You are on page 1of 20

1. Xác định công suất cần thiết của bơm thủy lực và động cơ.

1.1. Tính toán bơm.


Chọn đường kính trong ống dẫn phun là 16mm. Suy ra tiết diện lỗ ống là
64π (mm2).
Xitec có dung tích là 0,929 (m3), sử dụng phun liên tiếp 60 phút. Suy ra
0,929
lưu lượng cần thiết của bơm là: (m3/s).
3600
Từ hai điều trên ta tìm được vận tốc mà bơm cung cấp cho dòng là:
1,2835 (m/s).
Bảo toàn năng lượng tại các mặt cắt ướt:
P 1 v 21 P2 v22
+ +Z + H b = + + Z 2 +∑ ¿ ¿) (1)
γ 2g 1 γ 2g
Trong đó H b : là cột áp bơm, thể hiện năng lượng mà bơm truyền cho chất
lỏng;
P1 , P2: Áp suất tuyệt đối tại các mặt cắt ướt;
v1 , v 2 : Vận tốc của chất lỏng trong đường ống đẩy tại hai mặt cắt ướt;
Z1 , Z 2 : Chiều cao của các mặt cắt ướt đang xét.

Do đặt ống hút ở đáy bồn nên khi dung dịch được hút ra gần hết thì khi
đó ta xem như lúc này bơm sẽ hút từ mặt thoáng chất lỏng và xét tại trường hợp
này để đảm bảo rằng dung dịch luôn được hút ra. Do đó v1 =0 , P 1=0. Giả sử
tổng các tổn thất (bao gồm tổn thất cục bộ tại các đoạn cong của ống dẫn, ma
sát của lưu chất trong ống dẫn,…) là 1m.
Phương trình bảo toàn năng lượng mặt cắt ướt trên đường ống đẩy và tại
miệng vòi phun (thoát khỏi đường ống):
P 2 v 22 Pra v 2ra
+ + Z2 = + + Z ra + ∑ ¿ ¿) (2)
γ 2g γ 2g
Ta xem chênh lệch giữa Z2 và Z ra là không đáng kể và tổng tổn thất bằng
0. Tại mặt cắt ướt của miệng vòi phun khi đó các nhóm phân tử sắp tách rời
nhanh ra, năng lượng của chúng chuyển dần thành động năng nên Pra= 0. Dựa
vào thông số lưu lượng ta tính được v 2=1,2835 (m/s) và với số lượng vòi phun
là 8 vòi đường kính 1,5 (mm) bảo toàn lưu lượng ta tính được v ra =¿18,254
(m/s). Phương trình (2) tương đương:
1000.9,81
.(18,2542 −1,28352 )
γ .(v 2ra − v 22 )
=178450,5618(pa).
0,929
P 2= =
2g 2.9,81
Thế các số liệu tính được vào phương trình (1). Khi đó phương trình (1)
trở thành:
v 22 P2
H b= + + Z 2 − Z 1 + ∑ ¿ ¿) (3)
2g γ
1,28352 178450,5628
⟺ H b= + + 1,610− 0,716+1
2.9,81 1000
× 9,81
0,929
⟹ H b=¿ 18,877 (m).
Với cột áp bơm này được xem như là giá trị cột áp bơm tối thiểu mà
bơm cao áp cung cấp. Sau khi xác định được H b ta tìm được công suất cần thiết
của bơm:
1000 × 9,81 0,929
N b =γ . Q . H b = × × 18,877=51,44 (W).
0,929 3600

Ta chọn bơm cao áp HL45 để có thể cung cấp áp suất bơm cao cho hệ
thống, bơm có thể tùy chỉnh áp suất bơm để phù hợp với điều kiện làm việc của
hệ thống:

Hình 1. Bơm HL45.

Thông số kỹ thuật của đầu bơm HL45:


- Công suất (HP): 3 – 4hp
- Lưu lượng (lít/phút) : 30-40
- Áp suất(kg/cm2): 10-40
- Kích thước(cm): 42x30x33
- Trọng lượng (kg): 12.5
- Tốc độ làm việc 700-800 vòng/phút.

Ta chọn động cơ thủy lực có số vòng quay và momen xoắn phù hợp để
kéo bơm cao áp quay, chọn động cơ OMP 36 với số vòng quay tối đa lên đến
1500 (vòng/phút) và momen xoắn cực đại là 55 (Nm), với khối lượng động cơ
là 6,5 (kg).

1.2. Thiết kế bộ truyền đai kéo bơm.


Với mong muốn thiết kế bộ truyền đai tỉ số truyền 1/1,3 để thuận lợi cho
việc lắp động cơ thủy lực hoạt động ở tốc độ 800 vòng/phút và thiết kế đường
kính bánh bị dẫn phù hợp với thiết kế bố trí chung tổng thể mà vẫn đảm bảo bộ
truyền hoạt động ổn định. Ngày nay đai thang được sử dụng phổ biến trong các
loại máy bơm nước công suất 3 - 4 hp như bơm HL45. Do đó ta chọn bộ truyền
đai thang.

