You are on page 1of 18

1.

Các quan niệm về hệ thống chính trị xã hội và cách tiếp cận nghiên cứu hệ thống
chính trị Đông Nam Á
Cơ sở tiếp cận: bản chất XH và trình độ phát triển kinh tế xã hội
Các quan niệm về hệ thống Chính Trị Xã Hội và cách tiếp cận nghiên cứu hệ thống Chính Trị
ĐNÁ
 Khái niêm
̣ : hê ̣ thống chính trị xã hô ̣i là mô ̣t thiết chế chính trị mà giai cấp thống trị dựa
vào để làm thỏa mãn lợi ích của họ.
 Các quan niêm
̣ về hê ̣ thống chính trị:
 Quan niêm
̣ của Phương Tây (+ Nhâ ̣t bản)
Hê ̣ thống chính trị là mô ̣t hê ̣ thống bao gồm các cơ quan nhà nước ( Lâ ̣p pháp- Hành pháp-
Tư pháp) và Đảng chính trị
 Quan niêm
̣ của Viêṭ nam
Hê ̣ thống chính trị là mô ̣t chủ thể bao gồm: cơ quan nhà nước ( lâ ̣p pháp- hành pháp – tư
pháp), chính quyền địa phương, Đảng chính trị và các tổ chức chính trị (Hô ̣i liên hiê ̣p phụ nữ,
Hô ̣i cựu chiến binh, hô ̣i nông dân, Liên đoàn lao đô ̣ng viê ̣t nam, Đoàn Thanh niên, Mă ̣t trâ ̣n tổ
quốc)
 Quan niêm
̣ của Nga + Châu Âu
Hê ̣ thống chính trị là mô ̣t cơ chế mà giai cấp thống trị dựa vào đó để lãnh đạo chính trị và
thực hiê ̣n viê ̣c quản lí xã hô ̣i. Cơ chế đó bao gồm 6 bô ̣ phâ ̣n:
Bô ̣ phâ ̣n cấu thành
Bao gồm: cơ quan nhà nước, các đảng phái chính trị, các tổ chính chính trị xã hô ̣i ( hợp hiến) và
các liên minh kinh tế.
Quan hê ̣ chính trị
Là các quan hê ̣ tương tác giữa các chủ thể chính trị trong hoạt đô ̣ng chính trị
Nguyên tắc + tiêu chuẩn chính trị
Là các định chế thành văn (hiến pháp, đạo luâ ̣t…) ấn định các hành vi ứng xử của các chủ thể
chính trị trong quan hê ̣ chính trị
Văn hóa chính trị
Bao gồm văn hóa + chính trị: chỉ những đă ̣c trưng đă ̣c thù của những chủ thể chính trị tham gia
vào chính trị ( năng lực, phẩm chất, khả năng, trình đô ̣)
Tư tưởng chính trị
Là định hướng chính trị của hê ̣ thống chính trị, là hê ̣ thống các quan niê ̣m, quan điểm, các tư
tưởng phản ánh phương hướng, nô ̣i dung, mục đích, phương pháp, con đường thực hiê ̣n chính trị
Hê ̣ thống thông tin đại chúng
Là công cụ phương tiê ̣n truyền bá, giải thích, tổ chức xã hô ̣i thực hiê ̣n các nhiê ̣m vụ chính trị.
2. Sử liệu học về hệ thống chính trị các nước Đông Nam Á
- Khái niệm sử liệu học
*Sử liệu học: Khoa học nghiên cứu về các nguồn sử liệu, các phương pháp phân tích và xem
xét chúng trong quá trình nghiên cứu lịch sử.
- Khái niệm nguồn sử liệu: Nhà sử học Ba Lan Topolski cũng có một định nghĩa khá đầy đủ
“Nguồn sử liệu là mọi thông tin về đời sống con người trong quá khứ cùng với các kênh thông
tin”.1
- Đặc điểm của sử liệu: Sử liệu bao giờ cũng nghèo nàn và kém phong phú hơn bản thân hiện
tượng lịch sử. Bản chất và đặc điểm của sử liệu phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử sinh ra nó đồng
thời giá trị của sử liệu phụ thuộc vào năng lực của nhà nghiên cứu.
- Phân loại sử liệu: Vật thực, nghe nhìn, ngôn ngữ học, truyền miệng, viết
- Vai trò của sử liệu học: Cung cấp tư liệu, góp phần mô tả lịch sử, nhận thức về sự khác nhau
của lịch sử, đánh giá tiến bộ XH, tạo môi trường nhận thức lịch sử
- Quá trình tiến hành xử lý sử liệu học: Xác định phạm vi nguồn sử liệu, sưu tầm và lựa chọn
sử liệu, đọc sử liệu, phê phán sử liệu.
- Sử liệu học về nền chính trị Đông Nam Á
+ Sử liệu trực tiếp: Nguồn sử liệu trực tiếp dưới dạng chữ viết, nguồn tài liệu lưu trữ (các văn
kiện, nghị quyết, chỉ thị, sắc lệnh, thông tư.
- Hiến pháp của các quốc gia Đông Nam Á.
+ Sử liệu gián tiếp:
- Sử liệu gián tiếp bao gồm sách, luận, bài viết khoa học có liên quan đến nền chính trị
Đông Nam Á. Những nguồn tài liệu trên có ưu điểm là đa diện, các quan điểm nhiều
chiều, thông tin phong phú, song cũng có rất nhiều hạn chế, mà hạn chế lớn nhất nằm ở
tính chủ quan của nguồn sử liệu.
- “Thể chế chính trị thế giới đương đại”, tác giả TS. Dương Xuân Ngọc và TS. Lưu Văn
An _ NXB Chính trị Quốc gia (2003), sách “Thế giới và sự kiện” của Lê Xuân Đỗ, nhà
xuất bản trẻ, xuất bản năm 2006
- “Tri thức Đông Nam Á” của nhóm tác giả GS. Lương Ninh và GS. Vũ Dương Ninh, Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia, 2008”
- Tựa sách: “Các quan hệ chính trị ở Phương Đông: Lịch sử và hiện tại”; NXB Đại học
quốc gia TP HCM, 2007, tác giả Hoàng Văn Việt đã đề cập đến những đặc điểm nổi bật

