You are on page 1of 4

Bài tập 1: Cho băng tải cao su dùng vận chuyển xi măng bao. Năng suất Q = 150 T/h.

Mỗi bao có trọng lượng 60 kg, kích thước bao 820x520x90, khoảng cách mỗi bao bằng
820 mm. Khoảng cách hai con lăn nhánh băng có tải 300 mm, khoảng cách hai con lăn đỡ
nhánh không tải 2500 mm, trọng lượng phần quay một con lăn 6,6 kg, trọng lượng dây
băng 100 kg. Tốc độ dây băng v = 1 m/s. Chiều dài vận chuyển L = 10000 mm. Nạp tải tại
vị trí con lăn đỡ đầu tiên. Khoảng cách từ tang dẫn động đến tang căng băng 1800 mm.
Góc nghiêng băng α = 100. Tỷ trọng riêng xi măng dạng tơi:  = 800 kg/m3. Các hệ số tra
bảng trong tài liệu học phần.

C-C

Yêu cầu: Thiết kế lại băng tải này dựa theo bản vẽ trên khi biết:
a) Nêu cấu tạo và nguyên lý hoạt động, các thiết bị an toàn? (3 điểm)
b) Xác định lực kéo căng băng cao su và lực cản chuyển động theo từng điểm của chu
tuyến (Yêu cầu vẽ biểu đồ lực căng dây băng)? (3 điểm)
c) Tính toán các thông số: Chiều rộng băng, lựa chọn băng đai theo số lớp đệm, tính lại
năng suất? (2 điểm)
d) Tính tỷ số truyền động hộp giảm tốc, tính công suất động cơ khi biết nĐC = 1450 rpm?
(2 điểm)
Bài tập 2: Cho băng gầu cao su như hình dưới dùng vận chuyển xi măng rời. Năng suất
Q = 450 m3/h. Tỷ trọng riêng xi măng dạng tơi:  = 800 kg/m3. Khoảng cách giữa hai tang
dẫn và và bị dẫn H = 28500 mm. Tốc độ di chuyển băng v = 1,27 m/s. Đường kính tang D t
= 1000 mm. Kích thước gầu 800x355x470x4 (BxAxHx), trọng lượng 42kg/gầu, dung
tích gầu 67 lít. Dây băng cao su có trọng lượng 1100 kg. Bước gầu 580 mm.

Hình 2: Cụm truyền động và kéo băng

Hình 1 - Phần trên thiết bị: cụm truyền động Hình 3 - Phần dưới: cụm căng băng và bị
dẫn

Yêu cầu: Thiết kế lại băng gầu cao su dựa theo bản vẽ trên:
a) Nêu cấu tạo và nguyên lý hoạt động, các thiết bị an toàn? (3 điểm)
b) Xác định lực kéo căng băng cao su và lực cản chuyển động theo từng điểm của chu
tuyến (Yêu cầu vẽ biểu đồ lực căng dây băng)? (3 điểm)
c) Tính các thông số: Chiều rộng băng, số lượng gầu, tính lại năng suất? (2 điểm)
d) Tính tỷ số truyền động hộp giảm tốc, tính công suất động cơ khi biết nĐC = 1450 rpm?
(2 điểm)
Bài tập 3: Cho băng vít như hình dưới dùng vận chuyển xi măng rời theo phương ngang,
điều kiện làm việc vật liệu gây mài mòn. Năng suất Q = 100 T/h. Tỷ trọng riêng xi măng:
 = 1 T/m3. Các đoạn vít có chiều dài 4000 mm. Các thông số kích thước lấy theo bản vẽ
dưới.

Yêu cầu: Thiết kế lại băng vít theo bản vẽ trên:


a) Nêu cấu tạo nguyên lý hoạt động, các thiết bị an toàn? (3 điểm)
b) Tính các thông số: Đường kính cánh vít, bước vít, tính lại năng suất, số vòng quay trục
vít? (3 điểm)
c) Tính tỷ số truyền HGT và tính công suất động cơ khi biết số vòng quay n ĐC = 1450 rpm.
(2 điểm)
d) Tính lực dọc trục tác dụng lên vít tải và momen xoắn trên trục vít. (2 điểm)
Bài tập 4: Cho băng xích tải tấm dùng vận chuyển clinker theo phương ngang. Năng suất
Q = 200 T/h. Tốc độ xích v = 0.5 m/s. Chiều dài vận chuyển từ tâm phễu nạp liệu đến tâm
phễu xả liệu là 4000 mm. Nạp tải tại vị trí cách trục đĩa xích bị dẫn 800mm. Khoảng cách
từ trục đĩa xích dẫn động đến trục bị dẫn 3200 mm. Tỷ trọng riêng clinker:  = 1500
kgf/m3. Các hệ số tra bảng trong tài liệu học phần.

Yêu cầu: Thiết kế lại băng tải này dựa theo bản vẽ trên khi biết:
a) Nêu cấu tạo và nguyên lý hoạt động, các thiết bị an toàn? (3 điểm)
b) Xác định lực kéo căng xích và lực cản chuyển động theo từng điểm của chu tuyến (Yêu
cầu vẽ biểu đồ lực căng dây băng)? (3 điểm)
c) Tính toán các thông số: Chiều rộng băng, vận tốc xích, tính lại năng suất? (2 điểm)
d) Tính tỷ số truyền động hộp giảm tốc, tính công suất động cơ khi biết nĐC = 1450 rpm?
Lưu ý có 2 Động cơ đồng thời dẫn động trục đĩa xích dẫn (2 điểm)

You might also like