
không được đảm bảo, giá thành cao và không có giá trị thẩm mỹ.
Kho lạnh dự trữ đông Panel PU: là loại kho lạnh được xây dựng và lắp ghép bởi các tấm Panel PU.
Loại kho lạnh này rất được ưa chuộng ở các cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp…vì chi phí lắp đặt và
xây dụng thấp, thẩm mỹ cao đồng thời dễ dàng vệ sinh, kiểm soát chất lượng và có thể di chuyển được.
1.6 Hệ thống bảo quản lạnh
1.6.1 Hệ thống bảo quản là gì ?
Hệ thống bảo quản lạnh là hệ thống sử dụng để bảo quản các loại thực phẩm, nông sản, rau quả, các sản
phẩm của công nghiệp hoá chất, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp nhẹ vv…
1.6.2 Phân loại hệ thống bảo quản lạnh

Hình 1. 0-8 Kho bảo quản lạnh sử dụng panel PU


Theo công dụng 
14
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

- Kho lạnh sơ bộ: Dùng làm lạnh sơ bộ hay bảo quản tạm thời thực phẩm tại các nhà máy chế biến
trước khi chuyển sang một khâu chế biến khác.
- Kho chế biến: Được sử dụng trong các nhà máy chế biến và bảo quản thực phẩm (nhà máy đồ hộp,
nhà máy sữa, nhà máy chế biến thuỷ sản, nhà máy xuất khẩu thịt vv..) Các kho lạnh loại này thường có
dung tích lớn cần phải trang bị hệ thống có công suất lạnh lớn. Phụ tải của kho lạnh luôn thay đổi do
phải xuất nhập hàng thường xuyên.
- Kho phân phối, kho trung chuyển: Dùng điều hoà cung cấp thực phẩm cho các khu vực dân cư, thành
phố và dự trữ lâu dài. Kho lạnh phân phối thường có dung tích lớn trữ nhiều mặt hàng và có ý nghĩa rất
lớn đến đời sống sinh hoạt của cả một cộng đồng.
- Kho thương nghiệp: Kho lạnh bảo quản các mặt hàng thực phẩm của hệ thống thương nghiệp. Kho
dùng bảo quản tạm thời các mặt hàng đang được doanh nghiệp bán trên thị trường.
- Kho vận tải (trên tàu thuỷ, tầu hoả, xe ôtô ): đặc điểm của kho là dung tích lớn, hàng bảo quản mang
tính tạm thời để vận chuyển từ nơi này sang nơi khác.
- Kho sinh hoạt: đây là loại kho rất nhỏ dùng trong các hộ gia đình, khách sạn, nhà hàng dùng bảo quản
một lượng hàng nhỏ.
Theo nhiệt độ 
- Kho bảo quản lạnh: Nhiệt độ bảo quản thường nằm trong khoảng -2oC đến 5oC. Đối với một số rau
quả nhiệt đới cần bảo quản ở nhiệt độ cao hơn (chuối > 10oC, chanh > 4oC). Nói chung các mặt hàng
chủ yếu là rau quả và các mặt hàng nông sản.
- Kho bảo quản đông: Kho được sử dụng để bảo quản các mặt hàng đã qua cấp đông. Đó là hàng thực
phẩm có nguồn gốc động vật. Nhiệt độ bảo quản tuỳ thuộc vào thời gian, loại thực phẩm bảo quản. Tuy
nhiên nhiệt độ bảo quản tối thiểu cũng phải đạt -18oC để cho các vi sinh vật không thể phát triển làm hư
hại thực phẩm trong quá trình bảo quản.
- Kho đa năng: Nhiệt độ bảo quản là -12oC
- Kho gia lạnh: Nhiệt độ 0oC, dùng gia lạnh các sản phẩm trước khi chuyển sang khâu chế biến khác.
- Kho bảo quản nước đá: Nhiệt độ kho tối thiểu -4oC
Theo dung tích chứa. Kích thước kho lạnh phụ thuộc chủ yếu vào dung tích chứa hàng của nó. Do đặc
điểm về khả năng chất tải cho mỗi loại thực phẩm có khác nhau nên thường qui dung tích ra tấn thịt

15
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

(MT-Meet Tons). Ví dụ kho 50MT, Kho 100MT, Kho 150 MT vv.. là những kho có khả năng chứa 50,
100, 150 vv.. tấn thịt.
Theo đặc điểm cách nhiệt 
- Kho xây: Là kho mà kết cấu là kiến trúc xây dựng và bên trong người ta tiến hành bọc các lớp cách
nhiệt. Kho xây chiếm diện tích lớn, lắp đặt khó, giá thành tương đối cao, không đẹp, khó tháo dỡ và di
chuyển. Mặt khác về mặt thẩm mỹ và vệ sinh kho xây không đảm bảo tốt. Vì vậy hiện nay ở nước ta
người ta ít sử dụng kho xây để bảo quản thực phẩm.
- Kho panel: Được lắp ghép từ các tấm panel tiền chế polyurethan và được lắp ghép với nhau bằng các
móc khoá camlocking. Kho panel có hình thức đẹp, gọn và giá thành tương đối rẻ, rất tiện lợi khi lắp
đặt, tháo dỡ và bảo quản các mặt hàng thực phẩm, nông sản, thuốc men, dược liệu vv... Hiện nay nhiều
doanh nghiệp ở nước ta đã sản xuất các tấm panel cách nhiệt đạt tiêu chuẩn cao. Vì thế hầu hết các xí
nghiệp công nghiệp thực phẩm đều sử dụng kho panel để bảo quản hàng hoá.

16
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ


2.1 Thông số công nghệ
2.1.1 Tôm
 Đặc điểm
Tôm là từ chỉ phần lớn các loài động vật giáp xác trong bộ giáp xác mười chân, ngoại trừ phân thứ bộ
Cua bao gồm các loài cua, cáy và có thể là một phần của cận bộ Anomura bao gồm các loài tôm ở nhờ
(ốc mượn hồn).
Hoạt hình mô tả cách bơi ngược mà nhiều loài tôm có thể sử dụng trong một số trường hợp thoát hiểm.
Chúng đa phần là động vật ăn tạp sống ở dưới nước, bao gồm các loài sống ở nước biển, như tôm hùm
càng, và các loài sống ở vùng nước ngọt, như tôm đồng, và nước lợ, như tôm càng xanh. Di chuyển
trong nước, chúng có thể bò bằng chân, bơi bằng khua chân, hoặc trong một số trường hợp bơi ngược
bằng cách gập người để thoát hiểm - một kiểu bơi rất đặc trưng của nhiều loài tôm.
Hầu hết các loài tôm đều có thể là nguồn thức ăn giàu protein cho con người, trong đó có nhiều loại là
thủy hải sản có giá trị thương mại rất cao.
Cơ thể của tôm, nhìn từ bề ngoài, có thể được phân chia thành hai phần: phần thứ nhất là đầu và ngực
hợp nhất thành phần đầu ngực (tên khoa học là cephalothorax), và phần thứ hai là phần bụng dài hẹp.
Toàn bộ cơ thể của tôm được bảo vệ bằng lớp vỏ kitin cứng, trong đó phần vỏ ở phần đầu ngực, được
gọi là vỏ giáp hay mai (tên khoa học là carapace), thường là cứng và dầy hơn ở các phần khác. Vỏ giáp
thường bao bọc cho mang và phần lớn các cơ quan nội tạng của tôm. Nước thường xuyên được bơm
chảy qua mang nhờ vào chuyển động của các chân miệng . Một mũi nhọn và cứng, có thể có nhiều gai
sắc, nhô ra ở phần đầu của mai, gọi là chủy, được dùng để tấn công hoặc phòng thủ, và cũng có thể
giúp tôm giữ thăng bằng khi bơi ngược. Hai mắt lồi nhô ra từ mai, ở hai bên chủy. Chúng là mắt kép,
có trường nhìn toàn cảnh và có khả năng nhận biết tốt các chuyển động xung quanh; tuy nhiên một số
loài tôm mù không có thị lực phát triển do thích ứng với môi trường sống chui dưới bùn. Hai cặp ăng
ten cũng nhô ra từ phía đầu vỏ giáp. Một trong hai cặp này rất dài, có thể dài gấp đôi chiều dài của thân
tôm, và cặp còn lại ngắn. Các ăng ten có cảm biến xúc giác, khứu giác và vị giác. Các ăng ten dài giúp
tôm định hướng trong môi trường, còn các ăng ten ngắn giúp đánh giá mức độ phù hợp của thức ăn
hoặc con mồi . Có tám cặp chân mọc ra từ phần đầu ngực. Ba cặp đầu, tên khoa học maxilliped, là các

17
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

chân hàm, để đưa thức ăn vào trong miệng và bơm nước qua mang. Ở loài crangon crangon, cặp chân
đầu, maxillula, bơm nước qua khoang mang. Năm cặp còn lại, tên khoa học là pereiopod, tạo thành 10
chân bò của tôm.
Phần bụng tôm, chứa chủ yếu là cơ bắp - tức là chứa chủ yếu phần thịt khai thác được trong thực phẩm
cho con người, có sáu đốt. Mỗi đốt có vỏ bọc, lồng lên nhau, và các vỏ bọc này mỏng và mềm hơn
phần vỏ giáp, đôi khi có thể trong suốt. Năm đốt đầu có các cặp chân bơi, tên khoa học là pleopod, có
hình dạng như mái chèo, dùng khi tôm bơi theo chiều xuôi. Một số loài tôm dùng pleopod để chăm sóc
trứng. Một số loài khác có thêm mang ở pleopod, hỗ trợ hô hấp. Tôm đực ở một số loài dùng một hoặc
hai cặp pleopod đầu để đưa tinh trùng vào tôm cái. Đốt thứ sáu có chân đuôi, được gọi bằng tên khoa
học là uropod. Đuôi cho phép tôm bơi ngược khi cảm thấy bị nguy hiểm, và khi tôm bơi theo chiều
xuôi thì đuôi có chức năng dẫn hướng như bánh lái.
Hệ thần kinh của tôm gồm có các đường dẫn truyền tín hiệu thần kinh từ mắt và từ các ăng ten về bộ
não nằm ở gần mắt, phía đầu của vỏ giáp, và các dây thần kinh từ não tỏa đến các cơ, để điều khiển vận
động, và bộ phận cơ thể khác, dọc theo một trục đi ở phía dưới bụng tôm.
Hệ tiêu hóa của tôm gồm có miệng nằm gần các chân hàm, dẫn thức ăn vào khoang dạ dày, nằm ngay
sau não bên trong vỏ giáp và chiếm một thể tích lớn bên trong vỏ giáp. Thức ăn sau khi được tiêu hóa ở
dạ dày, sẽ được đẩy chạy dọc theo ruột, là đường ống nhỏ chạy dọc ở phần phía trên của bụng (chạy
dọc lưng), và chất thải được đi ra ở lỗ mở của ruột nằm ở đuôi tôm. Phía cuối dạ dày cũng có đường
ống nối với gan, nằm ở phía sau dạ dày bên trong vỏ giáp, là nơi chất dinh dưỡng có thể được dự trữ.
Hệ hô hấp có các mang nằm ở sát hai bên thành của mai, phía bên trong mai, gần các chân hàm. Ở một
số loài mang còn xuất hiện ở các chân bơi. Nước thường xuyên được chảy qua các mang để cung cấp
oxy và mang đi khí cacbonic nhờ vào chuyển động của một số chân hàm, và chân bơi với các mang
nằm ở gần chân bơi.
Hệ tim mạch gồm có tim nằm ở phía sau gan bên trong vỏ giáp và gần tiếp giáp với phần bụng, bơm
máu, dẫn dinh dưỡng từ gan và dạ dày, và dẫn ô xy từ hệ hô hấp, đến các bộ phận khác qua các mạch
máu, gồm có mạch máu chạy dọc ở phần phía trên của bụng (chạy dọc lưng) song song với ruột, và các
mạch máu dẫn xuống phía dưới ở trong vỏ giáp, và có thể có thêm mạch máu chạy dọc ở phần phía
dưới của bụng, mạch máu đi đến phía đầu...

18
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

Hệ cơ gồm có các cơ nhỏ nằm trong chân và ăng ten, vận động chân và ăng ten, và một cơ lớn nằm
trong bụng, chiếm phần lớn thể tích phần bụng, vận động bụng và đuôi.
Hệ sinh dục, ở tôm đực gồm có tinh hoàn nằm ở bên dưới tim và các ống dẫn tinh trùng xuống bên
dưới ra các lỗ ở gốc của chân bò (pereiopod) thứ năm; còn ở tôm cái là các buồng trứng ở dưới tim và
ống dẫn trứng xuống bên dưới ra các lỗ ở gốc của chân bò thứ ba. Sau khi tôm đực và tôm cái giao
phối, các trứng đã thụ tinh bám vào bên dưới của các chân bơi của tôm cái, ngoại trừ tôm pan đan
không ôm trứng bằng chân bơi .
Hệ tiết niệu gồm có thận, bàng quang và niệu đạo dẫn chất thải ra ngoài, tất cả nằm cạnh nhau và ở
phía đầu của tôm, bên trong vỏ giáp, và phía trước miệng.
 Phân loại
Cụ thể các loài tôm được nằm trong các phân loại khoa học như sau:
 Bộ Decapoda
Phân bộ Pleocyemata
Caridea: Tôm caridean
Stenopodidea: Tôm sọc đỏ trắng
Polychelida: Các loài tôm chuyển tiếp giữa dạng tôm thực sự và tôm hùm, là các động vật giáp xác mù,
sống ở đáy, giống tôm hùm.
Achelata: Nhóm tôm hùm không càng. Tôm hùm nuôi và đánh bắt ở Việt Nam thuộc nhóm này.
Glypheoidea: Tôm hùm glypheoid, đôi khi được gộp trong cận bộ Astacidea như là một siêu họ.
Astacidea: Hai nhóm (Astacoidea và Parastacoidea) tôm đồng, tôm sông, một nhóm tôm hùm thực sự
(có càng) (Nephropoidea), và một nhóm tôm hùm đá ngầm (chi Enoplometopus).
Thalassinidea: "Tôm hùm bùn" và "tôm ma".
Anomura: Tôm ở nhờ
 Phân bộ Dendrobranchiata: Tôm pan đan, tôm thẻ, tôm he.
 Một số thành phần hóa học của tôm
Thành phần hóa học, % khối lượng
Loài tôm
Nước Protein Tro Lipit
Tôm he trắng 77,4±0,2 20,6±0,1 1,41±0,02 0,20±0,02
Tôm he nâu 76,2±0,1 21,4±0,2 1,63±0,20 0,14±0,01

19
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

Tôm hồng 81,5±0,5 17,1±0,4 1,30±0,06 0,39±0,05


Tôm châu Á 84,0±0,4 15,2±0,4 0,77±0,03 0,42±0,17
Tôm sú 75,22±0,55 21,04±0,48 1,91±0,05 1,83±0,06
Bảng 2.0-1 Thành phần hóa học của một số loại tôm trên thế giới
 Protein
Cơ thịt tôm chứa khoảng 13-25% protein. Hàm lượng này thay đổi tùy thuộc theo giống tôm, điều kiện
dinh dưỡng và loại cơ thịt.
Có thể chia mô cơ của tôm làm 3 loại:
Protein cấu trúc : Chiếm 70-80% tổng hàm lượng protein của tôm.
Protein mô liên kết : Điểm đẳng điện của protein tôm vào khoảng pH 4,5-5,5. Tại giá trị pH này,
protein có độ hòa tan thấp nhất.
Protein cơ : chiếm 23 – 30% hàm lượng protein.
 Acid amin
Là loại thực phẩm giàu acid amin. Nhờ loại acid amin này mà thành phần dinh dưỡng của tôm cao.
Nhưng vì trong thành phần acid amin cao hơn thịt nên khi phân hủy sẽ tạo mùi hôi thối gây khó chịu.
 Lipid
Mô cơ của tôm chứa 0.01 – 3% lipid mà thành phần chủ yếu là phospholipid.
 Chất khoáng
Là loại thực phẩm giàu chất khoáng. Chiếm khoảng 0.7-1.5% thành phần thịt của tôm. Hàm lượng này
tăng giảm theo từng loài và phụ thuộc rất lớn vào khí hậu và môi trường sống của tôm.
Một số thành phần khoáng chất có trong 100g tôm:
Natri :111mg
Canxi: 70mg
Kali : 259mg
Sắt : 0.5mg
Magie : 39mg
 Hệ vi sinh vật và enzyme
Tôm có lượng vi sinh lớn nhưng vẫn ít hơn một số loài do có lớp vỏ dày bảo vệ

20
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

Một số loại vi sinh ở tôm: Nhóm vi khuẩn hiếu khí nước, trong nội tạng ( đầu tôm ) chủ yếu là
clostridium dp, escherichia coli,Samonella.
Các loại vi sinh vật này tham gia vào quá trình làm ươn thối tôm.
 Vitamin và khoáng chất
Trong tôm chứa rất nhiều vitamin và một số loại vitamin chủ yếu :Vitamin B12, vitamin A, vitamin
B6.
 Điều kiện bảo quản tôm
Trong trường hợp tôm đã qua chế biến, giữ chúng ở nhiệt độ lạnh quanh mức 0oC trong ngắn ngày và
hạ xuống mức âm nếu bảo quản trong thời gian dài.
Hệ thống lạnh và thiết bị đảo nước biển hoặc nước muối phải đủ khả năng duy trì nhiệt độ tôm ở
-1oC.Ở nhiệt độ -1oC tôm hư hỏng chậm nhất. Nếu nhiệt độ thấp hơn -1oC tôm có thể bị tổn thương do
đông lạnh cục bộ. Trong thực tế, khống chế chính xác ở nhiệt độ trên là hết sức khó khăn cho nên có
thể duy trì trong khoảng -1oC tới 2oC.

