You are on page 1of 8

UBND TỈNH NGHỆ AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Số:248 SGD&ĐT-GDTrH Nghệ An, ngày20 tháng 2 năm 2022
V/v ban hành cấu trúc đề thi HSG
cấp tỉnh lớp 9 năm học 2021-2022

Kính gửi: Trưởng phòng GD&ĐT các huyện, thành phố và thị xã.

Để thực hiện tốt Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 cấp THCS năm học 2021 - 2022, Sở Giáo
dục và Đào tạo Nghệ an ban hành cấu trúc đề thi như sau:
I. Những quy định chung
1. Hình thức thi:
- Đối với các môn Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo
dục công dân: Thi theo hình thức tự luận.
- Đối với môn Tin học: Thi lập trình trực tiếp trên máy tính bằng ngôn ngữ lập trình
Pascal hoặc C++ (trên DevC++, Code Block), Python để giải các bài toán.
- Đối với các môn Ngoại ngữ: Thi viết, bao gồm câu hỏi tự luận và trắc nghiệm, kiểm
tra 03 kỹ năng nghe, đọc, viết và kiến thức ngôn ngữ.
2. Nội dung thi: Thuộc phạm vi chương trình Giáo dục phổ thông cấp THCS do Bộ GD&ĐT ban
hành, tập trung chủ yếu ở chương trình lớp 9.
- Đối với chương trình lớp 9 không thi nội dung được hướng dẫn: Tự đọc, tự học, tự làm, tự thực
hiện, không yêu cầu; những nội dung yêu cầu học sinh thực hành, thí nghiệm theo Công văn số
4040/BGDĐT - GDTrH ngày 16/9/2021.
- Đối với chương trình lớp 8 không thi nội dung được hướng dẫn: Không dạy; Đọc thêm; Không
làm; Không thực hiện; Không yêu cầu; Khuyến khích học sinh tự đọc; Khuyến khích học sinh học;
Khuyến khích học sinh làm; Khuyến khích học sinh tự thực hiện theo Công văn số 3280/BGDĐT-
GDTrH ngày 27/8/2020.
- Đối với chương trình lớp 7 không thi nội dung được hướng dẫn: Không dạy/thực hiện/làm…;
Khuyến khích tự học (đọc/làm/thực hiện…) theo Công văn số 1113/BGDĐT-GDTrH ngày
30/03/2020.
3. Thời gian làm bài: 150 phút.
4. Thang điểm: Điểm bài thi tính theo thang điểm 20. Nếu sử dụng thang điểm khác thì
kết quả điểm thi đổi sang thang điểm 20.
5. Mức độ yêu cầu và phân bố điểm:
- Đề thi yêu cầu có đủ 4 mức độ nhận thức: Nhận biết; thông hiểu; vận dụng và vận dụng cao.
- Phân bố điểm cho các mức độ trong đề thi các bảng như sau:
+ Bảng A:
Nhận biết và thông hiểu: 20% đến 40% tổng số điểm.
Vận dụng và vận dụng cao: 60% đến 80% tổng số điểm.
+ Bảng B:
Nhận biết và thông hiểu: 40% đến 60% tổng số điểm.
Vận dụng và vận dụng cao: 40% đến 60% tổng số điểm.
II. Quy định cụ thể của các môn thi
1. Môn Ngữ Văn
2

1.1. Chương trình thi


Ngoài nội dung theo quy định ở mục I.2, môn Ngữ văn cần lưu ý thêm:
- Chương trình thi hết tuần 28 của chương trình Ngữ văn lớp 9 (Tức tuần 10 của học kỳ
II), theo Phân phối chương trình của Bộ GD&ĐT. Cụ thể: về phần Văn học hết phần Thơ
Việt Nam trong chương trình lớp 9 Văn THCS (Sang thu, Nói với con); Phần Làm văn hết
bài Cách làm bài Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ; phần Tiếng Việt hết bài Liên kết câu và
liên kết đoạn.
- Không thi: Kiểu bài Nghị luận ý kiến về Văn học; Nghĩa tường minh, hàm ý, phần Đọc
thêm, tự học có hướng dẫn, văn học nước ngoài và chương trình địa phương.

