You are on page 1of 28

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

BÀI TIỂU LUẬN


Môn học:
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH

Chủ đề:
CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Duy Linh

Lớp: D10
TP. THỦ ĐỨC – NĂM 2021.

1
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

BÀI TIỂU LUẬN


Môn học:
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH

Chủ đề:
CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Duy Linh

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 5

Lăng Thị Bình MSSV 030835190017


Phạm Tứ Quốc MSSV 030835190191
Hà Hồng Ánh MSSV 030835190011
Phan Thị Thùy Dương MSSV 030135190098
Lê Thị Kim Hà MSSV 030535190046
Trần Thị Thu Nguyệt MSSV 030535190149
Phạm Thị Thảo Nguyên MSSV 030535190148
Phạm Quang Khải MSSV 030835190092
Nguyễn Trịnh Quỳnh Đoan MSSV 030135190113
Phạm Thu Hà MSSV 030535190049
Trần Cao Ngọc Huyền MSSV 030535190089
Trương Nữ Uyên Ngân MSSV 030633171004

Lớp: D10
TP. THỦ ĐỨC – NĂM 2021.

2
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


(Ký, ghi rõ họ tên)

3
LỜI CAM ĐOAN
Chúng em là :

1 Lăng Thị Bình 030835190017


2 Phạm Tứ Quốc 030835190191
3 Hà Hồng Ánh 030835190011
4 Phan Thị Thuỳ Dương 030135190098
5 Lê Thị Kim Hà 030535190046
6 Trần Thị Thu Nguyệt 030535190149
7 Phạm Thị Thảo Nguyên 030535190148
8 Phạm Quang Khải 030835190092
9 Nguyễn Trịnh Quỳnh Đoan 030135190113
10 Phạm Thu Hà 030535190049
11 Trần Cao Ngọc Huyền 030535190089
12 Trương Nữ Uyên Ngân 030633171004

Cam đoan bài tiểu luận nhóm: CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH
Giảng viên hướng dẫn: NGUYỄN DUY LINH
Bài tiểu luận này là sản phẩm của riêng chúng em, các kết quả phân tích có tính chất độc
lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố toàn bộ nội dung này
ở bất kỳ đâu, các số liệu, các nguồn trích dẫn trong bài tiểu luận được chú thích nguồn
gốc rõ ràng, minh bạch.
Chúng em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của chúng em.

TP. Thủ Đức, ngày ___ tháng ___ năm ___

Sinh viên xác nhận


(Ký, ghi rõ họ tên)

4
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

STT THÀNH VIÊN CÔNG VIỆC MỨC ĐỘ GHI


HOÀN THÀNH CHÚ

1 Lăng Thị Bình Làm Powerpoint 10/10


(Trưởng nhóm) thuyết trình, thiết kế
trò chơi và tìm từ
khóa cho trò chơi.
Tìm câu trả lời của
nhóm phản biện.
2 Phạm Tứ Quốc Thuyết trình phần 3 10/10
và tìm từ khóa cho trò
chơi. Tìm câu trả lời
của nhóm phản biện.
3 Nguyễn Trịnh Quỳnh Đoan Tổng hợp bài và hoàn 10/10
chỉnh bài trên word
và tìm từ khóa cho trò
chơi. Tìm câu trả lời
của nhóm phản biện.
4 Phạm Thu Hà Thuyết trình phần 7 10/10
và tìm từ khóa cho trò
chơi. Tìm câu trả lời
của nhóm phản biện.
5 Phan Thị Thùy Dương Làm nội dung phần 4 10/10
và tìm từ khóa cho trò
chơi. Tìm câu trả lời
của nhóm phản biện.
6 Phạm Quang Khải Làm nội dung phần 3 10/10
và tìm từ khóa cho trò
chơi. Tìm câu trả lời
của nhóm phản biện.
7 Lê Thị Kim Hà Làm nội dung phần 6 10/10
và tìm từ khóa cho trò
chơi. Tìm câu trả lời
của nhóm phản biện.
8 Hà Hồng Ánh Làm nội dung phần 10/10
1+ phần 2 và tìm từ
khóa cho trò chơi.

5
Tìm câu trả lời của
nhóm phản biện.
9 Trần Cao Ngọc Huyền Làm nội dung phần 7 10/10
và tìm từ khóa cho trò
chơi. Tìm câu trả lời
của nhóm phản biện.
10 Trương Nữ Uyên Ngân Làm nội dung phần 9 10/10
và tìm từ khóa cho trò
chơi. Tìm câu trả lời
của nhóm phản biện.
11 Phạm Thị Thảo Nguyên Thuyết trình phần 2 10/10
và tìm từ khóa cho trò
chơi. Tìm câu trả lời
của nhóm phản biện.
12 Trần Thị Thu Nguyệt Làm nội dung phần 5 10/10
và tìm từ khóa cho trò
chơi. Tìm câu trả lời
của nhóm phản biện.

• Người phân công và đánh giá : Lăng Thị Bình (nhóm trưởng)
• Xác nhận của các thành viên :
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………........................

6
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH
Hình 1.3 Sơ đồ mô tả hai giai đoạn của thời hạn thuê tài sản. ....................................... 12
Hình 1.4.1 Sơ đồ mô tả hoạt động cho thuê hai bên. ........................................................ 13
Hình 1.4.2 Sơ đồ mô tả hoạt động cho thuê ba bên ........................................................... 13
Hình 1.4.3 Sơ đồ mô tả hoạt động cho thuê hợp đồng tài trợ. .......................................... 13
Hình 1.4.4 Sơ đồ mô tả hoạt động mua và cho thuê lại .................................................... 14
Hình 1.5 Sự khác nhau giữa cho thuê tài chính và cho thuê vận hành ........................... 14
Hình 2.1 Quy trình cho thuê tài chính trong nước.......... Error! Bookmark not defined.
Hình 2.2 Quy trình cho thuê tài chính nhập khẩu .......................................................... 16
Hình 3.1 Một số công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam .............................................. 27

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


TSCĐ : Tài sản cố định.

CTTC : Cho thuê tài chính.

BCĐKT : Bảng cân đối kế toán.

