You are on page 1of 2

II.

CÔNG DỤNG VÀ CẤU TẠO CỦA KÍNH LÚP


1. Công dụng
Kính lúp là dụng cụ quang, tùy theo nhu cầu người sử dụng mà kính lúp có những công
dụng khác nhau. Thông thường, công dụng phổ biến nhất của kính lúp là để quan sát các
vật thể có kích thước nhỏ được dùng nhiều trong trường hoặc hoặc là các phòng thí
nghiệm thậm chí các nhà máy sản xuất. Đặc biệt hơn cả đó chính là kính lúp cầm tay,
được dùng rất nhiều trong việc điều tra tôi phạm của ngành công an. Nó giúp cho bộ phận
tổ giám định có thể tìm và truy vết được những dấu tích nhỏ nhất (Điều này được thấy rất
nhiều trong các bộ phim trinh thám hoặc hình sự).

 Nghiên cứ thực vật dành cho kỹ sư sinh học.


 Kiểm tra đá quý dùng trong các tiệm vàng bạc.
 Sửa chữa máy ảnh, đồng hồ.
 Nhà khoa, y tế, làm đẹp bạn có thể bắt gặp trong các phòng khám hoặc thẩm mỹ
viện.
 Kiểm tra cấu trúc của sợi vải trong các nhà máy sản xuất dệt may.
 Trame mực dùng trong lĩnh vực in ấn.
 Nghiên cứu đồ cổ, khảo cổ học
 Kiểm tra các bo mạch điện tử khi sửa chữa linh kiện
 Kiểm tra chi tiết sản phẩm cơ khí như ren bulong, đai ốc…
2. Cấu tạo
Kính lúp được cấu tạo bởi một thấu kính hội tụ (hoặc hệ ghép tương đương với thấu kính
hội tụ) có tiêu cự nhỏ (cm).
III.SỰ TẠO ẢNH BỞI KÍNH LÚP
1. Nguyên lí hoạt động
Khi quan sát vật nhỏ qua kính lúp, mắt nhìn ảnh ảo của vật đó qua kính. Do đó cần đặt
vật trong khoảng từ quang tâm đến tiêu điểm vật của kính lúp. Ngoài ra, ảnh phải có vị trí
nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.

Khi cần quan sát trong một thời gian dài, ta nên thực hiện cách ngắm chừng ở cực viễn để
mắt không bị mỏi.

2. Sự tạo ảnh của kính lúp


Mỗi kính có một độ phóng đại nhất định, để quan sát mẫu vật, người sử dụng phải tự điều
chỉnh khoảng cách giữa vật mẫu và kính, khoảng cách càng ngắn thì hình ảnh càng được
phóng to.
Ánh sáng được chiếu vào vật mẫu theo các hướng, các bước sóng ánh sáng hội tụ tại tiêu
điểm của thấu kính hội tụ và truyền lại mắt chúng ta, đó là hình ảnh ảo. Hình ảnh này
được hứng lại trong khoảng tiêu cự trước mắt để quan sát. 
Đặc điểm của ảnh đó chính là: Cùng chiều với mẫu vật, kích thước ảnh to gấp nhiều lần
so với kích thước của mẫu vật.

You might also like