You are on page 1of 33

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP
🙢🙠🙣🙡🙢🙠

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN


MÔN HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
PHÂN TÍCH HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ CỦA
VÍ ĐIỆN TỬ MOMO

GVHD: Trần Thị Tuyết


Lớp A02 - Nhóm 09

TP.HCM, 05/2021
Hệ thống thống thông tin quản lý

DANH SÁCH THÀNH VIÊN

Họ và tên MSSV Vai trò Công việc Đóng góp

Làm Word + PowerPoint


Mai Xuân Hảo 1810132 Member 20%
phần VI. Góp ý chỉnh sửa.

Làm Word + PowerPoint


Đinh Thu Huyền 1812442 Member 20%
phần IV.

Làm Word + PowerPoint


Võ Xuân Hương 1810203 Leader phần III, V. Tổng hợp 20%
Word.

Làm Word + PowerPoint


Phạm Nguyễn Thùy
1812830 Member phần VII và VIII. Tổng 20%
Linh
hợp PowerPoint.

Làm Word + PowerPoint


Trần Thảo Nguyên 1813297 Member phần Lời mở đầu, I và II. 20%
Chỉnh sửa Word.

1
Hệ thống thống thông tin quản lý

DANH MỤC HÌNH


Hình III.1: Lợi ích của xã hội không tiền mặt................................................................9
Hình III.2: Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2006-2016..................11
Hình III.3: GDP Việt Nam giai đoạn 2006-2016.........................................................11
Hình III.4: Số người dùng internet tại Việt Nam giai đoạn 2003-2017........................12
Hình III.5: Việt Nam xếp hạng 7 thế giới về số lượt tải app di động năm 2019...........13
Hình III.6: Các yếu tố dẫn đến lựa chọn dùng thanh toán di động tại Hà Nội &
TP.HCM...................................................................................................................... 14
Hình IV.1: Màn hình chính của Momo........................................................................17
Hình IV.2: Mã QR thanh toán......................................................................................17
Hình IV.3: Kết quả giao dịch thành công.....................................................................18
Hình IV.4: Quy trình thanh toán tại quầy.....................................................................18
Hình IV.5: Quy trình thanh toán mua sắm trực tuyến trên website bằng Momo..........20
Hình IV.6: Thanh toán mua sắm trực tuyến trên web PC bằng mã QR........................21
Hình IV.7: Quy trình thanh toán all-in-one..................................................................22
Hình IV.8: Các màn hình khi thanh toán trên mobile app của đối tác của Momo........23
Hình IV.9: Quy trình thanh toán app-to-app................................................................23

2
Hệ thống thống thông tin quản lý

DANH MỤC BẢNG


Bảng III.1: Tổng hợp các yếu tố môi trường theo mô hình PEST................................14
Bảng IV.1: Các hình thức thanh toán tại Momo..........................................................15
Bảng V.1: Khung mô hình kinh doanh Canvas của Momo..........................................24

3
Hệ thống thống thông tin quản lý

MỤC LỤC

DANH SÁCH THÀNH VIÊN..................................................................................1


DANH MỤC HÌNH..................................................................................................2
DANH MỤC BẢNG.................................................................................................3
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................5
I.Cơ sở lý thuyết:.......................................................................................................6
1. Khái niệm:.........................................................................................................6
2. Các thành phần của MIS:..................................................................................6
3. Cấu trúc của hệ thống thông tin:.......................................................................6
4. Mobile Banking:...............................................................................................7
II.Giới thiệu công ty:.................................................................................................7
1. Thông tin cơ bản:..............................................................................................7
2. Tính năng của Momo:.......................................................................................8
III.Phân tích môi trường để thấy được tác lực dẫn đến sự chuyển đổi sang sử dụng
HTTT (mobile banking):...........................................................................................9
1. Đề án không dùng tiền mặt tại Việt Nam:.........................................................9
2. Hội nhập kinh tế, tăng trưởng nhanh chóng:...................................................10
3. Sự phát triển mạnh mẽ của Internet:................................................................11
4. Sự phát triển của các thiết bị di động:.............................................................12
5. Xu hướng tiết kiệm thời gian, đòi hỏi sự tiện lợi, nhanh chóng:.....................13
IV.Phân tích hệ thống thông tin quản lý của MoMo:...............................................14
1. IPO hệ thống:..................................................................................................14
2. Các hình thức thanh toán tại Momo:................................................................15
V.Mô hình kinh doanh Canvas của Momo:.............................................................24
VI.Các lợi ích, lợi thế cạnh tranh mà Mobile Banking mang lại cho Momo...........25
1. Lợi ích:............................................................................................................25
2. Lợi thế cạnh tranh so với đối thủ:....................................................................27
VII. Nhận diện các vấn đề của hệ thống và đề xuất hướng cải tiến:....................29
1. Câu chuyện thực sự phía sau thông tin MoMo “lừa đảo” – Bài học để bảo vệ
khách hàng và bảo vệ hình ảnh thương hiệu:.......................................................29

4
Hệ thống thống thông tin quản lý

2. Bảo mật bộ dữ liệu thông tin của khách hàng:................................................30


VIII.Kết luận:..........................................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................32

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tất cả các lĩnh vực của
kinh tế. Với môi trường cạnh tranh gay gắt, hàng loạt các doanh nghiệp mới được
thành lập, miếng bánh lợi nhuận dần bị chia nhỏ, các doanh nghiệp đều phải tự tìm cho
mình một hướng đi riêng thật hiệu quả. Trong đó, yếu tố giữ vai trò quan trọng và
quyết định trong việc định hướng phát triển cũng như xác định chiến lược kinh doanh
chính là thông tin. Một doanh nghiệp có hệ thống thông tin đầy đủ, chính xác, nhanh
chóng sẽ giúp doanh nghiệp đó đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng, ra quyết định
kinh doanh phù hợp và hỗ trợ các nghiệp vụ của công ty.
Nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống thông tin quản lý, nhóm em tiến hành
nghiên cứu và phân tích hệ thống thông tin quản lý của một doanh nghiệp thực tế.
Nhóm em chọn Ví điện tử MoMo là đối tượng để tiến hành nghiên cứu. Với vị thế là
Ví điện tử thanh toán hàng đầu tại Việt Nam, chắc chắn sẽ có những kiến thức độc đáo
và mới lạ tại hệ thống thông tin của doanh nghiệp này. Hy vọng nhóm em có thể áp
dụng được các kiến thức đã học trong môn Hệ thống thông tin quản lý vào trong bài
nghiên cứu này, đồng thời cũng sẽ rút ra được các bài học bổ ích khác.
Trong quá trình nghiên cứu và phân tích, chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót do
kiến thức còn hạn chế và thiếu kinh nghiệm, mong cô thông cảm và chỉ dạy nhóm em
nhiều hơn.

5
Hệ thống thống thông tin quản lý

I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT:

1. Khái niệm:

Hệ thống thông tin quản lý (MIS) là một hệ thống tích hợp tập hợp người, thủ tục, cơ
sở dữ liệu và thiết bị cung cấp cho các nhà quản lý và người ra quyết định thông tin để
giúp đạt được các mục tiêu của tổ chức.
MIS có thể cung cấp cho các công ty và các tổ chức lợi thế cạnh tranh bằng cách cung
cấp thông tin phù hợp đến đúng người ở đúng định dạng và đúng thời gian.

2. Các thành phần của MIS:

- Phần cứng (Hardware): là các thiết bị như máy tính, máy in, thiết bị mạng… Phần
cứng cung cấp khả năng tính toán để xử lý dữ liệu. Nó cũng cung cấp khả năng kết nối
mạng và in ấn. Phần cứng tăng tốc độ xử lý dữ liệu thành thông tin.
- Phần mềm (Software): là những chương trình chạy trên phần cứng, những chương
trình này dùng để xử lý dữ liệu. Bao gồm các chương trình như: bảng tính (Excel),
phần mềm cơ sở dữ liệu (Access)
- Dữ liệu (Data): là các dữ liệu mà hệ thống thông tin ghi lại.
- Thủ tục (Procedures): là các thủ tục được đưa ra để hướng dẫn người dùng và các
thành phần khác ghi, lưu trữ và phân tích dữ liệu…
- Con người (People): những người sử dụng hệ thống thông tin.

3. Cấu trúc của hệ thống thông tin:

Input Processing Output

Feedback

Input: là việc thu thập các dữ liệu (Raw data).


