You are on page 1of 3

Tác động của Cuộc Cách mạng công

nghiệp 4.0 đối với CNH-HĐH đất nước


ƯU ĐIỂM:
- Việt Nam là quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế sâu rộng. cách mạng công nghiệp lần thứ 4 được dự đoán sẽ tạo ra
nhiều cơ hội trong việc nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và
cạnh tranh trong chuỗi sản phẩm, tạo cơ hội đầu tư hấp dẫn và đầy tiềm năng trong
lĩnh vực công nghệ số, Internet. Đồng thời cũng là cơ hội lớn cho sản xuất công
nghiệp với trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến.
-Công nghiệp 4.0 đang xóa nhòa khoảng cách giữa thế giới thực với thế giới ảo thông
qua các công nghệ tiên tiến, sự đổi mới, sáng tạo không ngừng.
- Tự tạo cơ hội phát triển cho mọi quốc gia, nhất là các nước đang phát triển, khi biết
tận dụng và tận dụng được những thành tựu khoa học - công nghệ mới, có thể “đi
tắt, đón đầu”;
- Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đưa tới nền kinh tế thông minh, tất yếu cũng sẽ
đưa tới sự ra đời những ngôi nhà thông minh, quốc gia thông minh, xã hội thông
minh. Điều này tất yếu đòi hỏi phải xây dựng chính phủ thông minh, quản trị quốc gia
thông minh.
- Các công nghệ mới này làm thay đổi căn bản phương thức phân phối, tiêu dùng,
cách thức tổ chức làm việc của con người. Công nghệ mới cho phép có thể cung cấp
mọi hàng hóa, dịch vụ cần thiết cho những người cần đến chúng vào đúng thời gian,
địa điểm cần thiết. Thương mại điện tử sẽ dần thay thế cho thương mại truyền
thống. Quan niệm về văn phòng làm việc cũng sẽ thay đổi. Rô-bốt gắn trí tuệ nhân
tạo sẽ thay thế con người trong nhiều công việc ở cơ quan, bệnh viện, trong gia đình,
có thể phục vụ cho con người ở mọi lúc, mọi nơi; thay thế con người ở những nơi
độc hại, những nơi con người không thể tới được, làm được.

- CMCN 4.0 sẽ góp phần chuyển dịch sản xuất công nghiệp quốc gia theo hướng từ
nền kinh tế năng suất thấp (với ít cơ hội cho cải tiếng công nghệ và đạt được giá trị
gia tăng cao trong sản xuất) sang nền kinh tế năng suất cao (với nhiều cơ hội hơn cho
các sáng kiến và giá trị gia tăng cao hơn).

- Trong CMCN 4.0, chi phí nhân công và các công đoạn gia công, lắp ráp ngày càng ít
quan trọng, chúng dần dần có thể được thay thế hoàn toàn bởi người máy khi sự đột
phá về công nghệ cho phép ứng dụng rộng rãi người máy thông minh hơn với chi phí
thấp hơn. Trí tuệ nhân tạo, công nghệ na-nô, công nghệ vật liệu mới sẽ tạo ra những
vật liệu mới với các thuộc tính vượt trội so với các vật liệu hiện nay, làm thay đổi
công nghệ chế tạo và nâng cao chất lượng các sản phẩm. Trí tuệ nhân tạo, những
phần mềm thiết kế theo thuật toán, kết hợp với in 3D đã tạo ra cuộc các mạng trong
thiết kế sản phẩm; có khả năng thiết kế những sản phẩm phức tạp một cách chính
xác trong thời gian ngắn. Người máy thông minh, công nghệ in 3D làm cho việc chế
tạo, lắp ráp sản phẩm được thực hiện hoàn toàn tự động, cực kỳ chính xác, tiết kiệm
tối đa nguyên liệu, hầu như không có sản phẩm hỏng. Toàn bộ quy trình sản xuất
được theo dõi, kiểm soát chặt chẽ, tất cả các vật tư, linh kiện được cung ứng chính
xác, hoàn toàn tự động nhờ hệ thống mạng kết nối vạn vật. 

