You are on page 1of 7

Luyện thi lớp 10 (Bài nâng cao)

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đề 1. Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong “Làng” của Kim Lân
I. Mở bài
Tình yêu quê hương, đất nước vốn là tình cảm thiêng liêng và cao quý của mỗi người Viê ̣t
Nam chúng ta. Tình yêu ấy có khi bắt đầu từ tình yêu với những cái rất bình dị, bình thường nhưng
đã từng gắn bó nă ̣ng sâu với mỗi con người sinh ra và lớn lên trên những vùng quê nghèo khó.
Truyê ̣n ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân cũng viết về cái tình cảm da diết ấy. Đă ̣c biê ̣t, thành
công của tác giả là đã diễn tả tình cảm, tâm lý chung ấy trong sự thể hiê ̣n cụ thể, sinh đô ̣ng ở mô ̣t
con người, trở thành mô ̣t nét tâm lí sâu sắc ở nhân vâ ̣t ông Hai – nhân vâ ̣t chính của truyê ̣n.
II. Thân bài
1. Vài nét khái quát
Kim Lân là cây bút sở trường về truyện ngắn và rất thành công về đề tài người nông dân.
Kim Lân viết không nhiều nhưng những truyện ngắn của ông thường gây ấn tượng độc đáo, đặc
sắc về những con người một đời gắn bó với ruộng đồng. Truyện ngắn “Làng” được viết vào những
ngày đầu cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. Truyện có kết cấu đơn giản, xoay quanh
nhân vật ông Hai và tình yêu của ông đối với làng chợ Dầu. Tình yêu ấy đã quyện hòa sâu sắc với
lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến. Tình cảm ấy ở nhân vật đã được thể hiện sắc nét bằng
nghệ thuật tự sự tài hoa của Kim Lân.
2. Biểu hiện tình yêu làng hòa quyện với tình yêu nước của nhân vật
2.1 Nhớ làng da diết
Chiến tranh lan đến vùng quê ông, chính quyền vâ ̣n đô ̣ng các gia đình đưa người già, phụ
nữ, trẻ em đi tản cư. Thực tình, ông Hai không muốn đi tản cư mô ̣t tí nào. Vâ ̣y nên, ta hiểu vì sao,
ở nơi tản cư, không lúc nào ông nguôi nỗi nhớ làng. Kim Lân đã thể hiện nỗi nhớ làng của ông Hai
mới cảm động làm sao : “Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc
với anh em. Ồ, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra… Ông lại muốn về làng… Chao ôi!
Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.”. Nỗi nhớ da diết giúp ta thấm thía cái tình sâu nặng của ông
với làng quê, với kháng chiến, với cách mạng. Đó cũng là lí do vì sao cứ tối tối, ông luôn có nhu
cầu sang nhà bác Thứ nói chuyê ̣n. Bởi lẽ, những lúc ấy ông lại được thổ lộ nỗi nhớ làng da diết của
ông.
2.2 Quan tâm đến tin tức của làng, tin tức kháng chiến
Tình yêu ấy, sự gắn bó ấy còn được thể hiện trong việc ông Hai luôn quan tâm đến tin tức
của làng, đến tin tức kháng chiến của quân ta, trong đó có cái làng Chợ dầu rất “tinh thần” của
ông. Một buổi trưa như bao buổi trưa, ông ra phòng thông tin nghe đọc báo. Trước những tin chiến
thắng dồn dập của quân ta, ông Hai như mở cờ trong bụng. Ông bước ra khỏi phòng thông tin trong
tâm trạng đầy phấn chấn : “ruột gan ông lão cứ múa cả lên… bao nhiêu ý nghĩ vui thích chen chúc
trong đầu óc”. Niềm vui của ông Hai là niềm vui của một người nông dân kháng chiến, niềm vui
của một người giàu lòng yêu nước, giàu tinh thần tự hào dân tộc.