1
TS. Nguyễn Thị Mai Hoa, GS.TS Nguyễn Văn Khánh (2010), “Phương pháp phân tích – phê khảo sử
liệu trong nghiên cứu lịch sử ( Qua trường hợp tìm hiểu quan hệ Việt Nam – Trung Quốc thời kỳ hiện
đại)”, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 11, trang 2-3.
trong nền chính trị của các quốc gia Đông Nam Á. Ví dụ điển hình: chế độ độc tài giúp
phát triển đất nước
- Thái Lan chế độ “nửa dân chủ”
- Indonesia “Trật tự mới” là một loại hình độc tài quân sự. Malaysia, nổi lên xu hướng phát
triển nền chính trị đa nguyên.
- Vương quốc Brunei vẫn duy trì cấu trúc quân chủ cổ điển.
- Philippines chuyển từ chế độ dân chủ -đại nghị.
3. Nội dung văn hóa chính trị Đông Nam Á (ND vhct truyền thống và hiện đại)
4. Cơ sở hình thành văn hóa chính trị truyền thống Đông Nam Á
a. Điều kiện địa lí tự nhiên:
- Địa hình phương Đông lồi lõm, bị chia cắt nhiều, không bằng phẳng, núi cao, sông ngòi nhiều,
có nhiều con sông lớn chảy qua, đồng bằng nhiều; khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều. Điều
kiện địa lý tự nhiên không thuận lợi, nằm trên những vành đai núi lửa và khu vực biến động của
vỏ trái đấy nên thường chịu nhiều thiên tai và hiểm họa từ thiên nhiên.
b. Cách thức sản xuất vật chất:
- Phương Tây có nhiều thảo nguyên mênh mông, thuận lợi cho chăn nuôi du mục thì phương
Đông có nhiều đồng bằng, thuận lợi nông nghiệp trồng trọt. Những nền văn minh phương Đông
như chúng ta biết, hình thành từ lưu vực những con sông lớn, và là nền văn minh nông nghiệp
lúa nước. Dân cư sống tập trung khá đông theo từng bộ lạc, trên các thềm đất cao gần sông, dễ
trồng vườn, trồng lúa và chăn nuôi. Họ sống bằng nghề nông là chủ yếu nên trước tiên họ phải lo
đến công tác thuỷ lợi. Họ đã biết đào các hệ thống kênh, lập hệ thống gầu để múc nước ở chân
ruộng thấp và đưa nước lên chân ruộng cao những khi cần. Ngoài ra, họ còn biết đắp đê để ngăn
lũ… Nhờ thế, con người có thể thu hoạch lúa ổn định hằng năm.
- Do nhu cầu sản xuất nông nghiệp, người ta buộc phải liên kết với nhau để khai phá đất đai và
làm thuỷ lợi. Một số công xã gần gũi tập hợp nhau lại thành một tiểu quốc. Phong người đứng
đầu công xã lên cầm quyền rồi dần dần hình thành những thể chế chính trị khác nhau.
c. Tổ chức xã hội:
- Do điều kiện tự nhiên quy định và nhu cầu sản xuất nông nghiệp, người ta buộc phải liên
kết với nhau để khai phá đất đai và làm thuỷ lợi. Điều đó làm cho con người lệ thuộc vào
điều kiện tự nhiên rất nhiều và muốn tồn tại và phát triển, con người phải biết liên kết với
nhau để tạo nên sức mạnh của cộng đồng nhằm khắc phục sự khó khăn của điều kiện tự
nhiên, chống lại thú dữ, chống lại sự tấn công của các thế lực từ bên ngoài để có thể tồn tại
và phát triển.
- Thêm nữa, do phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên nên các tộc người luôn có xu hướng
tranh giành những vùng đất tốt, chiến tranh là điều thường xuyên và không thể tránh khỏi đối
với các nước Đông Nam Á. Nhu cầu chống ngoại xâm đặt ra là vấn đề sống còn với sự tồn tại
của các tập đoàn người ở Đông Nam Á. Công cuộc chống ngoại xâm đòi hỏi phải có sức
mạnh đoàn kết vô cùng lớn. Do vậy các tập đoàn người phải tập hợp lại với nhau mới có thể
thực hiện được những điều này.
d. Nhân sinh quan, vũ trụ quan:
- Phương Tây lấy chủ nghĩa cá thể là trung tâm điều tiết các quan hệ - phương Đông lấy cộng
đồng làm trung tâm, coi con người chỉ là một thực thê nhỏ bé trong xã hội. Bởi đã quen với
lối sống cộng đồng, nên họ đề cao tinh thần tập thể, sức mạnh của số đông, nên khi tách sức
mạnh cộng đồng ấy ra mỗi cá nhân sẽ không làm được gì hết..
e. Tín ngưỡng, tôn giáo:
- Tín ngưỡng, tôn giáo đều bắt nguồn từ niềm tin của con người vào thế giới siêu hình
- Đông Nam Á chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Ấn Độ và Trung Quốc, đặc biệt về mặt tôn giáo.
Phật giáo và Hindu giáo là hai tôn giáo đã du nhập vào Đông Nam Á từ rất sớm. Bên
cạnh đó cũng có một sô đạo khác như Islam, Cao Đài…
- Ví dụ như ở indonesia, quốc gia hồi giáo lớn nhất thế giới, hệ tư tưởng chính trị chịu sự
tác động sâu đậm của triết lý Hồi giáo, dựa trên 5 nguyên tác của Pancasila. Hay ở
Malaysia, đạo hồi với vai trò là quốc giáo trở thành 1 yếu tố nhạy cảm, sự khác biệt về
bất kỳ tôn giáo nào cũng dễ dẫn đến những nguy cơ nội chiến, bạo loạn dân tộc.
- Ảnh hưởng của Trung Quốc tại Đông Nam Á về tư tưởng triết lý rất mạnh mẽ, đó là các
tư tưởng mang màu sắc phong kiến, qui định thứ bậc trong xã hội, theo đó xã hội được
chia làm hai loại người là người quân tử và kẻ tiểu nhân, kẻ tiểu nhân không có đức nhân,
người quân tử mới có đức nhân, tức là đạo nhân chỉ là đạo của người quân tử, của giai
cấp thống trị. Điều này cho thấy người có quyền thế, địa vị cao hơn thì sẽ được xem trọng
hơn. Thêm nữa, mối quan hệ thứ bậc còn thể hiện trong thuyết “tam cương ngũ thường”
đề cao mối quan hệ “vua – tôi”, “cha – con”, “vợ - chồng”, là bậc bề tôi phải phục tùng
người trên. Ngoài ra, xã hội “trọng nam khinh nữ” đã hình thành tư tưởng gia trưởng.

5. Chế độ độc tài tuyệt đối, bước phát triển chính trị tất yếu ở các nước Đông Nam Á,
TBCN

- Khái niệm: Độc tài theo tiếng Hy lạp là Autoritas: Auto –người sáng lập, người tạo lập; Ritas –
quyền lực, ảnh hưởng, tức người tạo ra và chi phối quyền lực. 

Chế độ độc tài là loại chế độ chính trị đối lập chế độ dân chủ, dựa trên cấu trúc quyền lực
tập trung trong tay một cá nhân hay nhóm cá nhân bên cạnh sự hậu thuẫn của quân đội.

Tính tất yếu xác lập chế độ độc tài

Theo Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. NXB Chính trị
quốc gia Hà Nội-Sự thật xuất bản năm 2012 thì “tất yếu” là một phạm trù chỉ sự vận động của sự
vật và hiện tượng một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan, được lặp đi lặp lại
và mang tính phổ biến hay nói cách khác là không có là không được, bắt buộc phải có.

      1. Chế độ độc tài phù hợp với văn hóa chính trị truyền thống địa phương
Ở tất cả các nước Đông Nam Á bước quá độ đến chủ nghĩa độc tài gắn liền với thực hiện
các chương trình cải cách kinh tế xã hội theo khuynh hướng duy trì các giá trị văn hóa chính trị
truyền thống.

