You are on page 1of 9

Họ và tên:……………………………..

BÀI ÔN TẬP CUỐI NĂM


Lớp: 3…. MÔN TOÁN – LỚP 3
Thời gian : 40 phút.
ĐIỂM LỜI NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN ...............................................
……………………………………………………………
.............................................…………………………………………………………….
……...... ..............................................……………………………………………………………

Bài 1: Viết (theo mẫu)


Giá trị chữ số
Viết số Đọc số
4
24735 .......................................................................................... …………..
…….... Bốn mươi ba nghìn không trăm linh hai …………..
Bài 2: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Trong các số 27649; 26749; 64927; 26497; 27946 số bé nhất là:
A.26497 B. 27649 C. 26749 D. 27946
Câu 2: Số liền trước của số lớn nhất có bốn chữ số khác nhau là:
A. 9876 B. 9875 C. 9877 D.9870
Câu 3: Một miếng bìa hình chữ nhật có chiều dài 20cm và chiều rộng 8cm.
Diện tích miếng bìa hình chữ nhật đó là:
A. 16cm² B. 160cm² C. 160cm D.20cm²
Câu 4: Các số: 83507; 69134; 78507; 69314 được viết theo thứ tự giảm dần là:
A. 83507; 78507; 69134; 69314. B. 83507; 69314; 78507; 69134
C. 83507; 69134; 78507; 69314 D. 83507; 78507; 69314; 69134
Câu 5: Ngày 8 tháng 3 là chủ nhật. Hỏi những ngày chủ nhật còn lại trong tháng
đó là những ngày nào?
A. 1; 15; 22; 27 B. 1; 15; 22; 29 C. 1; 15; 20; 29 D. 1; 16; 23; 30
Bài 3: Điền dấu >, < hoặc = thích hợp vào ô trống:

a. 30507 + 27876 : 3  ( 45405 – 8221) : 4

b. 42130 – 11506 x 3  23075 + 4605 : 5


Bài 4: Trong hình bên:
H
a. Tâm của hình tròn là:………………..
b. Các bán kính là: …………………………………
A B
c. Đường kính của hình tròn là: ……………………... O

Bài 5: Lan đi từ nhà lúc 6 giờ 10 phút đến 6 giờ 30 phút thì Lan đến trường. ..............
Như vậy, Lan đi từ nhà đến trường hết bao nhiêu phút?
Bài 6: Tổng của ba số là 7057. Tổng của số thứ hai và số thứ ba là 5464. ..............
Tìm số thứ nhất?
Bài 7: Đặt tính rồi tính:
52957 – 36471 10536 + 7829 10715 x 6 36296 : 8
............................ .......................... .......................... ........................
............................ .......................... .......................... ........................
............................ .......................... .......................... ........................
............................ .......................... .......................... ........................
............................ ......................... .......................... ........................
Bài 8: Người ta trồng 36 cây su hào thành 4 hàng đều nhau. Nếu có 1800 cây su hào thì
trồng được thành bao nhiêu hàng như thế?
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
Bài 9 : Trong một phép chia cho 5, thương là 2011 và số dư là số lớn nhất có thể có. Tìm
số bị chia.
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Họvàtên:…………………………….. BÀI ÔN TẬP CUỐI NĂM
Lớp: 3…. MÔN TOÁN – LỚP 3
Thờigian : 40 phút

ĐIỂM LỜI NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN ...............................................


………………………………………………………
.............................................………………………………………………………

……...... ..............................................………………………………………………………
PHẦN I: Trắc nghiệm
Bài 1: Viết (theo mẫu)
Viếtsố Đọcsố Giá trị chữ số 4
67145 .......................................................................................... …………..
…….... Bốn mươi bảy nghìn không trăm linh hai …………..
Bài 2: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Trong các số: XI; IX; XIV; XIX; VII số bé nhất là:
A. VII B. XI C. XIX D. IX
Câu 2: Số liền trước của số lớn nhất có năm chữ số khác nhau là:
A. 98765 B. 98764 C. 98766 D. 99998
Câu 3: Một miếng bìa hình vuông có độ dài cạnh là 9cm . Diện tích miếng bìa đó là:
A.36cm B. 81cm
2 C. 81cm D. 36cm
2