1.2. Cấu trúc đề thi:


Đề thi có 02 câu: Nghị luận xã hội và Nghị luận văn học, không thi câu Đọc hiểu.
Câu 1. Nghị luận xã hội (8.0 điểm). Viết bài nghị luận xã hội về một hiện tượng đời
sống hoặc một vấn đề về tư tưởng đạo lý.
Câu 2. Nghị luận văn học (12.0 điểm). Viết bài nghị luận văn học về một hay một số tác
phẩm văn học/đoạn trích/khía cạnh của tác phẩm văn học. Từ đó trình bày suy nghĩ về một
vấn đề văn học có liên quan.
2. Môn Lịch sử
2.1. Phạm vi kiến thức
Đề thi gồm hai phần:
+ Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1945.
+ Lịch sử thế giới từ năm 1945 đến năm 2000 (các nước Á, Phi, Mĩ- Latinh; Mĩ,
Nhật Bản, Tây Âu; Quan hệ quốc tế).
2.2. Cấu trúc đề thi
Đề thi có 4 câu, mỗi câu có thể chia thành các ý nhỏ. Cụ thể như sau:
Lịch sử Việt Nam: 02 câu.
Lịch sử thế giới: 02 câu.
2.3. Phân bố điểm
Điểm của bài thi được phân bố theo nội dung như sau:
+ Phần Lịch sử Thế giới: Từ 8 đến 10 điểm;
+ Phần Lịch sử Việt Nam: Từ 10 đến 12 điểm.
3. Môn Địa lí
3.1. Yêu cầu chung
a) Nội dung đề thi: Đề thi cơ bản nằm trong chương trình môn Địa lí THCS hiện
hành.
b) Yêu cầu về cấp độ nhận thức
- Mức độ nhận thức: Nhận biết; thông hiểu: 30%; vận dụng: 30%; vận dụng cao: 40%
- Lớp 8: 20 %: 4 điểm; Lớp 9: 80 %: 16 điểm.
3.2. Giới hạn nội dung kiến thức và kỹ năng
a) Về kiến thức (14,0/20,0 điểm):
- Lớp 8: Địa lý tự nhiên Việt Nam.
- Lớp 9: Địa lí kinh tế xã hội (đến hết bài Đồng bằng Sông Cửu Long).
b) Về kỹ năng (6,0/20,0 điểm). Gồm:
3

- Kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ;