TNHH MTV : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

7
MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH ............................................................................. 7


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................................. 7
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 10
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHO THUÊ TÀI CHÍNH VÀ CÁC CÔNG TY CHO
THUÊ TÀI CHÍNH. .......................................................................................................... 11
1. TỔNG QUAN VỀ CHO THUÊ TÀI CHÍNH ........................................................... 11
1.1. Các khoản mục chính trong bảng cân đối kế toán của công ty cho thuê tài chính.
................................................................................................................................... 11
Bên thuê: .................................................................................................................... 11
1.2 Khái niệm cho thuê tài chính (Phân biệt với cho thuê hoạt động/ vận hành). .... 11
1.3. Giao dịch cho thuê tài chính và các yếu tố trong một giao dịch cho thuê tài
chính. ......................................................................................................................... 11
1.4 Các loại hình cho thuê tài chính. ......................................................................... 12
1.5. So sánh cho thuê tài chính và cho thuê hoạt động/ vận hành ............................. 14
1.6 Lợi ích của cho thuê tài chính. ........................................................................... 14
2. CÁC HÌNH THỨC CHO THUÊ TÀI CHÍNH PHỔ BIẾN HIỆN NAY. ................. 15
2.1 Hình thức cho thuê tài chính trong nước. ............................................................ 15
2.2 Hình thức cho thuê tài chính nhập khẩu. ............................................................. 16
2.3 Hình thức cho thuê tài chính mua và cho thuê lại. .............................................. 17
2.4 Hình thức cho thuê tài chính cho thuê vận hành. ................................................ 17
3. CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM. .......................................... 18
3.1 Công ty cho thuê tài chính là gì? Các hình thức công ty cho thuê tài chính hoạt
động tại Việt Nam...................................................................................................... 18
CHƯƠNG 2: CÁC NGHIỆP VỤ CỦA CÁC CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH VÀ
VẤN ĐỀ TRÍCH KHẤU HAO TÀI SẢN CHO THUÊ TÀI CHÍNH .............................. 18
1. CÁC NGHIỆP VỤ CỦA CÁC CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH VIỆT NAM.18

8
1.1 Hoạt động ngân hàng của công ty cho thuê tài chính:......................................... 18
1.2. Hoạt động cho thuê tài chính: ............................................................................. 19
1.3. Mở tài khoản của công ty cho thuê tài chính...................................................... 19
1.4. Các hoạt động khác của công ty cho thuê tài chính: .......................................... 19
2. VẤN ĐỀ TRÍCH KHẤU HAO CỦA TÀI SẢN CHO THUÊ TÀI CHÍNH. ........... 20
2.1 Trách nhiệm quản lý, trích khấu hao ................................................................... 20
2.2 Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ:....................................................................... 20
2.3 Về thời gian trích khấu hao: ................................................................................ 20
2.4 Cách xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định hữu hình: ................ 20
2.5 Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định:....................................................... 21
3. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH. ..................................... 21
3.1 Đối với bên đi thuê: ............................................................................................ 21
3.2 Đối với nhà cung cấp: ......................................................................................... 23
3.3 Đối với nền kinh tế: ............................................................................................ 23
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NGHÀNH CHO THUÊ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY................................................................................................................................... 23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 28

9
LỜI MỞ ĐẦU
Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà
nước thì các doanh nghiệp đã phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt. Cùng với sự ảnh
hưởng của sự khủng hoảng tài chính – tiền tệ khiến các khu vực doanh nghiệp vô cùng khó
khăn trong việc tìm nguồn vốn để phát triển hoạt động kinh doanh.

Việc sử dụng nguồn vốn tự có trong các dự án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh
sẽ gặp nhiều hạn chế về qui mô. Vì vậy, vấn đề tìm kiếm nguồn vốn thay thế khác cho các
dự án đầu tư nhằm tăng năng lực về tài sản và mở rộng qui mô hoạt động sản xuất của
doanh nghiệp luôn là bài toán khó cho các nhà quản trị. Việc này càng trở nên khó khăn
hơn khi thị trường cấp vốn cho nền kinh tế hiện nay có rất nhiều lựa chọn về hình thức sản
phẩm, loại hình tín dụng và cả tổ chức cung cấp. Việc quyết định để chọn lựa hình thức
sản phẩm vay nào, ở đâu đòi hỏi những hiểu biết nhất định, làm cơ sở cho các quyết định
lựa chọn nguồn vốn là rất cần thiết.

Hiện nay, tại Việt Nam, ngoài các định chế tài chính truyền thống là hệ thống các
tổ chức tín dụng ngân hàng cung cấp các sản phẩm cho vay đa dạng thì các định chế tài
chính mới, trong đó có các tổ chức tín dụng phi ngân hàng như công ty cho thuê tài chính
cũng dần chứng tỏ được vai trò quan trọng của mình trong thị trường cấp vốn.

Vì vậy, bài tiểu luận của nhóm em mang tên “Công ty cho thuê tài chính và thực
trạng các công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam hiện nay” sẽ cùng tìm hiểu các vấn đề về
công ty cho thuê tài chính cũng như các thực trạng cho thuê tài chính tại Việt Nam hiện
nay

Cấu trúc bài tiểu luận:

Chương 1: Tổng quan về cho thuê tài chính và các công ty cho thuê tài chính.

Chương 2: Các nghiệp vụ của các công ty cho thuê tài chính và vấn đề trích khấu
hao tài sản cho thuê tài chính.

Chương 3: Thực trạng ngành cho thuê tài chính ở việt nam hiện nay.

10
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHO THUÊ TÀI CHÍNH VÀ CÁC
CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH.
1. TỔNG QUAN VỀ CHO THUÊ TÀI CHÍNH

1.1. Các khoản mục chính trong bảng cân đối kế toán của công ty cho thuê tài
chính.
Bên thuê:
➢ Tài sản thuê tài chính là tài sản và nợ phải trả.
➢ Chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính, như chi
phí đàm phán ký hợp đồng được ghi nhận vào nguyên giá tài sản đi thuê.
➢ Chi phí tài chính.
➢ Khoản phải trả nợ gốc.
➢ Khấu hao tài sản thuê.
➢ TSCĐ hữu hình.
Bên cho thuê:

➢ Ghi nhận giá trị tài sản CTTC là khoản phải thu trên BCĐKT bằng giá trị đầu tư
thuần trong hợp đồng CTTC.
➢ Khoản phải thu vốn gốc và doanh thu tài chính.
➢ Chi phí theo thời hạn cho thuê tài sản phù hợp với việc ghi nhận doanh thu.
1.2 Khái niệm cho thuê tài chính (Phân biệt với cho thuê hoạt động/ vận hành).
Bên cho thuê cam kết mua máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các
động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với các tài sản cho
thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã
được hai bên thỏa thuận.

1.3. Giao dịch cho thuê tài chính và các yếu tố trong một giao dịch cho thuê tài
chính.
Một giao dịch cho thuê tài chính phải thỏa mãn một trong những điều kiện:

➢ Khi kết thúc thời hạn cho thuê, bên thuê được chuyển quyền sở hữu tài sản thuê
hoặc được tiếp tục thuê theo thoả thuận của 2 bên
➢ Khi kết thúc thời hạn cho thuê, bên thuê được quyền ưu tiên mua tài sản thuê theo
giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tại thời điểm mua lại
➢ Thời hạn cho thuê một loại tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu
hao tài sản thuê.
➢ Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính, ít nhất
phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.

11
Các yếu tố trong một giao dịch cho thuê tài chính bao gồm:

• Tiền thuê tài chính và các chi phí liên quan.


