You are on page 1of 39

BÀI TẬP ĐỔI TUYỂN QUỐC GIA PHẦN PHI KIM

BUỐI 2 – Ngày 03/11/ 2021


Câu 3: Kim loại A thường dùng để bảo vệ (chống ăn mòn) sắt. A phản ứng với chlorine tạo thành
chất lỏng B dễ bay hơi. B phản ứng với lượng dư A tạo thành chất khử C. C có thể khử Fe3+. B phản
ứng với tác nhân Grignard C6H5MgBr tạo thành D (chỉ chứa nguyên tố A, carbon và hydrogen). D
phản ứng với B tạo thành E. Thủy phân E rồi trùng hợp, thu được phân tử dạng chuỗi F và giải
phóng HCl. Sục H2S vào dung dịch B trong hydrochloric acid, thu được kết tủa màu vàng G (thường
gọi là “bột vàng”). G tan trong dung dịch ammonium sulfide tạo thành H. Dẫn H2S qua dung dịch
hydrochloric của C, thu được kết tủa đen I, chất này tan trong dung dịch ammonium polysulfide
nhưng không tan trong dung dịch ammonium sulfide.
Xác định công thức phân tử các chất A - I.
Câu 4: Để kỉ niệm 150 năm ngày Mendeleev tìm ra bảng tuần hoàn các nguyên tố, Liên minh Quốc
tế về Hóa học Thuần túy và Ứng dụng (International Union of Pure and Applied Chemistry, IUPAC)
đã chọn năm 2019 là “Năm Quốc tế Bảng Tuần hoàn các nguyên tố”. Mendelev đã dự đoán nhiều
nguyên tố chưa được biết ở thời điểm đó và A là một trong số chúng.
Quặng sulfide chứa nguyên tố A được xử lí ở 800 oC trong khí quyển N2, và sulfide B chứa A là sản phẩm
phân hủy; sau đó nhiệt độ được tăng lên 825 oC và khí ammonia được đưa vào hệ thì thu được hợp chất C
màu đỏ, chất này tan trong nitric acid bốc khói tạo thành kết tủa trắng D. Sau khi tách, rửa, D phản ứng với
COCl2 ở 600 oC, rồi làm lạnh sản phẩm để thu được chất lỏng E. E phản ứng với nước tạo thành D, và khi
sục H2S vào dung dịch E trong hydrochloric acid 6 mol L-1 thì tạo thành kết tủa B. Hòa tan D trong dung dịch
NaOH, rồi điều chỉnh nồng độ H+ tới khoảng 0.3 mol L-1 bởi nitric acid rồi thêm dung dịch ammonium
molybdate vào thì xảy ra phản ứng ở nhiệt độ phòng tạo thành kết tủa vàng-cam F, F có cấu trúc tương
đương với dodeca aluminum phosphate. Thêm D vào dung dịch hỗn hợp H3PO2 và H3PO3, thu được kết tủa
phosphite màu vàng-lục G. Trong dung dịch kiềm, G bị chuyển thành kết tủa H. Khi để nguyên, H bị tách
nước tạo thành I và ở nhiệt độ cao I cũng có thể được tạo thành bởi phản ứng của D và A. D chuyển thành I
và khối lượng giảm 15.3 %.
1) Xác định công thức các chất A-I.
2) Viết phương trình phản ứng của B với ammonia tạo thành C.
3) Viết phương trình phản ứng của D tạo thành G trong H3PO2-H3PO3.
Câu 5: Hai nguyên tố X, Y có thể kết hợp với nhau, tạo thành các hợp chất lưỡng nguyên tố khác
nhau - chúng có thể là chất khí, lỏng hoặc rắn. Sự tạo thành 9 hợp chất lưỡng nguyên tố (A - I) như
vậy được biểu diễn theo sơ đồ sau:

Xử lí hợp chất A với dung dịch sodium hypochlorite (quá trình Raschig) thu được chất lỏng B không màu,
chất này không thể tạo thành trực tiếp từ phản ứng của các đơn chất X, Y. Chất lỏng B chủ yếu được dùng
làm nhiên liệu tên lửa. Có thể tạo ra B từ hợp chất màu trắng K: cho 0.72 gam K phản ứng với lượng dư
dung dịch sodium hypochlorite, thu được 0.384 gam chất lỏng B. Thuỷ phân hợp chất K thu được hai khí A
và W (ở điều kiện thường, ρW=1,964 gam/L.) Chất lỏng dễ bay hơi và có tính ăn da D được điều chế lần đầu
từ phản ứng của B với acid L. Nếu dùng dư acid L có thể dẫn tới phản ứng oxide hoá tiếp hợp chất C, tạo
thành những lượng bằng nhau của khí Y, Z và nước. Hợp chất C là base khi phản ứng với các acid mạnh (ví
dụ như phản ứng tạo thành muối M) hoặc là acid khi phản ứng với các hợp chất A và B, tạo thành muối D và
E tương ứng. Để tổng hợp 0,855 gam muối E theo chuỗi B → C → E, 0.864 gam hợp chất đã được sử dụng
(biết hiệu suất của hai giai đoạn lần lượt là 80 % và 95 %.) Đun từ từ chất lỏng C ở áp suất thấp, có thể thu
được hợp chất F kém bền. Ngay cả ở điều kiện thường, hợp chất F cũng bị chuyển hoá thành khí màu vàng
G và phản ứng với oxygen tạo thành acid L. Hợp chất F có thể tồn tại ở các trạng thái singlet (gốc đơn) và
triplet (gốc ba). Không thể tạo ra H ở dạng tinh khiết, mà luôn tồn tại ở dạng muối Н·HCl, và nó là sản phẩm
phụ cua quá trình Raschig. Hợp chất Н·HCl là sản phẩm duy nhất của phản ứng B+J. Hợp chất cộng hoá trị I
là dẫn xuất của hợp chất G, chất này tồn tại ở các dạng đồng phân khác nhau. Đun nóng I thì xảy ra sự đồng
phân hoá, tạo thành muối D, hoặc tạo thành B với 1 đương lượng khí Y thoát ra. Hợp chất K và H có cấu
trúc tương tự nhau.
1) Xác định các hợp chất lưỡng phân tử A - I, cũng như các hợp chất J - M, W, X - Z.
2) Viết các phương trình phản ứng đã mô tả ở trên.
3) Vẽ cấu trúc Lewis dạng singlet và triplet của hợp chất F. Dẫn ra ví dụ về một hạt (phân tử hoặc
nguyên tử) đẳng điện tử với F.
4) Tại sao trong quá trình Raschig có sản phẩm phụ Н∙HCl? Viết phương trình phản ứng.
Câu 6: Trong sơ đồ sau, mỗi chất chứa biết đều chứa các nguyên tử của nguyên tố X.

(уголь = than cốc)


- Thực hiện phản ứng C → X mà không bổ sung than cốc sẽ tạo thành chất E với cấu trúc tương đồng
như chất X.
- A và B là tác nhân khử mạnh; khi đun nóng A giải phóng B, chuyển thành hỗn hợp của các muối acid
và muối trung tính của acid F.
- Phản ứng của E với ammonium fluoride trong dung dịch HF 40 % tạo thành muối G có anion tương
đồng với anion của acid F.
- Phản ứng của AgNO3 với muối A trong dung dịch nước ngay lập tức tạo thành kết tủa đen; khi
AgNO3 phản ứng với dung dịch nước chứa muối trung tính của F thì xuất hiện một kết tủa trắng, sau một
thời gian bị hóa đen.
- Xử lí với chlorine, tùy thuộc vào điều kiện, sẽ tạo thành hợp chất lỏng hoặc rắn.
1) Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa bằng các xác định X và các hợp chất A - G.
2) Viết các phương trình phản ứng đã được đề cập ở trên.
3) Xác định cấu trúc X, E và các anion F, C, G. So sánh góc liên kết O-X-O trong C và G với góc tứ
diện chuẩn (109.5 o).
Câu 7: Hợp chất A, tạo thành từ các nguyên tố X và Y, là sản phẩm hóa học quan trọng có thể được
sử dụng để làm chất bôi trơn, thuốc trừ sâu và những hóa chất tương tự. A có thể được điều chế bởi
phản ứng của FeP2 - là sản phẩm phụ của quá trình điều chế X - với pyrite. Trong phản ứng này,
cũng thu được một hợp chất B lưỡng nguyên tố. B hòa tan trong sulfuric acid loãng tạo thành khí C,
còn phản ứng với sulfuric acid đặc thì giải phóng sulfur dioxide. Chất C tạo kết tủa với rất nhiều ion
kim loại. Chất A tinh khiết có màu vàng, bền nhiệt, nhưng trong không khí ẩm dễ bị phân hủy, gây
ra mùi trứng thối. A bị thủy phân trong ethanol, thu được hợp chất diester D (phân tử có 1 nguyên tử
X ở trung tâm) và giải phóng khí C. Phản ứng giữa D với Cl2 dùng để chế tạo E (là nguyên liệu cho
thuốc trừ sâu), đồng thời giải phóng acid khí F và đơn chất Y (tỉ lệ mol sản phẩm 1:1:1). Trộn lẫn rồi
đun nóng hỗn hợp phosphorus pentoxide thu được hai hợp chất G1 và G2 có cấu trúc đối xứng.
1) Viết công thức các chất A, C - F, G1, G2.
2) Viết phương trình điều chế A từ phản ứng giữa pyrite với FeP2.
3) Viết phương trình phản ứng của B với sulfuric acid đặc.