- Kỹ năng phân tích bảng số liệu;
- Kỹ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam.
3.3. Cấu trúc câu hỏi đề thi
Câu 1 (4,0 điểm). Địa lí tự nhiên Việt Nam, lớp 8.
Câu 2 (3,0 điểm). Địa lý dân cư Việt Nam, lớp 9.
Câu 3 (5,0 điểm). Địa lý kinh tế, lớp 9.
Câu 4 (4,0 điểm). Sự phân hóa lãnh thổ, lớp 9.
Câu 5 (4,0 điểm). Bài tập về rèn luyện kỹ năng về bảng số liệu,biểu đồ, Atlat Địa lý.
Lưu ý: Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do nhà xuất bản Giáo dục Việt
Nam phát hành từ năm 2009 đến nay.
4. Môn Giáo dục Công dân
4.1. Giới hạn chương trình thi
- Lớp 8: Gồm 06 bài: 12, 13, 16, 17, 18, 19.
- Lớp 9: Đến hết bài 14 “Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân”;
- Hiểu biết về các vấn đề xã hội.
4.2. Cấu trúc đề thi:
Đề thi có 5 câu, mỗi câu có thể chia thành các ý nhỏ. Cụ thể:
- Câu 1, 2 (10,0 điểm): Nhận biết, thông hiểu, vận dụng các kiến thức đã học để giải
quyết các vấn đề trong thực tiễn phù hợp nội dung chương trình lớp 9.
- Câu 3, 4 (6,0 điểm): Vận dụng các kiến thức đã học ở chương trình lớp 8 để giải
quyết các vấn đề thực tiễn, các tình huống pháp luật (không ra đề mức độ nhận biết ở
chương trình lớp 8).
- Câu 5 (4.0 điểm): Hiểu biết, thái độ, quan điểm của cá nhân về các vấn đề xã hội.
(Lớp 9: 10,0 điểm; Lớp 8: 6.0 điểm; Hiểu biết xã hội: 4,0 điểm).
5. Môn Tiếng Anh
5.1. Giới hạn chương trình
a) Đối với Chương trình tiếng Anh hiện hành (hệ 7 năm): Đến hết Lesson 2, Speak của Unit 7, Lớp 9.
b) Đối với Chương trình tiếng Anh mới (hệ 10 năm): Đến hết Unit 8, Lớp 9.
5.2. Cấu trúc đề thi
Cấu trúc đề thi gồm 4 phần, được phân bố như sau:
a) Nghe hiểu
- Độ khó: Bảng A tương đương B1, Bảng B tương đương A2 trên thang CEFR.
- Thời gian: Không quá 20 phút, tính từ lúc nhạc dạo báo hiệu đến nhạc báo kết thúc, bao
gồm:
+ 01 phút dạo đầu để thí sinh có thời gian đọc nhanh yêu cầu và các câu hỏi;
+ 05 giây nghỉ giữa 2 lần nghe;
+ 01 phút giữa các đoạn để thí sinh đọc nhanh yêu cầu và các câu hỏi;
+ 03 phút trước tín hiệu nhạc kết thúc để thí sinh viết và kiểm tra lại toàn bộ câu trả lời.
- Số đoạn: 02 hoặc 03.
- Số lượt nghe: 02 lần (chỉ dẫn, yêu cầu bằng tiếng Anh).
4

