You are on page 1of 141

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
---------o0o---------

BÁO CÁO TỔNG KẾT


ĐỀ TÀI THAM GIA XÉT
GIẢI THƯỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC”
NĂM 2019

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA


KHẢ NĂNG TỰ KIỂM SOÁT VÀ SỰ LẠC QUAN ĐẾN
HÀNH VI TÀI CHÍNH CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM

Thuộc nhóm ngành: Tài Chính


2

12

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG............................................................................4
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................................4
1.2. Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu..............................................................8
1.2.1. Mục đích nghiên cứu..................................................................................8
1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................8
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................8
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................8
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................9
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU..................................11
2.1. Cơ sở lý luận về sự lạc quan...................................................................................11
2.1.1. Khái niệm.................................................................................................11
2.1.2. Vai trò của sự lạc quan đã được nghiên cứu..............................................11
2.1.3. Thang đo sự lạc quan................................................................................12
2.2. Cơ sở lý luận về khả năng tự kiểm soát...........................................................13
2.2.1. Khái niệm.................................................................................................13
2.2.2. Cơ sở lý thuyết và tầm ảnh hưởng của khả năng tự kiểm soát..................14
2.2.3. Phương pháp đo lường..............................................................................15
2.2.4. Các nghiên cứu liên quan..........................................................................17
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU............................20
3.1. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................21
3.2. Quy trình nghiên cứu.......................................................................................21
3.2.1. Sơ đồ khái quát quy trình nghiên cứu.......................................................21
3.2.2. Mô tả chi tiết quy trình nghiên cứu...........................................................22
3.3. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết...................................................................26
3.3.1. Mô hình nghiên cứu..................................................................................26
3.3.2. Giả thuyết nghiên cứu...............................................................................26
3.3.3. Mô hình kinh tế lượng..............................................................................27
3.4. Phương pháp đo lường các biến......................................................................27
3.4.1. Biến phụ thuộc - Hành vi tài chính cá nhân.............................................27
3.4.2. Biến độc lập..............................................................................................28
3.4.3. Mức độ lạc quan.......................................................................................29
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................31
3

4.1. Thông kê mô tả:....................................................................................................31


4.1.1. Thống kê mô tả nhóm biến chính của nghiên cứu..........................................31
4.1.4 Thống kê mô tả các nhân tố kiểm soát khác(tuổi, giới tính, tình trạng hôn
nhân, trình độ học vấn, trình độ tài chính, lương)....................................................35
4.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha.................................................38
4.2.1. Lý thuyết về giá trị và độ tin cậy của thang đo..............................................38
4.2.2. Đo lường độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha........................................39
4.2.3. Các tiêu chuẩn kiểm định...............................................................................39
4.2.4. Kết quả kiểm định..........................................................................................40
4.2.5 Nhận xét.........................................................................................................46
4.2.6 Đánh giá.........................................................................................................46
4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA..........................................................................46
4.3.1. Lý thuyết về phân tích EFA và giá trị của thang............................................47
4.3.2. Các tiêu chuẩn kiểm định phân tích nhân tố khám phá EFA..........................47
4.3.3. Kết quả phân tích...........................................................................................50
4.3.4. Nhận xét........................................................................................................52
4.3.5. Tạo biến đại diện...........................................................................................54
4.3.6. Mô hình được xác định sau bước phân tích nhân tố khám phá EFA..............54
4.4. Phân tích tương quan pearson...............................................................................55
4.4.1. Lý thuyết về phân tích tương quan và tương quan Pearson...........................55
4.4.2. Các tiêu chí về tương quan Pearson...............................................................56
4.5. Thực hiện hồi quy tuyến tính đa biến....................................................................59
4.5.1. Lý thuyết về hồi quy tuyến tính.....................................................................59
4.5.2. Các tiêu chí phân tích hồi quy đa biến...........................................................59
4.5.3. Kết quả phân tích hồi quy..............................................................................61
CHƯƠNG 5. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, CÁC HẠN CHẾ, KIẾN NGHỊ
VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRONG TƯƠNG LAI.....................................................67
5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu.............................................................................67
5.2. Một số kiến nghị các cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức...........................68
5.2.1. Đối với các cá nhân..................................................................................68
5.1.2. Đối với các doanh nghiệp và tổ chức........................................................69
5.1.3. Đối với chính phủ.....................................................................................69
5.3. Hạn chế của nghiên cứu..................................................................................69
5.4. Định hướng nghiên cứu trong tương lai..........................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................71
PHỤ LỤC........................................................................................................................78
4

Hình 1: Hệ số xác định mô hình____________________________________________17


Hình 2: Mô hình bước nghiên cứu__________________________________________22
Hình 3: Mô hình nghiên cứu______________________________________________26
Hình 4: Phân tích trị số Eigenvalue_________________________________________50
Hình 5: Giá trị hệ số tải nhân tố___________________________________________51
Hình 6: Các loại tương quan______________________________________________57
Hình 7 kiểm định hồi quy_________________________________________________66
Hình 8: kiểm định hồi quy________________________________________________67
Hình 9: kiểm định hồi quy________________________________________________68

Bảng 1: Thang đo Likert_________________________________________________23


Bảng 2: Câu hỏi biến kiểm soát khác________________________________________24
Bảng 3: Thang đo hành vi tài chính cá nhân__________________________________28
Bảng 4 Thang đo khả năng tự kiểm soát_____________________________________29
Bảng 5: Thang đo sự lạc quan_____________________________________________31
Bảng 6: Thống kê mô tả biến hành vi tài chính cá nhân_________________________32
Bảng 7: Thống kê mô tả sự lạc quan________________________________________33
Bảng 8: Thống kê mô tả hành vi tự kiểm soát_________________________________34
Bảng 9: Thống kê mô tả biến kiểm soát khác__________________________________37
Bảng 10: Kiểm định Cronbach’s Alpha biến hành vi tài chính cá nhân_____________42
Bảng 11: Kiểm định Cronbach’s Alpha biến hành vi tài chính cá nhân______________42
Bảng 12: Kiểm định Cronbach’s Alpha biến hành vi tài chính cá nhân_____________43
Bảng 13: Kiểm định Cronbach’a Alpha biến sự lạc quan________________________44
Bảng 14: Kiểm định Cronbach’a Alpha biến sự lạc quan________________________44
Bảng 15: Kiểm định Cronbach’s Alpha biến hành vi tự kiểm soát__________________46
Bảng 16: Kiểm định Cronbach’s Alpha biến hành vi tự kiểm soát__________________47
Bảng 17: Kiểm định Cronbach’s Alpha biến hành vi tự kiểm soát__________________47
Bảng 18: Bảng tổng kết biến còn lại________________________________________48
Bảng 19: Phân tích nhân tố khám phá biến phụ thuộc__________________________52
Bảng 20: Phân tích nhân tố với biến độc lập__________________________________53
Bảng 21: Phân tích nhân tố với biến độc lập__________________________________54
Bảng 22: Bảng tổng kết biến còn lại sau phân tích nhân tố khám phá EFA__________55
Bảng 23: Bảng tương quan pearson________________________________________58
Bảng 24: Phân tích tương quan pearsom____________________________________59
Bảng 25: Kết quả phân tích hồi quy 6
5

PHIẾU KHẢO SÁT_____________________________________________________122


6

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG


1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Hệ thống tài chính được hình thành bởi: tài chính công (gồm ngân sách nhà nước
và các quỹ ngoài ngân sách), tài chính doanh nghiệp, thị trường tài chính (gồm thị trường
tiền tệ và thị trường vốn), tài chính quốc tế; tài chính các tổ chức xã hội, tài chính trung
gian (gồm tín dụng, bảo hiểm) và tài chính cá nhân, hộ gia đình. Các thành phần này có
mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của tài chính. Vì vậy, tài
chính cá nhân cũng là một trong các yếu tố quan trọng quyết định đến sức khỏe của hệ
thống tài chính, có mối quan hệ mật thiết đến các khâu còn lại trong hệ thống tài chính.

Tài chính cá nhân là việc quản lý tài chính mà mỗi cá nhân hoặc một gia đình thực
hiện để lập ngân sách, tiết kiệm và chi tiêu các nguồn tiền mặt theo thời gian, có tính đến
các rủi ro tài chính và các sự kiện trong tương lai. Khi lập kế hoạch tài chính cá nhân, cá
nhân sẽ xem xét sự phù hợp với nhu cầu của mình về một loạt các sản phẩm ngân hàng
(tài khoản tiết kiệm, vãng lai, thẻ tín dụng và các khoản cho vay tiêu dùng) hoặc đầu tư
cá nhân (thị trường chứng khoán, trái phiếu, quỹ tương hỗ) và bảo hiểm (bảo hiểm nhân
thọ, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn) hoặc tham gia và giám sát các kế hoạch hưu trí, trợ
cấp an sinh xã hội, và quản lý thuế thu nhập.Quản lý tài chính cá nhân tốt từ việc quản lý
tốt các kênh chi tiêu, đầu tư, tiết kiệm sẽ giúp giảm bớt những rủi ro về tài chính trong
cuộc sống, từ đó góp phần giúp ổn định sự cung cầu của nền kinh tế, qua đó, thúc đẩy
kinh tế phát triển

Mặc dù hiện nay chúng ta có nhiều các nghiên cứu về hệ thống tài chính nhưng
lại có quá ít nghiên cứu về tài chính cá nhân (cả trong nước và ngoài nước). Sự thiếu hiểu
biết rõ ràng về tài chính cá nhân có thể mang đến những hậu quả không tốt và chúng ta
còn thiếu nhiều những nghiên cứu về lĩnh vực này. Vì vậy, ta có thể thấy tài chính cá
nhân chứ được quan tâm đúng mức, sự yếu kém trong hành vi tài chính cá nhân có thể
trực tiếp làm cho hệ thống tài chính suy yếu. Vì vậy, việc nghiên cứu về tài chính cá nhân
là vô cùng cần thiết.

Theo một cuộc khảo sát do Harris Interactive thực hiện, 99% người lớn đồng ý
rằng tài chính cá nhân nên được giảng dạy trong các trường học. Tuy nhiên đến trước
năm 1990, các nhà kinh tế học chính và giảng viên kinh doanh hầu như đều không quan
7

tâm đến tài chính cá nhân. Mãi đến năm 2009, Dan Ariely gợi ý cuộc khủng hoảng tài
chính năm 2008 cho thấy con người không phải lúc nào cũng có những quyết định tài
chính hợp lý và thị trường không nhất thiết phải tự điều chỉnh và khắc phục bất kỳ sự mất
cân bằng nào trong nền kinh tế. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đó, tầm quan
trọng của tài chính cá nhân ngày càng được nhấn mạnh, thúc đẩy phát triển lĩnh vực giáo
dục tài chính. Ở Việt Nam, những nghiên cứu về tài chính cá nhân như “Phát triển dịch
vụ tư vấn tài chính cá nhân: Kinh nghiệm từ thị trường Mỹ” của Nguyễn Tiến Thành
(2015), hay “Mối quan hệ giữa hiểu biết tài chính cá nhân và phát triển kinh tế: Bằng
chứng từ các nước phát triển” của Đinh, V. & Nguyễn, T. (2015) và nghiên cứu của
Đinh, V. & Nguyễn, T. (2015) “Đo lường năng lực và hiểu biết tài chính: Chuẩn mực và
thông lệ quốc tế” là những nghiên cứu cụ thể về tài chính cá nhân đều chỉ ra rằng sự hiểu
biết của các cá nhân về tài chính cá nhân đều rất cần thiết để họ có những quyết định tài
chính (bao gồm cả đầu tư, tiết kiệm và chi tiêu) một cách hợp lý nhất.

Bên cạnh đó tài chính hành vi, có thể giải nghĩa đơn giản là nghiên cứu về tác
động của tâm lý mỗi người đến việc ra quyết định và thực hiện hành vi tài chính của mỗi
cá nhân, mỗi tổ chức hay doanh nghiệp. Nếu như các học thuyết tài chính trước đó chủ
yếu chỉ ra rằng, các hành động đầu tư của con người đều tuân theo lý trí và có thể dự
đoán từ trước, thì đến tài chính hành vi, ta sẽ thấy có những quyết định đầu tư hoàn toàn
được đưa ra dựa theo cảm xúc và có những hành vi phi logic nhưng vẫn được thực hiện.
Điểm mấu chốt của vấn đề là những suy nghĩ chủ quan của mỗi người là khác nhau, dẫn
đến những hành động khác nhau, từ đó gây ra những ảnh hưởng, có thể tốt hoặc không,
đến việc đầu tư và tình hình tài chính cá nhân nói riêng và đến thị trường tài chính nói
chung.

Các khuynh hướng tâm lí có thể coi là vấn đề cốt lõi của hành vi tài chính; đồng
thời, đây cũng chính là những tác nhân liên quan trực tiếp đến hành vi tài chính dẫn đến
những quyết định tài chính của nhà đầu tư. Hình thành nên hành vi này chủ yếu vẫn là
các suy nghĩ chủ quan đơn lẻ của mỗi người, vì vậy các nhà đầu tư khi tham gia hoạt
động và giao dịch trên thị trường với bất kỳ hình thức nào, thường hay mắc phải các hội
chứng tâm lý cơ bản sau: quá tự tin hoặc quá lạc quan vào quyết định đầu tư cũng như
khả năng của mình, quá tin và phụ thuộc vào những tin đồn hoặc thông tin chưa xác thực,
8

đánh giá quá cao những tài sản, cổ phiếu, trái phiếu,... mình đang nắm giữ và bị ảnh
hưởng bởi tâm lý bầy đàn

Chính vì một vài yếu tố tâm lý này mà nhà đầu tư có thể đưa ra một quyết định sai
lầm hoặc là kỳ vọng ở mức thiếu thực tế đối với các giao dịch mà mình thực hiện, dẫn
đến những hậu quả không mong muốn.

Đầu tiên khi tìm hiểu về những yếu tố tâm lý này ta sẽ chú trọng vào yếu tố lạc
quan. Lạc quan có thể được định nghĩa là niềm hy vọng về những điều tốt đẹp sẽ xảy ra
trong tương lai (Carver, Scheier, & Segerstrom, 2010). Sự lạc quan đóng một vai trò quan
trọng trong nhiều lĩnh vực trong cuộc sống của chúng ta, chẳng hạn như sự lạc quan có
liên quan mật thiết đến giáo dục, tổ chức và sức khỏe. Nó là bước đệm giúp chúng ta có
thêm nhiều động lực để phấn đấu. Mặt khác, lạc quan được đặc trưng bởi yếu tố kỳ vọng
trong tương lai. Do vậy, sự lạc quan cũng ảnh hưởng đến những quyết định tài chính của
mỗi cá nhân trong việc đầu tư, chi tiêu và tiết kiệm. Một người tin rằng mình sẽ không
bao giờ lâm vào cảnh vỡ nợ hiển nhiên sẽ ít động lực hơn trong việc tiết kiệm trong
tương lai so với người sợ rằng mình sẽ có nguy vỡ nợ.

Bên cạnh sự lạc quan, sự tự kiểm soát cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến
các quyết định tài chính của cá nhân. Tự kiểm soát được biểu lộ một cách đặc trưng như
khả năng từ bỏ các thói quen xấu, chống lại những cám dỗ và vượt qua những ý muốn bất
chợt (Baumeister, 2002; Fujita và cộng sự., 2006). Chính vì thế, khả năng tự kiểm soát
yếu là một nhân tố quan trọng để giải thích cho các hành vi mua sắm tức thời điều mà
bạn sẽ tiếc nuối sau này. Sự ảnh hưởng của khả năng tự kiểm soát phụ thuộc vào nhiều
nguyên do, bao gồm những tật xấu và sự yếu đuối, sự rõ ràng của từng mục đích, sự giám
sát hành vi một cách cẩn thận và cuối cùng là sự suy giảm sức năng lực tự điều chỉnh.
Không chỉ thế, khả năng tự kiểm soát còn có ảnh hưởng tích cực đến hành vi tiết kiệm.
Ngoài ra, người có khả năng tự kiểm soát tốt ít lo lắng đến những vấn đề liên quan đến tài
chính, thay vào đó họ luôn cảm thấy an tâm và tự tin về những tình huống tài chính có
thể xảy ra trong hiện tại và cả tương lai. Sự thiếu kiểm soát cũng là nguyên nhân cơ bản
của việc mua sắm bốc đồng, lãng phí (Journal of Consumer Research, Volume 28, Issue
4, March 2002, Pages 670–676). Bên cạnh đó, thiếu tự kiểm soát và việc không có kiến
thức về tài chính có ảnh hưởng không tích cực đến việc thanh toán tín dụng tiêu dùng và
dễ dàng gây ra các gánh nặng tài chính quá mức, người tiêu dùng có vấn đề về khả năng
9

tự kiểm soát có nhiều khả năng bị sốc thu nhập, rút tiền tín dụng và chi phí không lường
trước được, thiếu tự kiểm soát làm tăng rủi ro với nhiều rủi ro khác nhau (Gathergood, J.,
2012. Self-Control, Financial Literacy and Consumer Over-Indebtedness. J. Econ.
Psychol. 33, 590–602).

Kenny Skagerlunda, Thérèse Lind, Camilla Strömbäckb, Gustav Tinghög và


Daniel Västfjäll (2018) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa yếu tố nhận thức với các quyết
định tài chính. Nhận thức có thể định nghĩa là quá trình trí tuệ ví dụ như: sự thấu hiểu, ký
ức, suy nghĩ và ngôn ngữ thông qua những thông tin được quan sát, chuyển hóa, lưu trữ,
lấy lại và sử dụng (Benjamin B Lahey, 2004). Do đó, yếu tố nhận thức được nghiên cứu ở
đây chính là khả năng thông hiểu tài chính và khả năng số học, qua nghiên cứu này đã chỉ
ra rằng: sự thành công trong các quyết định tài chính thường được đưa ra bởi những
người có khả năng hiểu về tài chính và số học. Tuy nhiên, các yếu tố phi nhận thức lại
chưa trở thành chủ đề để nghiên cứu dẫu biết rằng khả năng về tài chính và toán học sẽ
có tác động mạnh mẽ hơn đến sự thành công của các quyết định tài chính. Riêng đối với
Việt Nam, đã có những nghiên cứu về các yếu tố tâm lý đến quyết định của các nhà đầu
tư. Ví dụ như Phạm Ngọc Toàn (2018) đã nghiên cứu tác động của năm yếu tố: chất
lượng thông tin, hình ảnh công ty, ý kiến của nhà tư vấn, tâm lý đám đông và sự tự tin
thái quá đến quyết định của nhà đầu tư. Ngoài ra, Trần Ngọc Anh (2016) cũng nghiên cứu
mối quan hệ giữa các yếu tố tâm lý như: quá tự tin, tâm lý đám đông, lệch lạc do mâu
thuẫn về nhận thức và lệch lạc do tình huống điển hình đến kết quả đầu tư. Tuy nhiên
điều đáng quan tâm ở đây là: hoạt động tài chính không chỉ có hoạt động đầu tư, các hoạt
động tài chính cá nhân còn có: tiết kiệm và tiêu dùng. Vậy nên mỗi chúng ta phải đối mặt
với những quyết định tài chính hằng ngày: chúng ta tiết kiệm quá ít cho lúc nghỉ hưu
(Luardi, 1999), chúng ta chi tiêu quá mức (Sotiropoulos and d’Astous, 2013), chúng ta
không thanh toán hóa đơn đúng hạn và đôi khi chúng ta hối tiếc vì đã mua một số thứ
(Abendroth and Diehl, 2006).

Từ đó, chúng ta đặt ra một câu hỏi: với mỗi cá nhân trong xã hội, không phải là
những nhà đầu tư luôn trăn trở với những quyết định tài chính để thu được lợi nhuận thì
chúng ta phải làm thế nào để có thể đưa ra những quyết định tài chính tối ưu nhất? Tất cả
các cá nhân không phải ai cũng có khả năng tốt về số học hay tài chính hay đơn giản là
những hiểu biết về tài chính thì liệu rằng yếu tố tâm lý có phải là điểm mấu chốt ảnh
10

hưởng đến mức độ thành công của các quyết định tài chính? Liệu rằng hai yếu tố: Sự lạc
quan và khả năng tự kiểm soát có vai trò như thế nào đối với mỗi cá nhân trong quá trình
hình thành nhưng quyết định tài chính của họ. Chính vì thế, bài nghiên cứu này của
chúng tôi muốn nghiên cứu để tìm ra mối quan hệ giữa hai yếu tố tâm lý đó là khả năng
tự kiểm soát và sự lạc quan đến quyết định hành vi tài chính cá nhân.

1.2 Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu

1.2.1 Mục đích nghiên cứu

Dựa trên các bài nghiên cứu và các mô hình đã được tổng hợp, bài nghiên cứu
được thực hiện với mục đích kiểm tra mối quan hệ định lượng giữa các yếu tố phi nhận
thức tới hành vi tài chính cá nhân tại Việt Nam. Cụ thể ở đây đó là ảnh hưởng của hai yếu
tố: khả năng tự kiểm soát và sự lạc quan.

Từ đó kết quả nghiên cứu tìm được sẽ đưa ra kiến nghị nhằm giúp mỗi cá nhân có
thể đưa ra những quyết định tài chính hằng ngày một cách hợp lý và tối ưu nhất để cân
bằng giữa tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư.

1.2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ mục đích nghiên cứu đã được đề cập ở trên, bài nghiên cứu được viết với ba
nhiệm vụ chính đó là:

Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết từ những nghiên cứu trước đó trên thế giới về tác
động của khả năng tự kiểm soát và sự lạc quan.

Kiểm tra sự ảnh hưởng của hai yếu tố này đến hành vi tài chính của cá nhân tại
Việt Nam.