Processing: chuyển đổi dữ liệu thành output hữu ích bằng cách tính toán, so sánh, thay
thế hay lưu trữ dữ liệu để sử dụng sau này. Việc xử lý dữ liệu thành các dữ liệu có ích
rất quan trọng trong việc vận hành kinh doanh.
Output: tạo ra các thông tin hữu ích, ví dụ: các bản báo cáo, tài liệu.
Feedback: là các thông tin từ hệ thống, được sử dụng để thay đổi Input, Processing.
Feedback cũng rất quan trọng đối với nhà quản lý hoặc người ra quyết định.

6
Hệ thống thống thông tin quản lý

4. Mobile Banking:

Mobile Banking là một dịch vụ ngân hàng trực tuyến qua ứng dụng của ngân hàng trên
điện thoại, cho phép khách hàng giao dịch với ngân hàng ở bất kỳ đâu. Chỉ cần một
chiếc điện thoại di động có kết nối internet.
a) Ưu điểm:
- Giao diện dễ sử dụng.
- Giao dịch nhanh chóng 24/7.
- Có thể sử dụng ở bất cứ nơi nào, chỉ cần có Smartphone có kết nối Internet.
- Cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích như liên kết với công ty bảo hiểm, công ty chứng
khoán, công ty tài chính…
- Chi phí giao dịch trên Mobile Banking thấp hơn so với giao dịch tại ngân hàng.
b) Nhược điểm:
- Mức độ bảo mật.
- Mức độ ổn định của App phụ thuộc vào chất lượng mạng, tốc độ đường truyền.

II. GIỚI THIỆU CÔNG TY:

1. Thông tin cơ bản:

MoMo là ứng dụng thanh toán điện tử thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần dịch vụ Di
Động Trực Tuyến (M_Service) được ra đời năm 2010. MoMo là đơn vị hàng đầu tại
Việt Nam về cung cấp dịch vụ ứng dụng Ví điện tử trên di động, dịch vụ chuyển tiền
mặt tại điểm giao dịch (OTC) và nền tảng thanh toán (payment platform) thông qua
việc hợp tác chiến lược với các ngân hàng và tổ chức tài chính.
Hiện nay, MoMo đã có mặt trên 2 hệ điều hành iOS và Android với hơn 23 triệu người
sử dụng. Là nền tảng thanh toán di động, Ví MoMo thúc đẩy nền kinh tế không tiền
mặt (Non – Cash Payment) và cung cấp cho khách hàng trải nghiệm thanh toán một
chạm (One Touch Payment) với hơn hàng trăm tiện ích dịch vụ, bao gồm chuyển tiền,
thanh toán hóa đơn, mua vé máy bay, mua vé xe lửa, vé xem phim, thu - chi hộ và
thương mại điện tử.
MoMo đã đáp ứng được các tiêu chuẩn trong ngành tài chính ngân hàng quốc tế:
Chứng chỉ bảo mật quốc tế PCI DSS (Payment Card Industry Data Security Standard)
- là tiêu chuẩn bảo mật xác lập bởi Hội đồng Tiêu chuẩn Bảo mật (PCI Security
Standards Council) gồm các thành viên: Visa, MasterCard, American Express,
Discover Financial Services, JCB International. Tại Việt Nam, MoMo là đơn vị ví điện
tử đầu tiên có chứng chỉ mức độ cao nhất là PCI DSS - Level 1.
Đồng thời, Ví MoMo áp dụng các công nghệ xác thực tiên tiến, vượt trội như: Xác
thực hai lớp, xác thực bằng vân tay hay nhận diện khuôn mặt, tự động khóa ứng dụng
khi quá thời gian sử dụng, bảo vệ đường truyền chuẩn SSL/TLS (Secure Sockets
Layer/ Transport Layer Security) - là giao thức mật mã nhằm bảo vệ dữ liệu khi di
chuyển trong môi trường Internet. Tính năng mã hóa số thẻ quốc tế (Tokenization).

7
Hệ thống thống thông tin quản lý

2. Tính năng của Momo:

Ngoài việc cho phép chuyển - nhận tiền, thanh toán hóa đơn điện thoại, điện, nước,
Internet như Mobile Banking, MoMo còn cho phép người dùng thanh toán rất nhiều
loại hình dịch vụ khác, một hệ sinh thái do chính Momo tạo:

-Du lịch, đi lại: cho phép người dùng đặt, thanh toán vé máy bay, tàu hỏa, xe khách và
khách sạn. Ngoài ra Momo còn cung cấp các thông tin địa điểm du lịch thú vị, review
về khách sạn cho người dùng lựa chọn.

-Thanh toán tại quầy: thanh toán mua sắm tại các cửa hàng tiện lợi (Circle K, Cheer,
GS25, 7-Eleven,...), siêu thị (Co.opmart, LOTTE Mart, AEON,...) nhà hàng (Hoàng
Yến Premier, Shabu Ya, Holy Crab,...) và cả quán cà phê - trà sữa (Phúc Long, Viva
star coffee, Đen Đá,...) có liên kết với Momo.

-Game/Ứng dụng: người dùng có thể mua thẻ game, nạp tiền trực tiếp vào game hoặc
mua ứng dụng của CH Play hay App Store.

-Tài chính/Bảo hiểm: cho phép thanh toán dịch vụ tài chính: vay tiền, trả góp, tín dụng
của các công ty đối tác: Cash VN, Paylater, FE Credit... mua bảo hiểm: AIA,
Prudential, Hanwha Life,...

-Giải trí: người dùng có thể mua vé xem phim (Cinestar, BHD Star, CGV...) vé số và
cả đặt phòng Karaoke từ app MoMo. Ngoài ra, Momo còn thực hiện liên kết với các
khu vui chơi giải trí: TiNiworld, JP World, người dùng có thể mua vé hay đặt đồ chơi
ở đây.

-Mua sắm trực tuyến: đây có lẽ là tính năng được nhiều người sử dụng và ưa chuộng
nhất của Momo. Ví MoMo cung cấp cho người dùng dịch vụ thanh toán các hóa đơn ở
trên sàn thương mại điện tử ( Tiki, Lazada, Yes24...), các app đặt đồ ăn, mỹ phẩm,
sách và cả dịch vụ Hosting với các voucher ưu đãi.

-Sống tốt cùng MoMo: Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa MoMo và các Mobile
Banking khác, MoMo xây dựng nền tảng gây quỹ từ thiện, giúp bạn dễ dàng quyên
góp và mức tối thiểu quyên góp chỉ 1.000đ.

-Heo đất MoMo: đây được xem như là một mini game của MoMo, người dùng có thể
nuôi heo và nhờ bạn bè nuôi heo vàng cho mình, số lượng heo vàng nuôi được tất cả sẽ
được dùng để quyên góp cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

8
Hệ thống thống thông tin quản lý

III. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG ĐỂ THẤY ĐƯỢC TÁC LỰC DẪN ĐẾN SỰ
CHUYỂN ĐỔI SANG SỬ DỤNG HTTT (MOBILE BANKING):

1. Đề án không dùng tiền mặt tại Việt Nam:

Hình III.1: Lợi ích của xã hội không tiền mặt


Thanh toán không dùng tiền mặt là cách thức thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ không
có sự xuất hiện của tiền mặt mà được tiến hành bằng cách trích tiền từ tài khoản của
người chi trả chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng hoặc bằng cách bù trừ lẫn
nhau thông qua vai trò trung gian của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Thanh toán bằng tiền mặt là phương thức thanh toán đơn giản và tiện dụng nhất được
sử dụng để mua bán hàng hoá một cách dễ dàng. Tuy nhiên, nó chỉ phù hợp với nền
kinh tế có quy mô sản xuất nhỏ, sản xuất chưa phát triển, việc trao đổi thanh toán hàng
hoá diễn ra với số lượng nhỏ, trong phạm vi hẹp. Vì vậy, khi nền kinh tế ngày một
phát triển với tốc độ cao cả về chất lượng và số lượng thì việc thanh toán bằng tiền mặt
không còn đủ khả năng đáp ứng được những nhu cầu thanh toán của toàn bộ nền kinh
tế. Việc thanh toán bằng tiền mặt đã bộc lộ một số hạn chế nhất định. Trước hết là việc
thanh toán bằng tiền mặt có độ an toàn không cao. Với khối lượng hàng hóa, dịch vụ
giao dịch lớn thì việc thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt sẽ không an toàn, thuận tiện
cho cả người chi trả và người thụ hưởng. Thứ hai là Ngân hàng Nhà nước phải bỏ ra
chi phí rất lớn để in ấn vận chuyển và bảo quản tiền mặt. Ngoài ra, một hạn chế quan
trọng của việc thanh toán bằng tiền mặt nữa là thanh toán bằng tiền mặt làm giảm khả
năng tạo tiền của NHTM, trong khi nền kinh tế luôn có nhu cầu về tiền mặt để thanh
toán chi tiêu gây sức ép giả tạo về sự khan hiếm tiền mặt trong nền kinh tế, làm cho
giá cả có khả năng tăng cao gây khó khăn cho Ngân hàng Nhà nước trong việc điều
tiết chính sách tiền tệ. Từ thực tế khách quan trên đòi hỏi phải có sự ra đời của một

