You are on page 1of 17

CHƯƠNG 2: CHỌN MÁY BIẾN ÁP PHÂN PHỐI 22 kV

2.1. MỤC ĐÍCH:

Vì phụ tải không thể sử dụng trực tiếp điện áp từ đường dây 22 kV nên cần dùng
máy biến áp để hạ điện áp xuống cho phù hợp. Trong phạm vi nghiên cứu luận văn,
dựa vào công suất của phụ tải để chọn MBA hạ áp.

Trong Chương 2 này sẽ tính toán, lựa chọn MBA nhằm đảm bảo thỏa các yêu cầu
về: kinh tế, vận hành tin cậy, an toàn cho người và thiết bị.

2.2. LÝ THUYẾT LỰA CHỌN MÁY BIẾN ÁP (MBA) PHÂN PHỐI:


2.2.1 Mở đầu:

 MBA phân phối là thiết bị dùng để biến đổi điện áp trung xuống hạ áp nhằm cấp
điện trực tiếp cho các hộ tiêu thụ.

 MBA có nhiều loại:

- MBA một pha, ba pha.

- MBA hai cuộn dây, ba cuộn dây.

- MBA có cuộn dây phân chia.

- MBA tự ngẫu một pha, ba pha.

- MBA tăng, máy biến áp hạ.

- MBA có và không có điều chỉnh điện áp dưới tải

- Điều kiện giới hạn về nhiệt độ của MBA là: θcp = 98ºC

 Lựa chọn MBA bao gồm lựa chọn số lượng, công suất, chủng loại, kiểu cách và
các tính năng khác của MBA. Số lượng MBA đặt trong một trạm phụ thuộc vào
độ tin cậy cung cấp điện cho phụ tải (PT) của trạm đó:

Sau khi đã xác định được số lượng MBA, công suất của máy được xác định theo
điều kiện sau:

Với trạm 1 máy:


S B ≥ S max (2.1)

Với trạm 2 máy:

S max
SB≥
1,4

Trong đó: S B– công suất định mức của MBA, nhà chế tạo cho;

Smax – công suất lớn nhất của phụ tải cần cung cấp;

1,4 – hệ số quá tải (theo mục A trang 7 sách Lựa Chọn Và Tra
Cứu Thiết Bị Điện của tác giả Ngô Hồng Quang).
Nhưng trong thực tế chúng ta cũng có thể xác định công suất MBA theo điều
kiện quá tải bình thường của MBA. Vì MBA có những lúc vận hành non tải, thì cũng
có thể vận hành quá tải trong một khoảng thời gian mà không làm hỏng ngay MBA.
Từ quan hệ về sự hao mòn của MBA trong thời gian vận hành có thể tính được khả
năng quá tải cho phép của nó khi biết đồ thị phụ tải, để cho sự hao mòn trong thời gian
tổng không vượt quá định mức.

Căn cứ vào đồ thị phụ tải qua MBA chọn MBA có công suất bé hơn S max, lớn
hơn Smin và kiểm tra lại xem có phù hợp không:

Smin <S B < S max (2.2)

Quy tắc này được áp dụng khi chế độ bình thường hằng ngày có những lúc MBA
vận hành non tải và có những lúc vận hành quá tải.

2.2.2 Trình tự tính toán

Các phụ tải trong luận văn này thuộc phụ tải loại 3 (khu dân cư) nên em chọn
theo trường hợp chỉ có 1 MBA.

a) Chọn MBA theo điều kiện quá tải bình thường


Hình 2.1 Đồ thị phụ tải Hình 2.2 Đường cong khả năng quá tải
cho phép của MBA

Trình tự tính toán như sau:

- Chọn sơ bộ MBA theo điều kiện Smin <S B < S max.