Câu 4: Các số: 93570; 79123; 88507; 78654 được viết theo thứ tự giảm dần là:
A. 93570; 88507; 78654; 79123. B. 93570; 88507; 78654; 79123.
C. 93570; 79123; 88507; 78654 D. 93570; 88507;79123; 78654.
Câu 5: Ngày 2 tháng 2 là chủ nhật. Vậy những ngày chủ nhật trong tháng đó là:
A. 2; 9; 16; 23 B. 2; 9; 16; 23, 30 C. 9; 16; 23, 30 D. 1; 8; 15; 22,29
Câu 6: Có 42 cái cốc như nhau được xếp vào 7 hộp. Hỏi có 3570 cái cốc cùng loại thì
xếp được vào bao nhiêu hộp như thế?
A. 6 hộp B. 21420 hộp C. 595 hộp D. 510 hộp
Bài 3: Ghi kết quả vào ô trống
2
a. Một cái nhãn vở hình chữ nhật có diện tích là 24 cm . Biết chiều rộng nhãn vở là 4cm.
Tính chu vi cái nhãn vở đó. ..........................
C E
Bài 4: Nêu tên đường kinh, bán kính trong hình tròn bên:

Đường kính: ...........................................................................


A B
O
Bán kính: ................................................................................

PHẦN II: Tự luận D


Bài 1: Tính nhẩm
50000 + 40000 - 30000 =............................. 20000 x 4 : 2 =..............................
80000 – 40000 + 20000 =............................. 48000 : 6 x 2 =..............................

Bài 2: Đặt tính rồi tính:


95367 - 29182 39284 - 7453 43781 x 2 65937 : 9

..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Bài 3: Tìm x
a/ 14973 : x = 7 b/ 10859 + x = 4216 x 5
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Bài 4:Một đội công nhân trong 3 ngày sửa được 34 725m đường. Hỏi trong 7 ngày đội công
nhân đó sửa được bao nhiêu mét đường? Biết số mét đường sửa được trong mỗi ngày là như
nhau.
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Bài 5: Một phép chia có số chia là 9, thương là số nhỏ nhất có 4 chữ số khác nhau mà có
hàng nghìn là 9, số dư là số lớn nhất có thể trong phép chia đó. Tìm số bị chia.
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
……………………………………………………………………………………………..
BÀI ÔN TẬP CUỐI NĂM
Họ và tên:…………………… Môn: Tiếng Việt – Khối 3
Lớp: 3…. (Thời gian: 40 phút)
ĐIỂM LỜI NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
Đọc Đọc - ĐH: ………………………………………………...………....………..…
Đọc
hiểu tiếng ………………………………………………………………..………….…..

