You are on page 1of 33

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ DU LỊCH CÁP TREO FANSIPAN SA PA

CHI NHÁNH HOTEL DE LA COUPOLE SAPA


Số 1, đường Hoàng Liên, Thi trấn Sa Pa, Huyện Sa Pa, Tỉnh Lào Cai
Số điện thoại: 0214 3 09 9999/ Fax:
****************

PHƯƠNG ÁN AN
NINH TRẬT TỰ

Sa Pa, Tháng 9 Năm 2018

CÔNG TY TNHH DV&DL CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIÊT NAM

1
CAPSTREO FANSIPAN SA PA-CN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________________________
HOTEL DE LA COUPOLE SAPA
______________________

PHƯƠNG ÁN AN NINH TRẬT TỰ


PHẦN 1: ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH KHÁCH SẠN DE LA COUPOLE SAPA

1/ Vị trí của Khách sạn

Khách sạn Hotel De La Coupole Sapa có vị trí tại Tổ 7A thị trấn Sapa, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai, với
diện tích 8100 m2, cách thủ đô Hà Nội 330km về phía Tây Bắc, cách biên giới Trung Quốc 38km,
cách Ga Lào Cai 34km. Khách sạn được xây dựng bởi tập đoàn Sun Group vào tháng 03/ 2016. Dự
kiến khai trương vào cuối năm 2018.

+ Phía Đông: Giáp với đường Fansipan, TT Sa Pa

+ Phía Tây: Giáp với đường Hoàng Liên, TT Sa Pa

+ Phía Nam: Giáp với khách sạn Biển Mây – Công Ty APATIT Việt NAm

+ Phía Bắc: Giáp với đường Cầu Mây, TT Sa Pa

2/ Đặc điểm kiến trúc:

Tổng diện tích là: 8.100 m2

Kiến trúc xây dựng: Khách sạn Hotel De La Coupole SaPa được thiết kế thành 1 khu vực từ tầng 5
tòa nhà trở lên. Toàn bộ khách sạn được thiết kế theo kiểu các khu phòng liền kề, bao gồm 3 khu
được gọi theo thứ tự A-B-C Các dãy nhà có kết cấu kiên cố bê tông cốt thép, tường được xây bằng
gạch

 Khu A :

Tầng 5: Các dãy phòng nghỉ loại: Executive suite, Twin, superior king; Tổng 17 phòng (từ
phòng 542 đến số phòng 558 )

Tầng 6 : Các dãy phòng nghỉ loại Executive suite, Superior king, Superior Twin; Tổng 17
phòng (từ phòng 642 đến phòng 658 )

Tầng 7: Các dãy phòng nghỉ loại Executive suite, Superior king, Superior Twin ; Tổng 17
phòng (từ phòng 742 đến phòng 758 )

Tầng 8: Các dãy phòng nghỉ loại Executive suite, Deluxe Twin, Deluxe King; tổng 17 phòng
( Từ phòng 842 đến 858)

Tầng 9: Các dãy phòng nghỉ loại Deluxe king, Delule suite, Delule Twin; tổng 17 phòng ( Từ
phòng 942 đến phòng 958)
2
TẦNG 10: Khu nhà hàng

 Khu B :

Tầng 5: Các dãy phòng nghỉ loại Execuve suite, Superior twin, Superior king; tổng 38 phòng
(từ phòng 504 đến phòng 541 )

Tầng 6 : Các dãy phòng nghỉ loại Execuve suite, Superior twin, Superior king; tổng 38 phòng
(từ phòng 604 đến phòng 641 )

Tầng 7: Các dãy phòng nghỉ loại Execuve suite, Superior twin, Superior king, classic king,
classic twin; tổng 41 phòng (từ phòng 701 đến phòng 741 )

Tầng 8: Các dãy phòng nghỉ loại Execuve suite, Deluxe king, Delule suite, Delule Twin; tổng
41 phòng ( Từ phòng 801 đến phòng 841)

Tầng 9: Các dãy phòng nghỉ loại Deluxe king, Delule suite, Delule Twin; tổng 24 phòng
( Từ phòng 918 đến phòng 941)

Tầng 10: khu nhà hàng

Tầng G : Các phòng ban, khu gặt là, khu sơ chế, kho rác

 Khu C
Tầng 5: Các dẫy phòng ban, khu cangteen
Tầng 6: Các dãy phòng ban, kho
Tầng 7: Khu bể bơi, Gym
Tầng 8: Trần bể bơi
Tầng 9: Trần bể bơi
Tầng 10: Khu phòng họp

 Tổng 3 khu : 249 phòng

 3/ Cơ cấu tổ chức của Khách sạn De La Coupole Sapa

Tính đến thời điểm 20/10/2018, khách sạn có tổng 160 cán bộ và nhân viên (trong đó có 03 người
nước ngoài).

Tổ chức đoàn thể: Chưa thành lập tổ chức công đoàn do khách sạn đang trong thời kì hoàn thiện

4/ Các trang thiết bị kỹ thuật

 Khách sạn được trang bị tổng cộng 120 Camera được lắp đặt tại khu vực công cộng, hành
lang các khu nhà, góc các toà nhà nơi có tầm nhìn thoáng, đủ ánh sáng và được bảo vệ khỏi
thời tiết xấu. Ngoài ra khách sạn có lắp camera tại một số điểm trọng yếu để bảo vệ quan sát
và phát hiện kịp thời các dấu hiệu khả nghi cho Khách sạn.

 PHẦN II: MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ.


3
 1/ Mục đích:

- Nhằm duy trì an toàn tại mục tiêu bảo vệ không cho bất kỳ những xáo trộn nào xảy ra, đe dọa an
toàn đến mục tiêu bảo vệ
- Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn tính mạng con người và tài sản của khách sạn khi tiến hành các
hoạt động diễn ra trong mục tiêu bảo vệ.
- Ngăn chặn trấn áp triệt để, kiên quyết xử lý các hành vi xâm phạm bất hợp pháp, các hoạt động gây
rối trật tự, hành vi trộm cắp tẩu tán tài sản, chiếm đoạt xảy ra trong mục tiêu.
- Phát hiện, hạn chế thấp nhất các thiệt hại sự cố, vụ việc xảy ra.
- Duy trì việc chấp hành nội qui, qui định của khách sạn đối với cán bộ công nhân viên đang làm việc
tại khách sạn.
- Kiểm soát hàng hóa ra vào khách sạn, đảm bảo tất cả hàng hóa ra vào khách sạn được kiểm tra chặt
chẽ, tránh thất thoát cho khách sạn.
2/ Ý nghĩa:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của khách sạn đạt hiệu quả cao trong sản xuất.
- Đảm bảo việc chấp hành nội quy của nhân viên khách sạn.
- Góp phần đảm bảo an ninh, chính trị, trật tư, an toàn trong xã hội. Phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh
trấn áp tội phạm. Làm ổn định tình hình nơi công ty đang hoạt động. Đây cũng là động lực thúc đẩy
sản xuất an toàn phát triển trong môi trường an ninh được đảm bảo.
II/ BỐ TRÍ LỰC LƯỢNG BẢO VỆ.

Căn cứ vào diện tích và tình hình thực tế khách sạn Hotel De La Coupole SaPa bố trí và lập phương
án bảo vệ như sau:

1/ Tổng số vị trí:

03 Vị trí trực 24/24


Có 4 chốt trực gồm:
- Chốt 1 tại Khu vực chính tầng G)
- Chốt 2 tại khu vực Lễ Tân
- Chốt 3 phòng Camera
- Chốt 4 phòng báo cháy trung tâm
- 2/ Tổng số bảo vệ: 19 Bảo vệ

3/ Thời gian làm việc:


