You are on page 1of 13

HƯỚNG DẪN KHAI THÁC KHÓA HỌC ONLINE

HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2020 - 2021

A. HỌC ONLINE
1. Trước khi đăng nhập vào khóa học
- Khóa học bắt đầu ngày 03.03.2021; tổng kết khóa học ngày 08.06.2021.
- Sinh viên kiểm tra tên, mã sinh viên, ngày sinh, lớp … nếu có sai sót báo lại
cho giáo viên phụ trách môn học trong 5 ngày (sau khi khóa học bắt đầu
03/04/05/06/07tháng 03 năm 2021. Sau 17h ngày 07 tháng 03 năm 2021, Bộ môn sẽ
không giải quyết những vấn đề liên quan đến việc đăng nhập khóa học)
Tài khoản của SV sẽ được kích hoạt vào 17:30 ngày 03/03/2021. 18:00 NGÀY
03.03.2021, TRONG BUỔI GẶP MẶT ĐẦU TIÊN (QUA ZOOM ĐÃ ĐƯỢC
THÔNG BÁO), SINH VIÊN SẼ ĐĂNG NHẬP VÀ KIỂM TRA TÀI KHOẢN
CỦA MÌNH (VIỆC ĐĂNG NHẬP VÀ KIỂM TRA TÀI KHOẢN HỌC TRÊN HỆ
THỐNG LÀ MỘT HÌNH THỨC ĐIỂM DANH TRONG BUỔI GẶP MẶT ĐẦU
TIÊN).
2. Đăng nhập vào khóa học
Vào link : lcms.ulis.vnu.edu.vn
Kích vào phần login, đăng nhập username là masinhvien@vnu.edu.vn và
password là : dhnn1955 (ví dụ : 20042456@vnu.edu.vn); pass : dhnn1955
Sau đó chọn Cơ sở văn hóa Việt Nam - 2021 (có hình elearning).
Sinh viên có thể tự thay đổi password nhưng phải ghi nhớ để tham gia khóa học,
nếu quên mật khẩu, SV tự chịu trách nhiệm.
3. Cách khai thác khóa học
Bước 1: Xem bài giảng (12 bài – topic)
Bước 2: Đọc tài liệu
- Giáo trình bắt buộc
(1) Cơ sở văn hóa Việt Nam (Trần Quốc Vượng chủ biên)
(2) Cơ sở văn hóa Việt Nam (Trần Ngọc Thêm)

1
- Các tài liệu tham khảo qua các đường link trong mỗi bài.
Bước 3: Sau khi xem bài giảng xong mỗi topic, sinh viên phải kết hợp với đọc
giáo trình bắt buộc (theo hướng dẫn trong đề cương môn học):
Sinh viên trả câu hỏi ôn tập bằng hình thức trắc nghiệm sau mỗi topic.
Lưu ý: Việc trả lời câu hỏi ôn tập sau mỗi chủ đề là bắt buộc. Ở mỗi topic,
sinh viên chỉ được trả lời 2 lần và điểm trung bình của cả 12 topic phải trên 7 điểm và
không được bỏ qua từ 3 topic trở lên (bao gồm cả phần nghe giảng và làm bài tập
bắt buộc sau mỗi topic) mới đủ điều kiện dự thi hết môn.
Bước 4: Kiểm tra lại kết quả nghe giảng và kết quả bài tập ở mục grade
4. Thời gian học
4.1. Thời gian toàn khóa: bắt đầu: 03/03/2021 - kết thúc ngày 08/06/2021
4.2. Thời gian đóng/ mở các topic

Topic Thời gian bắt đầu Thời gian kết thúc


Bài tập Topic 1 - topic 6 17h 00 ngày 03/03/2021 17h00 ngày 30/04/2021
Bài tập Topic 7 - topic 12 17h 00 ngày 30/04/2021 17h00 ngày 02/06/2021

Lưu ý:
Sinh viên cần thực hiện đầy đủ việc nghe giảng các topic và hoàn thành việc trả
lời câu hỏi ôn tập sau mỗi topic trong thời gian đóng mở các topic.
Sau thời gian đóng mở các topic, cụ thể sau 17h ngày 30/04/2021 (theo giờ
được cài đặt trên máy tính), sinh viên vẫn có thể nghe giảng nhưng không thể trả
lời câu hỏi ôn tập các chủ đề từ topic 1 đến topic 6. Sau 17h ngày 02 /06/2021, sinh
viên vẫn có thể nghe giảng nhưng không thể trả lời câu hỏi ôn tập các chủ đề từ
topic 7 đến topic 12.
Việc nghe giảng đầy đủ các topic và hoàn thành trả lời câu hỏi ôn tập sau
mỗi topic là điều kiện để xét dự thi kết thúc môn.