Một trong những quy luật phát triển lịch sử chính là các giá trị truyền thống tiến bộ thời
kỳ trước làm nền tảng cho việc xây dựng nền văn minh tương lai. Nhưng do tính bảo thủ trong
hệ tư tưởng tôn giáo - dân tộc chủ nghĩa, trong tổ chức đẳng cấp - công xã đã một phần nào đó
kìm hãm các quan hệ tư bản chủ nghĩa.  Ở các nước Singapore, Malaysia, Indonesia hay Thái
Lan trong giai đoạn đầu của chế độ độc tài các giá trị truyền thông chính trị xã hội đã đóng góp
không nhỏ vào thành công của đất nước. Ngược lại, chế độ độc tài gia trưởng, gia đình trị đã
không thúc đẩy được nền kinh tế và sự tiến bộ xã hội.

2. Sự sụp đổ tất yếu của mô hình đại nghị bên ngoài

Sau khi các nước Đông Nam Á giành độc lập, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội và
đời sống tinh thần thì các nước Đông Nam Á bắt đầu thiết lập một hệ thống chính trị của xã hội
hiệu quả, vững chắc và đủ khả năng lãnh đạo đất nước. Tuy nhiên, lại vấp phải khó khăn chính là
điều kiện nội tại chưa chín muồi để tạo dựng hệ thống chính trị dân tộc. Điển hình như giai cấp
tư sản dân tộc còn non yếu chưa đủ khả năng giành lấy vị trí độc tôn trong kinh tế lẫn chính trị,
họ cần phải hợp tác với các giai cấp quan liêu và địa chủ tư sản hóa mới đủ quyền lực quản lý đất
nước. Chính vì vậy chính quyền các nước thực dân đã cố gắng hướng bước phát triển chính trị -
xã hội của các nước Đông Nam Á theo mô hình chính trị “nhập khẩu có sẵn” (mô hình chính trị
dân chủ đại nghị) của phương Tây để duy trì ảnh hưởng của họ ở nước này.

Tuy nhiên, cuối những năm 1960 - đầu những năm 1970 các hình thái chính trị dân chủ
đại nghị bắt đầu sụp đổ và ở Đông Nam Á bắt đầu hình thành các mô hình độc tài. Sở dĩ xảy ra
sự chuyển hòa từ mô hình chính trị dân chủ đại nghị sang mô hình chính trị độc tài là do những
nguyên nhân sau:

Thứ nhất, các cấu trúc chính trị pha tạp của phương Tây không phù hợp với truyền thống
chính trị của các tập đoàn chính trị dân tộc.

Thứ hai, mô hình chính trị dân chủ đại nghị trở thành vật kìm hãm quá trình hiện đại hóa
nền kinh tế.   

Điển hình là ở Indonesia, thời kỳ đầu sau khi trở thành một nước cộng hòa thống nhất,
chính phủ Indonesia tiến hành xây dựng một nhà nước dân chủ tự do kiểu phương Tây nhằm
thúc đẩy quyền tự do, dân chủ trong nhân dân. Chính sách này ban đầu nhận được sự ủng hộ của
đại đa số dân chúng vì nó đáp ứng sự mong đợi của nhân dân sau một thời kì quá dài nằm dưới
sự cai trị, nô dịch của ngoại bang. Tuy nhiên về sau, sự đấu đá tranh giành quyền lực của các
đảng phái cùng với sự non yếu về tổ chức chính quyền làm cho tình hình chính trị Indonesia luôn
ở trong trạng thái không ổn định. Ngoài ra, một đặc điểm của nhà nước Indonesia thống nhất là
nó áp dụng một ý thức hệ dân tộc chủ nghĩa theo 5 quy tắc của Pancasila, đó là xây dựng một
nhà nước thế tục, trong đó yếu tố tôn giáo không phải là yếu tố quan trọng nhất. Việc sử dụng ý
thức hệ Pancasila với mong muốn xây dựng chủ nghĩa dân tộc (Nationalism) nhằm đoàn kết các
tộc người trên toàn bộ quần đảo về cơ bản rất phù hợp với Indonesia – một đất nước đa tộc, đa
tôn giáo. Tuy nhiên chính Pancasila lại là nguyên nhân gây ra sự bất mãn với những tín đồ nhiệt
thành của Islam giáo, luôn mong muốn một nhà nước Indonesia được xây dựng trên nền tảng
Islam.

Tóm lại, ban đầu người dân các quốc gia Đông Nam Á cũng như Indonesia chấp nhận và
rất đồng tình với chế độ này nhưng do tồn tại quá nhiều đảng phái  tranh giành quyền lực gây rối
loạn xã hội cùng với những chính sách về tôn giáo, chính trị, văn hóa xã hội không phù hợp với
từng vùng miền đặc biệt là với một đất nước đa sắc tộc, tôn giáo như Indonesia cho nên nhân dân
đã bất mãn với chế độ chính quyền này dẫn đến hàng loạt phong trào đấu tranh và chế độ dân
chủ đại nghị vay mượn Phương Tây đã sụp đổ.

III. Các loại độc tài ở Đông Nam Á

Hệ thống độc tài phát triển theo khuynh hướng dân chủ hóa và hiện đại hóa chính trị. Ở
các nước Đông Nam Á tồn tại 2 loại chế độ độc tài là chế độ độc tài quân sự và chế độ độc tài
hợp hiến.

1. Chế độ độc tài quân sự

Chế độ độc tài quân sự là thể chế chính trị được thiết lập dựa trên cơ sở dựa vào hoạt
động của bộ máy quân đội để tiến hành cuộc đảo chính quân sự giành lấy chính quyền. Trong
chính thể này, quyền lực quản lý nhà nước tập trung vào tay giới quân nhân. Người đứng đầu nhà
nước xuất thân từ quân đội, dựa vào hoạt động của quân đội để thâu tóm tất cả quyền lực về tay
của mình. Chính phủ điều hành công việc quốc gia bằng bộ máy quân đội.

Chế độ độc tài quân sự tồn tại ở hai nước là Myanmar và Indonesia.

Myanmar

Chế độ độc tài quân sự tại Myanmar tồn tại sau cuộc đảo chính của quân đội, thành lập
chế độ độc tài quân phiệt tháng 3-1962 và kéo dài trong năm thập kỷ. Ne Win –  nhà độc tài quân
sự của Miến Điện trong thời kỳ Miến Điện Xã hội Chủ nghĩa từ 1962 đến 1988, và đảng Cương
lĩnh Xã hội chủ nghĩa Myanmar thành lập liên minh cầm quyền. Ne Win tiến hành đảo chính
quân sự, hình thành “Hội đồng cách mạng” của riêng mình, bãi bỏ hiến pháp và điều hành đất
nước bằng nghị định, thực hiện chính sách kinh tế tai hại khiến người dân Myanmar lâm vào
cảnh khốn khó.