– Ca Sáng: Từ 06h00 – 14h00 luôn có 5 nhân viên bảo vệ tại 2 chốt, phòng Camera, phòng báo cháy
trung tâm
– Ca Chiều: Từ 14h00 – 22h00 luôn có 5 nhân viên bảo vệ tại 2 chốt, , phòng Camera, phòng báo
cháy trung tâm
– Ca Đêm: Từ 22h00 – 06h00: luôn có 5 nhân viên bảo vệ tại 2 chốt, , phòng Camera, phòng báo
cháy trung tâm
4/ Bố trí lực lượng bảo vệ
- Khu vực 1 là cửa chính lối đi dành riêng cho nhân viên vào khách sạn làm việc: được trang bị hệ
thống hình ảnh các Camera kết nối với máy tính chủ, bộ đàm: 01 vị trí bảo vệ (Làm việc 24/24)
4
- Khu vực 2: 01 vị trí bảo vệ ( Làm việc 24/24)
- Khu vực 3: 01 vị trí bảo vệ ( Làm việc 24/24)
- Khu vực 4: 01 vị bảo vệ ( Làm việc 24/24)
Định kỳ 1h hoặc đột suất nhân viên Bảo vệ sẽ đi tuần tra một vòng quanh khách sạn.
III/ NHIỆM VỤ TỪNG VỊ TRÍ.
Những gì dưới đây là nhiệm vụ cơ bản của Nhân viên bảo vệ, ngoài ra nhân viên bảo vệ sẽ thực hiện
thêm những nhiệm vụ hợp lý theo yêu cầu của ban giám đốc khách sạn.
- Số lượng 05 nhân viên/ Ca làm việc
3.1: Vị trí trực tại khu vực sảnh khách sạn
3.1.1: Phạm vi hoạt động:
- Khu vực sảnh khách sạn
3.1.2: Nhiệm vụ:
- Kiểm soát khách ra vào khu vực sảnh nhằm đảm bảo an ninh trật tự (Nhân viên khách sạn, Khách
hàng, đối tác, cơ quan chức năng).
- Kiểm soát tài sản, thiết bị mang ra và mang vào tại khu vực sảnh.
- Hướng dẫn các phương tiện để đúng khu vực quy định và kiểm soát xe ra vào khu vực sảnh (xe cộ
và hành lý của khách)
- Ghi chép diễn biến tình hình trong ngày, ghi chép sổ sách, biểu mẫu. Lập báo cáo khi cần thiết và
báo cáo định kỳ tình hình ANTT.
- Tắt mở hệ thống ánh sáng đúng giờ theo quy định của khách sạn
- Phát hiện kịp thời những hành vi trộm cắp, phá hoại tài sản của khách sạn
- Phối hợp với vị trí khác cùng hoàn thành nhiệm vụ.
- Giám sát việc thực hiện nội qui lao động của công nhân viên.
- Tuần tra phát hiện những trường hợp có biểu hiện hành vi trộm cắp hoặc phá hoại tài sản của khách
sạn
- Báo cáo lập tức cho Trưởng ca, Trưởng bộ phận, Ban lãnh đạo những trường hợp nghi ngờ trộm
cắp, vi phạm nội quy.
- Tổ chức phối hợp đóng, mở, khóa, niêm phong hệ thống cửa
- Hướng dẫn mọi người thoát hiểm khi cần thiết.
- Tăng cường hổ trợ vị trí cổng chính.
- Thường xuyên kiểm tra hệ thống PCCC luôn sẵn sàng hoạt động, điện nước.
3.2: Vị trí trực tại cổng chính (cổng 1)
3.2.1: Phạm vi hoạt động
- Khu vực Tầng G
3.2.2: Nhiệm vụ
- Duy trì ANTT tại khu vực trực
- Kiểm tra người ra vào khu vực lối đi dành cho nhân viên - Kiểm soát tài sản, thiết bị mang ra và
mang vào nơi làm việc.
- Hướng dẫn các phương tiện để đúng khu vực quy định.

5
- Ghi chép diễn biến tình hình trong ngày, ghi chép sổ sách, biểu mẫu. Lập báo cáo khi cần thiết, báo
cáo định kỳ tình hình ANTT.
- Tắt mở hệ thống ánh sáng đúng giờ theo quy định của công ty
- Phát hiện kịp thời những hành vi trộm cắp, phá hoại tài sản của công ty.
- Phối hợp với vị trí khác cùng hoàn thành nhiệm vụ.
- Giám sát việc thực hiện nội qui lao động của công nhân viên.
- Tuần tra phát hiện những trường hợp có biểu hiện hành vi trộm cắp hoặc phá hoại tài sản của công
ty.
- Báo cáo lập tức cho Tổ Trưởng, Trưởng bộ phận, Ban lãnh đạo những trường hợp nghi ngờ trộm
cắp, vi phạm nội quy.
- Tổ chức phối hợp đóng, mở, khóa, niêm phong hệ thống cửa
- Hướng dẫn mọi người thoát hiểm khi cần thiết.
- Tăng cường hổ trợ vị trí cổng chính.
- Thường xuyên kiểm tra hệ thống PCCC luôn sẵn sàng hoạt động, điện nước.

IV/ CÔNG CỤ HỖ TRỢ


- Sổ ghi chép xe xuất nhập hàng ngày ra vào khách sạn.
- Giấy xuất nhập hàng hóa.
- Báo cáo tuần tra hàng ngày
- Sổ nhật ký bảo vệ
- Biên bản kiểm tra ANTT và PCCC hàng tuần..
- Máy rà kim loại
- Máy bộ đàm cầm tay.
- Đèn pin
- Áo mưa.
- Gậy cao su.
- Hệ thống Camera.

V/ CÁC SỐ ĐIỆN THOẠI LIÊN HỆ KHẨN CẤP

Tên cơ quan/cán bộ Số điện thoại

Công An thị trấn Sapa 0214 387 1463

Ông Tiến – Công An khu vực 0964 554 989

6
Bà Phương Anh - Công An phụ trách Hành chính 0913 287 975

UBND Huyện Sapa 0214 387 1202

Bệnh viện đa khoa Sapa 0214 387 1116

Ông Quý – PGĐ Bệnh viện Sapa 0912 587 784


NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ
Điện lực Sapa 0214 387 2144
Nước sạch Sapa 0214 387 1642
NỘI BỘ

Bà Dương Nguyễn Anh Thi – Giám Đốc Chi Nhánh 0214 3 90 9999

Ông JONCAS JeanPierre – TGĐ Khách sạn 0888 858 360

Bà Lương Thu Trang – Trợ lí TGĐ Khách sạn 0979 101 690

Ông Bùi Văn Quyết – Quản lý An Ninh 0966 30 6611

Bà Dương Thị Thùy Dương – Kế toán trưởng 0979 323 000

Bà Trần T Lan Trang – Quản lý Nhân Sự 0906 130 584

Ông Nguyễn Văn Thật – Quản lý Buồng 01666 005 021

Ông VELLA Massimo – Quản lý Đặt phòng 07539 965813

Ông Nguyễn Mạnh Quỳnh – Kỹ Sư Trưởng 0962 888 098

Ông Trịnh Ngọc Đức – Quản lý Lễ tân 0905 670 670

Bà Nguyễn Thị Liên – Quản lý Nhà hàng 0989 728 679

7
V/ QUY TRÌNH XỬ LÝ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG.

KIỂM TRA CHÌA KHÓA


Nhiệm vụ chính

 Đào tạo nhân viên An Ninh mới về thủ tục kiểm tra chìa khóa.
 Kiểm Tra Chìa Khóa được thực hiện 1 năm một lần hoặc khi cần thiết.
 Báo cáo khi có bất cứ sự khác biệt nào

Nhiệm vụ khác

 Đào tạo nhân viên an ninh mới về thủ tục kiểm tra chìa khóa
 Hỗ trợ Trưởng Bộ Phận An Ninh về việc giám sát kiểm tra chìa khóa mỗi năm một lần hoặc khi
được yêu cầu.
 Giữ bản kiểm kê mới nhất của chìa khóa thuộc tất cả các bộ phận.
 Xem kỹ lại yêu cầu về chìa khóa/thay thế các biểu mẫu.
 Xác nhận các chìa khóa một lần nữa mọi thay đổi đều được ghi rõ trong hồ sơ.
 Trình bày bất cứ sự khác biệt nào trong bản báo cáo kiểm tra chìa khóa
KIỂM TRA RÁC ĐỊNH KỲ
Nhiệm vụ chính

 Đào tạo nhân viên An Ninh mới về việc kiểm tra rác định kỳ cũng như giám sát từng trường hợp
theo từng thời điểm.
 Việc kiểm tra rác định kỳ được giám sát khi được Trưởng Bộ Phận An Ninh thông báo.
 Đầy đủ và sẳn sàng dụng cụ trước khi kiểm tra.
 Kiểm tra cẩn thận các túi rác thực phẩm và chai lọ bằng máy dò kim loại cầm tay.
 Để tránh bị thương, không sử dụng tay không để kiểm tra bên trong các túi rác.

Nhiệm vụ khác

 Đào tạo nhân viên an ninh mới về việc kiểm tra rác định kỳ cũng như giám sát từng trường hợp
theo từng thời điểm.
 Giám sát việc kiểm tra rác định kỳ mà không thông báo trước khi có chỉ thị của Trưởng Bộ Phận
An Ninh.
 Luôn có sẵn những thiết bị sau:
1) Máy dò kim loại cầm tay.

8
2) Thùng rác và túi đựng rác.
3) Gậy và kẹp gắp.
4) Đèn pin.
 Túi đựng rác thực phẩm và chai lọ:
1) Kiểm tra cẩn thận các túi rác với máy dò kim loại cầm tay.
2) Nếu máy dò kim loại cầm tay kêu “bíp”. Nó thể hiện có kim loại bên trong.
3) Trút hết rác bên trong túi vào thùng rác để kiểm tra.
4) Sử dụng gậy và hoặc kẹp gắp để kiểm tra bên trong túi nhằm tìm các vật dụng của khách sạn
như dụng cụ ăn, dụng cụ bếp..vv.
5) Không sử dụng tay không để kiểm tra.
 Các túi rác có kim loại:
1) Trút rác bên trong túi vào thùng rác để kiểm tra.
2) Sử dụng gậy và/hoặc kẹp gắp để kiểm tra bên trong túi nhằm tìm các vật dụng của Khu nghỉ
mát như dụng cụ ăn, dụng cụ bếp..vv.
3) Không sử dụng tay không để kiểm tra.
 Tìm hiểu thêm thông tin cần thiết để xác định chắc chắn về các nhân viên có liên quan.

Nhiệm vụ khác

 Nếu vật dụng của khách sạn được tìm thấy, ghi nhận sự việc vào Biên Bản An Ninh:
1) Tên nhân viên.
2) Bộ phận.
3) Ngày/ tháng/ thời gian.

KIỂM TRA RÁC ĐỊNH KỲ (tiếp theo)


Nhiệm vụ chính

4) Chi tiết/số lượng vật dụng được tìm thấy.


