You are on page 1of 14

TỔNG HỢP ĐỀ THI HÓA LÝ

I. CÂN BẰNG PHA VÀ DUNG DỊCH


1. LÝ THUYẾT.
 Câu 1. (K67.1): Trình bày định nghĩa dung dịch rắn và các yếu tố
làm tăng độ hòa tan của dược chất khi chế tạo ở dạng dung dịch
rắn.
2. BÀI TẬP.
 Câu 1. (K67.1): Cho giản đồ pha như hình vẽ. Hãy cho biết:
 Trạng thái của hệ tại các điểm a, b, d, e.
 Tại c: Hệ có bao nhiêu pha? Thành phần của mỗi pha? Tỷ lệ
khối lượng giữa các pha?
 Đặc điểm của hỗn hợp eutecti. Phân biệt hỗn hợp eutecti và
dung dịch rắn?
 Câu 2. (K68.1): Cho giản đồ pha như hình vẽ. Hãy so sánh hệ tại điểm
b và điểm e về:
 Số pha
 Thành phần của mỗi pha
 Tỷ lệ khối lượng giữa các pha

 Câu 3. (K68.2): Cho giản đồ pha như hình vẽ. Hãy so sánh hệ tại điểm
b và điểm c về:
 Số pha
 Thành phần của mỗi pha
 Tỷ lệ khối lượng giữa các pha.

 Câu 4. (K69.1): Cho giản đồ pha như hình vẽ:


- Ý nghĩa của đường cong TAO E và TBO E ?
- Mô tả thành phần của hệ tại các điểm a và b?
- So sánh hệ tại điểm d và f?
 Câu 5. (K69.2): Cho giản đồ pha của nước như hình vẽ.
1. Viết và giải thích các đại lượng của phương trình mô tả
quan hệ giữa áp suất và nhiệt độ trên đường TC? Muốn
xác định nhiệt bay hơi của nước ta làm thế nào?
2. Phân tích trạng thái của hệ khi đi từ a  b  c  d 
e? Nêu ứng dụng của quá trình trên trong ngành Dược.

 Câu 6. (K70.1): Làm lạnh 200 g hệ tại Q theo giản


đồ sau:
1. Khi hạ nhiệt độ đến 165oC thì khối lượng pha rắn
trong hệ là 47,6g. Điền giá trị X còn thiếu trong
giản đồ.
2. Khi hạ nhiệt độ đến H thì cả A và B đã kết tinh
một phần, điểm rắn chung của hệ nằm tại R và P.
Khi pha rắn chung đi từ RP thành phần và khối
lượng các pha trong hệ biến đổi như thế nào?
3. Nếu trộn 70g A với 130g B đun chảy rồi hạ nhiệt
độ đến H thì trong quá trình kết tinh thành phần pha rắn và pha lỏng biến
đổi như thế nào?

 Câu 6. (K70.2): Cho giản đồ pha của H2O như hình vẽ:
1. Viết và giải thích các đại lượng trong phương trình biểu
thị mối quan hệ giữa áp suất và nhiệt độ chuyển pha trên
các đường TB và TC.
2. Tính các giá trị nhiệt độ T1 và T2. Biết nhiệt nóng chảy và
nhiệt hóa hơi của nước lần lượt là 333 J/g và 2251 J/g. Thể
tích của nước lỏng là 1,000 ml/g và của nước rắn là 1,098
ml/g
3. Dựa vào giản đồ trên hãy vẽ và trình bày nguyên lý của
quá trình đông khô
 Câu 7. (K71.1): Pha 500ml dung dịch thuốc nhỏ mũi Naphazolin.HCl
0,05%, đẳng trương bằng tá dược X. Hãy tính lượng dược chất và tá dược
cần dùng. Cho biết:

 Câu 8. (K71.2): Pha 200ml dung dịch thuốc tiêm Apomorphin.HCl


10mg/ml, đẳng trương bằng tá dược X. Hãy tính lượng dược chất và tá
dược cần dùng. Cho biết:

 Câu 9. (K72.1): Cho giản đồ pha như hình. Hãy cho biết:
a. Trạng thái của hệ tại các điểm a, b, c, d, e
b. Tại điểm c, hệ có mấy pha? Tỷ lệ %A, %B trong từng pha? Tỷ
lệ khối lượng giữa các pha?
 Câu 10. (K68.1):

 Câu 11. (K72.1):

II. TÍNH DẪN ĐIỆN CỦA DUNG DỊCH ĐIỆN LY.


1. LÝ THUYẾT.
 Câu 1. (K67.1, K70.1): Trình bày cách xác định độ dẫn điện đương
lượng giới hạn của HCOOH bằng thực nghiệm.
 Câu 2. (K69.1): Trình bày cách xác định độ dẫn điện đương lượng giới
hạn của AgCl bằng thực nghiệm?
2. BÀI TẬP.
 Câu 1. (K71.1):