Hình 2. Sơ đồ bộ truyền đai.

Hình 3. Đồ thị phân bố công suất theo số vòng quay của đai.

Dựa vào đồ thị hình 4.22 thuộc “Cơ sở thiết kế máy -Nguyễn Hữu
Lộc” , tại điều kiện hoạt động của đai tại bánh dẫn là 800 vòng/phút và công
suất không quá 4hp (khoảng 3kW) ta chọn dạng đai là đai chữ A:
Bảng thông số đai:

- Tính đường kính bánh đai nhỏ: d 1 ≈1,2 d min , với d min =100[mm] được cho trong
bảng 4.3 tài liệu “Cơ sở thiết kế máy -Nguyễn Hữu Lộc”. vậy : d 1=120 [mm ],
chọn d 1=125 [mm ] theo giá trị tiêu chuẩn. Ta tính vận tốc
π . d 1 . n1 π .125 .800
v1 = = ≈ 5,24 [m/ s].
60000 60000

- Chọn hệ số trượt tương đối ξ=0,015, ta tính được:


d 2=u . d 1 .[1 − ξ]=1,3.125 .[1 −0,015 ]=160,06[mm]
Ta chọn d 2=160 [mm] theo kích thước tiêu chuẩn của bánh đai.
- Chọn sơ bộ khoảng cách trục a theo đường kính d 2, chọn theo bảng sau:

Hình 4. Bảng chọn khoảng cách trục theo tài liệu “ Cơ sở thiết kế máy ”.

Tính theo tỉ lệ ta được a=1,41 d 2=1,41.160=225,6 [mm].


Xác định L theo a sơ bộ:
π . ( d 1+ d2 ) ( d 2 − d 1 )2
L=2 a+ + ,[mm]
2 4a

π . ( 125+160 ) ( 160− 125 )2


L=2.225,6+ + =912,04 [mm ]
2 4.225,6
Ta chọn L = 900 mm đúng tiêu chuẩn. Ta tính lại a theo L tiêu chuẩn:
k + √ k 2 −8 Δ 2
a=
4
π .(d 1 +d 2 ) d −d
Với k =L− , Δ= 2 1
2 2
Thay các giá trị vào ta tính được a = 225,48 [mm]. Kiểm nghiệm điều
kiện: 2 ( d 1 + d 2) ≥ a ≥ 0,55. ( d 1+ d2 ) + h, với h = 8 [mm] là chiều cao mặt cắt ngang
của dây đai dạng A.
Ta được : 570 ≥225,48 ≥ 164,75 , thỏa điều kiện.

d 1 . (u − 1 ) 125.(1,3− 1)
Tính góc ôm đai α 1=180 −57. =180 − 57. =170,52 ° hay
a 225,48
2,976 [rad].

Tính số dây đai Z:


P1 2
Z≥ = =1,33.
[ Po ] . C v C α C u C L C z C r 1,6.1,0363.0,97686 .1,085 .1.0,95 .0,9
Do ta chọn công suất trên bánh dẫn P1=2 kW , là khá cao nên ta có thể chọn số
dây đai là 2.

Trong đó:
P1=2[kW ] - là công suất truyền tối đa mà động cơ kéo bơm;
[ Po ]=1,6 - là công suất có ích cho phép được tra theo vận tốc làm việc
v1 =5,24 m/s, dựa theo đồ thị sau:
Hình 5. Đồ thị chọn công suất cho phép theo vận tốc làm việc.

C v =1 −0,05. ( 0,01. v 2 − 1 )=1,0363 - hệ số xét đến ảnh hưởng của vận tốc;
C α =1,24. ( 1 − e− α /110 )=1,24. ( 1− e −170,52/110 )=0,97686 - hệ số xét đến ảnh
1

hưởng của góc ôm đai;


C u=1,085 - hệ số xét đến ảnh hưởng của tỉ số truyền u, được xác định
dựa theo bảng sau:

Hình 6. Bảng chọn thông số C u.

C L =1, do C L tính được nhờ vào thông số chiều dài đai thực nghiệm, vì
điều kiện thực nghiệm rất khó thực hiện nên ta bỏ qua sự ảnh hưởng của C L.
C z =0,95 - hệ số xét ảnh hưởng của sự phân bố không đều giữa các dây
đai, được chọn theo bảng sau:

Hình 7. Bảng chọn thông số C z .

C r=0,9 - hệ số xét đến ảnh hưởng của chế độ tải trọng được chọn theo
chế độ dao động nhẹ, theo bảng sau:

Hình 8. Bảng chọn Thông số C r.