NHƯỢC ĐIỂM:
- Không đủ tri thức, không đủ năng lực nội sinh về khoa học công nghệ thì hội nhập
sẽ phải chịu thua thiệt, bị bóc lột, chèn ép và trở thành bãi thải công nghệ của các
nước khác.
- Tồn tại nhiều thách thức trong ngắn và trung hạn. Lợi thế về lao động, đặc biệt là
lao động chi phí thấp, lợi thế về tài nguyên sẽ giảm đáng kể; các ngành sản xuất thâm
dụng lao động, thâm dụng tài nguyên sẽ mất lợi thế và dần bị thu hẹp.
- Hiện nay, Việt Nam đang duy trì mô hình tăng trưởng dựa vào khai thác tài nguyên,
gia công lắp ráp, tiến hành CNH – HĐH dựa thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
FDI và xuất khẩu trong những ngành thâm dụng lao động có kỹ năng thấp. Tuy nhiên,
mô hình tăng trưởng này sẽ đứng trước thách thức lớn trong bối cảnh cuộc CMCN
4.0 khi robots, trí tuệ nhân tạo sẽ thay thế sức lao động của con người, hoạt động
sản xuất-chế tạo trong tương lai sẽ quay trở lại các nước công nghiệp phát triển.
- Với xu hướng siêu tự động hóa và sự tham gia của các robot thông minh, thế hệ
mới, có khả năng tùy chỉnh cao, CMCN 4.0 sẽ có những tác động lớn trong việc thay
đổi mô hình tổ chức sản xuất của các ngành công nghiệp chính của Việt Nam trong
thời gian tới. Do vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ với hạn chế về năng lực đầu tư, đổi mới hoạt động sản xuất và
khả năng thích ứng nhanh chóng với những thay đổi của thị trường sẽ có thể dẫn tới
xu hướng suy giảm đáng kể.
- Các thành tựu khoa học - công nghệ trong Cách mạng công nghiệp lần thứ tư làm
cho tài nguyên thiên nhiên, lao động phổ thông giá rẻ ngày càng mất lợi thế.

-Sự chênh lệch về trình độ phát triển, khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia trên
thế giới có xu hướng mở rộng thêm.
-Nguy cơ thất nghiệp đối với những lao động phổ thông, không được đào tạo làm
cho sự phân hóa giàu nghèo, sự chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa các tầng
lớp xã hội trong một nước cũng có xu hướng ngày càng tăng, làm phát sinh nhiều vấn
đề xã hội phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định xã hội.

- Một khối lượng thông tin khổng lồ, đa dạng, đa chiều, nhiều quan điểm, khuynh
hướng tư tưởng khác nhau được đưa tới từng cá nhân ở mọi lúc, mọi nơi. Đồng thời,
bối cảnh mới cũng làm xuất hiện nhiều hình thức tội phạm mới, sử dụng công nghệ
cao để trốn, lậu thuế, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người khác, những hình thức
trước kia chưa từng có, gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng khó phát hiện, kiểm soát,
ngăn chặn.

-Những tiến bộ khoa học - công nghệ được ứng dụng trong các lĩnh vực quốc phòng,
an ninh, tạo ra những vũ khí, khí tài, phương tiện chiến tranh mới hiện đại hơn, chính
xác hơn, sức công phá mạnh hơn, sức hủy diệt lớn hơn, nguy hiểm hơn; đưa chiến
tranh lên vũ trụ, lên không gian mạng; đánh sập, làm rối loạn mạng quản lý, điều
hành hoạt động của hệ thống tài chính, tiền tệ, hệ thống điện, thông tin của một
quốc gia; chiếm quyền chỉ huy các loại vũ khí, làm tê liệt khả năng tấn công, phòng
thủ của lực lượng vũ trang của một đất nước...

You might also like