2.3 Diễn biến tâm trạng khi nghe làng theo Tây
Kim Lân đã thấu hiểu và diễn tả thâ ̣t sinh đô ̣ng, cảm đô ̣ng, nét tâm lí này của người nông
dân. Đă ̣c biê ̣t, ngòi bút miêu tả tâm lí của tác giả càng tỏ ra sâu sắc khi đă ̣t nhân vâ ̣t ông Hai vào
mô ̣t tình huống thử thách để bô ̣c lô ̣ chiều sâu tâm hồn nhân vâ ̣t. Đó là tình huống ông Hai đô ̣t ngô ̣t
nghe tin dữ: làng chợ Dầu của ông theo giă ̣c. Cái tin ấy đến với ông vào mô ̣t buổi trưa ông đang
phấn chấn trước những tin thắng trâ ̣n của quân ta mà ông vừa đọc được trong tờ báo của phòng
thông tin. Cái tin ấy đến với ông quá đô ̣t ngô ̣t, khiến ông sững sờ đến nỗi “cổ ông lão nghẹn ắng
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 1
Trung tâm bồi dưỡng văn hóa Kiến Văn, số 254 - 256 đường 30.4
Biên soạn: Huỳnh Thị Thu Ba - ĐT: 0983.527.579
Luyện thi lớp 10 (Bài nâng cao)
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được”. Khi trấn tỉnh lại được
phần nào, ông đã cố gă ̣ng hỏi để hi vọng cái tin ấy chỉ là mô ̣t giấc chiêm bao. Nhưng người đưa tin
kể lại rành rọt quá và còn khẳng định là họ vừa ở dưới ấy lên, khiến ông không còn gì nghi ngờ nữa
cả. Từ lúc ấy, ông Hai rơi vào tâm trạng đâu đớn, tủi hổ càng lúc càng nă ̣ng nề. Suốt ngày ông
không bước ra đến ngõ. Ông chỉ quanh quẩn trong gian nhà châ ̣t hẹp, lắng tai nghe ngóng hiện tình
bên ngoài. “Một đám đông túm lại ông cũng để ý, năm ba tiếng cười nói xa xa ông cũng chột dạ .
Cứ thoáng nghe thấy tiếng Tây, Viê ̣t gian … là ông lùi ra một góc nhà, nín thin thít. Thôi lại
chuyện ấy rồi”. Tác giả đã diễn tả mô ̣t cách cụ thể và sâu sắc tâm trạng nă ̣ng nề đến thành mô ̣t nỗi
sợ sê ̣t ám ảnh.
Cũng từ lúc có cái tin ấy, không khí nă ̣ng nề bao trùm gia đình ông. Cả nhà, từ ông Hai, bà
Hai đến lũ trẻ con đều sống trong tâm trạng nơm nớp lo sợ, không ai dám nói to, trẻ con không
dám cười đùa. Lòng tự hào về làng quê của ông đã bị tổn thương rất lớn. Càng khốn đốn hơn khi
mà mụ chủ nhà tỏ ý không muốn cho gia đình ông ở nữa, vì nghe nói có lê ̣nh không chứa những
người của làng chợ Dầu theo Tây. Trong lúc dường như là tuyê ̣t đường sinh sống, ông Hai thoáng
có ý nghĩ “hay là trở về làng” . Nhưng ông đã gạt ngay ý nghĩ ấy bởi về làng bây giờ là đồng
nghĩa với việc theo Tây, bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ, là cam chịu trở lại kiếp nô lê ̣ nhục nhã mà mới
chỉ nghĩ đến ông đã thấy rùng mình. Bởi thế, ông Hai đã tự xác định mô ̣t cách đau đớn nhưng dứt
khoát: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Quả thâ ̣t, chính tình thế ấy
càng bô ̣c lô ̣ sâu sắc tình yêu làng quê đã thống nhất với lòng yêu nước ở mô ̣t người nông dân bình
thường như ông Hai. Và đấy cũng chính là nét mới trong tình cảm và nhâ ̣n thức của quần chúng
cách mạng mà văn học thời kì kháng chiến đã thể hiê ̣n được.