Đưa ra kết luận và một số kiến nghị về trong việc đưa ra các quyết định tài chính
nhằm kiểm soát và sử dụng tài chính hiệu quả hơn phù hợp với mức thu nhập của mỗi
người.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là mối quan hệ giữa khả năng tự kiểm soát và sự lạc quan
của mỗi cá nhân tại Việt Nam đến hành vi tài chính của họ.
11

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

Đối tượng hướng đến của bài nghiên cứu là những công dân Việt Nam độ tuổi từ
22 trở lên. Nhóm đối tượng này là những người đã có khả năng tự chủ tài chính, trong độ
tuổi lao động và không phụ thuộc tài chính vào gia đình. Ở độ tuổi này, các quyết định tài
chính được đưa ra một cách độc lập từ đó có thể thuận tiện trong việc nghiên cứu các
nhân tố tác động đến những hành vi tài chính cá nhân. Dữ liệu của bài nghiên cứu được
thu thập trong ba tháng đầu năm 2019.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu sử dụng bảng hỏi được xây dựng trên mô hình các bài nghiên cứu
tương tự được thực hiện trên thế giới mà nhóm tổng hợp được. Từ đó, thu thập các dữ
liệu từ các cá nhân là công dân Việt Nam, song song với đó là những lý luận và lý thuyết
được tổng hợp để bổ trợ cho bài nghiên cứu nhằm so sánh và đưa ra kết luận.

Tiếp theo đó, bài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy để kiểm tra sự ảnh hưởng
của các biến độc lập là tuổi, giới tính, thu nhập, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn và
khả năng am hiểu tài chính đến biến phụ thuộc là hành vi tài chính cá nhân.

1.5 Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Mục đích của bài nghiên cứu là phân tích ảnh hưởng của khả năng tự kiểm soát và
sự lạc quan đến hành vi tài chính cá nhân. Mẫu nghiên cứu là 294 mẫu khảo sát được
lấy từ 294 công dân Việt Nam với độ tuổi từ 22 tuổi trở lên. Biến phụ thuộc của nghiên
cứu là hành vi tài chính cá nhân, biến độc lập là khả năng tự kiểm soát và sự lạc quan,
ngoài ra nhóm biến kiểm soát khác cũng được đưa vào mô hình như tuổi, giới tính, thu
nhập, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn và khả năng am hiểu tài chính. Bài nghiên
cứu sử dụng bảng hỏi được xây dựng trên cơ sở những mô hình các nghiên cứu tương tự
trước đây để thu thập dữ liệu cá nhân, từ đó sử dụng mô hình hồi quy và kiểm định mô
hình.
Kết quả nghiên cứu cho thấy hành vi tài chính cá nhân có mối quan hệ cùng chiều
với cả hai biến phụ thuộc chính của nghiên cứu là khả năng tự kiểm soát và sự lạc quan;
có sự ảnh hưởng rõ rệt và khá mạnh mẽ. Về phía sự lạc quan, điều này là hoàn toàn phù
hợp so với lý thuyết về thang đo sự lạc quan (Pedrosa và các cộng sự, 2015) cho rằng chủ
nghĩa lạc quan có liên quan tích cực với nhận thức về sức khỏe và ảnh hưởng tích cực.
12

Hơn nữa kết quả này cũng ủng hộ cho các bài nghiên cứu trước về thang đo lạc quan
(Gabriel L.H. Coelhoa và cộng sự, 2018). Về phía khả năng tự kiểm soát, kết quả này
chứng minh quan điểm đúng đắn của Tangney và cộng sự (2004): những người có mức
độ tự kiểm soát cao hơn sẽ có xu hướng thực hiện tốt hơn trong nhiều nhiệm vụ khác
nhau. Tuy nhiên hành vi tài chính cá nhân không ảnh hưởng đến nhóm biến kiểm soát
khác. Từ đây có thể thấy khả năng tự kiểm soát và sự lạc quan đóng vai trò quan trọng
đối với hành vi tài chính cá nhân của mỗi người. Cụ thể, khi khả năng tự kiểm soát cao và
sự lạc quan tốt thì chúng ta có xu hướng quản lý tốt hành vi tài chính cá nhân của mình.

1.6 Kết cấu đề tài

Bài nghiên cứu có kết cấu gồm 5 chương, trong đó: chương 1 là đề cập đến tính
cấp thiết của đề tài, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu và kết cấu của bài nghiên cứu. Chương 2 là tổng quan tình hình
nghiên cứu, trong đó tổng hợp về các bài nghiên cứu tương tự đã được thực hiện trên thế
giới cùng với đó là những lý thuyết về sự ảnh hưởng của hai yếu tố: khả năng tự kiểm
soát và sự lạc quan. Nội dung của chương 3 là phương pháp nghiên cứu, thu thập và xử lý
số liệu. Chương 4 là kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của khả năng tự kiểm soát và sự
lạc quan đến hành vi tài chính cá nhân tại Việt Nam. Bên cạnh đó, chương 4 có bao gồm
kết quả kiểm định mô hình và cách khắc phục lỗi của mô hình được nêu ra. Chương 5 là
phần kết luận và một số kiến nghị nhằm giúp các cá nhân có thể kiểm soát cũng như đưa
ra các quyết định tài chính hiệu quả với khoản thu nhập hiện có.
13

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận về sự lạc quan

2.1.1 Khái niệm

Sự lạc quan là một chủ đề được nghiên cứu rất phổ biến trên toàn thế giới bởi tác
động của nó đến mọi mặt của đời sống như: tinh thần, thể trạng, sức khỏe cũng như hành
vi của mỗi chúng ta. Chính vì thế, “lạc quan” không phải là một khái niệm mới mẻ trong
nghiên cứu khoa học. Ở trong các bài nghiên cứu và các cuốn sách có rất nhiều những
khái niệm về lạc quan có thể kể đến một số ví dụ như: là niềm hy vọng về những điều tốt
đẹp sẽ xảy ra trong tương lai (Carver, Scheier, & Segerstrom, 2010), đối đầu với sự bất
lực (Ceren Giderler Atalay, 2012) hay nhấn mạnh vào niềm tin, trách nhiệm, khuynh
hướng tích cực với cuộc sống (Hoy,Hoy,Kurz, 2008). Tuy các định nghĩa không hoàn
toàn giống nhau, nhưng tựu chung lại khái niệm này vẫn chú trọng một điều đó là thái độ
tích cực với tương lai.
2.1.2 Vai trò của sự lạc quan đã được nghiên cứu

Carver và các cộng sự, trong bài nghiên cứu “Đánh giá tâm lí học lâm sàng”
(2010) định nghĩa lạc quan là sự hy vọng vào những điều tốt đẹp sẽ xảy ra trong tương
lai. Bên cạnh đó nó cũng chỉ ra rằng: Người lạc quan là những người mong đợi những
điều tốt đẹp xảy ra với họ; trong khi những người bi quan là những người mong đợi
những điều tồi tệ sẽ xảy ra với họ. Chính vì thế, từ những nghiên cứu trước đây, chúng ta
nhận ra rằng sự lạc quan ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của cuộc sống con người. Theo
Carver và các cộng sự (1993), những người lạc quan thường có xu hướng dễ dàng đối
phó với những khó khăn và họ gặp phải hơn những người bi quan. Trong nghiên cứu trên,
ông đã phỏng vấn phụ nữ bị ung thư vú trong các giai đoạn điều trị khác nhau. Cuộc
phỏng vấn đầu tiên là vào thời điểm chẩn đoán, lần thứ hai là sau khi phẫu thuật và sau
đó lần thứ
ba diễn ra ba tháng một lần. Nghiên cứu chỉ ra những bệnh nhân lạc quan hơn đã đối mặt
với thực tế, và cho kết quả bệnh phát triển theo xu hướng tích cực. Ngược lại, những
bệnh nhân bi quan hơn đã từ chối điều trị và thường xuyên cảm thấy muốn bỏ cuộc. Sự
14

lạc quan có liên quan đến việc đối phó cả trước khi phẫu thuật và sau đó (Carver và các
cộng sự, 1993).
Nhìn chung, nhiều người sẽ cho rằng những người lạc quan sẽ lờ đi rủi ro, không
quan tâm đến rủi ro. Tuy nhiên, theo Carver và các cộng sự (“Đánh giá tâm lí học lâm
sàng”, 2010), những người lạc quan là những người nhận thức rõ nhất về sự rủi ro mà họ
có thể gặp phải. Điều này thực sự hữu ích trong bất kì lĩnh vực nào. Ví dụ, trong kinh
doanh, nhà quản trị sẽ dựa vào tình hình thực tế công ty đang gặp phải vấn đề gì nghiêm
trọng, từ đó đề ra biện pháp và hướng đi mới trong tương lai. Nhận thức được rủi ro giúp
dễ dàng ra quyết định, nhất là các quyết định tài chính; giúp tránh những rủi ro không cần
thiết. Hơn nữa, sự lạc quan còn thúc đẩy cả tinh thần và thể chất (Carver và cộng sự,
“Đánh giá tâm lí học lâm sàng”,2010), thậm chí có tuổi thọ lâu hơn (Giltay và cộng sự,
“Lưu trữ tâm thần học đại cương” 2004).
2.1.3 Thang đo sự lạc quan

Từ lâu, đã có đề xuất về việc sử dụng thang đo sự lạc quan để đánh giá mức độ
phụ thuộc của nó với các chỉ số khác. Thang đo tối ưu 10 mục ban đầu đã được xác thực
trong một mẫu gồm 2.693 người tham gia từ Tây Ban Nha (theo Pedrosa và các cộng sự,
2015). Mẫu được chia để đánh giá cấu trúc của thang đo trên các phương thức, chẳng hạn
như phân tích nhân tố khám phá và phân tích nhân tố khẳng định. Một mục đã bị loại
khỏi phân tích vì nó cho kết quả quá thấp trên yếu tố lạc quan, để lại chín mặt hàng hình
thành cấu trúc một chiều với tính nhất quán bên trong tốt (α = 0,84; Kline, 2013). Theo
mục Lý thuyết phản hồi tiết lộ rằng tất cả các mục được trình bày từ cao đến rất cao về
mức độ phân biệt đối xử (Baker, 2001).
Để kiểm tra tính hợp lệ hội tụ của nó, thang đo đã được tương quan với thang đánh giá
tính cách tổng thể đo Big-5 (Vigil-Colet, Morales-Vives, Camps, Tous, & Lorenzo-Seva,
2013) và Thang đo tâm trạng (trí tuệ cảm xúc; Fernández-Berrocal, Extremera, & Ramos,
2004). Kết quả cho thấy mối tương quan đáng kể của lạc quan với tất cả năm yếu tố lớn:
sự ổn định về cảm xúc (tức là chứng loạn thần kinh (tiêu cực); r = 0,62, p <.001), hướng
ngoại (r = 0,31, p <.001), lương tâm (r = 0,33, p <0,001), cởi mở để thay đổi (r = 0,15, p
<.001) và độ đồng đều (r = 0,26; p <.001). Ngoài ra, các cấu trúc có mối tương quan tích
cực với cả hai chiều kích trí tuệ cảm xúc: sự rõ ràng về cảm xúc (r = 0,34, p <0,001) và
sửa chữa cảm xúc (r = 0,62, p <.001). Vì Thang đo Lạc quan chỉ được viết bằng tiếng Tây
Ban Nha, chúng tôi chỉ tìm thấy một nghiên cứu sử dụng thang đo này: Chủ nghĩa lạc
15

quan có liên quan tích cực với nhận thức về sức khỏe và ảnh hưởng tích cực (Vera-
Villarroel và các cộng sự, 2017).
2.2 Cơ sở lý luận về khả năng tự kiểm soát
2.2.1 Khái niệm
Để nói về khái niệm chính xác, đồng nhất của khả năng tự kiểm soát thì rất khó có
thể nêu ra định nghĩa cụ thể. Bản chất của tự kiểm soát được nhắc đến trong nhiều bài
nghiên cứu khác nhau từ trước đến nay vẫn tồn tại sự khác biệt.
Có một định nghĩa đã đánh đồng khả năng tự kiểm soát với việc kiểm soát các ức
chế của con người trong cuộc sống. Trong định nghĩa này, tự kiểm soát bị giới hạn và bao
gồm sự ức chế xuất phát nội tại bên trong cá nhân. Sự ức chế này là thành phần chính
trong nhiều lý thuyết và mô hình tự kiểm soát, ví dụ như lý thuyết dựa trên sự chậm trễ
của cảm giác hài lòng (Ainslie, 1975; Mischel và cộng sự., 1989; Kirby và Herrnstein,
1995) và các khung hệ thống kép (ví dụ , Metcalfe và Mischel, 1999; Hofmann và cộng
sự, 2009).
Tự kiểm soát cũng được định nghĩa là khả năng trì hoãn sự hài lòng ngay lập tức
đối với phần thưởng nhỏ hơn khi so sánh với phần thưởng lớn hơn sau này có thể nhận
được (Ainslie, 1975; Mischel và cộng sự., 1989; Kirby và Herrnstein, 1995). Định nghĩa
này được mở rộng theo chiều hướng nhấn mạnh đến tình trạng khó xử hoặc xung đột nội
tâm khi phải chọn lựa giữa một lựa chọn hài lòng trong ngắn hạn, ngay lập tức và một lựa
chọn dài hạn với phần thưởng chứa đựng giá trị lớn hơn. Khả năng từ bỏ phần thưởng
ngay lập tức chính là yếu tố phản ánh sự tự chủ.
Mặt khác, Baumeister và Heatherton (1996); Muraven và Baumeister (2000) khi
nghiên cứu về mô hình sức mạnh - một trong những mô hình tự kiểm soát nổi bật nhất và
được tranh luận nhiều nhất đã viết tự kiểm soát là một hành động mà ở đó bản thân tự
thay đổi các kiểu hành vi của chính mình để ngăn chặn hoặc ức chế lại phản ứng chi phối
của nó (Muraven và Baumeister, 2000).
Chung quy lại, có thể mặc định đơn giản từ những lí thuyết trên rằng, tự kiểm soát
là khả năng hoặc kĩ năng định hình lại phản ứng của một cá nhân (Baumeister, 2002).
Điều này cho phép mọi người điều chỉnh hành vi của họ và không hành động theo phản
ứng hay suy nghĩ ban đầu.
16

Khả năng kiểm soát và tự chủ có một tác động lớn đến cuộc sống của con người
trên nhiều khía cạnh. Theo Tangney và cộng sự. (2004), những người có mức độ tự kiểm
soát cao hơn sẽ có xu hướng thực hiện tốt hơn trong nhiều nhiệm vụ khác nhau. Họ có
thể ngăn chặn, hoặc ít nhất là kiểm soát tốt hơn suy nghĩ và hành động của chính mình
trước những cám dỗ, và tránh tư tưởng trì hoãn không đáng có.
2.2.2 Cơ sở lý thuyết và tầm ảnh hưởng của khả năng tự kiểm soát
Trước khi những câu hỏi về lòng tự trọng được đặt ra, vấn đề ảnh hưởng của khả
năng tự kiểm soát đã được quan tâm đến. Nhà kinh tế học Robert Strotz (1955) chỉ ra
rằng mọi người dường như có những quyết định khác biệt tại các thời điểm khác nhau, ví
dụ như trong ngắn hạn và dài hạn. Mặc dù không đề cập đến chính xác tự kiểm soát trong
bài nghiên cứu của mình, Strotz đã tạo ra cơ sở cho học thuyết giá trị biến động theo thời
gian- được sử dụng trong việc giải thích cho “định kiến hiện tại” trong tài chính học hành
vi. Học thuyết giá trị thay đổi theo dòng thời gian này đã được phát triển vào những năm
cuối thập niên 60 của thế kỉ 20 (Chung & Herrnstein, 1967; Phelps & Pollak, 1968). Cho
đến tận thời điểm hiện tại, học thuyết này cũng như hiện tượng “định kiến hiện tại” vẫn
được coi trọng như một trong những nền tảng cơ bản nhất mà mỗi người muốn tìm hiểu
về hành vi tài chính đều phải hiểu rõ.
Ngoài ra, vào năm 1981, Shefrin và Thaler đã đưa ra một lý thuyết kinh tế về khả
năng tự kiểm soát. Theo đó, trong mỗi người đều có hai phần bản năng. Một mặt, ta hành
động để hưởng thụ trong ngắn hạn; mặt khác, ta lập kế hoạch và xem xét các tác động dài
hạn của quyết định được đưa ra và cân nhắc về điều đó. Tất yếu, hai mặt này thường
xuyên xảy ra xung đột, và theo lý thuyết, tự kiểm soát sẽ xác định bên nào sẽ đưa ra
quyết định cuối cùng. Ý tưởng về một người phải trải qua một cuộc xung đột tâm lí gây
ra bởi hai luồng suy nghĩ hoặc hai luồng sở thích khác nhau cùng một lúc không phải là
mới, bởi Adam Smith trước đây đã sử dụng một ý tưởng tương tự vào năm 1759. Hơn
nữa, ý tưởng về “cái tôi kép” là khá phổ biến ngay cả với các lĩnh vực ngoài kinh tế học
(ví dụ như tâm lý học) và từ hàng thập kỉ trở lại đây (Thaler & Shefrin, 1981), Daniel
Kahneman (2003) cũng đã nghiên cứu theo hướng phát triển ý tưởng này.
Như vậy, tự kiểm soát có thể nói là một vấn đề nổi trội ở nhiều lĩnh vực nói chung
và kinh tế nói riêng, đặc biệt là về tài chính hành vi. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng từ
mức độ tự kiểm soát ở giới trẻ, ta có thể đưa ra các phán đoán về các kỹ năng nhận thức
và tự điều chỉnh ở tuổi thanh thiếu niên (Shoda và cộng sự., 1990), cũng như các kết quả
17

thiết yếu như sức khỏe và hạnh phúc sau này trong cuộc sống (Moffitt và cộng sự., 2011).
Ngoài ra, việc tự kiểm soát có liên quan đến điểm số và thành tích học tập tốt hơn tại
trường học (Tangney và cộng sự., 2004; Duckworth và Seligman, 2005), thúc đẩy và đảm
bảo mối quan hệ giữa các cá nhân tốt hơn (Vohs và cộng sự., 2011), và về cơ bản, có một
cuộc sống hạnh phúc, hưởng thụ và mãn nguyện hơn (Cheung và cộng sự., 2014;
Hofmann và cộng sự, 2014). Ngược lại, khi khả năng kiểm soát bản thân kém có nguy cơ
dẫn đến các hành vi và hệ quả không tích cực như mua hàng bốc đồng (Baumeister,
2002) và nợ tài chính (Gathergood, 2012), mô hình ăn uống không đúng cách (Elfhag và
Morey, 2008) và sự trì hoãn (Tice và Morey, 2008; Baumeister, 1997). Chính từ những
mối liên hệ mạnh mẽ giữa tự kiểm soát và vô số hành vi trên đây, nên sự tự chủ đã được
ghi nhận như một “dấu ấn đặc biệt của sự thích nghi” (De Ridder và cộng sự., 2012).
Tầm quan trọng của khả năng tự kiểm soát bản thân là không thể phủ nhận. Điều
này đang càng ngày càng trở nên trọng yếu và được sử dụng phổ biến, rộng rãi ở nhiều
công trình nghiên cứu khác nhau khi mà các yếu tố về khả năng nhận thức cũng như kĩ
năng chuyên môn về tài chính không còn đủ để phân tích chính xác các quyết định và
hành vi tài chính của mỗi cá nhân.
2.2.3 Phương pháp đo lường
Phương pháp OLS ( Phương pháp bình phương nhỏ nhất )
Ước lượng các tham số của mô hình:
i=¿ ^β 1+ ^β2 X i +e i
 Giá trị thực tế :
Y¿
 Giá trị ước lượng : Y i= β^ 1 + ^β 2 X i
^
 Sai số: e i = Y i−¿ Y^ i = Y i− β^ 1− β^ 2 X i
Tìm ^β 1 , ^β 2 sao cho tổng bình phương sai số là nhỏ nhất
Tức là :
Y i− β^ 1− β^ 2 X i ¿ 2 min
¿
n n

∑ e =∑ ¿
2
i
i=1 i=1
Giải bài toán cực trị hàm hai biến, ta được :
18

X i− X́ ¿2
¿
X́ ¿2
¿
2
X i −n .¿
n

∑¿
i=1
¿
n

∑¿
i=1
n

∑ (X i − X́ )(Y i−Ý )
^β 2= i=1
¿

^β 1=Ý − β^ 2 X́

Với:
X́ =
∑ Xi là giá trị trung bình của X và x i=X i− X́
n
Ý =
∑Yi là giá trị trung bình của Y và y i=Y i−Ý
n
Các giả thiết của OLS:
Giả thiết 1: Quan hệ giữa X và Y là tuyến tính. Các giá trị X i cho trước và không ngẫu
nhiên.
Giả thiết 2 : Các sai số U i là đại lượng ngẫu nhiên có giá trị trung bình bằng 0 :
E(U i ∨X i )=0
Giả thiết 3 : Các sai số U i là đại lượng ngẫu nhiên có phương sai không thay đổi.
2
Var (U i∨ X i)=σ =const
Giả thiết 4 : Không có sự tương quan giữa các U i
Cov(U i , U j∨ X i , X j)=0 ; i≠ j
Giả thiết 5 : Không có sự tương quan giữa U i và X i
Cov ( U i , X i )=0
Định lý Guass – Markov: Khi các giả thiết này được đảm bảo thì các ước lượng tính được
bằng phương pháp OLS là các ước lượng tuyến tính không chệch, hiệu quả nhất của hàm
hồi quy tổng thể.
Giả thiết 6 : Các sai số U i có phân phối chuẩn
U i N (0 ; σ2)
Hệ số xác định của mô hình:
Tổng bình phương toàn phần TSS (Total Sum of Squares):
Ý ¿2
Y i−Ý ¿ =∑ Y i −n ¿
2 2

¿
TSS=∑ ¿
Tổng bình phương hồi quy ESS (Explained Sum of Squares):
19

∑ X 2i −n X́ 2
Y^ i−Ý ¿2= β^ 22 (¿)
¿
ESS=∑ ¿
Tổng bình phương phần dư RSS (Residual Sum of Squares):
Y i−Y^ i ¿ =∑ ei
2 2

¿
RSS=∑ ¿

Hình 1: Hệ số xác định mô hình

Ta có:
TSS = ESS + RSS
Hệ số xác định:
2 RSS ESS
R =1− =
TSS TSS
Lưu ý:
0 ≤ R2≤ 1
+ R2 = 1: Mô hình phù hợp hoàn toàn với mẫu nghiên cứu:
+ R2 = 0: Mô hình hoàn toàn không phù hợp với mẫu nghiên cứu