21
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

2.1.2 Qui trình công nghệ tôm

Tôm nuôi tại Kiểm tra chất lượng


Bạc Liêu

Rửa bằng Clorin 100-150 ppm Rửa sạch


nước sạch 100C

Bỏ đầu, Bóc
Sơ chế
vỏ, Bỏ chỉ Nước thải vào bể

Rửa bằng clorine 50ppm Rửa sạch


nước sạch 10oC

Phân theo cỡ tôm Phân loại

Rửa bằng nước sạch 100C Rửa sạch


clorine 10ppm, nước sạch 100C

500g /1 gói Đóng gói

Cấp đông bằng gió đối Sau cấp đông nhiệt độ tại
Cấp đông
lưu cưỡng bức nhiệt độ tâm sản phảm đạt
khoảng -40oC -18oC

Nhiệt độ khoảng
Trữ Đông
-22oC đến -25oC

Nhiệt độ khoảng Bảo quản


-18oC
22

Vận chuyển
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

Thuyết minh quy trình công nghệ


 Tiếp nhận nguyên liệu, kiểm tra chất lượng
 Nguyên liệu được đưa đến nhà máy phải được kiểm tra ngay nên nhà máy cần có nơi tiếp nhận
tôm riêng. Để tránh cho tôm bị nhiễm trùng bị tiếp xúc với mặt đất khi kiểm tra chất lượng cần
tráng một lớp clorine nồng độ thấp để tránh tôm bị nhiễm khuẩn.
 Tôm còn giữ được độ tươi ở mức quy định, nếu có dấu hiệu bị hôi tanh, thối rửa cần loại bỏ
ngay.
 Tôm có thể bị khuyết tật phần vỏ với mức cho phép vì khi sơ chế sẽ loại bỏ phần vỏ và đầu.
 Phải loại bỏ các nguyên liệu chứa các chất có hại, chất lạ hoặc đã bị phân hủy và không thể giảm
tới giới hạn cho phép thông qua quá trình phân loại hoặc chế biến thông thường.
 Hương vị tự nhiên thoảng mùi iot không coi là khuyết tật trừ khi ở mức độ cao.
 Rửa sạch lần 1: loại bỏ chất bẩn bên ngoài và một số vi sinh vật
 Rửa bằng clorine
Sau khi tiếp nhận nguyên liệu tôm được được đưa sang thùng rửa, không được đưa các phương tiện vận
chuyển vào phân xưởng sản xuất, thùng rửa được chế tạo bằng thép không gỉ.
Rửa bằng clorine với nồng độ thấp giúp tôm tránh nhiễm trùng, loại bỏ một số chất bẩn bên ngoài và vi
sinh vật bám trên bề mặt vỏ tôm
Nồng độ Clorine từ 100-150ppm.
 Rửa lại bằng nước sạch
Tiếp tục rửa bằng nước sạch sau khi rửa bằng clorine để loại bỏ clorine còn trên bề mặt tôm.
Nước phải có nhiệt độ khoảng 10oC để giúp tôm không bị chênh lệch nhiệt độ so với trước khi được
đưa đến đã được bảo quản bằng đá lạnh.
 Sơ chế
Nhiệt độ trong quá trình sơ chế phải được đảm bảo nhỏ hơn 10oC
Đầu tôm sau khi loại bỏ được cho ngay vào thùng chứa, thùng này phải luôn được thay rửa ít nhất
1h/lần. Tôm sau khi vặt đầu phải đươc đem đi ướp đá có pha clorine 20ppm.
Việc bóc vỏ, bỏ chỉ cần được tiến hành nhanh. Tôm sau khi bóc vỏ là môi trường thuận lợi để vi sinh
vật phát triển. Vì vậy, công nhân làm trong công đoạn này cần phải được kiểm tra vệ sinh định kì và

23
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

chặt chẽ. Quá trình bóc được thực hiện trên bàn thép không gỉ, gạch tráng men hoặc nhựa chuyên dùng.
Tôm sau khi bóc vỏ được đem đi ướp đá có pha chất sát trùng clorine 30ppm.
Tôm sau khi lột phải còn nguyên vẹn, vết lấy chỉ không quá to. Thời gian lưu giữ bán thành phẩm trên
bàn sơ chế tối đa là 30 phút.
 Rửa sạch lần 2
Sau khi sơ chế tôm được rửa qua 2 lần nước và nhiệt độ nước rửa nhỏ hơn 10° C với cách rửa giống lần
đầu với mục đích làm sạch tôm sau khi bóc vỏ, bỏ đầu, bỏ chỉ và loại bỏ vi sinh vật bám trên bề mặt
thịt tôm giúp bề mặt tôm trắng hơn.
Lần 1: Rửa trong nước có nồng độ clorine 50ppm, t ≤ 10° C.
Lần 2: Rửa trong nước lạnh, sạch, t ≤ 10° C.
 Phân loại
Tôm được chia làm nhiều cỡ với những giá thành khác nhau phù hợp với nhu cầu khách hàng.
 Rửa sạch lần 3
Sau khi phân cỡ tôm được rửa qua 3 lần nước, nhiệt độ nước rửa ≤ 10oC.
- Lần 1: Rửa trong nước lạnh, sạch.
- Lần 2: Rửa trong nước lạnh, sạch, có pha chlorine 10ppm.
- Lần 3: Rửa lại trong nước lạnh sạch.
 Đóng gói
Sau khi được rửa sạch lần cuối sẽ được đưa lên cân điện tử với trọng lượng là 500g rồi được đưa vào
gói đem hàn gói lại.
Bao bì thủy hải sản chịu được môi trường nhiệt độ thấp -180C với đặc tính mềm dẻo thích hợp đóng gói
nên chọn PET.
Đóng gói xong đem hút chân không để bảo quản thực phẩm tốt hơn.
 Cấp đông bằng gió đối lưu cưỡng bức
Dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Bên trong tủ có các cụm dàn lạnh, quạt gió, hệ thống giá đặt các khay chứa hàng cấp đông. Các sản
phẩm được đặt trên khay với một lớp mỏng, được làm lạnh nhờ gió tuần hoàn với tốc độ lớn, nhiệt độ
rất thấp, khoảng –35oC đến -45oC, do đó thời gian làm lạnh ngắn.

24
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

Đối với doanh nghiệp nhỏ vừa với năng suất 12 tấn/ 1 ngày sử dụng cấp đông gió cưỡng bức vì có năng
suất cao, thời gian làm lạnh ngắn theo mẻ (khoảng 2500kg/mẻ/4 giờ).
Tâm sản phẩm sau khi được cấp đông phải đạt -18oC
 Trữ đông
Sản phẩm được đưa qua trữ đông khoảng -22oC đến -25oC để tránh sốc và thất thoát nhiệt trước khi
sang kho bảo quản.
 Bảo Quản
Kho bảo quản phải đạt ít nhất -18oC vì đây là nhiệt độ để không bị vi sinh vật sinh sôi nảy nở làm hỏng
tôm.
=> Trong qui trình này em lựa chon thiết kế hệ thống cấp đông để cấp đông cho tôm 2500kg/mẻ lắp
đặt tại Bạc Liêu.
2.1.3 Phân tích lựa chọn phương án bảo quản
Một số loại hệ thống cấp đông
 Hệ thống cấp đông gió
Kho cấp đông gió: Kho cấp đông gió thường được sử dụng để trong lĩnh vực chế biến hải sản và các
thực phẩm được cần cho công nghiệp chế biến. Việc cấp đông sản phẩm sẽ được thực hiện theo cách sử
dụng gió lạnh cưỡng bức. Dàn lạnh sẽ tạo một luồng không khí có nhiệt độ thấp, sau đó luồng khí sẽ
được hệ thống quạt gió đẩy đi tất cả các khu vực trong kho để cấp đông sản phẩm.
Tủ cấp đông gió: Tủ cấp đông gió được sử dụng chủ yếu để bảo quản các sản phẩm đông rời và có khối
lượng ít. nên phù hợp với các xí nghiệp trung bình và nhỏ. Tủ cấp đông gió sử dụng phương pháp cấp
đông bằng gió lạnh cưỡng bức tương tự với kho lạnh cấp đông gió. Về cơ bản, thiết kế kho lạnh cấp
đông gió và tủ cấp đông gió có nhiều điểm tương tự. Các bộ phận chính bao gồm các dàn lạnh, quạt gió
và rất nhiều khay chứa. Thực phẩm sẽ được xếp lên khay và chịu tác động luồng gió lạnh tới -35 độ C.
Nguyên lý hoạt động: sử dụng không khí đối lưu cưỡng bức để làm lạnh sản phẩm. Các sản phẩm cấp
đông dạng khối hoặc dạng rời được đặt lên các khay và xếp lên các xe cấp đông. Xe cấp đông được làm
bằng vật liệu Inox, có nhiều tầng với khoảng cách giữa các tầng là đủ lớn, tạo điều kiện để khí lạnh có
thể tuần hoàn qua các khoảng khe hở nhất định sau khi xếp các khay sản phẩm vào xe. Qua các khe hở
giữa các khay, không khí lạnh tuần hoàn cưỡng bức và trao đổi nhiệt về cả 2 phía: phía trên trao đổi

25
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

nhiệt trực tiếp với sản phẩm, phía dưới trao đổi qua khay cấp đông và dẫn nhiệt vào sản phẩm. Quá
trình trao đổi nhiệt đó là trao đổi nhiệt đối lưu cưỡng bức.
Không khí trong buồng cấp đông có nhiệt độ đạt -35˚C. Do đó, thời gian cấp đông khá nhanh: khoảng
3h/mẻ đối với sản phẩm dạng rời, và khoảng 7-9h/mẻ đối với sản phẩm dạng khối.
Tùy thiết kế kho cấp đông, dàn lạnh có thể được treo trên cao hoặc đặt dưới sàn. Với các kho công suất
lớn, giải pháp đặt sàn lạnh dưới nền sẽ được ưu tiên vì khối lượng khá nặng của dàn. Nếu dàn lạnh treo
trên cao, cần đảm bảo các giá treo phải chắc chắn trên trần panel và treo trên các xà nhà.

Hình 2.0-9 Sơ đồ hệ thống cấp đông gió


 Hệ thống cấp đông IQF
Đây là hệ thống cấp đông siêu tốc cho các sản phẩm rời. Băng chuyền sử dụng cấp đông liên tục cho
các sản phẩm trong ngành chế biến thủy sản và thực phẩm. Công suất cấp đông 250kg/h; 350kg/h;
500kg/h và tùy theo yêu cầu của khách hàng.
Cấu tạo: Sử dụng máy nén với môi chất lạnh thường là R404, R502,… Băng tải thường làm bằng thép
không gỉ vỏ thiết bị được làm bằng PU chất lượng cao để đảm bảo an toàn thực phẩm. Ưu điểm rất lớn
của băng chuyền là tốc độ băng chuyền có thể điều chỉnh.

26
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

Nguyên lý hoạt động: Trong buồng IQF, sản phẩm được di chuyển trên băng tải dạng tấm phẳng bằng
vật liệu thép không gỉ. Hàng ngàn tia và màn khí lạnh với tốc độ cực cao thổi trực tiếp và liên tục lên
mặt trên của sản phẩm và mặt dưới của băng tải, cùng với hệ số dẫn nhiệt cao của loại băng tải sử dụng,
đã làm lạnh nhanh sản phẩm bằng hai phương pháp là trao đổi nhiệt đối lưu và tiếp xúc. Do sự trao đổi
nhiệt diễn ra đồng thời trên tất cả bề mặt sản phẩm, nên quá trình cấp đông diễn ra nhanh và hiệu quả
hơn IQF belt tấm phẳng truyền thống.

Hình 2.0-10 Sơ đồ hệ thống cấp đông nhanh IQF


 Hệ thống đông tiếp xúc
Tủ cấp đông tiếp xúc được sử dụng để dành cho các mặt hàng dạng block. Trung bình, mỗi block được
cấp đông thường có khối lượng khoảng 2kg.
Cấu tạo: Tủ cấp đông tiếp xúc bao gồm nhiều tấm lắc cấp đông bên trong. Khoảng cách giữa cách tấm
này có thể điều chỉnh được bằng ben thủy lực, dịch chuyển được từ 50 -105 mm. Kích thước chuẩn của

27
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

các tấm lắc là 2200L x 1250W x 22D (mm). Đối với tủ cấp đông lớn từ 2000kg/mẻ trở lên, người ta sử
dụng các tấm lắc lớn kích thước khoảng 2400L x 1250W x 22D (mm).
Nguyên lý hoạt động: Sản phẩm được đặt trong các khay nhôm có nắp đậy và được xếp trên các tấm
trao đổi nhiệt của tủ đông tiếp xúc sau đó đặt trực tiếp lên các mâm cấp đông, mỗi mâm trung bình có 4
khay. Quá trình trao đổi nhiệt xảy ra trực tiếp từ sản phẩm qua khay đến các tấm trao đổi nhiệt. Nhờ hệ
thống xy-lanh thuỷ lực ta có thể điều chỉnh để các tấm trao đổi nhiệt tiếp xúc tốt với hai mặt của sản
phẩm. Việc truyền nhiệt tiếp xúc đồng thời xảy ra ở cả hai bề mặt khay nên thời gian cấp đông ngắn.
Việc đặt khay trực tiếp lên các tấm lắc sẽ tốt hơn khi có khay vì có thể hạn chế được điện trở dẫn nhiệt.
Các tấm lắc đặt trên tủ cấp đông được nâng hạ bằng ben thủy lực. Piston và cần dẫn ben thủy lực được
làm bằng thép không gỉ để đảm bảo vệ sinh. Khi cấp đông, ben thủy lực ép các tấm lắc để cho các khay
tiếp xúc với tấm lắc ở cả hai mặt. Quá trình trao đổi nhiệt là nhờ phương pháp dẫn nhiệt. Dịch lỏng
ngập trong các tấm lắc ở nhiệt độ âm sau từ -40 đến -45 độ C.

Hình 2.0-11 Sơ đồ hệ thống đông tiếp xúc

28
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

=> Do sử dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ với số lượng 2500kg/mẻ nên chọn tủ cấp đông sử
dụng gió đối lưu cưỡng bức với công suất 500kg/tủ xếp 5 tủ liền nhau để khi không cần đến 2500kg
thì cho những tủ trống nghỉ để tiết kiệm năng lượng
2.2 Phân tích lựa chọn phương án thiết kế hệ thống lạnh
Lựa chọn môi chất lạnh
Có 5 yêu cầu khi lựa chọn môi chất lạnh là yêu cầu về nhiệt động, hóa lý, sinh lý, kinh tế và an toàn
môi trường. Trong 5 yêu cầu này cần chú trọng ở yêu cầu về nhiệt động và an toàn cho môi trường.
2.2.1 Yêu cầu về nhiệt động

Bảng 2. 0-2 Tính chất nhiệt động môi chất lỏng


Năng suất lạnh thể tích qv của tác nhân lạnh phải lớn, vì như thế sẽ làm giảm kích thước và trọng lượng
máy nén do thể tích tác nhân lạnh làm việc trong chu trình nhỏ. Nhưng yêu cầu này không là yêu cầu
bắt buộc khi chọn tác nhân lạnh vì khi qv tăng hiệu số áp suất máy lạnh cũng tăng theo.
Áp suất của tác nhân lạnh ở cuối quá trình nén không được quá lớn vì áp suất cao sẽ làm phức tạp nặng
nề thiết bị đồng thời không an toàn.

29
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

Áp suất sôi p0 mong muốn cao hơn áp suất khí quyển để thiết bị không phải làm việc ở chân không vì
không khí dễ thâm nhập vào hệ thống ảnh hưởng xấu đến sự làm việc của thiết bị.
Pk
Hệ số nén không nên quá lớn để giảm công tiêu hao và kích thước của máy nén, đồng thời tăng
Po
hiệu suất của máy nén.
Nhiệt ẩn hóa hơi cần phải lớn để giảm số lượng tác nhân lạnh cần luân chuyển trong thiết bị.
Nhiệt độ đông đặc phải thấp để có thể đạt tới nhiệt độ làm lạnh thấp và nhiệt độ tới hạn phải cao để cho
hệ số lạnh lớn.
2.2.2 Tính chất hóa lý
Dễ hòa tan trong nước để tránh hiện tượng đóng băng cản trở sự làm việc của hệ thống Ngoài ra nếu
nước nằm ở trạng thái tự do có khả năng ăn mòn kim loại.
Hòa tan được trong dầu vì nếu không hòa tan được thì sẽ dẫn đến sự cản trở truyền nhiệt do trên bề mặt
truyền nhiệt tạo lớp dầu mỏng. Nếu tác nhân lạnh hòa tan dầu thì lớp dầu mỏng sẽ không còn nữa, tốt
hơn cho sự truyền nhiệt nhưng như vậy sẽ khó tách dầu ra khỏi thiết bị bốc hơi và làm tăng nhiệt độ sôi
sự làm việc của máy lạnh sẽ xấu đi rất nhiều.
Tác nhân lạnh không được ăn mòn kim loại và các vật liệu khác của thiết bị.
Không được dễ cháy nổ.
Tác nhân lạnh phải có mùi, màu sắc hoặc vài tính chất khác để dễ phát hiện rò rỉ.
2.2.3 Yêu cầu về sinh lý
Các tác nhân lạnh không được độc hại gây khó thở hoặc làm mờ mắt.
2.2.4 Các yêu cầu về kinh tế
Rẻ tiền, không khan hiếm
2.2.5 Các yêu cầu về an toàn môi trường

30
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

Bảng 2. 0-3 Tính chất an toàn với môi trường của môi chất lạnh
2.2.6 Một số loại môi chất lạnh
 Amoniac (NH3) (R717)
Amoniac là khí không màu, có mùi khó thở, độc hại đối với cơ thể con người. Hàm lượng cho phép của
NH3 trong không khí là 0.02mg/l. Ở hàm lượng lớn hơn sẽ gây khó chịu cho mắt và mũi. Nếu kéo dài
60 phút trong vùng nồng độ 0.5-1% có thể gây tử vong, ở nồng độ 1% có thể gây ngất trong 1 phút
nhưng vì có mùi đặc trưng khó chịu nên dễ phòng tránh và phát hiện khi bị rò rỉ. Hỗn hợp 16-25% thể
tích NH3 với không khí có thể gây nổ với nhiệt độ cháy 651OC vì vậy các phòng máy NH3 không được
dùng ngọn lửa trần và các phòng máy phải thông thoáng.NH3 bền vững ở khoảng nhiệt độ và áp suất
làm việc chỉ phân hủy thành N2 và H2 ở 2600C nhưng khi có nước và thép làm chất xúc tác thì phân hủy
ngay ở nhiệt độ 110-1200C. Vì vậy cần làm mát tốt ở đầu xilanh và hạn chế nhiệt độ cuối tầm nén càng
thấp càng tốt. Hơi NH3 nhẹ hơn không khí, ăn mòn kim loại màu như kẽm, đồng, hợp kim của đồng trừ
đồng thau phốt phát do đó không sử dụng đồng và các hợp kim của đồng trong máy lạnh NH3. Tan vô
hạn trong nước nên van tiết lưu không bị tắc ẩm nhưng do không hòa tan trong dầu nên khó bôi trơn
các chi tiết chuyển động cơ của máy nén và hệ thống của máy lạnh phải bố trí bình tách dầu.Độ nhớt
nhỏ, tính lưu động cao nên tổn thất áp suất trên đường ống nhỏ. Hệ số dẫn nhiệt và trao đổi nhiệt lớn
nên thuận lợi cho việc tính toán chế tạo thiết bị bay hơi ngưng tụ. Do dẫn điện được nên các thiết bị sử
dụng NH3 không dung máy nén kín. An toàn với môi trường vì không có Clo nên không phá hủy tần
ozone chỉ số ODP (Ozone Depletion Potential) = 0

31
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

Theo các tính chất nhiệt động thì NH3 là một trong những tác nhân lạnh tốt nhất vì áp suất trong bình
ngưng ở điều kiện bình thường không vượt quá 15at. Có nhiệt ẩn hóa hơi lớn thì thu nhiệt lớn, công
suất thấp sẽ giảm tiêu hao năng lượng sẽ giảm phát thải CO2 nên thiết bị sẽ có kích thước nhỏ và giảm
tiêu hao ban đầu. NH3 sử dụng trong các máy lạnh pittong ở tK≤ 400C và t0≥-600C. NH3 còn có thể sử
dụng trong các máy nén tuabin và roto, đồng thời còn sử dụng trong các máy lạnh hấp thụ cùng với
nước tạo thành dung dịch.
 R134a (CH2FCF3) thay thế cho R12
R134a có tính chất giống R12, không cháy nổ, không ăn mòn với phần lớn kim loại, ở áp suất khí
quyển có ts = -26.20C, được dùng trong tủ lạnh gia đình, điều hòa oto v.v… Là môi chất lạnh không
chứa Clo nên chỉ số đánh giá mức độ phá hủy tầng ozone ODP=0, nhưng chỉ số đánh giá mức độ gây
hiệu ứng nhà kính GWP =1300 cao nên hiện nay quan niệm sử dụng R134a chưa thống nhất.
 R407C thay thế cho R22
Là môi chất hỗn hợp của ba thành phần 23% R32, 25% R125, 52% R134a.Ở áp suất khí quyển có ts =
-43,60C. Có áp suất xấp xỉ R22, không hòa tan với dầu béo .R407C hòa tan tốt hơn một chút trong nước
so với R22, không cháy nổ, không ăn mòn với phần lớn kim loại . R407C là môi chất lạnh không chứa
Cl nên ODP = 0 nhưng mức độ gây hiệu ứng nhà kính GWP =1610 cao được sử dụng trong điều hòa
không khí.
 R410a thay thế cho R22
Là môi chất lạnh hỗn hợp của 2 thành phần 50% R32 và 50% R125. Ở áp suất khí quyển có ts=-51.50C.
R410a có áp suất xấp xỉ 1.6 lần R22, không hòa tan trong dầu béo, hòa tan tốt hơn một chút trong nước
so với R22, không cháy nổ, không ăn mòn phần lớn kim loại. R210a là môi chất lạnh không chứa Cl
nên ODP = 0 nhưng mức độ gây hiệu ứng nhà kính GWP =1890 cao được sử dụng trong điều hòa
không khí.
 R404a
Là môi chất lạnh hỗn hợp 52% R143a, 44% R125 và 4% R134a. Bền vững ở phạm vi nhiệt độ và áp
suất làm việc, không gây cháy, không gây nổ, không ăn mòn kim loại, R404a là môi chất bền vững về
mặt hóa học. Hòa tan nước hạn chế. Khi rò rỉ khó phát hiện vì R404a không màu, không mùi, không vị,
khi rò rỉ làm hỏng các sản phẩm cần bảo quản lạnh. Nhiệt độ sôi ở áp suất khí quyển thấp, ở nhiệt độ
môi trường áp suất ngưng tụ cao, nhiệt độ tới hạn tương đối cao. Nhiệt độ đông đặc điểm 3 pha thấp.