5) Có sự xác nhận của nhà thầu có liên quan.
6) Tên nhân viên an ninh.
Lưu ý: điều tra thêm khi cần để chắc chắn nhân viên hoặc các nhân viên nào khác có liên quan.
 Báo ngay cho cấp quản lý trực tiếp.
 Quản lý trực tiếp sẽ cung cấp một bản báo cáo hoàn chỉnh cho Quản lý Bộ phận/Phòng Hành
chính nhân sự/Ban giám đốc và bản sao đến các bộ phận có liên quan.

9
 Nếu nhân viên là một thành viên của Công Đoàn, Phòng Hành chính Nhân Sự sẽ thông báo cho
Công Đoàn.
 Trước khi có bất kỳ một hoạt động điều tra và kết quả kỷ luật nào, nhân viên không được bàn
luận về sự cố với các nhân viên khác mà không có sự cho phép của Quản lý bộ phận, Phòng Hành
chính nhân sự, Ban giám đốc
HÀNG ĐƯỢC CHO QUA
Nhiệm vụ chính

 Đào tạo nhân viên an ninh mới về thủ tục giấy phép ra vào cũng như giám sát từng trường hợp
theo từng thời điểm.
 Tất cả các kiện hàng sắp được chuyển ra khỏi khách sạn phải có giấy phép ra vào theo mẫu tại
chốt An ninh mới được mang ra/ vào trong khách sạn.
 Biểu mẫu Giấy phép ra vào được điền đầy đủ và có chữ ký người cấp phép.
 Hàng Được mang vào/ra được gửi đến một nhân viên bảo vệ quản lý riêng.
 Các nhân viên không được bàn luận về các vật dụng được tìm thấy trong suốt quá trình xem xét
kiểm tra.
 Nếu không thể thấy tất cả các vật bên trong kiện hàng, nhân viên sẽ được yêu cầu di chuyển các
vật để kiểm tra.
 Bản sao của giấy phép mang hàng ra/vào sẽ được cung cấp cho quản lý các bộ phận có liên quan.
 Báo cho Quản lý bộ phận nếu có vấn đề hay sự khác biệt nào xảy ra.

Nhiệm vụ khác

 Đào tạo nhân viên an ninh mới về thủ tục giấy phép mang đồ ra/vào cũng như giám sát từng
trường hợp theo từng thời điểm.
 Giấy phép mang đồ ra/vào là một biểu mẫu mô tả đầy đủ các vật dụng được cho phép di chuyển
ra khỏi khu vực khách sạn.
 Bất cứ vật dụng của khách sạn nếu di chuyển hoặc mang ra ngoài phải kết hợp với giấy phép
mang đồ ra/vào.
 Để hợp lệ thì giấy phép phải:
1) Có chữ ký của quản lý cấp phép hoặc giám sát viên (danh sách các cá nhân được cấp phép
được giữ ở phòng bào vệ).
2) Có tên riêng và tên bộ phận của nhân viên được cấp phép di chuyển hàng ra khỏi khách sạn
 Xác nhận các vật dụng so với giấy phép bằng cách yêu cầu xem giấy phép và yêu cầu nhân viên
trưng bày các vật dụng để xem xét.

10
 Nếu nhân viên từ chối trưng bày các vật dụng để xem xét kiểm tra thì phải báo cho giám sát.
 Nếu các vật dụng của khách sạn không được cấp phép được tìm thấy và giám sát không có mặt
hoặc không thể giải quyết thì báo cho Quản lý bộ phận.
 Ký vào giấy phép khi xác nhận.
 Bản sao màu trắng được đính lên kiện hàng, bản sao màu vàng được lưu giữ tại cổng bảo vệ, bản
sao màu hồng được gửi đến Quản lý bộ phận.
 Bản sao của giấy phép sẽ được gửi cho tất cả các bộ phận phát hành.
SƠ CỨU
Nhiệm vụ chính

 Đào tạo nhân viên an ninh mới về các quy trình sơ cứu cũng như là cung cấp sự hỗ trợ.
 Cung cấp sự hỗ trợ cần thiết theo nhu cầu của bác sĩ của Khách sạn
 Tất cả mọi nhân viên an ninh đều phải có bằng sơ cứu và hồi sức tim phổi hợp lệ do hội Chữ
Thập Đỏ cấp.
 Không thực hiện sơ cứu trừ khi nạn nhân yêu cầu hoặc khi mạng sống của nạn nhân bị đe dọa.
 Ưu tiên giải quyết các sự cố có tổn thương và bản chất của sự tổn thương đó sẽ được nhanh chóng
xác định. Yêu cầu hỗ trợ y tế ngay khi có thể.
 Dịch vụ cứu thương khẩn cấp của Khách sạn (nếu cần) sẽ được gọi ngay sau khi việc sơ cấp cứu
được thực hiện.
 Báo cáo sự cố phải được điền đầy đủ:
1) Báo cáo về sự cố của nhân viên Khách sạn do giám sát viên thực hiện.
2) Báo cáo về sự cố của khách do Quản lý bộ phận tiền sảnh thực hiện.
3) Báo cáo an ninh về những tai nạn nghiêm trọng.

Nhiệm vụ khác

 Đào tạo nhân viên an ninh mới về các quy trình sơ cứu cũng như là cung cấp sự hỗ trợ.
 Theo thông tin qua văn bản, lời nói, hoặc nhân viên tổng đài để báo cho Quản lý bộ phận tiền
sảnh về tai nạn của khách hàng, và báo cho Phòng Hành chính Nhân Sự/Quản lý Bộ Phận về tai
nạn xảy ra của nhân viên.
 Báo tin cho Quản lý Bộ Phận An Ninh qua điện đàm hoặc điện thoại bàn.
 Báo cáo hiện trường xảy ra tai nạn càng sớm càng tốt.
 Bác sĩ của Khách sạn hoặc những nhân viên đã qua đào tạo sẽ thực hiện sơ cứu đối với người bị
thương nhẹ.

11
 Cung cấp hỗ trợ cần thiết khi bác sĩ của Khách sạn đang chăm sóc người bị thương.
 Hoàn thành bản báo cáo tai nạn ngay sau khi tình hình đã được kiểm soát.
 Khách sạn sẽ đảm bảo đầy đủ phương tiện để đưa nạn nhân đến bệnh viện theo ý kiến của bác sĩ
của Khách sạn
 Quản lý bộ phận tiền sảnh sẽ đề xuất phương tiện.
 Nếu những nạn nhân có cổ, lưng hoặc mông bị thương thì không được di chuyển nạn nhân đó trừ
những tình huống hết sức nghiêm trọng như có cháy hoặc tránh vật rơi từ trên cao xuống.
 Chữa trị cho những nạn nhân trong những tình huống sau:
1) Cầm máu.
2) Chăm sóc vết thương bên ngoài.
3) Chống va chạm (đắp chăn hoặc giữ ấm cho nạn nhân)
4) Không đổ bất cứ dung dịch nào vào vết thương của nạn nhân.
 Giải tán những nhóm đông hiếu kỳ để người bị thương có thêm không khí.

SƠ CỨU (tiếp theo)


Nhiệm vụ khác

 Bác sĩ của Khách sạn sẽ yêu cầu dịch vụ Cứu Thương Khẩn Cẩp khi cần. Nếu có nghi ngờ về
mức độ tổn thương thì tốt nhất là gọi cho dịch vụ Cứu Thương Khẩn Cấp.
 Tất cả các vết thương nhẹ như là các vết cắt, vết bầm tím, bong gân nhẹ, hoặc các triệu chứng nhẹ
khác của người bị thương đều được bác sĩ của Khách sạn chữa trị.
 Quản lý bộ phận tiền sảnh sẽ hỗ trợ khi khách hàng yêu cầu được chữa trị tại bệnh viện.TRÌNH
CẤP CỨU

Nhiệm vụ chính

 Đào tạo nhân viên an ninh mới về các thủ tục cấp cứu cũng như cung cấp hỗ trợ.
 Nhắc lại phản ứng cần có khi cấp cứu xảy ra.
 Mọi nhân viên phải thông thạo các thủ tục y tế.
 Tất cả tai nạn đều được ghi nhận vào Nhật Ký An Ninh.
 Mọi báo cáo đều được điền đầy đủ và chính xác.

Nhiệm vụ khác

12
 Đào tạo nhân viên an ninh mới về các thủ tục cấp cứu cũng như cung cấp hỗ trợ.
 Gọi vào tổng đài để yêu cầu bác sĩ của Khách sạn đến hiện trường.
 Cung cấp cho tổng đài những thông tin sau:
1) Bản chất của cấp cứu ví dụ như đau tim..vv.
2) Vị trí chính xác của nạn nhân.
3) Có hoặc không cần thêm hỗ trợ của bộ phận an ninh.
 An ủi và tạo cảm giác thoải mái cho nạn nhân cho đến khi phương tiện cứu thương đến.
 Nhờ tổng đài thông báo tình huống đến:
1) Trưởng bộ phận an ninh.
2) Quản lý bộ phận Tiền sảnh, hoặc Ban giám đốc nếu nạn nhân là khách hàng.
3) Phòng Hành chính nhân sự và Đại Diện Quản lý Bộ Phận nếu nạn nhân là nhân viên Khách
sạn
 Ghi nhận sự cố vào sổ Nhật Ký An Ninh.
 Chuyển báo cáo đến Quản lý Bộ Phận An Ninh nào sẽ chịu trách nhiệm theo dõi sự việc.
 Điền đầy đủ thông tin trên Báo Cáo Tai Nạn.
 Thu thập trình bày của nhân chứng sự việc nếu có.