2.2.4 Các nghiên cứu liên quan


Về khả năng tự kiểm soát, đã có những nghiên cứu về một vài trường hợp các cá
nhân kiểm soát như thế nào về những quyết định tài chính của mình ở hiện tại và trong
tương lai. Thực tế chỉ ra rằng mọi người đều có khả năng sẽ đưa ra quyết định tài chính
tồi tệ. Chúng ta tiết kiệm quá ít cho tương lai sau khi nghỉ hưu (Lusardi, 1999); chúng ta
bội chi (Sotiropoulos và d’Astous, 2013); chúng ta không thanh toán hóa đơn đúng hạn
và đôi khi chúng ta mua những thứ chúng ta hối tiếc (Abendroth và Diehl, 2006). Tuy
nhiên, không phải lúc nào những quyết định cũng đem lại hậu quả không mong muốn. Dù
20

vậy, một số người trong chúng ta ít nhiều dễ cảm thấy lo lắng như một hệ quả của hành vi
tài chính cá nhân và không tin tưởng vào quyết định của bản thân. Kết quả từ nghiên cứu
gần đây đã nhận thấy vai trò của sự cá nhân hóa là vô cùng lớn trong hành vi tài chính và
phúc lợi tài chính. Tuy nhiên, nghiên cứu trước đây chủ yếu là tập trung vào sự ảnh
hưởng của các yếu tố nhận thức như trình độ hiểu biết về tài chính (Fernandes và cộng
sự., 2014; Lusardi và Mitchell, 2007) và khả năng về toán học liên quan đến tài
chính(Lusardi, 2012). Có rất ít những công trình nghiên cứu cụ thể về khả năng tự kiểm
soát nói chung và tác động của nó đến hành vi tài chính cá nhân. Một trong những bài
nghiên cứu gần đây nhất có đề cập đến vấn đề này là của Camillia Strömbäck và các
đồng sự với câu hỏi đặt ra rằng, liệu khả năng tự kiểm soát có là tiền đề để dự đoán về
các hành vi tài chính và phúc lợi tài chính hay không. Cuộc điều tra được thực hiện, phân
tích và chứng minh vấn đề vào năm 2017, với đối tượng là các công dân đang sinh sống
tại Thụy Điển. Với phương pháp OLS và thu thập bảng hỏi nhằm điều tra làm rõ các yếu
tố tâm lý nội sinh có ảnh hưởng đến quyết định tài chính của mỗi người như thế nào, bài
nghiên cứu sau khi áp dụng và mở rộng giả thuyết vòng đời hành vi, đã đưa ra kết luận
rằng những người có khả năng tự kiểm soát tốt sẽ có nhiều khả năng tiết kiệm tiền từ mọi
nguồn lực như lương, thưởng. Họ có xu hướng có hành vi tài chính nói chung tốt hơn,
cảm thấy bớt lo lắng về các vấn đề tài chính và cảm thấy an tâm hơn trong hiện tại và tình
hình tài chính trong tương lai. Ngược lại, với những người khó có thể kiểm soát suy nghĩ
cũng như hành động của bản thân sẽ dễ gặp phải những khó khăn trong việc ra quyết định
tài chính, hoặc thậm chí sẽ có những quyết định thiếu cân nhắc và đôi khi khá thiển cận.
Điều này tương đồng với kết quả của một cuộc điều tra liên quan, về những cám dỗ mà
chúng ta thường gặp phải dẫn đến thất bại trong việc tự kiểm soát và hành động mua sắm
bốc đồng.

Ngoài ra, cũng có một số nghiên cứu quan trọng khác nhắc đến các khuynh hướng
hành vi của con người như sự kiên nhẫn hay tính tự chủ có tác động đến tài chính cá nhân
ở mức độ như thế nào. Các nghiên cứu thực nghiệm đo lường các vấn đề tự kiểm soát
giữa các cá nhân đã tìm thấy mối quan hệ tiêu cực giữa đo lường tự kiểm soát và tích lũy
của cải (Ameriks và cộng sự., 2003, Ameriks và cộng sự., 2007). Các khái niệm về kiến
thức tài chính và tự kiểm soát cũng có vẻ rất phù hợp đối với việc giải thích sự sử dụng
tín dụng của người tiêu dùng và đặc biệt hơn là người tiêu dùng sử dụng hạn nợ quá mức.
21

Các nghiên cứu trong tài liệu lý thuyết thường trích dẫn các vấn đề tự kiểm soát như một
lời giải thích khả dĩ cho mức độ vay thẻ tín dụng cao (Fehr, 2002, Heidhues và Koszegi,
2010, Laibson, 1997). Bên cạnh đó, một bài báo gần đây của Meier và Sp bôier (2010) đã
tìm thấy mối quan hệ tương quan cùng chiều giữa mức độ thiếu kiên nhẫn và hành vi sử
dụng thẻ tín dụng ở mức cao. Từ đó, một nghiên cứu dựa trên cơ sở các nghiên cứu nhỏ
lẻ trên đã ra đời để làm rõ mối quan hệ giữa khả năng tự kiểm soát cũng như hiểu biết về
tài chính với hành vi vay nợ quá mức do John Gathergood thực hiện (6/ 2012). Cuộc
khảo sát hướng tới điều tra hơn 3000 hộ gia đình ở Anh Quốc với bảng khảo sát cốt lõi
bao gồm 85 câu hỏi về nhiều lĩnh vứ khác nhau như nhân khẩu học, thông tin thị trường
lao động, thu nhập và bảng cân đối chi tiết. Người được hỏi được yêu cầu cung cấp dữ
liệu về số lượng và loại sản phẩm tín dụng tiêu dùng họ nắm giữ, số dư chưa thanh toán
cho từng mặt hàng, thanh toán hàng tháng và hơn nữa. Để phân tích thông tin sau khi thu
thập được, tác giả chỉ sử dụng các hộ gia đình có số dư dương trên ít nhất một mục tín
dụng tiêu dùng và điều này đã cung cấp một quy mô mẫu tương đương 1234 hộ. Kết luận
của công trình nghiên cứu này, ngoài những kết quả về tác động của việc nâng cao hiểu
cá nhân về tài chính, còn cho thấy người tiêu dùng có vấn đề về khả năng tự kiểm soát có
nhiều nguy cơ bị sốc thu nhập, tăng tần suất rút tiền tín dụng và phát sinh thường xuyên
các loại chi phí không lường trước được. Tự kiểm soát yếu kém cũng đồng thời làm tăng
rủi ro với nhiều mức độ khác nhau, và vai trò của việc thiếu tự chủ mạnh mẽ hơn là thiếu
hiểu biết về tài chính trong việc giải thích tình trạng quá nợ của người tiêu dùng.

Mặt khác, sự tương quan giữa hành vi tài chính cá nhân và khả năng tự kiểm soát
của con người là mối quan hệ hai chiều tác động qua lại, và theo lẽ tất nhiên, những hành
vi tài chính, theo cách trực tiếp hay gián tiếp, và ở một khía cạnh nào đó, sẽ có ảnh hưởng
đến các khuynh hướng tâm lí và xu hướng hành động trong các lĩnh vực đời sống khác
của mỗi người. Một cuộc khảo sát do Barbara C. Kerkmann và các đồng sự thực hiện
năm 2000 đã được diễn ra tại đại học Utah State, Hoa Kì để nghiên cứu về ảnh hưởng của
việc quản lí tài chính, các vấn đề tài chính đến mức độ hài lòng trong hôn nhân của các
hộ gia đình sinh viên tại trường Đại học này. Với các phương pháp RDAS, FFMS, FFPS
kết hợp với thu thập dữ liệu bảng hỏi hợp lệ từ hơn 600 mẫu hộ gia đình, cuộc điều tra đã
xác định một cách tương đối rằng, 15% sự hài lòng trong hôn nhân được quyết định bởi
các yếu tố hành vi tài chính.
22

Cũng trong phạm vi các đối tượng là sinh viên hoặc những người mới tốt nghiệp
ra trường và đi làm, có một đề tài nghiên cứu mới đây đã được xây dựng để chứng minh
tác động hai chiều của tài chính hành vi cũng như sự giàu có của những người trẻ tuổi
này đối với chính khả năng tự kiểm soát cũng như tinh thần lạc quan của họ, do Joonas
Hirvonen tại trường Đại học kinh tế Jyväskylä hoàn thiện năm 2018. Khả năng tự kiểm
soát đã được chứng minh là liên quan tích cực đến thành công trong cuộc sống, đồng thời
đến hành vi tiết kiệm (Biljanovska & Palligkinis, 2015; Liu, 2014), kế hoạch nghỉ hưu
(Kim và cộng sự., 2013) và quản lí tín dụng (Achtziger và cộng sự, 2015), nhưng chỉ có
một vài nghiên cứu đã nghiên cứu mối quan hệ giữa tự kiểm soát và hành vi tài chính
tổng quát hơn, ví dụ như Miotto & Parente, 2015; Strömbäck và cộng sự, 2017 với cuộc
điều tra đã được nhắc tới trên đây. Bài nghiên cứu này cũng sử dụng phương pháp thu
thập số liệu từ bảng hỏi được gửi tới hơn 900 người trong độ tuổi từ 18-29 tuổi ở đại học
Jyväskylä, Phần Lan. Luận án này, thông qua thang đo BSCS (Tangney, 2004), đã nhấn
mạnh rằng, tự kiểm soát có vai trò quan trọng và ảnh hưởng tích cực đến hành vi tài
chính và phúc lợi tài chính. Đồng thời, cuộc khảo sát này cũng phát hiện ra những tác
động của khác biệt giới tính. Kết quả cho thấy phụ nữ có đòn bẩy tài chính thấp hơn so
với nam giới. Tổng quan cũng chỉ ra rằng, một tài khoản ASP ( một loại tài khoản tiết
kiệm ở Phần Lan) có thể hoạt động như một cơ chế tự kiểm soát, vì những người tham
gia cuộc khảo sát mà sở hữu một tài khoản ASP thì có xu hướng tiết kiệm thường xuyên
hơn những người không có tài khoản này. Tóm lại, những phát hiện trong luận án này
nhấn mạnh vai trò quan trọng của các yếu tố tâm lý, cụ thể là sự tự chủ và lạc quan, đến
hành vi tài chính và chỉ số phúc lợi.

Tuy nhiên, các bài nghiên cứu trên vẫn còn tồn tại một vài hạn chế nhất định.
Trước hết, chủ yếu tất cả các khảo sát đều dựa trên dữ liệu tự báo cáo, có thể bị ảnh
hưởng bởi mong muốn xã hội hoặc ý kiến chủ quan của mỗi người nên thông tin giữa các
yếu tố đề cập có thể trở nên bất cân xứng. Một hạn chế tiềm năng khác có thể xảy ra là
những đối tượng được điều tra bị ảnh hưởng bởi mọi người xung quanh, hiểu nhầm các
câu hỏi, hoặc một cách vô tình hay hữu ý đưa ra thông tin không chính xác. Cuối cùng,
mặc dù các ví dụ càng về sau đã bao gồm thêm nhiều đặc điểm cá nhân hơn một số
nghiên cứu trước đó, có thể phản ánh rõ hơn những nhân tố nội sinh từ mỗi người, song
23

thông tin thu hồi được vẫn có khả năng bị thiên vị vì việc chọn đối tượng được dựa theo
cách lấy mẫu ngẫu nhiên.

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU


3.1. Phương pháp nghiên cứu

Có hai phương pháp nghiên cứu trong các bài nghiên cứu đó là: phương pháp
nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Tuy nhiên chủ yếu tác giả
dùng phương pháp định tính

Phương pháp nghiên cứu định tính là hướng tiếp cận, thăm dò, mô tả, giải thích
dựa vào các phương tiện điều tra, thu thập sự hiểu biết về một hành vi và đưa ra những
nguyên nhân tác động đến hành vi này. Phương pháp này đưa ra những lý giải và chỉ ra
cho chúng ta thấy cần phải làm như thế nào để đưa ra các quyết định phù hợp. Để thu
thập các dữ liệu ta thường dùng các cách thức như: phỏng vấn, thảo luận nhóm, phỏng
vấn sâu, đọc và quan sát các tài liệu khác. Chính vì thế, để làm tốt nghiên cứu bằng
phương pháp định tính thì cần phải thu thập được những thông tin, dữ liệu một cách
khách quan nhất.

Tuy sẽ gặp hạn chế trong việc mã hóa dữ liệu sau khi thu thập thông tin từ bảng
hỏi, sẽ có ảnh hưởng từ những thông tin nhiễu và những câu trả lời thiếu tính trung thực
nhưng bài nghiên cứu của nhóm vẫn lựa chọn phương pháp nghiên cứu định tính nhằm
khám phá ảnh hưởng của yếu tố tâm lý có tác động như thế nào đến hành vi tài chính của
các cá nhân. Sau khi thu thập và xử lý bảng hỏi, bài nghiên cứu sẽ thực hiện hồi quy mô
hình.

3.2. Quy trình nghiên cứu


3.2.1. Sơ đồ khái quát quy trình nghiên cứu
24

Hình 2: Mô hình bước nghiên cứu


25

3.2.2. Mô tả chi tiết quy trình nghiên cứu


3.2.2.1. Lựa chọn đề tài, thu thập thông tin và xây dựng bảng hỏi
Nhóm tác giả tìm đã tìm kiếm, thu đọc và thu thập thông tin qua các bài nghiên
cứu đồng thời thảo luận với giảng viên hướng dẫn để đưa ra quyết định lựa chọn đề tài
nghiên cứu sự ảnh hưởng của mức độ lạc quan và hành vi tự kiểm soát đến hành vi tài
chính cá nhân tại Việt Nam.
Qua việc đọc và lựa chọn đề tài nhóm tác giả đồng thời cũng xây dựng các câu hỏi
khảo sát dựa trên các mô hình có sẵn: mô hình sự lạc quan Optimism Scale (Gabriel L.H.
Coelho, 2018), mô hình hành quản lý tài chính – Financial Management Behavior Scale
(Dew, J. P., & Xiao, J. J. 2011) và mô hình thu gọn khả năng tự kiểm soát – Brief Self-
Control (Tangney và cộng sự, 2004). Trong dó nhóm biến phụ thuộc được đo lường bằng
thang đo Financial Management Behavior Scale (FMBS) (Dew, J. P., & Xiao, J. J. 2011),
còn lại thang đo Optimism Scale (Gabriel L.H. Coelho, 2018) và Brief Self-Control
(Tangney và cộng sự., 2004) được sử dụng để đo lường nhóm biến độc lâp (biến kiểm
soát).
Các câu hỏi đều dược sử dụng thang đo Likert 5 bậc trong đó:

1 2 3 4 5

Rất không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý một phần Hoàn toàn đồng ý

Bảng 1: Thang đo Likert

Những người được khảo sát sẽ lựa chọn 1 trong 5 mức về độ phù hợp với cá nhân
minh và qua đó tác giả tổng hợp điểm số ừng với từng kết quả thu về để thực hiện nghiên
cứu. Kết quả thu về sẽ cho ra nhóm biến định lượng của mô hình.
Đồng thời đồng thời nhóm cũng có các câu hỏi về thông tin cá nhân đê thu thập
được nhóm biến kiểm soát khác. Và các biến thu về sẽ là các biến định tính. Bộ câu hỏi
của nhóm biến kiểm soát khác như sau:
26

1. Anh/chị đang ở độ tuổi: 4. Anh/chị đã từng theo học các khóa học về tài
chính hay chưa?
 22-30 tuổi
 Chưa từng
 30-40 tuổi
 Đã học khóa ngắn hạn
 40-45 tuổi
 Đã học ở bậc Đại học
 45-55 tuổi
 Đã học ở bậc Thạc sĩ
 Trên 55 tuổi
 Khác: ............................................

2. Giới tính của anh/chị là: 5. Anh/chị đã tốt nghiệp:

 Nam  Phổ thông

 Nữ  Cao đẳng/Đại học

 Sau đại học


3. Anh/chị đã lập gia đình 6. Thu nhập bình quân hàng tháng của anh/chị
chưa? hiện đang ở mức:

 Đã kết hôn  Dưới 9,000,000 VND

 Độc thân  Từ 9,000,000 - 18,000,000 VND

 Từ 18,000,000 -32,000,000 VND

 Từ 32,000,000 -52,000,000 VND

 Từ 52,000,000 -80,000,000 VND

Trên 80,000,000 VND


Bảng 2: Câu hỏi biến kiểm soát khác
27

3.2.2.2. Tiến hành khảo sát, thu thập số liệu

Nhóm tác giả tiến hành khảo sát thông qua 2 phương thức

 Khảo sát online bằng công cụ Google Docs: 255 bản

 Khảo sát trên giấy: 60 bản

Mẫu khảo sát là các cá nhân tại Việt Nam, và các cá nhân phải thỏa mãn từ độ tuổi 22
tuổi trở lên. Dữ liệu được thu thập từ bảng hỏi gồm các câu hỏi thu thập thông tin về độ
tuổi, giới tính, thu nhập, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, và khả năng thông hiểu tài
chính và câu trả lời cho các câu hỏi của mô hình sự lạc quan – Optimism Scale (Gabriel
L.H. Coelho, 2018), mô hình hành quản lý tài chính – Financial Management Behavior
Scale (Dew, J. P., & Xiao, J. J. 2011) và mô hình thu gọn khả năng tự kiểm soát – Brief
Self-Control (Tangney và cộng sự., 2004). Tiến hành khảo sát nhằm thu thập tối thiểu 200
kết quả từ các cá nhân khác nhau.

Kết quả thu về 315 mẫu khảo sát và loại đi 21 mẫu khảo sát không đạt yêu cầu còn lại
294 mẫu được xử lý sơ bộ thông qua Excel và được đưa vào phần mềm SPSS 20 để làm
sạch dữ liệu.

2.2.4.1 Phân tích dữ liệu và đánh giá kết quả


Thứ nhất, phân tích thống kê mô tả Frequancy để tìm ra đặc điểm của mẫu nghiên
cứu.

Thứ hai, phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha nhằm xác định mức độ tương
quan giữa các thang đo, loại những biến quan sát không đạt yêu cầu.

Thứ ba, phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm xác định và nhóm biến quan sát
(nhân tố) nhằm rút gọn biến thành các biến có ý nghĩa hơn để phân tích hồi quy.

Thứ tư, phân tích tương quan pearson để tìm ra mối quan hệ giữa các cặp biến độc
lập và biến phụ thuộc cũng như giữa các biến độc lập với nhau để dự đoán đa cộng tuyến.

Thứ năm, phân tích hồi quy nhằm kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu,
kiểm định các giả thuyết để xác định rõ mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tác động đến
hành vi tài chính.
28

3.3. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết


3.3.1. Mô hình nghiên cứu
H1+
Sự lạc quan
Hành vi tài
H2+ chính cá nhân
Khả năng tự kiểm soát

Hình 3: Mô hình nghiên cứu

Ở đây nhóm tác giả xem xét trên thực tế và kỳ vọng và đặt ra giả thuyết các biến
độc lập đều có mối quan hệ thuận chiều với biến phụ thuộc hành vi kiểm soát nên trong
mô hình ảnh hưởng của sự lạc quan và khả năng tự kiểm soát sẽ mang dấu dương (+).

Thế nào là thuận chiều? Thuận chiều là sự ảnh hưởng cùng tăng hoặc cùng giảm ở
cả biến độc lập và biến phụ thuộc. Có thể hiểu đơn giản là khi sự lạc quan của một người
tăng lên thì hành vi tài chính của cá nhân người đó sẽ tốt hơn, người đó sẽ chi tiêu hợp lý
và biết cách sử dụng túi tiền của mình hơn.Ngược lại khi sự lạc quan của một người giảm
xuống thì hành vi tài chính của họ sẽ kém đi.

Lấy vi dụ cho sự ảnh hưởng của khả năng tự kiểm soát ảnh hưởng thuận chiêu tới
hành vi tài chính cá nhân trong thực tế: một người biết kiểm soát, có khả năng chống lại
cám dỗ sẽ chi tiêu hợp lý hơn trong phạm vi ngân sách hoặc kế hoạch đề ra. Một trường
hợp khác là: nếu một người hay hành động mà không suy nghĩ họ có thể chi tiêu vượt
mức tín dụng cho phép của mình.

3.3.2. Giả thuyết nghiên cứu

Trong quá trình tìm hiều đọc tài liệu, cũng như trong thực tế cuộc sống hàng ngày
nhóm tác giả nhận thấy rằng có sự ảnh hưởng cùng chiều giữa sự lạc quan và hành vi tự
kiểm soát tới hành vi tài chính cá nhân do đó tác giả đã đặt ra các giả thuyết:

H1: Sự lạc quan có ảnh hưởng thuận chiều hay ảnh hưởng tích cực tới hành vi tài chính
cá nhân
29

H2: Khả năng tự kiểm soát có ảnh hưởng thuận chiều hay ảnh hưởng tích cưc tới hành vi
tài chính cá nhân.