……… ……… ……… - ĐT: …………………………………...………………………………..…


………………………………………………………………………...……..
A - Phần đọc: Đọc hiểu:
Bài 1: Đọc thầm đoạn văn sau:
BÀ NỘI VÀ THIÊN NHIÊN
Tôi và các anh chị họ cùng đến nghỉ hè với ông bà nội. Các anh chị rủ nhau bơi thuyền,
trượt nước. Tôi bé nhất, ngồi lại một mình trên hàng hiên với cảm giác bị bỏ rơi, đơn độc, lạc
lõng. Đúng lúc đó, bà nội đến, nắm lấy bàn tay bé nhỏ của tôi, rủ tôi đi thăm thiên nhiên cùng
bà.
Những chuyến đi dạo cùng bà nội luôn là những cuộc thám hiểm đối với tôi.
Mùa xuân năm sau, tôi lại đến thăm bà nội. Ngày nào tôi và bà cũng bước trên thảm lá rừng
mềm mại, hái hoa dại và hái dâu rừng.
Dù mùa nào trong năm, hai bà cháu tôi luôn tìm được chiến lợi phẩm mang về: một tổ ong
cũ, vài trái thông to tướng, một mũ trái cây đủ loại. Mỗi khám phá nhắc tôi rằng trong thế giới
vô cùng kì diệu này, tôi không sống đơn độc.
Năm tháng trôi qua. Mắt bà nội không còn thấy rõ. Tai không còn nghe được âm thanh nào,
chân không còn đi được. Tôi biết bà cảm thấy cô đơn trong một thân xác bất lực. Trái tim tôi
buồn bã và thất vọng khi không biết làm cách nào để chia sẻ với bà niềm vui khám phá thế giới
kì diệu.
Khi bà lim dim ngủ, tôi đi dạo và chợt tìm ra câu trả lời. Một giờ sau, tôi mang về một giỏ
đầy kho báu của thiên nhiên: những trái thông nhọn hoắt, những quả đấu mịn màng, những
chiếc lá vàng khô giòn,… Tôi đặt cái giỏ vào lòng bà. Bà nội thò tay lấy ra từng vật quý. Bà
nhận ra chính xác tên mỗi loại cây trái, mô tả đúng màu sắc của chúng bằng trí nhớ của mình.
Bà giơ cao từng thứ, hít thật sâu vào lồng ngực để ngửi mùi hăng hăng của chúng rồi bà cười
cho đến khi nước mắt trào ra. Một sự bình an thần thánh tràn ngập lòng tôi. Tôi biết bà sẽ
không còn cảm thấy đơn độc.
1. Thấy cháu ngồi một mình, cô đơn và lạc lõng, bà nội đã làm gì?
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Bà rủ cháu đi bơi thuyền.
B. Bà rủ cháu đi trượt nước.
C. Bà rủ cháu đi thăm thiên nhiên.
2. Vì sao người cháu thấy mình không còn đơn độc nữa sau những chuyến đi chơi
rừng?
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Vì có các anh chị em họ đi chơi cùng.
B. Vì bà đã giúp người cháu biết cách sống hòa mình vào thiên nhiên.
C. Vì có bà nội luôn ở bên cạnh, cùng khám phá thế giới kì thú.
3. Vì sao bà nội lại cười cho đến khi nước mắt trào ra?
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Bà vui sướng và xúc động vì được gặp lại thiên nhiên qua giỏ quà của cháu với
tình yêu bà thiết tha.
B. Bà vui sướng và xúc động vì được ăn những loại quả mà mình ưa thích.
C. Bà vui sướng và xúc động vì được cháu cho quà.
4. Tìm và viết 5 từ ngữ chỉ những thứ trong thiên nhiên có trong đoạn văn.
…………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………
…………….……………………
5. Tìm và viết câu văn nói lên tâm trạng của người cháu khi không biết làm cách
nào để chia sẻ với bà niềm vui khám phá thế giới kì diệu.
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
6. Đánh số vào các câu văn sau để sắp xếp các ý theo đúng trình tự hành động
của bà khi được người cháu mang về một giỏ đầy kho báu của thiên nhiên.
Bà nhận ra chính xác tên mỗi loại cây trái, mô tả đúng màu sắc của chúng bằng trí
nhớ của mình.
Bà nội thò tay lấy ra từng vật quý.
Bà giơ cao từng thứ, hít thật sâu vào lồng ngực để ngửi mùi hăng hăng của chúng
rồi bà cười cho đến khi nước mắt trào ra.
7. Câu chuyện giúp em cảm nhận được điều gì? Hãy viết 1, 2 câu nói lên suy
nghĩ của em.
………………………………………………………………….………………………………
………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………….………………………………
8. Điền từ thích hợp vào chỗ chấm để câu văn sau có hình ảnh nhân hóa.
“Đi trong rừng, mỗi bước chân tôi đều được những chiếc lá vàng…………………….”
9. Điền dấu câu thích hợp vào ô trống:
Cháu nói với bà
- Bà ơi Cháu đưa bà ra vườn chơi nhé Ở ngoài đó có rất nhiều điều kì
diệu đang cần bà cháu mình khám phá Từ nay cháu sẽ là đôi mắt sáng
là đôi tai thính là đôi chân vững chắc cho bà để bà lại được hòa mình với
thiên nhiên để bà không còn cảm thấy cô đơn nữa
10. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu trả lời câu hỏi: “Bằng gì?” trong câu sau: “Bà
nhận ra chính xác tên mỗi loại cây trái, mô tả đúng màu sắc của chúng bằng trí
nhớ của mình.”
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………….………………………………
Họ và tên:…………………………. BÀI ÔN TẬP HỌC KỲ II
Lớp: 3… Môn Tiếng Việt - KHỐI 3
Thời gian: 40 phút