- Đẳng trị đồ thị phụ tải qua MBA thành đồ thị phụ tải chỉ có 2 bậc K 1 và K2 với
thời gian quá tải T2. Cách làm như sau:

+ Căn cứ vào SB đã chọn sơ bộ tính hệ số tải Ki của các bậc đồ thị PT:

S i K i>1 :quá tải


K i=
{
S B K i< 1:non tải (2.3)

+ Xác định K2, T2 bằng cách đẳng trị vùng có K i >1 theo công thức:

∑ ( K 2i T i)
K 2 đt =
√ ∑Ti
(2.4)

Nếu: ¿ K đt ≥ 0.9 K max thì K 2=K đt và T 2=∑ T i

¿ K đt < 0.9 K max ; K 2=K max và xác định lại T 2 theo biểu thức :

∑ ( K 2i T i ) (2.5)
T2 = ¿¿

+ Xác định K1: đẳng trị đồ thị phụ tải trong khoảng thời gian 10 giờ trước vùng
đã tính K2 theo biểu thức:

∑ ( K 2i T i)
K 1 đt =
√ 10
(2.6)
+ Từ đường cong khả năng tải của MBA (Hình PL.3.1 trang 261 đến 264 sách
Thiết Kế Nhà Máy Điện Và Trạm Biến Áp của Tác giả Huỳnh Nhơn) có công suất và
nhiệt độ đẳng trị môi trường xung quanh tương ứng, xác định khả năng quá tải cho
phép K2cp ứng với K1, K2 và T2.

- Nếu K 2 cp > K 2 nghĩa là MBA đã chọn có khả năng vận hành với đồ thị phụ tải
đã cho và tuổi thọ của MBA vẫn đảm bảo.

- Nếu K 2 cp < K 2 tức là MBA đã chọn không có khả năng đảm bảo 2 điều kiện
trên. Phải chọn MBA có công suất lớn hơn.

+ Sau khi chọn MBA xong, dựa vào các giá trị tra được em tính toán các thông
số MBA theo các công thức sau:

Điện trở:

∆ P N .U 2đm
R B= 2
.103 (Ω) (2.7)
Sđm
Tổng trở:

U N % . U 2đm
Z B= . 10(Ω) (2.8)
S đm

Điện kháng:

X B= √ Z 2B−R 2B (Ω) (2.9)

Tổn thất công suất phản kháng trong sắt của MBA:

I 0 % . S đm (2.10)
∆ Q Fe = (kVAr)
100

b) Chọn MBA theo điều kiện vận hành non tải

Tính toán lựa chọn theo điều kiện: S B ≥ S max

Trong đó: S B– công suất định mức của MBA, nhà chế tạo cho;

Smax – công suất lớn nhất của phụ tải cần cung cấp.
2.3 ÁP DỤNG TÍNH TOÁN LỰA CHỌN MBA:

Để hiểu rõ hơn về hoạt động quá tải của MBA và để đơn giản luận văn này, sẽ
tính toán lựa chọn MBA cho nút số 9 theo điều kiện quá tải bình thường còn các nút
còn lại em tính toán lựa chọn theo điều kiện vận hành non tải.

2.3.1 Chọn MBA cho nút PT số 9 theo điều kiện quá tải bình thường

Em có đồ thị phụ tải như sau:

S (KVA)

600

490 490
500

400
300 300 300 300 305 305 305
300
250 250 250
200 200
200
100 100 100 100
100
50 50 50 50 50 50 50
0
0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 T(h)

Chọn sơ bộ MBA: Smin =50 kVA< S B=400 kVA < S max=490 kVA

Áp dụng các công thức (2.3) đến (2.6) em được các kết quả theo Bảng 2.1:

Bảng 2.1 Tính toán các hệ số tải theo đồ thị phụ tải

I 1 2 3 4 5 6 7

Si
50 100 250 200 300 490 305
(kVA)

Ki =
0,125 0,25 0,625 0,5 0,75 1,225 0,7625
Si/400

K 2i 0,0156 0,0625 0,3906 0,25 0,5625 1,5006 0,5814

Ti (giờ) 6 4 3 3 3 2 3

K 2i t i 0,0936 0,25 1,1718 0,75 1,6875 3,0012 1,7442


∑ ( K 2i T i) = S
K 2 đt =
√ ∑Ti √ 3,0012
2
=1,5006 ; K max = max =
490
S B 400
=1,225

K 2 đt 1,5006
⇒ = =1,22>0. 9
K max 1,225

Nên: K2 = Kđt = 1,5006 và T 2=∑ T i=2 giờ .