3.3.3. Mô hình kinh tế lượng

Như đã đề cập ở trên nhóm tác giả đưa ra giả thuyết về sự biến động cùng chiều
giữa sự lạc quan và khả năng tự kiểm soát tới hành vi tài chính của cá nhân:

Như vậy nhóm tác giả đã đưa ra mô hình kinh tế lượng như sau:

FB=β 1+ β 2OPT + β 3 CT + β ' 4 X́ + e Trong đó:

FB (finance behavior): là hành vi tài chính cá nhân

OP (optimism): sự lạc quan

CT( self control): khả năng tự kiểm soát

X́ (vector X): là nhóm các biến kiểm soát khác (tuổi, giới tính, kết hôn, học vấn,
lương, khả năng thông hiểu tài chính)

3.4. Phương pháp đo lường các biến


3.4.1. Biến phụ thuộc - Hành vi tài chính cá nhân

Hành vi tài chính cá nhân được đo lường thông qua mô hình hành vi quản lý tài
chính FMBS (Dew, J. P., & Xiao, J. J. 2011) trong đó sử dụng 9 câu hỏi với các mức đo
lường bằng thang đo Likert với năm mức độ từ không bao giờ đến luôn luôn. Qua đó mã
hóa được dữ liệu bằng cách chấm điểm cho từng mức độ để có thể đưa vào trong mô hình
hồi quy. Dưới đây là thang đo chi tiết:

Ký Kết quả lựa chọn


Thang đo
hiệu 1 2 3 4 5
So sánh các lựa chọn trước khi quyết
FB1
định
Giữ lại các hóa đơn định kỳ (ví dụ:
FB2
theo tháng hoặc năm)
Chi tiêu trong phạm vi ngân sách FB3
30

hoặc theo kế hoạch đề ra

Chi tiêu tối đa hạn mức tín dụng cho


FB4
phép của thẻ tín dụng

Chi tiêu tối thiểu cho khoản nợ FB5


Duy trì quỹ dự phòng cá nhân phòng
FB6
khi khẩn cấp

Tiết kiệm từ tất cả các khoản chi tiêu FB7

Tiết kiệm cho mục tiêu dài hạn (ví


FB8
dụ: mua nhà, mua xe, …)

Mua các loại bảo hiểm (ví dụ: bảo


FB9
hiểm thân thể, bảo hiểm tài sản, …)

Bảng 3: Thang đo hành vi tài chính cá nhân

3.4.2. Biến độc lập


2.2.4.2 Khả năng tự kiểm soát

Khả năng tự kiểm soát được đo lường thông qua mô hình mô hình thu gọn: khả
năng tự kiểm soát Brief Self-Control (Tangney và cộng sự., 2004) trong đó sử dụng 12
câu hỏi với các mức đo lường bằng thang đo Likert với năm mức độ từ không bao giờ
đến luôn luôn. Qua đó mã hóa được dữ liệu bằng cách chấm điểm cho từng mức độ để có
thể đưa vào trong mô hình hồi quy.

Thang đo chi tiết:

Ký Kết quả lựa chọn


Thang đo
hiệu 1 2 3 4 5

Tôi có khả năng chống lại những


CT1
cám dỗ
Từ bỏ các thói quen xấu là rất
CT2
khó đối với tôi
Tôi lười nhác CT3
31

Tôi hay lỡ lời CT4


Tôi vẫn làm nhưng điều không
tốt cho bản thân miễn là nó khiến CT5
tôi vui

Tôi ước mình có tính tự kỉ luật


CT6
hơn với bản thân
Tôi sẽ xao nhãng công việc nếu
CT7
có những cuộc vui

Tôi rất khó tập trung CT8


Tôi có thể làm việc hiệu quả khi
CT9
có những mục tiêu dài hạn

Tôi hành động mà không suy


CT10
nghĩ
Tôi từ chối những thứ có hại cho
CT11
bản thân tôi

Mọi người đánh giá tôi là người


CT12
có kỷ cương thép
Bảng 4 Thang đo khả năng tự kiểm soát

3.4.3. Mức độ lạc quan

Mức độ lạc quan được đo bằng mô hình sự lạc quan Optimism Scale (Gabriel L.H.
Coelho, 2018) trong đó sử dụng 9 câu hỏi với các mức đo lường bằng thang đo Likert với
năm mức độ từ không bao giờ đến luôn luôn. Qua đó mã hóa được dữ liệu bằng cách
chấm điểm cho từng mức độ để có thể đưa vào trong mô hình hồi quy. Thang đo mức độ
lạc quan:

Ký Kết quả lựa chọn


Thang đo
hiệu 1 2 3 4 5
Nhiều khi tôi kỳ vọng những điều
OPT1
tuyệt vời nhất
32

Tôi có thể dễ dàng nghỉ ngơi thư


OPT2
giãn
Tôi mặc kệ những điều không
OPT3
mong muốn xảy ra với mình

Tôi luôn lạc quan về tương lai


OPT4
của bản thân
Bận rộn là điều cần thiết đối với
OPT5
bản thân tôi
Tôi hiếm khi mong đợi mọi thứ
OPT6
xảy ra theo ý mình
Tôi không phải là người nhạy
OPT7
cảm

Thi thoảng tôi trông chờ điều tốt


OPT8
đẹp xảy đến với mình
Nhìn chung thì tôi mong đợi
những điều tốt đẹp hơn là những OPT9
điều tồi tệ

Bảng 5: Thang đo sự lạc quan


CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Thông kê mô tả:


Sau lọc kết quả và xử lý dữ liệu trên Excel 2010, nhóm tác giả đưa dữ liệu vào SPSS 20 để kiểm tra và làm sạch dữ liệu đồng
thời thực hiện phân tích thống kê mô tả. Kết quả phân tích thống kê mô tả tất cả các biến được thể hiện trong phần phụ lục.

4.1.1. Thống kê mô tả nhóm biến chính của nghiên cứu


Giá trị Độ lệch Khoảng
Thang đo hành vi tài chính cá nhân, α = 0,734a
trung bình chuẩn giá trị
1 So sánh các lựa chọn trước khi quyết định FB1 4.06 .958 1-5
2 Giữ lại các hóa đơn định kỳ (ví dụ: theo tháng hoặc năm) FB2 3.14 1.137 1-5
3 Chi tiêu trong phạm vi ngân sách hoặc theo kế hoạch đề ra FB3 3.69 .989 1-5
4 Chi tiêu tối đa hạn mức tín dụng cho phép của thẻ tín dụng FB4 3.01 1.186 1-5
5 Chi tiêu tối thiểu cho khoản nợ FB5 3.31 1.122 1-5
6 Duy trì quỹ dự phòng cá nhân phòng khi khẩn cấp FB6 3.80 1.094 1-5
7 Tiết kiệm từ tất cả các khoản chi tiêu FB7 3.46 1.076 1-5
8 Tiết kiệm cho mục tiêu dài hạn (ví dụ: mua nhà, mua xe, …) FB8 3.54 1.184 1-5

9 Mua các loại bảo hiểm (ví dụ: bảo hiểm thân thể, bảo hiểm tài sản, …) FB9 2.99 1.308 1-5

Trung bình thang đo 3.44 1.117


a
Cronbach’s Alpha được tác giả tổng hợp từ SPSS
Bảng 6: Thống kê mô tả biến hành vi tài chính cá nhân
34

Giá trị Độ lệch Khoảng


Thang đo sự lạc quan, α = 0,705a
trung bình chuẩn giá trị
1 Tôi có thể dễ dàng nghỉ ngơi thư giãn OPT1 4.13 .839 1-5
2 Tôi mặc kệ những điều không mong muốn xảy ra với mình OPT2 3.71 1.005 1-5
3 Tôi luôn lạc quan về tương lai của bản thân OPT3 2.87 1.330 1-5
4 Bận rộn là điều cần thiết đối với bản thân tôi OPT4 3.84 1.060 1-5
5 Tôi hiếm khi mong đợi mọi thứ xảy ra theo ý mình OPT5 3.77 1.031 1-5
6 Tôi không phải là người nhạy cảm OPT6 3.11 1.297 1-5
7 Thi thoảng tôi trông chờ điều tốt đẹp xảy đến với mình OPT7 3.00 1.242 1-5
8 Nhìn chung thì tôi mong đợi những điều tốt đẹp hơn là những điều tồi tệ OPT8 3.81 1.168 1-5
9 Tôi có thể làm việc hiệu quả khi có những mục tiêu dài hạn OPT9 4.04 1.207 1-5

Trung bình thang đo 3.59 1.131


a
Cronbach’s Alpha được tác giả tổng hợp từ SPSS
Bảng 7: Thống kê mô tả sự lạc quan

Giá trị Độ lệch Khoảng


Thang đo khả năng tự kiểm soát, α = 0,767a
trung bình chuẩn giá trị
1 Tôi có khả năng chống lại những cám dỗ CT1 3.29 1.257 1-5
35

2 Từ bỏ các thói quen xấu là rất khó đối với tôi CT2 2.54 1.091 1-5
3 Tôi lười nhác CT3 2.12 1.077 1-5
4 Tôi hay lỡ lời CT4 2.36 1.090 1-5
5 Tôi vẫn làm nhưng điều không tốt cho bản thân miễn là nó khiến tôi vui CT5 2.56 1.078 1-5
6 Tôi ước mình có tính tự kỉ luật hơn với bản thân CT6 2.85 1.195 1-5
7 Tôi sẽ xao nhãng công việc nếu có những cuộc vui CT7 2.38 1.173 1-5
8 Tôi rất khó tập trung CT8 2.46 1.143 1-5
9 Tôi có thể làm việc hiệu quả khi có những mục tiêu dài hạn CT9 3.18 1.242 1-5
CT1 2.11 1.076
10 Tôi hành động mà không suy nghĩ 1-5
0
11 Tôi từ chối những thứ có hại cho bản thân tôi CT11 3.30 1.347 1-5
CT1 3.10 1.271
12 Mọi người đánh giá tôi là người có kỷ cương thép 1-5
2
Trung bình thang đo 2.69 1.170
a
Cronbach’s Alpha được tác giả tổng hợp từ SPSS
Bảng 8: Thống kê mô tả hành vi tự kiểm soát
36

a) Nhận xét về từng thang đo

Trong khi hầu hết các bài nghiên cứu kháo đều sử dụng thang đo 1 chỉ báo để đo
lường hành vi tài chính (ví dụ: Gethergood, 2012; Lusardi, 2012; Rha và đồng sự năm
2006) thì chúng tôi lựa chọn sử dụng thang đo nhiều chỉ báo Financial Management
Behavior Scale (FMBS) (Dew và Xiao, 2011) để đo lường hành vi tài chính cá nhân.
Trong đó chúng tôi lựa chọn 9 câu hỏi về tần suất họ thực hiện hành động tài chính trong
6 tháng gần đây. Kết quả thu về phân phối đều từ đáp án 1 đến 5 với giá trị trung bình đáp
án nhỏ nhất là 2.99 (FB9: Mua các loại bảo hiểm (ví dụ: bảo hiểm thân thể, bảo hiểm tài
sản, …) và giá trị trung bình đáp án lớn nhất là 4.06 (FB1: So sánh các lựa chọn trước khi
quyết định). Trung bình chung của các câu hỏi là M = 3.44, độ lệch chuẩn trung bình
chung là SD = 1.117. Điều đó cho thấy hầu hết những người được hỏi đều có hành vi tài
chính tốt (trung bình chung đáp án cao hơn đáp án mức trung bình là 3.44 > 3)

Để đo lường sự lạc quan chúng tôi sử dụng sử dụng thang đo Optimism Scale
(Gabriel L.H. Coelho, 2018) với 9 câu hỏi đo lường bằng thang đo Likert 5 bậc. Giá trị
trung bình chung của đáp án là M = 3.59 và độ lệch chung là SD = 1.131. Điều đó cho
thấy những người trả lời khảo sát đều có sự lạc quan ở mức tốt. Mặc dù trong ba mô
hình, mô hình do sự lạc quan có Cronbach’s Alpha thấp nhất α = 0,705 tuy nhiên chỉ số
vẫn đạt tiêu chuẩn đo lường tốt do cao hơn mức 0.7. Do đó tác giả vẫn sử dụng thang đo
này.

Hành vi tự kiểm soát (self-control) được đo lường bằng 12 câu hỏi trong 13 câu
hỏi của Brief Self-Control Scale (Tangey và đồng sự, 2004). Dù không lấy hoàn chỉnh
mô hình nhưng chỉ số độ tin cậy (Cronbach’s Alpha) vẫn đạt 0.767 (lớn hơn mức thang
đo tốt là 0.7). Tuy nhiên hầu hết các câu hỏi đều là có ý nghĩa tiêu cực do đó giá trị trung
bình chung thang đo là M = 2.69 (bé hơn mức đáp án trung bình là 2.69 < 3) do đó có thể
đánh giá những người tham gia trả lời nhìn chung khả năng tự kiểm soát tốt. Giá trị độ
lệch chuẩn trung bình chung là SD = 1.170.

b) Nhận xét chung

Kết quả thu được ở tất cả các câu hỏi của 3 thang đo đươc trải đều từ 1-5.
37

Tuy nhiên có thể thấy một vấn đề phát sinh là mặc dù các biến trên được đo bằng
thang đo Likert nhưng độ lệch chuẩn của các biến đều cao hơn mức 1,000. Vấn đề này có
thể ảnh hưởng đến độ chính xác của nghiên cứu.

Kết quả thu được còn cho tác giả dự đoán rằng câu hỏi thứ 3, thứ 6, thứ 7 của
thang đo sự lạc quan (biến OPT3, OPT6, OPT7); câu hỏi thứ 1, thứ 6, thứ 9, thứ 11, thứ
12 của thang đo hành vi tự kiểm soát (biến CT1, CT6, CT9, CT11, CT12); câu hỏi thứ 2,
thứ 4 và thứ 9 của than đo hành vi tài chính (biến FB2, FB4, FB9) có khả năng cao bị loại
khi thực hiện kiểm tra độ tin cậy thang đo do vi phạm tiêu chí kiểm định tương quan biến
tổng (Corrected Item - Total Correlation >3). Vì giữa các nhóm giá trị cao của biến ví dụ
4,5 và nhóm giá trị thấp ví dụ 1,2 không có sự khác biệt lớn về số lượng hay nói cách
khác câu hỏi không có ý nghĩa phân biệt giữa 2 hành vi tốt và hành vi xấu. (Biểu đồ và
bảng kết quả mời quý thầy cô xem phần phụ lục 1.4 )

4.1.4 Thống kê mô tả các nhân tố kiểm soát khác(tuổi, giới tính, tình trạng hôn
nhân, trình độ học vấn, trình độ tài chính, lương)

Số lượng mẫu (n = 294)


Tuổi
22-30 tuổi, n% 91(31)
30-40 tuổi, n% 76(25.9)
40-45 tuổi, n% 55(18.7)
45-55 tuổi, n% 66(22.4)
>55 tuổi, n% 6(2)
Giới tính
Nữ,n% 169(57.5)
Nam, n% 125(42.5)
Tình trạng hôn nhân
Đã kết hôn, n% 187(63.6)
Độc thân, n% 107(36.4)
Trình độ học vấn
38

Phổ thông, n% 51(17.3)


Cao đăng/Đại học, n% 192(65.3)
Sau đại học, n% 51(17.3)
Trình độ về tài chính
Chưa học, n% 135(45.9)
Khóa ngắn hạn, n% 75(25.5)
Chương trình đại học, n% 59(20.1)
Thạc sĩ tài chính, n% 25(8.5)
Mức lươnga
<9 triệu, n% 130(44.2)
9-18 triệu, n% 96(32.7)
18-32 triệu, n% 41(13.9)
32-52 triệu, n% 16(5.4)
52-80 triệu, n% 9(3.1)
>80 triệu, n% 2(0.7)
a
Mức lương được chia theo bảng thuế của hệ thống thuế Việt Nam
Bảng 9: Thống kê mô tả biến kiểm soát khác

a) Giới tính

Kết quả cho ra ở phần phụ lục 1: nhóm tác giả đã thu thập thông tin qua 294 bảng khảo
sát trong đó thu được 169 câu trả lời của nữ giới 125 câu trả lời của nam giới.

b) Độ tuổi

Xét về độ tuổi, chúng tôi thu được số lượng mẫu phân bố khá đều giữa các độ tuổi dưới
55. Tuy nhiên với những mẫu có độ tuổi lớn hơn 55 còn gặp một số khó khăn trong việc
tìm kiếm, phân phát cũng như giải thích cho người đọc hiểu rõ về phiếu khảo sát nên
hiện tại chỉ thu được 6 mẫu từ người thân trong gia đình nhằm đảm bảo tính trung thực
và độ tin cậy của câu trả lời.

c) Tình trạng hôn nhân


39

Về tình trạng hôn nhân, kết quả thu được từ các khảo sát cho thấy nhóm người đã có gia
đình có số lượng nhiều hơn so với nhóm người độc thân chênh lệch là 27,2%. Độ tuổi
khảo sát của nghiên cứu tiến hành là độ tuổi từ 22 tuổi trở lên. Có thể dễ dàng thấy rằng
đây là độ tuổi trưởng thành để lập gia đình phù hợp với truyền thống Việt Nam. Vì vậy,
có thể nói Việt Nam là quốc gia có độ tuổi lập gia đình khá trẻ. Cụ thể, tỷ lệ nam giới đã
lập gia đình có độ tuổi từ 24 tuổi trở lên là 63.2%, tỷ lệ đó đối với nữ giới ở cùng độ tuổi
là 79.2% (Tổng cục thống kê, 2009).
d) Trình độ học vấn

Khi xét về trình độ học vấn có thể thấy sự khác biệt rõ ràng về số lượng người có “trình
độ cao đẳng/đại học” so với 2 nhóm còn lại là: “trình độ phổ thông” và “trình độ sau đại
học” trong nhóm người được khảo sát thông qua biểu đồ 3 (phụ lục 1). Điều đó có thể
được giải thích bằng việc đi lên cùng với sự hội nhập quốc tế trong khoảng 30 năm gần
đây (từ năm 1991 khi Việt Nam bắt đầu mở cửa hội nhập đến nay), trình độ học vấn của
người Việt Nam càng ngày càng được nâng cao để phù hợp với thế giới, đồng thời cũng
do quan niệm của người Việt Nam hiện nay là cần phải có trình độ văn hóa bậc đại học
trở lên để có được công việc phù hợp trong tương lai. Do đó, mặt bằng chung về trình độ
học vấn của người Việt Nam hiện nay là bậc cao đẳng, đại học.
e) Mức độ thông hiểu tài chính

Trong tổng số 294 mẫu thu được: có 45.9% người được khảo sát chưa có kiến thức tài
chính còn lại 54,1% người có kiến thức về tài chính. Vì không có sự cách biệt giữa 2
nhóm nên bài nghiên cứu có sự khách quan trong việc nhìn nhận về trình độ thông hiểu
tài chính. Có thể hiểu đơn giản là kết quả thu được không quá tập trung vào nhóm người
có trình độ thực sự về tài chính hay nhóm người không có hiểu biết về tài chính.
Bài nghiên cứu chia mức độ hiểu biết về tài chính của mọi người dựa trên tiêu chí là từng
học qua các lớp về tài chính hoặc không. Đây là tiêu chuẩn phù hợp nhất để đánh giá
trình độ thực sự về tài chính của các cá nhân. Vì khi đã từng tham gia vào các lớp học tài
chính các cá nhân sẽ có cái nhìn đa chiều hơn về tài chính từ đó có những hành vi tài
chính phù hợp, thiên về lý tính. Ngược lại, đối với những cá nhân chưa từng tham gia
khóa học nào về tài chính thì sẽ có những hành vi tài chính trái ngược, thiên về cảm tính.
f) Mức lương
40

Tại Việt Nam mức lương tối thiểu là 1.390.000 tương đương với 1 phẩy do đó mức
lương từ 9 triệu trở xuống tương đương từ 1 đến 6 phẩy trong bảng lương: những mẫu dó
là những người nhân viên văn phong, nhân viên nhà nước, công nhân lao động cơ bản...
đó là nhóm lao động chiếm đa số, điều đó giải thích vì mẫu chiếm tỷ trọng nhiều nhất
44,2% là nhóm người có mức lương dưới 9 triệu.
Nhóm chiếm tỷ trọng cao thứ 2 và thứ 3: là nhóm có mức lương từ 9 triệu đến dưới 18
triệu (32,7%) và nhóm từ 18 triệu đến dưới 32 triệu (13,9%). Đó thường là mức lương
của nhóm lao động chất lượng cao, lao động trí óc, thợ có trình độ chuyên môn cao hay
lao động trong các công ty FDI, ... Ngoài ra thì đây còn là những đối tượng có thâm niên
nghề nghiệp cao và giữ những vị trí cao trong công việc.
Nhóm từ có mức lương từ 32 triệu trở lên chiếm tỷ trọng thấp nhất 9,2% đó thường là các
tổng giám đốc, phó giám đôc công ty, trưởng bộ phận dự án, các chủ doanh nghiệp,...
những người này thường chiếm thiểu số trong thị trường lao động và cũng khó tiếp cận
nên điều đó giải thích tại sao những người có mức lương trên 32 triệu có số lượng khiêm
tốn.

4.1.5. Nhận xét chung


Kết quả thu được sau bước phân tích thống kê mô tả cho thấy được sự tỷ lệ cân
bằng giữa các biến kiểm soát và không có dấu hiệu mẫu khảo sát bị nghiêng về biến nào
nhiều hơn nên có thể kết luận bài nghiên cứu hợp lệ và khách quan.

4.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha


Sau khi thống kê mô tả để có các nhìn sơ bộ về dữ liệu nghiên cứu nhóm tác giả
thực hiện kiểm định độ tin cậy cronbach’s Alpha với các nhóm biến chính của nghiên cứu
là: nhóm biến mô tả hành vi tài chính cá nhân (Financial Management Behavior Scale -
FMBS), nhóm biến đo sự lạc quan (optimism scale) và nhóm biến đo khả năng tự kiểm
soát (Brief self control scale). Lựa chọn Model:Alpha, và Scale if item deleted.

4.2.1. Lý thuyết về giá trị và độ tin cậy của thang đo


Một đo lường được coi là có giá trị (validity) nếu nó đo lường đúng được cái cần
đo lường (theo Campbell & Fiske 1959). Hay nói cách khác, đo lường đó sẽ không có
hiện tượng sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên.
41

Sai số hệ thống: là việc sử dụng thang đo không cân bằng, kỹ thuật phỏng vấn
kém...

Sai số ngẫu nhiên: phỏng vấn viên ghi nhầm số đó của người trả lời, người trả lời
thay đổi tính cách nhất thời như do mệt mỏi, đau yếu, nóng giận. Làm ảnh hưởng đến câu
trả lời của họ.

Trên thực tế nghiên cứu, chúng ta sẽ bỏ qua sai số hệ thống và quan tâm đến sai số
ngẫu nhiên vì thang đo được sử dụng đã được kiểm chứng từ các bài nghiên cứu trước.
Khi một đo lường vắng mặt các sai số ngẫu nhiên thì đo lường có độ tin cậy (reliability).
Vì vậy, một đo lường có giá trị cao thì phải có độ tin cậy cao.