9
Hệ thống thống thông tin quản lý

phương thức thanh toán khác tiên tiến hơn, hiện đại hơn đó là phương thức thanh toán
không dùng tiền mặt (TTKDTM).
Trong giai đoạn 2001 - 2005 hoạt động thanh toán ngân hàng có sự chuyển biến mạnh
mẽ. Nhiều phương tiện thanh toán và dịch vụ thanh toán mới, hiện đại, tiện ích ra đời,
đáp ứng được nhiều loại nhu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán, với phạm vi
tiếp cận mở rộng tới các đối tượng cá nhân và dân cư. Thanh toán không dùng tiền mặt
(TTKDTM) là xu thế tất yếu của toàn thế giới và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ.
Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của TTKDTM, năm 2006 đã Thủ tướng đã phê
duyệt (Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006) Đề án thanh toán không
dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010.
Tiếp đó, Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn
2011-2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 27/12/2011. Theo đó, phấn
đấu đến cuối năm 2015, tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp
hơn 11%; đồng thời tăng mạnh số người dân được tiếp cận các dịch vụ thanh toán,
nâng tỷ lệ người dân có tài khoản tại ngân hàng lên mức 35 – 40% dân số.
Nhằm thúc đẩy tiến trình TTKDTM, Chính phủ đã có chủ trương, chính sách hỗ trợ,
triển khai Chính phủ điện tử, cung ứng dịch vụ công cấp độ 3, 4. Cụ thể, ngày
30/12/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2545/QĐ-TTg phê duyệt
Đề án phát triển TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020. Đề án đề ra nhiều giải
pháp đồng bộ, giao trách nhiệm cụ thể cho các Bộ, ngành chức năng và các địa
phương, nhằm tạo sự chuyển biến rõ rệt về TTKDTM trong nền kinh tế, thay đổi thói
quen sử dụng tiền mặt sang sử dụng các phương tiện TTKDTM, phương thức thanh
toán điện tử.

2. Hội nhập kinh tế, tăng trưởng nhanh chóng:

Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên chính thức của nhiều tổ chức như ASEAN,
APEC, WTO,... Việc hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới trong thời gian
qua đã thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài,
góp phần không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, thu nhập bình quân đầu người
của nước ta cũng tăng dần qua các năm. Những điều này đã dẫn đến số lượng các giao
dịch trao đổi mua bán trong và ngoài nước tăng lên nhanh chóng, đòi hỏi phải có
những phương thức thanh toán nhanh và an toàn hơn tiền mặt.

10
Hệ thống thống thông tin quản lý

Hình III.2: Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2006-2016

Hình III.3: GDP Việt Nam giai đoạn 2006-2016

3. Sự phát triển mạnh mẽ của Internet:

Ngày 19/11/1997, sau rất nhiều bàn thảo, băn khoăn và thuyết phục, Ban điều phối
quốc gia mạng Internet trao giấy phép cho các nhà cung cấp dịch vụ kết nối, truy nhập
Internet. “Internet Việt Nam” ra đời. Đến ngày 1/12/1997, Internet được cung cấp cho
đông đảo người sử dụng.
Từ năm 1997 đến trước 2002, Việt Nam chỉ có 1,8 triệu người dùng Internet, chiếm
4% dân số bấy giờ. Tháng 4/2003, giá cước Internet và điện thoại giảm "chưa từng

11
Hệ thống thống thông tin quản lý

có", lên đến 40%, đã trở thành cú hích cho phổ cập Internet. Cộng với sự ra đời của
dịch vụ Internet ADSL (băng rộng hữu tuyến) vào tháng 5/2003, số người sử dụng
Internet tăng đột biến.
Ở nửa sau của 20 năm hình thành, Internet thực sự làm biến đổi các quan niệm truyền
thống trong mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội tại Việt Nam. Chỉ cần một
người và một thiết bị kết nối Internet, bất kỳ ai cũng có thể thành lập một startup với
khả năng vươn ra toàn thế giới. “Hiện tượng” Flappy Bird có thể xem là một ví dụ tiêu
biểu. Việc mua sắm trực tuyến cũng đã trở thành thói quen của 23 triệu người Việt
theo thống kê của Nielsen. Theo đánh giá của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU),
Việt Nam luôn nằm trong số các quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trên thế giới.
Sau hai thập kỷ, đến nay Việt Nam đã có hơn 50 triệu người dùng Internet, nằm trong
số ít những thị trường mà số người dùng Internet nhiều hơn số người không dùng,
chiếm 53% tổng dân số. Đặc biệt, trong những năm vừa qua, với việc các văn phòng
đóng cửa và hầu hết mọi doanh nghiệp trên thế giới hoạt động theo hướng giảm sút
hoặc thay đổi, internet đã cho phép chúng ta duy trì ít nhất một số cảm giác bình
thường. Đối với nhiều người, đó là phương tiện duy nhất để liên lạc với người khác,
phương pháp duy nhất để kiếm tiền và cách duy nhất để nhận được nhiều hàng hóa mà
chúng ta cần một cách an toàn và chắc chắn biết để tồn tại. Đại dịch COVID-19 chỉ
đơn giản là thúc đẩy một xu hướng đã bắt đầu.

Hình III.4: Số người dùng internet tại Việt Nam giai đoạn 2003-2017

4. Sự phát triển của các thiết bị di động:

Mobile-first hiện đã trở thành một xu hướng tại Việt Nam.Với sự ra mắt của nhiều
mẫu thiết bị di động giá rẻ đến từ nhiều thương hiệu khác nhau, số lượng người dùng
tại Việt Nam hiện nay đang tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là người dùng smartphone.
Theo báo cáo Thị trường quảng cáo số Việt Nam - Số tổng kết năm 2019 vừa được

12
Hệ thống thống thông tin quản lý

Adsota phát hành, thị trường Việt Nam hiện nay có đến 43.7 triệu người hiện đang có
sử dụng các thiết bị smartphone trên tổng dân số 97,4 triệu dân, đạt tỷ lệ 44,9%.
Những con số này cũng giúp Việt Nam lọt vào top 15 thị trường có số lượng người
dùng smartphone cao nhất thế giới, sánh vai cùng nhiều quốc gia phát triển khác như
Anh Quốc, Nhật Bản, Đức hay đại diện cùng khu vực Đông Nam Á là Indonesia.
Mặt khác, là một trong những thị trường có số lượng người dùng điện thoại thông
minh cao nhất thế giới, rất dễ hiểu khi Việt Nam cũng là một trong những quốc gia tải
app nhiều hàng đầu ở thời điểm hiện tại. Theo bảng xếp hạng nhóm các thị trường có
nhiều lượt tải ứng dụng nhất trên hai kho tải App Store và Google Play tính đến hết
quý 2 năm 2019 của báo cáo, Việt Nam là quốc gia xếp vị trí thứ 7 tổng cộng 750 triệu
lượt tải app.

Hình III.5: Việt Nam xếp hạng 7 thế giới về số lượt tải app di động năm 2019

5. Xu hướng tiết kiệm thời gian, đòi hỏi sự tiện lợi, nhanh chóng:

Trong một cuộc khảo sát năm 2013 của Jumio, 2/3 người tiêu dùng di động cho biết họ
đã từ bỏ việc mua hàng - một nửa trong số đó là do quá trình thanh toán mất quá nhiều
thời gian hoặc quá khó khăn. Một phần tư khác cho biết giao dịch mua của họ không
thành công vì còn nhiều lo ngại về tính bảo mật của thông tin thanh toán của họ.

13
Hệ thống thống thông tin quản lý

Hình III.6: Các yếu tố dẫn đến lựa chọn dùng thanh toán di động tại Hà Nội &
TP.HCM
Trong điều kiện phát triển hiện nay tại nước ta, nhịp sống của người dân ngày càng
nhanh. Tác phong công nghiệp dần trở thành yêu cầu bắt buộc đối với người lao động.
Việc tuân thủ thời gian được xem là nguyên tắc cơ bản , kiên quyết của các doanh
nghiệp. Do đó, người dùng luôn có xu hướng lựa chọn những sản phẩm, dịch vụ nhanh
chóng, tiện lợi nhưng vẫn đảm bảo sự an toàn, riêng tư. Theo một cuộc khảo sát này
được thực hiện bởi Q & Me (đơn vị chuyên nghiên cứu thị trường trực tuyến) trên 383
người dùng thanh toán di động tại HCM và Hà Nội từ 18 - 44 tuổi, 3 tác lực chính thúc
đẩy người dùng sử dụng thanh toán di động mà: sự dễ dàng khi giao dịch, thời gian
giao dịch nhanh và không cần mang theo tiền mặt khi ra ngoài.