+ Nợ gốc được xác định trên cơ sở giá mua các tài sản cho thuê và các chi phí liên
quan hợp lý.
+ Nợ lãi được xác định trên cơ sở dư nợ gốc, lãi suất và thời hạn cho thuê tài chính.
+ Các chi phí khác có liên quan đến hoạt động cho thuê tài chính mà bên thuê phải
trả cho công ty cho thuê tài chính do hai bên đã thỏa thuận khi kí hợp đồng theo qui
định của pháp luật.
• Lãi suất cho thuê tài chính.
+ Lãi suất cố định: là lãi suất được thỏa thuận trong hợp đồng và được áp dụng cố
định trong suốt thời hạn thuê tài chính.
+ Lãi suất thả nổi: là lãi suất biến động được điều chỉnh cho mỗi định kỳ thanh toán,
căn cứ vào lãi suất thị trường.
+ Lãi suất ngầm định trong hợp đồng cho thuê tài chính.
+ Lãi suất biên đi vay.
• Thời hạn và kì hạn cho thuê tài chính.
+ Thời hạn cơ bản: là thời hạn được ký lần đầu trong thời hạn thuê mua.
+ Thời hạn gia hạn thêm: là thời hạn mà người đi thuê được thuê tiếp sau khi chấm
dứt thời hạn cơ bản.

Thời hạn cơ bản Thời hạn gia hạn thêm

Không thể hủy ngang hợp đồng Có thể hủy hợp đồng trước hạn
Hình 1.3 Sơ đồ mô tả hai giai đoạn của thời hạn thuê tài sản.

+ Kỳ hạn cho thuê tài chính: là các khoảng thời gian trong thời hạn cho thuê tài
chính đã được thỏa thuận trong hợp đồng mà tại cuối mỗi khoảng thời gian đó bên
thuê phải trả một phần hoặc toàn bộ số tiền thuê tài chính cho công ty cho thuê tài
chính.
• Phương thức thanh toán.
+ Thanh toán tiền thuê đều đặn giữa các định kỳ.
+ Thanh toán tiền thuê tăng dần hoặc giảm dần theo thời gian.
+ Thanh toán tiền thuê theo thời vụ.
+ Thanh toán tiền thuê theo lãi suất thả nổi.
1.4 Các loại hình cho thuê tài chính.
• Cho thuê tài chính hai bên.

12
Bên cho thuê Bên thuê
(Công ty cho thuê tài chính) Trả tiền thuê ( Tổ chức, cá nhân tại VN)

Cho thuê

Mua tài sản

Hình 1.4.1 Sơ đồ mô tả hoạt động cho thuê hai bên.

• Cho thuê tài chính ba bên.

Bên cho thuê Trả tiền thuê Bên thuê


(Công ty cho thuê tài chính) (Tổ chức, cá nhân tại VN)
Cho thuê

Chuyển giao TS và Ký hợp đồng


Quyền sở hữu TS và trả tiền mua TS
Bên cung cấp tài sản

Hình 1.4.2 Sơ đồ mô tả hoạt động cho thuê ba bên

• Cho thuê đồng tài trợ (cho thuê hợp vốn)


Bên cho thuê thứ 1
(Công ty cho thuê tài chính)
Bên thuê
Cùng cho thuê (Tổ chức, cá nhân tại
VN)
Trả tiền thuê
Bên cho thuê thứ 2
(Công ty cho thuê tài chính)

Bên cho thuê thứ n


(Công ty cho thuê tài chính)

Hình 1.4.3 Sơ đồ mô tả hoạt động cho thuê hợp đồng tài trợ.

13
• Mua và cho thuê lại.
Bên cho thuê Bán tài sản Bên thuê
(Công ty cho thuê tài chính) (Tổ chức, cá nhân tại Việt Nam)
Cho thuê

Mua tài sản Tài sản được mua thuộc sở

hữu bên thuê

Hình 1.4.4 Sơ đồ mô tả hoạt động mua và cho thuê lại

1.5. So sánh cho thuê tài chính và cho thuê hoạt động/ vận hành
Cả hai hình thức cho thuê tài chính và cho thuê vận hành đều là thuộc cho thuê tài
sản. Tuy nhiên, về mặt bản chất thì giữa hai hình thức này vẫn có nhiều sự khác biệt rõ
rệt.
Như vậy, khi bắt đầu một hoạt động cho thuê diễn ra giữa hai bên ( bên cho thuê
và bên đi thuê) một trong những điểm quan trọng cần phải phân biệt rõ đó là hoạt động
này là cho thuê tài chính hay cho thuê vận hành. Cả hai bên đều phải xác định rõ tài sản
là gì ngay tại thời điểm khởi đầu. Từ đó chúng ta mới xác định được bản chất của hoạt
động này có phải là tài trợ vốn cho doanh nghiệp hay chỉ là thuần túy là một hoạt động
kinh doanh thông thường.
CHO THUÊ VẬN HÀNH CHO THUÊ TÀI CHÍNH
1. Thời hạn cho thuê của - Ngắn hạn - Trung và dài hạn
một hợp đồng
2. Quyền hủy bỏ hợp đồng - Được phép - Không được phép
3. Trách nhiệm bảo trì, đóng - Bên cho thuê - Bên đi thuê
bảo hiểm và thuê tài sản
4. Mức thu hồi vốn của 1 - Tổng số tiền thuê của 1 - Tổng số tiền thuê gần
hợp đồng hợp đồng nhỏ hơn nhiều so bằng hoặc lớn hơn giá trị tài
với giá trị tài sản (số tiền tài sản
trợ)
5. Quyền sở hữu tài sản - Không có thỏa thuận - Thường có thỏa thuận
hoặc bán tài sản chuyển quyền sở hữu hoặc chuyển quyền sở hữu hoặc
bán lại tài sản cho bên đi bán lại hoặc cho thuê tiếp
thuê
6. Trách nhiệm về rủi ro - Bên cho thuê chịu phần - Bên đi thuê chịu phần lớn
liên quan đến tài sản lớn các rủi ro, chỉ trừ rủi ro các rủi ro, kể cả rủi ro
do lỗi bên đi thuê gây ra không phải do mình gây ra
Hình 1.5 Sự khác nhau giữa cho thuê tài chính và cho thuê vận hành

14
1.6 Lợi ích của cho thuê tài chính.
+ Giúp doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn đổi mới máy móc thiết bị.
+ Thủ tục đơn giản và yêu cầu về tín dụng thấp hơn nhiều so với đi vay thông
thường.
+ Không cần bảo lãnh hay thế chấp.
+ Cải thiện dòng tiền và khả năng chi trả của doanh nghiệp.
+ Được các chuyên gia giàu kinh nghiệm tư vấn phương án thuê tài chính thích hợp
nhất.
+ Kết thúc thời hạn thuê, doanh nghiệp có thể được chuyển quyền sở hữu hoặc mua
lại tài sản thuê.