4.2.2. Đo lường độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha


Cronbach(1951) đã đưa ra hệ số tin cậy cho thang đo. Chú ý, hệ số Cronbach’s Alpha chỉ
đo lường độ tin cậy của thang đo (bao gồm từ 3 biến quan sát trở lên 1) chứ không tính
được độ tin cậy cho từng biến quan sát.
Hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị biến thiên trong đoạn [0,1]. Về lý thuyết, hệ số này
càng cao càng tốt (thang đo càng có độ tin cậy cao). Tuy nhiên điều này không hoàn toàn
chính xác. Hệ số Cronbach’s Alpha quá lớn (khoảng từ 0.95 trở lên) cho thấy có nhiều
biến trong thang đo không có khác biệt gì nhau, hiện tượng này gọi là trùng lắp trong
thang đo.2

4.2.3. Các tiêu chuẩn kiểm định


- Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng Corrected Item - Total
Correlation > 0.3 thì biến đó đạt yêu cầu.3

- Mức giá trị hệ số Cronbach’s Alpha:

• Từ 0.8 đến gần bằng 1 : thang đo lường rất tốt.


• Từ 0.7 đến gần bằng 0.8: thang đo lường sử dụng tốt.
• Từ 0.6 trở lên: thang đo lường đủ điều kiện.4

- Chúng ta cũng cần chú ý đến giá trị của cột Cronbach's Alpha if Item Deleted, cột này
1Cronbach’s Alpha chỉ thực hiện khi nhân tố có 3 biến quan sát trở lên trích nguồn từ: Nguyễn Đình Thọ, Phương pháp
nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB Tài chính, Tái bản lần 2, Trang 355.
2Hệ số Cronbach’s Alpha quá lớn (khoảng từ 0.95 trở lên) gây ra hiện tượng trùng lắp trong thang đo trích nguồn từ:
Nguyễn Đình Thọ, Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB Tài chính, Tái bản lan 2, Trang 364.
3Tương quan biến tổng > 0.3 trích nguồn từ: Nunnally, J. (1978), Psychometric Theory, New York, McGrawHill.
4Mức giá trị hệ số số Cronbach’s Alpha trích nguồn từ: Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu
nghiên cứu với SPSS Tập 2, NXB Hồng Đức, Trang 24.
42

biểu diễn hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến đang xem xét. Thông thường chúng ta sẽ
đánh giá cùng với hệ số tương quan biến tổng Corrected Item - Total Correlation, nếu giá
trị Cronbach's Alpha if Item Deleted lớn hơn hệ số Cronbach Alpha và Corrected Item -
Total Correlation nhỏ hơn 0.3 thì sẽ loại biến quan sát đang xem xét để tăng độ tin cậy
của thang đo.5

- Giải thích một số ký hiệu và ý nghĩa:


+ Cronbach's Alpha: Hệ số Cronbach's Alpha
+ N of Items: số lượng biến quan sát
+ Scale Mean if Item Deleted: Trung bình thang đo nếu loại biến
+ Scale Variance if Item Deỉeted: Phương sai thang đo nếu loại biến
+ Corrected Item-Total Correlation: Tương quan biến tổng
+ Cronbach’s Alpha if Item Deleted: Hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến

4.2.4. Kết quả kiểm định


a) Thang đo biến phụ thuộc hành vi tài chính cá nhân

Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha


Item Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted

FB1 26.94 23.239 0.392 0.631


FB2 27.86 22.773 0.342 0.640
FB3 27.31 22.322 0.479 0.613
FB4 27.99 25.065 0.110 0.691
FB5 27.69 23.655 0.262 0.657
FB6 27.20 22.432 0.400 0.627
FB7 27.54 22.269 0.428 0.621
FB8 27.46 21.607 0.433 0.618
FB9 28.01 22.379 0.298 0.652
Cronbach's Alpha = 0.719
Bảng 10: Kiểm định Cronbach’s Alpha biến hành vi tài chính cá nhân

5Về mặt số liệu thống kê, chúng ta cần loại biến đang xem xét. Tuy nhiên, việc loại biến quan sát hay không không chỉ
đơn thuần nhìn vào con số thống kê mà còn phải xem xét giá trị nội dung của khái niệm. Nếu nội dung của biến có ý nghĩa
quan trọng, không nhất thiết chỉ vì để tăng hệ số Cronbach’s Alpha mà loại đi một biến chất lượng.
43

Dựa vào bảng kết quả thu được ta thấy: biến fb4, fb5 và fb9 có hệ số Corrected Item-
Total Corr elation lần lượt là 0.11, 0.262 và 0.298 đều bé hơn 0.3 (vi phạm tiêu chuẩn
Corrected Item - Total Correlation > 0.3) do đó ta thực hiện loại 3 biến FB4, FB5 và FB9
và kiểm định lại cronbach’s Alpha với 6 biến còn lại ta thu được kết quả:

Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha


Item Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted

FB1 17.63 13.230 0.457 0.681


FB2 18.56 13.688 0.280 0.734
FB3 18.00 12.812 0.500 0.668
FB6 17.89 12.145 0.523 0.659
FB7 18.24 12.380 0.502 0.666
FB8 18.15 12.018 0.476 0.674
Cronbach's Alpha = 0.719
Bảng 11: Kiểm định Cronbach’s Alpha biến hành vi tài chính cá nhân

Bảng kết quả thu được cho thấy ta có thể loại thêm biến FB2 do Corrected Item-Total
Correlation bé hơn 0.3 ( 0.28<0.3) và Cronbach's Alpha if Item Deleted lớn hơn
Cronbach’s Alpha chung (0.734>0.719)

Do đó ta thực hiện loại tiếp biến fb2 và chạy kiểm định Cronbach’s Alpha lần thứ 3 với 5
biến còn lại:

Corrected Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance if
Item-Total Alpha if Item
Item Deleted Item Deleted
Correlation Deleted
FB1 14.50 10.305 0.401 0.721
FB3 14.86 9.749 0.480 0.694
FB6 14.76 9.046 0.524 0.677
FB7 15.10 8.972 0.552 0.665
FB8 15.01 8.641 0.523 0.678
Cronbach's Alpha = 0.734
Bảng 12: Kiểm định Cronbach’s Alpha biến hành vi tài chính cá nhân
44

Kết quả thu được thỏa mãn tất cả tiêu chí kiểm định:

Cronbach’s Alpha: 0.734 >0.7 do đó thang đo có thể sử dụng tốt

Corrected Item-Total Correlation của các biến FB1, FB3, FB6, FB7, FB8 đều lớn hơn
0.3

Vì vậy, kết luận rằng thang đo phù hợp

Nhận xét:

1) Các biến bị FB2, FB4, FB9 bị loại đúng theo dự đoán của tác giả ở ở phần phân tích
thống kê mô tả

2) Ngoài 3 biến được dự đoán biến FB5 cũng bị loại do vi phạm tiêu chuẩn tương quan
biến tổng bé hơn 0.3

3) Thang đo biến phụ thuộc hành vi tài chính cá nhân sau khi thực hiện kiểm định
Cronbach’s Alpha và loại biến 4 còn lại 5 biến là FB1, FB3, F6,FB7, FB8.

4) Hệ số cronbach’s alpha chung sau kiểm định là 0,734.

b) Thang đo biến độc lập sự lạc quan:

Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item-
Alpha if Item
Item Deleted Item Deleted Total Correlation
Deleted
OPT1 28.15 22.856 0.308 0.592
OPT2 28.56 21.298 0.403 0.568
OPT3 29.40 23.025 0.097 0.649
OPT4 28.43 21.277 0.371 0.574
OPT5 28.50 21.036 0.416 0.564
OPT6 29.16 21.202 0.264 0.602
OPT7 29.27 21.516 0.258 0.603
OPT8 28.47 20.673 0.376 0.571
OPT9 28.23 21.074 0.316 0.587
45

Cronbach's Alpha = 0.619


Bảng 13: Kiểm định Cronbach’a Alpha biến sự lạc quan

Dựa vào bảng kết quả thu được tác giả nhận thấy:

Biến OPT3, OPT6, OPT7 có hệ số Corrected Item-Total Correlation đều bé hơn 0.3 cụ
thể lần lượt là: 0.97, 2.64, 2.58

Tác giả thực hiện loại 3 biến OPT3, OPT6, OPT7 và thực hiện kiểm định cronbach’s
Alpha lần 2 với thang đo sự lạc quan. Kết quả cho ra:

Corrected Item- Cronbach's


Scale Mean if Scale Variance
Total Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted
Correlation Deleted
OPT
19.16 13.297 0.375 0.685
1
OPT
19.58 12.285 0.427 0.669
2
OPT
19.45 11.456 0.517 0.639
4
OPT
19.52 12.271 0.410 0.674
5
OPT
19.48 11.609 0.417 0.673
8
OPT
19.25 10.981 0.482 0.651
9
Cronbach's Alpha = 0.705
Bảng 14: Kiểm định Cronbach’a Alpha biến sự lạc quan

Bảng kết quả cho thấy bảng hỏi thỏa mãn các tiêu chí kiểm định Cronbach’s Alpha

Cronbach’s Alpha: 0.705 >0.7 do đó thang đo có thể sử dụng tốt

Corrected Item-Total Correlation của các biến opt1, opt2, opt4, opt5, opt8, opt9 đều lớn
hơn 0.3

Vì vậy, ta kết luận rằng thang đo phù hợp.


46
47

c) Thang đo biến độc lập khả năng tự kiểm soát.

Scale Mean if Scale Variance Corrected Item- Cronbach's Alpha


Item Deleted if Item Deleted Total Correlation if Item Deleted
CT1 28.97 32.644 -0.081 0.596
CT2 29.72 28.823 0.259 0.515
CT3 30.14 27.021 0.435 0.475
CT4 29.90 27.095 0.420 0.477
CT5 29.70 28.127 0.329 0.499
CT6 29.41 27.253 0.350 0.491
CT7 29.88 27.307 0.356 0.490
CT8 29.80 27.654 0.340 0.495
CT9 29.08 28.352 0.239 0.519
CT10 30.15 29.056 0.245 0.518
CT11 28.96 30.801 0.029 0.575
CT12 29.17 32.931 -0.102 0.602
Cronbach's Alpha = 0.546
Bảng 15: Kiểm định Cronbach’s Alpha biến hành vi tự kiểm soát

Kết quả cho thấy:

Các biến CT1, CT2, CT9, CT10, CT11, CT12 đều có hệ số Cronbach’s Alpha bé hơn 0.3
lần lượt là: -0.81, 0.259, 0.239, 0.45, 0.029, -0.102.

Tuy nhiên theo như dự đoán ở phần thống kê mô tả tác giả chỉ có 4 biến cT1, CT9, CT11,
CT12 có khả năng bị loại nên tác giả chỉ thực hiện loại 4 biến trên trước và giữ lại CT10
và thực hiện kiểm định lại Cronbach’s Alpha. Kết quả thu được:
48

Scale Mean if Scale Variance Corrected Item- Cronbach's Alpha


Item Deleted if Item Deleted Total Correlation if Item Deleted
CT2 16.85 24.353 0.388 0.746
CT3 17.27 22.477 0.597 0.709
CT4 17.03 22.941 0.536 0.720
CT5 16.83 23.402 0.495 0.728
CT6 16.54 24.932 0.282 0.767
CT7 17.01 22.345 0.541 0.718
CT8 16.93 23.224 0.472 0.731
CT10 17.28 24.659 0.366 0.750
Cronbach's Alpha = 0.760
Bảng 16: Kiểm định Cronbach’s Alpha biến hành vi tự kiểm soát

Kết quả thu được cho thấy:

Biến CT10 không còn vi phạm tiêu chí Corrected Item-Total Correlation > 0.3 tuy nhiên
xuất hiện thêm biến CT6 có Corrected Item-Total Correlation là 0.282 <0.3 điều đó đúng
như dự đoán ban đầu nên tác giả thực hiện kiểm định lại Cronbach’s Alpha. Kết quả thu
được:

Scale Mean if Scale Variance Corrected Item- Cronbach's Alpha


Item Deleted if Item Deleted Total Correlation if Item Deleted
CT2 14.00 20.113 0.371 0.761
CT3 14.41 18.141 0.614 0.712
CT4 14.17 18.594 0.548 0.725
CT5 13.98 19.310 0.471 0.741
CT7 14.16 18.044 0.553 0.723
CT8 14.08 18.994 0.465 0.743
CT10 14.43 20.006 0.391 0.757
Cronbach's Alpha = 0.767
Bảng 17: Kiểm định Cronbach’s Alpha biến hành vi tự kiểm soát
49

Bảng kết quả cho thấy bảng hỏi thỏa mãn các tiêu chí kiểm định Cronbach’s Alpha

Cronbach’s Alpha: 0.767 >0.7 do đó thang đo có thể sử dụng tốt

Corrected Item-Total Correlation của các biến CT2, CT3, CT4, CT5, CT6, CT7, CT8,
CT10 đều lớn hơn 0.3

Vì vậy, ta kết luận rằng thang đo phù hợp.

4.2.5 Nhận xét


Như vậy sau bước kiểm định Cronbach’s Alpha có 12 biến: FB2, Fb4, Fb5, FB9, OPT3,
OPT6, OPT7, CT1, CT6, CT9, CT11, CT12 cần loại khỏi mô hình. Bảng thống kê tổng
hợp kiểm định cuối cùng của từng nhóm biến:

Biến độc lập và biến phụ Số biến quan sát Hệ số cronbach's


STT
thuộc còn lại alpha

1 Hành vi tài chính cá nhân 5 0.734


2 Sự lạc quan 6 0.705
3 Khả năng tự kiểm soát 7 0.767
Bảng 18: Bảng tổng kết biến còn lại

4.2.6 Đánh giá


Như vậy, thang đo của các biến trong mô hình đều có hệ số tương quan tổng phù họp
(Corrected Item - Total Correlation) lớn hơn 0.3 và hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.7
nên thang đo đạt tiêu chuẩn thỏa mãn yêu cầu khi thực hiện kiểm định độ tin cậy của
thang đo, do đó phù hợp để thực hiện bước phân tích nhân tố EFA tiếp theo.

4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA


Sau bước kiểm định Cronbach’s Alpha, có 2 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc với 18 biến
quan sát. 18 biến này được đưa vào phân tích nhân tố EFA. Phân tích nhân tố EFA đươc
thực hiện với phép trích là Principle Component, sử dụng phép xoay Varimax, sử dụng
phương pháp kiểm định KMO và Bartlett để đo lường sự tương thích của mẫu khảo sát.
Lựa chọn hệ số Factor Loading là 0.35
50

4.3.1. Lý thuyết về phân tích EFA và giá trị của thang


Ở đây khi phân tích nhân tố khám phá EFA có hai giá trị quan trọng được xem xét là giá
trị hội tụ và giá trị phân biệt 6. Hiểu một cách đơn giản:
1. Thỏa mãn "Giá trị hội tụ": Các biến quan sát hội tụ về cùng một nhân tố.

2. Đảm bảo "Giá trị phân biệt": Các biến quan sát thuộc về nhân tố này và phải phân

biệt với nhân tố khác.


Phân tích nhân tố khám phá, gọi tắt là EFA, dùng để rút gọn một tập hợp k biến quan sát
thành một tập F (với F < k) các nhân tố có ý nghĩa hơn. Trong nghiên cứu, chúng ta
thường thu thập được một số lượng biến khá lớn và rất nhiều các biến quan sát trong đó
có liên hệ tương quan với nhau. Thay vì đi nghiên cứu 20 đặc điểm nhỏ của một đối
tượng, chúng ta có thể chỉ nghiên cứu 4 đặc điểm lớn, trong mỗi đặc điểm lớn này gồm 5
đặc điểm nhỏ có sự tương quan với nhau. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và kinh phí
nhiều hơn cho người nghiên cứu.

4.3.2. Các tiêu chuẩn kiểm định phân tích nhân tố khám phá EFA
Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân
tích nhân tố. Trị số của KMO phải đạt giá trị 0.5 trở lên (0.5 < KMO < 1) là điều kiện đủ
để phân tích nhân tố là phù hợp. Nếu trị số này nhỏ hơn 0.5, thì phân tích nhân tố có khả
năng không thích hợp với tập dữ liệu nghiên cứu.7
Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) dùng để xem xét các biến quan sát trong
nhân tố có tương quan với nhau hay không. Lưu ý, điều kiện cần để áp dụng phân tích
nhân tố là các biến quan sát phản ánh những khía cạnh khác nhau của cùng một nhân tố
phải có mối tương quan với nhau. Điểm này liên quan đến giá trị hội tụ trong phân tích
EFA được nhắc ở trên. Do đó, nếu kiểm định cho thấy không có ý nghĩa thống kê thì
không nên áp dụng phân tích nhân tố cho các biến đang xem xét. Kiểm định Bartlett có ý
nghĩa thống kê (sig Bartlett’s Test < 0.05), chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với
nhau trong nhân tố.8
Trị số Eigenvalue là một tiêu chí sử dụng phổ biến để xác định số lượng nhân tố trong

6Hai giá trị quan trọng trong phân tích nhân tố khám phá EFA bao gồm: giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Trích nguồn
từ: Nguyễn Đình Thọ, Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB Tài chính, Tái bản lan 2, Trang 378.
7Trị số của KMO phải đạt giá trị 0.5 trở lên là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là phù hợp trích nguồn từ: Hoàng Trọng,
Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS Tập 2, NXB Hồng Đức, Trang 31.
8Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (sig < 0.05) chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố
trích nguồn từ: Nguyễn Đình Thọ, Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB Tài chính, Tái bản lần 2,
Trang 413.
51

phân tích EFA. Với tiêu chí này, chỉ có những nhân tố nào có Eigenvalue > 1 mới được
giữ lại trong mô hình phân tích 9. Ví dụ, bảng phía dưới cho thấy có 3 nhân tố trích được
tại eigenvalue là 1.107. Nếu chúng ta trích thêm một nhân tố nữa (nhân tố thứ tư) thì
eigenvalue lúc này là 0.861 < 1. Vì vậy, nếu dựa vào tiêu chí eigenvalue từ 1 trở lên,
chúng ta dừng ở nhân tố thứ ba.

Hình 4: Phân tích trị số Eigenvalue

- Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) > 50% cho thấy mô hình EFA là
phù hợp. Coi biến thiên là 100% thì trị số này thể hiện các nhân tố được trích cô
đọng được bao nhiêu % và bị thất thoát bao nhiêu % của các biến quan sát.
- Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) hay còn gọi là trọng số nhân tố, giá trị này biểu thị
mối quan hệ tương quan giữa biến quan sát với nhân tố. Hệ số tải nhân tố càng cao, nghĩa
là tương quan giữa biến quan sát đó với nhân tố càng lớn và ngược lại.

Theo Hair & ctg (2009,116), Multivariate Data Analysis, 7th Edition thì:

• Factor Loading ở mức ± 0.3: Điều kiện tối thiểu để biến quan sát được giữ lại.
• Factor Loading ở mức ± 0.5: Biến quan sát có ý nghĩa thống kê tốt.

• Factor Loading ở mức ± 0.7: Biến quan sát có ý nghĩa thống kê rất tốt.
9Chỉ có những nhân tố nào có Eigenvalue > 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích trích nguồn từ: Hoàng Trọng, Chu
Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS Tập 2, NXB Hồng Đức, Trang 34.
52

Tuy nhiên, giá trị tiêu chuẩn của hệ số tải Factor Loading cần phải phụ thuộc vào kích
thước mẫu. Với từng khoảng kích thước mẫu khác nhau, mức trọng số nhân tố để biến
quan sát có ý nghĩa thống kê là hoàn toàn khác nhau. Cụ thể, chúng ta sẽ xem bảng dưới
đây:

Hình 5: Giá trị hệ số tải nhân tố

Trên thực tế áp dụng, việc nhớ từng mức hệ số tải với từng khoảng kích thước mẫu là khá
khó khăn, do vậy người ta thường lấy hệ số tải 0.45 hoặc 0.5 làm mức tiêu chuẩn với cỡ
mẫu từ 120 đến dưới 350; lấy tiêu chuẩn hệ số tải là 0.3 với cỡ mẫu từ 350 trở lên.