Bảng III.1: Tổng hợp các yếu tố môi trường theo mô hình PEST
 Chính trị, luật pháp Kinh tế
-Đề án thanh toán không dùng tiền mặt -Kinh tế hội nhập và phát triển
của Chính phủ
Xã hội Công nghệ
-Nhịp sống tăng nhanh dẫn đến xu hướng -Sự phát triển của internet
sử dụng SP/DV nhanh chóng, tiện lợi -Sự phát triển của các thiết bị di động

IV.PHÂN TÍCH HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ CỦA MOMO:

1. IPO hệ thống:

Input: Các thông tin đăng nhập của người dùng hay đăng ký cho tài khoảng mới. Các
yêu cầu thanh toán, chuyển tiền, kiểm tra thông tin, đầu tư. Các dữ liệu mô tả cơ bản
các giao dịch. Các dữ liệu đầu vào phải được thu thập lập tức và được ghi lại chính
xác, kịp thời và ít thủ công nhất có thể.

14
Hệ thống thống thông tin quản lý

Process: Kiểm tra thông tin đầu vào của khách hàng có hợp lệ dữ liệu có sẵn không,
nếu không hợp lệ với cơ sở dữ liệu thì giao dịch bị từ chối. Nếu dữ liệu đầu vào hợp lệ,
hệ thống sẽ thực hiện các thuật toán để xử lý giao dịch, từ đó đóng gói và gửi thông tin
đến đồi tác và tiếp tục theo dõi và xác nhận giao dịch. Sau khi giao dịch được hoàn tất
thì hệ thống sẽ tự động thu thập và lưu trữ dữ liệu để có thể phục vụ cho các nhà quản
lý ra quyết định.
Output: Cho ra cơ sở dữ liệu mới. Thông báo các yêu cầu của khách hàng đã thực hiện
thành công hay thất bại. Khách hàng sẽ được thông báo qua màn hình ứng dụng về
thông tin giao dịch.
Feedback: Hiển thị phản hồi tới khách hàng qua từng quá trình chẳng hạn như:
-Input: Thông tin tài khoản không tồn tại, tài khoản chưa đăng ký sử dụng dịch vụ này,
mật khẩu hết hạn hay mật khẩu nhập sai quá số lần cho phép,….
-Process: Giao dịch đang được xử lý,…..
-Output: Số tiền không đủ để giao dịch, giao dịch thành công hay thất bại,…..

2. Các hình thức thanh toán tại Momo:

Bảng IV.2: Các hình thức thanh toán tại Momo

Nền tảng Mô tả hình thức thanh toán


1. Thanh toán tại quầy - Khách hàng lựa chọn thanh toán tại
quầy.
- Đối tác in hóa đơn có chứa mã QR của
MoMo cung cấp.
- Khách hàng thực hiện thanh toán: Sử
dụng ứng dụng MoMo để quét mã QR
- Sau khi khách hàng thanh toán MoMo
thông báo kết quả cho đối tác.
- Đối tác xử lý và hoàn tất giao dịch cho
khách hàng.
2. Thanh toán trên PC/Mobile Website - Khách hàng mua hàng trên website đối
(Desktop Web/Mobile Web) tác.
- Chọn MoMo là phương thức thanh toán
- Khách hàng được chuyển qua trang
thanh toán của MoMo.
- Khách hàng thực hiện thanh toán:
 Desktop Web: Sử dụng ứng dụng
MoMo để quét mã QR hoặc đăng
nhập tài khoản.
 Mobile Web: Mở ứng MoMo hoặc

15
Hệ thống thống thông tin quản lý

đăng nhập tài khoản.


- Sau khi thanh toán khách hàng được
chuyển về trang mua hàng.
3. Thanh toán trên Mobile App của đối tác
 Mobile App - Khách hàng mua hàng trên ứng dụng đối
tác.
- Chọn MoMo là phương thức thanh toán
- Ứng dụng đối tác mở ứng dụng MoMo.
- Khách hàng thực hiện thanh toán trên
ứng dụng MoMo.
- Sau khi thanh toán khách hàng được
chuyển về ứng dụng đối tác.
 Web In MoMo App - Ứng dụng MoMo hiện thị dịch vụ của
đối tác trên menu.
- Khách hàng lựa chọn dịch vụ.
- Ứng dụng MoMo mở website mua hàng
của đối tác ngay trong app (load
webview)
- Khách hàng thực hiện thanh toán trên
website.
- Sau khi khách hàng checkout đơn hàng,
MoMo mở màn hình xác nhận thanh toán.
- Khách hàng xác nhận thanh toán.
- Thông báo cho người dùng trạng thái
đơn hàng của đối tác (Nếu có).

a) Hình thức thanh toán qua quét mã vạch (thanh toán tại quầy):
- Dành cho nhân viên tại quầy quét mã QR của khách hàng.
- Áp dụng: Doanh nghiệp có cửa hàng bán hàng/dịch vụ offline có trang bị máy
scanner.
- Thanh toán POS: áp dụng cho hệ thống có máy bán hàng bằng máy POS. Thu ngân
dùng máy scan để quét “MÃ THANH TOÁN” trên app Momo để thanh toán.
- Với phương thức này, sau khi khách hàng lựa chọn sản phẩm/ dịch vụ tại cửa hàng
của Doanh nghiệp và chọn thanh toán bằng MoMo. Người dùng mở ứng dụng và chọn
"Mã thanh toán". Mã thanh toán sẽ xuất hiện trên màn hình. Người dùng đưa mã đó
cho thu ngân để quét và hoàn tất thanh toán.

16
Hệ thống thống thông tin quản lý

Bước 1: Người dùng đăng nhập vào ứng dụng MoMo, người dùng nhấn vào “MÃ
THANH TOÁN” tính năng trong màn hình chính, để tạo mã thanh toán
(paymentCode).

Hình IV.7: Màn hình chính của Momo


Bước 2: Thu ngân quét mã vạch hoặc mã QR hình IV.2 hiển thị trên MoMo của người
dùng ứng dụng ở bước 1 và đơn đặt hàng giao dịch được gửi đến server POS đối tác.

Hình IV.8: Mã QR thanh toán


Bước 3: Server POS của đối tác đóng gói và gửi thông tin giao dịch nhận được bao
gồm số tiền đặt hàng, ID nhà cung cấp giao dịch và mã thanh toán MoMo đến server
MoMo để treo tiền người dùng.
Bước 4: Server MoMo xử lý yêu cầu và trả kết quả treo tiền về cho server POS. Nếu
thanh toán đã xác minh thành công, người dùng sẽ thấy thông báo thành công trong

17
Hệ thống thống thông tin quản lý

ứng dụng MoMo và nếu thất bại (không thể treo tiền người dùng), giao dịch kết thúc
tại đây, lỗi sẽ hiển thị khi không thành công.

Hình IV.9: Kết quả giao dịch thành công

Hình IV.10: Quy trình thanh toán tại quầy


Bước 5: Server POS nhận kết quả trả về từ server MoMo, xử lý và gửi request tương
ứng tới server MoMo để confirm giao dịch (commit hoặc rollback) tùy vào kết quả
của quá trình xử lý.
Bước 6: Server POS của đối tác sẽ nhận kết quả từ server MoMo khi xác minh hoàn
tất. Sau khi nhận được kết quả từ server MoMo, server POS của đối tác gửi kết quả
đến máy POS.
Trong quá trình xác nhận giao dịch ở bước 5:

18
Hệ thống thống thông tin quản lý

- Sau khi MoMo đã treo tiền người dùng thành công (tiền từ ví người dùng được
chuyển về ví trung gian), lúc này người dùng sẽ nhận được thông báo thành công (tiền
đã được trừ) và giao dịch tương ứng phía MoMo sẽ có trạng thái Chờ xử lý. Đối tác sẽ
xử lý các nghiệp vụ nội bộ, bao gồm 2 trạng thái:
 Xác nhận (commit): Đối tác xử lý giao dịch thành công, trạng thái này sẽ
chuyển tiền từ ví trung gian về ví đối tác tương ứng. Giao dịch tương ứng phía
MoMo sẽ hoàn tất với trạng thái Thành công.
 Hủy bỏ (rollback): Đối tác xử lý giao dịch thất bại, trạng thái này sẽ trả lại tiền
đã giữ trước đó từ ví trung gian về ví user. Giao dịch tương ứng phía MoMo sẽ
hoàn tất với trạng thái Thất bại.
Gửi đến máy chủ thanh toán MoMo POS: Sau khi Thu ngân quét mã vạch hoặc mã
QR trên trang ứng dụng MoMo hiển thị bằng người thanh toán, các thông số thanh
toán được chuyển đến Máy chủ POS của Nhà cung cấp. Các máy chủ POS của nhà
cung cấp gọi máy chủ thanh toán Submit MoMo POS để bắt đầu thanh toán.
b) Cách thức thanh toán All-in-one (thanh toán M2 - thanh toán trên
PC/Mobile website):
- Cổng thanh toán MoMo (All In One): Áp dụng cho đối tác có thanh toán trên nền
tảng Website, Mobile, Smart TV, ...
- Áp dụng: Doanh nghiệp có website bán hàng/dịch vụ trực tuyến.
- Ở phương thức này, khi khách hàng lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ trên PC thì mỗi
giao dịch thanh toán qua MoMo trên website của đối tác sẽ tạo ra 1 Mã QR tương ứng.
Khách hàng chỉ cần có Ví MoMo và dùng chức năng "Quét mã thanh toán" là có thể
thanh toán.