A – Phần đọc: Đọc hiểu:


Bài 1: Đọc thầm đoạn văn sau:

CÂY SỒI VÀ ĐÁM SẬY


Trong khu rừng nhiệt đới nọ, có một cây Sồi to lớn đứng sừng sững, hiên ngang
trong vô số các loài cây khác. Bên cạnh nó là một đám Sậy mảnh mai, yếu ớt.
Một hôm, Sồi nói với Sậy:
- Các cậu thật yếu ớt, chỉ cần anh gió lướt nhẹ cũng đủ làm các cậu lung lay và bật
khỏi mặt đất.
- Anh đừng vội chế nhạo chúng tôi, những trận gió to cũng chẳng làm gì chúng tôi
được đâu! Đám Sậy trả lời.
Ít lâu sau, một cơn bão lớn đi qua khu rừng. Cây Sồi cố gắng gồng mình chống
đỡ những trận gió to mà vẫn nghiêng ngả như muốn bật tung cả rễ. Những tán lá Sồi
xác xơ. Bên cạnh đó, những cây Sậy rạp mình ngả theo chiều gió và vẫn bám trụ
được vào đất.
Tuyển tập Mẹ kể con nghe

1. Cây Sồi có dáng như thế nào?


Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Dáng vẻ giống như các loài cây khác
B. Dáng mảnh mai, yểu ớt
C. Dáng to lớn, đứng sừng sững, hiên ngang
2. Cây Sồi đã tỏ thái độ như thế nào với đám Sậy?
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Thương đám Sậy yếu ớt, mảnh mai
B. Chê đám Sậy yếu ớt không thể chống đỡ được dù chỉ là con gió nhẹ
C. Khen đám Sậy dũng cảm, vượt qua được cơn bão lớn
3. Câu văn nào cho ta biết hình dáng của cây Sậy?
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Dáng mảnh mai, yếu ớt
B. Rạp mình ngã theo chiều gió
C. Dáng thật yếu ớt, chỉ cần cơn gió nhẹ lướt qua cũng bị bật khỏi mặt đất

4. Chuyện gì đã xảy ra khi con bão đến?


Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Cây Sồi đứng sừng sững, hiên ngang trước vô số các loài cây khác
B. Cậy Sồi và đám Sậy đều nghiêng ngả như muốn bật tung cả rễ
C. Cây Sồi nghiêng ngả cả rễ như muốn bật tung, lá xác xơ còn đám Sậy rạp mình
theo gió và vẫn bám trụ được vào đất.
5. Cây Sồi nói với đám Sậy điều gì?
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………........................................
6. Câu chuyện trên muốn khuyên chúng ta điều gì?
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………........................................
7. Những sự vật nào trong đoạn văn được nhân hóa?
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Chỉ có khu rừng, cây Sồi, đám Sậy được nhận hóa
B. Chỉ có cây Sồi, đám Sậy, gió được nhân hóa
C. Chỉ có khu rừng, cây Sồi, đám Sậy và gió được nhân hóa
8. Trong câu văn: “ Trong khu rừng, cây Sồi đứng sừng sững, hiên ngang.” thuộc kiểu
câu nào?
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Ai làm gì? B. Ai là gì? C. Ai thế nào?
9. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong các câu văn sau:
a) Ít lâu sau, một cơn bão đi qua khu rừng.
………………………………………………………………………………………….
b) Cây cối đều khô héo vì trời nắng nóng liên tục.
…………………………………………………………………………………………
10. Điền dấu câu thích hợp vào từng ô trống trong đoạn văn sau:
Dòng Sông bình thản trôi xuôi. Trước mắt nó mở ra bao điều kì thú Cho đến một
Ngày khi ra đến biển, Dòng Sông bỗng giật mình nhớ đến mẹ Suối Nguồn. Nó kêu lên
- Ôi  Ta Ta muốn về thăm mẹ quá  

You might also like