Cho thuê tài chính cũng là một hình thức cấp vốn với tỷ lệ tài trợ cao lên đến 90%
giá trị tài sản thuê. Doanh nghiệp không cần phải bỏ ra nhiều vốn ban đầu mà vẫn có thể
đảm bảo việc có tài sản để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong
trung và dài hạn.

2. CÁC HÌNH THỨC CHO THUÊ TÀI CHÍNH PHỔ BIẾN HIỆN NAY.

Hiện nay có 4 loại hình thức cho thuê tài chính:

2.1 Hình thức cho thuê tài chính trong nước.


2.1.1 Khái niệm:
Cho thuê tài chính trong nước là việc công ty cho thuê tài chính đại diện Bên thuê
sẽ mua tài sản từ Nhà cung cấp ở trong nước và cho Bên thuê thuê lại tài sản theo lịch trình
thanh toán thể hiện trên Hợp đồng thuê.
Thuê tài chính trong nước còn là phương thức cấp tín dụng trung và dài hạn cho dự
án đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, phương tiện vận chuyển của
doanh nghiệp.
2.1.2 Qui trình thực hiện:
Khi thuê tài chính thì Bên Thuê sẽ tự chọn lựa loại thiết bị, nhà cung cấp hoặc nhà
sản xuất. Bạn cũng có thể thương lượng trực tiếp về giá mua, chế độ bảo hành và các dịch
vụ hậu mãi cần thiết với nhà cung cấp. Căn cứ vào đơn xin thuê của bạn, công ty cho thuê
tài chính sẽ mua đúng loại thiết bị và các dịch vụ kèm theo và giao cho bên thuê sử dụng.
Đến cuối thời hạn thuê, Bên Thuê sẽ được chuyển quyền sở hữu thiết bị hay hiểu một cách
đơn giản trong thời gian thuê tài chính thì quyền sử dụng tài sản thuê tài chính sẽ thuộc về
bên thuê và quyền sở hữu sẽ thuộc về bên cho thuê.

15
Hình 2.1 Qui trình cho thuê tài chính trong nước

2.2 Hình thức cho thuê tài chính nhập khẩu.


2.2.1 Khái niệm:

Cho thuê tài chính nhập khẩu là việc công ty cho thuê tài chính đại diện Bên thuê
mua tài sản từ Nhà cung cấp ở nước ngoài và cho Bên thuê thuê lại tài sản theo lịch trình
thanh toán quy định trong Hợp đồng thuê.
Một số công ty cho thuê tài chính như công ty cho thuê tài chính Chailease có cả
hình thức mở tín dụng thư để nhập khẩu tài sản thuê cho khách hàng nhằm hỗ trợ các doanh
nghiệp vừa và nhỏ không thể thực hiện nghiệp vụ này.

Hình 2.2 Qui trình cho thuê tài chính nhập khẩu

16
2.3 Hình thức cho thuê tài chính mua và cho thuê lại.
2.3.1 Khái niệm:

Mua và cho thuê lại theo hình thức cho thuê tài chính (gọi tắt là Mua và cho Thuê
lại) là việc Công ty cho thuê tài chính mua tài sản thuộc sở hữu Bên thuê và cho Bên thuê
thuê lại chính tài sản đó theo hình thức cho thuê tài chính để Bên thuê tiếp tục sử dụng
phục vụ cho hoạt động của mình trong thời gian Bên thuê khó khăn về tài chính trong việc
thanh toán cho nhà cung cấp. Trong giao dịch mua và cho thuê lại, Bên thuê đồng thời là
Nhà cung cấp tài sản cho thuê.
2.3.2 Qui trình thực hiện:

Đây là cách tài trợ vốn để cơ cấu nguồn vốn lại cho doanh nghiệp trung và dài hạn.
Các tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư và đã sử dụng sẽ được chuyển quyền sở hữu sang
công ty cho thuê tài chính trong thời gian nhất định từ 2-5 năm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp
này có thể được tài trợ lên đến 90% giá trị còn lại của thiết bị. Với phương thức đặc biệt
này, các doanh nghiệp sẽ được bổ sung vốn lưu động, cân đối lại nguồn vốn hoặc làm vốn
đối ứng mới cho dự án khác, mục đích khác.
Hoặc khi bạn cần nguồn vốn lưu động sản xuất kinh doanh, bạn cũng có thể sử dụng
dịch vụ này đối với bất kì máy móc thiết bị hiện có nào tại doanh nghiệp của bạn. Dịch vụ
này giúp các doanh nghiệp có thể trích khấu hao, chuyển thiết bị thành tiền mặt trong khi
vẫn có toàn quyền sử dụng thiết bị.
2.4 Hình thức cho thuê tài chính cho thuê vận hành.
2.4.1 Khái niệm:
Còn được gọi là Cho thuê hoạt động, là hình thức cho thuê tài sản, theo đó khách
hàng sử dụng tài sản cho thuê của công ty cho thuê tài chính trong một thời gian nhất định
và sẽ hoàn trả lại tài sản đó cho bên cho thuê khi kết thúc thời hạn thuê tài sản. Công ty
cho thuê tài chính giữ quyền sở hữu tài sản cho thuê và khách hàng phải có trách nhiệm
thanh toán theo hợp đồng thuê.

2.4.2 Qui trình thực hiện:


Một doanh nghiệp không nhất thiết phải sở hữu tài sản để tạo ra lợi nhuận. Với một
số ngành nghề đặc thù, chỉ cần sử dụng quyền sử dụng tài sản trong một khoảng thời gian
nhất định để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, thành tựu công nghệ phát
triển ngày càng nhanh, nên việc mua đứt máy móc thiết bị đặc thù có thể sẽ làm doanh
nghiệp bị lạc hậu hay “lỗi mốt” và gây nhiều trở ngại cho việc phát triển kinh doanh. Đây
được xem là giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp hạn chế các rủi ro về công nghệ, giá cả,
chi phí bảo trì, sữa chữa, chi phí thanh lý tài sản và v.v. Loại hình dịch vụ này rất phù hợp
với các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng tài sản thuê trong thời gian không quá dài và luôn
có nhu cầu cập nhật công nghệ.

17
3. CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM.

3.1 Công ty cho thuê tài chính là gì? Các hình thức công ty cho thuê tài chính hoạt
động tại Việt Nam.
Công ty cho thuê tài chính là loại hình công ty tài chính có hoạt động chính là cho
thuê tài chính theo quy định của pháp luật – Luật các tổ chức tín dụng năm 2010.

Công ty cho thuê tài chính được thành lập và hoạt động tại Việt Nam dưới các
hình thức sau:

+ Công ty cho thuê tài chính TNHH hai thành viên trở lên.
+ Công ty cho thuê tài chính TNHH một thành viên.
+ Công ty cho thuê tài chính cổ phần.

