You are on page 1of 5

CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT GIỮA TỬ CUNG HAI SỪNG

VÀ TỬ CUNG CÓ VÁCH NGĂN


BS Phạm Thị Phương Anh

Dị dạng tử cung bẩm sinh - Congenital uterine anomalies (CUAs) chiếm


khoảng 5.5 % dân số chung, 8% đối với phụ nữ tuổi sinh sản, 12.3 % đối với
các trường hợp có tiền căn sẩy thai, 24.5% đối với các trường hợp có tiền
căn sẩy thai và vô sinh.
Trong một tổng quan hệ thống gần đây nhất, so với các trường hợp tử cung
bình thường, một số dị dạng tử cung sẽ tăng các nguy cơ sau:

• Sẩy thai tự phát vào TCN 1 : đối với tử cung có vách ngăn (RR 2.65),
tử cung hai sừng (RR 2.31)

• Sẩy thai tự phát vào TCN 2: đối với tử cung có vách ngăn (RR 2.95),
tử cung hai sừng (RR 2.90)
• Sanh non: đối với tử cung có vách ngăn (RR 2.11), tử cung hai sừng
(RR 2.80), tử cung một sừng (RR 3.14), tử cung đôi (RR 3.39)
• Thai chậm tăng trưởng trong tử cung: đối với tử cung đôi (RR 4.94),
tử cung có vách ngăn (RR 2.54), tử cung hai sừng (RR 2.8)

• Ngôi thai bất thường: đối với tử cung có vách ngăn (RR 4.35), tử cung
hai sừng (RR 4.65), tử cung một sừng (RR 3.12), tử cung đôi (RR
2.62)
Hiện tại chưa có sự thống nhất về hệ thống phân loại CUAs trên toàn thế
giới. Tuy nhiên có hai hệ thống phân loại CUAs được áp dụng nhiều nhất:

• Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ (ASRM 2016- The American
Society for Reproductive Medicine's) dựa trên các tiêu chí đã được
chỉnh sửa của AFS-1988 (American fertility society)- hình A

• Hiệp hội phôi thai học và sinh sản châu Âu / Hiệp hội nội soi phụ
khoa Châu Âu (ESHRE / ESGE - The European Society of Human
Reproduction and Embryology-European Society for Gynaecological
Endoscopy)- hình B
Hình A: Phân loại dị dạng đường sinh dục theo ASRM

Hình B: Phân loại dị dạng đường sinh dục theo ESHRE/ESGE


Trong các loại CUAs thì tử cung hai sừng và tử cung có vách ngăn là hai
dạng dễ nhầm lẫn nhất. Chẩn đoán chính xác rất quan trọng vì cách tiếp cận
điều trị khác nhau. Tử cung có vách ngăn có thể phẫu thuật nội soi buồng cắt
vách ngăn. Trong khi đó, tử cung hai sừng đòi hỏi phải phẫu thuật bụng tái
tạo.
Phân biệt giữa tử cung hai sừng và tử cung có vách ngăn:

Hình C: hình ảnh tử cung hai sừng (hình 1 và 2) và tử cung có vách ngăn
(hình 3)
Theo AFS:
- Tử cung hai sừng khi đỉnh của vùng đáy tử cung thấp hơn đường nối
hai góc NMTC (đường đứt đoạn-hình 1) hoặc khoảng cách từ đỉnh
của vùng đáy tử cung đến đường nối hai góc NMTC (hình 2) ≤ 5 mm.
- Tử cung có vách ngăn khi khoảng cách từ đỉnh của vùng đáy tử cung
đến đường nối hai góc NMTC (hình 3) > 5 mm.

Hiện tại có nhiều phương tiện chẩn đoán phân biệt giữa hai loại dị dạng này
với độ chính xác khác nhau, bao gồm: siêu âm 2D, HSG
(hysterosalpingography), siêu âm bơm nước buồng tử cung (2D-SIS và 3D
SIS), siêu âm 3D ngả âm đạo (3D-TVUS) và MRI. Trong đó siêu âm 3D
SIS, 3D-TVUS và MRI có độ chính xác cao.

Một số nghiên cứu đã khảo sát độ chính xác của các phương tiện chẩn đoán
hình ảnh trong việc phân biệt giữa tử cung hai sừng và tử cung có vách ngăn.
Năm 2010, A. Ludwin và cộng sự đã khảo sát độ chính xác của 3D-SIS, 3D-
TVS, 2D-TVS và 2D-SIS trong chẩn đoán phân biệt hai loại dị dạng tử cung
trên. Nghiên cứu tiến hành trên 117 phụ nữ có tiền căn sẩy thai liên tiếp hoặc
vô sinh, 2D-TVS nghi ngờ tử cung hai sừng hoặc có vách ngăn. Các trường
hợp này sau đó sẽ được khảo sát bởi các chuyên gia 2D-TVS, 3D-TVS, 2D-
SIS và 3D-SIS. Tiêu chuẩn vàng để so sánh độ chính xác là nội soi buồng tử
cung và ổ bụng. Kết quả cho thấy 3D-SIS có độ chính xác cao nhất so với
kết quả nội soi. Các phương tiện khảo sát khác có độ chính xác thấp hơn:
3D-TVS (ROC: 0.93), 2D-SIS (ROC: 0.89), 2D-TVS bởi chuyên gia (ROC:
0.77) và 2D-TVS trong khảo sát ban đầu (ROC: 0.48).

Đến năm 2014, Khaled Abd AlWahabAbo Dewan và cộng sự đã tiến hành
khảo sát độ chính xác của 3D-TVUS, HSG và MRI trong chẩn đoán phân
biệt giữa tử cung hai sừng và tử cung có vách ngăn. Nghiên cứu tiến hành
trên 36 trường hợp nghi ngờ tử cung có vách ngăn hoặc hai sừng trên siêu
âm 2D và HSG. Các trường hợp này sẽ được khảo sát thêm bằng 3D-TVUS
và MRI vùng chậu. Sau đó sẽ tiến hành nội soi buồng tử cung và ổ bụng
chẩn đoán. Kết quả cho thấy HSG có độ nhạy là 77.4%, độ đặc hiệu là 60%.
Đối với MRI thì độ nhạy là 93.5%, độ đặc hiệu là 80%, độ chính xác là
91.6%. 3D-TVUS là có giá trị chẩn đoán cao nhất với độ nhạy là 96.7%, độ
đặc hiệu 100%, độ chính xác là 97.2%.

Từ nghiên cứu trên cho thấy, 3D-TVUS nên được chỉ định đầu tiên trong
trường hợp nghi ngờ tử cung hai sừng hoặc có vách ngăn, riêng MRI có thể
áp dụng trong trường hợp bệnh nhân chưa quan hệ. Trong trường hợp 3D-
TVUS có kết quả không rõ ràng, có thể dùng 3D-SIS.

Hình ảnh siêu âm 3D tử cung có vách ngăn (> 5mm, septate) và tử cung hai
sừng (< 5mm, Bicorn)
Tài liệu tham khảo:

1. https://www.uptodate.com/contents/congenital-uterine-anomalies-
clinical-manifestations-and-diagnosis/print
2. https://www.researchgate.net/figure/American-fertility-society-
classification-of-uterine-malformations-4_fig4_261916647
3. https://obgyn.onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1002/uog.8069
4. https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0378603X14000631

You might also like