Tính chiều rộng các bánh đai và đường kính ngoài các bánh đai:

Hình 9. Bảng thông số các loại đai.

Dựa vào số dây đai, sơ đồ kích thước bánh đai và bảng thông số bánh
đai, dạng đai là đai chữ A, ta tính được:
Chiều rộng chung của hai bánh đai: e +2. f =15+2.10=35 [mm].
Đường kính ngoài của bánh dẫn:
d a 1=d 1+2. ( b ) =125+2. ( 3,3 )=131,6[ mm];
Đường kính ngoài của bánh bị dẫn:
d a 2=d 2+2. ( b )=160+2. ( 3,3 )=166,6 [mm ].

Tính lực tác dụng lên trục và xác định lực căng đai ban đầu:
khối lượng riêng của đai 1100 ¿].
T .n
P= [kW ]
9,55. 106
Ta giả thiết rằng động cơ cần truyền một công suất lớn là P1=2[kW ], tại số
vòng quay 800 vòng/phút. Khi đó momen xoắn truyền được tính theo công
thức trên là T =23,875[ N . m]. Giá trị momen này hoàn toàn nằm trong giới hạn
của dạng đai chữ A:
Hình 10. Bảng thông số kích thước các loại đai.

2. T 1 2.23,875
Tải trọng có ích hay lực vòng: F t= = −3
=382[N ].
d1 125.10
2. F 0 . ( e fα − 1 )
Khả năng tải của đai với lực căng ban đầu F 0: F t ≤
( e fα + 1 )
Giả sử lực căng đai ban đầu 250 [N], F 0=σ 0 . A=2.81 . σ 0=250[N ]:
F
Lực căng mỗi dây đai: 0 =125[ N ].
2
Lực vòng trên mỗi dây đai: 191 [N].
F t . ( e fα +1 )
Từ công thức F 0= suy ra
2. ( e fα − 1 )
1 2 F 0 + Ft 1 2.250+ 382
f ≀= ln = ln =0,676.
α 2 F0 − F t 2,976 2.250 −382
Hệ số ma sát nhỏ nhất để bộ truyền không bị trượt trơn:

f min =f . sin20 ° =0,23

Lực tác dụng lên trục: F r ≈2 F 0 . sin ( α2 )=498,29[N ].


1

Như vậy với các thông số cơ bản của đai và bánh đai ta có thể thu hẹp
thông số lựa chọn đai thích hợp với yêu cầu của hệ thống bơm.

Bảng tóm tắt thông số chọn mua đai từ nhà sản xuất:

Dây đai Bánh dẫn Bánh bị dẫn


Đai thang, loại chữ A d ngoài =131,6 mm d ngoài =166,6 mm
L = 900 mm Bề rộng: 35 mm Bề rộng: 35 mm

2. Thiết kế ống khuếch tán


2.1. Thiết kế bố trí chung
Bố trí chung gồm có các cụm sau: Động cơ kéo quạt, cánh quạt, nơi
lắp đặt vòi phun, khung ống khuếch tán, khung gắn động cơ kéo quạt, trục xoay
ống.
Bản vẽ bố trí chung:

Hình 11. Bố trí chung khi nhìn dọc ống khuếch tán

Hình 12. Bố trí chung khi nhìn từ phía đuôi ống khuếch tán

1: cánh quạt, 2: motor thủy lực, 3: chỗ lắp các vòi phun, 4: lưới bảo vệ
quạt, 5: khung lắp motor, 6: đường nối ống thủy lực, 7: trục xoay ống, 8: lưới
bảo vệ quạt, 9: bệ cố định trục và ống khuếch tán.

2.2. Thiết kế kỹ thuật


2.2.1. Xác định tầm phun xa.
Giả thuyết chuyển động của hạt phân tử chất lỏng khi ra khỏi miệng béc
phun là chuyển động ném xiên hoặc ném ngang của chất điểm và các béc phun
đặt vuông góc với mặt phẳng miệng ống khuếch tán, ta xét lần lượt hai trường
hợp:
+ Góc tạo bởi đường trục đối xứng của ống khuếch tán với phương
thẳng đứng là 90° hay hợp với phương X góc 0°. Phương trình chuyển động
ném ngang:
1
x=v 0 . t (m) (1) ; y= g . t 2 (m) (2)
2
Sơ đồ chuyển động ném ngang của chất điểm:

Hình 13. Sơ đồ chuyển động ném ngang

Với x được gọi là tầm phun xa tính theo phương trục X, y gọi là khoảng
cách di chuyển của chất điểm tính theo phương Y, v 0 (m/s) vận tốc của chất
điểm chuyển động ném xiên, α là góc hợp bởi v 0 và trục X, t (s) là thời gian
chất điểm chuyển động ném xiên, g = 9,81 (m/s2) là gia tốc trọng trường, H (m)
gọi là chiều cao của miệng béc phun.
2H
Tầm phun xa theo chuyển động ném ngang là x=v 0 . t=v0 .
√ g
(m).
+ Góc tạo bởi đường trục đối xứng của ống khuếch tán với phương X là
45°. Phương trình chuyển động ném xiên:
1
x=v 0 cos α . t (m) (3) ; y=v 0 sinα . t − g .t 2 (m) (4)
2
Sơ đồ chuyển động ném xiên của chất điểm:

Hình 14. Sơ đồ chuyển động ném xiên


Với (t1 + t2) là tổng thời gian chất điểm thực hiện chuyển động, h (m) là
2h
độ cao cực đại tính từ điểm xuất phát tìm được t 1=
√ g
. Mặt khác tại độ cao
2 h V 0 . sinα
cực đại thì y’ = 0 hay vy = 0, suy ra v 0 . sinα − g . t1 =0. Vậy t 1=
2 2
V . sin α
√ g
=
g
hay h= 0 . Giá trị t2 tính từ thời điểm chất điểm đạt độ cao cực đại cho
2g
2( H + h)
đến lúc kết thúc chuyển động, t 2=
√ g
.
V 2 . sin 2α 2(H +h)
Tầm phun xa x=v 0 . cos α .(t1 +t 2)= 0
2g √
+ v 0 . cosα .
g
. Với

V . sin 2 α
2

h=
V 20 . sin2 α
2g
và góc α =45° , tầm phun xa V2
x= 0 + v 0 .
2g
H+


g
0
2 g , với H là độ

cao miệng vòi phun tính từ mặt đất H = 1,859 (m), chọn tầm phun xa mong
muốn x suy ra giá trị v 0. Với giá trị của v0 mong muốn ta cần chọn quạt sao cho
quạt cấp cho hơi sương dung dịch tối thiểu vận tốc đó. Tiết diện của miệng ống
khuếch tán xấp xỉ 0,01π (m2).
V 20 . sin2 α
Độ cao phun tối đa: Hmax = H + .
2g
Khi ống khuếch tán hợp với phương ngang góc α =45° . Dựa trên các giá
trị mong muốn của tầm phun xa x ta có bảng giá trị sau:

v 0 (m/s) Tầm phun xa x Qquạt (m3/phút) Hmax (m)


(m)
9,09 10 17,134 3,965
11,44 15 21,564 5,194
13,39 20 25,240 6,428
15,11 25 28,482 7,677
16,65 30 31,385 8,924

Vẽ đồ thị bằng các lệnh trong matlab:


Lệnh vẽ đồ thị trường hợp ống khuếch tán hợp với phương ngang góc 45 độ:
x = [0:0.1:20]
y1 = (x.^2)/(2*9.81)+x.*sqrt((1.859+0.5*(x.^2)/(2*9.81))/9.81)
y2 = x.*(0.01*pi*60)
y3 = 1.859 + 0.5*(x.^2)/(2*9.81)
%xóa đường y1 hiện có rồi vẽ lại để dễ phân biệt các đường
plot(x,y1,'-.b')
hold on
plot(x,y2)
plot(x,y3,'--g','linewidth',2)
%sau khi vẽ xong các đường ta ghi tên lên các trục
xlabel('Vận tốc gió đầu ra ống khuếch tán (m/s)')
ylabel('Trục y')
%sau đó ghi chú thích các đường
legend('Tầm phun xa (m)','Lưu lượng phun của quạt gió (m^3/phút)','Độ cao
phun lớn nhất (m)')
%Đặt tên cho đồ thị
title('Khi ống khuếch tán hợp với phương ngang góc 45 độ')
%canh chỉnh các đối tượng trên đồ thị cho phù hợp
- Đồ thị vẽ được:

Hình 15. Đồ thị biểu diễn lưu lượng gió của quạt, tầm phun xa, độ cao
phun lớn nhất theo vận tốc gió của quạt khi ống khuếch tán hợp với phương
ngang góc 45 độ.