BẢO QUẢN BÌNH OXI VÀ THIẾT BỊ SƠ CỨU


Nhiệm vụ chính

 Đào tạo nhân viên an ninh mới về các thủ tục bảo quản bình oxi và thiết bị sơ cứu cũng như giám
sát việc kiểm tra định kỳ.
 Tất cả thiết bị sơ cứu được lưu kho và nâng cấp.
 Bình oxi luôn được nạp đầy và luôn trong tình trạng hoạt động tốt.
 Thông số áp suất của các bình oxi được ghi lại vào cuối phiên trực.
 Tất cả các thông số được ghi nhận vào .

Nhiệm vụ khác

 Đào tạo nhân viên an ninh mới về các thủ tục bảo quản bình oxi và thiết bị sơ cứu cũng như giám
sát việc kiểm tra định kỳ.
 Tất cả các thiết bị sơ cứu và bình oxi được đặt ở phòng bảo vệ.
 Thực hiện ghi nhận thông số áp suất của bình oxi vào cuối mỗi phiên trực ghi nhận các thông số
áp suất trên Báo Cáo Của Giám Sát Viên.
 Kiểm tra việc cung cấp thiết bị sơ cứu vào cuối mỗi phiên trực.
13
 Báo cho giám sát viên an ninh khi áp suất bình oxi thấp dưới mức cho phép hoặc dưới mức cần
thiết.

BÁO CHÁY
Nhiệm vụ chính

 Đào tạo nhân viên An Ninh mới về quy trình báo cháy cũng như là giám sát các cuộc luyện tập
định kỳ.
 Tất cả các báo động cháy được điều tra và xác định ngay lập tức.
 Tất cả các chuông báo được cài đặt lại.
 Các Bình chữa cháy đang trong tình trạng hoạt động tốt.
 Nếu báo động cháy thật sự xảy ra thì báo ngay cho tổng đài.
 Từ “cháy” không được sử dụng qua điện đàm.
 Giữ bình tĩnh và nghe ghi nhận thông tin rõ ràng chính xác.
 Hoàn tất các tư liệu chứng minh.

Nhiệm vụ khác

 Đào tạo nhân viên An Ninh mới về quy trình báo cháy cũng như là giám sát các cuộc luyện tập
định kỳ.
 Khi nghe chuông báo cháy tắt ngay lập tức phải quan sát tình huống bằng mắt.
 Tiến hành sử dụng bình chữa cháy với sự cẩn trọng.
 Nếu báo động sai , phải cài đặt lại chuông báo và thông báo cho tổng đài ngay lập tức:
1) Xác định tên với tổng đài.
2) Xác nhận chuông báo sai và việc cài đặt lại chuông báo. “đây là---(tên nhân viên ), chuông
báo sai, đang cài đặt lại chuông báo.”
 Nếu báo động đúng, thực hiện quy trình chữa cháy khẩn cấp và báo ngay cho tổng đài:
1) Xác định tên với tổng đài.
2) Xác nhận chuông báo cháy là thật.
3) Cung cấp vị trí chính xác của vụ cháy. “đây là—(tên nhân viên), chúng ta có—(mã cho sự
cố cháy) ở---(vị trí). Tôi lặp lại, chúng ta có—(mã cho sự cố cháy) ở---(vị trí).”
 Tổng đài sẽ kích hoạt hoạt động chữa cháy.
1) Quản lý Bộ Phận An Ninh.
2) Ban Giám Đốc
3) Đội Phòng Cháy Chữa Cháy.

14
 Sau khi tình huống đã hoàn toàn được kiểm soát, hoàn tất văn bản tương ứng với tình huống đã
xảy ra.

CHỮA CHÁY
Nhiệm vụ chính

 Đào tạo những nhân viên an ninh mới về quy trình chữa cháy cũng như là giám sát các cuộc luyện
tập chữa cháy định kỳ.
 Nhân viên an ninh phải có bình chữa cháy khi đối phó với các báo động cháy.
 Đảm bảo cho tất cả mọi người trong Khách sạn được di tản sang một địa điểm an toàn.
 Hướng bình chữa cháy vào trung tâm đám cháy.
 Đếm số lượng người bị ảnh hưởng bởi sự cố.
 Không được trở vào Khách sạn đang cháy để cứu những người khác bên trong đám cháy.

Nhiệm vụ khác

 Đào tạo những nhân viên An Ninh mới về quy trình chữa cháy cũng như là giám sát các cuộc
luyện tập phòng cháy chữa cháy định kỳ.
 Tìm hiểu thực trạng vụ cháy:
1) Chắc chắn rằng tất cả mọi người đã được di tản ra khỏi Khách sạn trước khi bắt đầu dập lửa.
2) Hỗ trợ di tản mọi người ở bất cứ vị trí nào.
3) Ở những nơi có thể, đếm chính xác số lượng người chịu ảnh hưởng trong sự cố.
4) Ở những nơi cần thiết, xác định và đếm số lượng khách và nhân viên bị thất lạc.
5) Nếu đám cháy nhỏ thì dập lửa bằng bình chữa cháy, hướng bình chữa cháy vào trung tâm đám
cháy.
6) Nếu đám cháy vượt khỏi tầm kiểm sóat không được phép cho người không có nhiệm vụ chữa
cháy vào bên trong Khách sạn đang cháy để cứu người bên trong.
7) Đợi đội cứu hỏa đến:
Mở các vòi nước chữa cháy ở những nơi có thể, hướng vòi phun vào trung tâm đám cháy và
khu vực xung quanh.

KIẾN THỨC TUẦN TRA


Nhiệm vụ chính

 Đào tạo những nhân viên an ninh mới về kiến thức tuần tra cũng như việc kiểm tra kiến thức định
kỳ.
15
 Hoàn thiện lý thuyết và kiến thức sử dụng cho từng tình huống.
 Nhân viên sẽ quan sát và bảo đảm an ninh cho khách, tránh mọi sự tấn công, các hoạt động tội
phạm, gây rối, và hỗ trợ cho những ai cần đến sự giúp đỡ.
 Thông thuộc sơ đồ bố trí của Khách sạn
 Biết thông tin và vị trí các thiết bị có liên quan để bố trí.
 Khách sẽ tự tin rằng họ đang trong một môi trường an ninh khi nhìn thấy tác phong chuyên
nghiệp của nhân viên an ninh.

Nhiệm vụ khác

 Đào tạo nhân viên an ninh mới về kiến thức tuần tra cũng như việc kiểm tra kiến thức định kỳ.
 Hai lý thuyết cơ bản cho việc tuần tra:
1) Thu hút sự chú ý, hoặc
2) Thu hút một vài sự chú ý.
 Dùng phương thức thu hút sự chú ý khi:
3) Xử lý việc đánh nhau.
4) Ngăn chặn vụ tấn công.
5) Cung cấp thông tin chung.
 Thu hút một vài sự chú ý khi:
1) Kiểm tra cửa sổ và cửa ra vào.
2) Báo động cháy.
 Trước khi bắt đầu đi tuần tra phải có:
1) Bút
2) Tập giấy
3) Các chìa khóa
4) Điện đàm
5) Đèn pin (tuần tra đêm).
 Thông thuộc sơ đồ bố trí của Khách sạn và có thể mô tả chính xác vị trí.
 Thông thuộc vị trí các hộp báo cháy, có thể sử dụng điện thoại và thư tín liên lạc.
 Thuộc tên và vị trí các bộ phận.
 Thông thuộc vị trí các thiết bị bảo hộ, vị trí của các két an toàn và tiền được ký gửi.
 Thông thuộc vị trí các kho hàng có giá trị và các công tắc đèn.
 Biết rõ các loại hàng hóa được lưu trữ trong từng khu vực cụ thể.
 Biết tất cả quản lý và nhân viên cùng những thói quen của họ.
 Thân thiện với khách hàng.
16
 Rút kinh nghiệm từ những báo cáo và các sự cố đã xảy ra.

TUẦN TRA KHÁCH SẠN


Nhiệm vụ chính

 Đào tạo nhân viên an ninh mới về quy trình tuần tra Khách sạn cũng như là kiểm tra tình hình
định kỳ.
 Tuần tra toàn bộ Khách sạn theo hình thức ngẫu nhiên để bảo đảm việc thường xuyên kiểm tra
các khu vực chung của khách và các khu vực làm việc của nhân viên.
 Nhân viên sẽ quan sát và bảo đảm an ninh cho khách, tránh mọi sự tấn công, các hoạt động tội
phạm, gây rối, và hỗ trợ cho những ai cần đến sự giúp đỡ.
 Không chìa khóa nào còn trong ổ khóa.
 Phải lưu ý đến chìa khóa chính.
 Các thiết bị báo cháy phải được bảo trì thường xuyên.
 Mọi sự việc không bình thường đều được báo ngay cho Quản lý Bộ Phận An Ninh.
 Mọi vấn đề liên quan đến bảo trì và các hỏng hóc được báo cho bộ phận kỹ thuật.
 Mọi vấn đề liên quan đến vệ sinh được báo cho bộ phận buồng phòng.
 Mọi tình huống và sự việc không bình thường đều ghi nhận và theo dõi.