- Chủ điểm/nội dung: Phổ thông (giáo dục, môi trường, tin tức, văn minh - văn hóa, khoa học phổ
thông,…).
- Giọng đọc: Ưu tiên bản ngữ tiếng Anh (Anh, Mĩ, Australia,…)
- Tốc độ đọc/nói: Tự nhiên.
- Hình thức: Độc thoại hoặc đối thoại (số nhân vật tham gia đối thoại tối đa là 3 người).
- Yêu cầu: Hiểu đươc thông tin chính hoặc chi tiết; hiểu thông điệp và thái độ của người nói ở tốc
độ bình thường; ghi chép được những thông tin quan trọng khi nghe;…
- Số lượng câu hỏi: 30 câu;
- Loại câu hỏi: Kết hợp (nhiều lựa chọn MCQ, điền khuyết, trả lời câu hỏi…)
Tổng số điểm: 50/200
b) Ngữ pháp - Từ vựng
- Thời gian: Khoảng 20 phút
- Nội dung/hình thức:
+ Chọn từ/cụm từ phù hợp để hoàn thành câu (câu hỏi nhiều lựa chọn MCQ) để kiểm tra học sinh
về những vấn đề: Từ pháp (hiểu và sử dụng được động từ theo các quy luật ngữ pháp về thời, thể,
thức… biết sử dụng danh từ, đại từ, tính từ, giới từ,… chính xác trong văn cảnh cụ thể), cú pháp (phân
biệt và áp dụng được các cấu trúc câu), phương thức cấu tạo từ (nhớ và vận dụng được các phương thức
cấu tạo từ cơ bản, nhận biết được dạng thức khác nhau của từ trong văn cảnh cụ thể), chọn từ (word
choice/usage: có khả năng chọn từ thích hợp về ngữ nghĩa, sắc thái biểu cảm ở những mức độ cảm nhận
khác nhau), tổ hợp từ/cụm từ cố định/động từ hai thành phần hay ngữ động từ (nhận biết và phân biệt
được cụm từ tự do với cụm từ cố định/đặc ngữ, sử dụng cụm từ cố định/động từ hai thành phần hay ngữ
động từ), đồng nghĩa/trái nghĩa (nhận biết được từ/ngữ cận/trái nghĩa, sử dụng từ/ngữ cận/trái nghĩa
trong văn cảnh cụ thể), giao tiếp đơn giản (biết sử dụng từ/ngữ phù hợp để ứng đối một cách thích hợp
với phát ngôn thể hiện các chức năng giao tiếp cơ bản như chào hỏi, khen/chê, cầu khiến, đề nghị, mời
trong văn hoá bản ngữ tiếng Anh…)
+ Sửa lỗi trong một đoạn văn (đoạn văn khoảng 150 đến 200 từ có lỗi về ngữ pháp, dùng từ, chính
tả... Học sinh cần gạch dưới/viết ra những phần bị lỗi trong đoạn văn và đưa ra phương án sửa).
- Số lượng câu: 20
- Tổng số điểm: 20/200
c) Đọc hiểu
- Độ khó: Bảng A tương đương B1, Bảng B tương đương A2 trên thang CEFR.
- Thời gian: 50 phút.
- Chủ điểm/nội dung: phổ thông (giáo dục, môi trường, văn minh-văn hóa, khoa học phổ
thông,…).
- Số đoạn văn:
+ 02 đoạn văn sử dụng cho bài điền khuyết (cloze reading): 01 đoạn Open cloze và 01 đoạn
Guided cloze; độ dài: Bảng A: ± 200 từ, Bảng B: ±150; mỗi đoạn 15 chỗ trống.
+ Bảng A: 03 đoạn văn, Bảng B: 02 đoạn văn kiểm tra kỹ năng đọc; độ dài mỗi đoạn: Bảng A:
Tối thiểu 400 từ, Bảng B: Tối thiểu 300 từ. Kiểm tra kỹ năng đọc hiểu lấy thông tin cụ thể/đại ý, kỹ
năng đọc phân tích/đọc phê phán/ tổng hợp/ suy diễn/ẩn ý, kiểm tra kỹ năng đoán và hiểu nghĩa từ mới;
nghĩa ngữ cảnh; ví von; hoán dụ; ẩn dụ; tương phản; đồng nghĩa/dị nghĩa;... Hình thức câu hỏi: Kết hợp
trong từ đoạn văn hoặc từng đoạn riêng biêt các loại câu hỏi đọc hiểu:
* Đọc trả lời câu hỏi nhiều lựa chọn (MCQ),
5