Ứng với cùng những giá trị vận tốc và lưu lượng gió của quạt cung cấp
của chuyển động ném xiên ta tìm được các giá trị của các đại lượng tương ứng
trong chuyển động ném ngang:

v 0 (m/s) Tầm phun xa x Qquạt (m3/phút) Hmax (m)


(m)
9,09 5,60 17,134 1,859
11,44 7,04 21,564 1,859
13,39 8,24 25,240 1,859
15,11 9,30 28,482 1,859
16,65 10,25 31,385 1,859

Vẽ đồ thị bằng các lệnh trong matlab:


%vẽ biểu đồ trong trường hợp ống khuếch tán nằm ngang
%mở cửa sổ đồ thị mới
figure
y4 = x.*sqrt((2*1.859)/9.81)
y5 = x.*(0.01*pi*60)
y6 = 1.859 + x.*0
plot(x,y4,'-.b')
hold on
plot(x,y5)
plot(x,y6,'--g','linewidth',2)
%ta lại xóa đường tầm phun xa và vẽ lại đường mới cho dễ phân biệt các
đường
ylabel('Trục y')
xlabel('Vận tốc gió đầu ra ống khuếch tán (m/s)')
legend('Tầm phun xa (m)','Lưu lượng phun của quạt gió (m^3/phút)','Độ cao
phun lớn nhất (m)')
title('Khi ống khuếch tán hợp với phương ngang góc 0 độ')

- Đồ thị vẽ được:

Hình 16. Đồ thị biểu diễn lưu lượng gió của quạt, tầm phun xa, độ cao
phun lớn nhất theo vận tốc gió của quạt khi ống khuếch tán hợp với phương
ngang góc 45 độ.

2.2.2. Xác định công suất quạt.


2.2.2.1. Tổn áp.
Tổn thất áp suất trên đường ống gió ∆ ptt gồm hai thành phần là tổn thất
ma sát ∆ pms và tổn thất cục bộ ∆ pcb :
∆ ptt =∆ pms +∆ p cb

λ .l . ρ. v 2
∆ pms = ,[mm H 2 O]
2.9,81 . D
Trong đó: l - chiều dài đoạn ống, m; ρ=1,225 là khối lượng riêng không khí,
kg /m3; v - tốc độ dòng không khí, m/s, ở đây ta chọn giá trị nhỏ nhất mong
muốn của vận tốc dòng không khí v min=1 m/s ; D - đường kính trong của ống
64
gió, m, D = 0,396 m; λ - hệ số trở kháng ma sát, λ= ℜ khi chế độ chảy tầng
hay Re < 2300; 9,81 - hệ số chuyển đổi đơn vị từ Pa sang mm H 2 O .
v . ρ . D 1.1,225 .0,396
Chuẩn số Reynolds: ℜ= = ≈26293 .
μ 1,845. 10−5
Với giá trị của số Re, 104 < ℜ<5. 104 thì dòng chảy trong ống là chảy rối
0,3164
do đó hệ số trở kháng ma sát λ tính theo dòng chảy rối: λ= 0,25 , có giá trị rất

nhỏ khoảng 0,02 khi đó tổn thất ma sát ∆ pms ≈ 0,03 mm H 2 O .

Với ρ ≈ 1,225 kg /m3 tại điều kiện nhiệt độ 25℃và áp suất 101325 Pa, là khối
lượng riêng không khí; μ - là độ nhớt của không khí μ ≈ 1,845.10− 5 [m2 / s].

Tổn thất áp suất cục bộ:


∆ pcb =ζ . pđ [mmH ¿¿ 2O]¿

pđ =0,05097. ρ . v 2 ≈ 1 mm H 2 O tại giá trị v max=4 m/s - áp suất động;


ζ - hệ số cản trở cục bộ, với biên dạng ống ta dựa vào phụ lục 3 sách “hướng
dẫn thiết kế hệ thống điều hòa không khí, PGS.TS Nguyễn Đức Lợi” ta tính và
chọn được ζ =0,1.
ρ - mật độ không khí, ta lấy ρ = 1,225 kg /m3;
v - tốc độ không khí, m/s.
Vậy ∆ pcb =0,1[mmH ¿¿ 2 O]¿.

2.2.2.2. Cột áp quạt và công suất lý thuyết của quạt.


Cột áp của quạt còn gọi là cột áp tổng của quạt là hiệu của áp suất tuyệt
đối đầu đẩy và đầu hút của quạt thường được ký hiệu là ∆ p đơn vị Pa hoặc
mmH 2 O (1 mmH 2 O = 9,81 Pa).
∆ p=∆ pt + ∆ p đ
Cột áp động của quạt là cột áp gây ra do tốc độ không khí đi trong ống,
tính theo biểu thức:
v2
∆ pđ = ρ. , Pa
2
Nếu chọn v max=4 m/s để tính cột áp động lớn nhất mà quạt cấp ta được
∆ pđ =9,8 Pa . Khi đó tổn thất cục bộ sẽ là 0,98 Pa.
ρ - khối lượng riêng không khí, kg /m3;
v - vận tốc không khí, m/s.
Cột áp tĩnh của quạt là hiệu của cột áp tổng và cột áp động của quạt:
∆ pt =∆ p − ∆ p đ
Vì thiếu điều kiện xác định cột áp tĩnh của quạt nên ta chọn chỉ số cột áp
tĩnh mong muốn là 5 mmH 2 O.