 Câu 2. (K71.2): Một lít nước bị nhiễm 37,25 mg KCl. Biết các dung
dịch KCl chuẩn 0,005M và 0,01 M có độ dẫn tương ứng là 717,5 và
1413 µS.cm-1. Độ dẫn điện riêng của nước bị nhiễm trên là bao
nhiêu µS.cm-1? Cho K = 39, Cl = 35,5
III. SỨC ĐIỆN ĐỘNG CỦA PIN VÀ CÁC QUÁ TRÌNH
ĐIỆN CỰC.
1. LÝ THUYẾT.
2. BÀI TẬP.
 Câu 1. (K67.1). Sức điện động của mạch pin (-) Pb, PbSO4 | CuSO4
(0,02 mol/l) | Cu (+) ở 25oC đo được là 559,4 (mV). Hãy thiết lập công
thức và tính hệ số hoạt độ ion trung bình của CuSO4.

 Câu 2. (K67.2):

 Câu 3. (K68.1):

 Câu 4. (K68.2):

 Câu 5. (K69.1):
 Câu 6. (K69.2):

 Câu 7. (K70.1):

 Câu 8. (K70.2):

 Câu 9. (K71.2): Cho điện cực: Ag, Ag2SO4│Na2SO4 0,005M. Biết


𝜑𝐴𝑔 𝑜 +/𝐴𝑔= 0,8(V). Ở có 25oC hãy:
- Tính hệ số hoạt độ ion trung bình của Na2SO4 theo thuyết Debye-
Huckel.
- Thế điện cực so với điện cực hydro tiêu chuẩn đo được là 726,3 mV.
Tính tích số tan của Ag2SO4 (coi hệ số hoạt độ trung bình bằng hệ số
hoạt độ của SO42-)

IV. ĐỘNG HỌC CÁC PHẢN ỨNG HÓA HỌC.


1. LÝ THUYẾT.
 Câu 1. (K68.1): Giải thích sự khác nhau về cơ chế làm tăng tốc độ phản
ứng của chất xúc tác và nhiệt độ.
 Câu 2. (K68.2): Lấy ví dụ một trường hợp phản ứng bậc 0? Giải thích rõ
tại sao phản ứng xảy ra là bậc 0.
 Câu 3. (K69.1): Trong phản ứng thủy phân đường saccharose với xúc tác
HCl, nếu tăng nồng độ axit thì ảnh hưởng thế nào đến tốc độ phản ứng?
Giải thích?
 Câu 4. (K70.2): Nguyên tắc tiến hành xác định tuổi thọ của thuốc bằng
phương pháp “lão hóa cấp tốc”?
 Câu 5. (K72.1):

2. BÀI TẬP.
 Câu 1. (K67.1): Cân 2,43 gam chất A cho vào bình định mức 100ml (bình
M), thêm nước đến vạch và lắc kĩ thấy bình M có vẩn đục do A không tan
hết. Sau pha, lắc đều và lấy 5ml dịch trong bình M đem lọc, xác định
nồng độ chất A trong dịch lọc. Kết quả thu được như trên đồ thị (hình vẽ).
Giả thiết A chỉ bị phân hủy khi được hòa tan tạo dung dịch.
a. Giải thích dạng đồ thị ABC thu được ở trên.
b. Biết rằng, từ thời điểm 7,38 giờ trở đi, dịch còn lại ở bình M trong
suốt. Tính hằng số phân hủy chất A trong dung dịch nếu quá trình này
tuân theo mô hình động học đơn giản bậc 1.
Xác định thời điểm mà nồng độ chất A trong bình M là 0,90 (g/100ml).
Cho: Hằng số Faraday F=96485 C.mol-1; hằng số khí R = 8,314
J/mol.K

 Câu 2. (K67.2):

 Câu 3. (K68.1):
 Câu 4. (K68.2) :

 Câu 5. (K69.1): Chất A phân hủy theo động học phản ứng đơn giản.
Người ta nhận thấy trong cùng điều kiện phản ứng, nếu ban đầu dùng
1,5g chất A thì thời gian phân hủy 10% là 21 giờ còn nếu dùng 5,0g
A thì thời gian phân hủy 10% là 6,3 giờ. Xác định bậc của phản ứng?
Nếu muốn thời gian phân hủy 10% là 1 giờ cần thực hiện phản ứng
với lượng chất A ban đầu là bao nhiêu?
 Câu 6. (K69.2):

 Câu 7. (K70.1):
 Câu 8. (K70.2):