Nhiệm vụ khác

 Đào tạo nhân viên an ninh mới về quy trình tuần tra Khách sạn cũng như là kiểm tra tình hình
định kỳ.
 Tuần tra bất ngờ các khu vực trong Khách sạn một cách tỉ mỉ đáp ứng các điểm sau:
1) Thực hiện tối thiểu--- cuộc tuần tra trong một phiện trực (có thể nhiều hơn nếu cần). Tránh
thực hiện tuần tra theo một hình thức cố định.
2) Kiểm tra và bảo đảm an ninh cho các thiết bị, Khách sạn, và văn phòng.
a) Các cửa đã được khóa.
b) Các chìa khóa còn để lại trong cửa ra vào.
c) Chìa khóa chính không được cất gữ cẩn thận.
 Kiểm tra những mục sau để phòng ngừa hỏa hoạn:
1) Các bình chữa cháy đã được gắn tên và được đặt đúng vị trí.
2) Các lối đi sạch sẽ và không bị cản trở.
3) Các khu vực lưu trữ gọn gàng theo trật tự.
17
 Kiểm tra trung tâm Khách sạn:
1) Hành lang.
2) Phòng vệ sinh
3) Kho hàng.
4) Các khu vực lưu trữ.
 Khi tuần tra, đặc biệt kiểm tra các mục sau:
1) Lối thoát khi có hỏa hoạn.
2) Các đèn không hoạt động.
3) Các mối nguy hiểm, ví dụ như nổ do chập điện..vv.
4) Các vấn đề về bảo trì.
5) Các trường hợp xâm nhập bất hợp pháp.
6) Các vấn đề về khách hàng hoặc về vấn đề quản lý.
 Duy trì mối quan hệ công việc tốt với các nhân viên an ninh khác.
 Ghi nhận mọi sự việc hay tình huống không bình thường.
 Trưởng bộ phận an ninh sẽ đưa ra lưu ý trong cuộc họp với trưởng các bộ phận về vấn đề bảo trì
của Khách sạn, ví dụ như các bong đèn ở vị trí--- không hoạt động.

CÁC BÁO CÁO SỰ CỐ


Nhiệm vụ chính

 Đào tạo các nhân viên mới về các báo cáo sự cố cũng như là việc kiểm tra định kỳ.
 Tất cả các báo cáo sự cố được viết dễ hiểu và chính xác.
 Tất cả các báo cáo sự cố phải rõ ràng, đơn giản và trực tiếp.
 Thông tin trên các báo cáo phải là sự thật, không dựa trên quan điểm của bất cứ ai.

Nhiệm vụ khác

 Đào tạo các nhân viên mới về các báo cáo sự cố cũng như là việc kiểm tra định kỳ.
 Các báo cáo sự cố do nhân viên đang làm nhiệm vụ cần phải bao gồm những điểm sau:
1) Ngăn giữ nhân viên hoặc khách hàng.
2) Sự di dời của khách và nhân viên Khách sạn.
3) Nhân viên khách sạn cư xử không đúng đắn koặc không tuân theo thủ tục của Khách sạn Bất
cứ việc sử dụng vũ lực nào (theo bất cứ mức độ nào của nhân viên an ninh).
4) Mọi thương tổn xảy ra cho khách hàng hoặc nhân viên Khách sạn.
5) Tất cả các ca cấp cứu hoặc di tản.

18
6) Mọi thiệt hại của Khách sạn.
7) Tất cả các cuộc báo hỏa hoạn (bao gồm cả các báo động sai)
8) Các đe dọa có bom hoặc tống tiền.
9) Các dự định xâm nhập Khách sạn bất hợp pháp.
10) Bất kỳ sự cố nào khác có thể cầu thành tội phạm hoặc bạo lực theo luật pháp đều phải chịu
trách nhiệm pháp luật.
 Mọi sự cố sẽ được lập hồ sơ và trình lên Quản lý Bộ Phận An Ninh.
Mẫu biên bản báo cáo:

CITY/DD/MM/YY INCIDENT/ACCIDENT REPORT


THÀNH PHÓ/NGÀY/THÁNG

Reported by( Clanify Name, Posittion, Department) Reported to ( Clanify Name, Posittion, Department)
Báo cáo bởi, nêu rõ tên chức vụ & bộ phận Báo cáo cho, nêu rõ tên chức vụ & bộ phận

Appointed at ( Địa điểm): Police report No (it got)


Số biên bản công an nếu có

DESCRIP TION ( NỘI DUNG)

 Person(s) concemed ( Người/những người liên quan)


Name( Tên): Sex(Giới tính)
Nationnality(Quốc tịch) ID No ( Số CMND) Passport no( Hộ
chiếu)
Department: Penod of stay in VN( Thời gian lưu trú tại VN) From:
Liaison address in Vn or abroad ( Đ/c liên lạc tại VN hay Nước ngoài) & Tel( Điện thoại)
Area of Accident/Incident
Details:
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………

19
The report finished at ………………………….on the same day read and agree by all parties
that the above content is correct and signed as confirmation
Biên bản kết thuc vào lúc………..cùng đọc và thống nhất giữa các bên công nhận nội dung trên là đúng và ký
tên xác nhận.

Reported by Reported to Witnessed by

Người báo cáo Người được báo cáo Người làm chứng

SƠ ĐỒ THOÁT HIỂM KHẨN CẤP


Nhiệm vụ chính

 Đào tạo các nhân viên an ninh mới về Sơ Đồ Thoát Hiểm Khẩn Cấp cũng như là giám sát các
cuộc luyện tập định kỳ.
 Mọi nhân viên an ninh phải thông thuộc Sơ Đồ Thoát Hiểm Khẩn Cấp.
 Tất cá các nhân viên an ninh thường xuyên có các khóa huấn luyện theo chủ đề.

Nhiệm vụ khác

 Đào tạo các nhân viên an ninh mới về sơ đồ thoát hiểm khẩn cấp cũng như là giám sát các cuộc
luyện tập định kỳ.
 Tất cả nhân viên an ninh phải thông thạo Sơ Đồ Thoát Hiểm Khẩn Cấp.
 Tất cả nhân viên an ninh sẽ tham dự các cuộc luyện tập cho các tình huống khẩn cấp.
 Sơ Đồ Thoát Hiểm Khẩn Cấp được phát hành trong đó 1 bản sao và bản chính sẽ được lưu giữ
trong hồ sơ:
1) Các quy trình an toàn cháy nổ.
2) Sự cố khẩn cấp về Địa chấn và việc di tản.
3) Sự cố khẩn cấp về Bão và việc di tản.

CẤT GIỮ CÁC VẬT DỤNG THẤT LẠC VÀ TÌM THẤY


Nhiệm vụ chính

 Đào tạo các nhân viên an ninh mới về các quy trình cất giữ các Vật Dụng Bị Thất Lạc Và Tìm
Thấy của Khách sạn cũng như là giám sát công tác kiểm tra định kỳ.
 Các vật dụng có giá trị được cất giữ trong hộp riêng có khóa.
 Mọi vật được tìm thấy đều được cho vào túi, gắn tên, và đóng lại.
20
 Mọi báo cáo phải được hoàn thành.

Nhiệm vụ khác

 Đào tạo các nhân viên an ninh mới về các quy trình cất giữ các Vật Dụng Bị Thất Lạc Và Tìm
Thấy của Khách sạn cũng như là giám sát công tác kiểm tra định kỳ.
 Khi vật dụng được tìm thấy:
1) Ghi tên vật dụng vào sổ.
2) Cho vào túi, gắn tên và cho vào----.
3) Các vật có giá trị như tiền, thẻ tín dụng, ngân phiếu, hay các vật có giá trị khác được cất giữ
trong két an toàn trong phòng an ninh.
4) Hoàn thành bản báo cáo sự cố và in một bản sao.

CÁC BÁO CÁO VẬT DỤNG THẤT LẠC VÀ TÌM THẤY


Nhiệm vụ chính

 Đào tạo các nhân viên an ninh mới về các thủ tục báo cáo Vật Dụng Thất Lạc Và Tìm Thấy của
Khách sạn cũng như là giám sát công tác kiểm tra định kỳ.
 Nỗ lực để xác định vị trí vật dụng thất lạc và tìm thấy của Khách sạn.
 Mọi thông tin được điền đầy đủ trên báo cáo Vật Dụng Bị Thất Lạc Và Tìm Thấy.
 Sau--- ngày, báo cáo Vật Dung Bị Thất Lạc Và Tim Thấy được hủy bỏ.
 Mọi thông tin được ghi nhận vào sổ vật dụng thất lạc và tìm thấy.

Nhiệm vụ khác

 Đào tạo các nhân viên an ninh mới về các thủ tục báo cáo Vật Dụng Thất Lạc Và Tìm Thấy của
Khách sạn cũng như là giám sát công tác kiểm tra định kỳ.
Báo cáo thất lạc
 Khách hàng hoặc nhân viên nào yêu cầu tìm vật bị thất lạc sẽ gặp trực tiếp nhân viên an ninh, là
người sẽ cố gắng xác định vị trí vật dụng trên Báo Cáo Vật Dụng bị Thất Lạc Và Tìm Thấy.
 Nếu vật bị thất lạc không có trên báo cáo, hoàn thành báo cáo mô tả đầy đủ chi tiết vật bị thất lạc.
 Cố gắng xác định vật bị thất lạc của Khách sạn và ghi lại mọi nỗ lực nhằm tìm ra vật bị thất lạc
trên biểu mẫu Vật Dụng Bị Thất Lạc Và Tìm Thấy.
 Cần có ngày tháng, thời gian, và chữ ký tắt của nhân viên trên tất cả các phẩn mở đầu của các báo
cáo.
 Lập hồ sơ vật bị thất lạc.