32
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

Nhiệt dung riêng đẳng áp của lỏng vừa phải. Độ nhớt rất nhỏ, nhỏ hơn không khí. Không gây độ hại
đối với cơ thể sống, khi nồng độ quá cao sẽ gây ngạt do thiếu dưỡng khí. Không ảnh hưởng xấu đến
sản phẩm bảo quản. Hiện tại còn đắt tiền tuy dễ kiếm, dễ bảo quản và dễ vận chuyển. R404a là môi
chất lạnh không chứa Cl nên ODP = 0 nhưng mức độ gây hiệu ứng nhà kính GWP =3800 cao.
 R32 (CH2F2)
Gas R32 được kiểm định là loại gas rất khó cháy vì vậy người ta thường sử dụng gas 32 cho điều hòa
trong gia đình vì an toàn hơn các loại gas khác. R32 có hiệu suất lạnh hơn các loại gas thông thường
khoảng 1.6 lần nên khi sử dụng sẽ giúp tiết kiệm khối lượng và năng lượng. Dù khác công thức nhưng
R32 có áp suất tương tự R410a.
=> Chọn sử dụng môi chất lạnh NH3 vì có nhiệt ẩn hóa hơi lớn tiết kiệm được lượng hóa chất ban
đầu, mùi hôi khó chịu nên khi rò rỉ sẽ biết ngay để di chuyển sản phẩm đi nơi khác, hòa tan vô hạn
trong nước nên không bị tắc ẩm và hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến môi trường.

2.3 Tính toán thiết kế phòng lạnh


2.3.1 Phân tích lựa chọn và tính toán chiều dày vật liệu cách nhiệt – vật liệu cách ẩm
Vật liệu cách nhiệt là Polyurethane dày 150mm. Tỷ trọng đạt tiêu chuẩn 40-42 kg/m3, hệ số dẫn nhiệt
W/m.K có độ đồng đều và độ bám cao. Hai mặt của vỏ tủ được bọc bởi thép không rỉ Inox dày 0,6mm.
Vỏ tủ cấp đông có cấu tạo gồm các lớp : Lớp cách nhiệt poly- urethane dày 150 mm được chế tạo theo
phương pháp rót ngập, có mật độ 40-42 kg/m3, có hệ số dẫn nhiệt 0,018-0,02 W/m.K , có độ đồng đều
và độ bám cao, hai mặt được bọc bằng Inox dày 0,6 mm.
Độ dày Hệ số dẫn nhiệt
STT Lớp vật liệu
mm W/m.K
1 Lớp Inox 0,6 22
2 Lớp poly urethane 150 0,018  0,02
3 Lớp Inox 0,6 22

Bảng 2. 0-4 Các lớp vỏ tủ đông


Lớp inox 2 bên dày δ CN = 0.6 mm => hệ số dẫn nhiệt của inox λinox= 22 W/mK
Chọn nhiệt độ buồng lạnh : t = -35oC => Tra bảng 3.3/ Sách HDTKHTL trang 63 chọn : k = 0.19
W/m2K (k : hệ số truyền nhiệt)
Hệ số dẫn nhiệt của poly urethane λCN= 0.02 W/mK

33
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

Tra bảng 3.7/ Sách hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh (HDTKHTL) Trang 65 chọn :
Hệ số tỏa nhiệt bên ngoài môi trường α 1= 23.3 W/m2K
Hệ số tỏa nhiệt của vách tủ cấp đông tới tủ cấp đông α 2= 10.5 W/m2K
Chiều dày lớp cách nhiệt
n
δcn= λcn×
[ (
1

1
+∑
δinox 1
+
k α 1 i=1 λinox α 2 )]
= 0.02x [1

1
(
0.19 23.3
+
2 ×0.6
22
+
1
10.5 )] =0.1014 m
Chọn lớp cách nhiệt dày δ CN = 150 mm
Hệ số truyền nhiệt thực
1 1
kt = 1 2 δinox δcn 1 = 1 0.6 0.15 1 = 0.13 W/m2K
+ + + +2 × + +
α 1 λinox λcn α 2 23.3 22 0.02 10.5

2.3.2 Tính toán thiết kế thể tích phòng lạnh


Do thực phẩm đã được đóng gói trước khi đem đi cấp đông nên không cần để trên khay mà đặt thẳng
trên giá đỡ. Công suất 1 tủ 500kg/mẻ chọn xe đựng thực phẩm có 10 giá đỡ mỗi giá đựng 50kg.Giá đỡ
được làm bằng lưới thép không gỉ với kích thước đường kính là 3mm, chiều dày 10mm.
Tính thể tích giá đỡ và kích thước của giá đỡ
ρ -24oC = 1001.946 (kg/m3)
M 2500
V= ¿ ¿ 2.49515 (m3)
ρ 1001.946
V 2.49515
v= = = 99806 x 10-4(m3/kg)
M 2500
V 50kg ¿(9.9806x10-4) x 50 ¿ 0.049 (m3)
Thể tích giá đỡ ≥ 0.049 m3
=> Kích thước giá = dài x rộng x dày =3000 x 1700 x 10 (mm)
Kích thước cửa tủ cấp đông
Chiều dài cửa tủ = 3200 mm
Chiều rộng cửa tủ = 2450 mm
Chiều dày cửa tủ = 230 mm
Kích thích dàn lạnh
Dài x rộng x cao = 3200 x 800 x 2450 (mm)
34
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

Kích thước tủ cấp đông


Chiều dài tủ
Chiều dài dàn lạnh = 3200 (mm)
Chiều dài giá đỡ = 3000mm
Khoảng hở phần còn lại để thổi gió có khoảng để thu hổi về dàn lạnh = 200mm
Chiều dài dàn lạnh = chiều dài giá đỡ + khoảng hở
Vì dàn lạnh và giá đỡ được đặt song song nên chỉ cần sử dụng 1 trong 2 kích thước để tính chiều dài
Chiều dài tủ = chiều dài dàn lạnh
L1 = 3200 (mm)
δ CN = 150mm
Chiều dài phủ bì : L = L1 + 2δ CN = 3200 + 2x150 = 3500 (mm)
Chiều rộng tủ
Chiều rộng dàn lạnh = 800 mm
Chiều rộng giá đỡ = 1700mm
Khoảng hở = 200mm
Chiều rộng tủ = chiều rộng giá đỡ + khoảng hở
W1 =800 + 1700 + 200 = 2700 (mm)
Chiều rộng phủ bì và chiều rộng cách của tủ lọt ra ngoài 80mm :
W = W1 + 2δ cn = 2700 + 2x(150 + 80) = 3160 (mm)
Chiều cao tủ
Khoảng hở phía trên giá : 500 mm
Khoảng hở phía dưới giá : 500 mm
Số giá :10 giá
Khoảng hở giữa 1 giá : 150 mm
Độ dày của giá :10 mm
Chiều cao tủ = khoảng hở phía trên giá + khoảng hở phía dưới giá + khoảng hở giữa các giá + độ dày
các giá + 2δ CN
H = 500 +500 + 150 x 9 + 10 x 10 +2 x 150 = 2750 (mm)

35
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

2.4 Tính toán tổn thất nhiệt trong tủ cấp đông


Tổn thất nhiệt trong tủ cấp đông bao gồm :
- Tổn thất nhiệt qua kết cấu bao che
- Tổn thất nhiệt do sản phẩm, bao bì
- Tổn thất nhiệt do động cơ quạt
2.4.1 Tổn thất nhiệt do kết cấu bao che
Dòng nhiệt đi qua kết cấu bao che được định nghĩa là tổng các dòng nhiệt tổn thất qua tường bao, trần
và nền của tủ cấp đông do sự chênh lệch nhiệt độ giữa môi trường bên ngoài và bên trong tủ cộng với
các dòng nhiệt tổn thất do bức xạ mặt trời qua tường bao và trần.
Do tủ cấp đông được đặt trong nhà xưởng nên không chịu ảnh hưởng bởi bức xạ mặt trời. Vì vậy ta chỉ
xét tổn thất nhiệt qua tường bao, trần và nền của tủ cấp đông.
Mặt khác chiều dày cách nhiệt của các bề mặt tủ là như nhau tức là đều dày 150 mm kể cả cửa tủ cấp
đông. Do vậy ta có :
Q1 = kt. F ( t1 – t2), W
Trong đó :
kt : Hệ số truyền nhiệt thực qua kết cấu bao che xác định theo chiều dày cách nhiệt , W/m 2.K
Theo tính toán ở mục ( 2.3.1) ta có kt = 0,13 W/m2.K
F : Diện tích bề mặt của kết cấu bao che, m2
t1: Nhiệt độ môi trường bên ngoài, 0C. t1 = 380C
t2 : Nhiệt độ bên trong tủ cấp đông,0C. t2 = - 350C
Theo tính toàn ở mục ( 2.3.2) ta có kích thước phủ bì của tủ cấp đông là :
Chiều dài : L = 3500 mm
Chiều rộng : W = 1900 + 2x(150 + 80) = 3160 mm
Chiều cao : H = 500 +500 + 10 + 150 x 9 + 10 x 10 = 2750 mm
Lúc đó ta có : F = 2F1 + 2 F2 + 2F3
Trong đó :
2F1: Diện tích bề mặt trần và nền của tủ, m2
2F2 : Diện tích bề mặt trước và sau của tủ, m2
2F3 : Diện tích hai mặt bên của tủ , m2
==> F = 2 ( F1 + F2 + F3)
36
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

= 2 (3.5x3.16+3.5x2.75+3.16x2.75) = 58.75 m2
Vậy : Q1 = kt. F ( t1 – t2 ) , W
= 0,13 x 58.75 x [ 38 – ( -35) ] = 557.5375W
2.4.2 Tổn thất nhiệt do sản phẩm mang vào
Bao gồm :
- Tổn thất do sản phẩm mang vào Qsp
- Tổn thất do bao bì sản phẩm Qbb
i1−i 2
Tổn thất do sản phẩm mang vào được tính theo công thức : Qsp = M x( )
t
Trong đó :
M : Năng suất cấp đông cho một mẻ (kg/mẻ), M = 500 kg/ mẻ
i1-i2 : Entanpi của sản phẩm ở nhiệt độ đầu vào và đầu ra,kJ/ kg. Do sản phẩm trước khi đưa vào tủ cấp
đông đã được làm lạnh ở kho chờ đông, nên nhiệt độ sản phẩm đầu vào sẽ là t1 = 12 0C. Nhiệt độ trung
bình đầu ra của các sản phẩm cấp đông là t2 = -180C , i1= 368.5867kJ/kg và i2 = 55.96104 kJ/kg
t : Thời gian cấp đông 1 mẻ (s), t = 2h = 7200s
Ta có
i1−i 2 368.5867−55.96104
Qsp = M x( ) = 500 x ( ) = 21.71011 (kW) = 21710.11 (W)
t 7200
Tổn thất bao bì
Qbb = 10% x Qsp = 10% x 21710.11 = 2171.011 (W)
Q2 = Qsp + Qbb = 21710.11 + 2171.011 = 23881.121
2.4.3 Tổn thất động cơ quạt
Được xác định bằng công thức
Q3 = 1000 x n x N
Trong đó
n : Số lượng quạt trong một tủ, n= 8 cái
N : Công suất của một quạt (kW) , N= 1.5 kW
Q3 = 1000 x 8 x 1.5 = 12000 W

37
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

2.4.4 Xác định tải nhiệt cho thiết bị và máy nén


Tải nhiệt cho thiết bị : Dùng để tính toán bề mặt trao đổi nhiệt cần thiết cho thiết bị bay hơi. Để đảm
bảo được nhiệt độ trong tủ ở những điều kiện bất lợi nhất, ta phải tính toán tải nhiệt cho thiết bị là tổng
các tải nhiệt thành phần có giá trị cao nhất.
Qtb = Q1 + Q2 +Q3 = 557.5375 + 23881.121 + 12000 = 36438.6585 W =36.438 kW
Tải nhiệt cho máy nén
Q máy nén = 100% x ( Q1 +Q2 +Q3 ) = 100% x ( 489.77 + 23881.121 + 12000 ) = 36438.6585 W
=36.438 kW

2.5 Thiết bị chính


2.5.1 Máy nén
Máy nén lạnh có nhiệm vụ hút hơi môi chất lạnh từ thiết bị bay hơi để duy trì áp suất bay hơi không đổi
và nén môi chất lạnh đến áp suất ngưng tụ
Máy nén có 2 loại: Máy nén thể tích: Quá trình nén là sự thay đổi thể tích giới hạn của xilanh và
pittong khi pittong di chuyển. Máy nén động học: Quá trình nén dựa vào động năng của dòng hơi tăng
lên biến thành thế năng
Piston Trục Vít Roto Tuabin
Đặc điểm Hoạt động chủ Gồm hai loại cơ Hoạt động dựa Dùng cho các
yếu dựa vào bản: không dầu và trên chuyển đông ngành công
chuyển động tịnh có dầu. quay của roto. nghiệp đòi hỏi
tiến của piston Ít được sử dụng yêu cầu năng suất
Sử dụng trong trong công nghiệp cao
trường hợp cần Cấu tạo gồm 1
khí nén áp suất hoặc nhiều bánh
cao xe có cánh tuabin

38
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

Ưu điểm Giá thành rẻ Kích thước khá Chiếm một diện Có cấu tạo nhỏ
Cấu tạo đơn giản, nhỏ gọn. tích lắp đặt nhỏ gọn hơn so với
dễ dàng vận hành Hoạt động ổn hơn so với máy các máy cùng
hoặc thực hiển định, êm hạn chế nén khí piston. công suất
sửa chữa và bảo được độ rung và Lượng khí cung
dưỡng gây ồn. cấp cho phụ tải
Tỉ số nén cao. cũng đồng đều
hơn
Nhược điểm Hiệu suất máy Giá thành đắt Chế tạo phức tạp Lắp đặt phức tạp
thấp Cấu tạo phức tạp, hơn. Giá thành cao
Khi hoạt động có gây khó khăn Hiệu suất máy
độ ồn và rung cao. trong sửa chữa và thấp hơn so với
Tỉ số nén 1 cấp bảo dưỡng máy nén khí
thấp piston
Lượng dầu bôi
trơn cần cung cấp
cho máy cũng
nhiều hơn
Ứng dụng Sử dụng trong Sử dụng nhiều Sử dụng cho các Máy dùng rất
ngành công trong các hệ thống điều hòa trong gia nhiều trong các
nghiệp lạnh, công vận chuyển của đình, tủ mát ngành công
nghiệp chế tạo doanh nghiệp. nghiệp nặng có
phổ biến trong các Máy có thể cung đặc điểm là hoạt
ngành luyện kim, cấp nguồn khí nén động liên tục.
in ấn, chế tạo,… cho thiết bị điều
khiển tự động và
các thiết bị đo.

Bảng 2.0-5 So sánh một số loại máy nén

39
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

Nếu phân loại theo phương pháp truyền động có 3 loại là máy nén kín máy nén bán kín và máy nén hở
Đặc điểm Máy nén hở Máy nén nửa kín Máy nén kín
Cấu tạo và khả năng Trục cơ đưa ra ngoài Động cơ lắp chung Động cơ và máy nén
giữ kín khoang môi thân máy và có đệm trong vỏ máy nén, có đặt chung trong vỏ máy
chất. kín cổ trục , dễ rò rỉ đệm khí trên mặt bích nén và được hàn kín.
môi chất. nắp động cơ nên giữ Giữ kín môi chất tốt
kín môi chất tốt hơn nhất.
máy nén hở.
Năng suất lạnh Trung bình, lớn, rất lớn Nhỏ, trung bình, lớn Rất nhỏ, nhỏ, trung
bình
Bảo dưỡng Dễ Khó Rất khó
Môi chất Tất cả loại môi chất Chỉ sử dụng cho môi chất không dẫn điện và môi
chất không ăn mòn cuộn dây động cơ
Tốc độ Thấp Cao
Tổn thất truyền động Tổn thất qua đai, khớp Không tổn thất
truyền động
Điều chỉnh tốc độ Vô cấp Hạn chế
Công nghệ gia công Vừa phải Cao
Bảng 2.0-6 So sánh máy nén hở, kín, nửa kín
 Máy nén Pittong
Là loại máy nén kiểu thể tích.
Cấu tạo máy nén: Máy nén khí Pittong được cấu thành bởi các chi tiết và cụm chi tiết giữ vị trí, vai trò
và nhiệm vụ khác nhau; chúng không thể thiếu vắng trong quá trình máy nén khí công nghiệp hoạt
động. Máy nén khí với cấu tạo đơn giản, bao gồm xi lanh, piston, cần đẩy, thanh truyền, con trượt, tay
quay, van nạp, van xả, phớt,… Dòng máy pittong có rất nhiều loại phân biệt loại theo nhiều cách nhu
máy nén pittong kín, nửa kín, hở, máy nén thuận dòng và ngược dòng, máy nén pittong có con trượt,…

40
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

Hình 2.0-12 Cấu tạo máy nén pittong

Hình 2.0-13 Sơ đồ nguyên lý hoạt động của máy nén pittong


Nguyên lý hoạt động
4-1 : Quá trình hút hơi vào xilanh ở Po
1-2 : Quá trình nén hơi từ áp suất thấp lên áp suất cao Po => Pk
2-3 : Quá trinh xả hơi ra ngoài ở Pk
3-4 : Giảm áp xuất đột ngột từ cao xuống thấp Pk => Po
Ưu điểm : thiết kế nhỏ gọn, và có cấu tạo đơn giản, trọng lượng nhẹ, giá thành rẻ. Có khả năng giúp tạo
áp suất lớn nên nó có thể đáp ứng được nhiều công việc và ngành nghề, lĩnh vữ khác nhau như: bơm
hơi, vặn ốc, tháo lắp linh kiện xe, hoặc phun sơn… hay cho tới những công việc như: giúp đóng gói
bao bì sản phẩm, sấy khô thực phẩm, dược phẩm…
Nhược điểm : Máy có tỷ số nén một cấp thấp, do đó mà áp suất tối đa chỉ rơi vào khoảng 10 bar. Do
đó, nếu sử dụng cần khí áp suất cao hơn thì cần phải dùng đến máy nén nhiều cấp. So với các dòng
máy nén khí trục vít thì với khả năng cung cấp khí nén của máy nén pittong không được liên tục. Vì