Indonesia

Ở indonesia nền chuyên chế độc tài do tướng Suharto dựng lên với xu hướng độc tài
trong tổ chức cấu trúc thượng tầng trải qua 2 giai đoạn: chế độ “dân chủ có định hướng” xác lập
cuối những năm 1950, thay thế bằng “Thể chế mới” với mức độ tập trung quyền lực mạnh mẽ
hơn vào tay tổng thống. Chế độ cầm quyền lấy quân đội và cảnh sát làm cột sống thống trị, lấy
Đảng Golkar làm cột trụ chính trị và lấy Quốc hội (do Đảng Golkar và quân đội thao túng) làm
bình phong pháp chế trị vì. Từ cuối năm 1965 đến năm 1998 Indonesia bắt đầu thực hiện đường
lối hiện đại hóa đất nước.
2. Chế độ độc tài hợp hiến

Chế độ độc tài hợp hiến là chế độ chính trị được thiết lập trong hoàn cảnh đất nước đang
gặp rất nhiều khó khăn, khủng hoảng. Mục tiêu của chế độ độc tài trên đó là nhằm thiết lập lại ổn
định xã hội và phát triển kinh tế. Trong chính thể này, quyền lãnh đạo đất nước không nằm trong
tay của giới quân nhân mà nằm trong tay của các nhà chính trị. Chính phủ độc tài được thiết lập
thông qua một cuộc cải cách chính trị do chính phủ đương nhiệm tiến hành hoặc do nhân dân bầu
ra trong một nhiệm kỳ mới. Do đó, chính phủ độc tài hợp hiến là chính phủ phù hợp với Hiến
pháp, hợp pháp và được nhân dân ủng hộ.  

Chế độ độc tài hợp hiến tồn tại tại các quốc gia còn lại.

Philippines:

Khủng hoảng quyền lực vào cuối những năm 60 đầu những năm 70 đã được khắc phục
bằng việc chuyển sang chế độ độc tài của chính quyền Tổng thống F.Marcos với tên gọi là “Xã
hội mới” với chính sách phát triển tư bản chủ nghĩa triệt để hơn, nhằm hiện đại hóa cơ cấu kinh
tế - xã hội của Philippines. Tuy nhiên các mục tiêu được đề ra trong chương trình “Xã hội mới”
vẫn chưa được thực hiện đến nơi đến chốn, còn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện
để lại những ảnh hưởng to lớn đến Philippines. Marcos đã dựng lên một thể chế độc tài với đặc
trưng là tệ sùng bái cá nhân, đàn áp các phong trào phi bạo lực của sinh viên, gài bẫy các chính
trị gia vào một vụ đặt bom do chính quyền đứng sau dàn dựng, và tuyên bố thiết quân luật năm
1972 – sự kiện đã dẫn tới việc bắt bỏ tù nhiều nhà lãnh đạo chính trị đối lập. Để kéo dài việc cầm
quyền của mình, Marcos đã tiến hành những biện pháp vi hiến và để cho nạn tham nhũng,
chuyên quyền, gia đình trị và vi phạm nhân quyền tràn lan, biến chính phủ mình đứng đầu biến
chất và mất uy tín, xã hội ngày một căng thẳng, bất ổn, nhân dân bất mãn, dẫn đến nhiều cuộc
biểu tình nổi loạn nổ ra.

Malaysia:

Chế độ độc tài ở Malaysia xuất hiện sau cuộc xung đột sắc tộc 1969 do sự mâu thuẫn dân
tộc gay gắt chủ yếu là giữa người Hoa và người Mã Lai. Chế độ này mang xu hướng độc tài
trong hệ thống chính trị và thông qua các đường lối kinh tế mới nhằm hiện đại hóa đất nước. 

Singapore:

Singapore là nước phát triển tư bản chủ nghĩa nhanh nhất trong khu vực, Singapore đã áp
dụng nguyên tắc tập trung cao độ quyền lực vào tay Đảng cầm quyền - Đảng Nhân dân Hành
động, nên đã hòa nhập bộ máy đảng vào bộ máy nhà nước. Mặc dù bề ngoài tuyên bố đi theo thể
chế cộng hòa nghị viện nhưng thực chất chính quyền Singapore là chế độ chuyên chế độc tài, độc
đảng với đặc điểm độc đoán cá nhân thời Lý Quang Diệu. 
- Đặc trưng của chế độ độc tài ĐNÁ (6)
+ Chế độ độc tài ở ĐNÁ tăng cường quyền lực của tổng thống và quân đội

+ Các thiết chế do tổng thống đặt ra không đe dọa tới sự tồn tại của chính quyền

+ Chủ yếu chọn chính sách đối ngoại với phương Tây
+ Thúc đẩy quá trình hiện đại hóa đất nước nên còn được gọi là “chế độ chuyên quyền vì sự phát
triển” hay còn gọi là “chuyên quyền của hiện đại hóa”.

+ Nạn tham nhũng xuất hiện ngày càng nhiều

+ (thường theo xu hướng gia đình trị)

- Tại sao xuất hiện?

+ Các nước ĐNÁ rơi vào khủng hoảng chính trị trầm trọng, chủ nghĩa Mao Trạch Đông ảnh
hưởng mạnh mẽ, gây làn sóng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
+ Giai cấp tư sản dân tộc còn non yếu, cần sự lãnh đạo tập trung vào tay 1 người thay vì nhiều
người
+ Mô hình chính trị độc tài phù hợp với các giá trị truyền thống trước đó.
=> Người dân tin vào chế độ độc tài mặc dù có thể có rủi ro, vận mệnh đặt trong tay người.
Ví dụ, Indonesia có độc tài chính trị-quân sự của Suharto, Singapore có độc tài chính trị của
Lý Quang Diệu.
- Vai trò của chế độ độc tài ở ĐNÁ (4)
• Thay đổi cấu trúc nền kinh tế theo hướng CNH- HĐH
• Cải thiện đời sống nhân dân trong tất cả lĩnh vực
• Tạo ra vị thế mới cho các nước ĐNA trên trường quốc tế
• Tạo nền tảng vững chắc để hình thành tổ chức khu vực ASEAN, liên minh quốc tế.
- Kết cục:
Gây rối loạn trật tự XH vì ND không có quyền tự chủ
Mất cân đối giữa truyền thống với hiện đại
Các quốc gia bắt đầu tìm kiếm 1 mô hình dân chủ đại nghị phù hợp với các cơ sở thượng
tầng và hạ tầng của đất nước
6. Vai trò của chế độ độc tài trong hệ điều hành xã hội ở các nước phát triển trong
con đường TBCN

- Một số nhà khoa học chính trị đã dựa vào nội dung và mục đích để phân loại chế độ độc
tài thành: chế độ độc tài phát triển và chế độ độc tài phản tiến bộ.

- Chế độ độc tài phát triển là loại chế độ chính trị được xác lập để đảm bảo ổn định chính
trị - xã hội, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia và tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại
hóa xã hội. Tại Đông Nam Á, ta có chế độ độc tài của chính quyền Suharto ở Indonesia,
chính quyền Mahathia Mohamat ở Malaysia và chính quyền Lý Quang Diệu ở Singapore
là thuộc chế độ độc tài phát triển.
- Vai trò chế độ độc tài trong hiện đại hóa ở lĩnh vực kinh tế: Thay đổi cấu trúc nền kinh tế
theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

- Chế độ độc tài Suharto - Chế độ trật tự mới đã đưa đến một kỳ tích: đưa đất nước đến chỗ
phát triển và ổn định. Sau khi thực hiện chương trình 3 năm ổn định kinh tế (1967- 1969)
nhà nước Indonesia đã đề ra 3 kế hoạch 5 năm, cho đến đầu năm 80, Indonesia đã cải
thiện được tình hình kinh tế một cách đáng kể ổn định được vấn đề tài chính, giảm được
tình trạng thiếu hụt lương thực, phát triển một số lĩnh vực công nghiệp.
- Trong giai đoạn 1959-1990 do Lý Quang Diệu lãnh đạo, Singapore đã đạt được những
bước chuyển mình không tưởng. Chỉ trong vòng 20 năm sau đó, nền kinh tế Singapore
phát triển gấp 8 lần và mức tăng trưởng bình quân GDP/người cũng tăng gấp 4 lần.