CHƯƠNG 2: CÁC NGHIỆP VỤ CỦA CÁC CÔNG TY CHO THUÊ


TÀI CHÍNH VÀ VẤN ĐỀ TRÍCH KHẤU HAO TÀI SẢN CHO
THUÊ TÀI CHÍNH.

1. CÁC NGHIỆP VỤ CỦA CÁC CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH VIỆT
NAM.

Ngoài các phương diện hoạt động chủ yếu trên, các công ti cho thuê tài chính còn
được phép hoạt động ngoại hối, làm đại lí kinh doanh bảo hiểm, tư vấn trong lĩnh vực ngân
hàng, tài chính, đầu tư cho bên thuê tài chính và một số hoạt động khác liên quan tới trái
phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc... Sở dĩ các công ti cho thuê tài chính được pháp luật
mở rộng phạm vi hoạt động là nhằm tạo điều kiện để công ti có thêm thu nhập đáp ứng nhu
cầu của hoạt Hình thức này cho phép các doanh nghiệp có thể sử dụng máy móc, thiết bị
mới ngay cả khi nguồn vốn eo hẹp.

1.1 Hoạt động ngân hàng của công ty cho thuê tài chính:
+ Nhận tiền gửi của tổ chức.
+ Phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, để huy động vốn của
tổ chức.
+ Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài theo quy
định của pháp luật; vay Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định
của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
+ Cho thuê tài chính
+ Cho vay bổ sung vốn lưu động đối với bên thuê tài chính.

18
+ Cho thuê vận hành với điều kiện tổng giá trị tài sản cho thuê vận hành không vượt
quá 30% tổng tài sản có của công ty cho thuê tài chính.
+ Thực hiện hình thức cấp tín dụng khác khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
1.2. Hoạt động cho thuê tài chính:
+ Hoạt động cho thuê tài chính là việc cấp tín dụng trung hạn, dài hạn trên cơ sở hợp
đồng cho thuê tài chính và phải có một trong các điều kiện sau đây:
+ Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được nhận chuyển quyền sở
hữu tài sản cho thuê hoặc tiếp tục thuê theo thỏa thuận của hai bên
+ Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được quyền ưu tiên mua tài
sản cho thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản cho thuê tại thời điểm
mua lại
+ Thời hạn cho thuê một tài sản phải ít nhất bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao
tài sản cho thuê đó
+ Tổng số tiền thuê một tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính ít nhất phải
bằng giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng
1.3. Mở tài khoản của công ty cho thuê tài chính:

+ Công ty cho thuê tài chính có nhận tiền gửi phải mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng
Nhà nước và duy trì trên tài khoản tiền gửi này số dư bình quân không thấp hơn mức dự
trữ bắt buộc.
+ Công ty cho thuê tài chính được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng thương mại,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
1.4. Các hoạt động khác của công ty cho thuê tài chính:
+ Tiếp nhận vốn ủy thác của Chính phủ, tổ chức, cá nhân để thực hiện hoạt động cho
thuê tài chính. Việc tiếp nhận vốn ủy thác của cá nhân thực hiện theo quy định của Ngân
hàng Nhà nước.
+ Tham gia đấu thầu tín phiếu Kho bạc do Ngân hàng Nhà nước tổ chức.
+ Mua, bán trái phiếu Chính phủ.
+ Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và ủy thác cho thuê tài chính theo quy định
của Ngân hàng Nhà nước.
+ Làm đại lý kinh doanh bảo hiểm.
+ Cung ứng dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, đầu tư cho bên thuê
tài chính.

19
2. VẤN ĐỀ TRÍCH KHẤU HAO CỦA TÀI SẢN CHO THUÊ TÀI CHÍNH.

2.1 Trách nhiệm quản lý, trích khấu hao:

Đối với doanh nghiệp đi thuê: Phải theo dõi, quản lý, sử dụng TSCĐ đi thuê như
TSCĐ thuộc sở hữu của mình và phải thực hiện nghĩa vụ trích khấu hao đối với TSCĐ đi
thuê theo quy định.

Đối với doanh nghiệp cho thuê: Về thực chất TSCĐ cho thuê vẫn thuộc quyền sở
hữu của bên cho thuê, bởi vậy doanh nghiệp cho thuê phải mở sổ chi tiết để theo dõi cả về
hiện vật và giá trị của TSCĐ cho thuê; Tuy nhiên ở đây doanh nghiệp sẽ không phải trích
khấu hao đối với những TSCĐ này.

2.2 Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ:


Doanh nghiệp thuê TSCĐ theo hình thức thuê tài chính (gọi tắt là TSCĐ thuê tài
chính) phải trích khấu hao TSCĐ đi thuê như TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo
quy định hiện hành. Trường hợp ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, doanh nghiệp
thuê TSCĐ thuê tài chính cam kết không mua lại tài sản thuê trong hợp đồng thuê tài chính,
thì doanh nghiệp đi thuê được trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính theo thời hạn thuê trong
hợp đồng.

Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số
ngày của tháng) mà TSCĐ tăng hoặc giảm. Doanh nghiệp thực hiện hạch toán tăng, giảm
TSCĐ theo quy định hiện hành về chế độ kế toán doanh nghiệp.

2.3 Về thời gian trích khấu hao:


Nếu ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, doanh nghiệp thuê TSCĐ thuê tài
chính cam kết không mua lại TSCĐ: Thì thời gian trích khấu hao TSCĐ sẽ được xác định
theo thời gian thuê trong hợp đồng thuê tài chính.

Nếu doanh nghiệp mua lại TSCĐ thuê tài chính: Thì thời gian trích khấu hao đối
với TSCĐ được xác định như là TSCĐ thuộc sở hữu của chính doanh nghiệp: Thời gian
trích khấu hao đối với TSCĐ hữu hình.

2.4 Cách xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định hữu hình:
Đối với tài sản cố định còn mới (chưa qua sử dụng), doanh nghiệp phải căn cứ vào
khung thời gian trích khấu hao tài sản cố định quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo
Thông tư số 45/2013/TT-BTC để xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định.

Đối với tài sản cố định đã qua sử dụng, thời gian trích khấu hao của tài sản cố định
được xác định như sau:

20
Thời gian trích khấu = Giá trị hợp lý của TSCĐ x Thời gian trích khấu
hao của TSCĐ Giá bán của TSCĐ cùng loại hao của TSCĐ mới
mới 100% (hoặc của TSCĐ cùng loại xác định
tương đương trên thị trường) theo Phụ lục 1 (ban
hành kèm theo
Thông tư số
45/2013/TT-BTC)

Trong đó: Giá trị hợp lý của TSCĐ là giá mua hoặc trao đổi thực tế (trong trường
hợp mua bán, trao đổi), giá trị còn lại của TSCĐ hoặc giá trị theo đánh giá của tổ chức có
chức năng thẩm định giá (trong trường hợp được cho, được biếu, được tặng, được cấp,
được điều chuyển đến) và các trường hợp khác.