Trong tâm trạng buồn khổ quá mà không thể tâm sự cùng ai, ông Hai chỉ biết thủ thỉ với
đứa con Út còn ngây thơ của mình. Ông nói như để ngỏ lòng mình, như để mình lại minh oan cho
mình nữa. Đó là tấm lòng trước sau gắn bó với quê hương, mô ̣t lòng mô ̣t dạ với đất nước, với cụ
Hồ. Để rồi, câu chuyê ̣n được “gỡ nút” bằng mô ̣t sự tình cờ vẫn thường gă ̣p trong kháng chiến: sự
xuất hiê ̣n đúng lúc của ông chủ tịch làng để cải chính những lời đồn đại nhức nhối kia. Chỉ mô ̣t vài
lời của ông chủ tịch mà như có phép hồi sinh. Ông Hai trở lại là ông Hai xưa, có lẽ, chưa ai trên
đời khoe cái sự “Tây nó đốt nhà tôi rồi, đốt nhẵn” mô ̣t cách hả hê, sung sướng như ông. Bởi, trong
sự cháy rụi của nhà ông, của làng ông là sự hồi sinh của mô ̣t làng chợ Dầu khác, vừa là mô ̣t cái
làng ông đã từng yêu, vừa là mô ̣t cái làng xứng đáng với tình yêu ấy: làng chợ Dầu kháng chiến. Ai
cũng mừng cho ông, mụ chủ nhà tinh quái cũng mừng cho ông. Chúng ta chia sẻ cùng những nỗi
niềm hạnh phúc kì lạ đó của các nhân vâ ̣t trong truyê ̣n ngắn của Kim Lân, bởi chúng ta hiểu họ:
những con người mô ̣t lòng yêu làng, yêu đất nước, yêu Cách mạng
3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
Trong văn học Cách mạng Việt Nam đã có nhiều tác phẩm thể hiê ̣n tình cảm gắn bó sâu
nă ̣ng của nhân dân với và đất nước, nhưng có lẽ truyê ̣n ngắn “Làng” của Kim Lân ở trong số
những tác phẩm thành công sớm nhất với cách diễn đạt thâ ̣t bình dị, tự nhiên và đă ̣c sắc. Có được
thành công này chính vì tác giả rất am hiểu và gắn bó với những người nông dân và cuô ̣c sống
nông thôn nơi quê ông cùng mô ̣t phong cách viết truyê ̣n ngắn vững vàng, đă ̣c sắc của chính tác giả.
Thành công của truyê ̣n, ngoài nghê ̣ thuâ ̣t xây dựng tình huống và miêu tả tâm lí tinh tế còn phải kể
đến đă ̣c sắc của ngôn ngữ nghê ̣ thuâ ̣t - ngôn ngữ nhân vâ ̣t và ngôn ngữ trần thâ ̣t. Bằng sự gần gũi
và am hiểu cuô ̣c sống của người nông dân, nhà văn đã để cho nhân vâ ̣t quần chúng của mình được
nói năng, suy nghĩ, hành đô ̣ng mô ̣t cách hết sức tự nhiên mà bô ̣c lô ̣ được tâm lí, cá tính hết sức sinh
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 2
Trung tâm bồi dưỡng văn hóa Kiến Văn, số 254 - 256 đường 30.4
Biên soạn: Huỳnh Thị Thu Ba - ĐT: 0983.527.579
Luyện thi lớp 10 (Bài nâng cao)
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
đô ̣ng. Ông Hai vì thế hiện lên thật chân thực và giàu sức khái quát, tiêu biểu cho người nông dân
kháng chiến.