Dựa vào đồ thị phụ tải K1 được tính theo công thức (2.6) như sau:

∑ ( K 2i T i) = 0,752 × 3+0,52 ×3+0,6252 ×3+ 0,252 ×1


K 1 đt =
√ 10 √ 10
=0,6

Từ K1 = 0,6 và T2 = 2 giờ, em tra Hình 2.4 với nhiệt độ môi trường xung quanh
30o (Bảng trang 261 sách Thiết Kế Nhà Máy Điện Và Trạm Biến Áp của Tác giả
Huỳnh Nhơn). Em tra được K 2 cp =1,31> K 2=1,22

Hình 2.4 Đường cong quá tải MBA

 Vậy MBA có Sđm = 400kVA cho phép vận hành với đồ thị phụ tải (Hình 2.3) và
tuổi thọ máy vẫn đảm bảo.
2.3.2 Chọn MBA cho các nút PT còn lại theo điều kiện vận hành non tải:

Áp dụng điều kiện (2.1) tính toán lựa chọn MBA cho nút PT 5:

S5 = 800 kVA

⇒ SB5 = 800kVA

Các nút phụ tải còn lại thực hiện tương tự. Tiếp theo tiến hành tra Sổ tay Lựa
Chọn và Tra Cứu Thiết Bị Điện của Tác giả Ngô Hồng Quang, em chọn MBA phân
phối 2 cấp điện áp do Công ty Thiết bị Điện Đông Anh chế tạo có các thông số như
Bảng 2.2:

Bảng 2.2 Lựa chọn MBA cho phụ tải

Tổn hao (W)


Công Công suất
Điện áp Dòng Điện Áp
suất phụ định mức
Phụ định Số Không Ngắn không tải Ngắn
tải Spt- MBA
Tải mức lượng tải mạch Io Mạch UN
max SđmB
(kV) ∆P0 ∆PN (%) (%)
(kVA) (kVA)

5 800 1000 22/0,4 1 1570 9500 1,3 5

6 170 250 22/0,4 1 650 3050 1,7 4

7 230 250 22/0,4 1 650 3050 1,7 4

8 110 160 22/0,4 1 450 2150 1,7 4

9 490 400 22/0,4 1 850 4500 1,5 4

10 1650 1800 22/0,4 1 2420 18110 0,9 6

Sau chọn lựa được MBA cho phụ tải, iến hành tính toán các thông số của MBA
đã chọn.

Áp dụng các công thức (2.7) đến (2.9) tính toán cho MBA ở phụ tải số 5:
∆ P N × U 2đm 3 9500 ×10−3 ×222 3
R B= 2
×10 = 2
× 10 =4,6(Ω)
S đm 1000

U N % ×U 2đm 5 ×222
Z B= ×10= × 10=24 ,2( Ω)
Sđm 1000

XB = √ Z 2B−R2B=√ 24,22−4,62=2 3,78(Ω)

I 0 % × Sđm 1,3 ×1000


∆ Q Fe = = =13( kVAr)
100 100

Các MBA còn lại tính toán tương tự, có được kết quả tổng hợp ở Bảng 2.3:

Bảng 2.3 Bảng tổng hợp thông số tính toán MBA

Phụ Sđm Uđm ∆P0 ∆PN UN RB XB ∆ Q Fe


I0 (%)
tải (kVA) (kV) (W) (W) (%) (Ω) (Ω) (kVAr)

