You are on page 1of 2

ÔN HÓA VÔ CƠ-11-24-7

Câu 1: A, B là hai kim loại ở 2 chu kì liên tiếp trong cùng 1 nhóm. Khi cho 2 kim loại này phản
ứng với đơn chất phi kim X tạo ra hợp chất tương ứng A1, B1. Khi cho A1 hoạc B1 phản ứng
cới CO2 đều thu được một loại muối D ( hoặc D1) và giải phóng phi kim X. Muối D bền nhiệt,
không bị phân tích khi nóng chảy. Cho D tác dụng với dung dịch HCl thấy giải phóng khí CO2.
Hàm lượng X trong A1 và B1 tương ứng là 41,026% và 45,07%.
a/ Xác định công thức các chất.
b/ Khi cho B1 tác dụng với muối Al2(SO4)3 trong môi trường axit H2SO4 thu được dung dịch Y
và giải phóng khí. Làm lạnh dung dịch Y thu được tinh thể trong suốt Y1. Nếu hòa tan 1,185
gam tinh thể vào nước, thêm BaCl2 dư thấy có 1,165 gam kết tủa trắng tạo thành. Xác định tinh
thể Y1. Viết PTPU
Câu 2 Tinh thể muối A có màu tím đen. Anion của A có 4 nguyên tử O. Muối A làm cho ngọn
lửa không màu của đèn khí trở nên màu tím. Muối A dễ tan trong nước cho dung dịch màu tím.
Dung dịch này tác dụng với dung dịch Ba(NO3)2 tạo kết tủa B có màu và khi tác dụng với axit
H2SO4 hay axit HNO3 giải phóng khí C. Dung dịch chứa 0,396 gam muối A tác dụng hoàn toàn
với dung dịch chứa 0,474 gam K2SO3 tạo nên kết tủa nhờn D. Chất D tan trong dung dịch HNO3
loãng.
a/ Hỏi A, B,C và D là những chất gì? Giải thích bằng những phép tính cụ thể.
b/Hãy viết PTPU điều chế A
c/ Viết PTPU.
Câu 3
A và B là các tinh thể màu trăng. Cả hai đều tan nhiều trong nước và có thể đun nóng
nhẹ (đến khoảng 200 °C) mà không thay đổi gì nhưng cả hai đều bị phân hủy ở nhiệt độ cao hơn.
Nếu ta có một dung dịch chứa 20.00 g A (môi trường bazơ, pH ≈ 8.5-9) được thêm vào một dung
dịch khác chứa 11.52 g B (môi trường axit, pH ≈ 4.5-5) thì xuất hiện kết tủa trắng C có khối
lượng sau khi lọc, sấy và cân là 20.35 g. Dịch lọc được trung hòa cẩn thận và khi hản ứng với
dung dịch KI đã được axit hóa thì xuất hiện màu nâu. Khi đun nóng thì dịch lọc bay hơi mà
không để lại cặn. Chất rắn màu trắng D có thể được điều chế bằng cách đun nóng A trong môi
trường không có không khí. Phản ứng giữa chất D và nước tỏa nhiều nhiệt và cho dung dịch
không màu. Dung dịch này nếu để tiếp xúc mới môi trường sẽ kết tủa chậm một chất rắn màu
trắng E và loại nước. Nếu để lâu ngoài không khí ở nhiệt độ phòng thì chất rắn D sẽ chuyển hóa
hoàn toàn thành E. Tuy nhiên đun nóng D trong không khí ở 500°C tạo thành một chất rắn khác
là chất F màu trắng tan được trong nước và có khối lượng chỉ bằng 85,8% lượng chất E tạo thành
từ cùng một lượng D. F cho phản ứng tạo màu nâu với dung dịch KI đã được axit hóa. E có thể bị
chuyển hóa ngược trở lại thành D nhưng để đạt được thì cần có nhiệt độ cao hơn 1400 °C. Phản
ứng giữa B và D trong nước dẫn đến sự tạo thành kết tủa C và tạo ra một chất khí có mùi khó
ngửi.
a) Đưa ra công thức tất cả các chất từ A - F
b) Viết và cân bằng tất cả các phản ứng đã đề cập. (Không cần viết phản ứng nhiệt phân B)
Câu 4: Hai muối A và B đều chứa cùng nguyên tố X với cùng số oxi hóa. Trong muối A,
nguyên tố này thuộc phần cation, còn trong muối B thì thuộc anion. Muối A là bột tinh thể màu
tím nhạt, trong dung dịch có màu vàng nhạt. Muối B có màu đỏ.
Trộn lẫn 0,4444 gam A và 0,3621 gam B ( phản ứng 1), thu được dung dịch màu xanh lục và
cuối cùng có kết tủa màu xanh lục C tách ra. Thêm dung dịch KOH 40% vào kết tủa xanh lục rồi
khuấy đều (phản ứng 2), thu được huyền phù màu nâu- là chất D kết tủa. Sau khi li tâm, dung
dịch E nằm trên chất D có màu tím do trong đó có chất F. Axit hóa dung dịch E bởi axit nitric thì
xuất hiện bọt khí ( Phản ứng 3a) và tạo thành dung dịch keo màu xanh dương của chất G ( phản
ứng 3b). Chất G bị hòa tan khi thêm KF vào ( Phản ứng 4), tạo thành hỗn hợp đẳng mol của 2
chất H và I- đều chứa nguyên tố X nhưng có số oxi hóa khác nhau.
Muối B có thể nhận được bởi phản ứng của I với hidro peoxit ( phản ứng 5).
Từ dung dịch kiềm của chất F với bari hidroxit, có thể tách ra muối J kết tủa, là chất tương đồng
với bari sunfat (phản ứng 6). Khi axit hóa dung dịch F bởi HCl thì thu được khí có mùi khó chịu
( phản ứng 7).
Muối A bị phân hủy khi đun nóng tạo thành khí màu nâu ( phản ứng 8).
Tên gọi thông thường của G có chứa tên một thành phố.

Chất A B I F
Hàm lượng của X 13,82% 16,96% 13,22% 21,72%
a/ Xác định nguyên tố X và các chất A, B, C, D, F, G, H, I, J và viết các PTPU đã mô tả.
b/ Giải thích sự khác nhau về màu sắc của A ở dạng rắn và dung dịch.

You might also like