III. Kết bài
Có thể nói, linh hồn của truyê ̣n ngắn “Làng” là nhân vâ ̣t ông Hai. Kim Lân đã đưa vào văn
học mô ̣t bức chân dung sống đô ̣ng, đẹp đẽ về người nông dân Việt Nam những ngày đầu kháng
chiến – những con người rất đỗi bình thường mà tình yêu làng, yêu kháng chiến, yêu cách mạng,
yêu đất nước đã hòa quyê ̣n thâ ̣t ngọt ngào, đằm thắm. Nhân vật sẽ sống mãi cùng những trang văn
tài hoa của Kim Lân, sẽ sống mãi trong lòng bạn đọc bao thế hệ về một điển hình cho những trái
tim Việt Nam yêu nước. Lại nhớ những câu thơ của Chế Lan Viên :
Ôi Tổ quốc, ta yêu như máu thịt
Như mẹ, như cha, như vợ, như chồng
Ôi Tổ quốc, nếu cần, ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông.

Đề 2. Cảm nhận về nhân vật ông Hai trong đoạn trích: “- Các ông, các bà …….. về nào”
(Trích Làng của Kim Lân)

I. Mở bài
Gắn bó với quê hương, tự hào về quê hương mình vốn là tình cảm sâu đậm trong tâm hồn
người Việt Nam. Từ lâu, câu ca dao:
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
vẫn thường được xem là một trong những câu thơ hay về tình yêu quê hương. Nhà văn Kim Lân
cũng viết về tình cảm quê hương đất nước tha thiết của người Việt Nam trong cuộc kháng chiến
chống Pháp trong truyện ngắn “Làng”. Đến với đoạn trích kể về chuyện ông Hai từ phòng thông tin
bước ra, gặp những người tản cư, trò chuyện cùng họ để rồi bất ngờ nghe tin dữ trong sự xấu hổ,
tủi nhục, đau đớn trong tác phẩm, ta sẽ hiểu thêm về vẻ đẹp ấy của ông Hai, của người nông dân
Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
II. Thân bài
1. Vài nét khái quát
Kim Lân là cây bút sở trường về truyện ngắn và rất thành công về đề tài người nông dân.
Kim Lân viết không nhiều nhưng những truyện ngắn của ông thường gây ấn tượng độc đáo, đặc
sắc về những con người một đời gắn bó với ruộng đồng. Truyện ngắn “Làng” được viết vào những
ngày đầu cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. Truyện có kết cấu đơn giản, xoay quanh
nhân vật ông Hai và tình yêu của ông đối với làng chợ Dầu. Tình yêu ấy đã quyện hòa sâu sắc với
lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến. Tình cảm ấy ở nhân vật đã được thể hiện sắc nét bằng
nghệ thuật tự sự tài hoa của Kim Lân.
2. Cảm nhận ông Hai trong đoạn trích
Ở làng tản cư, ông Hai luôn quan tâm đến tin tức của làng, đến tin tức kháng chiến của quân
ta, trong đó có cái làng Chợ dầu rất “tinh thần” của ông. Một buổi trưa như bao buổi trưa, ông ra
phòng thông tin nghe đọc báo. Trước những tin chiến thắng dồn dập của quân ta, ông Hai như mở
cờ trong bụng. Ông bước ra khỏi phòng thông tin trong tâm trạng đầy phấn chấn. Gặp một tốp
người tản cư, ông Hai mau miệng chào hỏi: “Các ông, các bà ở đâu ta lên đấy ạ?”. Ông không
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 3
Trung tâm bồi dưỡng văn hóa Kiến Văn, số 254 - 256 đường 30.4
Biên soạn: Huỳnh Thị Thu Ba - ĐT: 0983.527.579
Luyện thi lớp 10 (Bài nâng cao)
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
quên thăm hỏi về cuộc sống của những người vừa từ Gia Lâm lên ấy: “Ở Gia Lâm lên ạ! Lúa má
dưới ta thế nào, liệu có cấy được không bác?”. Nghe lời đáp đầy hân hoan: “Chả cấy thì lấy gì mà
ăn. Cấy tất ông ạ. Chân ruộng dưới chúng cháu còn tốt hơn trên này nhiều”, ông Hai vui lắm, tự
hào lắm. Kim Lân đã miêu tả trạng thái cảm xúc ấy của ông Hai thật thú vị: “Ông lão rít một hơi
thuốc lào, gật gù cái đầu: “Hừ, đánh nhau cứ đánh nhau, cày cấy cứ cày cấy, tản cư cứ tản cư…
Hay đáo để”. Niềm vui của ông Hai được nhen lên từ tinh thần, thái độ sống của con người Việt
Nam trong kháng chiến. Họ bình thản sống, bình thản mưu sinh, dù cuộc chiến có ác liệt nhường
nào. Con người Việt Nam là thế đó. Họ được tôi luyện để cứng cáp và trưởng thành hơn trong khó
khăn, thử thách.