41
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

vậy nếu đối với nhu cầu cần sử dụng nhiều lưu lượng khí nén và liên tục thì người sử dụng cần phải
dùng thêm bình chứa khí nén để có thể giúp dự trữ khí nén. Khi vận hành máy, máy thường gây ra
tiếng ồn và có độ rung lớn bởi khối lượn tịnh tiến qua lại của máy khi sử dụng không có sự cân bằng.
Ngoài ra, trong trường hợp, nếu xét về hiệu suất làm việc thì hiệu suất làm việc của các dòng máy nén
khí trục vít thường cao hơn rất nhiều so với máy bơm khí nén piston. Do đó mà máy nén pittong mặc
dù được ưa chuộng bởi nhiều ưu điểm, và có giá thành rẻ, tuy nhiên trong hệ thống sản xuất ở các
doanh nghiệp lớn, thì khi sử dụng và vận hành thì người dùng vẫn phải thiết lập thêm hệ thống máy nén
khí trục vít, như vậy thì nó mới có thể đáp ứng được khối lượng công việc lớn.
So sánh 3 loại máy nén pittong :
Ứng dụng : được sử dụng rất nhiều trong ngành công nghiệp lạnh, trong công nghiệp chế tạo phổ biến
trong các ngành luyện kim, in ấn, chế tạo,…phục vụ cho công việc chế tạo, sửa chữa hay cung cấp khí
cho cá thiết bị khác hoạt động. Sử dụng để điều khiển hệ thống tự động, sản xuất bao bì chân không để
bảo quản thực phẩm, vệ sinh làm sạch bụi và xì khô… Trong thông tắc cống: Tình trạng cống tắc luôn
là nỗi ám ảnh của rất nhiều người, đặc biệt là trong hộ gia đình. Đây là thiết bị hỗ trợ đắc lực cho gia
đình bạn. Trong công nghiệp thực phẩm và đồ uống: Cung cấp khí nén sử dụng trong những dây
chuyền sản xuất tự động, vệ sinh bao bì, khuôn mẫu và làm mát nhanh thực phẩm, thổi chai lọ,…Trong
công nghiệp bảo dưỡng xe: Cung cấp khí nén để vệ sinh cho xe, làm sạch được những vị trí ngóc
ngách. Xì khô sau khi rửa xe giúp xe hạn chế han gỉ, chập điện, nước đọng lại trong động cơ xe. Trong
công nghiệp xây dựng: hỗ trợ quá trình phun bê tông, thông gió, cung cấp oxy khi làm việc lâu dưới
lòng đất, cung cấp khí nén cho các máy khoan, máy đập, súng bắn đinh…Trong khu vui chơi, giải trí:
Tạo thành các dòng phun nước, bơm khí cho khinh khí cầu, thuyền cao su, thuyền hơi, …Có nhiều trò
chơi sử dụng đến nguồn khí nén: đu quay, tàu lượn… Trong y tế: Trong ngành y tế, dược phẩm chủ
yếu sử dụng máy nén khí không dầu bởi nó cung cấp lượng khí sạch , giúp đảm bảo vệ sinh. Thường
được dùng để: sản xuất thuốc kháng sinh, đẩy nhanh quá trình sấy, đóng gói, vệ sinh vỏ thuốc…Vệ
sinh y tế, cung cấp lượng khí cho các máy móc như máy oxy…
 Máy nén roto
Máy nén roto quay tương đối với xylanh gọi là máy nén roto. Theo đặc tính quay của roto người ta chia
máy nén roto làm 2 nhóm : máy nén roto lăn và máy nén roto quay.
Cấu tạo máy nén roto lăn :

42
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

Hình 2.0-14 Cấu tạo máy nén roto lăn

Nguyên lý hoạt động của roto lăn :  


Xi lanh 7 hình trụ đứng im rô to lệch tâm 6 quay trên bể mặt xi lanh. Ngăn cách giữa khoang hút và
khoang đẩy là tấm trượt 3 khi pit tông lăn trên xilanh luôn luôn tồn tại hai khoang, khoang hút có thể
tích lớn dần và khoang nén có thể tích nhỏ dần. Có một thời điểm khi điểm cao của rôto nằm trên tấm
trượt 3 khoang nén bằng không và khoang hút đạt cực đại. Khi pittông  lăn  qua  clapê  hút  lại  xuất 
hiện  hai khoang hút và nén. Ngoài loại máy nén rô to quay tròn còn loại máy nén rôto tấm trượt
(không giới thiệu ở đây). Loại máy nén rô to quay tròn có ưu điểm là đơn giản, ít chi tiết. Nhược điểm
là công nghệ gia công khó, bôi trơn cũng khó khăn. Chúng được sử dụng rộng rãi trong các loại máy
điều hoà nhiệt độ một khối. Vì stato của động cơ gắn liền với vỏ ngoài của lốc nên khó quấn lại động
cơ khi bị cháy.
Cấu tạo máy nén roto quay:

Hình 2.0-15 Cấu tạo máy nén roto quay


Nguyên lý hoạt động của roto quay: Khi rotor 1 đặt lệch tâm so với rotor 2 một khoảng là e quay theo
chiều kim đồng hồ thì các cánh 4 sẽ luôn tỳ cạnh ngoài vào thành trong của rotor 2 nhờ lực ly tâm.
43
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

Dung tích khoang 3 chứa đầy khí vừa hoàn thành quá trình hút sẽ bắt đầu quá trình nén cho tới khi
cánh phía trước tới cửa đẩy.
Ưu điểm : Cũng giống như dòng máy nén khí trục vít, máy nén khí kiểu cánh gạt được thiết kế, gia
công tỉ mỉ từng chi tiết nên trong quá trình vận hành máy ít tạo ra sự ma sát, mài mòn giữa các bộ phận.
Nhờ đó, máy không phát ra tiếng rung ồn lớn và ít khi xảy ra các sự cố hỏng hóc nên độ bền tuổi thọ
cao; giúp người tiết kiệm chi phí vận hành và sửa chữa, bảo dưỡng. Ngoài ra, máy bơm khí nén cánh
gạt được ưa chuộng bởi máy có công suất làm việc cao, ổn định và hoạt động trơn tru bởi các chi tiết ít
tạo ra sự ma sát. Bên cạnh đó, khả năng tiêu thụ điện năng của máy cũng ít hơn so với những dòng máy
bơm khí nén trục vít và piston. Chính vì vậy, máy nén khí kiểu cánh gạt được xem là giải pháp tối ưu
cho người sử dụng trong việc giúp tiết kiệm chi phí thanh toán tiền điện hàng tháng.
Nhược điểm : Để giúp roto và các bộ phận khác của máy làm việc hiệu quả đòi hỏi khoảng cách giữa
chúng cần phải có độ kín khít cao. Chính vì thế, quy trình sản xuất máy nén khí cánh gạt cũng rất phức
tạp và chi tiết dẫn tới giá thành chế tạo cao. Ngoài ra, trong quá trình vận hành, thiết bị này còn tồn tại
lực ly tâm và lực dọc trục nên lực tác dụng trên các ổ lăn là tương đối phức tạp. Điều này dẫn tới hiệu
suất làm việc của máy không cao và không sử dụng được trong môi trường nhiều bụi bẩn…
Ứng dụng : sử dụng trong ngành công nghiệp lạnh
 Máy nén trục vít
Giống với máy nén pittong , máy nén trục vít cũng thuộc vào loại máy nén thể tích. Hơi hoặc khí được
nén đến áp suất cao nhờ sự giảm thể tích tạo bởi các rãnh vít và thân máy nén.
Cấu tạo của máy nén trục vít:

44
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

Hình 2.0-16 Cấu tạo máy nén trục vít


Nguyên lý hoạt động : Để giúp roto và các bộ phận khác của máy làm việc hiệu quả đòi hỏi khoảng
cách giữa chúng cần phải có độ kín khít cao. Chính vì thế, quy trình sản xuất máy nén khí cánh gạt
cũng rất phức tạp và chi tiết dẫn tới giá thành chế tạo cao. Ngoài ra, trong quá trình vận hành, thiết bị
này còn tồn tại lực ly tâm và lực dọc trục nên lực tác dụng trên các ổ lăn là tương đối phức tạp. Điều
này dẫn tới hiệu suất làm việc của máy không cao và không sử dụng được trong môi trường nhiều bụi
bẩn…
Ưu điểm : Thiết kế đẹp mắt, độ ồn thấp. Máy nén khí trục vít có cấu tạo nguyên khối vuông vắn giống
như một chiếc tủ chứa. Lớp vỏ bảo vệ bên ngoài thường được làm bằng kim loại bền chắc cho khả
năng chống nước, chống bám bụi góp phần bảo vệ tốt các chi tiết máy bên trong. Đặc biệt, máy hoạt
động rất ổn định, độ rung ồn thấp, không đáng kể. Nguyên nhân là do có thiết kế lớp vỏ cách âm so với
các loại máy bơm hơi khí nén khác. Nhờ đó mà chúng sẽ không gây ảnh hưởng tới các hoạt động xung
quanh. Máy có độ bền cao, máy nén không khí trục vít có cấu tạo không bao gồm van hút, van xả cùng
vòng xéc măng. Thay vào đó máy gồm có hai trục vít với nhiều đầu mối răng ăn khớp với nhau và
quay ngược chiều nhau. Máy làm mát, làm kín, bôi trơn bằng dầu nhớt chuyên dụng nên cho máy độ
bền cao, ít xảy ra hỏng hóc. Khe hở giữa hai trục vít cũng như giữa đỉnh răng và xy lanh thường rất
nhỏ, chỉ khoảng dưới 0,4 m. Vì vậy mà không gây ra ma sát khi vận hành, hạn chế tình trạng các chi

45
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

tiết bị ăn mòn. Máy có hiệu suất làm việc cao do có nguyên lý hoạt động dựa trên sự ăn khớp giữa 2
trục vít với nhau. Những model này có thể vận hành với số vòng quay cao từ 3000 - 15000 vòng/phút.
Tỷ số nén cao, lưu lượng khí đều, ổn định và hiệu suất gia tăng theo thời gian. Bởi vậy mà máy trục vít
này có khả năng hoạt động bền bỉ với hiệu suất cao. Sử dụng máy không tốn nhiều chi phí bảo dưỡng
do khe hở cực nhỏ giữa trục vít, giữa đỉnh răng và xy lanh nên không tạo ma sát. Vì vậy mà các chi tiết
máy ít bị hao mòn, lâu phải thay thế, tiết kiệm chi phí bảo dưỡng cũng như thay thế phụ kiện máy nén
khí. Dễ dàng theo dõi tình trạng hoạt động, điều khiển máy do có thể làm việc ở chế độ tự động. Việc
điều khiển máy cũng không quá khó, người vận hành chỉ cần được đào tạo trong thời gian ngắn là đã
có thể điều khiển cũng như theo dõi quá trình vận hành của máy. Phần lớn các model máy bơm khí nén
trục vít hiện nay đều được tích hợp màn hình PLC cho khả năng hiển thị các thông số như áp suất, lưu
lượng,… Từ đó giúp người dùng dễ dàng theo dõi các hoạt động của máy, kịp thời phát hiện lỗi cũng
như khắc phục các sự cố nhanh chóng.
Nhược điểm : Máy có giá thành cao so với các dòng máy nén khí công nghiệp khác thì giá máy nén khí
trục vít được cho là có phần “nhỉnh” hơn nhiều. Nhiều model có gái lên tới vài chục thậm chí vài trăm
triệu đồng. Do đó mà người dùng phải tốn chi phí đầu tư ban đầu lớn. Quá trình chế tạo, sửa chữa khó,
các trục vít phải được thiết kế, lắp đặt với độ chính xác cao. Máy gồm rất nhiều cá bộ phận khác nhau
cho nên quá trình chế tạo cũng như sửa chữa không hề đơn giản, phải là thợ có tay nghề cao.Tính cơ
động của máy không cao. Máy được thiết kế như những chiếc hộp có khối lượng rất lớn. Máy cũng
không được trang bị bánh xe hay tay xách,... như các dòng khác. Do đó mà chúng chỉ phù hợp để đặt
cố định một chỗ thay vì di chuyển cơ động.
Ứng dụng : Dòng máy này được sử dụng nhiều trong các hệ thống vận chuyển của doanh nghiệp. Máy
có thể cung cấp nguồn khí nén cho thiết bị điều khiển tự động và các thiết bị đo.
 Máy nén tuabin
Theo nguyên lý làm việc máy nén tuabin chia làm 2 loại : ly tâm và hướng trục. Máy nén hướng trục
chỉ áp dụng trong trường hợp lưu lượng hơi đi qua máy nén rất lớn (24-30)x106 (m3/h). Máy nén ly tâm
thường áp dụng trong khoảng nhiệt độ từ 5 đến -1000C và năng suất lạnh từ 100 đến vài ngàn KW
Cấu tạo của máy nén ly tâm:
Vỏ máy là chi tiết có cấu tạo phức tạp nhất, nó có khối lượng lớn và là giá đỡ cho các chi tiết khác.
Trong vỏ máy có các ổ trục để đỡ các trục máy, có các áo nước để dẫn nước làm mát, có các khoang để

46
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

dẫn khí. Vỏ máy được chế tạo thành 2 nửa để thuận tiện cho việc tháo lắp, tuy nhiên cũng có loại vỏ
máy được chế tạo liền khối. Vỏ máy thường được chế tạo bằng gang xám hay bằng gang hợp kim. Trục
để lắp các bánh công tác lên đó nhận truyền động từ động cơ dẫn động, quay với vận tốc cao để thực
hiện quá trình nén khí. Trục máy được lắp vào các các ổ đỡ trên vỏ máy. Trục máy thường được chế
tạo bằng thép hợp kim. Bánh công tác được lắp trên trục máy quay theo trục máy để làm biến đổi động
năng chất khí, thực hiện quá trình nén khí, trên bánh công tác có các bánh cong. Có 3 loại bánh công
tác, bánh công tác hở, bánh công tác nửa hở, bánh công tác kín. Cánh định hướng là một tấm kim loại
đặt sát với bánh công tác, đóng vai trò dẫn hướng dòng khí đi từ cửa xả của cấp nén này tới cửa nạp
của cấp nén kế tiếp, cánh định hướng được chế tạo bằng gang hoặc thép hợp kim. Cánh định hướng
được gắn với vỏ và không quay theo trục máy. Bộ phận làm kín (vòng bít) có 3 loại vòng đệm kín
khuất khúc, vòng bịt kín kiểu tiếp xúc cơ học và đệm màn mỏng. Vòng đệm kín khuất khúc vì cánh
định hướng không quay theo trục máy, do vậy giữa chúng phải có một khe hở. Để tránh hiện tượng lọt
khí nén ngược lại cửa nạp qua khe hở này người ta dùng vòng đệm kín khuất khúc. Vòng có dạng răng
cưa, các răng này không chạm vào trục, để tránh làm hư hỏng trục khi chạm phải, vòng được làm bằng
kim loại mềm, giữa các răng hình thành không gian, khí nén lọt vào không gian này chúng sẽ đổi
hướng và chậm lại nhờ đó mà hạn chế được sự rò rỉ khí nén sang cửa nạp. Loại này không ngăn được
hoàn toàn sự lọt khí do vậy chỉ dùng ở những nơi có áp suất thấp. Cũng có máy nén khí dùng loại vòng
đệm này để làm kín giữa trục máy và vỏ máy để hạn chế sự lọt khí ra bên ngoài. Nếu máy nén khí độc
hại thì cần có rãnh để gom khí rò rỉ ra để dẫn tới một nơi an toàn. Vòng bịt kín kiểu tiếp xúc cơ học với
các bộ phận chính của vòng bịt này là các vòng tĩnh và vòng động. Vòng động được bắt chặt với trục
máy và quay theo trục, các mặt tiếp xúc giữa vòng tĩnh và vòng động ngăn không cho khí nén rò rỉ ra
ngoài. Có loại phải sử dụng dầu bôi trơn bề mặt tiếp xúc để giảm ma sát. Vòng đệm này lắp ở đầu trục
máy nén với vỏ để ngăn không. Để làm kín những máy nén khí có áp suất cao, người ta dùng đệm
màng lỏng. Các bộ phận chính gồm ống lót trong và ống lót ngoài không quay theo trục và có một khe
hở với trục. Khi trục quay, dầu sẽ đi vào khe hở để làm kín không cho khí nén lọt ra ngoài. Loại đệm
này ngăn sự lọt khí tốt nhất, tuy nhiên phải có một hệ thống dầu cao áp liên tục, dẩu phải cực sạch. Dầu
sau khi nhiễm bẩn phải dược thu hồi để làm sạch và làm nguội. Nếu áp suất dầu trong hệ thống này
giảm đi, chứng tở đệm làm kín đã giảm hiệu quả làm kín (do mài mòn). cho khí nén lọt ra ngoài. Loại
này thường được sử dụng với máy nén khí có áp suất tới 7 at. Trong máy nén khí ly tâm nhiều cấp, lực

47
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

do áp suất tác dụng lên 2 chiều của trục không cân bằng nhau, phía áp suất cao có lực tác dụng lớn hơn.
Do vậy trục có xu hướng dịch chuyển về phía của nạp. Sự dịch chuyển này sẽ gây va đập, gây mài mòn
các chi tiết liên quan. Ngăn cân bằng có tác dụng gi bớt sự mất cân bằng này. Ngăn cân bằng này là
một bộ phận được gắn với trục gồm 2 phần, phần phía cửa nạp thì chịu áp suất khí xả, phần phía cửa xả
thì chịu áp suất khí nạp. Theo cách phân tích lực như vậy, kết quả là lực tác dụng lên trục cân bằng
hơn.
Nguyên lý hoạt động của máy nén ly tâm : Máy nén khí ly tâm làm việc theo nguyên lý sự biến đổi của
áp suất của không khí qua guồng động làm thay đổi khối lượng riêng của khí. Khi guồng động quay,
khí sẽ văng từ tâm ra xung quanh dưới tác dụng của lực ly tâm. Làm tăng khối lượng riêng của khí và
tạo ra áp lực tĩnh. Đồng thời vận tốc của khí cũng tăng lên và như vậy tăng áp lực động của khí.
Ưu điểm : Hiệu suất của máy lớn so với máy nén khí pittong hay trục vít thì máy nén khí dạng ly tâm
có cấu tạo và nguyên lý hoạt động riêng biệt nên hiệu suất làm việc của máy là rất lớn, có thể lên tới
100% hiệu suất. Bởi vậy mà chiếc máy này có thể đáp ứng được mọi yêu cầu cung cấp lưu lượng khí
nén lớn, mang lại hiệu quả công việc tối ưu.Đây là dòng máy nén khí có công suất và lưu lượng khí nén
lớn, ít hãng có thể sản xuất. Nếu như một chiếc máy nén khí trục vít có công suất hoạt động từ 15kW –
220 kW, lưu lượng tối đa đạt 42m3/phút thì máy nén khí ly tâm lại có công suất và lưu lượng khí nén
lớn hơn rất nhiều lần, từ 50 m3/phút trở lên. Thậm chí một số dòng máy nén khí đến từ các thương hiệu
như Fusheng, Puma… lưu lượng này có thể đạt tới 350m3/phút, công suất lên tới hàng nghìn Kw
(2000kW). Các linh kiện cấu thành máy nén không khí ly tâm đều được cấu thành từ những chất liệu
cực bền, trải qua quá trình lắp ráp chắc chắn và ít xảy ra sự cố hay hỏng hóc. Bởi vậy, người dùng sẽ
không tốn nhiều chi phí sửa chữa, bảo dưỡng và thay mới linh kiện trong tương lai. Trung bình từ 2 – 4
năm mới phải thay linh kiện một lần và chi phí thay linh kiện cũng không quá đắt.
Nhược điểm : Máy bơm khí nén ly tâm có kích thước lớn hơn so với máy nén khí trục vít hay piston
nên cần vị trí, không gian lắp đặt lớn hơn. Máy nén khí dạng ly tâm được lắp đặt cố định, do đó không
phù hợp với nhu cầu di chuyển hoặc làm việc lưu động. Chi phí đầu tư cao hơn so với các dòng máy
nén khí khác. Việc chế tạo, sửa chữa máy khi xảy ra sự cố cũng khó khăn hơn do cấu tạo máy phức tạp,
nhiều chi tiết.
Ứng dụng : Máy dùng rất nhiều trong các ngành công nghiệp nặng có đặc điểm là hoạt động liên tục.
 Máy nén xoắn ốc