* Đọc chọn đáp án đúng/sai,


* Đọc khớp nối nhan đề/một nhận xét/tóm tắt/… với một đoạn văn,
* Đọc chọn từ trong câu hỏi đa lựa chọn, đọc chọn câu đúng điền vào chỗ trống trong đoạn văn,
trả lời câu hỏi (Q&A),...
- Tổng số câu hỏi: Bảng A: 60 câu, Bảng B: 50 câu.
- Tổng số điểm: 70/200
d) Viết
- Thời gian: 60 phút
- Nội dung/hình thức: Gồm 03 phần đối với bảng A, 02 phần đối với bảng B
+ Viết lại câu: Bảng A: 05 câu, Bảng B: 10 câu.
Điểm Bảng A: 10/200, Bảng B: 20/200
+ Viết văn bản (thư điện tử/thư cá nhân/lời nhắn/ghi chú/bưu thiếp…) theo các gợi ý cho sẵn
trong khoảng 80 - 100 từ. Trong văn bản, thí sinh cần thể hiện được các chức năng ngôn ngữ quen
thuộc trong các tình huống và chủ đề cá nhân: cảm ơn, xin lỗi, đưa ra lời mời, hẹn hò, sắp xếp cuộc
gặp…
Điểm: Bảng A: 20/200, Bảng B: 40/200
+ Chỉ dành Bảng A: Viết văn bản (đoạn văn miêu tả hoặc một câu chuyện ngắn) theo các gợi ý
sẵn (tiêu đề, câu mở đầu hoặc câu kết) trong khoảng 100 đến 120 từ. Trong văn bản, thí sinh cần thể
hiện các chức năng ngôn ngữ như: mô tả vật, người, nơi chốn, kể về các sự kiện, trải nghiệm, cảm xúc
của bản thân.
Điểm: 30/200
Tổng số điểm: 60/200
Điểm toàn bài: 200
6. Môn Tiếng Pháp
6.1. Giới hạn chương trình
- Sách giáo khoa tiếng Pháp 9 (hệ 7 năm) bài 10 (tương đương đến hết tuần 24);
- Sách giáo khoa song ngữ sang bài 5 (parcours 5) (tương đương đến hết tuần 24).
6.2. Cấu trúc đề thi
a) Nghe hiểu (3 điểm).
Gồm 10 câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn hoặc VRAI ou FAUX. Trình độ A2.
b) Đọc hiểu (5 điểm).
Đọc và trả lời câu hỏi bài khóa có độ dài từ 200 đến 250 từ. Trình độ A2. Cụ thể:
- Từ câu 1 đến câu 5: Trắc nghiệm nhiều lựa chọn;
- Từ câu 6 đến câu 10: Trả lời câu hỏi tự luận.
Các chủ đề: Kỳ nghỉ (vacances), giới trẻ với thuốc lá, média, môi trường, định hướng
nghề nghiệp, học ngoại ngữ, các hoạt động thiện nguyện, ngoại khóa...
c) Kiến thức ngôn ngữ. Trình độ trung cấp (8 điểm).
Gồm 8 nội dung chính:
- Nội dung 1: Cấu tạo từ, từ cùng nghĩa, trái nghĩa (Formation des mots, synonyme,
antonyme);
- Nội dung 2: Chia động từ (présent, futur simple, imparfait, passé composé,
subjonctif);
6

- Nội dung 3: Chuyển đổi câu chủ động => bị động và ngược lại;
- Nội dung 4: Chuyển đổi câu động từ sang câu danh từ và ngược lại;
- Nội dung 5: Đại từ quan hệ;
- Nội dung 6: Đặt câu hỏi cho từ gạch dưới hoặc thay từ gạch dưới bằng đại từ nhân
xưng (pronoms personnels);
- Nội dung 7: Điền từ bất định (les mots indéfinis);
- Nội dung 8: Các câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn (mạo từ, giới từ, động từ, tính từ,
trạng từ, từ chỉ thời gian, nguyên nhân, mục đích ....).
d) Phần diễn đạt viết (4 điểm).
Viết một văn bản thông tin, kể chuyện, tường thuật, nghị luận hoặc giải thích về các
chủ đề trong phần đọc hiểu (nhà trường, gia đình, môi truờng, xã hội, ...) có độ dài từ 100
đến 150 từ.
Tổng điểm toàn bài: 100 điểm.
7. Môn Toán
7.1. Giới hạn chương trình
- Đại số lớp 9: Hết phần giải phương trình bậc 2;
- Hình học lớp 9: Hết phần góc nội tiếp, tứ giác nội tiếp.
- Đề thi gồm 05 câu hỏi về các nội dung: Số học; Đại số; Hình học.
7.2. Cấu trúc đề thi
a) Số học (2,0 đến 3,0 điểm): Tìm số; số nguyên tố, hợp số, số chính phương; Lý
thuyết chia hết trên tập số nguyên; Phương trình nghiệm nguyên.
b) Đại số (8,0 đến 10,0 điểm):
- Phương trình, hệ phương trình;
- Bất đẳng thức, tìm giá trị nhỏ nhất, lớn nhất của biểu thức;
- Tổ hợp số;
- Tìm đa thức, tính chất của đa thức.
- Bài toán áp dụng thực tiễn
c) Hình học (8,0 đến 9,0 điểm):
- Chứng minh tính chất hình học; các hệ thức hình học;
- Tìm tập hợp điểm, cực trị hình học;
- Hình học tổ hợp.
8. Môn Vật lí
8.1. Giới hạn chương trình
- Chương trình vật lí lớp 8 hiện hành;
- Chương trình vật lí lớp 9 hiện hành, tính từ bài 1 đến hết chương 2).
8.2. Cấu trúc đề thi:
8.2.1. Các câu1,2,3,4,5 được ra dưới dạng bài tập định tính hoặc bài tập định lượng
(Bài tâp).
Câu 1. (5,5 – 6,5 điểm): Bài tập về các đại lượng trong chuyển động Cơ; Lực, Áp suất,
Công, Công suất, Cơ năng.
Câu 2. (2,5 - 3,5 điểm): Bài tập về cấu tạo chất, các hình thức truyền nhiệt, phương
trình cân bằng nhiệt.
7