Ở trong phân tích này tác giả có 294 do đó nhóm tác giả lựa chọn hệ số Factor
Loading là 0.35
53

4.3.3. Kết quả phân tích

4.3.3.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA với nhóm biến phụ thuộc hành vi tài chính
cá nhân (FMBS)

Ma trận xoay
Nhân tố (1)
FB7 .746
FB8 .726
FB6 .723
FB3 .679
FB1 .599

Trị số eigenvalue 2.427


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling
.770
Adequacy.
Sig. Bartlett's Test of Sphericity .000

Bảng 19: Phân tích nhân tố khám phá biến phụ thuộc

Kết quả cho thấy:

Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là 0.77 thỏa mãn điều kiện 0.5<KMO<1

Kiểm định Bartlett’s Test có sig bé hơn 0.05 (0.00<0.05)

Trị số eingenvalue là 2.427 dừng lại ở nhân tố thứ nhất

Do đó biến phụ thuộc hành vi tài chính cá nhân được nhóm vào 1 nhân tố duy nhất gôm
các biến FB1, FB3, FB6, FB7, FB8
54

4.3.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA với nhóm biến độc lập:
Ma trận xoay
Nhân tố (1) (2) (3)
CT3 .697
CT4 .675
CT8 .673
CT7 .672
CT5 .632
CT2 .514 -.450
OPT9 .709
OPT8 .686
CT10 .449 -.555
OPT5 .511
OPT2 .693
OPT1 .680
OPT4 .409 .552

Trị số eigenvalue 1.107


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .842
Sig. Bartlett's Test of Sphericity .000
Bảng 20: Phân tích nhân tố với biến độc lập

Kết quả cho thấy

Hệ số KMO đạt tiêu chuẩn

Sig của kiểm định Bartlett’s Test bé hơn 0.05

Biến độc lập được chia thàn 3 nhóm nhân tố tuy nhiên biến CT2, CT10, OPT4 xuất hiện
hiện tượng cùng tải cho cả 2 nhóm nhân tố do đó ta loại 3 biến trên và thực hiện lại kiểm
định:
55

Ma trận xoay
Nhân tố (1) (2)
CT3 .714
CT4 .712
CT7 .709
CT8 .688
CT5 .643
OPT9 .698
OPT8 .681
OPT2 .646
OPT1 .556
OPT5 .546

Trị số eigenvalue 1.511


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .796
Sig. Bartlett's Test of Sphericity .000
Bảng 21: Phân tích nhân tố với biến độc lập

Kết quả phân tích nhân tố lần 2 cho thấy:

Hệ số KMO thỏa mãn yêu cầu kiểm định

Sig của kiểm định Bartlett’s Test bé hơn 0.05

Phân tích chia biến độc lập thành 2 nhóm nhân tố và được đặt tên lần lượt là: Nhân tố khả
năng tự kiểm soát và nhân tố sự lạc quan

4.3.4. Nhận xét


Sau bước phân tich nhân tố khám phá EFA, xác định được 3 biến CT2, CT10, OPT4 bị
loại khỏi mô hình. Bảng thống kê lại các biến quan sát còn lại sau bước phân tích nhân tố
khám phá EFA:
56

Nhân tố Gồm các biến quan sát Nội dung biến Tên nhóm nhân tố
FB1 So sánh các lựa chọn trước khi quyết định
FB3 Chi tiêu trong phạm vi ngân sách hoặc theo kế hoạch đề ra
1 FB6 Duy trì quỹ dự phòng cá nhân phòng khi khẩn cấp Hành vi tài chính cá nhân
FB7 Tiết kiệm từ tất cả các khoản chi tiêu
FB8 Tiết kiệm cho mục tiêu dài hạn (ví dụ: mua nhà, mua xe, …)
Tổng số biến quan sát: 5
OPT1 Tôi có thể dễ dàng nghỉ ngơi thư giãn
OPT2 Tôi mặc kệ những điều không mong muốn xảy ra với mình
OPT5 Tôi hiếm khi mong đợi mọi thứ xảy ra theo ý mình
2 Sự lạc quan
Nhìn chung thì tôi mong đợi những điều tốt đẹp hơn là những điều
OPT8
tồi tệ
OPT9 Tôi có thể làm việc hiệu quả khi có những mục tiêu dài hạn
Tổng số biến quan sát: 5
CT3 Tôi lười nhác
CT4 Tôi hay lỡ lời
Tôi vẫn làm nhưng điều không tốt cho bản thân miễn là nó khiến tôi
3 CT5 Khả năng tự kiểm soát
vui
CT8 Tôi rất khó tập trung
CT9 Tôi có thể làm việc hiệu quả khi có những mục tiêu dài hạn
Tổng số biến quan sát: 5
Bảng 22: Bảng tổng kết biến còn lại sau phân tích nhân tố khám phá EFA
57

4.3.5. Tạo biến đại diện


Chúng ta đã chia 15 biến quan sát còn lại thành 3 nhóm nhân tố đặt tên lần lượt là:

Nhóm nhân tố số 1: Hành vi tài chính cá nhân

Nhóm nhân tố số 2: Sự lạc quan.

Nhóm nhân tố số 3: Hành vi tự kiểm soát.

Mỗi nhóm nhân tố bao gồm 5 biến quan sát trong đó nhân tố số 1 đại diện cho biến phụ
thuộc hành vi tài chính. Nhân tố số 2 và số 3 đại diện cho 2 biến phụ thuộc là sự lạc quan
và hành vi tự kiểm soát. Tác giả lần lượt tạo biến đại diện cho từng nhóm nhân tố:

a) Nhóm nhân tố số 1 biến phụ thuộc hành vi tài chính cá nhân:

FB 1+ FB3+ FB6+ FB 7+ FB 8
FB=
5

b) Nhóm nhân tố số 2 biến kiểm soát sự lạc quan:

OPT 1+OPT 2+ OPT 5+OPT 8+OPT 9


OPT =
5

c) Nhóm nhân tố số 3 biến kiểm soát hành vi tự kiểm soát:

CT 3+CT 4 +CT 5+CT 8+CT 9


CT=
5

4.3.6. Mô hình được xác định sau bước phân tích nhân tố khám phá EFA
Như vậy sau bước phân tích nhân tố khám phá EFA chúng ta xác định được 1 biến phụ
thuộc là FB (biến hành vi tài chính cá nhân) và 2 biến độc lập bao gồm biến OPT (sự lạc
quan) và biến CT (hành vi tự kiểm soát). Ngoài ra còn vector X là nhóm các biến kiểm
soát khác được xác định ở phần thống kê mô tả.

Do đó mô hình được xây dựng là:

FB=β 1+ β 2OPT + β 3 CT + β ' 4 X́ + e

Trong đó:
58

1) FB: là hành vi tài chính cá nhân

2) OPT: sự lạc quan

3) CT: khả năng tự kiểm soát

4) vector X: các biến kiểm soát khác

4.4. Phân tích tương quan pearson


Sau khi đã có được các biến đại diện độc lập và phụ thuộc ở phần phân tích nhân tố
EFA, chúng ta sẽ tiến hành phân tích tương quan Pearson để kiểm tra mối quan hệ tuyến
tính giữa các biến này.

4.4.1. Lý thuyết về phân tích tương quan và tương quan Pearson


Giữa 2 biến định lượng có nhiều dạng liên hệ, có thể là tuyến tính hoặc phi tuyến hoặc
không có bất kỳ một mối liên hệ nào.

Hình 6: Các loại tương quan


Người ta sử dụng một số thống kê có tên là hệ số tương quan Pearson (ký hiệu r) để lượng
59

hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa 2 biến định lượng (lưu ý rằng
Pearson chỉ xét mối liên hệ tuyến tính, không đánh giá các mối liên hệ phi tuyến).
Trong tương quan Pearson không có sự phân biệt vai trò giữa 2 biến, tương quan giữa
biến độc lập với biến độc lập cũng như giữa biến độc lập với biến phụ thuộc.

4.4.2. Các tiêu chí về tương quan Pearson


Tương quan Pearson r có giá trị dao động từ -1 đến 1:

• Nếu r càng tiến về 1, -1: tương quan tuyến tính càng mạnh, càng chặt chẽ. Tiến về
1 là tương quan dương, tiến về -1 là tương quan âm.
• Nếu r càng tiến về 0: tương quan tuyến tính càng yếu.
• Nếu r = 1: tương quan tuyến tính tuyệt đối, khi biểu diễn trên đồ thị phân tán
Scatter như hình vẽ ở trên, các điểm biểu diễn sẽ nhập lại thành 1 đường thẳng.
Nếu r = 0: không có mối tương quan tuyến tính. Lúc này sẽ có 2 tình huống xảy ra.
Một, không có một mối liên hệ nào giữa 2 biến. Hai, giữa chúng có mối liên hệ phi
tuyến.

Correlations
FB CT OPT

Pearson Correlation 1 -.556** .468**


FB
Sig. (2-tailed) .000 .000
N 294 294 294

Pearson Correlation -.556** 1 -.334**


CT
Sig. (2-tailed) .000 .000
N 294 294 294

Pearson Correlation .468** -.334** 1


OPT
Sig. (2-tailed) .000 .000
N 294 294 294
Bảng 23: Bảng tương quan pearson

Giải thích khái niêm


60

• Hàng Pearson Correlation là giá trị r để xem xét sự tương thuận hay nghịch, mạnh
hay yếu giữa 2 biến.

• Hàng Sig. (2-tailed) là sig kiểm định xem mối tương quan giữa 2 biến là có ý
nghĩa hay không. Sig < 0.05, tương quan có ý nghĩa; sig > 0.05, tương quan không
có ý nghĩa.

• Hàng N hiển thị cỡ mẫu của tập dữ liệu. Cụ thể trong bảng trên là 294

4.4.3. Kết quả phân tích

FB CT OPT
Pearson
1 -.556** .468**
Correlation
FB
Sig. (2-tailed) .000 .000
N 294 294 294
Pearson
-.556** 1 -.334**
Correlation
CT
Sig. (2-tailed) .000 .000
N 294 294 294
Pearson
.468** -.334** 1
Correlation
OPT
Sig. (2-tailed) .000 .000
N 294 294 294

**.Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Bảng 24: Phân tích tương quan pearsom

Sig. (2-tailed) biến của FB đều bằng 0.00 < 0.05 do đó tương quan tuyến tính giữa
biến độc lập FB và biến phụ thuộc OPT và CT có ý nghĩa. Trong đó CT có tương quan
ngược chiều với FB (-0.556) còn OPT có tương quan thuận chiều với biến phụ thuộc FB
(0.468). Giữa 2 tương quan tuyến tính CT có tương quan mạnh hơn tới FB còn OPT có
tương quan yếu hơn tới FB ( 0.468 < 0.556).
61

Nhận thấy sig. (2-tailed) giữa 2 biến độc lập CT và OPT là 0.00 (<0.05) do đó
cũng có tương quan tuyến tính giữa 2 biến độc lập nên có khả năng xảy ra hiện tượng đa
cộng tuyến trong khi thực hiện hồi quy tuyến tính. Tuy nhiên khả năng này khá thấp khi
giá trị Pearson Correlation giữa 2 biến độc lập rất nhỏ là: -0.334 (nhỏ hơn tương quan
giữa 2 biến với biến phụ thuộc)
62

4.5. Thực hiện hồi quy tuyến tính đa biến


Sau khi đã tạo các biến đại diện, tác giả thực hiện hồi quy OLS với biến phụ thuộc
là hành vi tài chính cá nhân, biến độc lập gồm sự lạc quan và khả năng tự kiểm soát
phương thức (method) enter.

4.5.1. Lý thuyết về hồi quy tuyến tính


Khác với tương quan Pearson, trong hồi quy các biến không có tính chất đối xứng như
phân tích tương quan. Vai trò giữa biến độc lập và biến phụ thuộc là khác nhau. X và Y
hay Y và X có tương quan với nhau đều mang cùng một ý nghĩa, trong khi đó với hồi quy,
ta chỉ có thể nhận xét: X tác động lên Y hoặc Y chịu tác động bởi X.
Đối với phân tích hồi quy tuyến tính bội, chúng ta giả định các biến độc lập X1, X2, X3
sẽ tác động đến biến phụ thuộc Y. Ngoài X1, X2, X3... còn có rất nhiều những nhân tố
khác ngoài mô hình hồi quy tác động đến Y mà chúng ta không liệt kê được.

4.5.2. Các tiêu chí phân tích hồi quy đa biến


Giá trị R2 (R Square), R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square) phản ánh mức độ giải thích biến
phụ thuộc của các biến độc lập trong mô hình hồi quy. R2 hiệu chỉnh phản ánh sát hơn so
với R2. Mức dao động của 2 giá trị này là từ 0 đến 1, tuy nhiên việc đạt được mức giá trị
bằng 1 là gần như không tưởng dù mô hình đó tốt đến nhường nào. Giá trị này thường
nằm trong bảng Model Summary. Không có quy định về giới hạn giá trị R 2 và R2 hiệu
chỉnh
Giá trị sig của kiểm định F được sử dụng để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy.
Nếu sig nhỏ hơn 0.05, ta kết luận mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu
và có thể sử đụng được. Giá trị này thường nằm trong bảng ANOVA.
Trị số Durbin - Watson (DW) dùng để kiểm tra hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất
(kiểm định tương quan của các sai số kề nhau). DW có giá trị biến thiên trong khoảng từ 0
đến 4; nếu các phần sai số không có tương quan chuỗi bậc nhất với nhau thì giá trị sẽ gần
bằng 2, nếu giá trị càng nhỏ, gần về 0 thì các phần sai số có tương quan thuận; nếu càng
lớn, gần về 4 có nghĩa là các phần sai số có tương quan nghịch.

Theo Field (2009), nếu DW nhỏ hơn 1 và lớn hơn 3, chúng ta cần thực sự lưu ý bởi khả
63

năng rất cao xảy ra hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất. Theo Yahua Qiao (2011),
thường giá trị DW nằm trong khoảng 1.5 - 2.5 sẽ không xảy ra hiện tượng tự tương quan,
10
đây cũng là mức giá trị tiêu chuẩn chúng ta sử dụng phổ biến hiện nay. Giá trị này
thường nằm trong bảng Model Summary.
Giá trị sig của kiểm định t được sử dụng để kiểm định ý nghĩa của hệ số hồi quy. Nếu sig
kiểm định t của hệ số hồi quy của một biến độc lập nhỏ hơn 0.05, ta kết luận biến độc lập
đó có tác động đến biến phụ thuộc. Mỗi biến độc lập tương ứng với một hệ số hồi quy
riêng, do vậy mà ta cũng có từng kiểm định t riêng. Giá trị này thường nằm trong bảng
Coefficients.
Hệ số phóng đại phương sai VIF dùng để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến. Thông
thường, nếu VIF của một biến độc lập lớn hơn 10 nghĩa là đang có đa cộng tuyến xảy ra
với biến độc lập đó. Khi đó, biến này sẽ không có giá trị giải thích biến thiên của biến phụ
thuộc trong mô hình hồi quy11. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu hệ số VIF > 2 thì khả năng rất
cao đang xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập. Giá trị này thường nằm
trong bảng Coefficients.

Kiểm tra các giả định hồi quy, bao gồm phần dư chuẩn hóa và liên hệ tuyến tính:

• Kiểm tra vi phạm giả định phần dư chuẩn hóa: Phần dư có thể không tuân theo
phân phối chuẩn vì những lý do như: sử dụng sai mô hình, phương sai không phải
là hằng số, số lượng các phần dư không đủ nhiều để phân tích... Vì vậy, chúng ta
cần thực hiện nhiều cách khảo sát khác nhau. Hai cách phổ biến nhất là căn cứ vào
biểu đồ Histogram và Normal P-P Plot. Đối với biểu đồ Histogram, nếu giá trị
trung bình Mean gần bằng 0, độ lệch chuẩn gần bằng 1, ta có thể khẳng định phân
phối là xấp xỉ chuẩn. Đối với biểu đồ Normal P-P Plot, nếu các điểm phân vị trong
phân phối của phần dư tập trung thành 1 đường chéo, như vậy, giả định phân phối
chuẩn của phần dư không bị vi phạm.
• Kiểm tra vi phạm giả định liên hệ tuyến tính: Biểu đồ phân tán Scatter Plot giữa

10Mức giá trị Durbin Watson dao động trong khoảng 1.5 - 2.5 thường sẽ không xảy ra hiện tượng tự tương quan chuỗi
bậc nhất trích nguồn từ: Yahua Qiao (2011), Instertate Fiscal Disparities in America, Trang 150
11Nếu hệ số VIF của một biến độc lập lớn hơn 10 nghĩa là có đa cộng tuyến xảy ra, biến độc lập này không có giá trị giải
thích cho biến phụ thuộc trích nguồn từ: Nguyễn Đình Thọ, Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB Tài
chính, Tái bản lần 2, Trang 518.
64

các phần dư chuẩn hóa và giá trị dự đoán chuẩn hóa giúp chúng ta dò tìm xem, dữ
liệu hiện tại có vi phạm giả định liên hệ tuyến tính hay không. Nếu phần dư chuẩn
hóa phân bổ tập trung xunh quanh đường hoành độ 0, chúng ta có thể kết luận giả
định quan hệ tuyến tính không bị vi phạm.

4.5.3. Kết quả phân tích hồi quy


Biến Mô hình Mô hình Mô hình
(sig) 1 2 3
CT -.534*** -.422***
(.000) (.000)
OPT .460*** .330***
(.000) (.000)
Nam .024 .055 .027
(.623) (.277) (.555)
Đã kết hôn .017 .175 .062
(.741) (.001) (.203)
Lương cao .025 .053 -.005
(.629) (.310) (.918)
Hiểu biết về tài chính -.026 .057 .012
(.613) (.273) (.808)
Học đại học trở lên .055 .014 .001
(.288) (798) (.976)
Chưa đến tuổi nghỉ -.102** -.115** -.105**
hưu
(.041) (.027) (.025)

Số lượng mẫu 294 294 294


R-squared .324 .280 .415
Adjusted r square .307 .262 .399
Durbin-watson 1.694 1.831 1.866
65

Sig F-test .000 .000 .000


Bảng 25: Kết quả phân tích hồi quy

*** p < 0.01; ** p < 0.05 ;* p < 0.1

Tác giả thực hiện phân tích hồi quy 3 lần:

Lần 1: thực hiện hồi quy OLS với biến phụ thuộc FB, biến độc lập CT và vector X.

Lần 2: thực hiện hồi quy OLS với biến phụ thuộc FB, biến độc lập OPT và vector X.

Lần 3: thực hiện hồi quy OLS với tất cả các biến: biến phụ thuộc FB, biến độc lập CT,
OPT, vector X.

1.1.1.1 4.5.3.1. Khả năng tự kiểm soát và hành vi tài chính cá nhân.
Giá trị hiệu chỉnh của R2 bằng 0.307 cho thấy biến độc lập dựa vào mô hình chạy
hồi quy ảnh hưởng 30.7% tới sự thay đổi của biến phụ thuộc là hành vi tài chính cá nhân
còn lại là do các biến ngoài mô hình và do sai số ngẫu nhiên.

Hệ số Durbin-Watson ở trong khoảng 1.5-2.5 nên không xảy ra hiện tượng tự tương
quan chuỗi bậc nhất.

Sig kiểm định F bằng 0.00 < 0.05, như vậy mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp
với bộ số liệu và có thể sử dụng được.

Hệ số VIF của các biên độc lập đều nhỏ hơn 2 điều đó chứng tỏ không có hiện tượng
đa cộng tuyến xảy ra.

Hệ số beta của khả năng tự kiểm soát âm (-.534) chứng tỏ có mối quan hệ nghịch
giữa biến CT và biến FB.

1.1.1.2 4.5.3.2. Sự lạc quan và hành vi tài chính cá nhân.


Giá trị hiệu chỉnh của R2 bằng 0.262 cho thấy biến độc lập dựa vào mô hình chạy
hồi quy ảnh hưởng 26.2% tới sự thay đổi của biến phụ thuộc là hành vi tài chính cá nhân
còn lại là do các biến ngoài mô hình và do sai số ngẫu nhiên.
66

Hệ số Durbin-Watson ở trong khoảng 1.5-2.5 nên không xảy ra hiện tượng tự tương
quan chuỗi bậc nhất.

Sig kiểm định F bằng 0.00 < 0.05, như vậy mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp
với bộ số liệu và có thể sử dụng được.

Hệ số VIF của các biên độc lập đều nhỏ hơn 2 điều đó chứng tỏ không có hiện tượng
đa cộng tuyến xảy ra.

Hệ số beta của sự lạc quan dương chứng tỏ có mối quan hệ thuận giữa biến OPT và
biến FB.

1.1.1.3 4.5.3.3. Ảnh hưởng của sự lạc quan và khả năng tự kiểm soát tới hành vi tài
chính cá nhân.
Giá trị hiệu chỉnh của R2 bằng 0.399 cho thấy biến độc lập dựa vào mô hình chạy
hồi quy ảnh hưởng 39.9% tới sự thay đổi của biến phụ thuộc là hành vi tài chính cá nhân
còn lại là do các biến ngoài mô hình và do sai số ngẫu nhiên.

Hệ số Durbin-Watson ở trong khoảng 1.5-2.5 nên không xảy ra hiện tượng tự tương
quan chuỗi bậc nhất.

Sig kiểm định F bằng 0.00 < 0.05, như vậy mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp
với bộ số liệu và có thể sử dụng được.

Hệ số VIF của các biên độc lập đều nhỏ hơn 2 điều đó chứng tỏ không có hiện tượng
đa cộng tuyến xảy ra.

Sig. của 2 biến kiểm soát chính là sự lạc quan và khả năng tự kiểm soát đều bằng
0.00 < 0.05. Do đó sự lạc quan và khả năng tự kiểm soát đều có tác động tới hành vi tài
chính cá nhân.

Các hệ số beta của 2 biến sự lạc quan và khả năng tự kiểm soát đều khác không nên
kết luận rằng 2 biến có tác động đến biến phụ thuộc hành vi tài chính cá nhân.
67

Hình 7 kiểm định hồi quy

Giá trị trung bình Mean = -1.48E-16 gần bằng 0, độ lệch chuẩn là 0.986 gần bằng 1,
như vậy có thể nói, phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn. Do đó, có thể kết luận rằng: Giả thiết
phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm
68

Hình 8: kiểm định hồi quy

Các điểm phân vị trong phân phối của phần dư tập trung thành 1 đường chéo, như
vậy, giả định phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.
69

Hình 9: kiểm định hồi quy

Phần dư chuẩn hóa phân bổ tập trung xunh quanh đường hoành độ 0, do vậy giả
định quan hệ tuyến tính không bị vi phạm.

4.5.3.4. Đánh giá sau thực hiện hồi quy


Dựa vào mô hình hồi quy chuẩn hóa Beta thứ tự mức độ tác động từ mạnh tơi yếu
của các biến độc lập tới biến phụ thuộc là: CT (-0.449) > OPT (0.318) ứng với:

Biến hành vi tự kiểm soát có tác động mạnh nhất tới hành vi tài chính cá nhân

Biến hành sự lạc quan có tác động yếu hơn tới hành vi tài chính cá nhân

Trong khi biến hành vi tự kiểm soát có tác động ngược chiều tới hành vi tài chính cá
nhân thì biến sự lạc quan lại có tác động cùng chiều tới hành vi tài chính cá nhân. Tuy
70

nhiên xét về mặt câu hỏi các câu hỏi trong thang đo hành vi tự kiểm soát đều là câu hỏi
mang nghĩa tiêu cực do đó tác giả đưa ra 2 kết luận sau

1) Khi hành vi tự kiểm soát tốt hơn người được khảo sát sẽ có hành vi tài chính cá
nhân tốt hơn.

2) Khi sự lạc quan lớn hơn thì người được khảo sát sẽ có hành vi tài chính cá nhân
tốt hơn.

Hai kết luận trên đã chứng minh cho giả thuyết H 1, H2 ban đầu của tác giả về mối
quan hệ thuận chiều giữa 2 biến độc lập tới biến phụ thuộc hành vi tài chính cá nhân.