48
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

Cấu tạo :

Hình 2.0-17 Cấu tạo máy nén xoắn ốc


Nguyên lý hoạt động : Máy nén xoắn ốc (scroll) gồm hai phần xoắn ốc acsimet. Một đĩa xoắn ở trạng
thái tĩnh, đĩa còn lại quay quanh đĩa xoắn cố định. Hai đĩa xoắn này được đặt ăn khớp vào nhau tạo
thành các túi dạng hình lưỡi liềm. Trong quá trình nén, phần xoắn ốc tĩnh được giữ cố định và phần
xoắn động di chuyển trên trục chuyển động lệch tâm. Gas được dẫn vào khoảng trống do hai đĩa xoắn
tạo ra. Hai đĩa khép dần từng nấc và dần tiến vào tâm của hình xoắn ốc, thể tích nhỏ dần tạo ra áp suất
lớn, khi đến tâm thì gas đạt được áp suất đẩy và được nén qua cổng đẩy ở tâm của scroll cố định. Các
túi khí được nén đồng thời và liên tiếp nên tạo ra sự liên tục, ổn định, hiệu quả và yên tĩnh trong quá
trình hoạt động.
Ưu điểm : Khả năng tương thích theo bán kính: Khi có những chất lỏng hay chất bẩn thì Scroll sẽ tách
ra cho phép chúng đi qua tự do mà không làm hư hỏng máy nén.
Khả năng tương thích theo trục: Khi quá tải, đĩa trên ở vị trí cố định sẽ tách lên phía trên đĩa quay, để
làm sạch lượng chất lỏng thừa ra khỏi máy nén.
Hạn chế hiện tượng ngập lỏng: Máy nén xoắn ốc có những đặc điểm tương thích trục và tương thích
bán kích. Nhờ đó, thiết bị không gặp hiện tượng ngập lỏng và cho phép một lượng nhỏ chất bẩn rắn đi
qua mà không làm hỏng phần đĩa. Trong nhiều trường hợp, người dùng không cần bình tách lỏng hoặc
bình chứa lỏng lắp trên đường hút. Khi cần thiết thì máy nén scroll sẽ sấy cacte.

49
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

Vận hành êm ái: Máy nén xoắn ốc hoạt động với quá trình hút và nén gas liên tục và đều đặn vì thế
máy hoạt động ổn định, ít gây ra tiếng ồn.
Nhược điểm : máy có lưu lượng khí nén thấp, khí nén thoát ra nóng hơn so với những dòng máy nén
khác. Dòng máy bơm khí nén dạng cuộn có hạn chế lớn nhất là khi trục vít máy nén khí bị lỗi, hỏng,
người dùng phải mua một cái mới. Đồng thời, chi phí đầu tư loại máy nén này cao hơn những loại máy
nén khí trục vít hay máy bơm khí nén piston…
Ứng dụng : Sử dụng trong điều hòa không khí.
=> Chọn máy nén pittong dạng hở vì do sử dụng môi chất lạnh là NH3 dẫn điện nên không thể sử
dụng dàn lạnh kín hoặc nửa kín. Không sử dụng các máy nén khác vì do không phù hợp công suất
như máy nén ly tâm công suất quá lớn và kích thước máy quá lớn, máy nén trục vít thường được sử
dụng cho ngành công nghiệp nặng, các công trình xây dựng,các cơ sở xử lý nước thải nhiều hơn
còn máy nén xoắn ốc lại thường dùng cho việc điều hòa không khí
Chọn máy nén loại pittong hở
Phân loại theo năng suất lạnh Qo
Loại nhỏ Qo ≤ 9.3 kW
Loại trung bình Qo = (9.3 – 58 )kW
Loại lớn Qo > 58 kW
=> Có Qo = 57.259kW nên chọn pittong hở loại trung bình
2.5.2 Thiết bị ngưng tụ
Là thiết bị trao đổi nhiệt thực hiện quá trình trao đổi nhiệt giữa môi chất lạnh với môi trường ( Môi
trường là nước, không khí hoặc cả hai ) thải nhiệt ra môi trường để biến đổi từ hơi sang lỏng : là quá
trình đẳng áp. Gồm 4 thiết bị được chia làm 3 nhóm là giải nhiệt bằng nước, giải nhiệt bằng không khí
và giải nhiệt bằng nước kết hợp không khí.
Bình ngưng ống Bình ngưng ống Bình ngưng Dàn ngưng Dàn ngưng xối
nước nằm nước nằm bay hơi không khí tưới
ngang ống trơn ngang ống đồng
có cánh
Nguyên lý Các ống trao đổi nhiệt được hàn Hơi môi chất Dàn ngưng Nước được
hoạt động kín hoặc núc lên hai mặt sàng hai đi vào ống góp đối lưu tự bơm từ bể lên
đầu. Hai đầu thân bình là các nắp hơi ở phía trên nhiên : có máng phân

50
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

bình. Các nắp bình tạo thành vách vào dàn ống cấu tạo khá phối nước trên
phân dòng nước để nước tuần trao đổi nhiệt đa dạng. cùng. Nước sẽ
hoàn nhiều lần trong bình ngưng. và ngưng tụ rồi Dạng ống chảy tự do
Mục đích tuần hoàn nhiều lần là chảy về bình xoắn môi theo các lổ và
để tăng thời gian tiếp xúc của chứa cao áp ở chất chuyển xối lên dàn
nước và môi chất; tăng tốc độ phía dưới. động trong ống trao đổi
chuyển động của nước trong các Thiết bị được ống xoắn và nhiệt. Nước
ống trao đổi nhiệt nhằm nâng cao làm mát nhờ hệ trao đổi nhiệt sau khi trao
hệ số toả nhiệt. Cứ một lần nước thống nước với không đổi nhiệt được
chuyển động từ đầu này đến đầu phun từ các vòi khí bên không khí đối
kia của bình thì gọi là một pass. phun được ngoài. Dạng lưu tự nhiên
phân bố đều ở tấm: Tấm giải nhiệt trực
ngay phía trên kim loại sử tiếp ngay trên
cụm ống trao dụng làm dàn.
đổi nhiệt. cánh tản
Nước sau khi nhiệt, trên đó
trao đổi nhiệt có hàn đính
với môi chất ống xoắn.
lạnh, nóng lên Dạng panel:
và được giải Gồm 02 tấm
nhiệt nhờ nhôm được
không khí tạo rãnh cho
chuyển động môi chất
ngược lại từ chuyển động
dưới lên, do tuần hoàn.
vậy nhiệt độ Dàn ngưng
của nước hầu đối lưu
như không đổi. cưỡng bức :
một dàn ống
trao đổi nhiệt
có cánh bên
ngoài, bước
cánh nằm
trong khoảng
3-10mm.
Không khí
được quạt
thổi, chuyển

51
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

động ngang
bên ngoài
qua dàn ống
với tốc độ
khá lớn.
Ưu điểm Hiệu quả giải nhiệt nhanh, ổn Công suất của Không sử Hiệu quả trao
định. nó có thể thiết dụng nước đổi nhiệt cao.
Mật độ dòng nhiệt lớn. kế đạt rất lớn. nên chi phí Do cấu tạo
Ít hư hỏng, tuổi thọ cao. Ít tiêu tốn nước vận hành nên suất tiêu
Do luôn ngập nước nên tốc độ ăn hơn, vì nước sử giảm. hao kim loại
mòn diễn ra chậm hơn. dụng theo kiểu Ít gây ảnh nhỏ, giá thành
Cấu tạo chắc chắn, gọn và rất tiện tuần hoàn. hưởng đến rẻ.
lợi trong việc lắp đặt trong nhà. Các dàn ống xung quanh. Dễ vệ sinh.
Dễ chế tạo, lắp đặt, vệ sinh, bảo kích cỡ nhỏ có trang thiết
dưỡng và vận hành. nên làm việc bị đơn giản
Tiện lợi trong các hệ thống lạnh an toàn. hơn và dễ sử
nhỏ Dễ dàng chế dụng.
tạo, vận hành So với thiết
và sửa chữa. bị giải nhiệt
bằng nước
dàn ngưng
không khí ít
hư hỏng và ít
bị ăn mòn.

Nhược điểm Với hệ thống lớn sử dụng bình Năng suất lạnh Mật độ dòng Trong quá
ngưng không thích hợp vì khi đó riêng bé nên nhiệt thấp, trình làm việc,
đường kính bình quá lớn, không suất tiêu hao Kết cấu khá nước bắn tung
đảm bảo an toàn. vật liệu khá cồng kềnh toé xung
Tăng độ dày thân bình sẽ rất khó lớn. Chỉ thích quanh, nên chỉ
gia công chế tạo. Các cụm ống hợp cho hệ có thể lắp đặt
Bắt buộc trang bị thêm hệ thống trao đổi nhiệt thống công ngoài trời, xa
nước giải nhiệt nên tăng chi phí thường xuyên suất nhỏ và khu nhà
đầu tư và vận hành. tiếp xúc với trung bình. xưởng.
Lượng nước bay hơi đáng kể nên nước và không Hiệu quả giải Tiêu thụ nước
chi phí nước giải nhiệt khá lớn. khí, đó là môi nhiệt phụ khá nhiều do
Quá trình bám bẩn trên bề mặt trường ăn mòn thuộc nhiều phải thường
đường ống tương đối nhanh, đặc mạnh, nên vào điều kiện xuyên xả bỏ

52
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

biệt khi chất lượng nguồn nước chóng bị hỏng. khí hậu. nước.
kém. Do đó phải Những ngày Tiếp xúc
Thường xuyên xả cặn bẩn đọng lại nhúng kẽm nhiệt độ cao thường xuyên
ở tháp giải nhiệt và bổ sung nước nóng để chống hệ thống với nước và
mới. Xả khí và cặn đường nước. ăn mòn. không thể không khí
Nhiệt độ hoạt động trong môi
ngưng tụ phụ được do rơ le trưởng ẩm nên
thuộc vào trạng HP tác động. bị ăn mòn rất
thái khí tượng Đối với dàn nhanh nếu dàn
và thay đổi ngưng trao ống không
theo mùa. đổi nhiệt đối được nhúng
Chỉ thích hợp lưu tự nhiên kẽm nóng sẽ
lắp đặt ngoài hiệu quả còn nhanh bị hư.
trời lắp đặt ở vị thấp nữa. Hiệu quả giải
trí riêng biệt nhiệt chịu ảnh
tách hẳn các hưởng của môi
công trình. trường khí
hậu.

Bảng 2.0-7 Một số loại thiết bị ngưng tụ

 Bình ngưng ống nước nằm ngang


Được chia làm 2 loại : dành cho môi chất lạnh NH3 và dành cho môi chất lạnh là freon
Cấu tạo cho môi chất lạnh NH3 :

Hình 2.0-18 Cấu tạo bình ngưng ống nước nằm ngang NH3
Nguyên lý hoạt động : Các ống trao đổi nhiệt được hàn kín hoặc núc lên hai mặt sàng hai đầu. Để có
thể hàn hoặc núc các ống trao đổi nhiệt vào mặt sàng, nó phải có độ dày khá lớn từ 20-30mm. Hai đầu
thân bình là các nắp bình. Các nắp bình tạo thành vách phân dòng nước để nước tuần hoàn nhiều lần
trong bình ngưng. Mục đích tuần hoàn nhiều lần là để tăng thời gian tiếp xúc của nước và môi chất;
53
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

tăng tốc độ chuyển động của nước trong các ống trao đổi nhiệt nhằm nâng cao hệ số toả nhiệt. Cứ một
lần nước chuyển động từ đầu này đến đầu kia của bình thì gọi là một pass. Một trong những vấn đề cần
quan tâm khi chế tạo bình ngưng là bố trí số lượng ống của các pass phải đều nhau, nếu không đều thì
tốc độ nước trong các pass sẽ khác nhau, tạo nên tổn thất áp lực không cần thiết.
Cấu tạo dành cho môi chất lạnh freon ( Ống đồng có cánh ) :

Hình 2.0-19 Cấu tạo bình ngưng ống nước nằm ngang cho freon
Nguyên lý hoạt động ( cùng nguyên lý với NH3) : Bình ngưng có ống trao đổi nhiệt bằng thép có thể sử
dụng cho hệ thống freon, nhưng cần lưu ý là các chất freon có tính tẩy rửa mạnh nên phải vệ sinh bên
trong đường ống rất sạch sẽ và hệ thống phải trang bị bộ lọc cơ khí. Đối với freon an toàn và hiệu quả
nhất là sử dụng bình ngưng ống đồng, vừa loại trừ vấn đề tắc bẩn, vừa có khả năng trao đổi nhiệt tốt
hơn, nên kích thước bình gọn.
Ưu điểm : Bình ngưng ống chùm nằm ngang, giải nhiệt bằng nước nên hiệu quả giải nhiệt cao, mật độ
dòng nhiệt khá lớn q = 3000-6000 W/m2, k= 80-1000 W/m2.K, độ chênh nhiệt độ trung bình delta t =
5-6K. Dễ dàng thay đổi tốc độ nước trong bình để có tốc độ thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả trao đổi
nhiệt, bằng cách tăng số pass tuần hoàn nước. Hiệu quả trao đổi nhiệt khá ổn định, ít phụ thuộc vào
nhiệt độ môi trường. Cấu tạo chắc chắn, gọn và rất tiện lợi trong việc lắp đặt trong nhà, có suất tiêu hao
kim loại nhỏ, khoảng 40-45 kg/m2 diện tích bề mặt trao đổi nhiệt, hình dạng đẹp phù hợp với yêu cầu
thẩm mỹ công nghiệp. Dễ chế tạo, lắp đặt, vệ sinh, bảo dưỡng và vận hành. Có thể sử dụng một phần
của bình để làm bình chứa, đặc biệt tiện lợi trong các hệ thống lạnh nhỏ, ví dụ như hệ thống kho lạnh.
Ít hư hỏng và tuổi thọ cao: Đối với các loại dàn ngưng tụ kiểu khác, các ống sắt thường xuyên phải tiếp
xúc môi trường nước và không khí nên tốc độ ăn mòn ống trao đổi nhiệt khá nhanh. Đối với bình

54
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

ngưng, do thường xuyên chứa nước nên bề mặt trao đổi nhiệt hầu như luôn luôn ngập trong nước mà
không tiếp xúc với không khí. Vì vậy tốc độ ăn mòn diễn ra chậm hơn nhiều.
Nhược điểm : Đối với hệ thống lớn sử dụng bình ngưng không thích hợp vì khi đó đường kính bình quá
lớn, không đảm bảo an toàn. Nếu tăng độ dày thân bình sẽ rất khó gia công chế tạo. Vì vậy các nhà
máy công suất lớn, ít khi sử dụng bình ngưng. Khi sử dụng bình ngưng, bắt buộc trang bị thêm hệ
thống nước giải nhiệt gồm: Tháp giải nhiệt, bơm nước giải nhiệt, hệ thống đường ống nước, thiết bị
phụ đường nước vv… nên tăng chi phí đầu tư và vận hành. Ngoài buồng máy, yêu cầu phải có không
gian thoáng bên ngoài để đặt tháp giải nhiệt. Quá trình làm việc của tháp luôn luôn kéo theo bay hơi
nước đáng kể, nên chi phí nước giải nhiệt khá lớn, nước thường làm ẩm ướt khu lân cận, vì thế nên bố
trí xa các công trình. Kích thước bình tuy gọn, nhưng khi lắp đặt bắt buộc phải để dành khoảng không
gian cần thiết hai đầu bình để vệ sinh và sửa chữa khi cần thiết. Quá trình bám bẩn trên bề mặt đường
ống tương đối nhanh, đặc biệt khi chất lượng nguồn nước kém. Khi sử dụng bình ngưng ống vỏ nằm
ngang cần quan tâm chú ý hiện tượng bám bẩn bề mặt bên trong các ống trao đổi nhiệt, trong trường
hợp này cần vệ sinh bằng hoá chất hoặc cơ khí. Thường xuyên xả cặn bẩn đọng lại ở tháp giải nhiệt và
bổ sung nước mới. Xả khí và cặn đường nước.
 Dàn ngưng xối tưới
Cấu tạo :

Hình 2.0-20 Cấu tạo dàn ngưng xối tưới


Nguyên lý hoạt động : Dàn gồm một cụm ống trao đổi nhiệt ống thép nhúng kẽm nóng để trần, không
có vỏ bao che, có rất nhiều ống góp ở hai đầu. Phía trên dàn là một máng phân phối nước hoặc dàn ống
phun, phun nước xuống. Dàn ống thường được đặt ngay phía trên một bể chứa nước. Nước được bơm
55
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

bơm từ bể lên máng phân phối nước trên cùng. Máng phân phối nước được làm bằng thép và có đục rất
nhiều lổ hoặc có dạng răng cưa. Nước sẽ chảy tự do theo các lổ và xối lên dàn ống trao đổi nhiệt. Nước
sau khi trao đổi nhiệt được không khí đối lưu tự nhiên giải nhiệt trực tiếp ngay trên dàn. Để tăng cường
giải nhiệt cho nước ở nắp bể người ta đặt lưới hoặc các tấm tre đan. Gas quá nhiệt đi vào dàn ống từ
phía trên, ngưng tụ dần và chảy ra ống góp lỏng phía dưới, sau đó được dẫn ra bình chứa cao áp. Ở trên
cùng của dàn ngưng có lắp đặt van an toàn, đồng hồ áp suất và van xả khí không ngưng. Dàn ngưng tụ
kiểu tưới cũng có các ống trích lỏng trung gian để giải phóng bề mặt trao đổi nhiệt phía dưới , tăng hiệu
quả trao đổi nhiệt.
Ưu điểm : Hiệu quả trao đổi nhiệt cao, hệ số truyền nhiệt đạt 700-900 W/m 2.K. Mặt khác do cấu tạo,
ngoài dàn ống trao đổi nhiệt ra, các thiết bị phụ khác như khung đỡ, bao che hầu như không có nên suất
tiêu hao kim loại nhỏ, giá thành rẻ. Cấu tạo đơn giản, chắc chắn, dễ chế tạo và có khả năng sử dụng cả
nguồn nước bẩn vì dàn ống để trần rất dễ vệ sinh. Vì vậy dàn ngưng kiểu tưới rất thích hợp khu vực
nông thôn, nơi có nguồn nước phong phú, nhưng chất lượng không cao. So với bình ngưng ống vỏ,
lượng nước tiêu thụ không lớn. Nước rơi tự do trên dàn ống để trần hoàn toàn nên nhả nhiệt cho không
khí phần lớn, nhiệt độ nước ở bể tăng không đáng kể, vì vậy lượng nước bổ sung chỉ chiếm khoảng
30% lượng nước tuần hoàn.
Nhược điểm: Trong quá trình làm việc, nước bắn tung toé xung quanh, nên dàn chỉ có thể lắp đặt bên
ngoài trời, xa hẳn khu nhà xưởng.Cùng với bình ngưng ống vỏ, dàn ngưng kiểu tưới tiêu thụ nước khá
nhiều do phải thường xuyên xả bỏ nước.Do tiếp xúc thường xuyên với nước và không khí, trong môi
trưởng ẩm như vậy nên quá trình ăn mòn diễn ra rất nhanh, nếu dàn ống không được nhúng kẽm nóng
sẽ rất nhanh chóng bị bục, hư hỏng. Hiệu quả giải nhiệt chịu ảnh hưởng của môi trường khí hậu.
 Bình ngưng bay hơi
Cấu tạo :

