You are on page 1of 19

NHẬN ĐỊNH VÀ XỬ TRÍ SINH KHÓ

DO KHUNG CHẬU

Bs Võ Thị Ánh Trinh


Mục tiêu

1. Nhận định sự bất thường ở khung chậu


2. Chẩn đoán được sinh khó do nguyên nhân từ khung
chậu
Một cuộc chuyển dạ chịu ảnh hưởng bởi 3 khía cạnh:

1. Power: sự co bóp của tử cung và sức rặn của người mẹ

2. Passenger: ngôi, thế, kiểu thế

3. Passage: khung chậu và phần mềm

Bất thường của một hoặc kết hợp của ba khía cạnh trên đều
có thể làm cản trở sự xuống của thai gây sinh khó.
Hậu quả của sinh khó
Cho mẹ: Cho trẻ sơ sinh:
+ Băng huyết sau sinh + Chuyển dạ kéo dài tăng
+ Viêm màng ối nguy cơ dịch ối nhuộm phân
su lúc sinh
+ Tổn thương sàn chậu (đặc
biệt là từ giai đoạn 2 kéo dài) + Tăng nguy cơ nhiễm trùng
sơ sinh và nhiễm trùng huyết
+ Tăng nguy cơ sinh giúp
+ Tăng tỷ lệ suy thai thoáng
qua lúc sinh, cần phải hồi
sức sơ sinh ngay
Trên lâm sàng, chúng ta thường gặp hai nhóm nguyên nhân
gây sinh khó:

- Do rối loạn cơn co tử cung

- Do nguyên nhân cơ học.


Thăm khám:
- Tiền sử: bé lần trước, bệnh lý nội khoa (lao xương,
chấn thương liên quan đến khung chậu)
- Nhìn: dáng đứng, dáng đi, chiều cao, hông, vai thấp vai
cao, mào chậu 2 bên, chân teo, đi khập khiểng
- Quá trình mang thai:ngôi bất thường, giai đoạn 1
chuyển dạ: ngôi không lọt, lọt không đối xứng…
Thăm khám:

- Đo chiều cao: <145cm

- Đánh giá đường kính khung chậu ngoài, trám Michaelis

- Đánh giá khung chậu trong (quan trọng nhất)


Thăm khám:
Trên lâm sàng, đo các đường kính của đại khung
bằng compa Baudelocque. Các đường kính của đại
khung gồm:
- Đường kính trước sau hay đường kính Baudelocque
đo từ bờ trên khớp vệ đến mỏm gai L5: 17,5 cm.
- Đường kính lưỡng gai (nối liền 2 gai chậu trước
trên): 22,5 cm.
- Đường kính lưỡng mào (nối 2 điểm xa nhất của mào
chậu): 25,5 cm.
- Đường kính lưỡng mấu (nối 2 mấu chuyển của
xương đùi): 27,5 cm.
Thăm khám:
Hình trám Michaelis:

Phía sau: mỏm gai sống L5

2 bên: 2 gai chậu sau trên

Dưới: đỉnh rãnh liên mông

Cân đối, ngang 10cm, dọc 11cm


Thăm khám:
Thăm khám:

Tiểu khung:

- Eo trên: mỏm nhô, đường vô danh, bờ trên khớp vệ

- Eo giữa: S2-3, 2 gai hông, điểm giữa mặt sau khớp vệ

- Eo dưới: đỉnh xương cụt, 2 ụ ngồi, bờ dưới khớp vệ


Thăm khám:
Khám eo trên:

- Đo đường kính mỏm nhô – hạ vệ: Người khám đưa 2 ngón trỏ và
giữa vào âm đạo, đầu ngón giữa lần dọc theo mặt trước xương cùng đi dần

lên trên để tìm mỏm nhô. => nhô- hậu vệ (10,5cm)


Thăm khám:
Khám eo giữa:

- Đo đường kính lưỡng mỏm gai: 10,5cm

- Đường kính trước sau eo giữa: sờ mặt trước xương cùng để


đánh giá, nếu mặt trước xương cùng cong vừa phải là tốt thường chỉ sờ

được 2 -3 đốt cùng cuối. Nếu xương cùng quá phẳng hoặc cong như móc

câu cũng không tốt.

-
Thăm khám:
Khám eo dưới:

- Đo đường kính lưỡng ụ ngồi: Người


khám dùng 2 ngón tay cái tìm ụ ngồi 2 bên. Đo

khoảng cách giữa 2 ngón tay cái, lấy khoảng

cách này + 1,5 cm ta sẽ có đường kính lưỡng

ụ ngồi (bình thường: 10,5 - 11 cm)


KC bất thường khi một hoặc nhiều đường kính của khung chậu ngắn hơn
bình thường.

Khung chậu hẹp: tất cả đường kính đều giảm, hai loại sau:

- KC hẹp toàn bộ: khi các đường kính giảm đều ở eo trên và eo dưới
(đường kính nhô hậu vệ <8,5cm) => MLT khi CD hoặc đủ tháng.

- KC giới hạn: nhô-hậu vệ từ 8,5-10cm; P thai bình thường=>


nghiệm pháp lọt, thai to hoặc các ngôi bất lợi=> nên MLT khi CD
- KC biến dạng - hẹp eo trên, bao gồm:

+ KC dẹt khi các đường kính ngang và đường kính chéo không thay
đổi chỉ có đường kính trước sau ngắn hơn bình thường.

+ KC dẹt có cột sống cong trước làm eo trên hẹp, eo dưới rộng, vì vậy
nếu thai lọt được thì sổ sẽ dễ dàng.

Chẩn đoán dựa vào đường kính nhô hậu vệ=> xử trí dựa vào ĐK này
- KC biến dạng - hẹp eo dưới: KC có cột sống cong sau, nguyên nhân
do gù, lao cột sống, thương tổn cột sống ở thấp. Dạng khung chậu này
hình phễu, thai sẽ lọt dễ dàng qua eo trên, nhưng khó hoặc không sổ
được qua eo dưới dễ bị mắc kẹt trong tiểu khung.

+ Chẩn đoán dựa vào đường kính lưỡng ụ ngồi, nếu đường kính
này <9cm thì thai không sổ được.

+ Thái độ xử trí: cần tiên lượng sớm để có chỉ định mổ lấy thai, nếu
thai nhỏ sổ được thì có thể phải cắt rộng tầng sinh môn.
- KC méo: do cột sống bị vẹo vì bệnh còi xương, sai khớp háng bẩm sinh
một bên hay bị bại liệt.
+ Chẩn đoán dựa vào hình trám Michaelis, dáng đi để định mức độ
lệch. Hai đường kính chéo của eo trên dài ngắn khác biệt rõ rệt, nếu
ngôi lọt hướng vào đường kính chéo lớn thì tiên lượng tốt.
=> dựa vào đường kính nhô hậu vệ:
+ ĐK bình thường, P thai trung bình, chẩm hướng theo đường kính
chéo lớn của eo trên => làm nghiệm pháp lọt ngôi chẩm. Nếu tiến triển
thuận lợi thì sinh đường dưới, ngược lại thì MLT.
+ Các trường hợp khác đều có chỉ định MLT khi CD/ đủ tháng

You might also like