Câu 8: Kim loại A nhận được bằng dùng than khử oxide B của nó (thu được sau khi đốt cháy
sulfide.) Sulfide này được tạo ra khi xử lí các quặng sulfide đa kim loại (CuS, PbS). Kim loại A được
xem là một trong những thành phần chính của “kim loại của Wood”1.
A chỉ tan trong các acid có tính oxide hoá. Ví dụ, phản ứng với HNO 3 30 % tạo thành nitrate C, chất này dễ
bị thuỷ phân trong nước tạo thành các muối base, một trong số đó có thể viết ở dạng [A 6O4(OH)4]
(NO3)6∙4H2O. Các muối kim loại A cũng tan trong dung dịch các acid tương ứng. C phản ứng với kiềm tạo
thành hydroxide kết tủa D. Oxide hoá D bởi potassium persulfate trong môi trường kiềm tạo thành hợp chất
E. Chất E được dùng trong các quá trình tổng hợp vô cơ với vai trò tác nhân oxide hoá mạnh. Phản ứng của
E với một sulfate kim loại chuyển tiếp tạo thành chất oxide hoá F khác. Chất F này có màu và dung dịch của
nó có dải hâp thụ rộng với cường độ mạnh trong vùng xanh lục (550 nm.)
Đun nóng D tới 150 oC, thu được B (khối lượng giảm 10.4 %.) Hợp chất B là tinh thể vàng, thường được
điều chế bằng cách nhiệt phân các hợp chất hữu cơ chứa kim loại A như: acetate, β-diketonate hay các hợp
chất MOC khác. Hợp chất chứa sodium với thành phần tương tự E được tổng hợp bằng cách nấu chảy B với
sodium peroxide trong khí quyển oxygen.
1) Xác định các hợp chất A - F và viết các phương trình tạo thành chúng.
2) Hãy chọn câu trả lời đúng nhất về ứng dụng của kim loại Wood trong Phiếu trả lời. [Bỏ qua]
3) Vẽ cấu trúc phức sáu nhân của cation [A 6O4(OH)4]6+, nếu biết rằng cấu trúc này chứa các yếu tố đối
xứng như 3 trục đối xứng bậc hai và 3 mặt phẳng gương.
4) Hợp chất F có màu gì? Có thể dùng mô hình nào (VBT - liên kết hoá trị, CFT - trường phối tử, MOT
- orbital phân tử) để giải thích sự xuất hiện màu của F?

1
Những vấn đề phát sinh trong điều chế B mang một ý nghĩa đặc biệt trong những thập kỉ gần đây, kể từ khi
những tính chất HTSC2 của vật liệu oxide phức được phát hiện.
5) Xác định những đặc trưng của trạng thái siêu dẫn trong số các lựa chọn được liệt kê trong Phiếu trả
lời. [Bỏ qua]

2
High-temperature superconductivity - tính siêu dẫn ở nhiệt độ cao
Câu 9:
Các phân tử từ A đến L ở sơ đồ trên bắt nguồn từ Y chỉ chứa oxy và có thể có hydro. Hợp chất B là một chất
có tầm quan trọng trong kỹ thuật, nó ngưng tụ để cho một chất rắn giống nước đá ở nhiệt độ dưới 17°C. Nó
là nguyên liệu cơ bản để tổng hợp một axit mạnh H. Hợp chất B không thể được điều chế trực tiếp bằng cách
đốt cháy trực tiếp nguyên tố Y mà chỉ có thể bằng cách oxy hóa có xúc tác hợp chất A là một khí có mùi khó
chịu. Khí này khi phản ứng với nước sẽ tạo thành một axit có độ mạnh vừa phải, nó không thể được phân lập
thành dạng tự do từ dung dịch nước. Nếu khí A phản ứng với magie hydroxit thì thu được dung dịch chứa ion
D. Công ty Lenzing AG sử dụng dung dịch này để sản xuất xenlulô bằng phương pháp sôi. Bằng cách gắn
axit Lewis A vào bazơ Lewis E thì thu được ion F. Muối kali của F được dùng để tẩy uế, khi kết hợp với
nước thì sẽ tạo ra khí A.
Hợp chất A có thể phản ứng với tác nhân khử mạnh để cho axit G. Anion của axit G có tính khử mạnh trong
dung dịch kiềm và có khả năng tạo kết tủa bạc từ dung dịch bạc nitrat.
Trong sơ đồ trên thì nếu ta điện phân anion của hợp chất H sẽ thu được hợp chất I có công thức H2Y2O8.
Thủy phân hợp chất I thì sau khi loại bỏ axit H sẽ thu được axit Caro J.
Anion K tạo được một phức phổ biến với bạc
1) Y là nguyên tố nào ?
2) Viết công thức các chất từ A đến L.
3) Tiểu phân nào bị oxy hóa trong quá trình điện phân H tạo thành I ?
4) Theo thuyết VSEPR thì dạng hình học của ion E là gì?
5) Cho biết góc liên kết của tiêu phân E.
Câu 10: Khi nung 100 mg chất X trong không khí thu được 25.7 ml (đktc) khí B1 và chất rắn A1 có khối
lượng 100 mg. X kết tinh dưới ba dạng cấu trúc: Wurtzite (lục phương ZnS), spalerite (lập phương ZnS) và
cấu trúc NaCl. Một số phản ứng của X (bất kì dạng nào) được vẽ trong sơ đồ sau:

Tương tác của A1 và B1 chỉ tạo thành Y và Z, tỉ lệ của chúng trong hỗn hợp cuối cùng phụ thuộc vào điều
kiện tiến hành phản ứng. Anion Y có cấu trúc phức tạp hơn anion Z. Để loại bỏ Z, có thể xử lý hỗn hợp Y và
Z bằng muối barium, tạo thành kết tủa trắng không tan trong acid. Phản ứng này có thể dùng để xác định
định tính anion Z.
 Các chất trong sơ đồ có chứa không quá 3 nguyên tố trong thành phần
 Nguyên tố A và B có trong X - Z tạo thành các hợp chất A1 và B1 - B5 tương ứng.
 Anion Y, B2, B4, B5 chỉ khác nhau ở số lượng nguyên tử oxygen.
1) Xác định thành phần các chất chưa biết trong sơ đồ.
2) Viết các phương trình phản ứng trong sơ đồ.
3) Vẽ cấu tạo các anion Y, B2, B4, B5 và các ion có cùng số lượng nguyên tử B nhưng chứa nhiều
nguyên tử oxygen hơn.