Thế rồi, bất ngờ, ông quay sang hỏi: “Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà
nghe rát thế không?”. Một người đàn bà mau miệng: “Nó rút ở Bắc Ninh về qua Chợ Dầu, nó
khủng bố ông ạ”. Nghe hai tiếng Chợ Dầu, ông Hai liền “quay phắt lại lắp bắp hỏi”: “Nó… Nó
vào làng Chợ Dầu hở bác? Thế ta giết được bao nhiêu thằng?”. Ông Hai là vậy đó. Lúc nào, cái
làng Chợ Dầu cũng ở trong trái tim ông. Ông có một tình yêu và một niềm tin tuyệt đối vào tinh
thần yêu nước của người làng Chợ Dầu. Câu hỏi “Thế ta giết được bao nhiêu thằng?” đã thể hiện
rõ nét niềm tin tuyệt đối ấy của ông Hai vào tinh thần cách mạng của người dân làng ông. Ông
đang chờ đợi một câu trả lời để ông vui hơn nữa, tự hào hơn nữa về làng mình, quê hương mình.
Nhưng, ngoài sức tưởng tượng, câu trả lời của người đàn bà ấy đã khiến ông bàng hoàng:
“Có giết được thằng nào đâu. Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa!”. Cái giọng
đỏng đảnh, cong cớn của người đàn bà khiến ông Hai choáng váng. Cái tin ấy đến với ông quá đô ̣t
ngô ̣t, khiến ông sững sờ đến nỗi “cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi,
tưởng như đến không thở được”. Kim Lân đã miêu tả thật tinh tế trạng thái tinh thần của ông Hai
trong thời khắc ấy. Ông Hai rơi từ đỉnh cao của niềm hân hoan, hứng khởi sang đáy thẳm của sự
đau đớn, nhục nhã ê chề. Cái tin dữ ấy như dội vào ông gàu nước lạnh buốt, khiến ông tê điếng,
chết lặng. Ông không cất lời được nữa bởi cái cảm giác có “một cái gì vướng ở cổ”. Chỉ đến khi
trấn tỉnh lại được phần nào, ông đã cố gă ̣ng hỏi để hi vọng cái tin ấy chỉ là mô ̣t giấc chiêm bao,
giọng của ông lúc này đã “lạc hẳn đi”:”Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại…”. Câu hỏi bỏ
dở nửa chừng cho thấy ông Hai vẫn còn nửa tin nửa ngờ lắm lắm. Bởi, bao nhiêu năm sống và gắn
bó với người làng, ông Hai quá hiểu con người Chợ Dầu nhiệt huyết cách mạng hừng hực ra sao.