56
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

Hình 2.0-21 Cấu tạo dàn ngưng bay hơi


Nguyên lý hoạt động : Hơi môi chất đi vào ống góp hơi ở phía trên vào dàn ống trao đổi nhiệt và
ngưng tụ rồi chảy về bình chứa cao áp ở phía dưới. Thiết bị được làm mát nhờ hệ thống nước phun từ
các vòi phun được phân bố đều ở ngay phía trên cụm ống trao đổi nhiệt. Nước sau khi trao đổi nhiệt
với môi chất lạnh, nóng lên và được giải nhiệt nhờ không khí chuyển động ngược lại từ dưới lên, do
vậy nhiệt độ của nước hầu như không đổi. Toàn bộ nhiệt Qk của môi chất đã được không khí mang thải
ra ngoài. Không khí chuyển động cưỡng bức nhờ các quạt đặt phía trên hoặc phía dưới. Đặt quạt phía
dưới (quạt thổi), thì trong quá trình làm việc không sợ quạt bị nước làm ướt, trong khi đặt phía trên
(quạt hút) dễ bị nước cuốn theo làm ướt và giảm tuổi thọ. Tuy nhiên đặt phía trên gọn và dễ chế tạo
hơn nên thường được sử dụng. Trong quá trình trao đổi nhiệt một lượng khá lớn nước bốc hơi và bị
cuốn theo không khí, do vậy phải thường xuyên cấp nước bổ sung cho bể. Phương pháp cấp nước là
hoàn toàn tự động nhờ van phao. Bộ chắn nước có tác dụng chắn các giọt nước bị cuốn theo không khí
ra ngoài, nhờ vậy tiết kiệm nước và tránh làm ướt quạt. Bộ chắn nước được làm bằng tôn mỏng và
được gập theo đường dích dắc, không khí khi qua bộ chắn va đập vào các tấm chắn và đồng thời rẽ
dòng liên tục nên các hạt nước mất quá tính và rơi xuống lại phía dưới. Sau khi tuần hoàn khoảng 2/3
dàn ống trao đổi nhiệt, một phần lớn gas đã được hoá lỏng, để nâng cao hiệu quả trao đổi nhiệt cần tách
lượng lỏng này trước, giải phóng bề mặt trao đổi nhiệt phía sau cho lượng hơi chưa ngưng còn lại. Vì
vậy ở vị trí này người ta bố trí ống góp lỏng trung gian, để gom dịch lỏng cho chảy thẳng về ống góp
lỏng phía dưới và trực tiếp ra bình chứa, phần hơi còn lại tiếp tục luân chuyển theo 1/3 cụm ống còn

57
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

lại. Toàn bộ phía ngoài dàn ống và cụm dàn phun đều có vỏ bao che bằng tôn tráng kẽm. Ống góp lỏng
trung gian cũng được sử dụng làm nơi đặt ống cân bằng.
Ưu điểm : Do cấu tạo dạng dàn ống nên công suất của nó có thể thiết kế đạt rất lớn mà không bị hạn
chế vì bất cứ lý do gì. Hiện nay nhiều xí nghiệp chế biến thuỷ sản nước ta sử dụng dàn ngưng tụ bay
hơi công suất đạt từ 6001000 kW. So với các thiết bị ngưng tụ kiểu khác, dàn ngưng tụ bay hơi ít tiêu
tốn nước hơn, vì nước sử dụng theo kiểu tuần hoàn. Các dàn ống kích cỡ nhỏ nên làm việc an toàn. Dễ
dàng chế tạo, vận hành và sửa chữa.
Nhược điểm : Do năng suất lạnh riêng bé nên suất tiêu hao vật liệu khá lớn. Các cụm ống trao đổi nhiệt
thường xuyên tiếp xúc với nước và không khí, đó là môi trường ăn mòn mạnh, nên chóng bị hỏng. Do
đó bắt buộc phải nhúng kẽm nóng để chống ăn mòn. Nhiệt độ ngưng tụ phụ thuộc vào trạng thái khí
tượng và thay đổi theo mùa trong năm. Chỉ thích hợp lắp đặt ngoài trời, trong quá trình làm việc, khu
vực nền và không gian xung quanh thường bị ẩm ướt, vì vậy cần lắp đặt ở vị trí riêng biệt tách hẳn các
công trình.
 Dàn ngưng không khí
Có 2 loại là đối lưu tự nhiên và đối lưu cưỡng bức
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của dàn ngưng đối lưu tự nhiên : Loại dàn ngưng đối lưu tự nhiên chỉ
sử dụng trong các hệ thống rất nhỏ, ví dụ như tủ lạnh gia đình, tủ lạnh thương nghiệp. Các dàn này có
cấu tạo khá đa dạng. Dạng ống xoắn có cánh là các sợi dây thép hàn vuông góc với các ống xoắn. Môi
chất chuyển động trong ống xoắn và trao đổi nhiệt với không khí bên ngoài. Loại này hiệu quả không
cao và hay sử dụng trong các tủ lạnh gia đình trước đây. Dạng tấm: Gồm tấm kim loại sử dụng làm
cánh tản nhiệt, trên đó có hàn đính ống xoắn bằng đồng . Dạng panel: Nó gồm 02 tấm nhôm dày
khoảng 1,5mm, được tạo rãnh cho môi chất chuyển động tuần hoàn. Khi chế tạo, người ta cán nóng hai
tấm lại với nhau, ở khoảng tạo rãnh, người ta bôi môi chất đặc biệt để 02 tấm không dính vào nhau, sau
đó thổi nước hoặc không khí áp lực cao (khoảng 40-100 bar) trong các khuôn đặc biệt, hai tấm sẽ
phồng lên thành rãnh.

58
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

Hình 2.0-22 Cấu tạo dàn ngưng đối lưu tự nhiên


Cấu tạo và nguyên lý dàn ngưng đối lưu cưỡng bức : Dàn ngưng tụ không khí đối lưu cưỡng bức được
sử dụng rất rộng rãi trong đời sống và công nghiệp. Cấu tạo gồm một dàn ống trao đổi nhiệt bằng ống
thép hoặc ống đồng có cánh nhôm hoặc cánh sắt bên ngoài, bước cánh nằm trong khoảng 3-10mm.
Không khí được quạt thổi, chuyển động ngang bên ngoài qua dàn ống với tốc độ khá lớn. Quạt dàn
ngưng thường là quạt kiểu hướng trục. Mật độ dòng nhiệt của dàn ngưng không khí đạt khoảng 180 
340 W/m2 , hệ số truyền nhiệt k = 30-35 W/m2.K, hiệu nhiệt độ ∆ t = 7-8oC. Trong quá trình sử dụng
cần lưu ý: Dàn ngưng thường bụi bám bụi bẩn, giảm hiệu quả trao đổi nhiệt nên thường xuyên vệ sinh
bằng chổi hoặc nước. Khi khí không ngưng lọt vào bên trong dàn sẽ làm tăng áp suất ngưng tụ. Cần
che chắn nắng cho dàn ngưng, tránh đặt vị trí chịu nhiều bức xạ mặt trời ảnh hưởng đến hiệu quả trao
đổi nhiệt.

Hình 2.0-23 Cấu tạo dàn ngưng đối lưu cưỡng bức
Ưu điểm: Không sử dụng nước nên chi phí vận hành giảm. Điều này rất phù hợp ở những nơi thiếu
nước như khu vực thành phố và khu dân cư đông đúc. Không sử dụng hệ thống bơm, tháp giải nhiệt,
vừa tốn kém lại gây ẩm ướt khu vực nhà xưởng. Dàn ngưng không khí ít gây ảnh hưởng đến xung
quanh và có thể lắp đặt ở nhiều vị trí trong công trình như treo tường, đặt trên nóc nhà vv . . . Hệ thống

59
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

sử dụng dàn ngưng không khí có trang thiết bị đơn giản hơn và dễ sử dụng. So với các thiết bị ngưng tụ
giải nhiệt bằng nước, dàn ngưng không khí ít hư hỏng và ít bị ăn mòn.
Nhược điểm : Mật độ dòng nhiệt thấp, nên kết cấu khá cồng kềnh và chỉ thích hợp cho hệ thống công
suất nhỏ và trung bình. Hiệu quả giải nhiệt phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu. Những ngày nhiệt
độ cao áp suất ngưng tụ lên rất cao nên hệ thống không thể hoạt động được do rơ le HP tác động. Đối
với dàn ngưng trao đổi nhiệt đối lưu tự nhiên hiệu quả còn thấp nữa.
=> Chọn sử dụng dàn ngưng có ống nước nằm ngang giải nhiệt bằng nước vì chọn máy nén và môi
chất lạnh NH3 các ống trao đổi được hàn kín hạn chế môi chất lạnh trào ra ngoài sử dụng ống thép
vì để tránh NH3 ăn mòn kim loại màu. Với Qk = (4-5)kW/m2
2.5.3 Thiết bị bay hơi
Là thiết bị trao đổi nhiệt trong đó môi chất lạnh thu nhiệt từ môi trường.
Được chia làm 2 loại lớn là dàn lạnh và bình bốc hơi
BÌNH BỐC HƠI DÀN LẠNH
Freon NH3 Panel Xương Tấm bản Đối lưu Dàn lạnh Dàn Đối lưu
cá tự nhiên tiết lưu lạnh cưỡng
khô ngập bức
lỏng
Nguyên Bình bay Các mặt Môi chất chuyển Các tấm Dàn tác nhân Do Các
hơi frêôn sàng động và sôi trao đổi lạnh đối làm lạnh phần dàn
lý hoạt
môi chất được trong các ống, nhiệt dạng lưu tự sẽ được lớn bề lạnh đặt
động lạnh có làm chất lỏng cần phẳng có nhiên đưa vào mặt bên phía
thể sôi ở bằng làm lạnh chuyển dập sóng không dàn lạnh trong trước
bên trong thép có động ngang qua được ghép dùng công của các mỗi
hoặc độ dày ống. với nhau quạt nghiệp dàn dàn, hút
ngoài khá lớn. Môi chất lạnh đi bằng đệm được sử sau khi lạnh không
ống trao Ống vào ống góp kín. Hai dụng để đi qua công khí
đổi nhiệt, được dưới và đi ra ống đầu là các làm van tiết nghiệp chuyển
chất lỏng núc chặt góp trên. tấm khung lạnh lưu. Để đều động
cần làm vào mặt tương tụ dàn dày, chắc không khống được qua các
lạnh sàng lạnh panen chắn được khí chế tiếp xúc dàn.
chuyển hoặc nhưng ở đây các giữ nhờ trong lượng với tác Máng
động hàn ống trao đổi thanh các tác nhân nhân hứng
dích dắc Phía nhiệt được uốn giằng và buồng lạnh tiết lạnh và nước
bên ngoài dưới cong, do đó bu lông. lạnh. lưu vào van nghiêng
hoặc bên bình có chiều dài mỗi Đường Dàn có dàn lạnh phao về phía
trong các thể có ống tăng lên chuyển thể kho duy trì sau để
60
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

ống trao rốn để đáng kể. Các động của được lạnh, mức nước
đổi nhiệt thu hồi ống trao đổi môi chất lắp đặt người ta ngập ngưng
Khi môi dầu, từ nhiệt gắn vào và chất tải áp trần sử dụng lỏng ở chảy
chất đây dầu các ống góp lạnh ngược hoặc áp van tiết trong kệt,
chuyển được trông giống như chiều và tường, lưu nhiệt dàn nên tránh
động bên đưa về một xương cá xen kẻ ống trao nhờ đó nhờ đó đọng
trong bình thu khổng lồ. Đó là nhau.Diện đổi mà nhiệt mà hiệu nước
người ta hồi dầu. các ống thép áp tích trao nhiệt là độ của quả của trong
chế tạo Môi lực dạng trơn, đổi nhiệt ống hơi khi việc máng,
ống có chất không cánh. Dàn rất lớn. thép ra khỏi truyền nước
cánh được tiết lạnh xương cá Quá trình trơn dàn sẽ nhiệt sẽ đọng có
bằng 2 lưu vào cũng có cấu tạo trao đổi hoặc luôn rất cao. thể
lớp vật bình từ gồm nhiều cụm nhiệt giữa ống có được Trong đóng
liệu khác phía (môđun), mỗi hai môi cánh duy trì ở điều băng
nhau, bên dưới, cụm có 1 ống chất thực bên mức ổn kiện mà làm tắc
ngoài là sau khi góp trên và 1 hiện qua ngoài. định ở nhiệt độ đường
đồng, trao đổi ống góp dưới và vách tương Cánh một mức bề mặt thoát
bên trong nhiệt hệ thống 2-4 dãy đối mỏng tản nhiệt đã của các nước
là nhôm. hơi sẽ ống trao đổi nên hiệu nhiệt sử được dàn
được hút nhiệt nối giữa quả trao dụng là định lạnh
về máy các ống góp. đổi nhiệt cánh trước. công
từ bình cao. Các thẳng Dàn lạnh nghiệp
tách lớp chất tải hoặc công cao hơn
lỏng gắn lạnh khá cánh nghiệp so với
ở phía mỏng nên xoắn. còn có nhiệt độ
trên quá trình chức bão hòa
bình bay trao đổi năng của tác
hơi. nhiệt diễn tách ẩm nhân
ra nhanh đặc biệt. lạnh
chóng. Để tách tương
ẩm thì ứng với
nhiệt độ áp suất
bề mặt bên
của dàn trong
lạnh dàn thì
phải quá
dưới trình sôi
nhiệt độ và bay
đọng hơi của
sương tác nhân
của lạnh có
không thể diễn
khí đi ra được.
vào dàn.
61
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

Ưu Chất tải lạnh tuần Cấu tạo Tổng diện Cấu tạo Môi chất Do dàn Cấu tạo
hoàn trong hệ thống tương tích trao đơn lạnh sau lạnh đơn
điểm
kín không lọt không tụ dàn đổi nhiệt giản. tiết lưu luôn giản.
khí vào bên trong lạnh rất lớn. Dễ vệ đi trực ngập Dễ vệ
nên giảm ăn mòn. panen Quá trình sinh tiếp vào dịch sinh.
Dễ vệ sinh thiết bị nhưng trao đổi phía về dàn lạnh lỏng
về phía chất lỏng ở đây nhiệt giữa phía nên tổn nên
cần làm lạnh. các ống hai môi chất thất hiệu
Mật độ dòng nhiệt trao đổichất thực môi nhiệt quả trao
lớn nên tiêu hao ít nhiệt hiện qua trường thấp. đổi
kim loại. được vách tương làm Đây là nhiệt
Thiệt bị chắc chắn uốn đối mỏng lạnh phương khá lớn
gọn nhẹ. cong nên hiệu pháp
do đó quả trao đơn giản
chiều đổi nhiệt không
dài mỗi cao. Các đòi hỏi
ống lớp chất tải phải có
tăng lạnh khá các thiết
lên mỏng nên bị khác
đáng quá trình đi kèm,
kể. trao đổi chi phí
nhiệt diễn đầu tư
ra nhanh thấp.
chóng.
Nhược Có khả năng nứt Quảng Chế tạo Chế tạo Hiệu Để điều Phải Mật độ
ống trao đổi nhiệt đường tương phức tạp quả trao chỉnh trang bị dòng
điểm
do đóng băng cho đi của đối khó nên chỉ có đổi lưu thêm nhiệt
nên cần khống chế so với các hãng nhiệt lượng các thiết vẫn
dòng
nghiêm ngặt chất những nổi tiếng thấp, theo phụ bị khác không
lỏng cần làm lạnh. môi kiểu mới có khả nên tải thực đi kèm lớn lắm
Khó chế tạo. chất khác năng chế thực tế tế, chỉ nên chi nên vãn
Giá thành cao, trong nhất và tạo. Do đó ít sử nên sử phí đầu tiêu hao
các các khi hư dụng. dụng tư tăng nhiều
ống khâu hỏng, Thiết bị van tiết lên kim
trao uốn không có cồng lưu tự đáng kể. loại.
ống và vật tư thay kềnh động và Thiết bị
đổi
hàn các thế, sửa Hiệu công cồng
nhiệt ống và chữa khó quả trao suất của kềnh
khá ống khăn. đổi van phải
ngắn góp. nhiệt tương
và kích thấp ứng với
thước tiêu hao phụ tải
kim của hệ
62
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

tương loại. thống.