Xét về các biến kiểm soát khác:

Giới tính Nam có beta dương (0.027) nên có hành vi tài chính cá nhân tốt hơn nữ.

Người đã kết hôn có beta dương (0.062) nên có hành vi tài chính cá nhân tốt hơn
chưa kết hôn.

Người có lương cao có beta âm (-0.005) nên có hành vi tài chính cá nhân kém hơn
người có thu nhập thấp.

Người có hiểu biết tai chính có beta dương (0.012) nên có hành vi tài chính tốt hơn
người không có hiểu biết về tài chinh.

Người có trình độ học vấn ở bậc đại học trở lên có beta dương (0.001) nên có hành
vi tài chính tốt hơn người không có trình độ đại học

Người chưa đến tuổi nghỉ hưu có beta âm (-0.105) nên có hành vi tài chính kém hơn
người đã nghỉ hưu

Tuy nhiên hầu hết các biến kiểm soát khác đều không có ý nghĩa tới hành vi tài
chính cá nhân do sig. đều bé hơn 0.05 hay có thể nói các biến kiểm soát khác không ảnh
hưởng tới hành vi tài chính cá nhân ở mức ý nghĩa 5%.
71

CHƯƠNG 5. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, CÁC HẠN CHẾ, KIẾN NGHỊ
VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRONG TƯƠNG LAI
5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu
Mục đích của bài nghiên cứu là phân tích ảnh hưởng của khả năng tự kiểm soát và
sự lạc quan đến hành vi tài chính cá nhân. Mẫu nghiên cứu là 294 mẫu khảo sát được lấy
từ 294 công dân Việt Nam với độ tuổi từ 22 tuổi trở lên. Biến phụ thuộc của nghiên cứu
là hành vi tài chính cá nhân, biến độc lập là khả năng tự kiểm soát và sự lạc quan, ngoài
ra nhóm biến kiểm soát khác cũng được đưa vào mô hình như tuổi, giới tính, thu nhập,
tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn và khả năng am hiểu tài chính. Bài nghiên cứu sử
dụng bảng hỏi được xây dựng trên cơ sở những mô hình các nghiên cứu tương tự trước
đây để thu thập dữ liệu cá nhân, từ đó sử dụng mô hình hồi quy và kiểm định mô hình.
Kết quả nghiên cứu cho thấy hành vi tài chính cá nhân có mối quan hệ cùng chiều
với cả hai biến phụ thuộc chính của nghiên cứu là khả năng tự kiểm soát và sự lạc quan;
có sự ảnh hưởng rõ rệt và khá mạnh mẽ. Về phía sự lạc quan, điều này là hoàn toàn phù
hợp so với lý thuyết về thang đo sự lạc quan (Pedrosa và các cộng sự, 2015) cho rằng chủ
nghĩa lạc quan có liên quan tích cực với nhận thức về sức khỏe và ảnh hưởng tích cực.
Hơn nữa kết quả này cũng ủng hộ cho các bài nghiên cứu trước về thang đo lạc quan
(Gabriel L.H. Coelhoa và cộng sự, 2018). Về phía khả năng tự kiểm soát, kết quả này
chứng minh quan điểm đúng đắn của Tangney và cộng sự (2004): những người có mức độ
tự kiểm soát cao hơn sẽ có xu hướng thực hiện tốt hơn trong nhiều nhiệm vụ khác nhau.
Tuy nhiên hành vi tài chính cá nhân không ảnh hưởng đến nhóm biến kiểm soát khác. Từ
đây có thể thấy khả năng tự kiểm soát và sự lạc quan đóng vai trò quan trọng đối với hành
vi tài chính cá nhân của mỗi người. Cụ thể, khi khả năng tự kiểm soát cao và sự lạc quan
tốt thì chúng ta có xu hướng quản lý tốt hành vi tài chính cá nhân của mình.
5.2. Một số kiến nghị các cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức.
5.2.1. Đối với các cá nhân
Từ kết quả được rút ra từ bài nghiên cứu ta có thể thấy rằng các yếu tố phi nhận
thức cũng có sự ảnh hưởng tới hành vi tài chính của mỗi cá nhân. Khi kết quả chỉ ra rằng
hành vi tài chính cá nhân có biến động cùng chiều với khả năng tự kiểm soát và sự lạc
quan, thì các cá nhân có thể nâng cao hiệu quả của hành vi tài chính của mình thông qua
việc nâng cao khả năng tự kiểm soát của bản thân cũng như kiểm soát sự lạc quan của bản
thân. Bởi vì đây là những yếu tố phi nhận thức, ngược lại hoàn toàn so với các yếu tố
72

nhận thức có thể dễ dàng đạt được qua quá trình học tập, tiếp thu nên các cá nhân muốn
nâng cao hiệu quả trong hành vi tài chính cần cố gắng tự kiểm soát tốt bản thân thông qua
các khóa học ngắn hạn về tâm lý. Giáo dục sẽ có hiệu quả phần nào giúp cải thiện hiệu
quả của các hành vi
5.1.2. Đối với các doanh nghiệp và tổ chức
Từ kết quả được đưa ra từ bài nghiên cứu chỉ ra các yếu tố phi nhận thức có ảnh
hưởng không nhỏ đến hành vi tài chính. Bên cạnh đó, các yếu tố này cố hữu trong mỗi cá
nhân, dựa vào kết quả này các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp tài chính có thể đưa
ra chiến lược nhằm thúc đẩy kinh doanh, đánh vào những yếu tố phi nhận thức này để có
những chiến lược phù hợp.
5.1.3. Đối với chính phủ
Tài chính cá nhân là một phần của hệ thống tài chính, tài chính cá nhân nâng cao sẽ
đồng thời cải thiện sức khỏe của toàn bộ hệ thống tài chính. Chính vì thế, sự ảnh hưởng
của hai yếu tố lạc quan và khả năng tự kiểm soát đến hành vi tài chính cá nhân chính là
một thông tin hữu ích giúp chính phủ có thể đưa ra những chính sách hoặc những giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hành vi tài chính cá nhân từ đó bảm đảm sức khỏe của
hệ thống tài chính.
Nhìn chung, để cải thiện hành vi tài chính cá nhân trên một quy mô lớn hơn, bao
quát hơn, đó không còn là vấn đề của mỗi người nữa mà còn cần sự tham gia đóng góp
của cả cộng đồng, từ những người lao động đến chủ doanh nghiệp, từ công dân cho đến
Chính Phủ, trên nhiều phương diện khác nhau từ chủ quan đến khách quan, như vậy mới
có thể cùng hướng tới một mục tiêu chung cuối cùng là đảm bảo phát triển bền vững hệ
thống tài chính, tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.
5.3. Hạn chế của nghiên cứu
Nghiên cứu đã tìm ra được hành vi tài chính cá nhân có mối quan hệ cùng chiều
với cả hai biến phụ thuộc chính của nghiên cứu là khả năng tự kiểm soát và sự lạc quan;
có sự ảnh hưởng rõ rệt và khá mạnh mẽ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều yếu tố khác như các
yếu tố tác động từ bên ngoài, tình hình thị trường tài chính, … cũng ảnh hưởng rất nhiều
đến quyết định hành vi tài chính của cá nhân vẫn chưa được đề cập đến trong bài nghiên
cứu.
Hạn chế tiếp theo của nghiên cứu là kích cỡ của mẫu nghiên cứu còn nhỏ, chưa
bao quát được hết các đặc điểm của các cá nhân cần được khảo sát. Về độ tuổi, kích cỡ
mẫu ở lứa tuổi dưới 55 tuổi lớn hơn đáng kể so với kích cỡ mẫu ở lứa tuổi trên 55 tuổi.
73

Về tình trạng hôn nhân, số người đã kết hôn tham gia phỏng vấn nhiều hơn số người
chưa kết hôn. Về mức lương, các mẫu khảo sát có đa phần mức lương dưới 32.000.000
VNĐ/tháng (90,8%). Bên cạnh đó, một số mẫu không đạt yêu cầu cũng đã được nhóm
tác giả loại bỏ ra khỏi mẫu nghiên cứu.
Ngoài ra, bài nghiên cứu cũng được thực hiện trong thời gian khá ngắn nên không
thể lấy nhiều số liệu và không thể bao quát được thực trạng về hành vi tài chính của các
cá nhân.

5.4. Định hướng nghiên cứu trong tương lai


Hiện nay ở Việt Nam chưa có nhiều các nghiên cứu về hành vi tài chính cá nhân
hay ảnh hưởng của các yếu tố phi nhân thức trong tài chính cá nhân. Các nghiên cứu
trước đây mới chỉ nghiên cứu tài chính ở vĩ mô như những vấn đề liên quan đến tài chính
doanh nghiệp, ngân sách nhà nước và các trung gian tài chính mà bỏ qua đi hoặc ít chú ý
tới tài chính cá nhân. Các nghiên cứu sau này có thể nghiên cứu sâu hơn nữa về tài chính
cá nhân như yếu tố nhận thức sẽ ảnh hưởng tới hành vi tài chính cá nhân như thế nào tại
Việt Nam. Ngoài ra, có thể thu hẹp đối tượng nghiên cứu để khám phá kết quả sâu hơn
liệu các đối tượng khác nhau ở Việt Nam có bị ảnh hưởng bởi các tác động theo chiều
hướng khác nhau? Cấu trúc của bài nghiên cứu này đã được thực hiện ở một số khu vực
khác nhau trên thế giới như Joonas Hirvonen – 2018 đã thực hiện nghiên cứu này với đối
tượng nghiên cứu là sinh viên đại học và Camilla Stromback và cộng sự - 2017, chính vì
thế các nghiên cứu tương lai có thể nghiên cứu về yếu tố nhân khẩu học tác động như thế
nào đến hành vi tài chính, liệu rằng công dân của các quốc gia khác nhau có đưa ra những
hành vi tài chính khác nhau và khác như thế nào? Cùng với đó có thể nghiên cứu tác động
giữa các bộ phận của hệ thống tài chính như hành vi tài chính cá nhân có ảnh hưởng như
thế nào đến bộ phận khác của hệ thống tài chính.
74

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tham khảo Tiếng Việt

Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS Tập
2, NXB Hồng Đức

Kết quả tổng điều tra dân số, 2009, Tổng cục thống kê.

Nguyễn Đình Thọ, Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB Tài chính,
Tái bản lần 2, Trang 355.

Phạm Ngọc Toàn và Nguyễn Thành Long, 2018, Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu
tư của các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí
Công Thương Việt Nam 12/12/2018.

Trần Ngọc Anh, 2016, Nâng cao kết quả đầu tư dựa trên nghiên cứu tâm lý của các nhà đầu
tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Tạp chí Công Thương Việt Nam 29/03/2016.

Tài liệu tham khảo Tiếng Anh

Abendroth, L.J., Diehl, K., 2006. Now or never: Effects of limited purchase opportunities
on patterns of regret over time. J. Consum. Res. 33 (3), 342–351.

Achtziger, A., Hubert, M., Kenning, P., Raab, G., & Reisch, L. (2015). Debt out of control:
The links between self-control, compulsive buying, and real debts. Journal of Economic
Psychology, 49, pp 141–149

Ainslie G. (1975). Specious reward: a behavioral theory of impulsiveness and impulse


control. Psychological Bulletin, 82, pp 463–496

Angela L. Duckworth, Martin E.P. Seligman (2005). Self-Discipline Outdoes IQ in


Predicting Academic Performance of Adolescents, Psychological Science, 16 (12), pp 939-
44.
75

Annamaria Lusardi, Numeracy, financial literacy, and financial decision-making, Nantional


bureau of economic research 2012

Baker, F. B. (2001). The Basics of Item Response Theory.

Barbara C. Kerkmann, Thomas R. Lee , Jean M. Lown and Scot M. Allgood, Financial
Management, Financial Problems And Marital Satisfaction Among Recently Married
University Students, Financial Counseling and Planning, Volume 11 (2), 2000

Barbara C. Kerkmann, Thomas R. Lee, Jean M. Lown, Scot M. Allgood (2000). Financial
Management, Financial Problems And Marital Satisfaction Among Recently Married
University Students. Journal of Financial Counseling and Planning, 11(2), pp 55-64

Baumeister R. F. (2002). Yielding to temptation: self-control failure, impulsive purchasing,


and consumer behavior. Journal of Consumer Research, 28, pp 670–676.

Baumeister R. F., Heatherton T. F. (1996). Self-regulation failure: an overview.


Psychological Inquiry, 7, pp 1–15

Baumeister, R. F., Vohs, K. D., & Tice, D. M. (2007). The strength model of self-control.
Current Directions in Psychological Science, 16(6), pp 351–355

Benjamin B Lahey, 2004, Psychology: An Introduction

Biljanovska, N., & Palligkinis, S. (2015). Control thyself: Self-control failure and
household wealth. Journal of Banking and Finance, 92, pp 280-294

Camilla Strömbäck, Thérèse Lind, Kenny Skagerlund, Daniel Västfjäll, Gustav Tinghög,
Does self-control predict financial behavior and financial well-being, Journal of Behavioral
and Experimental Finance 14 (2017) 30-38.

Camilla Strömbäck, Thérèse Lind, Kenny Skagerlund, Daniel Västfjäll, Gustav Tinghög
(2017). Does self-control predict financial behavior and financial well-being?. Journal of
Behavioral and Experimental Finance, 14, pp 30-38

Carver, C. S., & Scheier, M., 2003, Positive psychological assessment: A handbook of
models and measures (pp. 75-89).
76

Carver, C. S., Scheier, M. F., & Segerstrom, S. C.(2010). Optimism. Clinical Psychology
Review, 30, 879-889.

Carver, C.S., 2010, Life Orientation Test-Revised (LOT-R)

Ceren Giderler Atalay, 2012, Optimism Syndrome in Business Life: A Research of


Optimism About Academicians in Turkey. Procedia - Social and Behavioral Sciences 58
( 2012 ) 964 – 970.

Charles S. Carver, Micheal F. Scheier, 2014, Dispositinal Optimism, Trend in Cognitive


Science, 18, 293 – 299

Cheung T. T., Gillebaart M., Kroese F., De Ridder D. T. D. (2014). Why are people with
high self-control happier? The effect of trait self-control on happiness as mediated by
regulatory focus. Frontiers in Psychology, 5, pp 722

D. Fernandes, J.G. Lynch Jr., R.G. Netemeyer (2014). Financial literacy, financial
education, and downstream financial behaviors. Management Science, 60 (8), pp 1861-
1883

D. Laibson (1997). Golden eggs and hyperbolic discounting. Quarterly Journal of


Economics, 1997, pp 443-477

Dew, J. P., & Xiao, J. J. (2011). The Financial Management Behavior Scale: Development
and validation. Journal of Financial Counseling and Planning, 22 (1), 19–35.

E. Fehr (2002). The economics of impatience. Nature, 2, pp 269-272

E. S. Phelps R., A. Pollak (1968). On Second-Best National Saving and Game-Equilibrium


Growth, The Review of Economic Studies, 35 (2) , pp 185–199.

Elfhag K., Morey L. C. (2008). Personality traits and eating behavior in the obese: poor
self-control in emotional and external eating but personality assets in restrained eating.
Eating Behaviors, (9), pp 285–293
77

Gabriel L H Coelho, Roosevelt Vilar, Paul Hanel, Renan P Monteiro, Maria G. C. Ribeiro,
Valdiney V Gouveia, 2018, Optimism scale: Evidence of psychometric validity in two
countries and correlations with personality, Contribution to journal

Gabriel L.H. Coelho, Roosevelt Vilar, Paul H.P. Hanel, Renan P. Monteiro, Maria G.C.
Ribeiro, Valdiney V. Gouveiae, Optimism scale: Evidence of psychometric validity in two
countries and correlations with personality, Personality and Individual Differences 134
(2018) 245-251.

Gathergood J. (2012). Self-control, financial literacy and consumer over- indebtedness.


Journal of Economic Psychology , 33, pp 590–602

Hofmann W., Friese M., Strack F. (2009). Impulse and self-control from a dual-systems
perspective. Perspectives on Psychological Science, 4, pp 162–176

Hofmann W., Luhmann M., Fisher R. R., Vohs K. D., Baumeister R. F. (2014). Yes, but are
they happy? Effects of trait self-control on affective well-being and life satisfaction.
Journal of Personality, (82), pp 265–277

Hoy, W. A., Hoy, Wayne K., Kurz, Nan M. (2008). Teacher’s academic optimism: The
development and test of a new construct. Teaching and Teacher Education 24. 821 835.

J. Ameriks, A. Caplin, J. Leahy (2003). Wealth accumulation and the propensity to plan.
Quarterly Journal of Economics, 118, pp 1007-1047

J. Ameriks, A. Caplin, J. Leahy, T. Tyler (2007). Measuring self-control problems.


American Economic Review, 97, pp 966-972

Jeffrey Dew, Jing Jian Xiao (2011). The Financial Management Behavior Scale:
Development and Validation, Journal of Financial Counseling and Planning, 22 (1), pp 43.

Joonas Hirvonen (2018). Financial behavior and well-being of young adults: Effects of
self-control and optimism. University of Jyväskylä / Jyväskylä School of Business and
Economics- Master’s thesis

Julian C.L.Lai, Him Cheung ,Wai‐man Lee and Helen Yu, 2010, The Utility of the Revised
Life Orientation Test to Measure Optimism among Hong Kong Chinese
78

Kahneman, Daniel. (2003). A psychological perspective on economics, AEA Papers and


Proceedings, 93 (2), pp 162-168.

Kathleen D. Vohs, Catrin Finkenauer, Roy F. Baumeister The Sum of Friends' and Lovers'
Self-Control Scores Predicts Relationship Quality, Social Psychological and Personality
Science, 2(2), pp 138-145.

Kim, K. T., Lee, J. M., & Hong, E. O. (2013). Assessing the effect of self-control on
retirement preparedness of U.S. households. Consumer Interests Annual, 59, pp 1–6.

Lusardi (2012). Numeracy, Financial Literacy, and Financial Decision-Making. National


Bureau of Economic Research, 17821

Lusardi, A., 1999. Information, expectations, and savings for retirement. In: Aaron, H.
(Ed.), Behavioral Dimensions of Retirement Economics. Brookings Institution Press and
Russell Sage Foundation, Washington, DC, pp. 81–115.

Lusardi, O.S. Mitchell (2007). Baby boomer retirement security: The roles of planning,
financial literacy, and housing wealth. Journal of Monetary Economics, 54 (1), pp 205-224

Marleen Gillebaart (2018). The ‘Operational’ Definition of Self-Control. Frontiers in


Psychology, 9.

Milyavskaya M., Berkman E., De Ridder D. T. D. (2018). The many faces of self-control:
tacit assumptions and recommendations to deal with them. Motivation Science, (10), pp
1037

Miotto, A. P. S. C., & Parente, J. (2015). Antecedents and consequences of


household financial management in brazilian lower-middle-class. Revista de Administração
de Empresas, 55(1), pp 50–64

Muraven, M., & Baumeister, R. F. (2000). Self-Regulation and Depletion of Limited


Resources: Does Self-Control Resemble a Muscle?. Psychological Bulletin,126, pp 247-
259.

Nunnally, J. (1978), Psychometric Theory, New York, McGraw¬Hill.


79

P. Heidhues, B. Koszegi (2010). Exploiting naiveté about self-control in the credit market.
American Economic Review, 100, pp 2279-2303

Rha, J.Y., Montalto, C.P., Hanna, S.D. (2006). The effect of self-control mechanisms on
household saving behavior. Journal of Financial Counseling and Planning, 17 (2), pp 3–16.

Shefrin, Hersh and Richard H. Thaler. (1988). The behavioral life-cycle hypothesis,
Economic Inquiry, 26(4), pp 609–643

Shin‐Ho Chung, R. J. Herrnstein (1967). Choice and Delay of Reinforcement, Journal of


the Experimental Analysis of Behavior, 10 (1), pp 67–74.

Sotiropoulos, V., d’Astous, A., 2013. Attitudinal, self-efficacy, and social norms
determinants of young consumers’ propensity to overspend on credit cards. J. Consum.
Policy 36 (2), 179–196.