Câu 11: Cả ba nguyên tố được nhắc đến trong câu hỏi này không liên quan gì đến nhau và mỗi
nguyên tố đều có một sự thú vị riêng. Mối quan hệ duy nhất giữa chúng là khối lượng phân tử lập
thành một cấp số cộng.
Nguyên tố nhẹ nhât trong số chúng, từ giờ gọi là „A“ chỉ tồn tại trong tự nhiên dưới dạng hợp chất với oxy.
Dạng nguyên tố của nó đã được phân lập lần đầu tiên bởi Joseph Louis Gay-Lussac và Louis Thénard vào
năm 1811. Hiện nay „A“ được sản xuất bằng cách dùng than cốc khử oxit của nó. „A“ ở dạng tinh khiết chỉ
có thể được tạo thành bằng cách cho „A“ thô phản ứng với HCl rồi khử sản phẩm tương ứng với H2.
Nguyên tố „A“ tạo nên một dãy các hợp chất với hydro kiểu tương tự ankan. Nếu thay thế hai nguyên tử
hydro bằng hai nguyên tử clo và hai nguyên tử hydro còn lại bằng hai nhóm metyl trong hợp chất nhẹ nhất
của dãy hydrua này thì khi thủy phân chất đó sẽ thu được sản phẩm rất có giá trị để tổng hợp chất dẻo.
Hợp chất của nguyên tố „A“ với oxy bao gồm các khối tự diện được sắp xếp trong mạng tinh thể dưới dạng
các tứ diện đơn, nhóm hay mạch dài. Các tứ diện này còn có thể tạo thành mạng ba chiều. Một loại khoáng
có màu xanh da trời đậm rất đẹp có tên là lazurite hay lapis lazuli thường được dùng làm đá quý có cấu trúc
ba chiều này, ở đó ba trong số sáu nguyên tử „A“ được thế bởi nhôm. Còn màu xanh da trời do ion S3- gây ra.
Tỉ lệ giữa các tứ diện với ion S 3- là 6:1. Dạng cation của khoáng này chứa các ion natri. Lapis lazuli luôn đi
kèm với một loại đá được biết rất rõ khác. Nếu một mẫu bột nghiền mịn của lapis lazuli được xử lý bằng axit
clohydric loãng thì sẽ tạo thành một hỗn hơp khí trong đó có một khí có mùi trứng thối và khí còn lại làm đục
nước vôi. Ngoài ra còn quan sát thấy sự xuất hiện kết tủa lưu huỳnh trong dung dịch.
1) „A“ là nguyên tố nào?
2) Dãy hợp chất của „A“ với hydro có tên gọi chung là gì?
Công thức chung của dãy hợp chất này là gì?
3) Cho biết công thức và tên gọi của sản phẩm sinh ra khi thủy phân hợp chất „clometyl“ của nguyên tố
„A“?
4) Viết và cân bằng phản ứng trùng ngưng của sản phẩm. Tên thương mại của sản phẩm này là gì?
5) Ký hiệu chunng của những hợp chất giữa A với oxy thường là [A xOy]n. Hãy xác định mối quan hệ
giữa x, y và điện tích n từ những dữ kiện của đề bài!
6) Cho biết công thức của hợp chất với oxy của „A“, nếu biết rằng 4 tứ diện liên kết với nhau qua các
đỉnh chung và cation là ion bạc.
7) Viết công thức của khoáng lapis lazuli?
8) Loại đá nào đi kèm với lapis lazuli? Giải thích lý do bằng cách viết phương trình phản ứng!
9) Viết và cân bằng phương trình ion giải thích sự tạo thành lưu huỳnh và khí có mùi khó ngửi khi hòa
tan bột khoáng lapis lazuli trong dung dịch axit clohydric.
10) Vẽ công thức Lewis của ion trisunfua và cho biết dạng hình học của nó!
Nguyên tố thứ hai „X“ có tên bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp là thần mặt trăng và đã được Berzelius tìm ra năm
1817. Nguyên tố này có ba dạng thù hình đã được biết là dạng đen, xám và đỏ. Nó được sản xuất trong công
nghiệp bằng cách chiết lấy phần bùn thải khi tiến hành điện phân dung dịch muối đồng.
Hai oxit của nguyên tố này đã được nghiên cứu kỹ, trong đó phần trăm khối lượng của nguyên tố lần lượt là
71.16% và 62.19%. Oxit với số oxy hóa thấp của nguyên tố này phản ứng với nước để tạo thành một axit yếu
HaXOb. Khi cho oxit với số oxy hóa cao hơn của nguyên tố này phản ứng với nước thì thu được một axit có
tính hút ẩm rất mạnh có công thức HcXOd.
Thế chuẩn của cặp XOdx-/XOby- ở pH = 0 được xác định là E° = 1.15 V.
Nguyên tố này có thể tạo thành các cation có dạng tương ứng là X 42+, X82+ và X102+ bền vững trong các muối
phức. Thêm vào đó muối của X22— cũng đã được biết, ví dụ như Na2X2.
11) X là nguyên tố nào? Tính toán chứng minh.
12) Cho biết công thức hai oxiaxit của X
13) Trong hai cặp sau đây thì có thể dùng cặp nào để oxy hóa XOby- ở pH = 0. Viết phương trình phản
ứng xảy ra.
E°(Fe3+/Fe2+) = 0.771 V
E°(MnO4-/Mn2+) = 1.510 V (ở pH = 0)
14) Ion X42+ có cấu trúc phẳng. Chứng minh nó có tính thơm, và vẽ giản đồ Frost-Musulin của nó.
Hãy cho biết bậc liên kết π của cation này.
Nguyên tố thứ ba „Z“ được tìm thấy trong tự nhiên dưới dạng khí đơn nguyên tử, lần đầu tiên được tìm ra bởi
Ramsay và các đồng sự vào năm 1898. Nó tạo thành một dãy các hợp chất với flo ở dạng ZF2, ZF4 và ZF6.
Thủy phân hexaflorua thu được hợp chất giữa nguyên tố này và oxy, chất này phát nổ ở 25°C.
15) „Z“ là nguyên tố nào?
16) Xác định số oxy hóa của „Z“ trong ba hợp chất flo.
17) Cho biết dạng hình học của ba hợp chất florua của „Z“.
18) Viết phương trình phản ứng thủy phân ZF6!
19) Đặc điểm chung về khả năng liên kết của ba nguyên tố trong các hợp chất của chúng là gì?
Câu 12: Loại bột Berthollet nổi tiếng được Antoine Lavoisier và Claude Berthollet phát minh vào năm 1786
trên cơ sở thuốc súng khói bằng cách thay thế diêm tiêu bởi potassium chlorate. Tại thời điểm đó, loại thuốc
súng mới này có sức công phá lớn nhất khi nổ và được sản xuất rất nhiều.
Nhưng vào ngày 12 tháng Năm, 1899, một thảm họa không ngờ tới đã xảy ra ở thị trấn Sainte - Galepso gần
Liverpool. Không ai biết được làm thế nào mà tia lửa từ thùng phuy khi lăn tròn vào cửa hàng đã bén vào
khung gỗ của thiết bị kết tinh chứa muối Berthollet. Ngọn lửa bùng lên ngay lập tức với chiều cao trên 200 m
và bao phủ toàn bộ nhà máy. Chỉ trong chốc lát, 156 tấn sản phẩm trở thành một dòng lửa đỏ thiêu cháy mọi
thứ trên đường đi của nó. Và rồi một vụ nổ kinh hoàng đột ngột xảy ra, khiến cho nhà máy và các tòa nhà
xung quanh lẫn các khu chứa khí ở khu vực lân cạn bị phá hủy hoàn toàn. Kinh khủng nhất là đoàn tàu chạy
qua vào thời điểm đó đã trật khỏi đường ray.
Do những mối nguy họa tiềm ẩn nên về sau việc sử dụng thuốc súng Berthollet bị hạn chế. Bản thân loại
muối này dần dần trở thành biểu tượng của pháo hoa, và các fan của lĩnh vực này đôi khi được gọi là các "
Berthols".
1) Thuốc súng được đặc trưng bởi 2 chỉ số quan trọng nhất: nhiệt đốt cháy Q (kcal/kg), nghĩa là nhiệt
lượng giải phóng khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg thuốc súng (1 cal = 4.18 J) và thể tích sản phẩm khí V
(l/kg) khi đốt cháy 1 kg thuốc súng (các thông số đo ở điều kiện chuẩn). Dựa vào các dữ liệu nhiệt động
học, hãy tính nhiệt đốt cháy và thể tích sản phẩm khí của thuốc súng có thành phần: KNO3 - 74.9 %; C -
13.3 %; S - 11.8 % (về khối lượng).
KClO KClO
Chất KCl K2S KNO3 SO2 CO2
3 4

Sinh nhiệt,
435.9 391.2 430.1 428.4 493.2 296.9 393.5
kJ/mol
2) Viết phương trình các phản ứng xảy ra khi đốt cháy thuốc súng chlorate. Tính nhiệt đốt cháy và thể tích
sản phẩm khí tương ứng với hàm lượng cực tiểu (0 %) của: a) sulfur; b) carbon.
3) Viết phương trình các phản ứng xảy ra khi đốt cháy thuốc súng sử dụng potassium chlorate. Tính nhiệt
đốt cháy và thể tích sản phẩm khí tương ứng với hàm lượng cực tiểu (0 %) của: a) sulfur; b) carbon.
4) Viết phương trình điều chế potassium chlorate và perchlorate.