2
B. Lịch học offline (Sinh viên nghe một chuyên đề bắt buộc)

Thời gian Nội dung Giáo viên phụ trách Địa điểm
Thứ Tư: ngày 03/03/2021
Ca 1: 17h30 - 18h15
(Sinh viên theo danh sách ca 1)
Ca 2: 18h30 - 19h15
Ca 1: Cô Ngô Thanh Mai
(Sinh viên theo danh sách ca 2)
ĐT: 0902268995
Ca 3: 19h30 – 20h15 Giới thiệu về môn
Ca 2: Cô Chử Thị Bích
(Sinh viên theo danh sách ca 3) học, hướng dẫn
ĐT: 0983046243
(Lịch này đã được chuyển sang gặp khai thác khóa học
Ca 3: Thầy Trần Hữu Trí
mặt trên Zoom theo thông báo của
ĐT: 0971424683
phòng đào tạo từ 18: 00 – 20: 00
ngày 03.03.2021) Hội trường
ID zoom: 98022708847 Vũ Đình Liên
pass: ulis2021 (công trình
K. Pháp)
Thứ Ba: ngày 11/05/2021
17h30-19h30 Thầy Trần Hữu Trí
Sinh viên theo danh sách ca 1
Thứ Tư: 12/05/2021
17h30-19h30 Chuyên đề Cô Chử Thị Bích
Sinh viên theo danh sách ca 2
Thứ Năm: 13/05/2021
17h30-19h30 Cô Ngô Thanh Mai
Sinh viên theo danh sách ca 3
Thứ Ba ngày 25/05/2021
Sáng: Cô Ngô Thanh Mai Phòng 508
Sáng: 8h30 - 10h30 Thu bài tập nhóm
Chiều: Thầy Trần Hữu Trí nhà A1
Chiều: 14h00 - 16h00

Thứ Ba ngày 08/06/2021 Ca 1: Cô Ngô Thanh Mai


Ca 1: 17h30 - 18h15 Ca 2: Cô Chử Thị Bích Hội trường
Tổng kết khóa học
Ca 2: 18h15 – 19h00 Ca 3: Thầy Trần Hữu Trí Vũ Đình Liên
Ca 3: 19h00 - 19h45

Lưu ý:
- Sinh viên cần theo dõi thông báo trên khóa học (mục thông báo) vì lịch học có
thể bị thay đổi.
- Danh sách học được chia theo 4 ca: ca 1, ca 2, ca 3 (theo như danh sách buổi giới
thiệu và hướng dẫn khai thác khóa học). Sinh viên ở ca nào học đúng lịch của ca
đó. Sinh viên học không đúng ca coi như nghỉ học.

3
C. ĐI THỰC TẾ VĂN HÓA
1. Tất cả sinh viên của khóa học đều phải đi thực tế văn hóa
2. Có hai hình thức đi thực tế
(a) Đi thực tế do Nhà Trường - Phòng Công tác Chính trị Học sinh sinh viên hỗ trợ
tổ chức (sẽ có thông báo cụ thể). Kinh phí do sinh viên tự chi trả. Đăng ký tham
gia theo thông báo của Phòng Công tác Chính trị Học sinh sinh viên.
(b) Sinh viên tự tổ chức đi, tự lựa chọn địa điểm đi thực tế, tự chịu trách nhiệm về
việc đi thực tế.
3. Cách thức thực hiện
Bước 1. Lập nhóm nghiên cứu: mỗi nhóm không quá 10 sinh viên
Bước 2. Chọn đề tài nghiên cứu
Ví dụ: Địa điểm đi thực tế: Làng cổ Đường Lâm
Sinh viên có thể lựa chọn các vấn đề nghiên cứu như:
- Kiến trúc nhà ở truyền thống của người Việt (Đường Lâm)
- So sánh nhà ở truyền thống của người Việt (Đường Lâm) với nhà ở của người
Việt hiện nay
- So sánh kiến trúc nhà ở truyền thống của người Việt (Đường Lâm) với kiến
trúc nhà ở của các dân tộc khác (dân tộc Thái, dân tộc Tày – Nùng…)
- Cổng làng (so sánh với các vùng khác hoặc so sánh giữa truyền thống và hiện
đại)
- Đình Mông Phụ - Đường Lâm
- Đặc trưng ẩm thực của địa phương (sản phẩm truyền thống: kẹo truyền thống
lạc, vừng, dồi, chè lam, chè kho, bánh gai, bánh tẻ, tương…)
- Cuộc sống sinh hoạt, sản xuất của người dân khu vực Đường Lâm
- Hoạt động thương mại
- Các vấn đề liên quan đến du lịch
Bước 3. Chuẩn bị trước khi đi thực tế