5 1000 22 1570 1,3 9500 5 4,6 23,76 13

6 250 22 650 1,7 3050 4 23,62 73,75 4,25

7 250 22 650 1,7 3050 4 23,62 73,75 4,25

8 160 22 450 1,7 2150 4 40,64 113,97 2,72

9 400 22 850 1,5 4500 4 13,61 46,44 6


10 1800 22 2420 0,9 18110 6 2,705 15,9 16,2

2.4 MỘT SỐ BẢN VẼ MBA VÀ VẬT TƯ KÈM THEO TRONG MẠNG ĐIỆN
PHÂN PHỐI 22 kV:

Tham khảo quy định về công tác thiết kế dự án lưới điện phân phối cấp điện áp
đến 35 kV, trạm gồm máy biến áp 3 pha có nhiều hình thức lắp đặt khác nhau. Tùy
theo công suất máy và vị trí địa lý nơi đặt trạm mà áp dụng hình thức phù hợp, đảm
bảo yêu cầu kỹ thuật cũng như tính mỹ quan đô thị. Một số hình thức trụ trạm lắp đặt
máy biến áp ba pha như sau:
 Trạm biến áp treo công suất ≤ 3x100 kVA:
Hình 2.5 Trạm biến áp treo công suất ≤ 3x100 kVA.
Trạm treo được áp dụng đối với khu vực tập trung phụ tải, khu vực ngoại thành
và nông thôn, công suất máy biến áp không lớn hơn 300 kVA.

Bảng 2.4 Bảng liệt kê vật tư thiết bị kèm theo TBA treo công suất ≤ 3x100 kVA

 TBA giàn 3 pha, đo đếm trung áp - công suất ≤ 3x100 kVA:


Hình 2.6 TBA giàn 3 pha, đo đếm trung áp - công suất ≤ 3x100 kVA.

Trạm giàn được áp dụng đối với khu vực tập trung phụ tải, khu vực ngoại thành
và nông thôn, công suất máy biến áp không lớn hơn 300 kVA.

Bảng 2.5 Bảng liệt kê vật tư thiết bị kèm theo TBA giàn công suất ≤ 3x100 kVA,
đo đếm trung áp.
 TBA giàn 3 pha, đo đếm trung áp - công suất ≤ 630 kVA.
Hình 2.7 TBA giàn 3 pha, đo đếm trung áp - công suất ≤ 630 kVA.

Trạm giàn được áp dụng đối với khu vực tập trung phụ tải, khu vực ngoại thành
và nông thôn, công suất máy biến áp không lớn hơn 630 kVA.

Bảng 2.6 Bảng liệt kê vật tư thiết bị kèm theo TBA giàn công suất ≤ 630 kVA,
đo đếm trung áp.
 TBA 3 pha trên nền, đo đếm trung áp (FCO đặt cao).
Hình 2.8 TBA 3 pha trên nền, đo đếm trung áp (FCO đặt cao).

Trạm nền được áp dụng đối với khu vực tập trung phụ tải, khu công nghiệp, khu
vực phục vụ sản xuất nông nghiệp, công suất máy biến áp từ 750 kVA trở lên.
Bảng 2.7 Bảng liệt kê vật tư thiết bị kèm theo TBA 3 pha trên nền, đo đếm trung
áp (FCO đặt cao).
 TBA 3 pha, trạm ngồi - công suất ≤ 560 kVA :
Hình 2.9 TBA 3 pha, hình thức trụ trạm ngồi - công suất ≤ 560 kVA.

Trạm ngồi được áp dụng đối với khu vực tập trung phụ tải, thành phố, thị xã, thị
trấn, nông thôn, công suất máy biến áp không lớn hơn 560 kVA.
 TBA 3 pha, thân trụ thép - công suất ≤ 630 Kva:

Hình 2.10 Trạm biến áp thân trụ thép - công suất ≤ 630 kVA

Trạm biến áp thân trụ thép (trạm đài sen) được áp dụng đối với khu vực trung
tâm thành phố, thị xã, thị trấn có yêu cầu về mỹ quan đô thị, công suất máy biến áp
không lớn hơn 630 kVA.

You might also like