 Câu 9. (K71.1): Sự chuyển dạng đồng phân quang học R ↔ S là


phản ứng thuận nghịch bậc 1. Dạng R là dạng có hoạt tính còn dạng S
gây độc. Tại thời điểm ban đầu, hàm lượng dạng R và S tương ứng là
21,1 và 0,05 (mg/100ml). Sau 10 tháng hàm lượng dạng R là 20,6
(mg/100ml). Biết hằng số cân bằng của phản ứng trên là Kcb = 0,0575
1. Tính hạn dùng của thuốc trong điều kiện trên. Biết giới hạn dạng S
không được phép vượt quá 2% so với hàm lượng ban đầu của dạng R.
Giả sử trong hệ không xảy ra phản ứng nào khác
2. Tính các hằng số phản ứng thuận và phản ứng nghịch
 Câu 10. (K71.2):

V. POLYME.
 Câu 1. (K68.2): Trình bày khái niệm polyme và quá trình trương nở
hòa tan polyme?
 Câu 2. (K69.2): Thế nào là thể sol, thể gel của dung dịch polyme?
Trình bày các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình huyển thể sol – gel?
 Câu 3. (K71.2): Trình bày khái niệm polymer, quá trình chuyển thể sol-
gel của polyme và các yếu tố ảnh hưởng?
VI. HẤP PHỤ VÀ CÁC CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT.
1. LÝ THUYẾT.
 Câu 1. (K67.2): Trình bày khái niệm và nguyên tắc xác định áp suất
thẩm thấu bằng thực nghiệm.
 Câu 2. (K70.2, K71.1): Viết và giải thích các đại lượng trong phương
trình Freundlich về sự hấp phụ chất tan trong dung dịch.
2. BÀI TẬP.
 Câu 1. (K67.2):

 Câu 2. (K69.1):

 Câu 3. (K70.1):
 Câu 4. (K70.2):

 Câu 5. (K71.1): Cho hai bình nón, mỗi bình chứa 100ml dung dịch
được chất A có nồng độ tương ứng là 0,5M và 0,3M. Thêm vào mỗi
bình 2g bột Actapulgite (chất hấp phụ), lắc đều cho đến khi đạt cân
bằng định lượng nồng độ dược chất A còn lại trong hai bình tương
ứng là 0,35M và 0,2M. Tính hệ số a và n trong phương trình
Freundlich
 Câu 6. (K72.1): Lấy 2 bình nón, cho vào mỗi bình 3 gam than hoạt.
Bình 1 thêm 100 ml dung dịch acid acetic 0,5M, bình 2 thêm l00ml
dung dịch acid acetic 0,2M. Lắc đều cho đến khi đạt cân bằng. Lọc
loại bỏ than và định lượng, nồng độ acid acetic còn lại trong 2 bình
tương ứng là 0,22M và 0,06M.
a. Viết phương trình hấp phụ đẳng nhiệt Freundlich và giải thích các
đại lượng trong phương trình.
b. Tính hệ số a và n trong phương trình Freundlich.
VII. CÁC HỆ PHÂN TÁN.
 Câu 1. (K67.1): So sánh hệ keo và hỗn dịch về bản chất, độ bền và cơ
chế đảm bảo độ bền động học.
 Câu 2. (K67.2): So sánh nhũ tương và hỗn dịch về bản chất, độ bền và
cơ chế đảm bảo độ bền động học.
 Câu 3 (K68.1): Trình bày cấu tạo chung của tiểu phân keo? Nguyên
nhân bề mặt tiểu phân keo tích điện? Phân tích điều kiện để hệ keo bền
vững?
 Câu 4. (K68.2): So sánh hỗn dịch và hệ keo về bản chất và độ bền?
Trình bày các nguyên nhân làm cho hỗn dịch kém bền vững và các biện
pháp khắc phục?
 Câu 5 (K69.1): Hệ keo là gì? Phân tích điều kiện để hệ keo bền vững?
 Câu 6. (K69.2): Nhũ tương là gì? Vai trò của chất hoạt động bề mặt
trong sự hình thành và bền vững của nhũ tương?
 Câu 7. (K70.1): Hệ keo là gì? Phân tích các điều kiện để hệ keo bền
vững? Tại sao hệ keo khó sa lắng hơn hỗn dịch?
 Câu 8. (K70.2): Nhũ tương là gì? Trình bày 2 cách phổ biến để nhận
biết kiểu nhũ tương N/D. Tại sao điều chế nhũ tương cần sử dụng chất
hoạt động bề mặt?
 Câu 9. (K71.1):

 Câu 10. (K71.2):

 Câu 11. (K72.1): Trình bày khái niệm nhũ tương và cơ chế tác dụng cúa
4 loại chất nhũ hóa?

You might also like