4
- Tìm hiểu về địa điểm đi thực tế (Làng cổ Đường Lâm) trước khi đi thực tế qua
sách, báo, internet…
- Phác thảo dàn ý nghiên cứu, sau đó phân công nhiệm vụ cho từng thành viên
trong nhóm
- Xác định cách thức thu thập tài liệu: quan sát, ghi chép, phỏng vấn, phát bảng
hỏi….
- Sinh viên có thể hỏi cô Chử Thị Bích, cô Ngô Thanh Mai (qua điện thoại,
email hoặc gặp trực tiếp) nếu gặp vướng mắc trong cách chọn đề tài, cách triển khai
đề tài…
- Sau chuyến đi, tổng hợp các phần nghiên cứu của các thành viên để hoàn thiện
sản phẩm.
4. Yêu cầu sản phẩm nộp sau khi đi thực tế
Bản cứng được trình bày dưới dạng word và ảnh
a. Về nội dung: sản phẩm gồm 2 phần:
Phần 1. Nội dung nghiên cứu: Ví dụ: Cấu trúc nhà truyền thống của người
Việt tại làng Đường Lâm (số trang của phần nội dung nghiên cứu tối đa 15 trang)
Phần nội dung nghiên cứu bao gồm:
Phần 1: Phần mở đầu (xem mẫu bên dưới)
Phần 2: Nội dung nghiên cứu (xem mẫu bên dưới)
Phần 3: Kết luận (nửa trang A4)
Phần 2. Nhật kí chuyến đi
Mỗi nhóm phải có tối thiểu 10 ảnh về chuyến đi thực tế; mỗi ảnh có chú thích
về thời gian, địa điểm đi thực tế và sát hợp với chủ đề nghiên cứu và có mặt các thành
viên trong nhóm…; mỗi trang A4 trình bày 2 ảnh, số trang của phần nhật kí chuyến đi
tối thiểu là 10 trang. (xem mẫu trình bày ở dưới)
b. Hình thức
- Phần nội dung nghiên cứu trình bày dưới dạng Word có độ dài tối đa 15 trang,
font chữ Timew New Roman, cỡ chữ 13 và giãn dòng 1.5, căn lề: Lề trên, lề dưới, lề
phải: 2,5cm; lề trái: 3cm.

5
- Số thứ tự trang đặt ở chính giữa, phía cuối của trang giấy.
- Trang bìa làm theo mẫu (gồm tên các thành viên trong nhóm và được sắp
xếp theo số thứ tự theo ca học, thứ tự trong nhóm được sắp xếp từ
nhỏ đến lớn, mã sinh viên). TÊN NHÓM TRƯỞNG PHẢI ĐƯỢC IN ĐẬM.
(xem mẫu bên dưới)
Địa điểm nộp bài thực tế: Phòng P.508 nhà A1
Thời gian nộp: Thứ Ba: 25/05/2021 (Sáng: 8h30 - 10h30; Chiều: 14h00 - 16h30)
D. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI MÔN HỌC
1. Điều kiện dự thi hết môn
- Nghe giảng 10 topic trên tổng số12 topic (online)
- Làm bài tập trắc nghiệm sau mỗi topic và điểm trung bình của 12 topic đạt 70%
trở lên
- Nghe giảng chuyên đề bắt buộc (offline)
- Đi thực tế (theo Nhà trường hoặc cá nhân) và có bài tập thực tế
- Có điểm bài tập thực tế > 0 (không điểm)
2. Điểm môn học sẽ gồm 02 đầu điểm
+ Bài tập thực tế: 40%
+ Thi cuối kì: 60%
E. LIÊN HỆ, TRAO ĐỔI NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN KHÓA HỌC
- Liên hệ: Sinh viên liên hệ với giáo viên được phân công phụ trách những vấn
đề liên quan đến khóa học như sau:
1. Cô Chử Thị Bích (Trưởng Bộ môn)
Phụ trách: giải đáp thắc mắc liên quan đến nội dung môn học, hướng dẫn đề tài,
cách triển khai đề tài khi đi thực tế; chấm điểm và vào điểm bài tập thực tế.
- Phổ biến nội dung môn học, cách khai thác khóa học ngày 03.03.2021 sinh
viên ca 2.
- Phụ trách chuyên đề ca 2 ngày 12.05.2021
ĐT: 0983 046 243