2.5 Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định:


Có 3 phương pháp khấu hao tài sản cố định:

+ Phương pháp khấu hao đường thẳng.


+ Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh.
+ Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm.
Doanh nghiệp tự quyết định phương pháp trích khấu hao, thời gian trích khấu hao
TSCĐ và thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đầu thực hiện và phải
được thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ.

Lưu ý: Trường hợp đặc biệt cần thay đổi phương pháp trích khấu hao, doanh nghiệp
phải giải trình rõ sự thay đổi về cách thức sử dụng TSCĐ để đem lại lợi ích kinh tế cho
doanh nghiệp. Mỗi tài sản cố định chỉ được phép thay đổi một lần phương pháp trích khấu
hao trong quá trình sử dụng và phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế quản lý trực
tiếp.

3. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH.

3.1 Đối với bên đi thuê:


Bên đi thuê dễ dàng tiếp cận nguồn tài trợ từ cho thuê tài chính: Do đặc thù của cho
thuê tài chính là quyền sở hữu tài sản thuộc về bên cho thuê, các công ty cho thuê tài chính,
các công ty tài chính không quá khắt khe trong việc xem xét uy tín của khách hàng để đưa

21
ra quyết định cho vay. Điều này tạo thuận lợi rất lớn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ hay các doanh nghiệp mới thành lập. Thông thường đối với các
khoản vốn vay trung và dài hạn, các ngân hàng thương mại luôn đòi hỏi tài sản đảm bảo
(thế chấp hoặc cầm cố) và chỉ cho vay tối đa là 80% tổng chi phí thực hiện dự án, nhưng
với kênh cho thuê tài chính, doanh nghiệp chẳng những không cần ký quỹ đảm bảo hay tài
sản thế chấp mà còn có thể được tài trợ đến 100% vốn đầu tư. Việc không đòi hỏi tài sản
đảm bảo còn giúp thủ tục cho thuê tài chính được thực hiện nhanh chóng, đơn giản.

Cho thuê tài chính giúp các doanh nghiệp sử dụng linh hoạt đồng vốn hơn thay vì
mua tài sản cố định: Thuê tài chính giúp cho bạn tiếp cận được với rất nhiều loại thiết bị,
từ những thiết bị văn phòng đơn giản như máy photocopy, máy tính, xe tải, xe ô tô cho tới
các dây chuyền sản xuất hiện đại.

Kênh tín dụng này cũng cho phép doanh nghiệp được hoàn toàn chủ động trong việc
lựa chọn máy móc thiết bị, nhà cung cấp, cũng như mẫu mã chủng loại phù hợp với yêu
cầu của doanh nghiệp mình. Ngoài ra nếu doanh nghiệp đã lỡ đầu tư mua tài sản mà thiếu
vốn lưu động thì vẫn có thể bán lại cho công ty cho thuê tài chính và sau đó công ty sẽ cho
doanh nghiệp thuê lại. Như vậy doanh nghiệp vừa có vốn lưu động cho hoạt động sản xuất
kinh doanh mà vẫn được sử dụng tài sản. Kết thúc thời hạn thuê, doanh nghiệp được quyền
ưu tiên mua lại tài sản với giá trị danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản tại thời
điểm mua lại.

Việc sử dụng tài sản cho thuê không ảnh hưởng đến hạn mức tín dụng của doanh
nghiệp (hay nói cách khác là không ảnh hưởng đến nguồn tài trợ từ vốn vay ngân hàng) do
tài sản đi thuê được hạch toán ngoại bảng.

Cho thuê tài chính giúp doanh nghiệp hạn chế sự lạc hậu, bắt kịp tôc độ phát triển
của khoa học công nghệ, qua đó nâng cao năng lực sản xuất, để tăng cường khả năng cạnh
tranh, các doanh nghiệp luôn phải chú ý đến việc đổi mới công nghệ, dây chuyền sản xuất
nhằm tăng năng suất hoạt động, tạo ra những sản phẩm tiến tiến, hạ giá thành sản phẩm.
Lợi ích này đặc biệt quan trọng nếu ngành kinh doanh của doanh nghiệp phải dựa nhiều
vào các công nghệ tân tiến như thế hệ máy tính mới nhất, các công cụ truyền thông, dây
chuyền công nghệ mới hoặc các thiết bị khác. Nhiều hợp đồng thuê ngắn hạn có thể sẽ tiết
kiệm hơn là việc sau một hai năm lại mua thiết bị mới.

Cho thuê tài chính giúp doanh nghiệp hưởng lợi ích từ lá chắn thuế: Tài sản cho
thuê tài chính vẫn thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê nên bên cho thuê được phép khấu
hao tài sản đó, làm giảm thuế thu nhập phải nộp. Mặt khác, bên đi thuê phải trả chi phí

22
thuê, chi phí đó được khấu trừ trước thuế nên cũng làm giảm thuế thu nhập mà doanh
nghiệp phải nộp. Như vậy cả hai doanh nghiệp đều nhận được lợi ích từ tấm chắn thuế.

3.2 Đối với nhà cung cấp:


Hoạt động cho thuê tài chính giúp nhà cung cấp thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm.
Mặt khác, đối với loại hình cho thuê tài chính có sự tham gia của ba bên, dù người muốn
sử dụng sản phẩm chưa có điều kiện để thanh toán, nhà cung cấp vẫn được nhận tiền ngay
mà không phải sử dụng đến những biện pháp như cho mua trả góp, vay trả chậm để bán
được hàng.

3.3 Đối với nền kinh tế:


Thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo vốn cho nền kinh tế. Đồng thời nó còn huy động
thêm một lượng vốn quan trọng trong nền kinh tế vào quá trình lưu thông hàng hoá, dịch
vụ của nền kinh tế, cùng với các định chế khác hoạt động kinh doanh tiền tệ của các định
chế phi tài chính này làm phong phú thêm thị trường tài chính, làm sôi động thị trường tài
chính tạo ra nguồn vốn lớn làm cho các doanh nghiệp để mở rộng và phát triển sản xuất
kinh doanh.