- Vai trò của chế độ độc tài trong chính sách hiện đại hóa xã hội: Chính phủ quan tâm tới
việc giải quyết việc làm cho mọi người, kể cả nông thôn, quan tâm đến các sáng kiến
phát triển sản xuất, chú ý cải thiện đời sống người lao động như vấn đề nhà ở, ý tế, học
hành,...

- Ở Indonesia phát triển kinh tế-xã hội thực sự được duy trì liên tục, hỗ trợ cho chế độ của
Suharto trong suốt ba thập niên. Đến năm 1996, tỷ lệ nghèo của Indonesia giảm xuống
khoảng 11% so với 45% vào năm 1970. Song song với phát triển kinh tế, Indonesia cũng
đã mở rộng hệ thống giáo dục đến mọi tầng lớp xã hội.

- Vai trò của chế độ độc tài trong ổn định nền chính trị, nâng cao vị thế chính trị của quốc
gia.

- Ngay sau năm 1967, Indonesia đã phát triển mối quan hệ về nhiều mặt với Mỹ, Nhật,
Cộng hòa liên bang Đức, Pháp, Anh và các nước phương Tây khác ( chủ trương thân
phương Tây). Ngày 8/8/1967 Indonesia là một trong những quốc gia đầu tiên tham gia ký
tuyên bố Băng Cốc thành lập hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).

7. Dân chủ hóa ở các nước ĐNA sau khi sụp đổ


8. Quản lý xã hội truyền thống trong các cộng đồng tộc người ở ĐNA
9. Hình thái nhà nước ở các nước ĐNA hiện nay

- Hình thái nhà nước là sự khái quát hóa mô hình tổ chức và hoạt động của nhà nước
thông qua những đặc điểm thể hiện nội dung của các yếu tố cấu thành các bộ phận tạo ra
bộ máy nhà nước và mối quan hệ qua lại giữa chúng với nhau. Hình thái nhà nước là cách
tổ chức quyền lực nhà nước và những phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước đó,
được tạo thành bởi 3 yếu tố: cấu trúc nhà nước, chính thể và chế độ chính trị.

v  Cấu trúc nhà nước:

- Là sự cấu tạo tổ chức nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và tính chất, quan
hệ giữa các bộ phận cấu thành nhà nước với nhau, giữa các cơ quan nhà nước ở Trung
ương với các cơ quan nhà nước ở địa phương. Cấu trúc nhà nước bao gồm nhà nước đơn
nhất và nhà nước liên bang.
-        Nhà nước đơn nhất:        Là nhà nước có chủ quyền chung, có lãnh thổ toàn vẹn, thống
nhất (bao gồm Brunei, Cambodia, East Timor, Indonesia, Laos, Philippines, Singapore,
Thailand và Vietnam).

+ Đặc điểm:

  Các đơn vị hành chính – lãnh thổ không có chủ quyền.

 Hệ thống các cơ quan nhà nước (cơ quan quyền lực, cơ quan hành chính, cơ quan cưỡng
chế) thống nhất từ trung ương đến địa phương.

 Có 1 hệ thống pháp luật thống nhất trên toàn lãnh thổ.

 Công dân có 1 quốc tịch.

-        Nhà nước liên bang: Gồm 2 hay nhiều nhà nước thành viên hợp thành (bao gồm
Malaysia và Myanmar).

+ Đặc điểm:

 Các nhà nước thành viên có chủ quyền riêng nhưng thống nhất với nhau về mặt quốc
phòng, an ninh, đối ngoại.

  Có chủ quyền chung, đồng thời mỗi nhà nước thành viên cũng có chủ quyền riêng.

   Có 2 hệ thống pháp luật (của nhà nước liên bang và nhà nước thành viên).

v  Chính thể:

-        Chính thể quân chủ:

·         Quân chủ chuyên chế (Brunei) là chế độ quân chủ tuyệt đối, là chính thể mà quân chủ
nắm thực quyền. Hiến pháp không tồn tại trong chế độ này.

·         Quân chủ lập hiến (Quân chủ đại nghị, bao gồm Cambodia, Malaysia và Thailand)
là 1 hình thức tổ chức nhà nước mà trong đó tồn tại vua nhưng đa phần không nắm thực
quyền và quyền lực thường nằm trong tay Quốc hội do Đảng chiếm đa số ghế đứng đầu.
Đảng này cũng có quyền tự mình hoặc liên minh với Đảng khác để thành lập chính phủ có
thủ tướng là thành viên của Đảng đó.

-        Chính thể cộng hòa:

·         Cộng hòa đại nghị (Nghị viện, bao gồm East Timor, Laos, Singapore và Vietnam) là
1 hình thức cộng hòa mà nguyên thủ quốc gia được bầu ra và quốc gia đó có 1 nghị viện
mạnh, các thành viên chính của bộ phận hành pháp được chọn ra từ nghị viện đó.

·         Cộng hòa tổng thống (Indonesia, Philippines và Myanmar) là 1 hệ thống chính phủ
mà trong đó coq quan hành pháp tồn tại và ngự trị tách biệt khỏi cơ quan lập pháp. Cơ quan
hành pháp này không có trách nhiệm gì đối với cơ quan lập pháp và trong mọi hoàn cảnh thì
cơ quan lập pháp không thể giải tán cơ quan hành pháp.

v  Chế độ chính trị:

- Chuyên chính dân chủ tư sản với chế độ dân chủ tư sản đặc trưng bằng các phương pháp
dân chủ hạn chế và hình thức. Dân chủ tư sản là chế độ, hình thức quản lí nhà nước của giai
cấp tư sản lãnh đạo, được thiết lập sau khi thủ tiêu chế độ phong kiến và được thực hiện bằng
những biện pháp bao gồm ban hành hiến pháp; thực hiện nguyên tắc phổ thong đầu phiếu để
thành lập nghị viện và các cơ quan đại diện khác; thực hiện nguyên tắc “tam quyền phân
lập”; tuyên bố nguyên tắc “mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, quyền tư hữu tài sản là
quyền bất khả xâm phạm).

-        Chuyên chính dân chủ vô sản, chế độ dân chủ xã hội được đặc trung bằng việc sử
dụng các hình thức dân chủ thực sự, rộng rãi. Chuyên chính dân chủ vô sản là sự thống trị về
chính trị của nhân dân, bao gồm công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc và các cá
nhân thân sĩ; lấy công nhân, nông dân và trí thức yêu nước làm nền tảng do Đảng Cộng sản –
đại diện tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo. Chuyên chính dân chủ vô sản là thành
quả thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân

10. Vai trò người đứng đầu nhà nước trong hệ thống chính trị các nước Đông Nam Á
hiện nay
11. Tổ chức bộ máy nhà nước trung ương ở nhà nước ĐNA hiện nay
Khái niệm:

- Nhà nước là một tổ chức xã hội đặc biệt của quyền lực chính trị được giai cấp thống trị
thành lập nhằm thực hiện quyền lực chính trị của mình.

- Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước được tổ chức và hoạt động theo
nguyên tắc nhất định nhằm thực hiện những nhiệm vụ và chức năng của nhà nước.

Đặc điểm chung của bộ máy nhà nước:

-        Là công cụ chuyên chính của giai cấp thống trị về kinh tế, chính trị, tư tưởng trong xã hội,
bảo vệ trước hết lợi ích của giai cấp cầm quyền.

-        Nắm giữ đồng thời 3 loại quyền lực trong xã hội: quyền lực kinh tế, quyền lực chính trị và
quyền lực tinh thần.

-        Sử dụng pháp luật – phương tiên có hiệu lực nhất, để quản lí xã hội và việc quản lí này
được tiến hành chủ yếu dưới 3 hình thức cơ bản: xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật
và bảo vệ pháp luật.

-        Vận dụng 2 phương pháp chung cơ bản là thuyết phục và cưỡng chế để quản lí xã hội (phụ
thuộc bản chất của nhà nước).
* Cơ quan nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, là tổ chức (cá nhân) mang
quyền lực Nhà nước được thành lập và co thẩm quyền theo quy định của pháp luật nhằm thực
hiện nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước.

v  Người đứng đầu nhà nước (chức năng + quyền hạn):

-        Các nước theo Quân chủ chuyên chế: nguyên thủ quốc gia là Quốc vương. Quyền lực tối
cao của Nhà nước tập trung vào tay Quốc vương. Các bộ trưởng (bao gồm cả Thủ tướng) do
Quốc vương chỉ định để nắm giữ các vị trí then chốt và chịu ảnh hưởng bởi Quốc vương. Quốc
vương lãnh đạo 5 hội đồng, bao gồm Hội đồng Cơ mật, Hội đồng Kế vị, Hội đồng Tôn giáo, Hội
đồng Bộ trưởng và Hội đồng Lập pháp.

-      Các nước theo Quân chủ lập hiến: nguyên thủ quốc gia là vua nhưng thực quyền bị hạn
chế rất nhiều, nhà vua chỉ mang tính chất tượng trưng, đại diện cho truyền thống, sự thống nhất
quốc gia. Tuy nhiên ở Thái Lan, vua không chỉ là người đại diện quốc gia mà còn mang tính chât
tôn giáo (Phật giáo) và được người dân tôn thờ. Chính vì vậy, nhà vua có nhiều lần can dự vào
chính trường tại quốc gia này. Đối với các nước còn lại, người chịu trách nhiệm quản lí là Thủ
tướng, có nhiệm vụ:

+ Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.

+ Thống nhất quản lí kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường,
thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia.

+ Tổ chức đàm phán, kí điều ước Quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền người đứng đầu
nhà nước.

-        Các nước theo Cộng hòa đại nghị: người đứng đầu là Chủ tịch nước hoặc Tổng thống.

+ Do Quốc hội bầu ra và chịu trách nhiệm trước Quốc hội.

 + Có quyền công bố pháp luật, bãi miễn thủ tướng và các thành viên Chính phủ.

+ Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao.

+ Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân.

+ Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài.

- Các nước theo Cộng hòa tổng thống: người đứng đầu nhà nước là Tổng thống.

+ Bảo vệ Hiến pháp và thực thi các luật do Quốc hội lập ra.

+ Lựa chọn người giữ chức Thủ tướng.

+ Bổ nhiệm các đại sứ, đại diện ngoại giao.

+ Thực hiện chức năng tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, phong hàm cao cấp trong lực
lượng vũ trang.
+ Nguyên thủ là mắt xích nằm giữa lập pháp và hành pháp, điều phối và cân bằng quyền
lực giữa Quốc hội và Chính phủ, bảo đảm sự thống nhất, ổn định của bộ máy nhà nước,
bảo vệ sự thống nhất của quốc gia và đoàn kết dân tộc.

12. Chính quyền địa phương ở các nước ĐNA hiện nay

Khái niệm: Chính quyền địa phương là một tổ chức hành chính có tư cách pháp
nhân được hiến pháp và pháp luật công nhận sự tồn tại vì mục đích quản lý một khu vực nằm
trong một quốc gia. => CQDP là cơ quan nhà nước ở địa phương.

Vai trò của CQĐP (5)

- Chính quyền địa phương là một trong những mắt xích cơ bản của mối liên hệ
giữa nhân dân với các cơ quan nhà nước.
- Chính quyền địa phương có nhiệm vụ thay mặt nhân dân địa phương, căn cứ vào
nguyện vọng của nhân dân địa phương, trong phạm vi pháp luật cho phép quyết định những vấn
đề có liên quan đến đời sống của nhân dân địa phương.
- Chính quyền địa phương là trung tâm tổ chức việc thực hiện các quyết định của
các cơ quan nhà nước cấp trên, là nơi trực tiếp thực hiện mọi đường lối, chủ trương, chính sách,
pháp luật của của cơ quan trung ương.
- Chính quyền địa phương là trung tâm điều hòa phối hợp hoạt động của tất cả các
cơ quan nhà nước trực thuộc địa phương và đóng trên lãnh thổ địa phương.
- Chính quyền địa phương là nơi mọi người dân có thể dễ nhất cho việc bày tỏ
những nguyện vọng của mình.

-Cơ cấu tổ chức của CQDP: nói chung có 2 loại:

+ Nhà nước chính thể liên bang: Malaysia, Mianmar

+Nhà nước chính thể đơn nhất: các nước còn lại

 Ở các nhà nước Liên bang thì CQDP là các tiểu bang và các tiểu bang này đều có tính
tự trị cao. Việc tổ chức chính quyền Nhà nước được quy định bằng Hiến pháp, thể hiện mối
tương quan qua lại giữa Nhà nước Trung ương liên bang và Nhà nước địa phương tiểu bang.
Các Hiến pháp chỉ ra ranh giới giữa quyền lực Nhà nước Trung ương liên bang và quyền lực Nhà
nước địa phương tiểu bang. Thẩm quyền của các vùng lãnh thổ do pháp luật của các tiểu bang
quy định.
 Ở các nhà nước đơn nhất thì khái niệm Nhà nước ở địa phương được dùng để chỉ hoạt
động của các cơ quan Nhà nước được thành lập ra và hoạt động trong phạm vi một vùng lãnh thổ
đất nước (các đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương). CQDP trực thuộc Trung ương, được
lập ra nhằm thỏa mãn nhu cầu phải quản lý Nhà nước ở địa phương hay nói cách khác là nhằm
bảo đảm thực hiện tốt tất cả biện pháp cai trị những vùng lãnh thổ xa xôi của Nhà nước. Mối
quan hệ giữa Trung ương và địa phương được quy định trong các bản văn có hiệu lực pháp lý
dưới Hiến pháp, luật thường, các văn bản pháp quy của Chính phủ (cơ quan hành pháp). Tác
dụng: tăng cường tính trực thuộc của các đơn vị hành chính (địa phương) và Nhà nước Trung
ương thông qua bộ máy hành chính Trung ương

-Cụ thể:

+ Nhà nước Liên bang: Đứng đầu là Liên bang, tiếp theo là Bang, dưới là chính quyền
địa phương bao gồm 3 cấp: Thành phố, huyện, thị xã.