Tangney J. P., Baumeister R. F., Boone A. L. (2004). High self-control predicts good
adjustment, less pathology, better grades, and interpersonal success. Journal of Personality,
72, pp 271–324

Terrie E. Moffitt et al., (2011). A Gradient of Childhood Self-Control Predicts Health,


Wealth, and Public Safety, Proceedings of the National Academy of Sciences, 108(7), pp
2693-8

Thaler, Richard H. and Hersh Shefrin. (1981). An economic theory of self-control. Journal
of Political Economy, 89 (2), pp 392-406

Tice D. M., Baumeister R. F. (1997). Longitudinal study of procrastination, performance,


stress, and health: the costs and benefits of dawdling. Psychological Science, (8), pp 454–
458

Wolfgang Pesendorfer (2006). Behavioral Economics Comes of Age: A Review Essay on


"Advances in Behavioral Economics", Journal of Economic Literature, 44 (3), pp. 712-721

Woolfolk Hoy, A., Hoy, W. K., Kurz, N., 2008, Beyond Knowledge and Pedagogy:
Academic Optimism of Teachers in High Need Schools, Teaching and Teacher
Education 24, 821-834.
80

Yuichi Shoda et al., (1990). Predicting Adolescent Cognitive and Self-Regulatory


Competencies From Preschool Delay of Gratification: Identifying Diagnostic Conditions,
Developmental Psychology, 26(6), pp 978-986
81

PHỤ LỤC

1. Thống kê mô tả

Statistics

fb1 fb2 fb3 fb4 fb5 fb6 fb7 fb8 fb9

Valid 294 294 294 294 294 294 294 294 294
N
Missing 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Mean 4.06 3.14 3.69 3.01 3.31 3.80 3.46 3.54 2.99

Std. Deviation .958 1.137 .989 1.186 1.122 1.094 1.076 1.184 1.308

Minimum 1 1 1 1 1 1 1 1 1

Maximum 5 5 5 5 5 5 5 5 5

Sum 1194 922 1086 884 973 1118 1016 1042 879

25 4.00 2.00 3.00 2.00 3.00 3.00 3.00 2.00 2.00

Percentiles 50 4.00 3.00 4.00 3.00 3.00 4.00 4.00 3.00 3.00

75 5.00 4.00 4.00 4.00 4.00 5.00 4.00 4.00 4.00

1.1. Thống kê mô tả biến hành vi tài chính cá nhân


82
83
84
85
86

1.2. Thống kê mô tả biến sự lạc quan

Statistics

opt1 opt2 opt3 opt4 opt5 opt6 opt7 opt8 opt9

Valid 294 294 294 294 294 294 294 294 294
N
Missing 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Mean 4.13 3.71 2.87 3.84 3.77 3.11 3.00 3.81 4.04

Std. Deviation .839 1.003 1.330 1.060 1.031 1.297 1.242 1.168 1.207

Minimum 1 1 1 1 1 1 1 1 1

Maximum 5 5 5 5 5 5 5 5 5

Sum 1213 1090 845 1129 1109 914 882 1119 1187

25 4.00 3.00 2.00 3.00 3.00 2.00 3.00 3.00 3.00

Percentiles 50 4.00 4.00 3.00 4.00 4.00 3.00 4.00 5.00 5.00

75 5.00 4.00 4.00 5.00 5.00 4.00 5.00 5.00 5.00


87
88
89
90
91

1.3. Thống kê mô tả biến khả năng tự kiểm soát

Statistics

ct1 ct2 ct3 ct4 ct5 ct6 ct7

Valid 294 294 294 294 294 294 294


N
Missing 0 0 0 0 0 0 0

Mean 3.29 2.54 2.12 2.36 2.56 2.85 2.38

Std. Deviation 1.257 1.091 1.077 1.090 1.078 1.195 1.173

Minimum 1 1 1 1 1 1 1

Maximum 5 5 5 5 5 5 5

Sum 968 747 624 695 752 839 700

25 2.00 2.00 1.00 1.00 2.00 2.00 1.00

Percentiles 50 4.00 2.00 2.00 2.00 3.00 3.00 2.00

75 4.00 3.00 3.00 3.00 3.00 4.00 3.00


92

Statistics

ct8 ct9 ct10 ct11 ct12

Valid 294 294 294 294 294


N
Missing 0 0 0 0 0

Mean 2.46 3.18 2.11 3.30 3.10

Std. Deviation 1.143 1.242 1.076 1.347 1.271

Minimum 1 1 1 1 1

Maximum 5 5 5 5 5

Sum 723 936 621 970 910

25 1.00 2.00 1.00 2.00 2.00

Percentiles 50 2.00 3.00 2.00 4.00 3.00

75 3.00 4.00 3.00 4.00 4.00


93
94
95
96
97
98

1.4. Thống kê mô tả biến nhóm biến kiểm soát khác


99

Statistics

tuoi giới tính kết hôn trình độ học vấn trình độ thông mức lương
hiểu tài chính

Valid 294 294 294 294 294 294


N
Missing 0 0 0 0 0 0

Mean 2.39 .43 .64 2.00 1.91 1.93

Sum 702 125 187 588 562 566

25 1.00 .00 .00 2.00 1.00 1.00

Percentiles 50 2.00 .00 1.00 2.00 2.00 2.00

75 3.00 1.00 1.00 2.00 3.00 2.00

tuoi

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

từ 22 đến dưới 30 91 31.0 31.0 31.0

từ 30 đến dưới 40 76 25.9 25.9 56.8

từ 40 đến dưới 45 55 18.7 18.7 75.5


Valid
từ 45 đến dưới 55 66 22.4 22.4 98.0

từ 55 trở lên 6 2.0 2.0 100.0

Total 294 100.0 100.0

giới tính
100

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

Nữ 169 57.5 57.5 57.5

Valid Nam 125 42.5 42.5 100.0

Total 294 100.0 100.0

kết hôn

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

chưa két hôn 107 36.4 36.4 36.4

Valid đã kết hôn 187 63.6 63.6 100.0

Total 294 100.0 100.0

trình độ học vấn

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

phổ thông 51 17.3 17.3 17.3

cao đăng/đại học 192 65.3 65.3 82.7


Valid
trên đại học 51 17.3 17.3 100.0

Total 294 100.0 100.0


101

trình độ thông hiểu tài chính

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

chưa học 135 45.9 45.9 45.9

học khóa ngắn hạn 75 25.5 25.5 71.4

Valid học chương trình đại học 59 20.1 20.1 91.5

học thạc sĩ tài chính 25 8.5 8.5 100.0

Total 294 100.0 100.0

mức lương

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

dưới 9 tr 130 44.2 44.2 44.2

từ 9tr đến dưới 18tr 96 32.7 32.7 76.9

từ 18tr đến dưới 32 tr 41 13.9 13.9 90.8

Valid từ 32tr đến dưới 52tr 16 5.4 5.4 96.3

từ 52tr đến dưới 80tr 9 3.1 3.1 99.3

trên 80tr 2 .7 .7 100.0

Total 294 100.0 100.0

2. Kiểm định Cronbach’s Alpha


2.1. Kiểm định với biến hành vi tài chính cá nhân

Reliability Statistics

Cronbach's N of Items
Alpha
102

.667 9

Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's


Item Deleted Item Deleted Total Correlation Alpha if Item
Deleted

fb1 26.94 23.239 .392 .631

fb2 27.86 22.773 .342 .640

fb3 27.31 22.322 .479 .613

fb4 27.99 25.065 .110 .691

fb5 27.69 23.655 .262 .657

fb6 27.20 22.432 .400 .627

fb7 27.54 22.269 .428 .621

fb8 27.46 21.607 .433 .618

fb9 28.01 22.379 .298 .652

Reliability Statistics

Cronbach's N of Items
Alpha

.719 6

Item-Total Statistics
103

Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's


Item Deleted Item Deleted Total Correlation Alpha if Item
Deleted

fb1 17.63 13.230 .457 .681

fb3 18.00 12.812 .500 .668

fb6 17.89 12.145 .523 .659

fb7 18.24 12.380 .502 .666

fb8 18.15 12.018 .476 .674

fb2 18.56 13.688 .280 .734

Reliability Statistics

Cronbach's N of Items
Alpha

.734 5

Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's


Item Deleted Item Deleted Total Correlation Alpha if Item
Deleted

fb1 14.50 10.305 .401 .721

fb3 14.86 9.749 .480 .694

fb6 14.76 9.046 .524 .677

fb7 15.10 8.972 .552 .665

fb8 15.01 8.641 .523 .678


104

2.2. Kiểm định với biến sự lạc quan

Reliability Statistics

Cronbach's N of Items
Alpha

.619 9

Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's


Item Deleted Item Deleted Total Correlation Alpha if Item
Deleted

opt1 28.15 22.856 .308 .592

opt2 28.56 21.298 .403 .568

opt3 29.40 23.025 .097 .649

opt4 28.43 21.277 .371 .574

opt5 28.50 21.036 .416 .564

opt6 29.16 21.202 .264 .602

opt7 29.27 21.516 .258 .603

opt8 28.47 20.673 .376 .571

opt9 28.23 21.074 .316 .587

Reliability Statistics

Cronbach's N of Items
Alpha

.705 6
105

Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's


Item Deleted Item Deleted Total Correlation Alpha if Item
Deleted

opt1 19.16 13.297 .375 .685

opt2 19.58 12.285 .427 .669

opt4 19.45 11.456 .517 .639

opt5 19.52 12.271 .410 .674

opt8 19.48 11.609 .417 .673

opt9 19.25 10.981 .482 .651

2.3. Kiểm định với biến hành vi tự kiểm soát

Reliability Statistics

Cronbach's N of Items
Alpha

.546 12

Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's


Item Deleted Item Deleted Total Correlation Alpha if Item
Deleted
106

ct1 28.97 32.644 -.081 .596

ct2 29.72 28.823 .259 .515

ct3 30.14 27.021 .435 .475

ct4 29.90 27.095 .420 .477

ct5 29.70 28.127 .329 .499

ct6 29.41 27.253 .350 .491

ct7 29.88 27.307 .356 .490

ct8 29.80 27.654 .340 .495

ct9 29.08 28.352 .239 .519

ct10 30.15 29.056 .245 .518

ct11 28.96 30.801 .029 .575

ct12 29.17 32.931 -.102 .602

Reliability Statistics

Cronbach's N of Items
Alpha

.760 8

Item-Total Statistics
107

Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's


Item Deleted Item Deleted Total Correlation Alpha if Item
Deleted

ct2 16.85 24.353 .388 .746

ct3 17.27 22.477 .597 .709

ct4 17.03 22.941 .536 .720

ct5 16.83 23.402 .495 .728

ct6 16.54 24.932 .282 .767

ct7 17.01 22.345 .541 .718

ct8 16.93 23.224 .472 .731

ct10 17.28 24.659 .366 .750

Reliability Statistics

Cronbach's N of Items
Alpha

.767 7

Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's


Item Deleted Item Deleted Total Correlation Alpha if Item
Deleted

ct2 14.00 20.113 .371 .761

ct3 14.41 18.141 .614 .712

ct4 14.17 18.594 .548 .725

ct5 13.98 19.310 .471 .741

ct7 14.16 18.044 .553 .723

ct8 14.08 18.994 .465 .743

ct10 14.43 20.006 .391 .757


108

3. Phân tích nhân tố khám phá EFA


3.1. Phân tích nhân tố với biến phụ thuộc

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .770

Approx. Chi-Square 280.959

Bartlett's Test of Sphericity df 10

Sig. .000

Total Variance Explained

Component

Initial Eigenvalues

Extraction Sums of Squared Loadings

Total

% of Variance

Cumulative %

Total

% of Variance

Cumulative %

2.427

48.539

48.539

2.427

48.539

48.539

2
109

.864

17.289

65.828

.651

13.027

78.855

.564

11.280

90.135

.493

9.865

100.000
110

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Component Matrixa

Component

fb7

.746

fb8

.726

fb6

.723
111

fb3

.679

fb1

.599

Extraction Method: Principal Component Analysis.a

a. 1 components extracted.

3.2. Phân tích nhân tố với biến độc lập

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .842

Approx. Chi-Square 792.839

Bartlett's Test of Sphericity df 78

Sig. .000

Communalities

Initial Extraction

opt1 1.000 .492

opt2 1.000 .553


112

opt4 1.000 .526

opt5 1.000 .374

opt8 1.000 .498

opt9 1.000 .554

ct2 1.000 .522

ct3 1.000 .581

ct4 1.000 .505

ct5 1.000 .437

ct7 1.000 .546

ct8 1.000 .478

ct10 1.000 .528

Extraction Method: Principal


Component Analysis.

Total Variance Explained

Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings

Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %

1 3.862 29.711 29.711 3.862 29.711 29.711

2 1.624 12.493 42.204 1.624 12.493 42.204

3 1.107 8.519 50.724 1.107 8.519 50.724

4 .861 6.622 57.346

5 .811 6.240 63.585

6 .741 5.696 69.282

7 .694 5.339 74.621

8 .660 5.080 79.701


113

9 .628 4.833 84.534

10 .574 4.417 88.951

11 .554 4.261 93.213

12 .477 3.670 96.883

13 .405 3.117 100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Rotated Component Matrixa

Component

ct3

.697

ct4

.675
114

ct8

.673

ct7

.672

ct5

.632

ct2

.514

-.450

opt9

.709

opt8

.686

ct10

.449
115

-.555

opt5

.511

opt2

.693

opt1

.680

opt4

.409

.552

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.a

a. Rotation converged in 7 iterations.


116

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.

.796

Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square

531.339

df

45

Sig.

.000

Total Variance Explained

Component

Initial Eigenvalues

Extraction Sums of Squared Loadings

Total

% of Variance

Cumulative %
117

Total

% of Variance

Cumulative %

3.102

31.022

31.022

3.102

31.022

31.022

1.511

15.106

46.128

1.511

15.106

46.128

.953

9.532
118

55.660

.803

8.033

63.693

.746

7.456

71.149

.689

6.892
119

78.041

.680

6.797

84.837

.557

5.570

90.407

.529

5.290
120

95.697

10

.430

4.303

100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Rotated Component Matrixa

Component
121

ct3

.714

ct4

.712
122

ct7

.709

ct8

.688

ct5

.643
123

opt9

.698

opt8

.681

opt2
124

.646

opt1

.556

opt5

.546
125

Extraction Method: Principal


Component Analysis.

Rotation Method: Varimax with


Kaiser Normalization.a

a. Rotation converged in 3
iterations.

4. Phân tích tương quan pearson

Correlations

fb ct opt

Pearson Correlation 1 -.556** .468**

fb Sig. (2-tailed) .000 .000

N 294 294 294

Pearson Correlation -.556** 1 -.334**

ct Sig. (2-tailed) .000 .000

N 294 294 294

Pearson Correlation .468** -.334** 1

opt Sig. (2-tailed) .000 .000

N 294 294 294

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

5. Thực hiện hồi quy tuyến tính

Model Summaryb

Model R R Square Adjusted R Std. Error of the Durbin-Watson


Square Estimate

1 .529a .280 .262 .636 1.831


126

a. Predictors: (Constant), opt, kết hôn, biettaichinh, giới tính, chưanghihuu, luongcao,
daihoc

b. Dependent Variable: fb

ANOVAa

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Regression 44.861 7 6.409 15.861 .000b

1 Residual 115.559 286 .404

Total 160.421 293

a. Dependent Variable: fb

b. Predictors: (Constant), opt, kết hôn, biettaichinh, giới tính, chưanghihuu, luongcao, daihoc

Coefficientsa

Model Unstandardized Coefficients Standardized t Sig. Collinearity Statistics


Coefficients

B Std. Error Beta Tolerance VIF

1 (Constant) 2.053 .348 5.901 .000

giới tính .083 .076 .055 1.088 .277 .978 1.022

kết hôn .268 .080 .175 3.362 .001 .934 1.070

luongcao .135 .133 .053 1.016 .310 .934 1.071

biettaichinh .085 .078 .057 1.098 .273 .919 1.088

daihoc .027 .105 .014 .256 .798 .865 1.156


127

chưanghihuu -.598 .269 -.115 -2.226 .027 .952 1.051

opt .503 .057 .460 8.884 .000 .937 1.067

a. Dependent Variable: fb

Model Summaryb

Model R R Square Adjusted R Std. Error of the Durbin-Watson


Square Estimate

1 .569a .324 .307 .616 1.694

a. Predictors: (Constant), ct, chưanghihuu, giới tính, biettaichinh, luongcao, daihoc, kết
hôn

b. Dependent Variable: fb

ANOVAa

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Regression 51.897 7 7.414 19.538 .000b

1 Residual 108.524 286 .379

Total 160.421 293

a. Dependent Variable: fb

b. Predictors: (Constant), ct, chưanghihuu, giới tính, biettaichinh, luongcao, daihoc, kết hôn

Coefficientsa

Model Unstandardized Coefficients Standardized t Sig. Collinearity Statistics


Coefficients
128

B Std. Error Beta Tolerance VIF

(Constant) 5.324 .305 17.483 .000

giới tính .036 .074 .024 .492 .623 .973 1.028

kết hôn .026 .080 .017 .331 .741 .877 1.141

luongcao .063 .130 .025 .484 .629 .921 1.086


1
biettaichinh -.038 .075 -.026 -.506 .613 .919 1.089

daihoc .107 .101 .055 1.065 .288 .888 1.126

chưanghihuu -.535 .261 -.102 -2.055 .041 .951 1.051

ct -.503 .050 -.534 -10.128 .000 .851 1.175

a. Dependent Variable: fb

Model Summaryb

Model

R Square

Adjusted R Square

Std. Error of the Estimate

Durbin-Watson

.644a

.415

.399
129

.574

1.866

a. Predictors: (Constant), opt, kết hôn, biettaichinh, giới tính, chưanghihuu, luongcao, daihoc, ct

b. Dependent Variable: fb

ANOVAa

Model

Sum of Squares

df

Mean Square

Sig.

Regression

66.599

8.325

25.288

.000b

Residual

93.822
130

285

.329

Total

160.421

293

a. Dependent Variable: fb

b. Predictors: (Constant), opt, kết hôn, biettaichinh, giới tính, chưanghihuu, luongcao, daihoc, ct

Coefficientsa

Model Unstandardized Standardized t Sig. Collinearity Statistics


Coefficients Coefficients

B Std. Error Beta Tolerance VIF

1 (Constant) 3.699 .374 9.898 .000

giới tính .041 .069 .027 .591 .555 .973 1.028

kết hôn .096 .075 .062 1.277 .203 .860 1.163

luongcao -.013 .121 -.005 -.104 .918 .913 1.096


131

biettaichinh .017 .071 .012 .243 .808 .906 1.104

daihoc .003 .095 .001 .031 .976 .864 1.157

chưanghihuu -.549 .243 -.105 -2.261 .025 .951 1.051

ct -.397 .049 -.422 -8.126 .000 .762 1.312

opt .361 .054 .330 6.683 .000 .839 1.192

a. Dependent Variable: fb
132
133
134

PHIẾU KHẢO SÁT

Chúng tôi là nhóm nghiên cứu đến từ trường Đại học Ngoại thương. Hiện tại,
nhóm đang thực hiện một nghiên cứu và khảo sát về hành vi tài chính cá nhân.
Chính vì vậy, nhóm rất mong nhận được sự hỗ trợ từ quý anh/chị để chúng tôi có
thể thực hiện thành công nghiên cứu này. Tất cả những câu trả lời từ quý anh/chị
sẽ được bảo mật và chỉ được sử dụng trong nghiên cứu này, không nhằm bất kì mục
đích nào khác.

Mọi ý kiến phản hồi xin gửi về email : thongtm.cc.ftu@gmail.com

Xin chân thành cảm ơn mọi người đã tham gia cuộc khảo sát này!

* Bắt buộc

2. Anh/chị đang ở độ tuổi: * 5. Anh/chị đã tốt nghiệp: *


 22-30 tuổi  Phổ thông
 30-40 tuổi  Cao đẳng/Đại học
 40-45 tuổi  Sau đại học
 45-55 tuổi
 Trên 55 tuổi 6. Anh/chị đã từng theo học các
khóa học về tài chính hay chưa? *
 Chưa từng
3. Giới tính của anh/chị là: *
 Đã học khóa ngắn hạn
 Nam
 Đã học ở bậc Đại học
 Nữ
 Đã học ở bậc Thạc sĩ
 Khác: ............................................
4. Anh/chị đã lập gia đình chưa? *
 Đã kết hôn
7. Thu nhập bình quân hàng tháng
 Độc thân
của anh/chị hiện đang ở mức: *
 Dưới 9,000,000 VND
135

 Từ 9,000,000 - 18,000,000 VND  Từ 52,000,000 - 80,000,000 VND


 Từ 18,000,000 - 32,000,000 VND  Trên 80,000,000 VND
 Từ 32,000,000 - 52,000,000 VND
136

Đánh giá mức độ lạc quan


Dưới đây là bảng câu hỏi để đánh giá mức độ lạc quan của anh/chị.
Các câu trả lời phân mức từ 1-Hoàn toàn phản đối đến 5-Hoàn toàn đồng ý

Không
Thang đo Hoàn Phản đối Hoàn
đồng ý Đồng ý
Câu hỏi toàn một toàn đồng
hoặc một phần
phản đối phần ý
phản đối
Nhiều khi tôi kỳ vọng
những điều tuyệt vời
nhất
Tôi có thể dễ dàng nghỉ
ngơi thư giãn
Tôi mặc kệ những điều
không mong muốn xảy
ra với mình
Tôi luôn lạc quan về
tương lai của bản thân
Bận rộn là điều cần
thiết đối với bản thân
tôi
Tôi hiếm khi mong đợi
mọi thứ xảy ra theo ý
mình
Tôi không phải là
người nhạy cảm
Thi thoảng tôi trông
chờ điều tốt đẹp xảy
đến với mình
Nhìn chung thì tôi
mong đợi những điều
tốt đẹp hơn là những
điều tồi tệ
137
138
139

Đánh giá hành vi tài chính cá nhân


Dưới đây là bảng câu hỏi đánh giá hành vi tài chính cá nhân của quý anh/chị.

Các câu trả lời thể hiện tần suất từ 1-không bao giờ đến 5- luôn luôn

Thang đo Không Thỉnh Thường Luôn


Hiếm khi
Câu hỏi bao giờ thoảng xuyên luôn

So sánh các lựa chọn trước


khi quyết định
Giữ lại các hóa đơn định kỳ
(ví dụ: theo tháng hoặc
năm)
Chi tiêu trong phạm vi
ngân sách hoặc theo kế
hoạch đề ra
Chi tiêu tối đa hạn mức tín
dụng cho phép của thẻ tín
dụng
Chi tiêu tối thiểu cho
khoản nợ
Duy trì quỹ dự phòng cá
nhân phòng khi khẩn cấp
Tiết kiệm từ tất cả các
khoản chi tiêu
Tiết kiệm cho mục tiêu dài
hạn (ví dụ: mua nhà, mua
xe, …)
Mua các loại bảo hiểm
(ví dụ: bảo hiểm thân thể,
bảo hiểm tài sản, …)
140

Khả năng tự kiểm soát


Dưới đây là bảng câu hỏi đánh giá khả năng tự kiểm soát của quý anh/chị.

Các câu trả lời thể hiện từ 1- đối lập đến 5- chính xác là tôi

Hơi khác Hơi


Thang đo Không Rất Chính
tôi một giống tôi
Câu hỏi phải tôi giống tôi xác là tôi
chút một chút
Tôi có khả năng chống lại
những cám dỗ
Từ bỏ các thói quen xấu là
rất khó đối với tôi
Tôi lười nhác
Tôi hay lỡ lời
Tôi vẫn làm nhưng điều
không tốt cho bản thân
miễn là nó khiến tôi vui
Tôi ước mình có tính tự kỉ
luật hơn với bản thân
Tôi sẽ xao nhãng công việc
nếu có những cuộc vui
Tôi rất khó tập trung
Tôi có thể làm việc hiệu quả
khi có những mục tiêu dài
hạn
Tôi hành động mà không
suy nghĩ

Tôi từ chối những thứ có


hại cho bản thân tôi
Mọi người đánh giá tôi là
người có kỷ cương thép
141

You might also like