Công suất lý thuyết của quạt là công suất làm biến đổi trạng thái không
khí từ trạng thái hút đến trạng thái đẩy. Không tính đến các tổn thất.
N ¿ =Q . ∆ p , W
Với giá trị cột áp động tính được ở trên và giả thuyết rằng giá trị của cột
áp tĩnh ta tính được công suất lý thuyết của quạt:
N ¿ =Q . ∆ p=0,5.(9,8+ 5.9,8)=29,4 W

Q - lưu lượng gió của quạt, m3 /s ;


∆ p - cột áp tổng của quạt, Pa.
Công suất yêu cầu của quạt là công suất đã tính đến các tổn thất như tổn
thất trong, tổn thất ma sát, tổn thất truyền động:
N ¿ 29,4
N= = =294 W
η 0,1
η - hiệu suất của quạt.

Theo tài liệu “ Quạt và hệ thống lựa chọn sử dụng và tính toán” của tác
giả Nguyễn Hùng Tâm ta biết được hiệu suất của quạt đối với các hãng chế tạo
và thiết kế nổi tiếng thì η = 0,5, đối với phần lớn quạt tự chế thì η = 0,1. Do sự
hạn chế về việc chế tạo quạt cũng như thiết bị kiểm nghiệm hiệu suất quạt nên
ta chọn hiệu suất quạt η = 0,1 để thuận lợi cho việc lựa chọn công suất động cơ
kéo quạt.
Vậy ta chọn động cơ có công suất 600 W là đủ dùng, để trừ đi sự hao
hụt của các tổn thất khác phát sinh trong quá trình sử dụng cũng như chống lại
sự quá tải khi vận hành hệ thống. Ta chọn động cơ thủy lực có số vòng quay và
momen xoắn phù hợp để kéo bơm cao áp quay, chọn động cơ OMP 36 với số
vòng quay tối đa lên đến 1500 (vòng/phút) và momen xoắn cực đại là 55 (Nm),
với khối lượng động cơ là 6,5 (kg).

Hình 17. Ảnh động cơ thủy lực omp

2.2.3. Tính toán các kích thước chính của quạt.


2.2.3.1. Tổng quan.
Thiết kế cánh quạt yêu cầu các hiểu biết cơ bản về cánh khí, lực cản và
lực nâng lên cánh khí, các thành phần vận tốc dòng không khí vào và ra khỏi
quạt, các hệ số không thứ nguyên liên hệ các thông số của quạt,…Từ đó, tính
toán được đường kính roto, kích thước vỏ quạt, số cánh quạt, biên dạng cánh,

Phương pháp thiết kế đòi hỏi nhiều ước lượng về các hệ số, mặc dù các
công thức tính khá chặt chẻ.
Việc tính toán dựa vào các tài liệu chuyên sâu về thiết kế cánh quạt là
rất khó khăn song đa phần các thiết kế chế tạo phải điều chỉnh lại thông qua
khảo nghiệm kiểm chứng.
Mục đích của tính toán là để ước lượng được kích cỡ quạt, để thu hẹp
khoảng cách tra cứu các catalogue của các nhà sản xuất quạt.

2.2.3.2. Quạt hướng trục có hướng dòng.


Đường kính tối thiểu của rô-to quạt:
30600 2 Q[m3 /s]
Dmin [mm]=
√( nrpm ) . ∆ p[ Pa]+83400.
(nrpm /1000)

Trong đó: nrpm - là số vòng quay của quạt; ∆ p [ Pa] - là cột áp tổng của quạt;
Q[m /s ] - là lưu lượng gió quạt cung cấp.
3

Khống chế nrpm mong muốn ở mức 800 vòng/phút, cột áp tổng của quạt
tính được từ trước là 58,8 Pa với lưu lượng gió mong muốn là 0,5 m3 /s . Ta tính
được:
30600 2 0,5
Dmin =
√( 800 ) .58,8+83400.
(800/1000)
≈ 371,689[mm]

Với giá trị Dmin =371,689<376 , kích thước này hoàn toàn phù hợp với
bản vẽ bố trí chung. Do đó khi chọn quạt ta cần chọn quạt có đường kính rô-to
sao cho 371,689[mm]≤ Drô− ¿ ¿ ≤376 [ mm] và vẫn phải đảm bảo các thông số về
lưu lượng, cột áp và số vòng quay.

3. Thiết kế bệ xoay ống khuếch tán.


Hình 18. Bố trí chung bệ xoay nhìn từ miệng ống khuếch tán.

Hình 19. Bố trí chung bệ xoay khi nhìn phía trước.