21
Báo cáo vật được tìm thấy
 Các vật dụng của Khách sạn được tìm thấy bởi khách hàng hoặc nhân viên sẽ được gửi trả về bộ
phận an ninh.
 Nhân viên an ninh sẽ xem xét trên sổ Vật Dụng Bị Thất Lạc Và Tìm Thấy để xác định chủ sở hữu
của vật dụng đó.
 Nhân viên tiếp nhận (các) vật sẽ hoàn thành văn bản Vật Dụng Thất Lạc Và Tìm Thấy. văn Bản
này được đánh số liên tục và mô tả đầy đủ (các) vật cũng như là xác định người tìm thấy.
 Mọi nỗ lực như gọi điện thoại hoặc gửi thư để xác nhận chủ nhân sẽ được ghi vào báo cáo Vật
Dụng Bị Thất Lạc Và Tìm Thấy.
 Cần có ngày tháng, thời gian, và chữ ký tắt của nhân viên trên tất cả các mục mở đầu của các báo
cáo.
 Báo cáo vật dụng được tìm thấy sẽ được điền theo từng loại trong hồ sơ các báo cáo vật dụng
được tìm thấy.
 Các vật dụng được tìm thấy sẽ được thu nhận bởi nhân viên an ninh va được lưu trữ trong khu
vực lưu trữ Vật Dụng Thất Lạc Và Tìm Thấy.

CÁC BÁO CÁO VẬT DỤNG THẤT LẠC VÀ TÌM THẤY


Nhiệm vụ khác

 Các vật được tìm thấy mà không xác định được chủ nhân hoặc không có yêu cầu của người tìm
thấy sẽ được sắp xếp thông qua Quản lý Bộ Phận An Ninh và Phòng hành chính Nhân Sự đề xuất
quản lý theo một trong những phương thức sau:
1) Chuyển đổi cho công ty sử dụng.
2) Quyên góp cho các hội từ thiện.
3) Hủy bỏ.
4) Trao cho người đã tìm thấy sau--- ngày nếu được yêu cầu.
XỬ LÝ CÁC SỰ CỐ ĐÁNH NHAU
Nhiệm vụ chính

 Đào tạo nhân viên mới về cách xử lý các sự cố đánh nhau và cung cấp hỗ trợ khi được yêu cầu.
 Các cuộc đánh nhau phải được dừng ngay lập tức.
 Nhân viên hoặc khách hàng phải được tách rời và được tìm hiểu.

22
 Khách được tách rời khỏi hiện trường và được hộ tống vào Khách sạn.
 Báo cáo sự cố phải được điền đầy đủ.
 Mọi thương tổn sẽ được chữa trị, gọi cho bác sĩ của Khách sạn nếu cần.
 Nếu được yêu cầu, kết hợp với Quản lý Bộ phận tiền sảnh sắp xếp phương tiệnchuyên chở đưa
nạn nhân đến bệnh viện để chữa trị thêm.

Nhiệm vụ khác

 Đào tạo nhân viên mới về cách xử lý các sự cố đánh nhau và cung cấp hỗ trợ khi được yêu cầu.
 Khi được gọi đến hiện trường một vụ đánh nhau phải thực hiện các bước sau:
1) Nhân viên hoặc khách hàng phải được tách rời và được tìm hiểu riêng.
2) Nếu sự việc có liên quan đến nhân viên thì nhân viên đó sẽ bị đình chỉ công tác ngay lập tức
để điều tra.
3) Hộ tống tách biệt khách hàng/nhân viên.
4) Điền thông tin vào báo cáo sự cố.
 Các nạn nhân được chăm sóc và sơ cứu.
 Gọi cho bác sĩ của Khách sạn khi cần. bác sĩ sẽ là người quyết định nạn nhân nào cần được chữa
trị tại bệnh viện.
 Nếu khách yêu cầu, phối hợp với Quản lý Bộ phận tiền sảnh để hộ tống khách đến bệnh
viện.HÁCH HÀNG MẤT KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT (do rượu hoặc chất kích thích)

Nhiệm vụ chính

 Đào tạo nhân viên về cách xử lý khi khách hàng trong tình trạng mất khả năng kiểm soát và hỗ trợ
khi được yêu cầu.
 Quầy bar sẽ không tiếp tục phục vụ cho khách đang trong tình trạng mất khả năng kiểm soát.
 Nhân viên phục vụ và quản lý quầy bar tiếp cận khách nhằm giải quyết tình huống.
 Khách đang trong tình trạng mất khả năng kiểm soát sẽ được hộ tống trở về phòng của họ.

Nhiệm vụ khác

 Đào tạo nhân viên về cách xử lý khi khách hàng trong tình trạng mất khả năng kiểm soát và hỗ trợ
khi được yêu cầu.
 Khi khách hàng được xác định là đang trong tình trạng mất kiểm soát, tất cả các loại thức uống có
cồn sẽ không được tiếp tục phục vụ cho khách đó.
 Trưởng quầy bar sẽ tiếp cận khách đầu tiên và giải thích các nội quy của khách sạn. cà phê và các
thức uống không chứa cồn sẽ được đề nghị.
23
 Nếu khách phản đối thì phục vụ theo yêu mới nhất của khách, di chuyển chậm rãi để theo dõi các
yêu cầu phục vụ và chờ đợi.
 Nếu khách đề nghị tiếp tục sử dụng các thức uống có cồn tại phòng của khách sẽ được nhân viên
an ninh cùng Quản lý Bộ phận ẩm thực hộ tống trở về phòng.
 Nếu khách trở nên khó khăn, nhân viên an ninh sẽ được yêu cầu đến chỉ để hỗ trợ.
SỬ DỤNG VŨ LỰC
Nhiệm vụ chính

 Đào tạo các nhân viên an ninh mới về việc tránh sử dụng vũ lực và các kỹ năng giúp họ thực hiện
được điều này.
 Vũ lực chỉ được sử dụng khi đó là phương thức cuối cùng.
 Hạn chế sử dụng vũ lực đến mức thấp nhất.
 Không được dùng những lời lẽ lăng mạ đối với khách hàng cũng như nhân viên.
 Bất cứ báo cáo sự cố nào sử dụng nhiều vũ lực sẽ được kiểm tra cẩn thận
 Kết quả của việc lạm dụng vũ lực sẽ là thôi việc.

Nhiệm vụ khác

 Đào tạo các nhân viên an ninh mới về việc tránh sử dụng vũ lực và các kỹ năng giúp họ thực hiện
được điều này.
 Vũ lực được sử dụng có thể chỉ để bắt giữ hợp pháp, thu hồi tài sản cá nhân, hoặc để bảo vệ an
toàn cho chính cá nhân đó hay những người khác.
 Mức độ thấp nhất của vũ lực là yêu cầu bằng lời nói.
BÁO CÁO VỀ TRỘM CÁP HAY VẬT DỤNG BỊ THẤT LẠC
Nhiệm vụ chính

 Đào tạo các nhân viên an ninh mới về các quy trình báo cáo Trộm Cắp hoặc Vật Dụng Bị Thất
Lạc và cung cấp hỗ trợ khi được yêu cầu.
 Điền đầy đủ thông tin trên báo cáo sự cố.
 Tìm hiểu kỹ khách sạn với sự cho phép của khách hàng.
 Không được tự ý cung cấp thông tin cho khách hàng.
 Nếu khách yêu cầu lập hồ sơ để báo Công An, hỗ trợ khách theo thủ tục của Công An.

Nhiệm vụ khác

24
 Đào tạo các nhân viên an ninh mới về các quy trình Báo Cáo Trộm Cắp hoặc Vật Dụng Bị Thất
Lạc và cung cấp hỗ trợ khi được yêu cầu.
 Nhân viên an ninh phải tuân thủ các quy trình sau để điều tra khi nhận được báo cáo về:
1) Những phàn nàn của khách hàng.
2) Trộm cắp.
3) Vật dụng bị thất lạc.

Phàn nàn về trộm cắp (khách của khách sạn)


 Nhân viên nhận được phàn nàn từ khách sẽ trả lời thông qua việc trực tiếp đến hiện trường, giới
thiệu bản thân với khách và thu thập thông tin sau:
1) Ngày
2) Thời gian sau cùng nhìn thấy vật bị mất.
3) Số seri nếu có
4) Đặc điểm nhận biết.
5) Giá trị của vật dụng.
6) Các khách viếng thăm Khu nghỉ mát.
7) Dịch vụ buồng phòng.
8) Dịch vụ bảo trì.
9) Số khách đang lưu trú.
10) Thông tin cá nhân của khách như điện thoại nhà riêng, điện thoại liên lạc, thư điện tử..
 Xin phép khách hàng được xem xét khách sạn để tìm vật bị mất. nếu cần yêu cầu nhân viên hỗ trợ
hoặc Quản lý Bộ phận tiền sảnh, hoặc Quản lý Bộ Phận An Ninh để tìm vật dụng bị mất.
 Hỏi khách liệu vật dụng đó có được bảo hiểm và khách có nhu cầu báo Công An để tiến hành
điều tra và lập hồ sơ hay không.
 Khi Công An được yêu cầu đến để điều tra phải lưu ý những điểm sau trên bảng báo cáo:
1) Tên nhân viên.
2) Số lượng vật dụng bị thất lạc.
3) Số hiệu trường hợp được ghi nhận.
BÁO CÁO VỀ TRỘM CÁP HAY VẬT DỤNG BỊ THẤT LẠC (tiếp theo)
Nhiệm vụ khác

 Nếu có nhân viên có liên quan đến sự cố thì hỏi nhân viên về thời gian và bản chất công việc của
nhân viên đó tại khách sạn mà khách đang lưu trú. Ghi nhận thông vào bảng báo cáo.
 Hoàn thành bảng báo cáo điều tra càng sớm càng tốt.