Cho thuê tài chính là một hình thức tài trợ bổ sung, giúp hoàn thiện hệ thống tài
chính của nền kinh tế: nhu cầu tài trợ vốn trung và dài hạn rất cao, nhưng khả năng đáp
ứng của ngân hàng đối với nguồn vốn này là có hạn. Phương thức tài trợ cho thuê là hình
thức tài trợ bổ sung góp phần đa dạng hóa loại hình dịch vụ trong hệ thống tài chính. Nếu
doanh nghiệp cần có máy móc, thiết bị ngay lập tức, việc đi thuê sẽ được chấp thuận nhanh
hơn nhiều so với các khoản vay tín dụng, và không cần nhiều thủ tục giấy tờ phiền hà, các
yêu cầu về tín dụng cũng dễ chịu hơn. Thông qua hoạt động của mình, các công ty tài chính
cũng đóng vai trò là trung gian giúp gắn chặt hệ thống tài chính với lĩnh vực sản xuất.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NGHÀNH CHO THUÊ TÀI CHÍNH


Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, cả nước có 11 công ty cho thuê tài chính,
nhưng hiện chỉ có 5 công ty cho thuê tài chính còn hoạt động. Đó là công ty con của các
ngân hàng: VietinBank, Vietcombank, BIDV, ACB và Sacombank. Đa số các công ty cho
thuê tài chính còn lại đều chung số phận: thua lỗ, hầu như phải ngừng hoạt động để tập
trung thu hồi nợ xấu, hoặc âm thầm đóng cửa. Có thể kể tên một số doanh nghiệp rơi vào
tình trạng này, như Công ty Cho thuê tài chính Công Tàu thủy Vinashin, ANZ - V/TRAC,
Kexim…
Xét về quy mô vốn, hiện nay công ty cho thuê tài chính của Ngân hàng Công thương
Việt Nam (VietinBank Leasing) đứng đầu hệ thống với mức vốn điều lệ 800 tỷ đồng, trong
khi đó các công ty tài chính còn lại có mức vốn điều lệ đều trên 200 tỷ đồng. Năm 2014,
23
tổng tài sản của VietinBank Leasing đạt 1.421 tỷ đồng, dư nợ cho thuê 1.443 tỷ đồng, thu
nợ ngoại bảng 21,2 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 83,5 tỷ đồng. Công ty tiếp tục là doanh
nghiệp dẫn đầu về lợi nhuận trong khối các công ty cho thuê tài chính trong nước, nợ xấu
chỉ chiếm 2,11%, nợ nhóm 2 giảm 25%. Năm 2014, VietinBank Leasing đặt mục tiêu lợi
nhuận và tổng tín dụng tăng tối thiểu 15% so với năm 2014, tỷ lệ nợ xấu dưới 2%. Năm
2016 có thể nói là một trong những năm Công ty đạt được các chỉ tiêu kinh doanh tốt nhất.
Đặc biệt, lợi nhuận của Công ty ước đạt cao nhất trong các năm gần đây. Tổng tài sản và
dư nợ cho thuê đạt 1.930 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2015; lợi nhuận trước thuế tăng
5,6% so với năm 2015 và vượt 2,4% kế hoạch kinh doanh năm 2016 do HĐQT VietinBank
giao. Chất lượng nợ của Công ty được nâng cao. Còn ACB Leasing vẫn làm ăn có lãi, song
lợi nhuận hầu như không tăng (từ 71 tỷ đồng năm 2012, xuống còn 69 tỷ đồng năm 2013).
Sau khi thành lập Công ty tài chính ACB và sáp nhập ACB Leasing, lợi nhuận năm đầu
của Công ty là 69,4 tỷ đồng. Đối với BIDV Veasing gặp tình trạng thua lỗ nhiều năm và
BIDV đã thông qua kế hoạch chuyển đổi hoạt động công ty cho thuê tài chính hiện có thành
công ty tài chính tiêu dùng BIDV.
Các công ty cho thuê tài chính đang ngày càng thu hẹp về số lượng. Không chỉ bị
thu hẹp vì hoạt động thua lỗ và nợ xấu, các công ty cho thuê tài chính còn thu hẹp và xóa
bỏ do sự thiếu quan tâm của các doanh nghiệp. Cụ thể, một cuộc khảo sát 1.000 doanh
nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau thì hơn 70% số doanh nghiệp trả lời rằng họ biết
rất ít và chưa bao giờ tìm hiểu dịch vụ thuê tài chính từ công ty cho thuê tài chính; gần 20%
hoàn toàn không biết về dịch vụ tài chính này, thậm chí có doanh nghiệp hiểu cho thuê tài
chính như hoạt động trả góp và không hiểu đây là nghiệp vụ cấp tín dụng, cũng như tính
ưu việt lẫn hiệu quả.
Có thể thấy, các công ty đã thu được cho mình những thành tựu nhất định, góp phần
vào sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã
đạt được thì vẫn còn những tồn tại cần được khắc phục.
Thứ nhất, năng lực cạnh tranh chưa cao. Có thể nói việc trực thuộc các ngân hàng
đối với các công ty cho thuê tài chính này vừa là thuận lợi nhưng cũng là bất lợi. Bởi lẽ vì
vẫn nằm trong sự quản lý của ngân hàng mẹ, cho nên cơ cấu tổ chức cũng như chiến lược
kinh doanh của các công ty này còn có phần phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của ngân
hàng mẹ và chưa chủ động trong việc tìm kiếm thị trường và chưa thực sự cạnh tranh lẫn
nhau. Do đó, chưa tạo ra cho thị trường những sản phẩm thuê có giá rẻ và chất lượng dịch
vụ tốt để phục vụ khách hàng. Ngoài ra, hoạt động công ty cho thuê tài chính chưa thực sự
hấp dẫn và chưa có động lực phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu vốn đầu tư cho các thành
phần kinh tế, các vùng miền trong cả nước. Đồng thời, do bị lệ thuộc về sở hữu nên các
công ty này cũng chưa có một chiến lược tổng thể nên hoạt động cho thuê tài chính của các
công ty vẫn còn manh mún, giống như chỉ là một chi nhánh của các ngân hàng mẹ trong
hoạt động cho vay trung và dài hạn.
Thứ hai, chưa đa dạng các hình thức cho thuê và tài sản cho thuê. Hầu hết các giao
dịch cho thuê hiện nay chỉ diễn ra dưới một hình thức là cho thuê hoàn trả toàn bộ mà chưa
sử dụng cho thuê hoàn trả từng phần. Bên cạnh đó, các công ty chỉ mới sử dụng một hình

24
thức cho thuê có sự tham gia của ba bên còn các hình thức khác như cho thuê hợp tác, mua
rồi cho thuê lại, cho thuê giáp lưng, cho thuê trả góp,… chưa được sử dụng. Ngoài ra, tài
sản cho thuê trong những năm qua chủ yếu là các máy móc thiết bị lẻ đơn chiếc, có hàm
lượng công nghệ ở mức trung bình khá còn các dây chuyền công nghệ cao hay các thiết bị
hiện đại chiếm tỷ trọng thấp và chưa được bên thuê khai thác nhiều. Chính vì vậy mà giá
trị tài trợ cho khách hàng còn thấp, có thể kí được nhiều hợp đồng nhưng giá trị các hợp
đồng chỉ khoảng một tỷ đồng, ít có hợp đồng có giá trị cao do bị khống chế về hạn mức tài
trợ trên vốn tự có của công ty cho thuê tài chính.
Dưới đây là một số công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam:
STT Tên công ty cho Địa chỉ Số giấy Vốn điều lệ
thuê tài chính phép ngày
cấp
1 Công ty cho thuê tài Tầng 2, số 120 79/GP- 300 tỷ đồng
chính (CTTC) Hàng Trống, Hoàn NHNN
TNHH MTV Công Kiếm, Hà Nội ngày
nghiệp Tàu thuỷ 19/3/2008