1: Chốt chặn dọc trục, 2: bạc lót, 3: ống chặn dọc trục, 4: bánh răng, 5: thanh
răng, 6: gối đỡ thanh răng, 7: trục cố định, 8: đáy bệ xoay, 9: nắp bệ xoay, 10:
khung đỡ ống khuếch tán, 11: nắp gài trục xoay ống khuếch tán.

- Thiết kế kỹ thuật:
Thiết kế thanh răng và bánh răng dẫn động quay bệ ống khuếch tán.
Bánh răng:
+ Chọn mô-đun bánh răng m = 4 (mm)
+ Số răng chọn là z = 29 răng
+ Bước răng p = m.π = 4π (mm)
+ Chiều cao đầu răng : ha = m = 4 (mm)
+ Chiều cao chân răng : hf = 1,25m = 5 (mm)
+ Chiều cao răng : h = ha + hf = 9 (mm)
+ Chiều dày răng st = P/2 = 2π (mm)
+ Chiều rộng rãnh răng et = st = 2π (mm)
+ Đường kính vòng đỉnh răng da = m.(29+2) = 124 (mm)
+ Đường kính vòng chia d = m.z = 116 (mm)
+ Đường kính vòng đáy df = m.(z-2,5) = 106 (mm)
+ Góc lượn chân răng ρ = m/3 = 1,3333 (mm)
+ Độ dày bánh răng : 30 (mm).

- Sơ đồ tính toán bánh răng:

Hình 20. Sơ đồ tính toán bánh răng.

Bước răng chuẩn p = m.π = 4π mm, làm tròn số ta có bước răng thiết kế
p = 12,54 mm. Sai lệch 0,21% là sai lệch chấp nhận được.

- Thanh răng:
Có cùng các kích thước răng tương đồng với bánh răng, sơ đồ tính toán
thanh răng (các kích thước trên hình đơn vị “mm”). Thanh răng được thiết kế
với độ dày 40 (mm).

Hình 21. Sơ đồ tính toán thanh răng.

- Vị trí lắp thanh răng vào bánh răng sao cho răng ăn khớp chính giữa xy lanh
thủy lực đang ở nửa hành trình:

Hình 22. Bố trí lắp thanh răng vào bánh răng.


4. Xác định hành trình nâng và công suất cần thiết của các xy lanh thủy lực.
Sau khi đã thiết kế bố trí chung ống khuếch tán và bệ xoay ta có thể lắp
chúng lại và tính toán hành trình nâng và công suất cần có của các xy lanh thủy
lực. Gồm có xy lanh giúp nâng-hạ miệng ống khuếch tán và xy lanh xoay bệ
ống khuếch tán.

4.1. Xác định hành trình nâng và công suất của xy lanh nâng-hạ.
4.1.1. Xác định hành trình nâng-hạ.

Hình 23. Sơ đồ tính toán hành trình nâng xy lanh

Sơ đồ tính toán như hình vẽ, xy lanh đạt yêu cầu cần có khoảng cách của
tâm hai đầu xy lanh lúc chưa nâng là 234,09(mm), khoảng cách của tâm hai đầu
xy lanh lúc xy lanh nâng tối đa để ống khuếch tán hợp với phương X góc 45° là
436,9 (mm). Hành trình cần nâng của xy lanh là 202,81 (mm).

4.1.2. Xác định công suất của xy lanh nâng hạ.

Xy lanh nâng phải đáp ứng yêu cầu nâng được ống khuếch tán. Ta cần
xác định lực nâng cần thiết của xy lanh tại điểm nâng dựa trên sơ đồ hình 23,
sử dụng lệnh “MASSPROP” trên Autocad để xác định thể tích của ống khuếch
tán 3D ta có thể xác định được khối lượng của ống khuếch tán:
Thể tích đo được khi ống chưa lắp cánh quạt, động cơ, các đường ống
dẫn nước và dầu là: 2502,962 cm3. Nếu đồng nhất vật liệu của ống khuếch tán
là thép cac-bon thấp có khối lượng riêng là 7,85 g/cm3 thì ta tính được khối
lượng là 19,648 ≈ 20[kg].
Khối lượng của động cơ được chọn omp36 khoảng 7kg, ta giả thuyết
tổng khối lượng của cánh quạt, bu-lông và đai ốc lắp ghép là 3kg có trọng tâm
đặt tại chính giữa ống ta, gọi là điểm G (xa tâm xoay hơn trọng tâm của động
cơ), lực kéo xuống của dây dẫn thủy lực là 1kg tác động tại G, lực kéo xuống
của dây dẫn dung dịch phun và đường ống lắp vòi (kể cả vòi) khi nâng miệng
ống lên cao nhất là 4kg đặt tại miệng ống khuếch tán (xa tâm xoay nhất). Do
không có đầy đủ điều kiện để xác định chính xác khối lượng của các chi tiết
nên ta giả thuyết khối lượng của chúng. Ký hiệu chúng bởi các vector lực trên
sơ đồ cân bằng ta có thể xác định được lực nâng yêu cầu cần có của xy lanh
thủy lực, ta chọn độ dài cánh tay đòn của các thành phần lực cản nâng tại vị trí
mà chúng lớn nhất, tức là khi đó ống nằm ngang. Sơ đồ cân bằng momen:

310.250+ 40.500
Vậy khi cân bằng momen quanh O ta được lực F= =750 [ N ].
130
Nhưng theo hình 23 mục 4.1.1 ta thấy góc nâng của xy lạnh trong khoảng 61 -
F
70°, do đó lực đẩy thực tế cần của xy lanh là F xy lanℎ = ≈ 857,5[N ].
cos 29°
Nếu ta cần xy lanh nâng ống khuếch tán đến góc nâng 45° từ vị trí thấp
nhất trong 3 giây. Vậy công suất cần thiết của xy lanh là
202.81 .10 −3
857,5 . ≈ 58[W ].
3
Vậy ta cần chọn xy lanh hai chiều của nhà sản xuất thỏa các yêu cầu về
lực đẩy, hành trình nâng.

4.2. Xác định hành trình nâng và công suất của xy lanh xoay bệ.

4.2.1. Xác định hành trình của xy lanh xoay bệ.


Sơ đồ tính toán hành trình của xy lanh xoay bệ:

Hình 24. Dịch chuyển giữa thanh răng và bánh răng khi xy lanh tác động.
Dựa vào khoảng cách dịch chuyển lớn nhất tại hai vị trí biên của thanh
răng và đường kính vòng đỉnh của bánh răng ta tính được độ rộng góc xoay là
127°.Với khoảng cách dịch chuyển 138 (mm) ta cần chọn xy lanh có hành trình
phù hợp.

4.2.2. Xác định công suất của xy lanh xoay bệ.


Đối với việc xoay bệ yêu cần xy lanh cấp đủ lực kéo và đẩy để thắng
được momen cản xoay do ma sát của hệ thống. Dựa theo khối lượng của các
cụm, chi tiết đã nêu trong mục 4.1.2 cộng với khối lượng phần xoay của bệ,
dùng lệnh “MASSPROP” ta tính được khối lượng 27,713 [kg]. Tổng khối
lượng đặt lên bề mặt ma sát là:
mtổng =20+11+ 4+28=63[kg ]
Hệ số ma sát nghỉ giữa thép với thép trong điều kiện bôi trơn tốt là 0,4.
Lực ma sát lớn nhất là:
F ms=0,4.63 .9,81≈ 248 [N ]
Cánh tay đòn của momen ma sát dựa theo điểm xa nhất của bề mặt ma
sát: Rms=0,3[m]. Cánh tay đòn của lực chống lại momen ma sát của xy lanh đẩy
(hoặc kéo) thanh răng là: 0,053 [m]. Khi đó lực đẩy cần thiết của xy lanh thủy
248.0,3
lực là ≈ 1404 N .
0,053
Xy lanh chọn sẽ cần có lực kéo và lực đẩy nhỏ nhất cần 1404 [N].
Nếu ta cần bệ xoay một góc từ biên bên này đến biên bên kia của ống
127 π
khuếch tán trong 5 giây khi đó tốc độ xoay sẽ là: ω= . ≈ 0,443[rad /s ], suy
180 5
ra tốc độ tịnh tiến của xy lanh là v tịnℎtiến =0,443.0,053 ≈ 0,0235 [m/s ], tương đương
với 23,5 [mm/s]. Vậy công suất của xy lanh cần thiết là 1404.0,0235 ≈ 33[W ].
Ta cần chọn xy lanh 2 chiều của nhà sản xuất thỏa mãn điều kiện về lực
đẩy và cả lực kéo và về hành trình của xy lanh từ nhà sản xuất.

Tài liệu tham khảo


1. SÁCH SCAN - Hướng dẫn thiết kế hệ thống điều hòa không khí - PGS.TS
Nguyễn Đức Lợi.
2. Ashrae_hvac_2001_fundamentals_handbook.
3. Nguyễn Hùng Tâm, Quạt và hệ thống lựa chọn, sử dụng và tính toán, 2006-
2011.
4. Nguyễn Hữu Lộc, Cơ sở thiết kế máy.
Vẽ sơ đồ nguyên lý nước, chỉnh sơ đồ nguyên lý dầu, tỉ số truyền của pto với
bơm so với số vòng quay động cơ, vẽ sơ đồ bố trí chung có đầy đủ.
Tính cánh quạt, tính bộ truyền cánh quạt, tính bộ truyền bơm, thiết kế thùng, bộ
nâng bệ xoay.

You might also like