25
Phàn nàn về các vật dụng bị thất lạc
 Nhân viên nào đang giải đáp phàn nàn của khách phải thu thập tối đa các thông tin về những vật
dụng bị thất lạc:
1) Tên của khách.
2) Địa chỉ đầy đủ địa chỉ của khách.
3) Số hiệu khách sạn khách đang lưu trú.
4) Vị trí.
5) Thời gian sau cùng vật dụng được nhìn thấy.
6) Đặc điểm nhận dạng vật dụng.
7) Màu sắc.
8) Dấu hiệu.
9) Giá trị.
 Các báo cáo của Công An là rất hữu ích khi bên bảo hiểm điều tra về các vật dụng.
 Thực hiện cuộc tìm kiếm trên khu vực nơi lần sau cùng vật dụng còn được nhận thấy.
 Tìm hiểu qua các nhân viên thuộc khu vực lân cận.
 Kiểm tra trên báo cáo Vật Dụng Bị Thất Lạc Và Tìm Thấy để xem có vật dụng nào được trả lại.
 Hoàn thành báo cáo sự cố sau khi tất cả các phương thức có thê đã được sử dụng.
 Chắc chắn rằng mọi thông tin cần thiết được ghi nhận trên Biên Bản An Ninh. việc lưu giữ thông
tin này là rất cần thiết về sau khi cần những thông số quan trọng cho những báo cáo khác.
 Nếu có liên quan đến tiền, thẻ tín dụng hay các hình thức khác có giá trị kinh tế phải báo cho
trưởng bộ phận an ninh/trưởng bộ phận quan hệ khách hàng.
 Hỗ trợ khách trong việc trình báo sự cố trộm cắp cho Công An.
 Nếu có thể, thu thập một bản mô tả chi tiết những điểm khả nghi do nạn nhân hoặc nhân chứng
cung cấp.
 Thông báo cho tất cả các Trưởng Bộ Phận về những điểm khả nghi.
CÁC THỦ TỤC BẮT GIỮ
Nhiệm vụ chính

 Đào tạo các nhân viên an ninh mới về các thủ tục bắt giữ cung cấp hỗ trợ khi được yêu cầu.
 Mọi việc bắt giữ đều phải tuân thủ đúng pháp luật.
 Mọi nhân viên đều phải hiểu biết về luật pháp địa phương cũng như là các chính sách và thủ tục
của khách sạn.
 Việc bắt giữ phải tiến hành một cách thận trọng và chuyên nghiệp.
 Công An chỉ được vào khách sạn thông qua lối vào của nhân viên.

26
Nhiệm vụ khác

 Đào tạo các nhân viên an ninh mới về các thủ tục bắt giữ cung cấp hỗ trợ khi được yêu cầu.
 Mọi nhân viên sẽ thực hiện bắt giữ theo cách thức do luật định.
 Trước khi bắt giữ một vị khách nào đã đang ký lưu trú tại khách sạn, phải thông báo cho Ban
giám đốc và Quản lý bộ phận an ninh
 Cả nhân viên thực hiện việc bắt giữ, phương tiện chuyên chở và người bị bắt phải được tiến hành
một cách kín đáo.
 Khi đến phòng an ninh thì tất các báo cáo sẽ được hoàn tất và Công An sẽ được yêu cầu đến ngay
lập tức trước khi điền đầy đủ các biểu mẫu.
 Điền đầy đủ thông tin vào các giấy tờ văn bản có liên quan bao gồm cả hình ảnh và người bị bắt
giữ.
 Xem cụ thể các quy trình bắt giữ tại phòng an ninh.XỬ L
Ý CÁC ĐE DỌA CÓ BOM

Nhiệm vụ chính

 Đào tạo các nhân viên an ninh mới về các quy trình xử lý càc đe dọa có bom và kiểm tra khi có
tình huống xảy ra.
 Theo đúng các quy trình khi có sự cố khẩn cấp.
 Tất cả các hoạt động bình thường phải được dừng lại cho đến khi việc khám xét hoàn tất.
 Hoàn thành bảng ghi nhận sự cố khẩn cấp.
 Không thông báo cho khách hoặc các cá nhân khác không liên quan.
 Không liên lạc qua điện đàm.
 Các gói hàng hóa khả nghi hoặc các thiết bị được để lại cho các cá nhân có thẩm quyền điều tra.
 Không một thông tin hoặc bình luận nào được truyền đến các nguồn bị cấm như báo chí, truyền
hình, khách hàng..vv.
 Quản lý Bộ Phận An Ninh sẽ xác định phạm vi tìm kiếm.
 Mọi bộ đàm phải được tắt trong quá trình tìm kiếm.
 Từ “Bom” không bao giờ được sử dụng qua điện đàm.
 Danh sách các mục cần kiểm tra khi có đe dọa có Bom được nộp tại đúng thời gian quy định.
 Hình thức tìm kiếm được chỉ định bởi Ban giám đốc/ Quản lý Bộ Phận An Ninh.
 Giữ khoảng cách an toàn với các vật được tìm thấy.
 Các bộ phận phải báo cáo cho bộ phận Quản Lý Bưu Tín nhằm tìm hiểu thực trạng.
 Mỗi bộ phận phải duy trì danh sách riêng các mục cần kiểm tra cho sự cố Đe Dọa Có Bom.
27
Nhiệm vụ khác

 Đào tạo các nhân viên an ninh mới về các quy trình xử lý càc đe dọa có bom và kiểm tra khi có
tình huống xảy ra.
 Hoàn thành báo cáo Đe Dọa Có Bom.
 Khi nhận một sự Đe Dọa Có Bom cố gắng cung cấp cho cấp có thẩm quyền càng nhiều thông tin
càng tốt:
1) Thời gian đe dọa.
2) Thời gian dự định Bom sẽ nổ.
3) Vị trí Bom.
4) Những gì chúng ta tìm kiếm có hình thức như thế nào?
5) Chính xác từng từ của lời đe dọa.
6) Liệu bối cảnh ở đó có ồn ào hay có dấu hiệu nhận biết nào về nơi xuất phát sự đe đọa?
7) Bất cứ lời nói đặc biệt nào (giọng địa phương hay, giọng các vùng miền khác).
8) Bắt đầu ghi lại hành động và ghi nhận sự cố.
 Khi nhận được đe dọa có Bom và thực hiện báo cáo Đe Dọa Có Bom thì Quản lý Bộ Phận An
Ninh phải phối hợp và chỉ định các khu vực cần được tìm kiếm, tập trung vào các khu vực mà
người đe dọa có thể đã đề cập đến.

XỬ LÝ CÁC ĐE DỌA CÓ BOM


Nhiệm vụ khác

 Trưởng bộ phận an ninh sẽ tham khảo ý kiến của tổng quản lý và sẽ báo cho bên Công An sự cố
Đe Dọa Có Bom.
 Cùng các bộ phận tương ứng xem xét lại các kiện hàng mà nhân viên hoặc khách hàng vừa nhận
được.
 Đình chỉ tất cả các nhiệm vụ an ninh khác không khẩn cấp cho đến khi việc tìm kiếm kết thúc.
 Giám Sát Kỹ Thuật và Giám Sát An Ninh sẽ tìm kiếm ở các khu vực hậu cần.
 Một nhân viên an ninh và một nhân viên kỹ thuật kiểm tra hệ thống kiểm soát cháy.
 Hoàn thành biên bản sự cố khẩn cấp với các thông tin sau:
1. Các khu vực đã được tìm kiếm.
2. Những nhân viên nào đã hỗ trợ.
3. Thời gian và địa điểm cụ thể đã tìm kiếm.
4. Thời gian và địa điểm cụ thể đã tìm nhưng không thấy.

28
5. Các thông tin khác.

 Đe dọa có bom được chỉ định bằng mã-----


 Mỗi bộ phận sẽ có một nhân viên chính báo cáo cho bộ phận Quản Lý Bưu Tín.
 Ban giám đốc hoặc Quản lý Bộ Phận An Ninh sẽ đưa ra quyết định về vị trí tìm kiếm.
 Mọi quyết định liên quan đến việc tìm kiếm sẽ được thông báo cho tổng đài.
 Tổng đài sẽ thông báo mọi cuộc gọi cho bộ phận quản lý bưu tín.
 Ưu tiên tìm kiếm ở các khu vực sau:
1) Trong các bụi cây hoặc các phòng chứa thiết bị.
2) Văn phòng tổng đài.
3) Khu vực mà người gọi đã đề cập đến.
4) Tất cả các phòng vệ sinh.
5) Tất cả các thùng chứa rác.

Hạn chế tìm kiếm ở các khu vực:


 Các khu vực cụ thể như quầy bar, văn phòng..vv.

Tìm kiếm ở các khu vực công cộng:


 Phòng chờ, khu vực tổ chức tiệc.