Câu 3. (3,0 - 4,0 điểm): Bài tập về các đại lượng trong đoạn mạch điện gồm: Cường độ
dòng điện, Hiệu điện thế, Điện trở/biến trở, dụng cụ đo điện.
Câu 4. (4,5 – 5,5 điểm): Bài tập tổng hợp về mạch điện.
Câu 5. (2,0 - 3,0 điểm) Bài tập về năng lực chuyên biệt Vật lý: Vận dụng kiến thức vật
lý vào thực tiễn, giải thích các hiện tượng tự nhiên bằng kiến thức Vật lý và Thí nghiệm
thực hành.
8.2.2. Tỷ lệ của các Mức độ như sau:
+ Bảng A: Nhận biết và thông hiểu: 40%; Vận dụng: 40%; Vận dụng cao: 20%.
+ Bảng B: Nhận biết và thông hiểu: 60%; Vận dụng: 30%; Vận dụng cao:10%.
8.2.3. Nội dung đề thi:
+ Trong mỗi câu có thể có một hoặc nhiều ý nhỏ;
+ Các bài tập Vật lí khuyến khích đề cập đến các nội dung Vật lí gắn với thực tiễn
cuộc sống và hạn chế các nội dung nặng về tính toán phức tạp.
9. Môn Hóa học
9.1. Giới hạn chương trình
- Chương trình hóa học lớp 8 hiện hành;
- Chương trình hóa học lớp 9 hiện hành, tính từ Tuần 01 đến Tuần 24 của năm học 2021 - 2022.
(đến hết bài Dầu mỏ và Khí thiên nhiên - Hóa học 9).
9.2.Phân bố điểm cho các mức độ
+ Bảng A:
Nhận biết và thông hiểu: 40% tổng số điểm.
Vận dụng và vận dụng cao: 60% tổng số điểm.
+ Bảng B:
Nhận biết và thông hiểu: 60% tổng số điểm.
Vận dụng và vận dụng cao: 40% tổng số điểm.
9.3. Cấu trúc đề thi
a) Câu hỏi lý thuyết (9,0 điểm).
+ Hóa học Vô cơ (6,0 điểm).
Câu I (2,0 điểm): Câu hỏi về các loại hợp chất Vô cơ: Oxit, axit, bazơ và muối.
Câu II (4,0 điểm): Câu hỏi về đơn chất Kim loại, Phi kim và các hợp chất liên quan.
+ Hóa học Hữu cơ (3,0 điểm).
Câu III (3,0 điểm): Câu hỏi về Hợp chất hữu cơ.
b) Bài toán hóa học (8,0 điểm).
+ Hóa học Vô cơ (5,0 điểm) .
Câu IV (5,0 điểm): Bài tập về đơn chất Kim loại, Phi kim và các hợp chất liên quan.
+ Hóa học Hữu cơ (3,0 điểm).
Câu V (3,0 điểm): Bài tập về Hợp chất hữu cơ.
c) Thực hành - thí nghiệm (3,0 điểm).
Câu VI (3,0 điểm): Các kiến thức, kỹ năng về thực hành thí nghiệm hóa học trong chương
trình hóa học lớp 9 hiện hành, tính từ Tuần 01 đến Tuần 24 của năm học 2021 - 2022. (đến hết bài Dầu
mỏ và Khí thiên nhiên - Hóa học 9).
Chú ý: - Trong mỗi câu có thể có một hoặc nhiều ý nhỏ;
- Nội dung phần câu hỏi lý thuyết và bài toán hóa học khuyến khích đề cập đến các nội
dung hóa học gắn với thực tiễn cuộc sống; trong bài toán hóa học hạn chế các nội dung nặng về tính
toán phức tạp.
8