(VINASHIN
Finance Leasing
Company Limited)

2 Công ty CTTC Tầng 9 Diamond 72/GP- 158.7 tỷ đồng


TNHH MTV Kexim Plaza, 34 Lê NHNN
Việt Nam (100% Duẩn, Quận 1, ngày
vốn nước ngoài) TP.Hồ Chí Minh 2/7/2018
(Kexim Vietnam (cấp đổi)
Leasing Company)

3 Công ty CTTC 131 Châu Văn 06/GP- 300 tỷ đồng


TNHH MTV Ngân Liêm, phường 14, NHNN
hàng Á Châu Quận 5, TP.Hồ ngày
(Asia Commercial Chí Minh 22/5/2007
Bank Leasing
Company Limited)

4 Công ty CTTC 16 Phan Đình 04/GP- 1,000 tỷ đồng


TNHH MTV Ngân Phùng, quận Ba CTCTTC
hàng Công thương Đình, Hà Nội ngày
Việt Nam 20/3/1998

25
(Industrial and
Commercial Bank
of Vietnam Leasing
Company Limited)

5 Công ty TNHH 25T1, N05, đường 05/GP- 500 tỷ đồng


MTV CTTC Ngân Hoàng Đạo Thúy, CTCTTC
hàng Ngoại thương Phường Trung
Việt Nam Hòa, Cầu Giấy,
(VCB Leasing Hà Nội
Company Limited)

6 Công ty CTTC I Số 4 Phạm Ngọc 06/GP- 200 tỷ đồng


Ngân hàng Nông Thạch, Đống Đa, CTCTTC
nghiệp và Phát triển Hà Nội ngày
Nông thôn Việt 27/8/1998
Nam
(Agribank no.1
Leasing Company)

7 Công ty TNHH 230 Nam Kỳ Khởi 65a/GP- 300 tỷ đồng


MTV CTTC Ngân Nghĩa, Quận 3, NHNN
hàng Sài Gòn TP.Hồ Chí Minh ngày
Thương Tín 31/10/2017
(Sacombank (cấp đổi)
Leasing Limited
Company)

8 Công ty TNHH P 902, Centre 117/GP- 350 tỷ đồng


CTTC Quốc tế Việt Tower 72-74 NHNN
Nam Nguyễn Thị Minh ngày
(Vietnam Khai, Phường 6, 24/4/2008
International Quận 3, TP.Hồ (cấp đổi)
Leasing Company Chí Minh
Limited)

26
9 Công ty TNHH Phòng 2801-04 09/GP- 580.7 tỷ đồng
CTTC Quốc tế tầng 28, Sài Gòn NHNN
Chailease (100% Trade Centre, 37 ngày
vốn nước ngoài) Tôn Đức Thắng, 09/10/2006
(Chailease phường Bến
International Nghé, Quận 1,
Leasing Company TP.Hồ Chí Minh
Limited)

10 Công ty TNHH Tầng 20 tháp A, 33/GP- 895.6 tỷ đồng


CTTC BIDV – Vincom, số 191 NHNN
Sumi Trust Bà Triệu, phường ngày
Lê Đại Hành, 12/4/2017
quận Hai Bà
Trưng, Hà Nội
Hình 3.1 Một số công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam

Theo trang salaryexplorer.com thì một nhân viên trong ngành cho thuê tài chính tại
Việt Nam có thể kiếm được khoảng 19,300,000 VND/tháng. Và mức lương sẽ rơi vào
khoảng 9,860,000 VND ( thấp nhất ) tới 29,800,000 VND ( cao nhất). Đây là mức lương
trung bình hàng tháng bao gồm như tiền nhà, phương tiện đi lại và các phúc lợi khác. Mức
lương thay đổi tùy thuộc vào kinh nghiệm, năng lực, kỹ năng và vị trí của nhân viên đó
làm, đây là những yếu tố quan trọng trong việc xác định lương.

Với người có ít hơn 2 năm kinh nghiệm thì mức lương trung bình khoảng 11,100,000
VND/tháng. Trong khi người có kinh nghiệm từ 2 năm tới 5 năm thì mức lương tới
14,400,000 VND/tháng. Hơn những người ít hơn 2 năm kinh nghiệm 31%. Tiếp đó, một
người có kinh nghiệm từ 2 năm tới 10 năm thì mức lương trung bình rơi vào khoảng
20,200,000 VND/tháng, tăng 40% với người có kinh nghiệm từ 2 năm đến 5 năm kinh
nghiệm.

Và người có chuyên môn từ 10 đến 15 năm nhận được mức lương tương đương
24,300,000 VND/tháng, cao hơn 20% so với người có kinh nghiệm từ 5 tới 10 năm. Nếu
kinh nghiệm từ 15 đến 20 năm thì tiền lương dự kiến là 26,400,000 VND/tháng, hơn 9%
người có mức lương từ 10 đến 15 năm. Cuối cùng là chuyên viên có hơn 20 năm kinh
nghiệm thì sở hữu mức lương khoảng 28,500,000 VND/tháng, hơn 8% những người có
mức lương từ 15 đến 20 năm kinh nghiệm.

27
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. LUẬT, VĂN BẢN LUẬT


1. Luật số 47/2010/QH12 của Quốc hội về “Luật các tổ chức tín dụng”.

B. SÁCH, BÀI GIẢNG THAM KHẢO


1. PGS.TS Lê Thị Tuyết Hoa, “Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ”, Trường ĐH Ngân
Hàng TP.HCM.

C. TẠP CHÍ, BÁO CÁO VÀ CÁC BÀI THAM LUẬN


1. 10hay.com,Top 10 công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam.
2. Trần Thị Thùy Linh, Hoạt động cho thuê tài chính và công ty cho thuê tài chính.
3. ThS. Nguyễn Thị Tình, Hoạt động cho thuê tài chính tại các công ty cho thuê tài
chính thuộc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
4. Thư viện pháp luật, Quản lý, trích khấu hao tài sản cố định do thuê hoặc cho thuê.
5. Bộ Tài Chính,2009, Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố
định.
6. Chailease.com.vn, Cho thuê tài chính là gì.
7. Yourmoney.vn, Công ty cho thuê tài chính là gì và danh sách công ty cho thuê tài
chính.
8. Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam,2021, Quy định về phát hành kỳ phiếu, tín phiếu,
chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài.
9. Salaryexploder,2021,Leasing Manager Average Salary in Vietnam 2021

D. CÁC WEBSITE TRUY CẬP, THAM KHẢO


http://www.tapchicongthuong.vn/
https://10hay.com/
https://thuvienphapluat.vn/
https://chailease.com.vn/
https://vi.wikipedia.org/
https://yourmoney.vn/
https:// salaryexplorer.com/

28

You might also like