19
Hệ thống thống thông tin quản lý

Nếu người dùng tham gia mua sắm trực tuyến của Nhà cung cấp trên trang web Di
động:

Web di động thanh toán M2 Mở ứng dụng MoMo Đăng nhập tài khoản MoMo

Kết quả giao dịch MoMo Màn hình xác nhận thanh toán Chọn nguồn tiền khác

Hình IV.11: Quy trình thanh toán mua sắm trực tuyến trên website bằng Momo

20
Hệ thống thống thông tin quản lý

Nếu người dùng tham gia mua sắm trực tuyến của Nhà cung cấp trên web PC. Thanh
toán M2 sẽ hiển thị mã QR để người dùng quét và thanh toán:

Hình IV.12: Thanh toán mua sắm trực tuyến trên web PC bằng mã QR
Quy tắc thanh toán: Số tiền phải lớn hơn 1.000 VND
Hết hạn đặt hàng tùy theo nhà cung cấp, mặc định là 10 phút
Các nhà cung cấp tham gia:
● Mua sắm: Robins Online, Akulaku
● Vé trực tuyến: CGV, Ticket box, VnTrip
● Giải trí: Bigo Live, Trò chơi trực tuyến…
● Khác: VTV Cab, Tiện ích…

21
Hệ thống thống thông tin quản lý

Hình IV.13: Quy trình thanh toán all-in-one


Bước 1: Người dùng gửi yêu cầu thanh toán đến máy chủ của nhà cung cấp.
Bước 2: Máy chủ của nhà cung cấp gọi đến hệ thống thanh toán M2 để lấy payUrl.
Bước 3: Nhà cung cấp gửi payUrl (yêu cầu chuyển hướng) đã trả lại ở bước 2.
Bước 4: Thanh toán M2 hiển thị payUrl và người dùng tương tác với thanh toán M2
trong hình mô tả phía dưới. Sau khi ghép nối thành công, thanh toán M2 trả về kết quả
cho máy chủ của nhà cung cấp và người dùng.
c) Cách thức thanh toán trực tiếp App-to-app (thanh toan trên Mobile App của
đối tác):
- Thanh toán App-To-App cũng được biết đến như là thanh toán App-In-App: Áp
dụng cho đối tác có ứng dụng di động (Android/iOS) muốn mở trực tiếp ứng dụng
MoMo để thanh toán.
- Áp dụng: Doanh nghiệp có Ứng dụng di động (Mobile App) để bán hàng/dịch vụ
trực tuyến.
- Với phương thức này, sau khi khách hàng lựa chọn sản phẩm/ dịch vụ trên App của
Doanh nghiệp và chọn thanh toán bằng MoMo, hệ thống sẽ tự động mở ứng dụng
MoMo để thanh toán. Khách hàng sẽ dùng Ví MoMo của mình để xác nhận thanh toán
và hoàn tất giao dịch.

22
Hệ thống thống thông tin quản lý

Màn hình thanh toán của nhà cung cấp Màn hình xác nhận thanh toán Momo

Hình IV.14: Các màn hình khi thanh toán trên mobile app của đối tác của Momo
Nhà cung cấp tham gia:

Hình IV.15: Quy trình thanh toán app-to-app

Bước 1: Merchant Mobile App (ứng dụng của đối tác) nhận mã thông qua ứng dụng
MoMo và yêu cầu thanh toán.

23
Hệ thống thống thông tin quản lý

Bước 2: Người dùng xác nhận thanh toán trên ứng dụng MoMo và MoMo sẽ mở lại
ứng dụng đối tác kèm thông tin xác nhận.
Bước 3: Merchant Mobile App (ứng dụng đối tác) kiểm tra kết quả nhận được từ ứng
dụng MoMo và gửi gói này gói đến server đối tác.
Bước 4: Server đối tác xác thực, cập nhật dữ liệu thanh toán và gửi đến đến server
MoMo để tiến hành treo tiền người dùng.
Bước 5: Server MoMo xử lý yêu cầu và trả kết quả treo tiền về cho server đối tác. Nếu
thanh toán đã xác minh thành công, người dùng sẽ thấy thông báo thành công trong
ứng dụng MoMo và nếu thất bại (không thể treo tiền người dùng), giao dịch kết thúc
tại đây.
Bước 6: Server đối tác nhận kết quả trả về từ server MoMo, xử lý và trả kết quả thanh
toán cho người dùng. Tùy vào kết quả của quá trình xử lý (thành công hoặc thất bại)
mà gửi request tương ứng tới server MoMo để confirm giao dịch (commit hoặc
rollback).
Bước 7: Server MoMo xử lý yêu cầu confirm và trả kết quả về cho server đối tác.
Gửi đến máy chủ Thanh toán ứng dụng trong ứng dụng MoMo: Sau khi nhận
được mã thông báo từ ứng dụng MoMo, máy chủ của nhà cung cấp sẽ xây dựng dữ
liệu và gửi đến máy chủ thanh toán ứng dụng trong ứng dụng MoMo.

V. MÔ HÌNH KINH DOANH CANVAS CỦA MOMO:

Bảng V.3: Khung mô hình kinh doanh Canvas của Momo

Đối tác chính Hoạt động Giá trị Phân khúc Quan hệ
chính khách hàng khách hàng
-Chính phủ -Thanh toán
-Thanh toán dễ dàng và an -Cá nhân -Xây dựng sự
-Các tổ chức online toàn an toàn cho
dịch vụ tài -Doanh nghiệp khách hàng
chính -Thanh toán -Thanh toán (nhà hàng,
O2O trên nền tảng quán ăn, rạp -Xây dựng
-Các ngân tích hợp và phim, cửa công cụ thanh
hàng -Chuyển tiền dịch vụ tài hàng tiện toán tối ưu và
chính lợi,...) tiện lợi
-Các nhà mạng -Dịch vụ tài
di động chính, bảo -Tham gia vào
hiểm hoạt động
hằng ngày của
Nguồn lực Kênh khách hàng
chính
-Website -Xây dựng và
-Sự cho phép nâng cao lòng

24
Hệ thống thống thông tin quản lý

của chính phủ -Ứng dụng di trung thành


động của khách
-Công nghệ hàng
thanh toán -Truyền thông
điện tử truyền thống

-Cộng đồng -Quảng cáo


người dùng
-Fanpage
-Nguồn lực tài
chính

Cấu trúc chi phí Dòng doanh thu

-Xây dựng, vận hành, duy trì và nâng -Phí dịch vụ (phí giao dịch, phí dịch vụ
cấp công nghệ (app) giá trị gia tăng)

-Chi phí marketing -Chiết khấu từ đối tác (nhà mạng, ngân
hàng,...)
-Chi phí lương nhân viên
-Doanh thu quảng cáo (cho phép bên
-Các chi phí khác thứ 3 quảng cáo trên app)

VI.CÁC LỢI ÍCH, LỢI THẾ CẠNH TRANH MÀ MOBILE BANKING MANG
LẠI CHO MOMO

1. Lợi ích:

Việc sử dụng các ứng dụng thanh toán qua trung gian đã quá quen thuộc với nhiều
người trong các hoạt động mua sắm hàng ngày. Nếu như trước đây, nhiều người khi
cầm một cục tiền trên tay sẽ luôn cảm thấy bất an thì bây giờ, chỉ với một chiếc điện
thoại thông minh đã có thể giải quyết được mọi thứ. Vì thế, các ứng dụng thanh toán
như MOMO là một giải pháp được đón nhận ngay lập tức từ phía người dùng với vô
vàn lợi ích cho cả khách hàng lẫn chính doanh nghiệp.
a) Đối với khách hàng:
- Nhanh chóng thuận tiện:
Mobile Banking giúp khách hàng có thể liên lạc với ngân hàng một cách nhanh chóng,
thuận tiện để thực hiện một số nghiệp vụ ngân hàng tại bất kỳ thời điểm nào (24 giờ
mỗi ngày, 7 ngày một tuần) và ở bất cứ nơi đâu. Với hình thức giao dịch trước đây,
nếu muốn chuyển tiền thì bạn sẽ cần phải làm các thủ tục khác nhau tại ngân hàng rất
mất thời gian. Thì với quy trình giao dịch thanh toán bằng ví điện tử, mỗi cá nhân nếu