6
Email: bichcn@yahoo.com
2. Cô Ngô Thanh Mai
- Phụ trách: giải đáp thắc mắc liên quan đến việc đăng nhập khóa học, sửa chữa
các thông tin của sinh viên, ra các thông báo liên quan đến khóa học.
- Phổ biến nội dung môn học, cách khai thác khóa học ngày 03.03.2021 sinh
viên ca 1 và ca 2.
- Phụ trách chuyên đề ca 4 ngày 13.05.2021
- Thu bài tập nhóm sáng ngày 25.05.2021
- Phụ trách: chốt danh sách sinh viên đủ điều kiện dự thi hết môn, lập danh sách
thi hết môn; gửi danh sách điểm thi đã cộng điểm về phòng đào tạo sau khi thi hết
môn.
ĐT: 0902 268 995
Email: thanhmai.ulis@gmail.com
3. Thầy Trần Hữu Trí
- Phụ trách: giải đáp thắc mắc liên quan đến nội dung môn học, hướng dẫn đề
tài, cách triển khai đề tài khi đi thực tế; chấm điểm và vào điểm bài tập thực tế.
- Phổ biến nội dung môn học, cách khai thác khóa học ngày 03.03.2021 sinh
viên ca 3.
- Phụ trách chuyên đề ca 1 ngày 11.05.2021
- Thu bài tập nhóm chiều ngày 25.05.2021
ĐT: 0971 424 683
Email: t2ha2008@gmail.com
- Trao đổi: Ngoài liên hệ trực tiếp với các thầy cô phụ trách như trên, sinh viên
có thể trao đổi với giáo viên hoặc các thành viên trong khóa học những vấn đề liên
quan đến nội dung môn học trên mục HỎI VÀ ĐÁP (Lưu ý: sinh viên đọc kĩ bản
Hướng dẫn khai thác khóa học và không hỏi trên mục HỎI VÀ ĐÁP về những thông
tin đã được hướng dẫn chi tiết trong bản Hướng dẫn khai thác khóa học này.)

7
- Mục THÔNG BÁO chỉ dành để thông báo về các nội dung liên quan đến khóa
học. Sinh viên không nên trao đổi ở mục này để tiện cho việc cập nhật các thông báo
về môn học và khóa học.
Bộ môn NN và VHVN

8
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ- ĐHQGHN
BỘ MÔN NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
------------------------------

BÀI TẬP THỰC TẾ


MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
Học kỳ 1 năm học 2020 – 2021

Đề tài: Kiến trúc nhà ở truyền thống của người Việt tại làng Đường Lâm
Danh sách nhóm

Số thứ tự theo ca
Stt Mã sinh viên Họ và tên (Sắp xếp từ nhỏ Ghi chú
đến lớn)
1 Nguyễn Văn A 23
2 Nguyễn Thị B 74
187 20041367
Nguyễn Văn
3 (trưởng
C
nhóm)

10 Nguyễn Văn D 456

9
Cách trình bày ảnh: Mỗi trang A4 gồm 2 ảnh như sau:

Ảnh 1: Cổng vào làng Đường Lâm; 8h ngày 15/10/2019


( có ảnh của các thành viên trong nhóm)

Ảnh 2: Chum tương trong sân một ngôi nhà cổ ở làng Đường Lâm; 8h20 ngày
15/10/2019
(có ảnh của các thành viên trong nhóm)