Tìm kiếm ở các khách sạn cao cấp:


 Mọi khu vực được chỉ định thuộc khách sạn cao cấp.

Kiểm tra toàn diện mọi nơi:


 Kiểm tra mọi nơi đối với các cá nhân, máy móc..vv.
XỬ LÝ CÁC ĐE DỌA CÓ BOM (TIẾP)
Nhiệm vụ khác

Các thủ tục cho vật thể được tìm thấy:


 Thông báo cho Giám Sát An Ninh và bộ phận Quản Lý Bưu Tín.
 Duy trì khoảng cách an toàn cho đến khi Công An hoặc đội tháo dỡ Bom đến.
 Bộ phận quản lý bưu tín sẽ thông báo cho:
1) Công An/ Phòng Cháy Chữa Cháy.
2) Ban giám đốc.

29
3) Quản lý Bộ Phận An Ninh.
4) Quản lý Bộ Phận Kỹ Thuật.
5) Phòng Hành chính Nhân Sự.
 Tất cả các bộ phận báo cáo cho bộ phận Quản Lý Bưu Tín rằng cuộc tìm kiếm đã kết thúc.
 Công An / bên Phòng Cháy Chữa Cháy, Ban giám đốc, Hoặc Quản lý Bộ Phận An Ninh sẽ yêu
cầu sơ tán đến khu vực chờ nếu cần thiết.
 Theo sát các quy trình dành cho sự cố khẩn cấp nếu có yêu cầu sơ tán(xem quy trình sơ tán).

BIÊN BẢN AN NINH


Nhiệm vụ chính

 Đào tạo các nhân viên an ninh kới về các quy trình cho Biên Bản An Ninh.
 Biên Bản An Ninh phải được hoàn thành rõ ràng, chính xác và trung thực.
 Mỗi nhân viên trong mỗi phiên trực phải ghi nhận đầy đủ thông tin cần thiết hằng ngày.

Nhiệm vụ khác

 Đào tạo các nhân viên an ninh kới về các quy trình cho Biên Bản An Ninh.
 Ghi lại thông tin cần thiết từ phiên trực trên biên bản an ninh gồm các thông tin sau
1) Ngày, tháng, phiên trực.
2) Tên nhân viên.
3) Các báo cáo sự cố.
4) Những mối đe dọa cho an toàn của khách.
5) Tình trạng Quản lý.
6) Những mục cần được theo dõi.
 Ký nháy vào biên bản.
Cung cấp bản sao cho Ban giám đốc.
SỰ BẢO MẬT
Nhiệm vụ chính

 Đào tạo các nhân viên an ninh mới về các quy trình cho sự bảo mật và giám sát việc kiểm tra định
kỳ.
 Hoạt động an ninh và các nhân viên có nhiệm vụ liên quan sẽ đảm bảo tính bảo mật của mọi
thông tin. Thông tin được tiết lộ chỉ khi nào có sự phê chuẩn của Quản lý Bộ Phận An Ninh.
 Thông tin chỉ được tiết lộ khi có yêu cầu của Ban giám đốc, Hoặc Quản lý Bộ Phận An Ninh sẽ
được thông báo ngay lập tức khi có yêu cầu.
30
 Khi điều tra các sự cố hay sự việc nào, chúng ta phải thu thập thông tin và không tường thuật sự
việc cho những người mà chúng ta đang liên lạc để tìm hiểu. chúng ta hỏi các câu hỏi mà ta đưa
ra nhưng không tiết lộ chi tiết sự việc hay các nhân mà chúng ta đang điều tra.
 Mọi câu hỏi đưa ra đều được báo cáo cho Quản lý Bộ Phận An Ninh.

Nhiệm vụ khác

 Đào tạo các nhân viên an ninh mới về các quy trình cho sự bảo mật và giám sát việc kiểm tra định
kỳ.
 Ngay khi nhận được thông tin về bất kỳ văn bản hay báo cáo nào liên quan đến hoạt động an ninh
phải ngay lập tức thông báo những thông tin này cho cá nhân hay cấp có thẩm quyền.
 Ghi nhớ tất cả những kinh nghiệm đã có được qua những sự cố trong Khách sạn. không lặp lại
thông tin đã biết từ nhân viên Khách sạn hay quản lý trừ khi thông tin đó bắt nguồn từ các kênh
thông tin liên lạc được phê chuẩn của Khách sạn.
 Thông tin chỉ được phép tiết lộ qua Quản lý Bộ Phận An Ninh.
 Bất cứ khi nào Ban giá đốc có yêu cầu hoặc tiết lộ thông tin thì ngay lập tức gọi cho Quản lý Bộ
Phận An Ninh.
TẠO SỔ NHẬT KÝ AN NINH
Nhiệm vụ chính

 Đào tạo các nhân viên an ninh mới về các quy trình tạo Sổ Nhật Ký An Ninh, kiểm tra và xem lại
định kỳ.
 Mỗi mục mở đầu trong Sổ Nhật Ký An Ninh được dành cho mỗi phiên trực và được ký bởi giám
sát viên.
 Chỉ những bình luận và lưu ý chuyên môn mới được ghi vào.

Nhiệm vụ khác

 Đào tạo các nhân viên an ninh mới về các quy trình làm mới Sổ Nhật Ký An Ninh, kiểm tra và
xem lại định kỳ.
 Vào cuối mỗi phiên trực ghi nhận tất cả các mục sau vào Sổ Nhật Ký An Ninh:
1) Ngày/tháng/thời tiết.
2) Số phòng hiện có trong ngày.
3) Các nhân viên vắng mặt/đi trễ.
4) Các sự cố/ phàn nàn.
5) Khách đặc biệt/VIP.

31
6) Những thông điệp cần theo dõi.
7) Bất kỳ thông tin cần thiết nào.
 Ký vào mục ở phần mở đầu.
XÁC NHẬN VỚI GIÁM SÁT VIÊN
Nhiệm vụ chính

 Đào tạo nhân viên an ninh mới về các quy trình xác nhận với giám sát viên kiểm tra định kỳ.
 Khu vực làm việc phải gọn gàng , sạch sẽ, ngăn nắp không có rác bản. Mọi thiết bị đều được lưu
kho.
 Phiên trực tiếp theo đã được báo đầy đủ các thông tin cần thiết.

Nhiệm vụ khác

 Đào tạo nhân viên an ninh mới về các quy trình xác nhận với giám sát viên kiểm tra định kỳ.
 Khi tất cả các nhiệm vụ được hoàn thành xác nhận với Giám Sát Viên trước khi rời khỏi.
 Phải chắc chắn rằng khu vực làm việc đã sẵn sàng cho phiên trực tiếp theo.
 Ghi lại chi tiết mọi thông tin cần được theo dõi cho nhân viên sẽ đảm nhận phiên tực tiếp theo.
 Chỉ ký kết thúc phiên trực ngay trước khi rời khỏi.
CÁC BÁO CÁO AN NINH
Nhiệm vụ chính

 Đệ trình các báo cáo an ninh theo thứ tự thời gian.


 Các báo cáo an ninh chính xác và đúng sự thật.
 Báo cáo an ninh sẽ được Quản lý Bộ Phận An Ninh xem lại mỗi tháng.

Nhiệm vụ chính

 Chắc chắn rằng mọi báo cáo hằng ngày được tóm tắt từ biên bản an ninh các sự cố và hoạt động
của ngày trước đó.
 Các báo cáo hằng ngày sẽ được lưu ý trong cuộc họp hằng ngày của các trưởng bộ phận.
 Các báo cáo mỗi tháng phải đánh dấu lưu ý các điểm sau:
 Các tai nạn trong Khách sạn được báo cáo.
 Các sự cố an toàn/an ninh ví dụ như đánh nhau, xâm nhập bất hợp pháp, trộm cắp, thất lạc báo
cáo..vv.
 Các vấn đề an ninh/các khuyến cáo.
 Các vấn đề an toàn/các khuyến cáo.
 Các báo cáo an ninh được xem lại bởi Quản lý Bộ Phận An Ninh
32
 Thường xuyên kiểm tra đôn đốc nhắc nhỡ nhân viên bảo bảo vệ thực hiện tốt nhiệm vụ theo từng
vị trí và đặc thù của công việc.
- Tăng cường hổ trợ kịp thời khi có sự cố xảy ra.
c/ Tổ trưởng (Chỉ huy Muc tiêu).
- Phân bố lịch trực
- Lập báo cáo tuần trình Trưởng bộ phận
- Tham mưu đề xuất các vấn đề liên quan đến ANTT tại mục tiêu.
- Cập nhật thông tin, yêu cầu mới của Ban giám đốc để quán triệt đến từng nhân viên bảo vệ thực
hiện tốt nhiệm vụ.
d/ Nhân viên Bảo vệ tại Công ty.
- Tuyệt đối chấp hành nội qui, qui chế do Khách sạn đề ra.
- Tác phong nghiêm, thái độ làm việc lịch sự, vui vẻ
- Thực hiện công việc theo từng vị trí và theo phương án làm việc
Trên đây là nội dung phương án được lập theo thực tế đã đã được áp dụng tại khách sạn

Nơi nhận:                                                                                GIÁM ĐỐC KHÁCH SẠN


- Cục PC 06 - Bộ Công An
- Phòng PC 06 –Công An Tỉnh Lào Cai
- Các phòng ban bộ phận khách sạn.
- Lưu ks                             

33

You might also like