Chính phủ Liên bangChính phủ BangChính quyền địa phương

Người đứng đầu Chính phủ Liên bang là Thủ hiến. Ở mỗi Bang có cơ quan lập pháp,
hành pháp, tư pháp. Người đứng đầu các Bang là Tiểu vương Hồi giáo hoặc Thống đốc. Về phần
chính quyền địa phương, sẽ lấy ví dụ cụ thể nhà nước liên bang Malaysia:

 Chính quyền địa phương được chia thành 3 loại:

+Hội đồng cấp thành phố

+Hội đồng cấp huyện

+Hội đồng cấp thị xã

+Nhà nước đơn nhất: Trung ươngChính quyền địa phương (thành phố, huyện, thị xã)

-Quyền hạn, chức năng:

+Nhà nước Liên bang: Chính phủ Liên bang có quyền thông qua các đạo luật liên quan
tới tiểu bang trên tinh thần Hiến pháp toàn liên bang.

Nếu xảy ra các tranh chấp về hành chính, hình sự,… ở tiểu bang thì sẽ do Liên bang giải
quyết.

+Nhà nước Đơn nhất: Hội đồng nhân dân được quyền đưa ra các văn bản dưới luật liên
quan đến khu vực của mình
Nếu xảy ra các tranh chấp ở địa phương thì sẽ do chính quyền Trung ương giải quyết.

-Mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và địa phương: phụ thuộc, giúp đỡ hỗ trợ,
giám sát

+Phụ thuộc:

CQDP hoạt động theo tinh thần Hiến pháp của Liên bang: trực tiếp thực hiện sự chỉ đạo
của Trung ương, hoàn thành tất cả các hoạt động do Trung ương đề ra.

Các công việc liên quan đến đối ngoại, quân đội do Chính quyền Trung ương giải quyết

CQDP phụ thuộc vào ngân sách do Chính quyền Trung ương cấp

CQDP thu thuế và nộp ngân sách cho Chính quyền Trung ương

+Giúp đỡ hỗ trợ:

Hỗ trợ giữ gìn an ninh trật tự xã hội

Phân bổ kinh phí tùy thuộc vào tình hình phát triển kinh tế xã hội của từng vùng

Hỗ trợ chuyên gia để giúp đỡ CQDP trong các chương trình phát triển kinh tế xã hội

Hỗ trợ CQDP trong các vấn đề liên quan đến các khu vực khác (ví dụ như tranh chấp
giữa hai khu vực chẳng hạn)

+Giám sát:

Trung ương giám sát hoạt động của CQDP theo tinh thần Hiến pháp

CQDP giám sát hoạt động của Trung ương ngay tại địa bàn của mình

13. Đặc điểm hệ thống đảng chính trị ở các nước ĐNA hiện nay
- Hệ thống đảng chính trị ra đời trong giai đoạn đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Cơ sở kinh tế - xã hội của đảng chính trị bị phân tán và còn yếu kém.
- Mang tính nhân dân rộng rãi.
- Ảnh hưởng chủ nghĩa dân tộc, tôn giáo nặng nề.
- Sau Cách mạng tháng 10 Nga, hình thành nên giai cấp vô sản và giai cấp tư sản. Dù phân
chia đối tượng rạch ròi nhưng mục đích của hai bên vẫn giống nhau.
- Hoặc đơn đảng hoặc liên minh đảng cầm quyền, không có lưỡng đảng.
- Ra đời ồ ạt trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
- Ngoại trừ các nước xã hội chủ nghĩa (Việt Nam, Lào), đảng cộng sản không còn tồn tại ở
những quốc gia Đông Nam Á khác.
Vì: (hiểu thêm)
- Trước đây, trong quá trình đấu tranh, giai cấp vô sản đã hỗ trợ giai cấp tư sản đấu tranh
nhưng sau khi đã giành được độc lập dân tộc thì chính họ lại bị giai cấp tư sản phản bội. Hơn
nữa, đảng chính trị ở các nước Đông Nam Á bị chủ nghĩa dân tộc chi phối nhiều.
- Chủ nghĩa Mao Trạch Đông có khuynh hướng tư tưởng chính trị tiểu tư sản dân tộc, ra đời
khi đất nước chủ yếu là tiểu nông và bị bao bọc bởi văn hóa chính trị sùng bái cá nhân và quyền
lực. Bên cạnh đó còn có chủ trương khởi nghĩa vũ trang, sử dụng bạo lực cách mạng, sử dụng
phương pháp đấu tranh từ khủng bố cá nhân đến bạo lực quần chúng.
 Đảng cộng sản phải trả giá quá nặng (nay chỉ còn Việt Nam, Lào), dần bị loại bỏ ở những
quốc gia Đông Nam Á còn lại.
 Chế độ độc tài (Phát xít và chủ nghĩa Mao Trạch Đông) đã tác động và loại bỏ đảng cộng
sản.
14. Một số đảng chính trị lớn ở các nước ĐNA hiện nay
15. Truyền thuyết lịch sử-sử liệu học về hệ thống chính trị các nước ĐNA hiện nay
- Truyền thuyết lịch sử ở Đông Nam Á
+ Đông Nam Á, vốn là khu vực địa lý thuận lợi để phát triển nông nghiệp từ xa xưa, kéo theo đó
là sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế cũng như là sự ra đời của hàng loạt các quốc gia
nhỏ ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ không ngừng đó, con người
Đông Nam Á luôn tự nhắc nhở bản thân về cội nguồn dân tộc, chủ quyền lãnh thổ hay sự ra đời
của các vị thần thông qua một thể loại văn học truyền miệng, truyền thuyết. 
+ Khái niệm truyền thuyết được dùng với nội hàm như ngày nay đã phải trải qua nhiều tranh
luận, bàn cãi của các nhà nghiên cứu, học giả để định hình khái niệm. Tuy nhiên, nhìn chung,
“Truyền thuyết là một thể tìa truyện kể truyền miệng nằm trong loại hình tự sự dân gian. Nội
dung cốt truyện kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc các phong vạt địa phương theo quan
điểm của nhân dân. Biện pháp nghệ thuật phổ biến là khoa trương, phóng đại đồng thời nó cũng
sử dụng những yếu tố hư ảo thần kì như cổ tích và thần thoại.” theo (Truyền thuyết anh hùng dân
tộc trong loại hình tự sự dân gian Việt Nam, NXB KHXH. 1971).
+ Truyền thuyết lịch sử là những truyện kể dân gian về các nhân vật và sự kiên liên quan đến lịch
sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo, thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân
dân đối với các sự kiện và nhân vật được kể. Tuy nhiên, truyền thuyết lịch sử thường không chú
ý đến việc đảm bảo tính đầy đủ và tuần tự theo thời gian của các sự kiện lịch sử, không phải bất
cứ nhân vật nào hay sự kiện lịch sử nào cũng trở thành trung tâm phản ánh của truyền thuyết.
Truyền thuyết lịch sử có thể ghi lại những sự kiện lịch sử của thời khuyết sử hoặc chọn lọc
những sự kiện theo quan niệm của nhân dân, thường được chia làm 3 loại:
 Truyền thuyết về các sự kiện lịch sử
 Truyền thuyết về sự hình thành quốc gia - dân tộc
 Truyền thuyết về các vị anh hùng trong chiến đấu
 Thông qua truyền thuyết lịch sử, ta có thể nhận thấy:
Nhận thức của con người về chủ quyền quốc gia dân tộc:
Truyền thuyết lịch sử ở các nước Đông Nam Á thường bám lấy lịch sử hình thành của mỗi cộng
đồng tộc người, chẳng hạn như địa lý cư trú, sự ra đời của nhà nước sơ khai hay hướng tới chủ
quyền độc lập tự chủ của một quốc gia sơ khởi. Điểm chung của truyền thuyết lịch sử ở Đông
Nam Á luôn thể hiện sự trưởng thành về ý thức con người. Đó là ý thức về quốc gia, dân tộc
đồng thời với nó là ý thức cội nguồn. Khi xã hội càng phát triển, con người đã đạt được những
thành tựu nhất định thì họ càng có ý thức về bản thân mình, muốn tô điểm cho nguồn gốc, phẩm
chất của mình. Truyền thuyết ra đời để chuyển tải nội dung đó. Đối với các nước Đông Nam Á,
truyền thuyết hình thành và phát triển gắn liền với sự ra đời của một quốc gia dù ở bất kỳ một
dạng thức nào. 
Hoạt động của nhà nước trong việc tham trị nước
Đối với các nước Đông Nam Á, các mảng truyền thuyết hình thành và phát triển gắn liền với
sự ra đời của Nhà nước sơ khai dù ở bất kỳ một dạng thức nào; các ông vua, bà chúa hay tướng
tài, người khéo,… Truyền thuyết của một nước thể hiện quan niệm, nhận thức của dân tộc đối
với môi trường xung quanh và nguồn gốc sự hình thành nhà nước và cách xây dựng nhà nước
của dân tộc đó. Truyền thuyết luôn gắn bó với sự thật, với lịch sử, phản ánh những sự kiện trọng
đại của dân tộc. Đó là ý thức về quốc gia, dân tộc đồng thời với nó là ý thức cội nguồn. Khi xã
hội càng phát triển, con người đã đạt được những thành tựu nhất định thì họ càng có ý thức về
bản thân mình, muốn tô điểm cho nguồn gốc, phẩm chất của mình và truyền thuyết ra đời để
chuyển tải nội dung đó. Phân tích kỹ nội dung, ta nhận thấy có sự đan xen giữa hai quá trình
dựng nước và giữ nước. 
Đối với truyền thuyết dân gian Lào, câu chuyện Vua Khún Blom sai người chặt Dây Khưa
Khẩu Cạt đã mở đầu thời kỳ khai khẩn đất hoang của người mường Theng:
Khún Blom là con của thượng đế Phya Theng xuống trần gian, vì yêu mến cõi sống của loài
người đã cắt đứt mối quan hệ giữa “Cõi trời” và “cõi người’’. Ông tự nguyện trở thành ông
vua đầu tiên trong truyền thuyết dân gian Lào, chăm lo việc cày cấy của dân. Ông chia đất,
của cải, binh lính, dân cho bảy người con, dạy chúng mọi thứ và cho tỏa đi khắp các miền đất
nước. Qua đó, ta nhận thấy được thuở lập và dựng nước của người Lào thông qua truyền
thuyết Khún Blom chia đất mường, của cải và dân cho bảy người con trai đi ‘làm vua’ ở bản
mường để mở mang xây dựng đất nước.
Sự phát triển thể loại truyền thuyết địa danh thời cận đại có biểu hiện phức tạp hơn trong cốt
truyện vì giờ đây, cốt truyện còn kể thêm cuộc đấu tranh của các nhân vật truyền thuyết với cuộc
đấu tranh với kẻ thù của mình trong hoàn cảnh mới. Dĩ nhiên, kẻ thù không chỉ gây hại cho một
mình nhân vật truyền thuyết, mà thực chất, nó đã trở thành nhân vật đối kháng của cả cộng
đồng. 
Tổ chức của bộ máy nhà nước:
Truyền thuyết lịch sử ở các nước Đông Nam Á không chỉ chủ yếu phản ánh quá trình dựng
nước, giữ nước của các quốc gia. Ngoài ra Truyền thuyết lịch sử ở các nước Đông Nam Á thực
chất chính là sự thể hiện về tư duy địa - chính trị về tổ chức bộ máy nhà nước, sự xuất hiện của
vua nhầm cai quản một quốc gia.
Vai trò sử liệu về nền chính trị ở Đông Nam Á 
Sử liệu là những tài liệu và sử liệu lịch sử (từ điển tiếng việt)
Đặc điểm của sử liệu: Sử liệu bao giờ cũng nghèo nàn và kém phong phú hơn bản thân hiện
tượng lịch sử. Bản chất và đặc điểm của sử liệu phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử sinh ra nó đồng
thời giá trị của sử liệu phụ thuộc vào năng lực của nhà nghiên cứu.
Qua những câu chuyện truyền thuyết có thể thấy được sự tranh chấp đất đai, mối quan hệ
giữa các dân tộc. Từ đó có thể nhìn nhận được thái độ chính trị của các nhà nước phong kiến vào
thời bấy giờ.
Theo truyền thuyết Huyền Trân công chúa, ta có thể thấy Quan hệ của nhà nước Đại Việt
và Chăm Pa cổ xưa. Việc xung đột và tranh chấp lãnh thổ đất đai của 2 nhà nước Chăm Pa và
Đại Việt qua việc nhà Trần đã bội ước khi cứu công chúa Huyền Trân khỏi cái chết trên giàn
hỏa thiêu theo tục lệ của người Chăm (chết theo chồng- Chế Mân, khi chồng mất). Vì tức
giận người Chăm đã đòi lại vùng đất Ô Lý vốn là quà cưới của vua Chế Mân ngày trước.
Thông qua truyền thuyết phần nào có thể thấy được quan hệ chính trị giữa các nhà nước
phong kiến Đông Nam Á. Theo truyền thuyết, hoàng tử Sang Nila Utama đến từ xứ
Palembang (thủ đô của Srivijaya), trong chuyến đi săn đã gặp một con vật lạ mà chàng chưa
bao giờ nhìn thấy. Coi đó là điềm lành, chàng liền đặt cho thành phố nơi xuất hiện con vật lạ
cái tên là “Thành phố Sư tử” hay Singapura, mà theo tiếng Sanskrit thì "simha" có nghĩa là
sư tử, còn "pura" có nghĩa là thành phố. Lúc bấy giờ, thành phố này nằm dưới sự cai quản
của năm vị vua của Singapura cổ đại. Nằm ở vị trí địa đầu của bán đảo Mã Lai, là điểm quy
tụ tự nhiên của các đường hàng hải.
 Vậy, ta có thể thấy rằng, Truyền thuyết là cơ sở cho các nhà sử học tham khảo về các giai
đoạn lịch sử dân tộc.

You might also like