- Phần câu hỏi thực hành - thí nghiệm không đề cập đến các nội dung có tính chất tính
toán như bài toán hóa học.
10. Môn Sinh học
10.1. Giới hạn chương trình
Từ bài 1 đến hết bài 39: Sinh học 9.
10.2. Cấu trúc đề thi
Câu 1 (4,0 điểm): Các thí nghiệm của Men Đen.
Câu 2 (4,0 điểm): Nhiễm sắc thể.
Câu 3 (4,0 điểm): ADN và gen.
Câu 4 (4,0 điểm): Biến dị.
Câu 5 (1,5 điểm): Di truyền học người.
Câu 6 (2,5 điểm): Ứng dụng di truyền học.
11. Môn Tin học
11.1. Phạm vi nội dung đề thi
Đề thi chọn học sinh giỏi môn Tin học 9 được ra dưới dạng lập trình bằng ngôn ngữ
lập trình Pascal, C++ (trên DevC++, Code Block), Python để giải các bài toán.
11.2. Cấu trúc đề thi
Đề thi gồm có 4 câu, tổng 20,0 điểm, được phân bố như sau:
Câu 1 (6,0 điểm): Kiểm tra các kỹ năng cơ bản về lập trình, hiểu biết các câu lệnh của
ngôn ngữ lập trình để giải quyết bài toán.
Câu 2 (5,0 điểm): Kiểm tra các kỹ năng cơ bản về lập trình, hiểu biết về cấu trúc dữ
liệu trong ngôn ngữ lập trình, giải quyết bài toán không đòi hỏi các giải thuật đặc biệt.
Câu 3 (5,0 điểm): Áp dụng các thuật toán cơ bản như sắp xếp, tìm kiếm hoặc bài toán
không đòi hỏi các giải thuật đặc biệt nhưng phải lập trình phức tạp hơn câu 1, câu 2
Câu 4. (4,0 điểm): Áp dụng các thuật toán cơ bản (sắp xếp, tìm kiếm, đệ quy, quay lui)
nhưng phải tổ chức dữ liệu một cách hợp lý để đảm bảo thời gian, bộ nhớ.
Chú ý: Bài thi được chấm bằng các test (dữ liệu vào, ra trên tệp text), khống chế về
thời gian, bộ nhớ khi chạy chương trình của các thí sinh để đánh giá.
Quy định này là căn cứ để biên soạn đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 năm học 2021 - 2022.
Nhận được Công văn này yêu cầu Trưởng phòng GD&ĐT các huyện, thành, thị nghiêm túc triển
khai thực hiện./.

Nơi nhận: K.T GIÁM ĐỐC


- Như kính gửi; PHÓ GIÁM ĐỐC
- Giám đốc, các Phó Giám đốc;
- Lưu: VT, GDTrH.

Võ Văn Mai

You might also like