Câu 13: Các nguyên tố X và Y tạo thành 5 hợp chất lưỡng nguyên tố - A, B, C, D, E. Hợp chất E
không phản ứng với nước, hydrogen hoặc oxygen, thậm chí là khi đun nóng. Khi đun nóng, D
chuyển thành C và E, còn nếu cho D phản ứng với chlorine thì tạo thành F. Hợp chất A có 2 dạng
đồng phân là A1 và A2. Hợp chất B có thể dimer hóa thành B2.
Chất A B C D E F
Hàm lượng của Y, % 37.3 54.3 70.4 74.8 78.1 58.5
Trạng thái tập hợp, khí khí khí lỏng khí khí
đk thường
1) Xác định cấu tạo các hợp chất A1, A2, B, B2, C - F.
Hợp chất F được sử dụng để điều chế các hợp chất hữu cơ không cháy. Khi có mặt các chất khơi mào trong
các phản ứng cơ chế gốc, F sẽ phản ứng với alkene theo cơ chế sau: gốc tạo thành từ chất khơi mào sẽ tách 1
trong các nguyên tử của F, rồi gốc mới sẽ gắn vào liên kết C=C để tạo thành một gốc khác, gốc này sẽ tách 1
nguyên tử khỏi F (cơ chế thường gặp của các phản ứng chuỗi). Trong trường hợp có 2 (hoặc nhiều) hướng
phản ứng khả thi, quá trình diễn ra theo các quy tắc của nhiệt động học. Nghĩa là trong trường hợp alkene bất
đối xứng thì sản phẩm bền nhất của phản ứng cộng gốc sẽ được tạo thành, và liên kết yếu nhất trong F sẽ bị
phá vỡ.
2) Xác định sản phẩm phản ứng (hợp chất G) của F với propene.
Hợp chất C được dùng để đưa nguyên tố Y vào các phân tử hữu cơ. Phản ứng của C với acetic acid tạo thành
một khí H (ωY = 67.9%) không màu, chất này gây hiệu ứng nhà kính nhưng không phá hủy tầng ozone. Xác
định cấu tạo của H.
Câu 14: Đơn chất X được tìm cô lập lần đầu tiên vào ngày 26 tháng Sáu, 1886 ở Paris và góp phần
mang tới giải Nobel Hóa học 1906 cho người đã điều chế được nó. Tên của nguyên tố X theo tiếng
Latin có nghĩa là “chảy”. X là nguyên tố đứng thứ 13 về mức độ phổ biến trong vỏ Trái đất. Trong tự
nhiên, X thường được tìm thấy ở 3 dạng khoáng chất, trong đó đáng chú ý nhất là khoáng chất A -
một hợp chất lưỡng nguyên tố. Ngoài 3 loại khoáng chất cơ bản, A còn có trong topaz, selayite.
Phản ứng của A với sulfuric acid đặc tạo thành khí B (phương pháp điều chế B trong công nghiệp) - có chứa
nguyên tố X. Cho 0.5733 gam mẫu chất A phản ứng với lượng dư sulfuric acid đặc rồi đun nóng. Hấp thụ
toàn bộ khí thoát ra vào 1 lít nước, sau đó pha loãng 10 lần thu được dung dịch có pH = 3. Hằng số phân li
của B trong dung dịch là 6.8·10-4.
1) Xác định nguyên tố X. Viết công thức đơn chất của X. Xác định công thức khoáng chất A và hợp chất
B. Viết phương trình phản ứng điều chế B. Tại sao cần phải tinh chế triệt để các nguyên liệu đầu từ SiO 2?
Viết các phản ứng phụ xảy ra khi có silica(IV) trong hỗn hợp phản ứng.
2) Các hợp chất của nguyên tố X được sử dụng trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử lẫn trong đời sống
thường ngày. Lấy 1 ví dụ. Chỉ ra tính chất nào để có những ứng dụng như vậy?
Vào cuối thế kỉ 19, đơn chất X chỉ có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân. Chỉ tới năm 1986,
Kriste đã thực hiện phương pháp hóa học để điều chế X. Kriste sử dụng các hợp chất Y1 và Y2, có hàm
lượng nguyên tố X trong đó là 46.15 % và 43.77 %. Một trong các sản phẩm phản ứng là hợp chất Y3, ngoài
X còn có chứa nguyên tố như Y1, và hàm lượng của X trong Y3 là 50.89 %. Y2 và Y3 là các hợp chất lưỡng
nguyên tố.
3) Viết phản ứng điều chế đơn chất X mà Kriste đã sử dụng. Xác định các chất Y1 - Y3. Công thức tính
pH: рН = 0,5 pKa - 0.5 lgC; pKa = -lg Ka
Câu 15: Iot được tìm ra vào năm 1811 bởi nhà hóa học Pháp trong quá trình sản xuất kali nitrat để phục vụ
cho quân đội của Napoleon. Trong khi rửa tro rong biển với axit sunfuric thì ông thấy có hơi màu tím thoát ra
rồi ngưng tụ trong bộ dụng cụ bằng đồng của ông và làm các dụng cụ này bị ăn mòn. Dưới đây bạn sẽ thấy sơ
đồ thể hiện một số tính chất hóa học của iot, các chất từ A đến H là các dẫn xuất của iot. Trong một số
trường hợp một chất là sản phẩm của nhiều phản ứng.
a) Xác định các chất từ A – H và viết các phương trình phản ứng hóa học đã xảy ra.
Một trong số những tính chất đặc trưng của iot là nó có thể tạo thành các ion polyiodua. Một trong số những
polyiodua đơn giản nhất hiện diện trong dung dịch nước iot. Nó được tạo thành bằng cách hòa tan iot trong
dung dịch KI. Trong hỗn hợp này người ta phát hiện được anion I 3– . Cho đến nay người ta đã biết được các
anion từ I2– đến I293– .
b) Viết cấu trúc Lewis của anion I3–, chỉ rõ những cặp electron không liên kết và cho biết dạng hình học
của nguyên tử iot trung tâm trong anion này.
c) Đề nghị một dạng hình học có thể có của anion I 5– . Trong trường hợp này có thể bỏ qua không cần vẽ
cặp electron không liên kết.
Polyiodua không có tính bền vững cao nhưng các cation lớn có tính đối xứng cao có thể được sử dụng để tạo
thành các polyiodua bền nhiệt. Trong phòng thí nghiệm thì các polyiodua dạng R 4NI2x+1 (x= 1,2,3, 4 ...) với
các cation kích thước lớn đã được khảo sát (R là các gốc ankyl). Để chuẩn độ 0.219 g polyiodua R 4NI2x+1 cần
10.23 mL dung dịch Na2S2O3 0.112 mol/L. Trong quá trình này thì anion S2O32– bị chuyển thành S4O62–.
d) Xác định công thức của R4NI2x+1 , tính toán chứng minh.
Câu 16: Trong phòng thí nghiệm sinh viên tìm thấy một chai nhỏ chất A khá ẩm ướt được dánh nhãn “nhạy
sáng”. Tuy nhiên sinh viên không hề chú ý đến nhãn chai mà để trên bàn làm việc của mình trong suốt kỳ
nghỉ hè. Kết quả là chai hóa chất được chiếu sáng mỗi ngày vài giờ. Để rồi sau kỳ nghỉ hè sinh viên bỗng
thấy có sự tạo thành ba chất B, C và D ở trong chai.
Hợp chất A có khả năng làm tăng tính tan trong nước của C. Trong quá trình này tạo thành anion E vốn là
một phần của D. Nếu dung dịch đậm đặc của chất A được trộn lẫ với dung dịch đậm đặc chất B rồi cho dung
dịch thu được phản ứng với khí F màu vàng lục sẽ tạo thành 2 hợp chất mới. Trong hỗn hợp này G phản ứng
với A trong môi trường axit tạo thành hỗn hợp sản phẩm trong đó có C. Trong G thì oxy chiếm 22.4% về
khối lượng. Nếu G phản ứng với dẫn xuất axit của F, vốn chỉ gồm 2 nguyên tố thì phản ứng tạo thành C, F
và hai sản phẩm phụ khác.
1) Xác định các chất từ A - G và viết các phản ứng xảy ra.
2) Tại sao A lại nhạy sáng và khi để trong tối không có gì xảy ra? Chọn những câu trả lời đúng.
a. Ánh sáng là một dạng cung cấp năng lượng
b. Ánh sáng khơi mào cho sự phân cắt liên kết
c. Ánh sáng khơi mào cho sự tạo gốc tự do
d. Ánh sáng là chất oxy hóa
e. Ánh sáng là chất khử
3) Tại sao độ tan của C trong nước tăng khi thêm A vào?
4) Vẽ cấu trúc Lewis của anion E.
5) Tính pH cực đại nếu cho rằng phản ứng giữa A và G xảy ra được ở 25 oC nếu biết rằng [G] = 0.25M và
[A] = 0.10M. Eo(A) = 0.536 V, Eo(G) = 1.195 V.
Trước khi nghỉ hè sinh viên này đã sử dụng chất A để khảo sát động học. Phản ứng của nó với ion pesunfat
(S2O82-) tạo thành C và ion sunfat. Khảo sát động học phản ứng này ở 25 oC thì nhận được kết quả sự phụ
thuộc giữa tốc độ đầu v0 vào nồng độ đầu chất phản ứng C0. Kết quả được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1
C0(S2O82-), mmol/L C0(A), mmol/L v0  108 mol/(L×s)
0.10 10 1.1
0.20 10 2.2
0.20 5.0 1.1
6) Viết phương trình phản ứng xảy a khi cho ion pesunfat phản ứng với chất A (chấp nhận phương trình ion
thu gọn).
7) Xác định bậc riêng phần của mỗi chất, viết biểu thức động học và tính hằng số tốc độ phản ứng ở 25oC.
8) Theo các kết quả tra cứu thì năng lượng hoạt hóa của phản ứng vào khoảng 42kJ/mol. Tính nhiệt độ cần
thiết để tăng vận tốc phản ứng lên 10 lần (oC) nếu cho rằng nồng độ các chất được giữ không đổi.
9) Tính thời gian cần thiết (giờ) để giảm nồng độ chất phản ứng đi 10 lần nếu nồng độ đầu của mỗi chất đều
là 1.0 mmol/L ở 25oC.
BÀI TẬP ĐỔI TUYỂN QUỐC GIA PHẦN PHI KIMBUỐI 2 – Ngày 03/11/ 2021
Câu 3: Kim loại A thường dùng để bảo vệ (chống ăn mòn) sắt. A phản ứng với chlorine tạo thành
chất lỏng B dễ bay hơi. B phản ứng với lượng dư A tạo thành chất khử C. C có thể khử Fe3+. B phản
ứng với tác nhân Grignard C6H5MgBr tạo thành D (chỉ chứa nguyên tố A, carbon và hydrogen). D
phản ứng với B tạo thành E. Thủy phân E rồi trùng hợp, thu được phân tử dạng chuỗi F và giải
phóng HCl. Sục H2S vào dung dịch B trong hydrochloric acid, thu được kết tủa màu vàng G (thường
gọi là “bột vàng”). G tan trong dung dịch ammonium sulfide tạo thành H. Dẫn H2S qua dung dịch
hydrochloric của C, thu được kết tủa đen I, chất này tan trong dung dịch ammonium polysulfide
nhưng không tan trong dung dịch ammonium sulfide.
Xác định công thức phân tử các chất A - I.
Câu 4: Để kỉ niệm 150 năm ngày Mendeleev tìm ra bảng tuần hoàn các nguyên tố, Liên minh Quốc
tế về Hóa học Thuần túy và Ứng dụng (International Union of Pure and Applied Chemistry, IUPAC)
đã chọn năm 2019 là “Năm Quốc tế Bảng Tuần hoàn các nguyên tố”. Mendelev đã dự đoán nhiều
nguyên tố chưa được biết ở thời điểm đó và A là một trong số chúng.
Quặng sulfide chứa nguyên tố A được xử lí ở 800 oC trong khí quyển N2, và sulfide B chứa A là sản phẩm
phân hủy; sau đó nhiệt độ được tăng lên 825 oC và khí ammonia được đưa vào hệ thì thu được hợp chất C
màu đỏ, chất này tan trong nitric acid bốc khói tạo thành kết tủa trắng D. Sau khi tách, rửa, D phản ứng với
COCl2 ở 600 oC, rồi làm lạnh sản phẩm để thu được chất lỏng E. E phản ứng với nước tạo thành D, và khi
sục H2S vào dung dịch E trong hydrochloric acid 6 mol L-1 thì tạo thành kết tủa B. Hòa tan D trong dung dịch
NaOH, rồi điều chỉnh nồng độ H+ tới khoảng 0.3 mol L-1 bởi nitric acid rồi thêm dung dịch ammonium
molybdate vào thì xảy ra phản ứng ở nhiệt độ phòng tạo thành kết tủa vàng-cam F, F có cấu trúc tương
đương với dodeca aluminum phosphate. Thêm D vào dung dịch hỗn hợp H3PO2 và H3PO3, thu được kết tủa
phosphite màu vàng-lục G. Trong dung dịch kiềm, G bị chuyển thành kết tủa H. Khi để nguyên, H bị tách
nước tạo thành I và ở nhiệt độ cao I cũng có thể được tạo thành bởi phản ứng của D và A. D chuyển thành I
và khối lượng giảm 15.3 %.
4) Xác định công thức các chất A-I.
5) Viết phương trình phản ứng của B với ammonia tạo thành C.
6) Viết phương trình phản ứng của D tạo thành G trong H3PO2-H3PO3.
Câu 5: Hai nguyên tố X, Y có thể kết hợp với nhau, tạo thành các hợp chất lưỡng nguyên tố khác
nhau - chúng có thể là chất khí, lỏng hoặc rắn. Sự tạo thành 9 hợp chất lưỡng nguyên tố (A - I) như
vậy được biểu diễn theo sơ đồ sau:

Xử lí hợp chất A với dung dịch sodium hypochlorite (quá trình Raschig) thu được chất lỏng B không màu,
chất này không thể tạo thành trực tiếp từ phản ứng của các đơn chất X, Y. Chất lỏng B chủ yếu được dùng
làm nhiên liệu tên lửa. Có thể tạo ra B từ hợp chất màu trắng K: cho 0.72 gam K phản ứng với lượng dư
dung dịch sodium hypochlorite, thu được 0.384 gam chất lỏng B. Thuỷ phân hợp chất K thu được hai khí A
và W (ở điều kiện thường, ρW=1,964 gam/L.) Chất lỏng dễ bay hơi và có tính ăn da D được điều chế lần đầu
từ phản ứng của B với acid L. Nếu dùng dư acid L có thể dẫn tới phản ứng oxide hoá tiếp hợp chất C, tạo
thành những lượng bằng nhau của khí Y, Z và nước. Hợp chất C là base khi phản ứng với các acid mạnh (ví
dụ như phản ứng tạo thành muối M) hoặc là acid khi phản ứng với các hợp chất A và B, tạo thành muối D và
E tương ứng. Để tổng hợp 0,855 gam muối E theo chuỗi B → C → E, 0.864 gam hợp chất đã được sử dụng
(biết hiệu suất của hai giai đoạn lần lượt là 80 % và 95 %.) Đun từ từ chất lỏng C ở áp suất thấp, có thể thu
được hợp chất F kém bền. Ngay cả ở điều kiện thường, hợp chất F cũng bị chuyển hoá thành khí màu vàng
G và phản ứng với oxygen tạo thành acid L. Hợp chất F có thể tồn tại ở các trạng thái singlet (gốc đơn) và
triplet (gốc ba). Không thể tạo ra H ở dạng tinh khiết, mà luôn tồn tại ở dạng muối Н·HCl, và nó là sản phẩm
phụ cua quá trình Raschig. Hợp chất Н·HCl là sản phẩm duy nhất của phản ứng B+J. Hợp chất cộng hoá trị I
là dẫn xuất của hợp chất G, chất này tồn tại ở các dạng đồng phân khác nhau. Đun nóng I thì xảy ra sự đồng
phân hoá, tạo thành muối D, hoặc tạo thành B với 1 đương lượng khí Y thoát ra. Hợp chất K và H có cấu
trúc tương tự nhau.
5) Xác định các hợp chất lưỡng phân tử A - I, cũng như các hợp chất J - M, W, X - Z.
6) Viết các phương trình phản ứng đã mô tả ở trên.
7) Vẽ cấu trúc Lewis dạng singlet và triplet của hợp chất F. Dẫn ra ví dụ về một hạt (phân tử hoặc
nguyên tử) đẳng điện tử với F.
8) Tại sao trong quá trình Raschig có sản phẩm phụ Н∙HCl? Viết phương trình phản ứng.
Câu 6: Trong sơ đồ sau, mỗi chất chứa biết đều chứa các nguyên tử của nguyên tố X.

(уголь = than cốc)


- Thực hiện phản ứng C → X mà không bổ sung than cốc sẽ tạo thành chất E với cấu trúc tương đồng
như chất X.
- A và B là tác nhân khử mạnh; khi đun nóng A giải phóng B, chuyển thành hỗn hợp của các muối acid
và muối trung tính của acid F.
- Phản ứng của E với ammonium fluoride trong dung dịch HF 40 % tạo thành muối G có anion tương
đồng với anion của acid F.
- Phản ứng của AgNO3 với muối A trong dung dịch nước ngay lập tức tạo thành kết tủa đen; khi
AgNO3 phản ứng với dung dịch nước chứa muối trung tính của F thì xuất hiện một kết tủa trắng, sau một
thời gian bị hóa đen.
- Xử lí với chlorine, tùy thuộc vào điều kiện, sẽ tạo thành hợp chất lỏng hoặc rắn.
4) Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa bằng các xác định X và các hợp chất A - G.
5) Viết các phương trình phản ứng đã được đề cập ở trên.
6) Xác định cấu trúc X, E và các anion F, C, G. So sánh góc liên kết O-X-O trong C và G với góc tứ
diện chuẩn (109.5 o).
Câu 7: Hợp chất A, tạo thành từ các nguyên tố X và Y, là sản phẩm hóa học quan trọng có thể được
sử dụng để làm chất bôi trơn, thuốc trừ sâu và những hóa chất tương tự. A có thể được điều chế bởi
phản ứng của FeP2 - là sản phẩm phụ của quá trình điều chế X - với pyrite. Trong phản ứng này,
cũng thu được một hợp chất B lưỡng nguyên tố. B hòa tan trong sulfuric acid loãng tạo thành khí C,
còn phản ứng với sulfuric acid đặc thì giải phóng sulfur dioxide. Chất C tạo kết tủa với rất nhiều ion
kim loại. Chất A tinh khiết có màu vàng, bền nhiệt, nhưng trong không khí ẩm dễ bị phân hủy, gây
ra mùi trứng thối. A bị thủy phân trong ethanol, thu được hợp chất diester D (phân tử có 1 nguyên tử
X ở trung tâm) và giải phóng khí C. Phản ứng giữa D với Cl2 dùng để chế tạo E (là nguyên liệu cho
thuốc trừ sâu), đồng thời giải phóng acid khí F và đơn chất Y (tỉ lệ mol sản phẩm 1:1:1). Trộn lẫn rồi
đun nóng hỗn hợp phosphorus pentoxide thu được hai hợp chất G1 và G2 có cấu trúc đối xứng.
1) Viết công thức các chất A, C - F, G1, G2.
2) Viết phương trình điều chế A từ phản ứng giữa pyrite với FeP2.
3) Viết phương trình phản ứng của B với sulfuric acid đặc.
Câu 8: Kim loại A nhận được bằng dùng than khử oxide B của nó (thu được sau khi đốt cháy
sulfide.) Sulfide này được tạo ra khi xử lí các quặng sulfide đa kim loại (CuS, PbS). Kim loại A được
xem là một trong những thành phần chính của “kim loại của Wood”3.
A chỉ tan trong các acid có tính oxide hoá. Ví dụ, phản ứng với HNO 3 30 % tạo thành nitrate C, chất này dễ
bị thuỷ phân trong nước tạo thành các muối base, một trong số đó có thể viết ở dạng [A 6O4(OH)4]