Ông không tin và không muốn tin điều tệ hại kia là sự thật. Nhưng, họ lại khẳng định quá chắc
chắn: “Thì chúng tôi vừa ở dưới ấy lên đây mà lại. Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi cơ ông ạ. Tây
vào làng, chúng nó bảo nhau vác cờ thần ra hoan hô. Thằng chánh Bệu thì khuân cả tủ chè, đỉnh
đồng, vải vóc lên xe cam nhông, đưa vợ con lên vị trí với giặc ở ngoài tỉnh mà lại”. Từng lời nói,
từng chi tiết, từng bằng chứng cứ như những mũi dao xuyên thấu con tim ông Hai. Đúng là “không
có lửa làm sao có khói”. Người đưa tin kể lại rành rọt quá và còn khẳng định là họ vừa ở dưới ấy
lên, khiến ông không còn gì nghi ngờ nữa cả. Ông Hai xấu hổ quá, bèn đứng dậy, chèm chẹp
miệng, đánh trống lảng: “Hà, nắng gớm, về nào…” rồi tìm cách đi thẳng. Kim Lân đã thấu hiểu và
diễn tả thâ ̣t sinh đô ̣ng, cảm đô ̣ng nét tâm lí của ông Hai. Đau đớn tột cùng và xấu hổ tột cùng. Làng
Chợ dầu đã bôi tro trát trấu vào mặt ông. Ông không còn đủ dũng khí để chường mặt ra nữa. Chậm
thêm vài ba phút, họ mà biết được ông Hai là người làng Chợ Dầu có lẽ họ không để ông yên. Hiểu
nỗi đau, nỗi thẹn này của ông, ta mới thấu cảm được cái tình yêu mãnh liệt mà ông dành cho làng
Chợ Dầu. Không yêu, không quý nó thì có lẽ ông không đau đớn, tủi nhục đến như vậy. Kim Lân

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 4
Trung tâm bồi dưỡng văn hóa Kiến Văn, số 254 - 256 đường 30.4
Biên soạn: Huỳnh Thị Thu Ba - ĐT: 0983.527.579
Luyện thi lớp 10 (Bài nâng cao)
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
đã thấu hiểu và diễn tả thâ ̣t sinh đô ̣ng, cảm đô ̣ng nét tâm lí của ông Hai trong từng chi tiết đặc sắc
của đoạn truyện.
III. Kết bài
Trong văn học Cách mạng Việt Nam đã có nhiều tác phẩm thể hiê ̣n tình cảm gắn bó sâu
nă ̣ng của nhân dân với đất nước, nhưng có lẽ truyê ̣n ngắn “Làng” của Kim Lân ở trong số những
tác phẩm thành công sớm nhất với cách diễn đạt thâ ̣t bình dị, tự nhiên và đă ̣c sắc. Chỉ đến với một
đoạn trích, chúng ta cũng đã cảm nhận được cái tình da diết của những người dân quê với quê
hương, đất nước. Bằng lối kể chuyện chân thực mà lôi cuốn, lựa chọn tình tiết đặc sắc, ngôn ngữ
đối thoại đượckhai thác khéo léo, uyển chuyển, Kim Lân đã giúp ta hiểu hơn tình cảm của ông Hai
và cũng là tình cảm của người nông dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
Đề 3. Cảm nhận đoạn trích: “Ông lão ôm thằng con út… nỗi khổ trong lòng ông cũng
vợi đi được đôi phần”.
I. Mở bài
Kim Lân là cây bút sở trường về truyện ngắn và rất thành công về đề tài người nông dân.
Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân được viết vào những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Pháp
của nhân dân ta. Ông Hai – nhân vật chính trong truyện là một người yêu làng, yêu nước. Tình yêu
ấy vừa rất chung nhưng lại vừa rất riêng, rất đô ̣c đáo. Đến với đoạn trích kể về chuyện ông Hai tâm
sự với đứa con út ngây thơ trong tác phẩm: “Ông lão ôm thằng con út….. nỗi khổ trong lòng ông
cũng vợi đi được đôi phần”, Kim Lân đã giúp chúng ta cảm nhận sâu sắc nét đẹp nổi bật ấy của
nhân vật.