10
Cách trình bày trang văn bản
Đình Mông Phụ là công trình bề thế ở khu đất cao giữa làng. Đình Mông Phụ
được xây dựng năm 1684 (niên hiệu Vĩnh Tộ đời vua Lê Hy Tông), có nét đặc trưng
của đình Việt. Đình Mông Phụ mang đậm dấu ấn của lối kiến trúc Việt – Mường ( của
người Việt cổ), đình có sàn gỗ cách mặt đất, mô phỏng kiểu kiến trúc của nhà sàn. Sân
đình thấp hơn mặt bằng xung quanh nên khi trời mưa, nước chảy vào sân rồi thoát ra
theo hai cống ở bên tạo thành hình hai râu rồng. Bên trong đình còn có nhiều cổ vật
quý được nhiều thế hệ gìn giữ. Làng Đường Lâm còn nổi tiếng bởi những ngôi đền thờ,
các lăng, miếu thờ các vị đại vương. Người dân Đường Lâm tự hào là người dân vùng
đất hai vua là vua Ngô Quyền và Phùng Hưng. Đền thờ vua Ngô Quyền đã được tu sửa
nhiều lần, lần gần đây nhất là vào thời Vua Tự Đức (1848 – 1883). Ngô Quyền là vị
vua nổi tiếng với trận đánh trên sông Bạch Đằng nhấn chìm toàn bộ chiến thuyền của
quân Nam Hán.
Nét nổi bật ở Đường Lâm là những ngôi nhà cổ. Trong làng hiện có tới 956 ngôi
nhà cổ, tập trung nhiều nhất ở các thôn Đông Sàng, Mông Phụ và Cam Thịnh. Nhiều
ngôi nhà được xác định xây dựng từ các năm 1649, 1703, 1850... Những ngôi nhà có
cổng, tường rào quanh nhà xây bằng đá ong theo lối xưa bằng đất đá, bã trấu, bùn để
tạo chất kết dính. Nhà cổ chủ yếu dựng bằng gỗ mít và gỗ lim với những nét chạm trổ
tinh xảo. Ông Kiều Văn Thông ở xóm 3, thôn Đông Sàng, xã Đường Lâm, cho biết:
"Ngôi nhà của tôi được làm hoàn toàn từ gỗ trên nền đất đá ong. Nhà có 5 gian, hai
chái. Gian giữa để thờ có bàn thờ, trang trí cửa võng, có bàn ghế, sập gụ Các nét chạm
trổ vẫn được giữ nguyên với các tích phong cảnh thể hiện nền nếp của các cụ ngày xưa.
Ngoài sân vườn vẫn có cái giếng đá ong cổ. Đó là cái cha ông để lại cần phải bảo tồn
để nó không mai một đi".
Cùng với những di tích lịch sử, những phong tục tập quán của người dân, làng
cổ Đường Lâm là địa danh nổi tiếng thu hút khách du lịch bốn phương tới tham quan
để hiểu thêm về lịch sử, nét văn hóa độc đáo của các làng quê Việt.
1

11
Mục lục
Phần mở đầu……………………………………………………………………………1
Nội dung………………………………………………………………………………..3
1. Tên mục………………………………...………………………………...…………3
1.1………………………………………………………………………………………3
1.2………………………………………………………………………………………5
2……………………………………………………………………………………...…7
2.1……………………………………………………………………………………....7
2.2………………………………………………………………………………………9
3………………………………………………………………………………………..11
3.1……………………………………………………………………………………...11
3.2…………………………………………...…………………………………………13
Kết luận……………...……………………………………...………………………...15
Tài liệu tham khảo
Phụ lục ảnh
NỘI DUNG BÀI ĐI THỰC TẾ
I. Phần mở đầu:
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Phương pháp nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
II. Phần nội dung
Nội dung………………………………………………………………………………..
1……………………………………………………………………………...…………
1.1………………………………………………………………………………………
1.2………………………………………………………………………………………
2……………………………………………………………………………………...…
2.1……………………………………………………………………………………....
2.2………………………………………………………………………………………

12
3………………………………………………………………………………………..
3.1……………………………………………………………………………………...
3.2…………………………………………...…………………………………………
III. Kết luận……………………………………………………...…………………….
Tài liệu tham khảo
Phụ lục ảnh (Nhật kí chuyến đi)

Tiêu chí chấm bài tập thực tế - Thang điểm 10


- Đủ số trang theo quy định: 1 điểm
- Trình bày đúng quy cách: 2 điểm
- Nội dung triển khai theo đúng đề tài đã chọn: 4 điểm
- Đủ ảnh và trình bày đúng yêu cầu: 3 điểm
Lưu ý:
- Sinh viên nộp muộn sẽ bị trừ 50% điểm của bài tập nhóm.

13

You might also like