25
Hệ thống thống thông tin quản lý

sở hữu đều có thể nhận hoặc chuyển tiền mà không phải tới ngân hàng để thực hiện
nhiều thủ tục phức tạp. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các khách hàng có ít thời
gian để đi đến văn phòng trực tiếp giao dịch với ngân hàng, các khách hàng nhỏ và
vừa, khách hàng cá nhân có số lượng giao dịch với ngân hàng không nhiều, số tiền mỗi
lần giao dịch không lớn. Đây là lợi ích mà các giao dịch kiểu ngân hàng truyền thống
khó có thể đạt được với tốc độ nhanh, chính xác so với ngân hàng điện tử nói chung và
dịch vụ Mobile Banking nói riêng.
- Độ an toàn khi sử dụng:
Đối với những người sử dụng tiền mặt hoặc thẻ thanh toán để chi tiêu, nếu như vô tình
làm mất thì sẽ rất phiền hà khi phải liên hệ với các ngân hàng làm thủ tục cấp lại thẻ.
Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng Momo thì mọi thông tin sẽ bị khóa dưới dạng mật khẩu.
Vì thế, nếu như có ai vô tình nhặt được thẻ của bạn thì bạn vẫn có quyền truy cập vào
Momo để khóa tài khoản lại ngay lập tức đề phòng bất trắc.
- Quản lý chi tiêu:
Khi sử dụng các ứng dụng ví online, bạn sẽ hạn chế được việc phải dùng tiền mặt để
lưu thông. Từ đó giảm bớt những nguy cơ về lạm phát chi tiêu cho riêng mình. Ngoài
ra, lịch sử giao dịch cũng được lưu trên ứng dụng của bạn, giúp bạn dễ dàng quản lý,
kiểm soát những chi tiêu riêng của mình.
b) Đối với MoMo:
Thị trường thanh toán điện tử ở Việt Nam còn rất sơ khai, việc MOMO triển khai
Mobile Banking sẽ có rất nhiều lợi ích.
- Dẫn đầu xu hướng:
Thị trường thanh toán điện tử tại Việt Nam đang phát triển từng ngày một. Ví điện tử
sẽ là bước phát triển tất yếu của thị trường bởi chúng có thể tác động lớn đến chương
trình phát triển thanh toán không tiền mặt của Chính phủ. Kết quả khảo sát tiêu dùng
toàn cầu năm 2019 do PwC công bố cho thấy, tỷ lệ người tiêu dùng tại Việt Nam sử
dụng thanh toán di động tăng từ 37% năm 2018 lên 61% vào năm 2019. Việc triển
khai sớm hình thức thanh toán điện tử nói chung và mobile banking nói riêng được
xem là một sự đầu tư sớm và thực sự có tiềm năng. Kết quả, MOMO lột xác và vượt
lên nhờ phát triển nền tảng thanh toán cho mọi nhu cầu, từ thanh toán cơ bản (điện,
nước, viễn thông, internet, truyền hình cáp), du lịch, giao thông đi lại (máy bay, taxi,
xe bus liên tỉnh, tàu hỏa) đến giải trí, tài chính tiêu dùng, bảo hiểm, mua sắm, dịch vụ
ăn uống…
- Đem về nguồn doanh thu lớn cho momo:
5 năm gần đây, số người dùng ví điện tử tăng trưởng nhanh. Năm 2015, lượng người
dùng ví MoMo ở mức 1 triệu người dùng, thì sau 5 năm, con số này đã tăng gấp 20
lần, đạt 20 triệu tài khoản vào năm 2020 khiến momo trở thành ví điện tử có nhiều

26
Hệ thống thống thông tin quản lý

người dùng nhất thị trường Việt Nam hiện nay và dẫn đầu về doanh thu. Trong 4 năm
từ 2016-2019, tốc độ tăng trưởng doanh thu của MoMo là 100%/năm, tức là năm sau
doanh thu gấp đôi năm trước. Năm 2019 doanh thu của MoMo đạt hơn 4.233 tỷ đồng,
gần gấp đôi năm 2018 là 2.368 tỷ đồng, năm 2017 đạt 1.434 tỷ đồng và năm 2016 chỉ
đạt 889 tỷ đồng.
- Nâng cao hiệu quả làm hài lòng khách hàng:
Hiện nay, dữ liệu đã và đang trở thành chìa khóa cho lợi thế cạnh tranh, điều đó có
nghĩa khả năng cạnh tranh của công ty sẽ ngày càng được thúc đẩy bởi cách nó có thể
tận dụng dữ liệu, áp dụng phân tích và triển khai các công nghệ mới. Thông qua việc
tiếp cận thông tin cá nhân, lịch sử giao dịch, những cú click, hệ thống chấm điểm
(rating) sau mỗi giao dịch,... của người dùng, những công nghệ mới như Trí tuệ nhân
tạo (AI) sẽ được MOMO sử dụng để phân tích dữ liệu hành vi của khách hàng, nhằm
tự động hóa việc làm cho khách hàng hài lòng hơn hay tiếp thị 1-1.
Trong danh mục “Ưu đãi” của ứng dụng, momo đề xuất các “deal gần bạn”, “xem
gần đây”, “deal đề xuất” dựa trên những lần người dùng tìm kiếm, mua hay sử dụng
mã ở các điểm thanh toán. Từ đó, đưa ra được những đề xuất đúng lúc, đúng thời điểm
để kết nối hiệu quả với khách hàng mục tiêu. Khảo sát của KPMG năm 2020 về Trải
nghiệm Khách hàng Xuất sắc vừa công bố, MoMo là một trong 10 thương hiệu xuất
sắc nhất Việt Nam, cùng sánh vai những tên tuổi hàng đầu khác. Khảo sát được thực
hiện dựa trên 6 tiêu chí, trong đó Cá nhân hóa (personalization) là một trong 6 tiêu
chí này. Chứng tỏ rằng Momo đã làm rất tốt trong việc tiếp cận thông tin cá nhân để
nâng cao trải nghiệm người dùng.

2. Lợi thế cạnh tranh so với đối thủ:

a) So với đối thủ chuyên về Mobile Banking:


Mobile Banking hay Digital Bank chỉ đơn giản là một điểm truy cập thuận tiện hơn
vào tài khoản ngân hàng hiện có của bạn. Nó cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan
về số dư ngân hàng của bạn và cho phép bạn thực hiện các hoạt động như nhận/
chuyển khoản mà không cần ra trực tiếp ngân hàng và đôi khi thanh toán các hóa đơn
tiện ích của bạn. Mặt khác, ví điện tử Momo là một giải pháp thay thế cho ví vật lý. Nó
hoạt động thông qua việc liên kết với tài khoản ngân hàng của bạn. Trên thực tế, bạn
có thể kết nối tất cả các thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng hiện có của mình với một ví kỹ
thuật số và chuyển tiền vào ví ngay lập tức chỉ bằng một nút bấm. Với momo, bạn có
thể thanh toán mọi chi tiêu trong ngày như tiền đi xe, tiền mua đồ ăn, nước uống,...
thông qua việc quét mã thanh toán trên ứng dụng. Ví điện tử được người Việt dùng
phổ biến đến nỗi cho dù bạn mua một ổ bánh mì hay một ly nước cam cũng có thể
thanh toán bằng momo. Nếu như trước đây bạn luôn phải mang theo ví tiền trong
người thì hiện nay bạn chỉ cần mang một chiếc smartphone có sẵn ứng dụng momo là
mọi thanh toán đều có thể được thanh toán một cách tiện lợi và nhanh chóng. Tóm lại,
digital bank đóng vai trò như một ngân hàng online, nó chỉ giúp bạn thực hiện