II. Thân bài
1. Vài nét khái quát
Tình yêu làng hòa quyện, thống nhất với tình yêu nước là nét đẹp nổi bật của nhân vật ông
Hai, của những người nông dân Việt Nam kháng chiến. Dòng thác cách mạng đã cuốn họ vào cuộc,
bồi đắp cho họ những nét đẹp đáng trân trọng trong đời sống tinh thần, tình cảm. Ông Hai cũng
vậy. Ông yêu làng Chợ Dầu như yêu chính bản thân mình. Ông tự hào về tinh thần cách mạng của
người làng ông. Vậy nên, ta hiểu ông Hai đã bàng hoàng, đau đớn đến thế nào khi cái tin làng Chợ
Dầu theo Tây đến với ông trong một buổi trưa ở làng tản cư. Cái tin ấy khiến ông phải sống trong
trạng thái dày vò, lật trở không yên. Từ bàng hoàng, thảng thốt đến xót xa, tủi thẹn; đến lo sợ, thắc
thỏm. Để rồi, khi mụ chủ nhà đã có ý định không cho gia đình ông ở nữa, ông Hai ngỡ như “tuyệt
đường sinh sống”. Ông đã đi đến một quyết định dứt khoát mà đau đớn: “Làng thì yêu thật, nhưng
làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Thế là, trong tâm trạng buồn khổ tột cùng mà không thể tâm
sự cùng ai, ông Hai chỉ biết thủ thỉ với đứa con út còn ngây thơ của mình. Kim Lân quả đã rất tinh
tế khi thể hiện chiều sâu vẻ đẹp tâm hồn ông Hai bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí đặc sắc qua đoạn
trích này.
2. Cảm nhận về đoạn trích
a. Yêu làng, nhớ làng
Ta hãy lắng nghe những lời tâm sự của ông Hai:
“- Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai?
- Là con thầy mấy lị con u.
- Thế nhà con ở đâu?
- Nhà ta ở làng Chợ Dầu.
- Thế con có thích về làng Chợ Dầu không?
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 5
Trung tâm bồi dưỡng văn hóa Kiến Văn, số 254 - 256 đường 30.4
Biên soạn: Huỳnh Thị Thu Ba - ĐT: 0983.527.579
Luyện thi lớp 10 (Bài nâng cao)
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ:
- Có”.
Những câu hỏi ngỡ như chỉ để nựng nịu, yêu chiều với đứa con nhỏ ngây thơ, vậy mà ẩn
chứa bao nhiêu nỗi niềm của ông Hai trong đó. Sau câu hỏi “Con là con ai?”, ông lại hỏi “Thế nhà
con ở đâu?” thì quả là không bâng quơ chút nào. Ông Hai lại muốn được nghe đến hai tiếng “Chợ
Dầu” mà ông yêu nó vô bờ ấy. Vậy đó, dù cuộc sống có trôi dạt người nông dân về đâu đi chăng
nữa thì quê hương vẫn mãi ở trong tim họ, ngay cả với những đứa trẻ còn rất ngây thơ như đứa con
út của ông Hai. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng đã từng có những vần thơ thật xúc động khi viết
về cái tình gắn bó sâu nặng ấy của người làng đối với nơi chôn nhau cắt rốn của mình:
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân.
Ông Hai hỏi thằng bé rằng nó có thích về làng Chợ Dầu không, thằng bé khe khẽ trả lời rằng
“có”. Kim Lân thật sự đã sống với chính tâm trạng của ông Hai mới có thể viết nên những câu văn
giản dị mà xúc động đến vậy. Dẫu đã quyết định không bao giờ quay trở về cái làng ấy nữa vì nó
đã phản bội tình yêu và niềm tin mà ông dành cho nó, nhưng không có nghĩa là sẽ không còn nhớ
gì đến cái làng ấy nữa. Quả là để từ bỏ một tình yêu không dễ dàng chút nào. Câu trả lời của thằng
bé như chạm vào niềm đau tê tái nhất của lòng ông. Ông cũng muốn trở về làng nhưng không thể.