3
https://en.wikipedia.org/wiki/Wood%27s_metal
(NO3)6∙4H2O. Các muối kim loại A cũng tan trong dung dịch các acid tương ứng. C phản ứng với kiềm tạo
thành hydroxide kết tủa D. Oxide hoá D bởi potassium persulfate trong môi trường kiềm tạo thành hợp chất
E. Chất E được dùng trong các quá trình tổng hợp vô cơ với vai trò tác nhân oxide hoá mạnh. Phản ứng của
E với một sulfate kim loại chuyển tiếp tạo thành chất oxide hoá F khác. Chất F này có màu và dung dịch của
nó có dải hâp thụ rộng với cường độ mạnh trong vùng xanh lục (550 nm.)
Đun nóng D tới 150 oC, thu được B (khối lượng giảm 10.4 %.) Hợp chất B là tinh thể vàng, thường được
điều chế bằng cách nhiệt phân các hợp chất hữu cơ chứa kim loại A như: acetate, β-diketonate hay các hợp
chất MOC khác. Hợp chất chứa sodium với thành phần tương tự E được tổng hợp bằng cách nấu chảy B với
sodium peroxide trong khí quyển oxygen.
6) Xác định các hợp chất A - F và viết các phương trình tạo thành chúng.
7) Hãy chọn câu trả lời đúng nhất về ứng dụng của kim loại Wood trong Phiếu trả lời. [Bỏ qua]
8) Vẽ cấu trúc phức sáu nhân của cation [A 6O4(OH)4]6+, nếu biết rằng cấu trúc này chứa các yếu tố đối
xứng như 3 trục đối xứng bậc hai và 3 mặt phẳng gương.
9) Hợp chất F có màu gì? Có thể dùng mô hình nào (VBT - liên kết hoá trị, CFT - trường phối tử, MOT
- orbital phân tử) để giải thích sự xuất hiện màu của F?
Những vấn đề phát sinh trong điều chế B mang một ý nghĩa đặc biệt trong những thập kỉ gần đây, kể từ khi
những tính chất HTSC4 của vật liệu oxide phức được phát hiện.
10) Xác định những đặc trưng của trạng thái siêu dẫn trong số các lựa chọn được liệt kê trong Phiếu trả
lời. [Bỏ qua]

Câu 9:
Các phân tử từ A đến L ở sơ đồ trên bắt nguồn từ Y chỉ chứa oxy và có thể có hydro. Hợp chất B là một chất
có tầm quan trọng trong kỹ thuật, nó ngưng tụ để cho một chất rắn giống nước đá ở nhiệt độ dưới 17°C. Nó
là nguyên liệu cơ bản để tổng hợp một axit mạnh H. Hợp chất B không thể được điều chế trực tiếp bằng cách
đốt cháy trực tiếp nguyên tố Y mà chỉ có thể bằng cách oxy hóa có xúc tác hợp chất A là một khí có mùi khó
chịu. Khí này khi phản ứng với nước sẽ tạo thành một axit có độ mạnh vừa phải, nó không thể được phân lập
thành dạng tự do từ dung dịch nước. Nếu khí A phản ứng với magie hydroxit thì thu được dung dịch chứa ion
D. Công ty Lenzing AG sử dụng dung dịch này để sản xuất xenlulô bằng phương pháp sôi. Bằng cách gắn
axit Lewis A vào bazơ Lewis E thì thu được ion F. Muối kali của F được dùng để tẩy uế, khi kết hợp với
nước thì sẽ tạo ra khí A.
Hợp chất A có thể phản ứng với tác nhân khử mạnh để cho axit G. Anion của axit G có tính khử mạnh trong
dung dịch kiềm và có khả năng tạo kết tủa bạc từ dung dịch bạc nitrat.

4
High-temperature superconductivity - tính siên ở nhiệt độ cao
Trong sơ đồ trên thì nếu ta điện phân anion của hợp chất H sẽ thu được hợp chất I có công thức H2Y2O8.
Thủy phân hợp chất I thì sau khi loại bỏ axit H sẽ thu được axit Caro J.
Anion K tạo được một phức phổ biến với bạc
6) Y là nguyên tố nào ?
7) Viết công thức các chất từ A đến L.
8) Tiểu phân nào bị oxy hóa trong quá trình điện phân H tạo thành I ?
9) Theo thuyết VSEPR thì dạng hình học của ion E là gì?
10) Cho biết góc liên kết của tiêu phân E.
Câu 10: Khi nung 100 mg chất X trong không khí thu được 25.7 ml (đktc) khí B1 và chất rắn A1 có khối
lượng 100 mg. X kết tinh dưới ba dạng cấu trúc: Wurtzite (lục phương ZnS), spalerite (lập phương ZnS) và
cấu trúc NaCl. Một số phản ứng của X (bất kì dạng nào) được vẽ trong sơ đồ sau:

Tương tác của A1 và B1 chỉ tạo thành Y và Z, tỉ lệ của chúng trong hỗn hợp cuối cùng phụ thuộc vào điều
kiện tiến hành phản ứng. Anion Y có cấu trúc phức tạp hơn anion Z. Để loại bỏ Z, có thể xử lý hỗn hợp Y và
Z bằng muối barium, tạo thành kết tủa trắng không tan trong acid. Phản ứng này có thể dùng để xác định
định tính anion Z.
 Các chất trong sơ đồ có chứa không quá 3 nguyên tố trong thành phần
 Nguyên tố A và B có trong X - Z tạo thành các hợp chất A1 và B1 - B5 tương ứng.
 Anion Y, B2, B4, B5 chỉ khác nhau ở số lượng nguyên tử oxygen.
4) Xác định thành phần các chất chưa biết trong sơ đồ.
5) Viết các phương trình phản ứng trong sơ đồ.
6) Vẽ cấu tạo các anion Y, B2, B4, B5 và các ion có cùng số lượng nguyên tử B nhưng chứa nhiều
nguyên tử oxygen hơn.
Câu 11: Cả ba nguyên tố được nhắc đến trong câu hỏi này không liên quan gì đến nhau và mỗi
nguyên tố đều có một sự thú vị riêng. Mối quan hệ duy nhất giữa chúng là khối lượng phân tử lập
thành một cấp số cộng.
Nguyên tố nhẹ nhât trong số chúng, từ giờ gọi là „A“ chỉ tồn tại trong tự nhiên dưới dạng hợp chất với oxy.
Dạng nguyên tố của nó đã được phân lập lần đầu tiên bởi Joseph Louis Gay-Lussac và Louis Thénard vào
năm 1811. Hiện nay „A“ được sản xuất bằng cách dùng than cốc khử oxit của nó. „A“ ở dạng tinh khiết chỉ
có thể được tạo thành bằng cách cho „A“ thô phản ứng với HCl rồi khử sản phẩm tương ứng với H2.
Nguyên tố „A“ tạo nên một dãy các hợp chất với hydro kiểu tương tự ankan. Nếu thay thế hai nguyên tử
hydro bằng hai nguyên tử clo và hai nguyên tử hydro còn lại bằng hai nhóm metyl trong hợp chất nhẹ nhất
của dãy hydrua này thì khi thủy phân chất đó sẽ thu được sản phẩm rất có giá trị để tổng hợp chất dẻo.
Hợp chất của nguyên tố „A“ với oxy bao gồm các khối tự diện được sắp xếp trong mạng tinh thể dưới dạng
các tứ diện đơn, nhóm hay mạch dài. Các tứ diện này còn có thể tạo thành mạng ba chiều. Một loại khoáng
có màu xanh da trời đậm rất đẹp có tên là lazurite hay lapis lazuli thường được dùng làm đá quý có cấu trúc
ba chiều này, ở đó ba trong số sáu nguyên tử „A“ được thế bởi nhôm. Còn màu xanh da trời do ion S3- gây ra.
Tỉ lệ giữa các tứ diện với ion S 3- là 6:1. Dạng cation của khoáng này chứa các ion natri. Lapis lazuli luôn đi
kèm với một loại đá được biết rất rõ khác. Nếu một mẫu bột nghiền mịn của lapis lazuli được xử lý bằng axit
clohydric loãng thì sẽ tạo thành một hỗn hơp khí trong đó có một khí có mùi trứng thối và khí còn lại làm đục
nước vôi. Ngoài ra còn quan sát thấy sự xuất hiện kết tủa lưu huỳnh trong dung dịch.
20) „A“ là nguyên tố nào?
21) Dãy hợp chất của „A“ với hydro có tên gọi chung là gì?
Công thức chung của dãy hợp chất này là gì?
22) Cho biết công thức và tên gọi của sản phẩm sinh ra khi thủy phân hợp chất „clometyl“ của nguyên tố
„A“?
23) Viết và cân bằng phản ứng trùng ngưng của sản phẩm. Tên thương mại của sản phẩm này là gì?
24) Ký hiệu chunng của những hợp chất giữa A với oxy thường là [A xOy]n. Hãy xác định mối quan hệ
giữa x, y và điện tích n từ những dữ kiện của đề bài!
25) Cho biết công thức của hợp chất với oxy của „A“, nếu biết rằng 4 tứ diện liên kết với nhau qua các
đỉnh chung và cation là ion bạc.
26) Viết công thức của khoáng lapis lazuli?
27) Loại đá nào đi kèm với lapis lazuli? Giải thích lý do bằng cách viết phương trình phản ứng!
28) Viết và cân bằng phương trình ion giải thích sự tạo thành lưu huỳnh và khí có mùi khó ngửi khi hòa
tan bột khoáng lapis lazuli trong dung dịch axit clohydric.
29) Vẽ công thức Lewis của ion trisunfua và cho biết dạng hình học của nó!
Nguyên tố thứ hai „X“ có tên bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp là thần mặt trăng và đã được Berzelius tìm ra năm
1817. Nguyên tố này có ba dạng thù hình đã được biết là dạng đen, xám và đỏ. Nó được sản xuất trong công
nghiệp bằng cách chiết lấy phần bùn thải khi tiến hành điện phân dung dịch muối đồng.
Hai oxit của nguyên tố này đã được nghiên cứu kỹ, trong đó phần trăm khối lượng của nguyên tố lần lượt là
71.16% và 62.19%. Oxit với số oxy hóa thấp của nguyên tố này phản ứng với nước để tạo thành một axit yếu
HaXOb. Khi cho oxit với số oxy hóa cao hơn của nguyên tố này phản ứng với nước thì thu được một axit có
tính hút ẩm rất mạnh có công thức HcXOd.
Thế chuẩn của cặp XOdx-/XOby- ở pH = 0 được xác định là E° = 1.15 V.
Nguyên tố này có thể tạo thành các cation có dạng tương ứng là X 42+, X82+ và X102+ bền vững trong các muối
phức. Thêm vào đó muối của X22— cũng đã được biết, ví dụ như Na2X2.
30) X là nguyên tố nào? Tính toán chứng minh.
31) Cho biết công thức hai oxiaxit của X
32) Trong hai cặp sau đây thì có thể dùng cặp nào để oxy hóa XOby- ở pH = 0. Viết phương trình phản
ứng xảy ra.
E°(Fe3+/Fe2+) = 0.771 V
E°(MnO4-/Mn2+) = 1.510 V (ở pH = 0)
33) Ion X42+ có cấu trúc phẳng. Chứng minh nó có tính thơm, và vẽ giản đồ Frost-Musulin của nó.
Hãy cho biết bậc liên kết π của cation này.
Nguyên tố thứ ba „Z“ được tìm thấy trong tự nhiên dưới dạng khí đơn nguyên tử, lần đầu tiên được tìm ra bởi
Ramsay và các đồng sự vào năm 1898. Nó tạo thành một dãy các hợp chất với flo ở dạng ZF2, ZF4 và ZF6.
Thủy phân hexaflorua thu được hợp chất giữa nguyên tố này và oxy, chất này phát nổ ở 25°C.
34) „Z“ là nguyên tố nào?
35) Xác định số oxy hóa của „Z“ trong ba hợp chất flo.
36) Cho biết dạng hình học của ba hợp chất florua của „Z“.
37) Viết phương trình phản ứng thủy phân ZF6!
38) Đặc điểm chung về khả năng liên kết của ba nguyên tố trong các hợp chất của chúng là gì?
Câu 12: Loại bột Berthollet nổi tiếng được Antoine Lavoisier và Claude Berthollet phát minh vào năm 1786
trên cơ sở thuốc súng khói bằng cách thay thế diêm tiêu bởi potassium chlorate. Tại thời điểm đó, loại thuốc
súng mới này có sức công phá lớn nhất khi nổ và được sản xuất rất nhiều.
Nhưng vào ngày 12 tháng Năm, 1899, một thảm họa không ngờ tới đã xảy ra ở thị trấn Sainte - Galepso gần
Liverpool. Không ai biết được làm thế nào mà tia lửa từ thùng phuy khi lăn tròn vào cửa hàng đã bén vào
khung gỗ của thiết bị kết tinh chứa muối Berthollet. Ngọn lửa bùng lên ngay lập tức với chiều cao trên 200 m
và bao phủ toàn bộ nhà máy. Chỉ trong chốc lát, 156 tấn sản phẩm trở thành một dòng lửa đỏ thiêu cháy mọi
thứ trên đường đi của nó. Và rồi một vụ nổ kinh hoàng đột ngột xảy ra, khiến cho nhà máy và các tòa nhà
xung quanh lẫn các khu chứa khí ở khu vực lân cạn bị phá hủy hoàn toàn. Kinh khủng nhất là đoàn tàu chạy
qua vào thời điểm đó đã trật khỏi đường ray.
Do những mối nguy họa tiềm ẩn nên về sau việc sử dụng thuốc súng Berthollet bị hạn chế. Bản thân loại
muối này dần dần trở thành biểu tượng của pháo hoa, và các fan của lĩnh vực này đôi khi được gọi là các "
Berthols".
5) Thuốc súng được đặc trưng bởi 2 chỉ số quan trọng nhất: nhiệt đốt cháy Q (kcal/kg), nghĩa là nhiệt
lượng giải phóng khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg thuốc súng (1 cal = 4.18 J) và thể tích sản phẩm khí V
(l/kg) khi đốt cháy 1 kg thuốc súng (các thông số đo ở điều kiện chuẩn). Dựa vào các dữ liệu nhiệt động
học, hãy tính nhiệt đốt cháy và thể tích sản phẩm khí của thuốc súng có thành phần: KNO3 - 74.9 %; C -
13.3 %; S - 11.8 % (về khối lượng).
KClO KClO
Chất KCl K2S KNO3 SO2 CO2
3 4