27
Hệ thống thống thông tin quản lý

các giao dịch như nhận tiền/ chuyển tiền. Trong khi đó, ví điện tử momo lại đóng
vai trò chẳng khác gì một ví tiền vật lý.
MOMO hiện đang liên kết trực tiếp với 25 ngân hàng lớn nhỏ tại Việt Nam như:
Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV, ACB...Điều này có nghĩa rằng chỉ cần tài
khoản ngân hàng của bạn thuộc 25 ngân hàng này thì bạn có thể sử dụng MOMO và
hoàn toàn hưởng mọi tiện ích từ ứng dụng này. Trong khi đó, đối với các đối thủ
chuyên về Mobile Banking, bạn chỉ sử dụng được với điều kiện bạn phải có tài khoản
của đúng ngân hàng đó. Ví dụ để dùng được OCB OMNI của Ngân hàng TMCP
Phương Đông thì điều kiện tiên quyết đầu tiên là bạn phải có thẻ OCB hay để dùng
DIGI VCB của ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam thì bắt buộc bạn phải sử
dụng thẻ ngân hàng Vietcombank. Trong trường hợp ngân hàng của bạn không có
Mobile Banking thì bạn chỉ còn cách dùng ví điện tử nếu muốn chuyển tiền online.
Khi sử dụng ví điện tử momo, bạn cũng không cần duy trì số dư tối thiểu hay trả phí
dịch vụ hàng tháng như khi sử dụng mobile banking thông thường
b) So với đối thủ là E Wallet:
- Số cửa hàng, dịch vụ chấp nhận thanh toán:
Điểm chung của các ví điện là cho phép bạn thanh toán các hóa đơn điện, nước,
internet, đặt vé tour, khách sạn, xem phim, thanh toán học phí... Tuy nhiên, MOMO có
hệ sinh thái chấp nhận thanh toán rộng hơn rất nhiều so với các đối thủ cùng ngành.
MOMO đã hoàn toàn “phủ sóng” ở những điểm như Cửa hàng tiện lợi (Circle K,
MiniStop), siêu thị (Lotte Mart, Coopmart), chuỗi cửa hàng ăn uống (Gongcha,
Tocotoco, Royal Tea, The Coffee House, Hoàng Yến, King BBQ, Hotpot Story, Aka
House...) Tại các điểm này, người dùng chỉ cần đưa mã thanh toán (barcode) của mình
cho thu ngân hoặc quét QR Code đặt tại các cửa hàng là có thể thanh toán. Hay đơn
giản hơn chỉ là mua ly nước cam, ổ bánh mì ở vỉa hè cũng được chấp nhận thanh toán
bằng MOMO. Thúc đẩy việc thanh toán không dùng tiền mặt. Đối với các dịch vụ
thanh toán online, hiện MOMO đã có thể thanh toán cho Tiki.vn, Robins.vn,
Yes24.vn, Lazada, Adayroi. Mới đây MOMO còn hỗ trợ thêm cả Google Play và trong
tương lai là App Store. Đây sẽ là lợi thế cực lớn của MOMO so với các đối thủ cùng
ngành vì đây là những dịch vụ mà từ trước đến nay người Việt ngại mua hàng vì
không có thẻ tín dụng như Mastercard, Visa…thì giờ đây người dùng đã có cơ hội tiếp
cận gần hơn tới những dịch vụ này.
- Độ bảo mật:
Ví MOMO chú trọng xây dựng hệ thống bảo mật và các công nghệ mới như Trí tuệ
Nhân tạo (AI), Dữ liệu lớn (Big Data), Hệ thống Phòng chống gian lận... Điều này
đóng vai trò lớn trong việc nâng cao dịch vụ của MOMO để người dùng có nhiều trải
nghiệm tốt hơn và cung cấp nhiều hơn dịch vụ thông minh cho khách hàng. Đồng thời,
hệ thống bảo mật của MOMO hiện đang đáp ứng bộ tiêu chuẩn khắt khe nhất trong
ngành tài chính ngân hàng quốc tế là Chứng chỉ bảo mật quốc tế và tại Việt Nam,
MOMO là đơn vị ví điện tử duy nhất có chứng chỉ mức độ cao nhất là PCI DSS -
Level 1.
MOMO cũng đang áp dụng các công nghệ xác thực tiên tiến, vượt trội có tính bảo mật
công nghệ như: Xác thực hai lớp; Xác thực bằng vân tay hay nhận diện khuôn mặt; Tự

28
Hệ thống thống thông tin quản lý

động khóa ứng dụng khi quá thời gian sử dụng... mà nhiều ví điện tử khác như Airpay,
ZaloPay vẫn chưa được áp dụng. Ví dụ, khi bạn đăng nhập tài khoản trên một điện
thoại mới, MOMO sẽ thực hiện cuộc gọi tự động cho bạn để đọc mã OTP. Tức là
ngoài mật khẩu bình thường bạn đã cài đặt cho ví, bạn phải nhập thêm mã OTP, đây là
một dạng bảo mật 2 lớp. Đồng thời MoMo cũng sẽ tự giới hạn số tiền giao dịch ở mức
tối đa 2 triệu trong vòng 24 giờ để hạn chế rủi ro cho bạn.

VII. NHẬN DIỆN CÁC VẤN ĐỀ CỦA HỆ THỐNG VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG


CẢI TIẾN:

1. Câu chuyện thực sự phía sau thông tin MoMo “lừa đảo” – Bài học để bảo
vệ khách hàng và bảo vệ hình ảnh thương hiệu:

Khoảng giữa năm 2018, MoMo liên tục gặp nhiều phản ánh của khách hàng, người
dùng được ví điện tử này yêu cầu cung cấp các thông tin để hỗ trợ chăm sóc khách
hàng, nhưng sau đó số tiền trong ví “không cánh mà bay”.
Bất cứ việc gì cũng tồn tại hai mặt tốt xấu, trong kỷ nguyên của công nghệ thông tin,
những người nắm bắt xu hướng và hiểu công nghệ sẽ nhận được nhiều lợi ích mà công
nghệ mang lại, đồng thời họ cũng biết cách tránh những chiêu trò lừa đảo và bảo mật
những thông tin cá nhân. Những người mới tiếp cận công nghệ thường gặp khó khăn
khi sử dụng, thiếu kiến thức để nhận biết những hành vi lừa đảo và hậu quả là trở
thành nạn nhân của các chiêu trò lợi dụng sự thiếu hiểu biết đó. Sự cố của MoMo cũng
xuất phát từ đây, MoMo cũng là nạn nhân trong câu chuyện này. Thủ đoạn thường
thấy là:
- Gọi người dùng bằng Facebook Messenger với tên “Ví MoMo” và dùng logo MoMo
làm avatar. Đây là chiêu thức mà kẻ lừa đảo làm cho người dùng tin tưởng. Fanpage
chính thức của “Ví MoMo” có dấu tích xanh do Facebook chứng thực. Fanpage của
“Ví MoMo” không có cơ chế gọi cho bất kỳ users nào, do đó, ví MoMo sẽ không bao
giờ gọi cho khách hàng của mình.
- Inbox trên Facebook thông báo rằng khách hàng nhận được voucher ngẫu nhiên, may
mắn với số tiền từ 200.000 đồng trở lên. Đây là chiêu thức mà kẻ lừa đảo lợi dụng
niềm tin của người dùng. Thực tế, nếu MoMo tặng quà may mắn cho khách hàng, sẽ
tặng thẳng vào ví MoMo và sẽ có thông báo chính thức từ các kênh email
(hotro@momo.vn) hoặc thông báo ngay trên ứng dụng (kiểm tra tại ảnh quả chuông
trong ứng dụng);
- Thấy khách hàng MoMo post lên facebook, diễn đàn hay mạng xã hội... rằng đang
gặp lỗi giao dịch sẽ lợi dụng tình huống khẩn cấp của khách hàng thực hiện: Kết bạn
trên Facebook và “giả vờ” chăm sóc khách hàng. Ví MoMo là trang (Fanpage) nên sẽ
không thể kết bạn với bất kỳ khách hàng được. Đó chính là kẻ lừa đảo đang dùng logo
MoMo tạo 1 tài khoản lừa đảo. Chủ động inbox với bạn & yêu cầu bạn cung cấp số
điện thoại, cung cấp ảnh chụp OTP để nói là hỗ trợ giao dịch.
Chỉ vài cách thức đơn giản, thay hình, đổi tên, nhắn tin báo trúng thưởng hoặc thậm
chí chi tiền để mua một fanpage có lượt Like và Follow cao làm người dùng tin tưởng
để dễ lừa đảo hơn. Câu chuyện bảo hộ nhãn hiệu thương hiệu ở Việt Nam đến nay vẫn