đối Trường
cồng hợp sử
dụng
kềnh.
van tiết
lưu tay
hoặc sử
dung
van tiết
lưu tự
động
nhưng
có công
suất lớn
hơn sẽ
rất nguy
hiểm khi
phụ tải
nhiệt
bên
ngoài
thay đổi.
Khi phụ
tải nhiệt
giảm, rất
dễ gây
ra ngập
lỏng.
Ứng Dùng để làm lạnh Sử dụng rất phổ hạ nhanh Sử Sử dụng Máy đá Dàn
biến trong các hệ dịch đường dụng cho hệ cây, tủ lạnh
dụng nước, glycol,….
thống làm lạnh và glycol trong thống cấp đối lưu
trong công kho bảo nhỏ như đông, không
nước hoặc nước
nghiệp bia, quản. hệ thống Thiết bị khí
muối, ví dụ như sản xuất lạnh làm cưỡng
hệ thống máy đá nước lạnh máy lạnh bức
cây chế biến điều nước được sử
trong nhà hoà, kho chế biến dụng
máy chế lạnh và điều rất rộng
biến thực thương hoà rãi
phẩm vv.. nghiệp, không trong
kho bảo khí các hệ
quản, trong thống
kho các nhà lạnh để
đông máy chế làm
63
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

biến lạnh
thực không
phẩm. khí như
trong
các kho
lạnh,
thiết bị
cấp
đông,
trong
điều
hoà
không
khí
vv…
Bảng 2.0-8 Một số loại thiết bị bay hơi

 Bình bốc hơi


Gồm 2 loại là bình bốc hơi NH3 và bình bốc hơi freon
Cấu tạo bình bốc hơi của Freon:

Hình 2.0-24 Cấu tạo bình bốc hơi freon


Nguyên lý hoạt động : Bình bay hơi frêôn ngược lại môi chất lạnh có thể sôi ở bên trong hoặc ngoài
ống trao đổi nhiệt, chất lỏng cần làm lạnh chuyển động dích dắc bên ngoài hoặc bên trong các ống trao
đổi nhiệt. Khi xảy ra đóng băng ít nguy hiểm hơn trường hợp nước chuyển động bên trong ống. Đối với

64
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

bình môi chất sôi trong ống khối lượng môi chất giảm 2 -3 lần so với sôi ngoài ống. Điều này rất có ý
nghĩa đối với hệ thống frêôn vì giá thành frêôn cao hơn NH3 nhiều. Để nâng cao hiệu quả trao đổi nhiệt
đối với bình frêôn, đặc biệt R12 người ta làm cánh về phía môi chất. Khi môi chất chuyển động bên
trong người ta chế tạo ống có cánh bằng 02 lớp vật liệu khác nhau, bên ngoài là đồng, bên trong là
nhôm. Hệ số truyền nhiệt bình ngưng sử dụng môi chất R12 khoảng 230-350 W/m2.K, độ chênh nhiệt
độ khoảng 5-8K. Đối với môi chất R22 ống trao đổi nhiệt có thể là ống đồng nhẵn vì hệ số truyền nhiệt
của nó cao hơn so với R12 từ 20-30%.
Cấu tạo bình bốc hơi NH3 :

Hình 2.0-25 Cấu tạo bình bốc hơi NH3


Nguyên lý hoạt động : Các mặt sàng thường được làm bằng thép cácbon hoặc thép hợp kim và có độ
dày khá lớn 20-30mm. Ống được núc chặt vào mặt sàng hoặc hàn. Khoảng hở cần thiết nhỏ nhất giữa
các ống ngoài cùng và mặt trong của thân bình là 15-20mm. Phía dưới bình có thể có rốn để thu hồi
dầu, từ đây dầu được đưa về bình thu hồi dầu. Môi chất được tiết lưu vào bình từ phía dưới, sau khi
trao đổi nhiệt hơi sẽ được hút về máy từ bình tách lỏng gắn ở phía trên bình bay hơi. Đối với các bình
công suất lớn, lỏng được đưa vào ống góp rồi đưa vào một số ống nhánh dẫn vào bình, phân bố đều
theo chiều dài. Hơi ra bình cũng được dẫn ra từ nhiều ống phân bố đều trong không gian. Bình bay hơi
có trang bị van phao khống chế mức lỏng tránh hút hơi ẩm về máy nén. Van phao tác động đóng van
điện từ cấp dịch khi mức dịch vượt quá mức cho phép. Trường hợp muốn khống chế mức dịch dưới có
thể dùng thêm van phao thứ 2 tác động mở van điện từ cấp dịch khi lượng dịch quá thấp. Các nắp bình
cũng có các vách phân dòng để chất tải lạnh chuyển động nhiều lần trong bình, tăng thời gian làm lạnh
và tốc độ chuyển động của nó nhằm nâng cao hiệu quả trao đổi nhiệt.
=> Không sử dụng bình bốc hơi vì dùng để làm lạnh nước, glycol,….

65
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

 Dàn lạnh
Dàn lạnh panen:
Cấu tạo :

Hình 2.0-26 Cấu tạo dàn lạnh Panel


Nguyên lý hoạt động : Môi chất chuyển động và sôi trong các ống, chất lỏng cần làm lạnh chuyển động
ngang qua ống. Các dàn lạnh panen được cấp dịch theo kiểu ngập lỏng nhờ bình giữ mức- tách lỏng.
Môi chất lạnh đi vào ống góp dưới và đi ra ống góp trên.Tốc độ luân chuyển của nước muối trong bể
khoảng 0,5-0,8 m/s, hệ số truyền nhiệt k=460-580 w/m2.K. Khi hiệu nhiệt độ giữa môi chất và nước
muối khoảng 5-6K, mật độ dòng nhiệt của dàn bay hơi panen khá cao khoảng 2900-3500 W/m2. Dàn
lạnh panen kiểu ống thẳng có nhược điểm là quảng đường đi của dòng môi chất trong các ống trao đổi
nhiệt khá ngắn và kích thước tương đối cồng kềnh.
Dàn lạnh xương cá:
Cấu tạo :

66
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

Hình 2.0-27 Cấu tạo dàn lạnh xương cá


Nguyên lý hoạt động : Dàn lạnh xương cá được sử dụng rất phổ biến trong các hệ thống làm lạnh nước
hoặc nước muối, ví dụ như hệ thống máy đá cây. Về cấu tạo, tương tụ dàn lạnh panen nhưng ở đây các
ống trao đổi nhiệt được uốn cong, do đó chiều dài mỗi ống tăng lên đáng kể. Các ống trao đổi nhiệt gắn
vào các ống góp trông giống như một xương cá khổng lồ. Đó là các ống thép áp lực dạng trơn, không
cánh. Dàn lạnh xương cá cũng có cấu tạo gồm nhiều cụm (môđun), mỗi cụm có 01 ống góp trên và 01
ống góp dưới và hệ thống 2-4 dãy ống trao đổi nhiệt nối giữa các ống góp. Mật độ dòng nhiệt của dàn
bay hơi xương cá tương đương dàn lạnh kiểu panen tức khoảng 2900-3500 W/m2
Dàn lạnh tấm bản:
Cấu tạo:

Hình 2.0-28 Cấu tạo dàn lạnh tấm bản


67
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

Nguyên lý hoạt động : Ngoài các dàn lạnh thường được sử dụng ở trên, trong công nghiệp người ta còn
sử dụng dàn bay hơi kiểu tấm bản để làm lạnh nhanh các chất lỏng. Ví dụ hạ nhanh dịch đường và
glycol trong công nghiệp bia, sản xuất nước lạnh chế biến trong nhà máy chế biến thực phẩm vv.. Cấu
tạo dàn lạnh kiểu tấm bản hoàn toàn giống dàn ngưng tấm bản, gồm các tấm trao đổi nhiệt dạng phẳng
có dập sóng được ghép với nhau bằng đệm kín. Hai đầu là các tấm khung dày, chắc chắn được giữ nhờ
thanh giằng và bu lông. Đường chuyển động của môi chất và chất tải lạnh ngược chiều và xen kẻ nhau.
Tổng diện tích trao đổi nhiệt rất lớn. Quá trình trao đổi nhiệt giữa hai môi chất thực hiện qua vách
tương đối mỏng nên hiệu quả trao đổi nhiệt cao. Các lớp chất tải lạnh khá mỏng nên quá trình trao đổi
nhiệt diễn ra nhanh chóng. Dàn lạnh tấm bản NH3 có thể đạt k =2500-4500 W/m2.K khi làm lạnh nước.
Đối với R22 làm lạnh nước hệ số truyền nhiệt đạt k =1500-3000 W/m2.K. Đặc điểm của dàn lạnh kiểu
tấm bản là thời gian làm lạnh rất nhanh, khối lượng môi chất lạnh cần thiết nhỏ. Nhược điểm là chế tạo
phức tạp nên chỉ có các hãng nổi tiếng mới có khả năng chế tạo. Do đó khi hư hỏng, không có vật tư
thay thế, sửa chữa khó khăn.
Dàn lạnh đối lưu tự nhiên
Cấu tạo :

Hình 2.0-29 Cấu tạo dàn lạnh đối lưu tự nhiên


Nguyên lý hoạt động : Dàn lạnh đối lưu tự nhiên không dùng quạt được sử dụng để làm lạnh không khí
trong các buồng lạnh. Dàn có thể được lắp đặt áp trần hoặc áp tường, ống trao đổi nhiệt là ống thép trơn
hoặc ống có cánh bên ngoài. Cánh tản nhiệt sử dụng là cánh thẳng hoặc cánh xoắn.
Dàn lạnh đối lưu cưỡng bức

68
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

Dàn lạnh đối lưu không khí cưỡng bức được sử dụng rất rộng rãi trong các hệ thống lạnh để làm lạnh
không khí như trong các kho lạnh, thiết bị cấp đông, trong điều hoà không khí vv… Dàn lạnh đối lưu
cưỡng bức có 02 loại là Dàn lạnh đối lưu cưỡng bức có 02 loại : Loại ống đồng và ống sắt. Thường các
dàn lạnh đều được làm cánh nhôm hoặc cánh sắt. Dàn lạnh có vỏ bao bọc, lồng quat, ống khuyếch tán
gió, khay hứng nước ngưng. Việc xả nước ngưng có thể sử dụng bằng nhiều phương pháp, nhưng phổ
biến nhất là dùng điện trở xả băng. Dàn lạnh ống trơn NH3 có k = 35-43 W/m2.K. Đối với dàn lạnh
freon k = 12 W/m2.K. Dàn lạnh sử dụng trong các kho lạnh có cấu tạo với chiều rộng khá lớn, trải dài
theo chiều rộng kho lạnh.
Cấu tạo :

Hình 2.0-30 Cấu tạo dàn lạnh đối lưu cưỡng bức
Nguyên lý hoạt động : Mỗi dàn có từ 1-6 quạt, các dàn lạnh đặt phía trước mỗi dàn, hút không khí
chuyển động qua các dàn. Dàn lạnh có bước cánh từ 3-8 mm, tuỳ thuộc mức độ thoát ẩm của các sản
phẩm trong kho. Vỏ bao che của dàn lạnh là tôn mạ kẽm, phía dưới có máng hứng nước ngưng. Máng
hứng nước nghiêng về phía sau để nước ngưng chảy kệt, tránh đọng nước trong máng, nước đọng có
thể đóng băng làm tắc đường thoát nước. Dàn gồm nhiều cụm ống độc lập song song dọc theo chiều
cao của dàn, vì vậy thường có các búp phân phối ga ga để phân bố dịch lỏng đều cho các cụm.
Dàn lạnh tiết lưu kiểu khô : Đây là loại dàn lạnh mà tác nhân làm lạnh sẽ được đưa thẳng vào dàn lạnh
công nghiệp sau khi nó đi qua van tiết lưu. Để khống chế lượng tác nhân lạnh tiết lưu vào dàn lạnh kho
lạnh, thông thường người ta sử dụng van tiết lưu nhiệt, nhờ đó mà nhiệt độ của hơi khi ra khỏi dàn sẽ
luôn được duy trì ở mức ổn định ở một mức nhiệt đã được định trước. chia dàn lạnh công nghiệp ra
thành nhiều mạch có định dạng song song với nhau với mục đích tăng diện tích trao đổi nhiệt và mức
độ đồng đều bên trong các ống. Các mạch được nối chung với van tiết lưu thông qua một bộ phân phối.

69
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

Bộ phận này có dạng hình côn, một đầu nối với đầu ra của van tiết lưu, đầu còn lại nối với các ống dẫn
đến từng mạch của dàn lạnh kho lạnh. Dàn lạnh công nghiệp còn có chức năng tách ẩm đặc biệt. Để
tách ẩm thì nhiệt độ bề mặt của dàn lạnh phải dưới nhiệt độ đọng sương của không khí đi vào dàn. Lưu
ý một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tách ẩm của dàn lạnh đó là: Tốc độ không khí đi vào dàn lạnh
công nghiệp, nhiệt độ sôi của gas lạnh bên trong dàn lạnh công nghiệp, nhiệt độ nhiệt kế khô và ướt của
không khí đi vào dàn lạnh công nghiệp, chất gas lạnh được lấy ra ở phía dưới của dàn và đi vào dàn từ
phía trên của dàn lạnh công nghiệp vì thế mà sẽ dễ dàng thu hồi dầu về máy nén hơn.
Dàn lạnh kiểu ngập lỏng : Ở kết cấu dàn lạnh này, do phần lớn bề mặt bên trong của các dàn lạnh công
nghiệp đều được tiếp xúc với tác nhân lạnh và van phao duy trì mức ngập lỏng ở trong dàn nên nhờ đó
mà hiệu quả của việc truyền nhiệt sẽ rất cao. Trong điều kiện mà nhiệt độ bề mặt của các dàn lạnh công
nghiệp cao hơn so với nhiệt độ bão hòa của tác nhân lạnh tương ứng với áp suất bên trong dàn thì quá
trình sôi và bay hơi của tác nhân lạnh có thể diễn ra được. Tuy nhiên, do phải nạp ga lạnh vào hệ thống
lớn nên người ta ít dùng các loại dàn lạnh công nghiệp kiểu ngập lỏng trong điều hòa không khí.
=> Chọn dàn lạnh kiểu ngập lỏng vì theo mô hình công nghiệp và vì hệ thống cấp đông tôm là hệ
thống luôn đầy tải. Dàn lạnh ống trơn NH3 có k = 35-43 W/m2.K.
2.5.4 Thiết bị tiết lưu
Là thiết bị làm giảm tiết diện đột ngột của dòng chảy từ đó làm áp suất giảm xuống nên nhiệt độ cũng
giảm xuống nhanh theo.
 Thiết bị tiết lưu nhiệt
Đây là loại van dựa vào sự thay đổi của nhiệt độ tại điểm đo để thay đổi lưu lượng thể tích đi quan van.
Loại van này gồm có van tiết lưu cân bằng trong và van tiết lưu cân bằng ngoài. Van tiết lưu cân bằng
trong được sử dụng phổ biến cho các dàn bay hơi có tổn thất áp suất nhỏ. Van tiết lưu cân bằng ngoài:
sử dụng cho các dàn bay hơi với tổn thất áp suất lớn.
Nguyên lý hoạt động : Dựa vào nguyên lý hoạt động người ta chia van điều tiết lưu lượng ra thành 2
loại là van tiết lưu chảy tầng và van tiết lưu chảy rối.
Chế độ chảy tầng : Khi dung môi chảy qua một ống dẫn có kích thước l/d>10 thì chế độ chảy của dung
môi trong ống được gọi là chảy tầng. Theo chế độ này, dung môi sẽ đi theo rãnh xoắn. Có thể thay đổi
chiều dài rãnh xoắn bằng cách tăng giảm số vòng xoắn nhờ một vít vặn. Số vòng xoắn và tiết diện rãnh
liên quan trực tiếp tới giá trị tụt áp suất theo yêu cầu. Tuy nhiên, loại van tiết lưu này gây hao phí áp

70
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

lực của dung môi do ma sát theo độ dài của rãnh và lưu lượng phụ thuộc phần lớn vào nhiệt độ của
dung môi.
Chế độ chảy rối : Đặc điểm của chế độ chảy rối là rút ngắn chiều dài van. Nhờ đó, sự tụt áp và lưu
lượng sẽ không hao phí áp lực và không phụ thuộc vào nhiệt độ cũng như tính chất của dung môi.
Chính vì thế mà van ổn định hơn chế độ chảy tầng, hiệu quả công việc được nâng cao.
 Van tiết lưu tay
Đây là loại van điều tiết khí nén đơn giản gồm các bộ phận như: cửa khí vào – ra, thân van, màng chắn,
chốt chắn, vít vặn. Tất cả các bộ phận được kết nối chặt chẽ với nhau. Loại van này có kích thước khá
nhỏ với chiều dài từ 0.4 – 0.8mm cùng tiết diện từ 0.4 – 0.5mm. Thường được sử dụng trong các hệ
thống máy móc có quy mô nhỏ.
 Van tiết lưu điện tử
Hoạt động dựa vào một hoặc nhiều tín hiệu đo được trong các hệ thống tại nhiều hay 1 vị trí cụ thể. Khi
nhận được tín hiệu, van sẽ điều chỉnh lưu lượng thể tích của dòng chảy đi qua van. Van này gồm các bộ
phận sau: màng giãn nở, thanh van, lò xo điều chỉnh, vít điều chỉnh, bộ điều khiển, sụn cân bằng áp
suất, đường chỉnh van, đề van, kim van. Trong quá trình sử dụng, có nhiều sự cố ở van mà chúng ta
không thể xác định được khi đó người dùng cần biết cách kiểm tra van tiết lưu điện tử thông qua gas
lạnh để tìm ra các sự cố để có biện pháp khắc phục nhanh chóng.
=> Sử dụng van tiết lưu tay vì là hệ thống có quy mô nhỏ

71
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

CHƯƠNG 3 TÍNH TOÁN TỔN THẤT NHIỆT – XÂY DỰNG CHU TRÌNH
HỆ THỐNG LẠNH
3.1 Xác định các thông số làm việc
Chế độ làm việc của một hệ thống lạnh được đặc trưng bằng bốn nhiệt độ sau :
- Nhiệt độ sôi của môi chất lạnh to
- Nhiệt độ ngưng tụ của môi chất tk
- Nhiệt độ quá lạnh của lỏng trước van tiết lưu tql
- Nhiệt độ hơi hút về máy nén ( nhiệt độ quá nhiệt) tqn
Khí hậu tại Bạc Liêu
Nhiệt độ Độ Ẩm Nhiệt độ trung bình năm Độ ẩm trung bình năm
cao nhất cao nhất
Thường dao động từ
25-27oC 80-85% Thường vào khoảng 82%
Tháng nóng nhất 27-28oC
khoảng 35-36oC
Bảng 3.0-9 Khí hậu Bạc Liêu
3.1.1 Nhiệt độ sôi của môi chất lạnh
Phụ thuộc vào nhiệt độ buồng lạnh
Nhiệt độ sôi của môi chất lạnh dùng để tính toán thiết kế có thể lấy như sau :
to = tmt - ∆t
tmt : Nhiệt độ tủ cấp đông
tmt = - 350C
∆ t : hiệu nhiệt độ yêu cầu ,oC
Theo sách HDTKHTL trang 158 ta có
Chọn = 6oC
Vậy ta có : to = -35–6 = -41oC
3.1.2 Nhiệt độ ngưng tụ tk
Phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường làm mát của thiết bị ngưng tụ dạng bình ngưng ống nước nằm
ngang

72
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

∆ tw
θm
tw 2 x e −tw 1
tk = ∆ tw , oC
θm
e −1

Trong đó :
tw : Nhiệt độ nước tuần hoàn, oC
Do thiết bị ngưng tụ được chọn để thiết kế trong hệ thống lạnh là thiết bị ngưng tụ dạng bình ngưng
ống nước nằm ngang
Vì vậy nhiệt độ giải nhiệt đi vào thiết bị ngưng tụ tw1 = tư + ( 3-5 oC )
Mà tư = 25.5o C
==> tw1 = 25.5 + 3 = 28.5oC
Nhiệt độ giải nhiệt ra khỏi thiết bị ngưng tụ tw2 = tw1 +6 = 28.5 + 6 = 34.5 oC
Δ tw : hiệu nhiệt độ ngưng tụ yêu cầu, oC

Δ tw = 3-6 oC

θ m = 4-6 oC
Nhiệt độ ngưng tụ môi chất lạnh
∆ tw 6
tw 2 x e θm −tw 1 34.5 x e 6 −28.5
tk = ∆ tw = 6 = 38 oC
θm 6
e −1 e −1

3.1.3 Nhiệt độ quá lạnh tql


Là nhiệt độ môi chất lỏng trước khi đi vào van tiết lưu
tql = tw1 + (3-5 oC )
Trong đó :
tw1 : nhiệt độ nước vào dàn ngưng, oC
tw1 = 28.5oC
Thay vào ta có :
tql = 28.5 + ( 3-5 oC)
Chọn tql = 33.5 oC

73
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

3.1.4 Nhiệt độ hơi hút th


Là nhiệt độ của hơi trước khi vào máy nén. Nhiệt độ hơi hút bao giờ cũng lớn hơn nhiệt độ sôi của môi
chất .Với môi chất là NH3, Nhiệt độ hơi hút cao hơn nhiệt độ sôi từ 5 đến 15oC, nghĩa là độ quá nhiệt
hơi hút Δ th = 5-15K là có thể đảm bảo độ an toàn cho máy khi làm việc.
th = to + ( 5-15)oC = -41oC + ( 5-15)oC
Chọn th = -31oC
3.2 Thành lập sơ đồ và tính toán chu trình lạnh
Ta có :
Po ( to = - 41oC ) = 0,068 MPa
Pk ( tk = 38oC) = 1,4709 MPa
Do đó ta có :
Po 1.4709
Tỷ số nén π= = = 21.63
Pk 0.068
Ta thấy tỷ số nén  = 21.63 > 9
Vì vậy ta chọn chu trình lạnh máy nén 2 cấp
Chu trình nén 2 cấp, tiết Chu trình nén 2 cấp, tiết lưu Chu trình nén 2 cấp với BTG
lưu 2 cấp và lạnh trung 2 cấp và lạnh trung gian có TBTĐN
gian không hoàn toàn hoàn toàn
Sơ Đồ