Điều đó khiến ông đau một, nhưng thằng con ông, nó cũng thích về làng nhưng ông lại không thể
đáp ứng, điều này lại khiến ông đau gấp trăm, gấp ngàn lần. Phải sống với nỗi đau rỏ máu ấy của
ông Hai, ta mới hiểu tình yêu mà ông dành cho làng Chợ Dầu da diết chừng nào.
b. Yêu nước, trung thành với cách mạng
Ông Hai bị xúc động mạnh, ông càng ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu mới cất tiếng :
“ - À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai?
Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:
- Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!
Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ:
- Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ.”
Kim Lân sử dụng ngôn ngữ đối thoại mà hình như lại chính là độc thoại thì phải. Cử chỉ giơ
tay mạnh bạo và rành rọt của thằng con út cùng câu nói như một lời thề: “Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh
muôn năm!” của nó cũng chính là tấm lòng trung của ông Hai đối với Cách mạng, đối với Bác Hồ.
Cả một đời lam lũ, vất vả, gắn bó với làng quê, cuộc kháng chiến này đã thật sự làm ông Hai sáng
mắt, sáng lòng. Ông đã tự nguyện đến với Cách mạng như chính cái tình yêu chân thành mà ông đã
dành cho làng Chợ Dầu của ông. Nên, dẫu giờ đây, làng Chợ Dầu kháng khiến ngày nào đã phản
bội theo Tây thì cái cái lòng trung mà ông dành cho kháng chiến cũng không vì thế mà lung lay.
Đúng là ông thủ thỉ với con nhưng cốt yếu là “để ngỏ lòng mình, như để mình lại minh oan cho
mình nữa”. Mọi người hãy biết cho bố con ông, tấm lòng của ông đối với Cách mạng mãi sắc son
như vậy đó, “có bao giờ dám đơn sai”. Ở đoạn truyện này, Kim Lân đã có một chi tiết tả thật tinh
tế: “Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má”. Đây là lần thứ hai trong tác phẩm Kim
Lân để ông Hai khóc. Lần thứ nhất là lúc ông nhìn lũ con mà tủi thân, “nước mắt cứ giàn ra”. Còn
bây giờ, ông khóc vì xúc động, vì tự hào với chính mình. Đó là những giọt nước mắt chở theo bao
nhiêu cảm xúc của một con người nặng tình với quê hương, thủy chung với đất nước. Nước mắt sẽ
giúp ông vơi đi một phần nào nỗi khổ đau chất chứa trong lòng. Nước mắt của một lão nông yêu

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 6
Trung tâm bồi dưỡng văn hóa Kiến Văn, số 254 - 256 đường 30.4
Biên soạn: Huỳnh Thị Thu Ba - ĐT: 0983.527.579
Luyện thi lớp 10 (Bài nâng cao)
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
nước, yêu Cách mạng sẽ khiến cho hình tượng nhân vật càng thêm sáng rỡ trong vẻ đẹp của một
nhân cách đáng trọng !
III. Kết bài
Ôi Tổ quốc, ta yêu như máu thịt
Như mẹ, như cha, như vợ, như chồng
Ôi Tổ quốc, nếu cần, ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông.
Bằng nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, sinh động; nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc;
sử dụng ngôn ngữ đối thoại, độc thoại tinh tế, chỉ qua một đoạn trích, Kim Lân đã khắc họa chân
thực, sinh động, xúc động nhân vật ông Hai với nét đẹp nổi bật: yêu làng, yêu nước thiết tha. Hình
ảnh ông Hai trong đoạn trích đã góp phần làm đẹp thêm hình tượng ông Hai trong toàn tác phẩm,
để ông Hai thực sự là linh hồn của truyện ngắn “Làng”, thực sự là một bức chân dung đẹp về người
nông dân Việt Nam thời kháng chiến.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 7
Trung tâm bồi dưỡng văn hóa Kiến Văn, số 254 - 256 đường 30.4
Biên soạn: Huỳnh Thị Thu Ba - ĐT: 0983.527.579

You might also like