29
Hệ thống thống thông tin quản lý

còn rất yếu, tự bảo vệ mình và khách hàng là phương thức chủ yếu mà doanh nghiệp
có thể làm để đối phó với các hành vi lừa đảo.
Các cách thức MoMo có thể thực hiện:
- Khi có khách hàng mới tham gia vào ví điện tử, ngoài cung cấp thông tin về chính
sách, thỏa thuận, cần cung cấp các trang web, trang mạng xã hội chính thống, đặc biệt
lưu ý với khách hàng không cung cấp mã OTP cũng như thông tin cá nhân với bất cứ
ai, kể cả người đó có tự xưng là nhân viên hỗ trợ của MoMo.
- Việc đăng ký và xác lập quyền sở hữu tại các cơ quan quản lý là việc quan trọng và
bắt buộc phải làm. Bên cạnh đó khi phát hiện các hành vi xâm phạm đến thương hiệu
phải nhờ đến quyền bảo hộ của pháp luật để xử lý các hành vi đó, MoMo cũng nên chủ
động tìm kiếm và nhờ khách hàng phát giác các đối tượng có hành động có thể gây hại
đến doanh nghiệp để ngăn chặn trước khi những sự việc, chiêu trò lừa đảo xảy ra.
- MoMo cũng có thể xây dựng một đội ngũ chuyên tìm kiếm, phát hiện và xử lý các
đối tượng, fanpage giả mạo. Ví điện tử này đang hướng đến 50 triệu người dùng ở Việt
Nam vào năm 2023, nghĩa là từ giờ đến đó, MoMo sẽ có những chính sách khuyến
khích người sử dụng ví điện tử này, đây là điều kiện “thuận lợi” để các đối tượng thực
hiện hành vi lừa đảo. Đầu tư chi phí để xây dựng thêm một đội ngũ chuyên biệt sẽ
giúp MoMo gây dựng được lòng tin với khách hàng và bảo vệ thương hiệu của mình
tốt hơn.

2. Bảo mật bộ dữ liệu thông tin của khách hàng:

Việc nắm trong tay dữ liệu của hàng chục triệu khách hàng giúp doanh nghiệp có thể
khai thác và hoạch định chiến lược hoạt động tốt hơn nhưng đồng thời trách nhiệm của
doanh nghiệp cũng càng lớn, hiện nay vấn đề lộ thông tin cá nhân qua tin tặc, mã độc...
ngày càng xuất hiện nhiều ngay cả với các nền tảng có hệ thống thông tin lớn như
Facebook, Twitter...
Đầu tư cho bảo mật đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải tăng thêm chi phí, giảm lợi
nhuận. Do đó, để bảo đảm về lợi nhuận, thường doanh nghiệp buộc phải thu phí khách
hàng cho các tính năng tăng cường bảo mật, trong khi bản thân khách hàng lại không
hiểu rõ về giá trị của các tính năng này, điều đó cũng giảm khả năng cạnh tranh khi thu
hút khách hàng mới của MoMo.
Thông tin của khách hàng cần phải được bảo vệ. Doanh nghiệp chỉ được phép sử dụng
cho mục đích nội bộ. Bên cạnh đó, để bảo mật tốt cơ sở dữ liệu và ngăn chặn dữ liệu bị
rò rỉ ra bên ngoài, các doanh nghiệp cần phải quản lý thật tốt số lượng và quyền hạn
truy cập vào cơ sở dữ liệu. Các tổ chức cần phải giới hạn tối thiểu số lượng người cần
truy cập vào nguồn thông tin, cũng như giới hạn các quyền của họ chỉ được thực hiện
ở mức tối thiểu cần thiết để thực hiện công việc của mình. Việc giới hạn số lượng và
quyền hạn truy cập sẽ hạn chế tối đa những cuộc đánh cắp cơ sở dữ liệu.

VIII. KẾT LUẬN:

MoMo dưới góc nhìn là một Mobile Banking đã và đang thực hiện tốt công việc của
mình. So với những nền tảng mobile banking chuyên biệt của các ngân hàng, MoMo
không bị lép vế mà còn biết tận dụng cơ hội để trở nên khác biệt.

30
Hệ thống thống thông tin quản lý

MoMo ra đời vào năm 2010, nhưng đến năm 2016 doanh nghiệp này mới thực sự bùng
nổ và phát triển bứt tốc. Tuy vậy, kết quả này không phải là may mắn có được mà là
nhờ cả một quá trình xây dựng nền tảng trước đó; thông tin hay hệ thống thông tin
quản lý là chìa khóa giúp MoMo tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu thị trường, mong muốn
của người dùng Việt Nam, kết hợp với xu hướng phát triển tất yếu của công nghệ
trong thời đại mới, tất cả những điều đó đã giúp MoMo chiếm được thị phần lớn trong
hệ thống thương mại điện tử nói chung và mobile banking nói riêng. Những sự việc
không mong muốn xảy ra không xuất phát trực tiếp từ MoMo, tuy vậy doanh nghiệp
vẫn cần lưu ý, tránh hình ảnh của thương hiệu bị ảnh hưởng xấu dẫn đến mất khách
hàng. Nền tảng của MoMo trên di động đã đảm bảo tính an toàn cho người sử dụng
khi thực hiện giao dịch; MoMo đã thành công trong việc hợp tác với 25 ngân hàng, hỗ
trợ phổ biến các điểm giao dịch, mở rộng phạm vi cũng như đối tượng có thể sử dụng
giao dịch; điều này trở thành ưu điểm khác biệt của MoMo so với các nền tảng Mobile
Banking chuyên biệt của các ngân hàng bởi tính linh hoạt và tiện lợi. Nếu giữ vững tốc
độ phát triển, với 76 triệu người có điện thoại thông minh (năm 2020) và giao dịch
không tiền mặt đang trở nên phổ biến, việc MoMo tăng 23 triệu người dùng lên một
con số bất kỳ chỉ là vấn đề thời gian. Có thể nói rằng hiện tại MoMo là một đại diện
kiểu mẫu của M-Commerce tại Việt Nam – phát triển và thành công.
Hơn nữa, nhìn vào tình trạng hiện nay của thế giới, dịch Covid -19 kéo dài và lây lan
nhanh chóng, việc thành toán không tiếp xúc (Contactless Payment) đang được khuyến
khích sử dụng nhằm giảm nguy cơ lây truyền bệnh. Đây chính là một cơ hội cho
MoMo gia tăng người sử dụng, mở rộng thị trường và phát triển mạnh mẽ.
Thông qua bài tập nhóm lần này, nhóm chúng em đã có cơ hội tìm hiểu và nghiên cứu
về hệ thống thông tin quản lý của một doanh nghiệp thực tế, biết cách áp dụng các kiến
thức đã học vào phân tích hệ thống thông tin quản lý của một doanh nghiệp, khiến
môn học trở nên thực tế hơn và giúp chúng em có khả năng hình dung hệ thống thông
tin quản lý cơ bản của những tổ chức khác.
Những kiến thức, kỹ năng chúng em nhận được thông qua môn học nói chung và qua
bài tập nhóm nói riêng rất quan trọng và bổ ích, sinh viên dù có định hướng hay không
định hướng theo mảng Hệ thống thông tin quản lý thì những kiến thức này không bao
giờ là không cần thiết, thông tin và hệ thống thông tin quản lý là thành phần không thể
thiếu trong doanh nghiệp hiện nay và sẽ càng được chú trọng hơn nữa trong tương lai.
Cuối cùng, trong quá trình thực hiện bài tập nhóm, những quan điểm được thể hiện
trong bài là góc nhìn dựa trên sự hiểu biết chủ quan và trải nghiệm của các thành viên
nên có thể không tránh khỏi một vài ý kiến chưa đủ chính xác hoặc thiếu góc nhìn đa
chiều. Vì vậy, chúng em mong cô bỏ qua và góp ý cho nhóm, những lời góp ý của cô
sẽ giúp chúng em thực hiện các bài tập nhóm ở các môn sau hoàn thiện hơn nữa.
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn cô!

31
Hệ thống thống thông tin quản lý

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Trần Thị Tuyết. (2021). Management Information System. Đại học Bách Khoa – Đại
học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh.
[2] Patrick Szakiel. (29/1/2019). Mobile banking and Mobile payments.
Available: https://www.g2.com/articles/mobile-banking-mobile-payments
[3] Omer. (25/5/2013). Mobile banking and Bill Payment.
Available: https://www.slideserve.com/omer/mobile-banking-and-bill-payment-1253292
[4] Sự thật về “MoMo lừa đảo: Người dùng cần nâng cao ý thức bảo vệ thông tin cá
nhân. (17/10/2018).
Available: https://momo.vn/tin-tuc/tin-tuc-su-kien/su-that-ve-momo-lua-dao-nguoi-dung-
can-nang-cao-y-thuc-bao-ve-thong-tin-ca-nhan-581
[5] Nguyễn Thị Thái Hưng (30/7/2020). Bảo mật thông tin khách hàng khi sử dụng ngân
hàng số. Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, số 3+4.

32

You might also like