Cấu Thiết bị ngưng tụ: là thiết bị trao đổi nhiệt; là nơi môi chất lạnh ở trạng thái hơi quá nhiệt
tạo có nhiệt độ và áp suất cao từ máy nén cao áp vào thải nhiệt cho tác nhân giải nhiệt
(nước,KK) để trở thành trạng thái lỏng sôi hoặc chưa sôi trong cùng điều kiện áp suất.
Thiết bị quá lạnh: là thiết bị trao đổi nhiệt, tại đây môi chất lạnh thực hiện quá trình trao

74
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

đổi nhiệt với môi trường ( p =const) để giảm nhiệt độ môi chất – môi chất được quá lạnh
trước khi vào tiết lưu.
Bộ phận tiết lưu: đối với hệ thống lạnh hai cấp nén làm mát trung gian không hoàn toàn
quá trình tiết lưu được chia thành hai cấp
Thiết bị bay hơi: môi chất lạnh trao đổi nhiệt với môi trường lấy đi từ môi trường cần
làm lạnh một nhiệt lượng Q0 để biến đổi môi chất lạnh sang trạng thái hơi và được hút
vào máy nén hạ áp (XHA).
Máy nén được chia thành hai cấp:
Tại máy nén hạ áp (XHA): môi chất lạnh được nén đoạn nhiệt (s= const) để thay đổi
thông số của môi chất lạnh từ áp suất bay hơi p0 đến áp suất trung gian ptg.
Máy nén cao áp (XCA): sau khi môi chất lạnh ra khỏi máy nén hạ áp được làm lạnh
trung gian (đẳng áp) để giảm nhiệt độ tại thiết bị làm lạnh trung gian sau đó dòng hơi
náy đi vào bình trung gian để hòa trộn với hơi môi chất lạnh sau TL1và được hút vào
máy nén cao áp. Tại máy nén cao áp, môi chất lạnh được nén đoạn nhiệt từ áp suất trung
đến áp suất ngưng tụ pk, ra khỏi máy nén, môi chất lạnh đi và TBNT thực hiện quá trình
ngưng tụ.
Nguyên Môi chất lạnh đi khỏi Môi chất lạnh đi khỏi máy Hơi môi chất lạnh sau khi ra
lý hệ máy nén cao áp đến thiết nén cao áp đến thiết bị khỏi máy nén cao áp đi vào
thống bị ngưng tụ để thực hiện ngưng tụ để thực hiện quá thiết bị ngưng tụ, tại đây môi
quá trình thải nhiệt nóng trình thải nhiệt nóng ra ngoài chất lạnh thải nhiệt cho môi
ra ngoài môi trường và môi trường và ngưng tụ từ trường và ngưng tụ thành
ngưng tụ từ hơi quá hơi quá nhiệt sang lỏng sau lỏng hoàn toàn. Tại thiết bị
nhiệt sang lỏng sau đó đi đó đi qua thiết bị quá lạnh để quá lạnh môi chất lạnh ở
qua thiết bị quá lạnh để làm giảm nhiệt độ môi chất trạng thái lỏng được làm
làm giảm nhiệt độ môi lạnh trước khi đi vào tiết lưu lạnh trước khi vào tiết lưu, ra
chất lạnh trước khi đi 1 để giảm áp suất đột ngột từ khỏi bình quá lạnh đi vào
vào tiết lưu 1 để giảm áp đó làm giảm nhiệt độ đột bình trung gian bằng 2 dòng,
suất đột ngột từ đó làm ngột và đi vào bình trung dòng G1 đi qua
giảm nhiệt độ đột ngột gian. Sau khi qua bình trung chùm ống xoắn bình trung
và đi vào bình trung gian môi chất lạnh được chia gian và làm lạnh. Dòng G2
75
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

gian. Sau khi qua bình làm 2 đường đi : tiết lưu trong tiết lưu 1 sau
trung gian môi chất lạnh Một lượng môi chất lạnh đi đó đi vào bình trung gian để
được chia làm 2 đường vào bình trung gian để làm làm lạnh môi chất lạnh đi
đi : lạnh môi chất lạnh và hơi từ trong
Một lượng môi chất lạnh máy nén hạ áp vào bình ống xoắn và hơi từ máy nén
quay lại máy nén cao áp trung gian sau đó quay lại hạ áp vào bình trung gian.
một lượng môi chất lạnh máy nén cao áp, một lượng Lượng môi chất lạnh còn lại
đi đến tiết lưu 2 để tiếp môi chất lạnh đi đến tiết lưu sau khi ra khỏi ống xoắn
tục giảm tiết diện đột 2 để tiếp tục giảm tiết diện được tiết lưu trong tiết lưu 2
ngột làm giảm nhiệt độ đột ngột làm giảm nhiệt độ để giảm nhiệt độ sau đó đi
sau đó đi qua thiết bị bay sau đó đi qua thiết bị bay hơi vào thiết bị bay hơi. Tại đây
hơi để trao đổi nhiệt với để trao đổi nhiệt với môi môi chất lạnh thu nhiệt từ
môi trường thu một nhiệt trường thu một nhiệt lượng môi trường làm lạnh và được
lượng của môi trường của môi trường cần làm lạnh hút về máy nén hạ áp. Như
cần làm lạnh để biến môi để biến môi chất lạnh thành vậy dòng môi chất lạnh
chất lạnh thành trạng trạng thái hơi và được hút chính không bị tiết lưu trong
thái hơi và được hút vào vào máy nén hạ áp để nén tiết lưu 1, mà được làm lạnh
máy nén hạ áp để nén đoạn nhiệt môi chất trong trong ống xoắn.
đoạn nhiệt môi chất máy nén hạ áp làm tăng áp Tại máy nén hạ áp, hơi môi
trong máy nén hạ áp làm suất môi chất lên tiếp tục chất lạnh được nén đoạn
tăng áp suất môi chất lên cho môi chất đi qua LTG để nhiệt sau đó được làm lạnh
tiếp tục cho môi chất đi làm giảm nhiệt độ môi chất trong LTG trước khi đi vào
qua nơi làm lạnh trung lạnh. Sau khi đi qua LTG tại bình trung gian. Tại bình
gian để làm giảm nhiệt máy nén hạ áp môi chất lạnh trung gian, hơi môi chất lạnh
độ môi chất lạnh trước đi vào bình trung gian. Tại đến từ máy nén hạ áp hòa
khi đi qua máy nén cao bình trung gian, hơi môi chất trộn với môi chất lạnh sau
áp. Sau khi đi qua nơi lạnh đến từ máy nén hạ áp tiết lưu 1, sau hòa trộn, môi
làm lạnh trung gian 2 hòa trộn với môi chất lạnh chất lạnh ở trạng thái hơi
dòng môi chất lạnh hòa trung gian 2 dòng môi chất bão hòa khô và được hút về

76
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

trộn lại với nhau trước lạnh hòa trộn lại với nhau máy nén cao áp. Tại máy
khi đi qua máy nén cao trước khi đi qua máy nén cao nén cao áp hơi môi chất lạnh
áp. Tại máy nén cao áp áp. Tại máy nén cao áp hơi được nén đoạn nhiệt và đi
hơi môi chất lạnh được môi chất lạnh được nén đoạn vào thiết bị ngưng tụ thực
nén đoạn nhiệt và đi vào nhiệt và đi vào thiết bị hiện quá trình ngưng tụ.
TBNT thực hiện quá ngưng tụ thực hiện quá trình
trình ngưng tụ. ngưng tụ.
Bảng 3.0-10 Một số loại chu trình nén 2 cấp
 Chọn chu trình nén 2 cấp với BTG và TBTĐN
T (0C) p(bar) V(m3/kg) h(kJ/kg) S(kJ/kg.K) x
4 102.942 14.705 0.116830 1675.984 5.7223 --
5 38.0 14.705 0.00172 376.90 1.600 0
5’ 33.5 14.705 -- 355.586 -- --
5’’ -7.925 3.161 -- 355.586 -- 0.150
6 -7.925 14.705 -- 163.922 -- --
6’ -41 0.680 0.17528 163.922 0.911 0.107
1 -41 0.680 1.63105 1405.77 6.259 --
1’ -31 0.680 1.708 1427.726 6.3517 --
2 72.735 3.161 0.524 1642.520 6.3517 --
3 -7.925 3.161 0.386 1451.765 5.7223 1
Bảng 3.0-11 Số liệu của chu trình

77
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

ttg = -7.925℃
h7 = htg = h6’ = 163.922 kJ/kg
K × QMN
Qo = (W)
b
Trong đó:
- K: Hệ số lạnh tính đến tổn thất trên đường ống và thiết bị của hệ thống lạnh
Từ tài liệu HDTKHTL, trang 121, tra được K = 1,1
- b: Hệ số thời gian làm việc
Từ tài liệu HDTKHTL, trang 121, chọn b = 0,7
- QMN: Tổng nhiệt tải của máy nén
Theo tính toán ở mục 2.4, ta có QMN = 36.438 kW = 36438W
Thay vào biểu thức ta có:
K × QMN 1,1× 36438
Qo = = = 57259.71 (W) ≈ 57.259 (kW)
b 0,7
Lượng tác nhân lạnh đi qua XHA:
78
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

Qo 57.259
G1 = = = 0.046 (kg/s)
h 1−h 6 ' 1405.77−163.922
Lượng tác nhân lạnh cần thiết để làm lạnh trung gian hơi:
h 2−h 3 1642.52−1451.765
G’2 = G1x = 0.046 x = 8.005x10-3 (kg/s)
h 3−h 5 ' ' 1451.765−355.586
Lượng tác nhân lạnh cần thiết để làm lạnh chất lỏng trong ống xoắn:
h 5' −h 7 355.586−163.922
G’’2 = G1x = 0.046 x = 8.043x10-3 (kg/s)
h 3−h 5 ' ' 1451.765−355.586
Lượng tác nhân lạnh đi vào XCA :
G = G1 + G2 = G1 + G2’ + G2’’ = 0.046 +8.005x10-3 + 8.043x10-3 = 0.062 (kg/s)
Nhiệt lượng môi chất lạnh thải tại TBTN Qk
Qk = G x (h4 - h5) = 0.062 x (1675.984-376.9) = 80.543 (kW)
Nhiệt lượng môi chất lạnh thải tại QL Qql
Qql = G x (h5 - h5’) = 0.062 x (376.9 - 355.586) = 1.32 (kW)
Công suất nén hạ áp :
WXHA = G1 x (h2 - h1’) = 0.046 x (1642.52 - 1427.726) = 9.881 (kW)
Công suất nén cao áp :
WXCA = G x (h4 – h3) = 0.062 x (1675.984 – 1451.765) = 13.902 (kW)
Hệ số lạnh
Qo 57.259
COP = = = 2.408
Wxha+Wxca 9.881+13.902

3.3 Thiết bị phụ


3.3.1 Tháp giải nhiệt
Là thiết bị trao đổi nhiệt dùng để làm mát nước tuần hoàn cho bình ngưng bằng cách bay hơi một phần
nước vào không khí khi cho nước tiếp xúc trực tiếp với không khí môi trường.

79
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

Hình 3.0-31 Cấu tạo tháp giải nhiệt


3.3.2 Bình chứa cao áp
Bình chứa cao áp có chức năng chứa lỏng nhằm cấp dịch ổn định cho hệ thống, đồng thời giải phóng bề
mặt trao đổi nhiệt cho thiết bị ngưng tụ. Khi sửa chữa bảo dưỡng bình chứa cao áp có khả năng chứa
toàn bộ lượng môi chất của hệ thống.

Hình 3.0-32 Cấu tạo bình chứa cao áp


3.3.3 Bình chứa hạ áp
Bình chứa hạ áp có các nhiệm vụ chính sau:
- Tách lỏng dòng gas hút về máy nén. Trong các hệ thống lạnh có sử dụng bơm cấp dịch lượng lỏng
sau dàn bay hơi khá lớn, nếu sử dụng bình tách lỏng thì không có khả năng tách hết, rất dễ gây ngập
lỏng. Vì vậy người ta đưa trở về bình chứa hạ áp, ở đó lỏng rơi xuống phía dưới, hơi phía trên được hút
về máy nén.

80
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

- Chứa dịch môi chất nhiệt độ thấp để bơm cấp dịch ổn định cho hệ thống lạnh.

Hình 3.0-33 Cấu tạp bình chứa hạ áp


3.3.4 Bình thu hồi dầu
Trong hệ thống lạnh NH3 , dầu được thu gom về bình thu hồi dầu. Để thu hồi dầu từ các thiết bị về
bình thu hồi dầu, trước hết cần tạo áp suất thấp trong bình nhờ đường nối thông ống hút của máy nén.
Sau đó mở van xả dầu của các thiết bị để dầu tự động chảy về bình. Dầu sau đó được xả ra ngoài đem
xử lý hoặc loại bỏ, trước khi xả dầu nên hạ áp suất trong bình xuống xấp xỉ áp suất khí quyển.
3.3.5 Bình tách dầu
Các máy lạnh khi làm việc cần phải tiến hành bôi trơn các chi tiết chuyển động nhằm giảm ma sát, tăng
tuổi thọ thiết bị. Trong quá trình máy nén làm việc dầu thường bị cuốn theo môi chất lạnh. Việc dầu bị
cuốn theo môi chất lạnh có thể gây ra các hiện tượng như dầu sau khi theo môi chất lạnh sẽ đọng bám ở
các thiết bị trao đổi nhiệt làm giảm hiệu quả trao đổi nhiệt, ảnh hưởng chung đến chế độ làm việc của
toàn hệ thống, máy nén thiếu dầu, chế độ bôi trơn không tốt nên chóng hư hỏng.

81
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

Hình 3.0-34 Cấu tạo một số loại bình tách dầu


3.3.6 Bình tách lỏng
Bình tách lỏng sẽ tách các giọt hơi ẩm còn lại trong dòng hơi trước khi về máy nén.

Hình 3.0-35 Cấu tạo một số loại bình tách lỏng

82
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

3.3.7 Bình chống tràn

Hình 3.0-36 Cấu tạo bình chống tràn


3.3.8 Bình trung gian
Công dụng chính của bình trung gian là để làm mát trung gian giữa các cấp nén trong hệ thống lạnh
máy nén nhiều cấp.

Hình 3.0-37 Cấu tạo bình trung gian


3.3.9 Ống Dẫn
Tên gọi đường ống Tác nhân lạnh ω (m/s)
Đường hút (hơi) NH3 10 ÷ 20
Đường đẩy (hơi) NH3 12 ÷ 25
Đường lỏng từ bình ngưng đến NH3 0,6
bình chứa cao áp
Đường lỏng từ bình chứa cao áp NH3 0,5 ÷ 1,25
đến van tiết lưu
Bảng 3.0-12 Thông số ống dẫn

83
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

3.3.10 Các loại van


3.3.10.1 Van tiết lưu tự động (van tiết lưu điện tử)
Cấu tạo van tiết lưu tự động gồm các bộ phận chính sau: Thân van A, chốt van B, lò xo C, màng ngăn
D và bầu cảm biến E
Bầu cảm biến được nối với phía trên màng ngăn nhờ một ống mao. Bầu cảm biến có chứa chất lỏng dễ
bay hơi. Chất lỏng được sử dụng thƣờng chính là môi chất lạnh sử dụng trong hệ thống
Khi bầu cảm biến được đốt nóng, áp suất hơi bên trong bầu cảm biến tăng, áp suất này truyền theo ống
mao và tác động lên phía trên màng ngăn và ép một lực ngược lại lực ép của lò xo lên thanh chốt. Kết
quả khe hở được mở rộng ra, lượng môi chất đi qua van nhiều hơn để vào thiết bị bay hơi
Khi nhiệt độ bầu cảm biến giảm xuống, hơi trong bầu cảm biến ngưng lại một phần, áp suất trong bầu
giảm, lực do lò xo thắng lực ép của hơi và đẩy thanh chốt lên phía trên. Kết quả van khép lại một phần
và lưu lượng môi chất đi qua van giảm
Như vậy trong quá trình làm việc van tự động điều chỉnh khe hở giữa chốt và thân van nhằm khống chế
mức dịch vào dàn bay hơi vừa đủ và duy trì hơi đầu ra thiết bay hơi có một độ quá nhiệt nhất định. Độ
quá nhiệt này có thể điều chỉnh được bằng cách tăng độ căng của lò xo, khi độ căng lò xo tăng, độ quá
nhiệt tăng
Van tiết lưu là một trong 4 thiết bị quan trọng không thể thiếu được trong các hệ thống lạnh
Van tiết lưu tự động có 2 loại :
- Van tiết lưu tự động cân bằng trong : Chỉ lấy tín hiệu nhiệt độ đầu ra của thiết bị bay hơi. Van tiết lưu
tự động cân bằng trong có 1 cửa thông giữa khoang môi chất chuyển động qua van với khoang dưới
màng ngăn
- Van tiết lưu tự động cân bằng ngoài: Lấy tín hiệu nhiệt độ và áp suất đầu ra
thiết bị bay hơi. Van tiết lưu tự động cân bằng ngoài, khoang dưới màng
ngăn không thông với khoang môi chất chuyển động qua van mà được nối thông
với đầu ra dàn bay hơi nhờ một ống mao

84
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

Hình 3.0-38 Cấu tạo van tiết lưu điện tử


3.3.10.2 Van đóng mở
Van đóng mở có thân bằng gang đúc, ti van cũng bằng gang có cánh hướng tự do treo trên trục van.
Các van tiết lưu và các van đóng mở phải được lắp đặt sao cho tác nhân lạnh phải đi từ dưới lên trên để
cho các lớp chèn và ti van không phải chịu được một áp lực lớn, do đó không bị hư hại một cách nhanh
chóng.
3.3.10.3 Van một chiều
Loại van này được bố trí trên đầu đẩy của máy nén để ngăn chặn sự chảy ngược của tác nhân lạnh từ
bình ngưng trở về trong trường hợp máy nén bị sự cố hoặc trường hợp máy nén tự động ngừng lại. Cấu
tạo của van một chiều đảm bảo tác nhân lạnh chỉ có thể chuyển động theo một chiều từ máy nén đến
bình ngưng
3.3.10.4 Van an toàn
Trong thiết bị nếu có lắp đặt các thiết bị chịu áp lực cần sử dụng van an toàn loại lò xo, để khi áp suất
trong bình vượt quá giá trị cho phép thì van an toàn sẽ mở và sẽ xả một phần tác nhân lạnh ra ngoài trời
hoặc xả về phía hạ áp.
3.3.10.5 Van chặn
Van chặn có rất nhiều loại tuỳ thuộc vị trí lắp đặt, chức năng, công dụng, kích cỡ, môi chất, phƣơng
pháp làm kín, vật liệu chế tạo
Theo chức năng van chặn có thể chia ra làm: Van chặn hút, chặn đẩy, van lắp trên bình chứa, van góc,
van lắp trên máy nén,
Theo vật liệu : Có van đồng, thép hợp kim hoặc gang

85
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMKhoa Công Nghệ Hóa Học

86

You might also like