Sinh nhiệt,
435.9 391.2 430.1 428.4 493.2 296.9 393.5
kJ/mol
6) Viết phương trình các phản ứng xảy ra khi đốt cháy thuốc súng chlorate. Tính nhiệt đốt cháy và thể tích
sản phẩm khí tương ứng với hàm lượng cực tiểu (0 %) của: a) sulfur; b) carbon.
7) Viết phương trình các phản ứng xảy ra khi đốt cháy thuốc súng sử dụng potassium chlorate. Tính nhiệt
đốt cháy và thể tích sản phẩm khí tương ứng với hàm lượng cực tiểu (0 %) của: a) sulfur; b) carbon.
8) Viết phương trình điều chế potassium chlorate và perchlorate.
Câu 13: Các nguyên tố X và Y tạo thành 5 hợp chất lưỡng nguyên tố - A, B, C, D, E. Hợp chất E
không phản ứng với nước, hydrogen hoặc oxygen, thậm chí là khi đun nóng. Khi đun nóng, D
chuyển thành C và E, còn nếu cho D phản ứng với chlorine thì tạo thành F. Hợp chất A có 2 dạng
đồng phân là A1 và A2. Hợp chất B có thể dimer hóa thành B2.
Chất A B C D E F
Hàm lượng của Y, % 37.3 54.3 70.4 74.8 78.1 58.5
Trạng thái tập hợp, khí khí khí lỏng khí khí
đk thường
3) Xác định cấu tạo các hợp chất A1, A2, B, B2, C - F.
Hợp chất F được sử dụng để điều chế các hợp chất hữu cơ không cháy. Khi có mặt các chất khơi mào trong
các phản ứng cơ chế gốc, F sẽ phản ứng với alkene theo cơ chế sau: gốc tạo thành từ chất khơi mào sẽ tách 1
trong các nguyên tử của F, rồi gốc mới sẽ gắn vào liên kết C=C để tạo thành một gốc khác, gốc này sẽ tách 1
nguyên tử khỏi F (cơ chế thường gặp của các phản ứng chuỗi). Trong trường hợp có 2 (hoặc nhiều) hướng
phản ứng khả thi, quá trình diễn ra theo các quy tắc của nhiệt động học. Nghĩa là trong trường hợp alkene bất
đối xứng thì sản phẩm bền nhất của phản ứng cộng gốc sẽ được tạo thành, và liên kết yếu nhất trong F sẽ bị
phá vỡ.
4) Xác định sản phẩm phản ứng (hợp chất G) của F với propene.
Hợp chất C được dùng để đưa nguyên tố Y vào các phân tử hữu cơ. Phản ứng của C với acetic acid tạo thành
một khí H (ωY = 67.9%) không màu, chất này gây hiệu ứng nhà kính nhưng không phá hủy tầng ozone. Xác
định cấu tạo của H.
Câu 14: Đơn chất X được tìm cô lập lần đầu tiên vào ngày 26 tháng Sáu, 1886 ở Paris và góp phần
mang tới giải Nobel Hóa học 1906 cho người đã điều chế được nó. Tên của nguyên tố X theo tiếng
Latin có nghĩa là “chảy”. X là nguyên tố đứng thứ 13 về mức độ phổ biến trong vỏ Trái đất. Trong tự
nhiên, X thường được tìm thấy ở 3 dạng khoáng chất, trong đó đáng chú ý nhất là khoáng chất A -
một hợp chất lưỡng nguyên tố. Ngoài 3 loại khoáng chất cơ bản, A còn có trong topaz, selayite.
Phản ứng của A với sulfuric acid đặc tạo thành khí B (phương pháp điều chế B trong công nghiệp) - có chứa
nguyên tố X. Cho 0.5733 gam mẫu chất A phản ứng với lượng dư sulfuric acid đặc rồi đun nóng. Hấp thụ
toàn bộ khí thoát ra vào 1 lít nước, sau đó pha loãng 10 lần thu được dung dịch có pH = 3. Hằng số phân li
của B trong dung dịch là 6.8·10-4.
4) Xác định nguyên tố X. Viết công thức đơn chất của X. Xác định công thức khoáng chất A và hợp chất
B. Viết phương trình phản ứng điều chế B. Tại sao cần phải tinh chế triệt để các nguyên liệu đầu từ SiO 2?
Viết các phản ứng phụ xảy ra khi có silica(IV) trong hỗn hợp phản ứng.
5) Các hợp chất của nguyên tố X được sử dụng trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử lẫn trong đời sống
thường ngày. Lấy 1 ví dụ. Chỉ ra tính chất nào để có những ứng dụng như vậy?
Vào cuối thế kỉ 19, đơn chất X chỉ có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân. Chỉ tới năm 1986,
Kriste đã thực hiện phương pháp hóa học để điều chế X. Kriste sử dụng các hợp chất Y1 và Y2, có hàm
lượng nguyên tố X trong đó là 46.15 % và 43.77 %. Một trong các sản phẩm phản ứng là hợp chất Y3, ngoài
X còn có chứa nguyên tố như Y1, và hàm lượng của X trong Y3 là 50.89 %. Y2 và Y3 là các hợp chất lưỡng
nguyên tố.
6) Viết phản ứng điều chế đơn chất X mà Kriste đã sử dụng. Xác định các chất Y1 - Y3. Công thức tính
pH: рН = 0,5 pKa - 0.5 lgC; pKa = -lg Ka
Câu 15: Iot được tìm ra vào năm 1811 bởi nhà hóa học Pháp trong quá trình sản xuất kali nitrat để phục vụ
cho quân đội của Napoleon. Trong khi rửa tro rong biển với axit sunfuric thì ông thấy có hơi màu tím thoát ra
rồi ngưng tụ trong bộ dụng cụ bằng đồng của ông và làm các dụng cụ này bị ăn mòn. Dưới đây bạn sẽ thấy sơ
đồ thể hiện một số tính chất hóa học của iot, các chất từ A đến H là các dẫn xuất của iot. Trong một số
trường hợp một chất là sản phẩm của nhiều phản ứng.
e) Xác định các chất từ A – H và viết các phương trình phản ứng hóa học đã xảy ra.
Một trong số những tính chất đặc trưng của iot là nó có thể tạo thành các ion polyiodua. Một trong số những
polyiodua đơn giản nhất hiện diện trong dung dịch nước iot. Nó được tạo thành bằng cách hòa tan iot trong
dung dịch KI. Trong hỗn hợp này người ta phát hiện được anion I 3– . Cho đến nay người ta đã biết được các
anion từ I2– đến I293– .
f) Viết cấu trúc Lewis của anion I3–, chỉ rõ những cặp electron không liên kết và cho biết dạng hình học
của nguyên tử iot trung tâm trong anion này.
g) Đề nghị một dạng hình học có thể có của anion I 5– . Trong trường hợp này có thể bỏ qua không cần vẽ
cặp electron không liên kết.
Polyiodua không có tính bền vững cao nhưng các cation lớn có tính đối xứng cao có thể được sử dụng để tạo
thành các polyiodua bền nhiệt. Trong phòng thí nghiệm thì các polyiodua dạng R 4NI2x+1 (x= 1,2,3, 4 ...) với
các cation kích thước lớn đã được khảo sát (R là các gốc ankyl). Để chuẩn độ 0.219 g polyiodua R 4NI2x+1 cần
10.23 mL dung dịch Na2S2O3 0.112 mol/L. Trong quá trình này thì anion S2O32– bị chuyển thành S4O62–.
h) Xác định công thức của R4NI2x+1 , tính toán chứng minh.
Câu 16: Trong phòng thí nghiệm sinh viên tìm thấy một chai nhỏ chất A khá ẩm ướt được dánh nhãn “nhạy
sáng”. Tuy nhiên sinh viên không hề chú ý đến nhãn chai mà để trên bàn làm việc của mình trong suốt kỳ
nghỉ hè. Kết quả là chai hóa chất được chiếu sáng mỗi ngày vài giờ. Để rồi sau kỳ nghỉ hè sinh viên bỗng
thấy có sự tạo thành ba chất B, C và D ở trong chai.
Hợp chất A có khả năng làm tăng tính tan trong nước của C. Trong quá trình này tạo thành anion E vốn là
một phần của D. Nếu dung dịch đậm đặc của chất A được trộn lẫ với dung dịch đậm đặc chất B rồi cho dung
dịch thu được phản ứng với khí F màu vàng lục sẽ tạo thành 2 hợp chất mới. Trong hỗn hợp này G phản ứng
với A trong môi trường axit tạo thành hỗn hợp sản phẩm trong đó có C. Trong G thì oxy chiếm 22.4% về
khối lượng. Nếu G phản ứng với dẫn xuất axit của F, vốn chỉ gồm 2 nguyên tố thì phản ứng tạo thành C, F
và hai sản phẩm phụ khác.
10) Xác định các chất từ A - G và viết các phản ứng xảy ra.
11) Tại sao A lại nhạy sáng và khi để trong tối không có gì xảy ra? Chọn những câu trả lời đúng.
a. Ánh sáng là một dạng cung cấp năng lượng
b. Ánh sáng khơi mào cho sự phân cắt liên kết
c. Ánh sáng khơi mào cho sự tạo gốc tự do
d. Ánh sáng là chất oxy hóa
e. Ánh sáng là chất khử
12) Tại sao độ tan của C trong nước tăng khi thêm A vào?
13) Vẽ cấu trúc Lewis của anion E.
14) Tính pH cực đại nếu cho rằng phản ứng giữa A và G xảy ra được ở 25 oC nếu biết rằng [G] = 0.25M và
[A] = 0.10M. Eo(A) = 0.536 V, Eo(G) = 1.195 V.
Trước khi nghỉ hè sinh viên này đã sử dụng chất A để khảo sát động học. Phản ứng của nó với ion pesunfat
(S2O82-) tạo thành C và ion sunfat. Khảo sát động học phản ứng này ở 25 oC thì nhận được kết quả sự phụ
thuộc giữa tốc độ đầu v0 vào nồng độ đầu chất phản ứng C0. Kết quả được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1
C0(S2O82-), mmol/L C0(A), mmol/L v0  108 mol/(L×s)
0.10 10 1.1
0.20 10 2.2
0.20 5.0 1.1
15) Viết phương trình phản ứng xảy a khi cho ion pesunfat phản ứng với chất A (chấp nhận phương trình ion
thu gọn).
16) Xác định bậc riêng phần của mỗi chất, viết biểu thức động học và tính hằng số tốc độ phản ứng ở 25oC.
17) Theo các kết quả tra cứu thì năng lượng hoạt hóa của phản ứng vào khoảng 42kJ/mol. Tính nhiệt độ cần
thiết để tăng vận tốc phản ứng lên 10 lần (oC) nếu cho rằng nồng độ các chất được giữ không đổi.
18) Tính thời gian cần thiết (giờ) để giảm nồng độ chất phản ứng đi 10 lần nếu nồng độ đầu của mỗi chất đều
là 1.0 mmol/L ở 25oC.

You might also like